1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tìm hiểu về di tích Đình làng Kim Mã Thượng (phường Cống Vị, quận Ba Đình Hà Nội)

29 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 425,3 KB

Nội dung

Đề tài được bố cục chặt chẽ với các nội dung khái quát như lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, bố cục được chia làm ba chương với đầy đủ phần giới thuyết các khái niệm liên quan, khái quát về nơi di tích tồn tại, thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di tích và phần định hướng bảo tồn trong tương lai cùng với đó là danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục...

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu : 3

4 Phương pháp nghiên cứu : 3

5 Kết cấu của bài nghiên cứu: 3

CHƯƠNG 1: ĐÌNH LÀNG KIM MÃ THƯỢNG TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ 4

1.1.Tổng quan vùng đất 4

1.1.1.Vị trí địa lý 4

1.1.2 Đời sống kinh tế văn hóa 5

1.2 Lịch sử đình làng 7

1.2.1 Nguồn gốc Thành Hoàng Làng 7

1.2.2 Lịch sử hình thành tồn tại của di tích 12

CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC - NGHỆ THUẬT TẠI ĐÌNH LÀNG KIM MÃ THƯỢNG VÀ LỄ HỘI TẠI DI TÍCH 14

2.1 Giá trị kiến trúc 14

2.2 Lễ hội tại đình làng 17

2.2.1Thời gian diễn ra lễ hội 17

2.2.2 Chuẩn bị cho lễ hội 17

2.2.3 Các nghi lễ chính: 18

CHƯƠNG 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH 20

3.1 Thực trạng và giải pháp 20

3.2 Bảo vệ và tôn tạo di tích 20

3.2.1 Bảo vệ di tích 20

3.2.2 Tôn tạo di tích 23

3.3 Phát huy giá trị của di tích đình Kim Mã Thượng 23

KẾT LUẬN 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

PHỤ LỤC 27

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Di tích lịch sử văn hóa là nơi ghi dấu những công sức, tài nghệ, ý đồ của cá nhân hay tập thể con người trong lịch sử để lại, là quá trình kết tinh tài năng, trí lực sáng tạo để trở thành những bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể nhất

về lịch sử bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc Ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống dân tộc tốt đẹp, về kĩ năng, kĩ xảo của con người Các di tích lịch sử văn hóa tiềm ẩn dưới vẻ rêu phong, cổ kính đồng thời cũng là một bảo tàng sống về kiến trúc điêu khắc, trang trí và cả phong tục cổ truyền, tín ngưỡng của người việt.Từ bao đời nay, đình làng là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn của mọi người dân Việt, là nơi chứng kiến mọi sinh hoạt, lề thói và mọi đổi thay trong đời sống xã hội của làng quê Việt Nam qua bao thế kỷ Kiến trúc đình làng vì vậy mang đậm dấu ấn văn hóa, độc đáo và tiêu biểu cho kiến trúc điêu khắc Việt truyền thống

Là một trong 15 ngôi làng cổ của Hà Nội, Làng Kim Mã Thượng ( phường Cống Vị - quận Ba Đình – Hà Nội) nằm giữa một quận nội thành đông đúc của thủ đô, vẫn lưu lại những nét đặc trưng của một ngôi làng Việt Đình làng Kim

Mã Thượng thờ thánh Linh Lang, là một vị hoàng tử có công đánh giặc thời Lý Không chí có giá trị về mặt tinh thần, đình làng Kim Mã Thượng còn có giá trị

về mặt lịch sử Tuy vậy, do bị tàn phá trong chiến tranh và qua nhiều lần tu sửa, kiến trúc nơi đây không còn được như nguyên bản Do vậy, việc nghiên cứu, khảo sát di tích là một việc làm cần thiết Qua những nghiên cứu khảo sát đó, chúng ta có thể tìm hiểu thêm về lịch sử, ý nghĩa của đình làng Kim Mã Thượng với người dân nơi đây, từ đó đề ra phương pháp bảo tồn trùng tu di tích tối ưu nhất

Xuất phát từ lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Tìm hiểu về di tích Đình làng Kim Mã Thượng (phường Cống Vị, quận Ba Đình Hà Nội)” làm để tài tiểu

luận của mình

Trang 3

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nhằm nghiên cứu thực trạng bảo tồn, tôn tạo Đình làng Kim Mã Thượng Từ đó tiến hành phân tích, đánh giá, đưa ra bài học kinh nghiệm trong bảo tồn Đình làng Kim Mã Thượng và lễ hội Xuân tại đây Những giải pháp đưa

ra là nguồn tham khảo cho hoạt động bảo tồn di tích

3 Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu :

- Đối tượng nghiên cứu : Đình làng Kim Mã Thượng ( Phường Cống Vị - Quận Ba Đình – Hà Nội)

- Phạm vi nghiên cứu : Khái quát kiến trúc đình làng Kim Mã Thượng và lễ

hội Xuân diễn ra tại đây

4 Phương pháp nghiên cứu :

- Phương pháp nghiên cứu điền dã, ghi chép, chụp ảnh

- Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp từ các tư liệu

- Phương pháp liên ngành dân tộc học, văn hóa học, bảo tàng học, sử học

5 Kết cấu của bài nghiên cứu:

Bài nghiên cứu, ngoài phần mở đầu và kết luận, được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1 : Làng Kim Mã Thượng trong diễn trình lịch sử

Chương 2: Giá trị kiến trúc- nghệ thuật của đình làng Kim Mã Thượng

và lễ hội tại di tích

Chương3 : Thực trạng và công tác bảo tồn phát huy giá trị truyền thống tại đình làng Kim Mã Thượng

Trang 4

CHƯƠNG 1 ĐÌNH LÀNG KIM MÃ THƯỢNG TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ

1.1.Tổng quan vùng đất

1.1.1.Vị trí địa lý

Trước đây, phường Cống Vị là Trại Cống Vị thuộc Thập Tam Trại Thập Tam Trại là một không gian lịch sử - văn hóa hình thành nên cơ sở của nhiều nhân tố, có cả yếu tố lịch sử, có cả yếu tố dân gian

Theo sách “ Thập Tam Trại – Một vùng văn hóa Thăng Long – Hà Nội”

có ghi về trại Cống Vị như sau :

Đầu thế kỷ XIX thuộc tổng Nội, huyện Vĩnh Thuận, phủ Quảng Đức; đầu thế kỷ XX thuộc tổng nội, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông, sau là đại lý Hoàn Long, thành phố Hà Nội Nay thuộc đất phường Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Theo địa bạ Gia Long 4 (1805), trại Cống Vị có giáp giới như sau :

- Phía Đông giáp thôn Tào Mã trại Giảng Võ, lấy bờ ruộng làm giới

- Phía Tây giáp thành Đại La lấy chân làm giới

- Phía Nam giáp công viên điền trại Vạn Bảo, lấy bờ ruộng làm giới

- Phía Bắc giáp công viên điền trại Vạn Bảo, lấy bờ ruộng làm giới

Theo quan sát khách quan của người dân làng Kim Mã Thượng, ta có thể thấy : Làng nằm ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa, phía Tây giáp làng Cống Vị, phía Đông giáp làng Liễu Giai, phía Nam giáp làng Ngọc Khánh, phía Bắc giáp làng Vĩnh Phúc ( Ba Đình)

Ngày nay, phường Cống vị nằm trên con phố Đội Cấn – Quận Ba Đình, là trung tâm hành chính của thành phố Hà Nội Làng Kim Mã Thượng nằm trên ngã ba Đội Cấn – Đốc Ngữ - Bưởi, đằng sau giáp phố Linh Lang, bên trái là đường Liễu Giai Làng Kim Mã Thượng nằm giáp làng Cống Vị về phía tay

Trang 5

phải, sát với dốc Bưởi Từ ngõ 294 Phố Đội Cấn (P.Cống Vị, Q.Ba Đình) đi vào khoảng gần 700m Rẽ phải rồi đi tiếp vào 300m là cổng Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc chung Đình làng Kim Mã Thượng Đây là nơi địa thế cao ráo,

là trung tâm của các ngã rẽ vào các tuyến phố lớn trong nội thành

1.1.2 Đời sống kinh tế văn hóa

Thời xa xưa, Làng Kim Mã Thượng là một ngôi làng nhỏ ngoại vi kinh thành, lấy chân đê La Thành làm giới Làng có truyền thống làm nông, trồng hoa màu Thời kỳ sơ khai, trong làng có nhiều ao hồ, đầm, thuận tiên cho việc tưới tiêu nông nghiệp Sau do nhân khẩu trong làng tăng lên, đời sống kinh tế đói kém, người dân trong làng trở nên linh hoạt hơn, họ làm đủ nghề để kiếm sống

Đã có một thời gian người dân trong làng bỏ di tứ xứ làm ăn Sau đó, nam giới lập những tổ thợ xây, lâu dần trở nên lành nghề, những nhóm thợ xây bắt đầu có tiếng trong vùng Những người phụ nữ ở nhà tiếp tục công việc làm nông, hay làm hương ( nhang )

Ở cổng phía Đông của làng có một cái chợ, mà người làng vẫn quen gọi là chợ cóc Ngày nay, chợ vẫn còn và trở nên sầm uất với nhiều hàng quán, cửa hàng và siêu thị lớn Chợ nay được đổi tên thành chợ Cống Vị, đặt tên theo tên của phường sở tại

Đến thời Pháp thuộc, làng gần như trở thành trại nuôi ngựa của thực dân Pháp Pháp cho xây một trường đấu ngựa làm nơi ăn chơi tiêu khiển cho các quan lại, người Pháp sống tại Hà Nội tại vị trí sân Quần Ngựa ngày nay Nghề nông vẫn còn nhưng không còn là nghề duy nhất, người dân trong làng lập trại ngựa, làm các dịch vụ trên trường đấu ngựa Vì lý do đó, có một thời gian làng được biết đến với cái tên làng Quần Ngựa hay làng Đua Ngựa Tuy hiện nay trong làng không còn nghể này, và cũng không còn dấu vết nào của những trại ngựa xưa kia, nhưng những làng lân cận vẫn quen gọi là làng Quần Ngựa

Trang 6

Ngày nay, cũng như nhiều ngôi làng khác trên đất Hà Nội, làng quê đã không còn đậm nét như trước, những ngôi nhà cao tầng mọc lên thay cho mái ngói tường đất xưa kia Người dân trong làng cũng không còn nghề làm nông, trồng lúa Mỗi người đã chọn cho mình một nghề nghiệp theo nhịp sống xã hội hiên đại Kinh tế trong làng cũng nhờ thế mà khấm khá dần lên “phố trong làng, làng trong phố” Đến làng Kim Mã Thượng ngày nay, không ai còn nhận ra diện mạo của ngôi làng làm nông nghèo khó xưa kia Lối vào làng đã trở thành con phố sầm uất, hàng quán sát nhau hai bên đường Đời sống người dân được cải thiện, đang dần phát triển

Theo khảo sát dân số của Ủy bán nhân dân Phường Cống Vị năm 2009, làng có khoảng 3056 nhân khẩu trên 900 hộ dân, trong đó số lượng lớn là trẻ em, thanh thiếu niên đang ở độ tuổi đi học Chính vì vậy, vấn đề trường học cho các

em đang khiến các bậc cha mẹ rất quan tâm Hiện nay, tại địa phương đã có một trường tiểu học, một trường cấp 3, một trường dạy nghề và bổ túc văn hóa Nhưng do số lượng học sinh khá đông, nên việc đáp ứng nhu cầu là chưa thể tuyệt đối Mặc dù vậy, số lượng con em trong làng đỗ đạt, vào đại học và đi du học đạt xấp xỉ 70% Đó là một kết quả đáng mừng với người dân trong làng, với một ngôi làng vốn khó khăn và không có nhiều kết quả trong việc khoa bảng Trong làng hiện tại có 4 dòng họ lớn : họ Nguyễn Đức, họ Nguyễn Đình,

họ Trần Thượng, họ Trần Đình Mỗi dòng họ đều có những người con thành đạt,

có đóng góp cho sự phát triển của làng Trước đây, trong làng tồn tại nhiều mâu thuẫn giữa các họ Nhưng từ sau năm 1945, tư tưởng phong kiến bị dẹp bỏ, các dòng họ lại sống hòa thuận, đoàn kết theo tư tưởng của Đảng và Nhà nước

Về mặt văn hóa xã hội, đời sống tinh thần của người dân trong làng ngày càng được nâng cao Đường làng đã được làm lại, không còn con đường đất gồ ghề xưa kia, mả đã được làm nhựa đường Việc đi lại không còn khó khăn như trước, làng không còn tình trạng ngập úng mỗi khi mưa lớn Các cơ sở hạ tầng

Trang 7

cũng được cũng cố, xây mới Dịch vụ trạm y tế cũng khá hơn, đáp ứng nhu cầu của người dân trong làng

Nhưng dẫu là thời xưa hay thời nay, người dân trong làng rất chú trọng đến đời sống tinh thần và đời sống tâm linh Họ luôn cho rằng đời sống tinh thần thoải mái lành mạnh thì đời sống vật chất mới được sung túc Vì vậy, dù trải qua rất nhiều thế hệ, dân làng vẫn luôn chú trọng tổ chức những lễ hội tại đình làng Một năm làng có 2 lễ hội chính : Lễ ngày sinh của Thánh Đức Đại Vương Linh Lang (thành hoàng làng) và lễ hóa của ngài Trong đó, ngày lễ hóa là ngày chính, được tổ chức vào ngày 10 tháng 2 âm lịch hàng năm Ngoài ra còn có lễ

tế trên đình làng vào những đêm 30 tháng chạp và sáng ngày mùng 1 đầu năm Người dân làng Kim Mã Thượng vẫn luôn tự hào về ngôi làng nhỏ bé của mình Làng dẫu không có truyền thống khoa bảng, không có nhiều tiến sỹ đỗ đạt nhưng có một truyền thống cách mạng lớn và tinh thần đoàn kết, đùm bọc nhau của những người dân trong làng đã ăn sâu vào máu thịt, trở thành truyền thống của làng Thế hệ trẻ ngày nay đang được giáo dục theo truyền thống đó, để dù mỗi thế hệ đi qua lịch sử cội nguồn sẽ không phai mờ, phát huy giá trị tốt đẹp của ông cha

1.2 Lịch sử đình làng

1.2.1 Nguồn gốc Thành Hoàng Làng

Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Thành Hoàng Làng đóng một vai trò rất quan trọng Thành hoàng làng quyết định phúc họa của một làng và thường được thờ ở đình làng Thành hoàng làng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề) Cũng giống như truyền thống thờ ông bà tổ tiên có ban thờ tại mỗi tư gia, Thành Hoàng Làng được thờ ở đình (cũng có nơi thờ ở miếu) Tín ngưỡng thờ Hoàng Làng thưởng được thể hiện trong các lễ hội Xuân hoặc Tết cổ truyền Lễ hội, nhất là lễ hội thờ Hoàng Làng thực chất là chiếc cầu nối giữa hiện tại và quá khứ, là sự giao lưu

Trang 8

văn hóa các làng xóm với nhau, là nét văn hóa đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa làng, là sự kết tình giữa hệ tôn giáo quanh một hình thái thờ phụng tập thể - trong tâm thức dân gian, tâm thức truyền thống của ng dân

Cũng chính vì vai trò của Thành Hoàng Làng trong tâm thức của mỗi người con đất Việt rất quan trọng như vậy, nên đình làng cũng là một nơi thiêng liêng

và cũng là nơi có nhiều chức năng trong đời sống cộng đồng của người dân Trước năm 1945, đình làng là nơi diễn ra các công việc của làng như thu thuế, phạt vạ, bắt lính … Đình làng là nơi thờ phụng Hoàng Làng và trở thành một biểu tượng văn hóa tâm linh của mỗi người dân quê Việt Làng nào cũng có đình, có khi mỗi thôn lại có một đình riêng Đình để thờ thành Hoàng làng nhưng cũng đồng thời trở thành nơi hội họp của chức sắc trong làng, hay là nơi sinh hoạt của cộng đồng làng xã Mọi hoạt động này đều diễn ra ở đình với sự chứng kiến của Thành Hoàng

Theo các sắc phong, thần phả của đình để lại thì đình thờ 3 vị Thành hoàng là: Bố Cái Đại Vương, Linh Lang Đại Vương và quan Thái Giám Hoàng Phúc Trung Các vị thần này đều có liên quan đến các sự kiện lịch sử lớn diễn ra trong vùng

Bố Cái Đại Vương (tức Phùng Hưng) sinh ngày 5/1/ 761 (25/11 Canh Tý) trong gia đình mấy đời là Hào trưởng quê ở Đường Lâm, Ba Vì, Sơn Tây, Hà Nội Tương truyền ông có sức khỏe phi thường, vật nổi trâu, đánh được hổ, cõng thuyền nặng đi hàng chục dặm đường Được mọi người trong vùng mến phục Vào những năm (766 -779) quyền thống trị nhà Đường ở nước ta do Cao Chính Bình nắm giữ, thi hành chính sách tàn bạo, bóc lột thậm tệ, khiến nhân dân phẫn

nộ Ông cùng hai em là Phùng Hải và Phùng Dĩnh phất cờ khởi nghĩa chống lại, chỉ sau một thời gian ngắn quân sĩ đã lên tới hàng vạn người Cuộc chiến kéo dài hơn 20 năm, vào năm Ất Hợi (795) đánh tan quân xâm lược, ông lên nắm quyền trị vì được 7 năm Đến ngày 13 tháng 8 năm Nhâm Ngọ (802) ông mất, con trai

Trang 9

là Phùng An nối ngôi, tôn ông lên làm Bố Cái Đại Vương và xây lăng mộ ở phía tây phủ thành Tống Bình, thuộc địa phận làng Kim Mã

Quan thái giám Hoàng Phúc Trung (tức Quý Công) sinh ngày 13 tháng 01 năm 1026 (Bính Dần) quê ở làng Lệ Mật Năm 16 tuổi ông đã được vua Lý Thái Tông (1028 – 1054) vời vào triều làm Giám quan Trong một lần vãn cảnh trên sông Đuống, thuyền của công chúa chẳng may bị đắm, rất nhiều người xuống tìm xác nàng mà không thấy Ông đã xin vua cho phép được xuống tìm và đã vớt được Vua ban thưởng, phong làm “Thái giám nội thị tự khanh” và ân thưởng nhiều vàng bạc, lụa nhưng ông không nhận, chỉ xin nhà vua cho dân nghèo ở làng Lệ Mật sang khai khẩn vùng đất phía Tây kinh thành, dựng nên 13 làng trại (Thập tam trại, trong đó có làng Kim Mã) Đến ngày 10 tháng 10 năm

1119 (Kỷ Hợi) đời vua Lý Nhân Tông ông bị bệnh và mất ở kinh đô hưởng thọ

93 tuổi Với công lao to lớn lập trại an dân nhà vua đã cho lập đền miếu thờ ông

ở nhiều nơi trong 13 làng trại và sắc phong ông làm “Thành hoàng Thái giám Linh Chương Đại Vương, thượng đẳng phúc thần”

Đình làng Kim Mã Thượng thờ Đức Đại Để Linh Lang Đại Vương Về nguồn gốc của Ngài có rất nhiều truyền thuyết được kể lại, trong đó, thánh tích

của làng có viết : “Xưa nước Việt Nam, đức thánh tổ mở vận Hoàng Đô, hơn

2000 năm vua Hùng lấy hiệu trải tới các triều Đinh, Lê, Lý, Trần đều là dòng giống vua sáng nước Nam ta”

Dựng nghiệp lớn trị thiên hạ đến 8 đời, vua nhà Hậu Lý truyền ngôi đến vua Thánh Tông Vua có đức rộng tài cao, to lớn hơn các vị anh quân khác, vì thế Đấng thiên để ban cho hoàng gia sinh ra bậc thánh

Xưa, vào thời vua Lý Thái Tông ở giáp Đông Đoàn, xã Bồng Lai, tổng Thượng Trì, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, xứ Sơn Tây, có gia đình họ Nguyễn húy Thực vợ là Lê Thị Năng vốn dòng họ gia thế hảo hữu, lại có lòng thánh, tính tình chất phác, tuổi cao vân chưa có con

Trang 10

Một hôm Thái Bà nằm ở nơi chính tầm, phòng lan mơ màng thiếp đi, chợt thấy đám mây ngũ sắc đuổi sao thái âm, Thái Bà ngửa mặt xem thì thấy sao thái

âm rơi vào miệng Thái Bà king ngạc tỉnh dậy kể và đem điều mộng nói với chồng Ông Thực vui mừng : Nêu quả như điều mộng tất trời cho sinh con quý Được ít lâu Thái Bà có thai, đến kỳ sinh được 1 gái, hôm ấy là 15 tháng 3 năm Đinh Sửu (1037) phong tư yểu điệu, mắt phượng lung linh, môi son má phấn, thân có mùi thơm Cha mẹ rát yêu, tròn 3 tháng đặt tên là Hạo Nương

Một hôm vua Thánh Tông ngự ra chơi ở ngoại thành, nhác thấy Hạo Nương dung nghi rất đẹp Vua thầm nghĩ : đây không phải hạng người thường

mà có được, không phải con gái ở chốn bồng doanh thì cũng là kiều nương ở nơi lâu uyển Vua đẹp lòng sai sứ thần vời Hạo Nương để hỏi cưới làm vợ, lập làm cung phi thứ 9 Về cung ít lâu có thai và sinh được 1 con trai đúng giờ Thân ngày 13 tháng Chạp năm Ất Mùi ( 1055) khôi ngô tuấn tú khác thường, sau lưng

có 28 nốt hồng như vẩy lân, trước ngực như điểm 7 hạt châu Sinh được 7 ngày vua đặt tên là Hoàng Chân

Đến năm 17 tuổi vào năm Nhâm Tý vua cha Lý Thái Tông băng hà, Thái

tử Càn Đức tuổi lên ngôi lấy niên hiệu là Nhân Tông Vua nhà Tống ở phương Bắc rất mừng cho là thời cơ tốt để đánh chiên nước Nam ta Nhà Tống ráo riết động binh, tích cực tăng cường binh lực, tích trữ lương thảo, đóng chiến hạm, thu thêm thuyền của dân, lập thủy binh Thành Ung Châu cũng được xây đắp thêm kiên cố - Châu Khâm, Châu Liêm dược tăng cường củng cố trở thành những quân cảng trọng yếu, đòn trại san sát

Cuối năm Bính Thìn ( 1076) để phục thù, nhà Tống ồ ạt đưa 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn phu do những viên tướng lừng danh Bình Liêu Như Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy vượt biên giới kéo đến bờ Bắc sông Cầu Giặc Tống nhiều lần bắc cầu phao, đóng bè lớn đổ quân qua sông cầu hòng đánh chiếm Thăng Long đều bị quân ta đánh bại thảm hại Quân sỹ của giặc đều bị

Trang 11

tiêu diệt Quách Quỳ không dám nghĩ đến chuyện tấn công Y ra lệnh, ai bàn đánh, sẽ chém Nắm được tình hình đich nao núng, theo lệnh của quốc phụ thái

úy Lý Thường Kiệt, hoàng tử Hoàng Châu cùng hoàng tử Chiêu Văn lại chỉ huy hạm thuyền từ Vạn Xuân ngược dòng sống Kháo Túc, lợi dựng đêm tối bất ngờ đánh thẳng vào phòng tuyến phía Đông của giặc Tống Bị đánh bất ngờ cả doanh trại giặc Tống chìm trong khói lửa, phần bị chết, phần bị bắt, tan vỡ dần,

số còn lại tìm đường tháo chạy về nước Trong trận này, soái thuyền của hoàng

tử Hoàng Chân bị súng bắn đá của giặc bắn trúng, nước tràn vào khoang, thuyền chao đảo dữ dội Chủ soái Hoàng Chân vẫn hiên ngang tay cầm kim bài, tay cầm kiếm chỉ huy quân sĩ đánh giặc cho tới khi thuyền chìm, hoàng tử Hoàng Chân

hy sinh Hôm đó là ngày mồng 10 tháng 2 năm Đinh Tỵ (1077) Hoàng tử Hoàng Chân hy sinh anh dũng, song chiến công của người đã góp phần to lớn cùng toàn quân toàn dân Đại Việt đánh thắng giặc Tống xâm lược, vua Lý Nhân Tông bèn bàn phong mỹ tự Linh Lang Đại Vương, Thượng đẳng phúc thần, xây đền thờ Người ngay trên đền điện cũ của Người, tọa lạc trên gò Long Đầu thuộc làng Thủ Lệ phía Tây thành Thăng Long nay gọi là đền Voi Phục, để muôn đời cúng tế

Sang đời Trần, giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta Đức Thánh Linh Lang hiển linh phù trợ vua nhà Trần đánh giặc, được vua nhà Trần phong sắc : Bình vương Mông thượng đẳng phúc thần

Sang đời Lê Trang Tông đức thánh Linh Lang hiển linh phù trợ vua Lê tảo mạc thanh thị, thống nhất bờ cõi được vua Lê Trang Tông sắc tặng gia phong : Phối đồng thiên địa, vạn cổ lưu truyền

Ghi nhớ công ơn to lớn của Hoàng tử Hoàng Chân, Linh Lang đại Vương, Thượng đẳng phúc thần cùng với 269 làng trại trong cả nước, nhân dân Thập Tam Trại ( Tổng Nội) phía tây Kinh thành Thăng Long đã xây đình tôn thờ Ngài

là Thành Hoàng Làng của cả Tổng

Trang 12

1.2.2 Lịch sử hình thành tồn tại của di tích

Để ghi nhớ công ơn của các vị thành hoàng đối với cộng đồng, người dân Kim Mã Thượng xưa đã xây dựng ngôi đình bề thế để con cháu hương khói thường xuyên lưu truyền hậu thế.Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau như thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh mà ngôi đình đã bị hư hại rất nhiều Công trình kiến trúc khi khởi dựng không còn tồn tại, đình Kim Mã Thượng hiện nay mang đậm dấu ấn nghệ thuật thời Nguyễn và những lần trùng tu sửa chữa về sau

đã tạo nên diện mạo kiến trúc như hiện nay

Đối với thành Thăng Long xưa nay là thủ đô Hà Nội, đức Thánh Linh Lang được tôn vinh là 1 trong 4 vị thánh trấn giữ kinh thành

Học tập và noi gương công đức cao cả của người

Nước có giặc kiên trung giết giặc

Hết lòng vì xã tắc muôn dâ

Trọn đời vì nước quên dân

Sắc phong thượng đẳng phúc thần tối linh

Ở Thập Tam Trại, thánh Linh Lang được thờ ở 6 nơi, 4 nơi thờ chính là Thủ Lệ, Vạn Phúc, Kim Mã Thượng, Hào Nam Ngoài ra, đình Kim Mã Hạ và Ngọc Khánh phối hợp thờ với các vị thần khác Các vị thành hoàng luôn giữ vai trò quan trọng đối với cộng đồng, được cộng đồng tôn thờ qua từng thế hệ tại ngôi đình chung của cộng đồng

Đình làng Kim Mã Thượng thuộc trại Kim Mã được xây vào đầu thế kỷ XIX trên một khu đất cao ráo, đình quay về hướng Đền Thủ Lệ, với ý nghĩa thờ vọng Đức Thánh Linh Lang Đình được xây nhờ vật phẩm và tiền của của những người dân trong làng Nhất là các dòng họ lớn trong làng Thủa ban đầu đình làng có nhiều đơn nguyên kiến trúc và khoảng sân rộng phía trước Nhưng do đình bị phá trong kháng chiến chống Pháp nên đã mất đi trạng thái ban đầu Đình làng Kim Mã Thượng có lịch sử khoảng gần 300 năm, trong chiến tranh

Trang 13

khu đình trở thành nơi đóng quân của bộ đội và bị giặc Mỹ đánh phá, sau đó đình làng này lại được cho mượn làm trường học Đến năm 1991 đình mới được khôi phục lại và trở thành nơi thờ cúng của dân làng Năm 1995, đình đươc trùng tu, tôn tạo lại nên đã mang một dáng vẻ hiện đại hơn

Trang 14

CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC - NGHỆ THUẬT TẠI ĐÌNH LÀNG KIM MÃ

nề nhờ bốn góc có bốn tầu đao cong vút như nâng các tàu mái bay bổng Kiểu mái này chính là đặc điểm nổi bật của kiến trúc truyền thống Việt Nam, khác hẳn với kiểu tàu hộp hay giả tàu của nền kiến trúc Trung Hoa mà ta thường thấy trên hầu hết các mái nhà ở cố đô Huế

Với đình làng Kim Mã Thượng, với tính chất đa chức năng như những ngôi đình khác trên nước Việt, đình được xây ở khoảng đất rộng, cao ráo phía đầu làng Trước đây, phía trước sân đình có một ao rộng, nước sạch trong, được coi

là thứ nước nguồn trong sạch nhất của làng Nhưng khi đất nước đã hết chiến tranh, tập trung vào xóa đói giảm nghèo, làng đành lấp ao nước đi thành một

Ngày đăng: 28/02/2017, 21:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Văn Hóa Thông Tin, Cục Bảo Tồn Bảo Tàng, Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam, (2003), Cổ vật Việt Nam Khác
2. Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Cự, (1998), Đình Việt Nam Khác
3. Hoàng Văn Khoán, Tống Trung Tín, (2000), Văn hóa Lý – Trần, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc chùa tháp”, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Khác
5. Nguyễn Duy Hinh, (1996), Tín ngƣỡng thành hoàng làng Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội Khác
6. Nguyễn Hồng Kiên, (1996), Điêu khắc trên kiến trúc gỗ cổ truyền Việt 7. Nguyễn Văn Cương, (2000), Về yếu tố đặc sắc của đình làng Bắc bộ 8. Hà Văn Tấn, (1999), Khảo cổ học Việt Nam Khác
9. Tống Trung Tín, (1997), Nghệ thuật điêu khắc Việt Nam thời Lý và thời Trần ( thế kỷ XI- XVI) Khác
10. Trần Lâm Biền, Trang trí mỹ thuật truyền thống của người Việt Khác
11. Trần Lâm Biền, (2008), Diễn biến kiến thức truyền thống Việt: Vùng châu thổ sông Hồng Khác
12. Trần Lâm Biền, (1983), Quanh ngôi đình làng- Lịch sử, Tạp chí kiến trúc số 3-4 Khác
16. Trịnh Cao Tưởng, (1982), Kiến trúc đình làng, hình tượng, Tạp chí nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật số 2 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w