1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận

18 658 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 449,06 KB

Nội dung

Vậy một trong những vấn đề nổi cộm trong cách tiếp cận này chính là hướng về sự tham gia của cộng đồng, người dân địa phương sẽ nhận được cơ hội tốt, được phân chia lợi ích nhiều hơn và

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ LÊ

NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI HUYỆN ĐẢO

PHÚ QUÝ, TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ LÊ

NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI HUYỆN ĐẢO

PHÚ QUÝ, TỈNH BÌNH THUẬN

Chuyên ngành: Du lịch

(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN THỊ MAI HOA

Hà Nội, 2016

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Du lịch được xem là một phương tiện để phát triển đất nước từ những năm

60 của thế kỉ XX [33, tr.347] Đặc biệt ở những nước đang phát triển như các quốc đảo và các đảo đã bắt đầu tập trung hết mọi nỗ lực để phát triển du lịch Du lịch được xem là một công cụ để cải thiện kinh tế địa phương cũng như tạo ra cơ hội việc làm, gia tăng doanh thu, đóng góp nguồn thuế, nâng cao lợi ích về ngoại tệ và cải thiện cơ sở hạ tầng và chính những lợi ích này tạo điều kiện cho sự phát triển các ngành khác Tuy nhiên, bên cạnh thành công về kinh tế là những thách thức về

vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường Năm 2010, UNWTO nhận định: “Người dân

không được hưởng lợi từ các dự án du lịch mà nó chỉ nằm trên bàn của một số nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo thế giới” [81] Từ đó, trong những năm gần đây,

nhiều nhà nghiên cứu đã hướng đến cách tiếp cận phát triển du lịch an toàn hơn đó

là du lịch bền vững Du lịch bền vững là thuật ngữ thường xuyên được sử dụng trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch Hiện nay, chưa có một định nghĩa chung nào về sự phát triển bền vững, tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu đã thống nhất rằng sự phát triển bền vững là đạt được kết quả tích cực về kinh tế, môi trường và

xã hội trong dài hạn DLDVCĐ được xem là một hình thái hoàn hảo của sự phát triển du lịch bền vững, trong đó, người dân địa phương được tham gia vào các dự án phát triển du lịch và thực tế các dự án này đem lại lợi ích lớn cho họ Bên cạnh đó, DLDVCĐ được xem là loại hình ít gây hại đến môi trường, văn hóa, xã hội Bởi vì CĐĐP được giám sát, quyết định những đặc điểm văn hóa nào nên được chia sẻ với

du khách Vậy một trong những vấn đề nổi cộm trong cách tiếp cận này chính là hướng về sự tham gia của cộng đồng, người dân địa phương sẽ nhận được cơ hội tốt, được phân chia lợi ích nhiều hơn và công bằng hơn từ sự phát triển du lịch ngay tại địa phương của họ, thái độ của người dân đối với sự phát triển du lịch và nguồn tài nguyên được cải thiện, thậm chí làm tăng giới hạn chấp nhận của người dân đối với du lịch

Ngành du lịch Việt Nam phát triển cũng không nằm ngoài xu thế của thế giới Xuất hiện từ năm 1997, trải qua hơn một thập kỷ hình thành và phát triển,

Trang 4

DLDVCĐ đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân địa phương, ngày càng hấp dẫn đối với khách du lịch, nhất là khách du lịch nước ngoài[26] Việc phát triển loại hình du lịch này không chỉ góp phần đa dạng sản phẩm du lịch mà còn phát huy thế mạnh văn hóa bản địa, nâng cao đời sống cho người dân địa phương

Nằm trong khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, với 192 km chiều dài bờ biển

và các đảo nhỏ ven bờ, Bình Thuận là tỉnh có lợi thế về phát triển du lịch biển, đảo

và vùng ven biển Ngoài các khu nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng như Phan Thiết – Mũi Né – Hòn Rơm, Thuận Quý – Kê Gà… tỉnh còn có các đảo ven bờ thu hút khách du lịch như Cù lao Câu, Hòn Bà, Phú Quý Huyện đảo Phú Quý (còn gọi là

có các đảo nhỏ như: Hòn Đá Cao, Hòn Đỏ, Hòn Tranh, Hòn Hải… Đây là huyện đảo tiền tiêu của tỉnh Bình Thuận, cũng như nằm trong cụm đảo ven bờ của Việt

Nam có tầm quan trọng về an ninh quốc phòng Trong “Quy hoạch tổng thể phát

triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

được Chính phủ ban hành vào tháng 12/2014 xác định: huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận là 01 trong 06 điểm du lịch quốc gia cần được ưu tiên đầu tư phát triển

Tuy nhiên cho đến nay, so với nguồn tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa hiện có cũng như tầm quan trọng về an ninh quốc phòng, đầu tư du lịch đảo Phú Quý vẫn còn chậm được triển khai, người dân chưa thật mặn mà với hoạt động du lịch tại địa phương do nhận thức của họ về du lịch còn hạn chế Những thông tin về DLDVCĐ đến với du khách còn nghèo nàn, người dân tham gia vào hoạt động du lịch còn hạn chế về số lượng, chất lượng, thu nhập và chất lượng cuộc sống cộng đồng còn thấp

Bên cạnh đó, các nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động

du lịch tại điểm đến du lịch hiện nay ở Việt Nam chưa nhiều, đặc biệt chưa có một nghiên cứu nào về du lịch tại đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận Để đánh giá nhận thức

và sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch đặc biệt là tại các điểm đến du lịch đảo, xem xét sự giới hạn và nhạy cảm của nguồn tài nguyên đòi hỏi có những công trình nghiên cứu tổng thể, khoa học về các nguồn lực, thực trạng và giải pháp thu hút sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch nhằm mang lại hiệu quả

Trang 5

kinh tế, xã hội, môi trường bền vững cho các chủ thể tham gia đặc biệt là CĐĐP Vì

vậy, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du

lịch tại huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận” là cần thiết, nhằm góp phần vào

phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận hiện tại và tương lai

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Các nghiên cứu về DLDVCĐ nói chung và nghiên cứu về nhận thức cũng như sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch nói riêng được thực hiện rất nhiều tại các nước phát triển Trong những năm gần đây, đề tài này cũng đang được các học giả tại các nước đang phát triển đặc biệt quan tâm Mặc dù, DLDVCĐ là loại hình du lịch ra đời từ rất lâu nhưng sự phát triển của nó theo hình thức bền vững chỉ mới bắt đầu sau khi con người nhận thấy thách thức của du lịch đại chúng gây ra những vấn đề tác động tiêu cực đến xã hội, văn hóa và môi trường Do đó, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đây là một trong những hướng nghiên cứu mới với nhiều công trình được thực hiện với quy mô, phạm vi và địa phương khác nhau

Trên thế giới

Từ buổi đầu, tầm quan trọng của DLDVCĐ được chú ý qua công trình của

Murphy mang tên “Du lịch: một sự tiếp cận theo hướng cộng đồng” [56] Sau đó,

nhiều nhà nghiên cứu khác thực hiện các công trình về DLDVCĐ như: Okazaki (2008), Richards and Hall (2000), Aref (2011), Bramwell (2014), Ap (1992), Tosun (2000) Những công trình của các nhà nghiên cứu này phân tích mối quan hệ giữa

du lịch và CĐĐP bao gồm sự tham gia của cộng đồng, nhận thức của cộng đồng và

sự ủng hộ của cộng đồng đối với hoạt động du lịch Ngoài ra, có các công trình phân tích năng lực của cộng đồng và vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch như: France (1998); Aref (2010, 2011); Hassan (2012) Bên cạnh đó, các công trình khác của các tác giả Choi (2005); Murphy (1985); Ap (1992); Johnson (1994) cho rằng sự tham gia và hợp tác của các bên liên quan được xem như là một yếu tố quan trọng của sự phát triển du lịch bền vững

Về du lịch đảo, tác giả Swarbrooke nhận định, bên cạnh những thách thức giống như du lịch ở đất liền thì du lịch đảo còn đối diện với nhiều thách thức hơn do

sự biệt lập, chi phí vận chuyển, môi trường dễ bị tổn thương [70] Để vượt qua

Trang 6

những thách thức này, nhiều nhà nghiên cứu, tổ chức chính phủ, cá nhân tại các nước đang phát triển cho rằng phát triển DLDVCĐ được xem là một trong những hình thức hoàn hảo của du lịch bền vững tại các đảo Đây được xem là công cụ để phát triển cộng đồng Bên cạnh đó, tác giả Mustapha đưa ra các rào cản sự tham gia của cộng đồng trong đưa ra các quyết định về hoạt động du lịch Cụ thể, nghiên cứu trường hợp đảo Tioman tại Malaysia Tác giả cho rằng, để khuyến khích và động viên người dân tham gia, tất cả các bên liên quan đến hoạt động du lịch cần phải làm việc cùng nhau để xóa đi những rào cản về văn hóa, người dân phải thay đổi thái độ và xác định du lịch là một trong những ngành mang lại lợi ích cho họ Đồng thời họ phải nhận thức được quyền của họ trong các dự án, quyết định, kế hoạch du lịch tại địa phương [58]

Theo cách nhìn thực tế, nhiều bài báo, tạp chí về DLDVCĐ tập trung vào các yếu tố thành công của DLDVCĐ Trong đó, tác giả Tosun cho rằng để đạt được du lịch bền vững ở cấp độ địa phương tại các nước đang phát triển đòi hỏi phải có sự lựa chọn về chính trị gắt gao, qui trình đưa ra các quyết định chặt chẽ và đáng tin cậy cùng với đó là sự hợp tác của các nhà điều hành du lịch quốc tế và các cơ quan

hỗ trợ khác [70] Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động DLDVCĐ trên thế giới có các công trình tại Châu Á của tác giả Jame Elliott (1987), Omodi K

(2010), Nyaupaneet al (2006), Okazaki (2008) và Kayat (2010) đều cho rằng để

phát triển du lịch có sự tham gia của các bên liên quan đòi hỏi phải có sự thay đổi tổng thể trong xã hội, chính trị và cấu trúc kinh tế tại điểm đến đó Tại Mỹ La tinh,

như ở Braxin có công trình của tác giả Guerreiro, (2007); Ecuador (Ruiz et al.,

2008), Peru (Mitchell, 2001; Zorn and Farthing, 2007) lại tìm thấy rằng để sự tham gia của cộng đồng đạt được mức độ cao nhất đòi hỏi hoạt động du lịch phải mang lại lợi ích về kinh tế, xã hội cho hầu hết người dân nơi điểm đến

Về khía cạnh phát triển du lịch theo hướng tiếp cận cộng đồng chẳng hạn như: nhận thức của cộng đồng, thái độ của cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch có các tác giả Liu J (1987), Aref (2011), Eshliki (2012), Breugel (2013), Rojana (2013), Ming (2014) Những công trình này đều đưa ra sự liên kết chặt chẽ giữa mức độ tham gia của cộng đồng và nhận thức của cộng đồng

Trang 7

cũng như thái độ của họ đối với các chiến lược phát triển du lịch Theo Choi và Sirikaya (2005), sự tham gia của cộng đồng đóng vai trò quan trọng đến sự thành công của ngành du lịch và được xem như là một trong những sản phẩm du lịch và kết quả của quá trình đưa ra quyết định quan trọng về các chiến lược du lịch Bên

cạnh đó, nhiều tác giả đã sử dụng các thuyết cơ bản như “Thuyết về sự trao đổi xã

hội” (Social Exchange Theory)và thuyết về “sự tham gia của cộng đồng” của các

tác giả Pretty (1995) và France (1998) để đánh giá và xác định mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch

Ở Việt Nam

Tại Việt Nam, công trình nghiên cứu về DLDVCĐ đã xuất hiện từ rất sớm

và thu hút nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức tham gia Trước hết là cuốn:“Tài

liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng”với mục đích chia sẻ các kinh nghiệm

xây dựng mô hình du lịch cộng đồng nâng cao đời sống người dân nghèo ở các vùng miền khác nhau trên cả nước nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường, văn hóa truyền thống địa phương, do Quỹ Châu Á hỗ trợ và phối hợp với Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (VIRI)

Các nghiên cứu về nhận thức của cộng đồng đối với tác động của du lịch, sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch cũng như sự ủng hộ của họ đối với sự phát triển du lịch có các công trình tiêu biểu như: P.H.Long, năm 2010, 2012 nghiên cứu về nhận thức của cộng đồng đối với tác động của du lịch tại vườn quốc gia Cúc Phương và Vịnh Hạ Long Trong nghiên cứu, tác giả đã xác định tính ứng dụng của

thuyết “trao đổi xã hội” trong việc xác định nhận thức của CĐĐP về các tác động

do hoạt động du lịch mang lại và sự ủng hộ của cộng đồng dân cư tham gia vào hoạt động phát triển du lịch tại địa phương [51, 52]

Tác giả Bùi Thị Thanh Vân với nghiên cứu vào năm 2015“Ý thức cộng đồng

và sự tham gia là chìa khóa cho sự phát triển du lịch trong quá trình toàn cầu hóa”áp dụng phương pháp tiếp cận ý thức cộng đồng và sự tham gia đối với phát

triển du lịch ở phố cổ Đồng Văn, tỉnh Hà Giang cho thấy ý thức cộng đồng và sự tham gia là một trong những yếu tố quan trọng giúp du lịch phát triển lâu dài, bền vững trong quá trình toàn cầu hóa [84]

Trang 8

Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Quốc Nghi cùng cộng sự, năm 2012, với

nghiên cứu “các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng

đồng của người dân tỉnh An Giang” xác định 05 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định

tham gia tổ chức du lịch của người dân gồm: trình độ học vấn, qui mô gia đình, thu nhập, vốn xã hội và nghề truyền thống Trong đó, nhân tố qui mô gia đình tác động mạnh nhất đến quyết định tham gia phát triển du lịch của người dân [7]

Luận văn thạc sĩ của Tạ Tường Vi năm 2013, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, sử dụng phương pháp KAP để đánh giá kiến thức, thái độ

và kỹ năng của người dân trong hoạt động du lịch, lấy trường hợp tại địa đạo Củ Chi - thành phố Hồ Chí Minh [24]

Ngoài ra,có một số nghiên cứuđề cập đến vai trò của cộng đồng trong phát

triển du lịch có thể kể đến như: “Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn

và phát huy giá trị di sản thế giới quần thể danh thắng Tràng An” của Nguyễn Thị

Quỳnh Anh và “Vai trò của cộng đồng trong phát triển thương hiệu du lịch” của

Võ Sáng Xuân Lan Trường Đại học Văn Lang – Thành phố Hồ Chí Minh, các nghiên cứu này đều cho rằng sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch góp phần phát triển thương hiệu du lịch cũng như bảo tồn các giá trị văn hóa địa phương

Đối với tỉnh Bình Thuận, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh năm 2014 “Du

lịch cộng đồng tỉnh Bình Thuận, mô hình và giải pháp phát triển trong giai đoạn tới” nghiên cứu, đánh giá khó khăn và đưa ra các giải pháp khả thi để phát triển du

lịch cộng đồng tại Bình Thuận, xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại các vườn thanh long ở Hàm Thuận Nam và mô hình du lịch cộng đồng tại làng Chăm, Bắc

Bình Tại Hội thảo “Du lịch cộng đồng, giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại

Bình Thuận” tổ chức năm 2015 tại Mũi Né – Bình Thuận, nhấn mạnh vai trò cần

thiết của du lịch cộng đồng trong phát triển kinh tế, xã hội nói chung và phát triển

du lịch tỉnh nhà

Mặc dù có nhiều nghiên cứu về nhận thức của cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng trên thế giới và một số nghiên cứu ở Việt Nam, nhưng các nghiên cứu này chưa có sự kết nối đầy đủ về xác định mức độ tham gia của cộng đồng theo

Trang 9

thuyết “tham gia” của Pretty (1995) và nhận thức của cộng đồng đối với tác động

do du lịch mang lại cũng như việc sử dụng thuyết “trao đổi xã hội” để giải thích sự

ủng hộ của người dân đối với các dự án du lịch tại địa phương Sự kết nối này sẽ góp phần khai thác sự sẵn sàng của người dân trong tham gia vào hoạt động du lịch trên đảo đồng thời chứng minh kết quả của các nghiên cứu trước và xác định được các yếu tố khác có thể tác động đến các quyết định của địa phương Hơn nữa, nghiên cứu này cũng rất cần thiết đối với các bên tham gia trong hoạt động du lịch trong việc xây dựng kế hoạch phát triển du lịch khả quan hơn đồng thời hạn chế tối

đa tác động tiêu cực của sự phát triển du lịch đến cư dân địa phương

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Nghiên cứu mức độ tham gia và thái độ, nhận thức của cộng đồng đối với việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại huyện đảo Phú Quý Từ đó, đề xuất giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển du lịch huyện đảo một cách bền vững

3.2 Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ sau:

Tổng quan các cơ sở lý luận liên quan đến đề tài

Điều tra và đánh giá thực trạng hoạt động DLDVCĐ tại huyện đảo Phú Quý cũng như nhận thức và sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch

Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cộng đồng, thu hút cộng đồng

tham gia vào hoạt động du lịch ở huyện đảo Phú Quý

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là hoạt động DLDVCĐ, trọng tâm là

sự tham gia vào hoạt động du lịch của cộng đồngtại huyện đảo Phú Quý

4.2 Phạm vi

Về nội dung: Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào du lịch trong việc

phát triển DLDVCĐ ở huyện đảo Phú Quý

Về không gian: Nghiên cứu tại 03 xã đảo: Tam Thanh, Ngũ Phụng, Long Hải

của huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận

Trang 10

Về thời gian: Các số liệu, thông tin phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập

và cập nhật từnăm 2010 đến năm 2016

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau

đã được sử dụng:

5.1 Các phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Các thông tin này được thu thập từ các công trình nghiên cứu, giảng dạy như: giáo trình, bài báo của các tác giả trong và ngoài nước, trang website điện tử Những thông tin thực tế liên quan đến cộng đồng khu vực nghiên cứu được thu thập thông qua niên giám thống kê Bình Thuận, các báo cáo, kế hoạch, chương trình, dự

án, Nghị quyết của UBND huyện đảo Phú Quý và của 03 xã đảo: Tam Thanh, Ngũ Phụng, Long Hải

5.2 Các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Phương pháp thực địa (điền dã): Phương pháp này đã giúp cho tác giả có trải

nghiệm thực tế về vấn đề nghiên cứu Lập kế hoạch khảo cứu thực tế kết hợp với việc thu thập tư liệu bằng văn bản bản cứng, bản mềm, chụp ảnh tư liệu, quan sát ghi chép các nguồn tri thức thực tiễn thông qua 3 chuyến đi thực tế tại huyện đảo Phú Quý từ tháng 7/2015 đến tháng 4/2015

- Chuyến đi thứ 1: Thực hiện vào tháng 7/2015 với mục đích khảo sát tổng quan huyện đảo Phú Quý Mục đích chuyến khảo sát này là rà soát, so sánh, đối chiếu thông tin, dữ liệu thứ cấp đã thu thập với tình hình thực tế và có cái nhìn tổng thể về vấn đề nghiên cứu, khảo sát tài nguyên du lịch tại huyện đảo, trải nghiệm tham quan tất cả các phong cảnh, đình chùa, ẩm thực, tìm hiểu người dân, chụp hình, thu thập tư liệu thứ cấp tại huyện đảo Phú Quý Trên cơ sở đó vạch ra lộ trình, lịch trình và nhiệm vụ cho các đợt khảo sát tiếp theo

- Chuyến đi thứ 2: Thực hiện vào tháng 2/2016, khảo sát các điều kiện kinh

tế, văn hóa, xã hội và sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại 03 xã đảo Tam Thanh, Ngũ Phụng, Long Hải

- Chuyến đi thứ 3: Thực hiện vào tháng 4/2016 nhằm bổ sung, cập nhật một

số thông tin còn thiếu để hoàn chỉnh luận văn

Ngày đăng: 22/02/2017, 06:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w