1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN Sử dụng bài tập hình vẽ để phát triển năng lực cho HS trong dạy học Hoá học

42 842 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 0,99 MB
File đính kèm SKKN Hoá học.rar (751 KB)

Nội dung

Đây là sáng kiến kinh nghiệm tôi làm, để tặng bạn đọc; chưa gửi xét ở cấp học nào. Các bạn tải về có thể dùng để xét SKKN các cấp. Các bạn có thể dùng hệ thống bài tập này để dạy học, kiểm tra đánh giá hoặc viết SKKN cho bản thân.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang phụ bìa i

Lời cam đoan ii

Mục lục 1

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3

Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 4

1 Lí do chọn đề tài 4

2 Lịch sử nghiên cứu 5

3 Mục đích nghiên cứu 5

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

6 Phương pháp nghiên cứu, kế hoạch nghiên cứu 5

7 Điểm mới của đề tài 6

8 Giới hạn của đề tài 6

PHẦN 2 NỘI DUNG 7

1 Cơ sở lí thuyết 7

1.1 Định hướng xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh 7

2.1 Mục tiêu của môn Hóa học và những năng lực chuyên biệt của môn Hóa học trong trường trung học phổ thông 10

2 Hệ thống bài tập có sử dụng hình vẽ nhằm phát triển năng lực thực hành hoá học cho học sinh 12

2.1 Dạng bài tập trắc nghiệm 12

2.1.1 Dạng bài tập phát triển năng lực tiến hành thí nghiệm, sử dụng thí nghiệm an toàn 12

2.1.2 Dạng bài tập phát triển năng lực quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng thí nghiệm và rút ra kết luận 32

2.1.3 Dạng bài tập phát triển năng lực xử lý thông tin liên quan đến thí nghiệm 32

Trang 2

3 Thực nghiệm sư phạm 39

3.1 Tiến hành thực nghiệm sư phạm 39

3.2 Kết quả thực nghiệm sư phạm 39

3.3 Nhận xét kết quả TNSP 41

PHẦN 4 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 43

1 Kết luận 43

2 Khuyến nghị 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

Trang 3

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 4

Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lí do chọn đề tài

Nội dung tập huấn bồi dưỡng giáo viên cốt cán, tổ trưởng chuyên mônTHCS, THPT (theo công văn số 1594-SGDĐT-GDTrH) đã chỉ rõ những hạn chếcủa dạy học theo định hướng nội dung và xu hướng đổi mới chuyển dần sang dạyhọc theo định hướng phát triển năng lực người học

Ưu điểm của chương trình giáo dục định hướng năng lực là tạo điều kiệnquản lý chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụngcủa học sinh Ngoài ra chất lượng giáo dục không chỉ thể hiện ở kết quả đầu ra màcòn phụ thuộc quá trình thực hiện

Mục tiêu giáo dục môn hóa học cấp THPT là trên cơ sở duy trì, tăng

cường các phẩm chất và năng lực đã hình thành thông qua môn hóa học ở cấpTHPT, HS có được hệ thống kiến thức hoá học phổ thông cơ bản, hiện đại và thiếtthực từ đơn giản đến phức tạp, gồm: Kiến thức cơ sở hoá học chung; Hoá học vôcơ; Hoá học hữu cơ Hình thành và phát triển nhân cách của một công dân; pháttriển các tiềm năng, các năng lực sẵn có và các năng lực chuyên biệt của môn hóa

học như : Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học, Năng lực thực hành hoá học,

Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học, Năng lực tính toán, Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống Sau khi kết thúc cấp

học HS có thể tiếp tục học ở các bậc học cao hơn, học nghề hoặc đi vào cuộc sốnglao động

Trong các nhóm năng lực trên, một trong những khâu yếu của HS Việt Namnói chung và HS ở các trường trong tỉnh Nghệ An nối riêng đó là năng lực thựchành hoá học Để rèn luyện năng lực thực hành giáo viên cần phải sử dụng thànhthạo thí nghiệm và hướng dẫn học sinh tiến hành đủ các thí nghiệm theo danh mụcthiết bị thí nghiệm tối thiểu ở THPT Bên cạnh đó giáo viên cũng cần tăng cường

sử dụng các bài tập có nội dung thực hành, thí nghiệm nhằm củng cố, rèn luyệnnăng lực thực hành cho học sinh Trong các bài tập có nội dung thực hành thínghiệm thì bài tập có sử dụng hình vẽ mô tả thí nghiệm (sau đây gọi tắt là bài tậphình vẽ) có vai trò hết sức to lớn Loại bài tập này không chỉ phát triển năng lực

Trang 5

thực hành cho học sinh mà còn có tác dụng khắc sâu nhớ lâu kiến thức Chình vì lí

do trên mà trong năm học này tôi đã nghiên cứu và thử nghiệm đề tài “Sử dụng bàitập hình vẽ để phát triển năng lực cho học sinh THPT”

2 Lịch sử nghiên cứu

Hiện nay loại bài tập hình vẽ trong sách giáo khoa và các tài liệu tham khảorất ít được sử dụng

3 Mục đích nghiên cứu

Biên soạn và sử dụng các bài tập hình vẽ để phát triển năng lực của học sinh,

đặc biệt là năng lực thực hành hoá học.

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: HS khối 10 và 11 ở trường THPT

Đối tượng nghiên cứu: Bài tập có sử dụng hình vẽ mô tả thí nghiệm

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận

Nghiên cứu vai trò của bài tập bài tập hình vẽ trong việc phát triển năng lựccho học sinh

5.2 Nghiên cứu thực tiễn

Biên soạn tài liệu và tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệuquả của đề tài

6 Phương pháp nghiên cứu, kế hoạch nghiên cứu

Sử dụng phối hợp các phương pháp sau:

6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết

- Phương pháp thu thập các nguồn tài liệu lí luận

- Phương pháp phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu đã thu thập

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Điều tra thực trạng sử dụng bài tập hình vẽ ở trường THPT

- Trao đổi với GV có nhiều kinh nghiệm sử dụng bài tập

- Thực nghiệm sư phạm: Đánh giá hiệu của đề tài

Trang 6

6.4 Kế hoạch nghiên cứu:

Đề tài được nghiên cứu từ tháng 9/2014 đến tháng 5/2015.

Tổng hợp ý kiến,kết quả thểnghiệm

3 Tháng 04 năm

2015

- Báo cáo ở tổ chuyên môn

- Viết đề tài, xin ý kiến của một

số đồng nghiệp

- Biên bản đánhgiá SKKN ở tổchuyên môn

7 Điểm mới của đề tài

Lần đầu tiên đưa ra một hệ thống bài tập có sử dụng hình vẽ thí nghiệmnhằm phát triển năng lực cho học sinh

8 Giới hạn của đề tài

Chỉ dừng lại ở một số bài tập dùng trong dạy học lớp 10, 11

Trang 7

PHẦN 2 NỘI DUNG

1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1 Định hướng xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh

Dạy học định hướng năng lực đòi hỏi việc thay đổi mục tiêu, nội dung,phương pháp dạy học và đánh giá, trong đó việc thay đổi quan niệm và cách xâydựng các nhiệm vụ học tập, câu hỏi và bài tập (sau đây gọi chung là bài tập) có vaitrò quan trọng

1.1.1 Tiếp cận bài tập theo định hướng năng lực

Theo tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo địnhhướng phát triển năng lực HS trong trường THPT của vụ THPT thuộ Bộ Giáo dục

và đào tạo: Các nghiên cứu thực tiễn về bài tập trong dạy học đã rút ra những hạnchế của việc xây dựng bài tập truyền thống như sau:

- Tiếp cận một chiều, ít thay đổi trong việc xây dựng bài tập, thường là nhữngbài tập đóng

- Thiếu về tham chiếu ứng dụng, chuyển giao cái đã học sang vấn đề chưabiết cũng như các tình huống thực tiễn cuộc sống

- Kiểm tra thành tích, chú trọng các thành tích nhớ và hiểu ngắn hạn

- Quá ít ôn tập, thường xuyên bỏ qua sự kết nối giữa vấn đề đã biết và vấn đềmới

- Tính tích lũy của việc học không được lưu ý đến một cách đầy đủ…

Còn đối với việc tiếp cận năng lực, những ưu điểm nổi bật là:

- Trọng tâm không phải là các thành phần tri thức hay kỹ năng riêng lẻ mà là

sự vận dụng có phối hợp các thành tích riêng khác nhau trên cơ sở một vấn đề mớiđối với người học

- Tiếp cận năng lực không định hướng theo nội dung học trừu tượng mà luôntheo các tình huống cuộc sống của học sinh Nội dung học tập mang tính tìnhhuống, tính bối cảnh và tính thực tiễn

- So với dạy học định hướng nội dung, dạy học định hướng năng lực định

Trang 8

học tập mà người GV cần thực hiện Vì vậy, trong quá trình dạy học, người GVcần biết xây dựng các bài tập định hướng năng lực.

Các bài tập trong Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International Student Assesment -PISA) là ví dụ điển hình cho xu hướng xây dựng

các bài kiểm tra, đánh giá theo năng lực Trong các bài tập này, người ta chú trọng

sự vận dụng các hiểu biết riêng lẻ khác nhau để giải quyết một vấn đề mới đối vớingười học, gắn với tình huống cuộc sống PISA không kiểm tra trí thức riêng lẻcủa học sinh mà kiểm tra các năng lực vận dụng như năng lực đọc hiểu, năng lựctoán học và khoa học tự nhiên

1.1.2 Phân loại bài tập theo định hướng năng lực

Những yêu cầu chung đối với các bài tập là:

- Được trình bày rõ ràng

- Có ít nhất một lời giải

- Với những dữ kiện cho trước, học sinh có thể tự lực giải được

- Không giải qua đoán mò được

Theo chức năng lý luận dạy học, bài tập có thể bao gồm: Bài tập học và bàitập đánh giá (thi, kiểm tra):

- Bài tập học: Bao gồm các bài tập dùng trong bài học để lĩnh hội tri thức

mới, chẳng hạn các bài tập về một tình hướng mới, giải quyết bài tập này để rút ratri thức mới, hoặc các bài tập để luyện tập, củng cố, vận dụng kiến thức đã học

- Bài tập đánh giá: Là các bài kiểm tra ở lớp do giáo viên ra đề hay các đề

tập trung như kiểm tra chất lượng, so sánh; bài thi tốt nghiệp, thi tuyển

Thực tế hiện nay, các bài tập chủ yếu là các bài luyện tập và bài thi, kiểmtra Bài tập học tập, lĩnh hội tri thức mới ít được quan tâm Tuy nhiên, bài tập họctập dưới dạng học khám phá có thể giúp HS nhiều hơn trong làm quen với việc tựlực tìm tòi và mở rộng tri thức

1.1.3 Những đặc điểm của bài tập theo định hướng năng lực

Các thành tố quan trọng trong việc đánh giá việc đổi mới xây dựng bài tậplà: Sự đa dạng của bài tập, chất lượng bài tập, sự lồng ghép bài tập vào giờ học và

sự liên kết với nhau của các bài tập

Trang 9

1.1.4 Các bậc trình độ trong bài tập theo định hướng năng lực

Về phương diện nhận thức, người ta chia các mức quá trình nhận thức và các bậc trình độ nhận thức tương ứng như sau:

Các mức

quá trình

Các bậc trình độ nhận thức

- Nhận biết lại cái gì đã học theocách thức không thay đổi

- Tái tạo lại cái đã học theo cáchthức không thay đổi

2 Xử lý thông

tin

Hiểu và vận dụng

Nắm bắt ý nghĩaVận dụng

- Phản ánh theo ý nghĩa cái đã học

- Vận dụng các cấu trúc đã họctrong tình huống tương tự

3 Tạo thông tin Xử lí, giải quyết

vấn đề

- Nghiên cứu có hệ thống và baoquát một tình huống bằng những tiêuchí riêng

- Vận dụng các cấu trúc đã họcsang một tình huống mới

- Đánh giá một hoàn cảnh, tìnhhuống thông qua những tiêu chíriêng

Dựa trên các bậc nhận thức và chú ý đến đặc điểm của học tập định hướngnăng lực, có thể xây dựng bài tập theo các dạng:

- Các bài tập dạng tái hiện: Yêu cầu sự hiểu và tái hiện tri thức Bài tập tái

hiện không phải trọng tâm của bài tập định hướng năng lực

- Các bài tập vận dụng: Các bài tập vận dụng những kiến thức trong các

tình huống không thay đổi Các bài tập này nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện

kỹ năng cơ bản, chưa đòi hỏi sáng tạo

- Các bài tập giải quyết vấn đề: Các bài tập này đòi hỏi sự phân tích, tổng

hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi, giải quyết vấn

đề Dạng bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo của người học

Trang 10

Những bài tập này là những bài tập mở, tạo cơ hội cho nhiều cách tiếp cận, nhiềucon đường giải quyết khác nhau.

2.1 Mục tiêu của môn Hóa học và những năng lực chuyên biệt của môn Hóa học trong trường trung học phổ thông

2.1.1 Mục tiêu chung của môn Hóa học trong nhà trường phổ thông

Mục tiêu chung của việc giảng dạy môn Hóa học trong nhà trường phổthông là học sinh tiếp thu kiến thức về những tri thức khoa học phổ thông cơ bản

về các đối tượng Hóa học quan trọng trong tự nhiên và đời sống, tập trung vào việchiểu các khái niệm cơ bản của Hóa học , về các chất, sự biến đổi các chất, mối liên

hệ qua lại giữa công nghệ hoá học, môi trường và con người và các ứng dụng củacủa chúng trong tự nhiên và kĩ thuật Những tri thức này rất quan trọng, giúp HS

có nhận thức khoa học về thế giới vật chất, góp phần phát triển năng lực nhận thức

và năng lực hành động, hình thành nhân cách phẩm chất của người lao động mớinăng động, sáng tạo

2.2.2 Mục tiêu giáo dục môn hóa học cấp THPT

Trên cơ sở duy trì, tăng cường các phẩm chất và năng lực đã hình thànhthông qua môn hóa học ở cấp THPT, HS có được hệ thống kiến thức hoá học phổthông cơ bản, hiện đại và thiết thực từ đơn giản đến phức tạp, gồm: Kiến thức cơ

sở hoá học chung; Hoá học vô cơ; Hoá học hữu cơ Hình thành và phát triển nhâncách của một công dân; phát triển các tiềm năng, các năng lực sẵn có và các năng

lực chuyên biệt của môn hóa học như : Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.

Năng lực thực hành hoá học Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học Năng lực tính toán Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống; Sau khi kết thúc cấp học HS có thể tiếp tục học ở các bậc học cao

hơn, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động

2.2.3 Năng lực thực hành hoá học bao gồm:

* Năng lực tiến hành thí nghiệm, sử dụng thí nghiệm an toàn:

- Hiểu và thực hiện đúng nội quy, quy tắc an toàn phòng thí nghiệm

- Nhận dạng và lựa chọn được dụng cụ và hóa chất để làm thí nghiệm

Trang 11

- Hiểu được tác dụng và cấu tạo của các dụng cụ và hóa chất cần thiết đểlàm thí nghiệm.

- Lựa chọn các dụng cụ và hóa chất cần thiết chuẩn bị cho các thí nghiệm

- Lắp các bộ dụng cụ cần thiết cho từng thí nghiệm, hiểu được tác dụng củatừng bộ phận, biết phân tích sự đúng sai trong cách lắp

- Tiến hành độc lập một số thí nghiệm hóa học đơn giản

- Tiến hành có sự hỗ trợ của giáo viên một số thí nghiệm hóa học phức tạp

* Năng lực quan sát, mô tả , giải thích các hiện tượng thí nghiệm và rút ra kết luận

- Biết cách quan sát, nhận ra được các hiện tượng thí nghiệm

- Mô tả chính xác các hiện tượng thí nghiệm

- Giải thích một cách khoa học các hiện tượng thí nghiệm đã xảy ra, viếtđược các PTHH và rút ra những kết luận cần thiết

* Năng lực xử lý thông tin liên quan đến thí nghiệm

Trang 12

Hoặc hỏi dưới dạng trắc nghiệm

Tính chất nào sau đây là tính chất của SO 2 ?

A. Là chất khí nặng hơn không khí và không tan trong nước

B. Là chất khí nhẹ hơn không khí và không tan trong nước

C. Là chất khí nhẹ hơn không khí và không tan trong nước

B. Là chất khí nhẹ hơn không khí và tan nhiều trong nước

Với loại câu hỏi này học sinh cần nhớ lại các kiến thức về tính chất vật lýcủa SO2 đã học Chỉ cần học thuộc lòng bài dạy của thầy là học sinh có thể trả lờiđược ngay

Cách 2: Khí SO 2 được thu bằng cách nào trong các cách ở hình vẽ sau

Để giải được bài tập này cũng đòi hỏi học sinh phải nắm các tính chất vật lýcủa SO2 đó là:

H2O

Trang 13

+ SO2 có bị oxi hoá trong không khí ở điều kiện thường không?

+ SO2 nặng hay nhẹ hơn không khí?

+ Tính tan của SO2 trong nước

Đồng thời học sinh cũng phải nắm vững phương pháp thu chất khí:

- Có 2 phương pháp cơ bản:

+ Phương pháp dời chỗ không khí: Chỉ thu các khí không bị oxi hoá bởi O2trong không khí ở điều kiện thường (Có 2 cách: Lật úp ống nghiệm để thu các khínhẹ hơn không khí hoặc lật ngửa ống nghiệm để thu các khí nặng hơn không khí)

+ Phương pháp dời chỗ nước: Dùng để thu các khí không tan hoặc tan rất íttrong nước

Khi đó học sinh sẽ lập luận:

+ SO2 nặng hơn không khí SO / kk 2

Ở hình vẽ trên ta có thể dùng để củng cố tính chất vật lý của các chất khí khác như các bài như: Bài 22: Clo; Bài 23: Hiđroclorua – axit clohiđric và muối clorua; Bài 28: Oxi – ozon; Bài 32: Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit ở lớp 10; Các bài Nitơ; amoniac và muối amoni ở lớp 11…

Trang 14

Với các bài luyện tập, ôn tập hoặc các câu hỏi kiểm tra đánh giá ta có thểdùng các câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp như sau:

Ví dụ 2.Cho hình vẽ thu khí như sau:

Những khí nào trong số các khí H2, N2, NH3 ,O2, Cl2, CO2, HCl, SO2, H2S có thể thu được theo cách trên?

A. Chỉ có khí H2 B. H2, N2, NH3,

C. O2, N2, H2,Cl2, CO2 D. Tất cả các khí trên

Ví dụ 3.Cho hình vẽ thu khí như sau:

Những khí nào trong số các khí H2, N2, NH3 ,O2, Cl2, CO2,HCl, SO2, H2S có thể thu được theo cách trên?

A. H2, NH3, N2, HCl, CO2 B. H2, N2, NH3, CO2

C. O2, Cl2, H2S, SO2, CO2, HCl D. Tất cả các khí trên

Ví dụ 4.Cho hình vẽ về cách thu khí dời nước như sau:

Hình vẽ trên có thể áp dụng để thu được những khí nào trong các khí sauđây?

Trang 15

Để hướng dẫn học sinh về cách nung chất rắn trong ống nghiệm ta sử dụng bài tập sau:

Ví dụ 5.Trong phòng thí nghiệm khí oxi có thể được điều chế bằng cách nhiệtphân muối KClO3 có MnO2 làm xúc tác Trong các hình vẽ cho dưới đây, hình vẽnào mô tả điều chế oxi đúng cách:

A. Cách (1) B. Cách (2) C. Cách (3) D. Cách (4)

Với bài tập này khắc sâu cho học sinh kỹ năng lắp ống nghiệm khi nung chấtrắn: Đáy ống nghiệm phải cao hơn miệng tránh hiện tượng hơi nước bay ra từ chất rắn ẩm đọng lại trên thành ống nghiệm chảy xuống đáy dễ làm vỡ ống nghiệm

 Chọn phương án B

Để kết hợp cả 2 kỹ năng thực hành trên ta sử dụng bài tập tổng hợp sau

Ví dụ 6.Trong phòng thí nghiệm khí oxi có thể được điều chế bằng cách nhiệtphân muối KClO3 có MnO2 làm xúc tác và có thể được thu bằng cách đẩy nướchay đẩy không khí Trong các hình vẽ cho dưới đây, hình vẽ nào mô tả điều chếoxi đúng cách:

A. 1 và 2 B. 2 và 3 C. 1 và 3 D. 3 và 4

Trang 16

Để hình thành năng lực lắp ráp dụng cụ thí nghiệm thu chất khí không lẫn tạp chất ta dùng 2 bài tập sau:

Ví dụ 7.Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí clo khô trong phòng thínghiêm như sau:

Hóa chất được dung trong bình cầu (2) là:

C. Dung dịch NaCl bão hoà D. Dung dịch NaOH

Trang 17

Ví dụ 8.Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế clo trong phòng thí nghiêm nhưsau:

Hóa chất được dung trong bình cầu (3) là:

C. Dung dịch NaCl bão hoà D. Dung dịch NaOH

Để làm được hai bài tập này đòi hỏi HS phải có kỹ năng cơ bản về tách (làmsạch) chất khí Ngoài ra học sinh cũng phải nắm vững tính chất vật lý của các chất

- HCl dễ bay hơi nên khí Cl2 đi ra khỏi bình cầu sẽ có lẫn khí HCl và hơinước Để loại bỏ HCl người ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch NaCl bão hoà Khôngnên dùng nước vì một lượng Cl2 khá lớn sẽ tan trong H2O Khí qua khỏi bình đựngdug NaCl bão hoà gồm Cl2 có lẫn hơi nước Để loại bỏ hơi nước người ta dùngchất hút ẩm như dung dịch H2SO4 đặc hoặ P2O5; CaCl2 khan ; Không dùng cácchất hút nước có tính kiềm như CaO, Ca(OH)2 vì Cl2 sẽ phản ứng được vớinhững chất này

- Từ việc phân tích như trên ta HS sẽ chọn được đáp án: Ví dụ 7: Đáp án C;

Ví dụ 8: Đáp án A

Như vậy, qua 2 bài tập này không những học sinh nắm được phương phápthu chất khí tinh khiết mà còn hiểu được cách lắp dụng cụ thí nghiệm để thu chấtkhí tinh khiết từ đó hình thành năng lực thực hành cho học sinh

Trang 18

Để phát triển năng lực tiến hành thí nghiệm an toàn ta có thể dùng câu hỏi sau:

Ví dụ 9.Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế clo trong phòng thí nghiêm nhưsau:

Để tránh clo thoát ra trong phòng thí nghiệm người ta đậy trên miệng ốngeclen bằng:

A. Nút đậy kín B. Bông tẩm NaOH

C. Bông tẩm H2SO4 đặc D. Bông tẩm cồn

Qua bài tập này sẽ củng cố cho học sinh kiến thức: Khí clo độc nên khi tiếnhành thí nghiệm cần hạn chế tối đa lượng clo thoát ra trong phòng thí nghiệm Đểtránh điều này cần dùng bông tẩm dung dịch kiềm (dung dịch NaOH hoặc nướcvôi) Không đậy kín nắp vì khi thu clo vào thì clo sẽ đẩy không khí (chủ yếu là O2

và N2) ra khỏi miệng ống eclen

Từ bài tập trên sẽ hình thành cho học sinh một kỹ năng trong việc tiến hànhthí nghiệm an toàn

Tương tự ta cũng có thể sử dụng một số bài tập sau:

Ví dụ 10.Cho hình vẽ biểu diễn thí nghiệm của oxi với Fe

Vai trò của nước trong ống eclen là

Trang 19

A. Làm xúc tác.

B. Tăng độ ẩm cho phản ứng

C. Để tránh vỡ ống nghiệm do Fe rơi xuống đáy ống nghiệm

D. Hòa tan Oxi để phản ứng với Fe trong nước

Ví dụ 11.Cho phản ứng của oxi với Na:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Na cháy trong oxi khi nung nóng

B. Lớp nước để bảo vệ đáy bình thuỷ tinh

C. Đưa ngay mẩu Na rắn vào bình phản ứng

D. Hơ cho Na cháy ngoài không khí rồi mới đưa nhanh vào bình

Từ các ví dụ này đã hình thành cho HS phương pháp bảo vệ ống nghiệm khitiến hành một số thí nghiệm với các phản ứng của chất rắn toả nhiệt mạnh

Để kiểm tra kiến thức điều chế chất khí, có thể dùng các câu hỏi sau:

Ví dụ 12.Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế clo trong phòng thí nghiêm nhưsau:

Hóa chất được dung trong bình cầu (1) là:

Na

Nước Oxi

Trang 20

Tương tự ta có thể sử dụng một số câu hỏi như sau:

Ví dụ 13.Cho hình vẽ mô tả sự điều chế clo trong phòng thí nghiệm như sau:

Vai trò của dung dịch NaCl là:

A. Hòa tan khí clo B. Giữ lại khí hidroclorua

C. Giữ lại hơi nước D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Ví dụ 14.Cho hình vẽ mô tả sự điều chế clo trong phòng thí nghiệm như sau:

Vai trò của dung dịch H2SO4 đặc là:

A. Giữ lại khí clo B. Giữ lại khí HCl

C. Giữ lại hơi nước D. Không có vai trò gì

Trang 21

Ví dụ 15.Cho hình vẽ mô tả sự điều chế clo trong phòng thí nghiệm như sau:

Phát biểu nào sau đây không đúng:

A. Dung dịch H2SO4 đặc có vai trò hút nước, có thể thay H2SO4 bằng CaO

B. Khí clo thu được trong bình eclen là khí clo khô

C. Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 hoặc KClO3

D. Không thể thay dung dịch HCl bằng dung dịch NaCl

Ví dụ 16.Cho hình vẽ mô tả sự điều chế clo trong phòng thí nghiệm như sau:

Khí clo thu được trong bình eclen là:

A. Khí clo khô B. Khí clo có lẫn hơi nước

C. Khí clo có lẫn khí HCl D. Có lẫn cả HCl và hơi nước

Những bài tập trên không những giúp học sinh khắc sâu nhớ lâu kiến thức

về điều chế clo trong phòng thí nghiệm mà còn giúp học sinh nắm vững phươngpháp điều chế clo từ đó phát triển năng lực thực hành cho học sinh

Ngày đăng: 28/02/2017, 21:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), “Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường trung học phổ thông – Môn Hoá học”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường trung học phổ thông – Môn Hoá học”
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2014
2. Trần Quốc Đắc ((2006), Hướng dẫn thí nghiệm Hoá học 10, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thí nghiệm Hoá học 10
Tác giả: Trần Quốc Đắc (
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
3. Tô Bá Long (2014), Bài giảng tập huấn “Đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh”, Vinh – Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng tập huấn “Đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh”
Tác giả: Tô Bá Long
Năm: 2014
4. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền (2007), Hoá học 11 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoá học 11 nâng cao
Tác giả: Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
5. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng, Cao Thị Thặng (2008), Hoá học 12 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoá học 12 nâng cao
Tác giả: Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng, Cao Thị Thặng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
6. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Đức Chuy, Lê Mậu Quyền, Lê Xuân Trọng (2006), Hoá học 10, NXB Giáo dục, Hà Nội.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoá học 10
Tác giả: Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Đức Chuy, Lê Mậu Quyền, Lê Xuân Trọng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
7. J.C. Miller (1988), Statistics for analytical chemistry, Ellis horwood limiter, England Sách, tạp chí
Tiêu đề: Statistics for analytical chemistry
Tác giả: J.C. Miller
Năm: 1988

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w