1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

LV thạc sĩ ngữ văn: Cảm thức thân phận trong thơ Nguyễn Bính và Vũ Hoàng Chương trước năm 1945

111 507 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 657 KB
File đính kèm Bìa, tóm tắt ......rar (177 KB)

Nội dung

1. Lý do chọn đề tàiVào những năm 30 của thế kỉ trước, cùng với những biến động lớn về kinh tế, chính trị, xã hội…trên thi đàn văn học Việt Nam đã diễn ra một cuộc “cách mạng” đánh dấu những bước cách tân vượt bậc của cả một nền thơ. Đó là cuộc “cách mạng thi ca” của phong trào Thơ mới. Kể từ khi ra đời cho đến nay, trải qua bao cuộc thăng trầm trong sự nhìn nhận, đánh giá, Thơ mới đã tự khẳng định vị thế của mình trên tiến trình lịch sử văn học dân tộc. Với sức hút kì diệu, Thơ mới đã và đang trở thành mối quan tâm của nhiều thế hệ người đọc và thế hệ các nhà nghiên cứu – phê bình.Giữa bầu trời thi ca Việt Nam những năm 1932 1945, người ta không chỉ thấy vằng vặc những ngôi sao sáng chói như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử…mà còn xuất hiện tên tuổi một thi nhân mang hồn thơ của “hương đồng gió nội”, thi sỹ Nguyễn Bính – ngôi sao mang thứ ánh sáng dịu dàng của một hồn thơ quê mùa, mộc mạc. Người ta cũng thấy một thứ ánh sáng lạ lẫm, mờ ảo, lãng du từ những vần thơ của chàng trai mang dáng vẻ “phong trần” nơi thành thị Vũ Hoàng Chương. Mỗi người một vẻ, độc đáo và khác lạ, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương xứng đáng có một vị trí vinh dự trong tên tuổi của những thi nhân xuất sắc nhất của nền thơ Việt Nam nói chung và phong trào Thơ mới nói riêng.Đọc thơ Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương, chúng ta dễ nhận thấy có một điểm chung đối với hai “thi nhân” này là trong sự đa dạng về nội dung cảm xúc, một nội dung thể hiện nổi bật, có tính chất bao trùm là “cảm thức về thân phận” trong hồn thơ của họ. Ở nhiều thi phẩm, cảm thức ấy được bộc lộ phong phú với những cung bậc khác nhau, có khi trực diện da diết, xót xa, có khi bàng bạc, xa xôi mà không kém phần sâu sắc.Cảm thức về thân phận không chỉ xuất hiện trong thơ Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương, mà dường là tâm trạng chung của cả một thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản của phong trào Thơ mới những năm 1932 – 1945. Không chỉ trong thơ mà ở cả văn xuôi, cảm thức ấy cũng được thể hiện hết sức sâu sắc. Đó là tiếng nói của những con người luôn day dứt về thân phận, đau đớn về thời thế, về tài năng uổng phí, về công danh lỡ dở. Họ tìm đến thi ca và mang vào đó tâm trạng buồn nản, chán chường, bế tắc. Cảm thức về thân phận trong thời đại bấy giờ là một biểu hiện của ý thức cá nhân, ý thức khao khát sống và cống hiến của cả một thế hệ. Cho nên, tìm hiểu về cảm thức thân phận là thấy được một phần giá trị nhân đạo, nhân văn của phong trào Thơ mới.Ở mỗi một tác giả, cảm thức về thân phận lại được thể hiện với đa dạng sắc thái khác nhau. Ấy vậy mà trong sâu thẳm tâm hồn của hai thi sỹ Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương, người đọc lại nhận thấy những nét đồng điệu. Có lẽ sinh ra cùng trang lứa trên quê hương Thành Nam, sống cùng một thời đại, lại là những thi nhân tài năng nhưng cuộc đời phiêu bạt, gặp nhiều đau khổ…nên cả Nguyễn Bính và Vũ Hoàng Chương đều mang những nét chung trong cảm thức về thân phận. Mặc dù khác nhau khá xa về phong cách nghệ thuật, nhưng qua thi phẩm của họ, người đọc đều có chung một cảm nhận về một “cái tôi” tha hương, lạc loài, giang hồ, cô đơn và đau khổ… Chính điều đó là một trong những lý do thu hút người đọc muốn khám phá, tìm hiểu về tâm trạng và hồn thơ của hai thi sỹ này.Cũng giống như đường đời lắm nỗi chuân chuyên, số phận thơ của Nguyễn Bính và Vũ Hoàng Chương cũng nhiều phen lên thác, xuống ghềnh. Ngày nay, khi có điều kiện nhìn nhận một cách khách quan, công bằng hơn về mỗi một hiện tượng văn học, thơ Vũ Hoàng Chương và nhất là thơ Nguyễn Bính, ngày càng khẳng định được giá trị và vị trí đích thực của mình. Đến với đề tài “Cảm thức thân phận trong thơ Nguyễn Bính và Vũ Hoàng Chương trước năm 1945”, người viết mong muốn làm sáng tỏ giá trị nhân văn tỏa ra từ tâm hồn của hai thi sỹ. Từ đó, luận văn muốn góp thêm tiếng nói khẳng định hồn thơ độc đáo của hai tài năng thi ca trong phong trào Thơ mới 1932 1945.

Ngày đăng: 22/02/2017, 15:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Bảo (1992) Thơ lãng mạn Việt Nam, NXB Hội nhà văn, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ lãng mạn Việt Nam
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
2. Nguyễn Bính (1995), Tâm hồn tôi, Lỡ bước sang ngang, Mười hai bến nước, NXB Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm hồn tôi, Lỡ bước sang ngang, Mười hai bến"nước
Tác giả: Nguyễn Bính
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 1995
3. Huy Cận- Hà Minh Đức (chủ biên) (1995), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại một cuộc cách mạng"trong thi ca
Tác giả: Huy Cận- Hà Minh Đức (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1995
4. Nguyễn Bính Hồng Cầu (2008), Nguyễn Bính toàn tập (Tập 1), NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Bính toàn tập
Tác giả: Nguyễn Bính Hồng Cầu
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2008
5. Nam Chi (1991), Thế Lữ cuộc đời và tác phẩm, NXB Văn học, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế Lữ cuộc đời và tác phẩm
Tác giả: Nam Chi
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1991
6. Vũ Hoàng Chương (1995), Thơ Say, Mây, NXB Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Thơ Say, Mây
Tác giả: Vũ Hoàng Chương
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 1995
7. Tản Đà (1982), Thơ Tản Đà, NXB Văn Học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Tản Đà
Tác giả: Tản Đà
Nhà XB: NXB Văn Học
Năm: 1982
8. Phan Cự Đệ (1966), Phong trào Thơ mới, NXB Khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong trào Thơ mới
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: NXB Khoa học
Năm: 1966
9. Phan Cự Đệ (1999), Văn học lãng mạn Việt Nam (1930 - 1945), NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học lãng mạn Việt Nam (1930 - 1945)
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: NXBGiáo Dục
Năm: 1999
10.Đoàn Thị Điểm (2007), Chinh phụ ngâm diễn ca, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chinh phụ ngâm diễn ca
Tác giả: Đoàn Thị Điểm
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2007
11.Nguyễn Đăng Điệp (1994), Khối tình lỡ của người chân quê, Tạp chí Văn học số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khối tình lỡ của người chân quê
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Năm: 1994
12.Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu trong thơ trữ tình
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2002
13.Hà Minh Đức (1974), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1974
14.Hà Minh Đức (1994), Nguyễn Bính thi sỹ của đồng quê, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Bính thi sỹ của đồng quê
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1994
15.Hà Minh Đức (1997), Một thời đại trong thi ca (về phong trào Thơ mới 1932 – 1945), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Một thời đại trong thi ca (về phong trào Thơ mới"1932 – 1945)
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1997
16.Hà Minh Đức – Đoàn Đức Phương (Tuyển chọn và giới thiệu) (2003), Nguyễn Bính về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Bính về tác gia và tác phẩm
Tác giả: Hà Minh Đức – Đoàn Đức Phương (Tuyển chọn và giới thiệu)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003
17.Văn Giá (2002), Mười chín chân dung nhà văn cùng thời, NXB Đại học quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mười chín chân dung nhà văn cùng thời
Tác giả: Văn Giá
Nhà XB: NXB Đại họcquốc gia
Năm: 2002
18.Lê Bá Hán – Lê Quang Hưng – Chu Văn Sơn (1999), Tinh hoa Thơ mới, thẩm bình và suy ngẫm, NXB Giáo dục. H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tinh hoa Thơ"mới, thẩm bình và suy ngẫm
Tác giả: Lê Bá Hán – Lê Quang Hưng – Chu Văn Sơn
Nhà XB: NXB Giáo dục. H
Năm: 1999
19.Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
20.Thái Doãn Hiểu – Hoàng Liên (1996), Giai thoại nhà văn Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giai thoại nhà văn Việt Nam
Tác giả: Thái Doãn Hiểu – Hoàng Liên
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1996

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w