Vậy một trong những vấn đề nổi cộm trong cách tiếp cận này chính là hướng về sự tham gia của cộng đồng, người dân địa phương sẽ nhận được cơ hội tốt, được phân chia lợi ích nhiều hơn và
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Kết cấu của luận văn 9
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG VÀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI VÙNG BIỂN, ĐẢO 10
1.1 Đảo và du lịch đảo 10
1.1.1 Đảo 10
1.1.2 Khái niệm Du lịch đảo 10
1.1.3 Đặc điểm của du lịch đảo 11
1.2 Cộng đồng và Du lịch dựa vào cộng đồng 13
1.2.1 Cộng đồng 13
1.2.2 Du lịch dựa vào cộng đồng 15
1.3 Sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch tại các vùng biển, đảo 18
1.3.1 Các cấp độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại đảo 18
1.3.2 Các hình thức tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch 21
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng 23
1.3.4 Vai trò, ý nghĩa sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại vùng biển đảo 25
1.4 Bài học về sự tham gia của cộng đồng trong phát triển DLDVCĐ tại các vùng biển đảo trên thế giới và Việt Nam 28
Trang 41.4.1 Thế giới 28
1.4.2 Việt Nam 32
Tiểu kết chương 1 36
Chương 2 THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN ĐẢO PHÚ QUÝ 37
2.1 Khái quát về huyện đảo Phú Quý 37
2.1.2 Lịch sử hình thành và tên gọi huyện đảo Phú Quý 38
2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 40
2.1.4 Đặc điểm quốc phòng an ninh và trật tự xã hội 42
2.2 Tiềm năng DLDVCĐ tại huyện đảo Phú Quý 42
2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 42
2.2.2 Tài nguyên du lịch văn hóa 47
2.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch tại huyện đảo Phú Quý 54
2.3.1 Số lượng khách du lịch đến huyện đảo Phú Quý giai đoạn2010 - 2015 54
2.3.2 Kết quả kinh doanh du lịch 55
2.3.3 Chính sách phát triển du lịch tại huyện đảo Phú Quý 56
2.3.4 Nguồn nhân lực du lịch từ CĐĐP 57
2.4 Hiện trạng sự tham gia của cộng đồng trong phát triển DLDVCĐ tại huyện đảo Phú Quý 59
2.4.1 Thực trạng sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động quy hoạch du lịch 59
2.4.2 Thực trạng sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động kinh doanh 63 du lịch 63
2.4.3 Thực trạng sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch 68
2.5 Đánh giá mức độ tham gia của CĐĐP vào hoạt động du lịch tại huyện đảo Phú Quý 69
Trang 52.6 Thực trạng nhận thức, thái độ của cộng đồng đối với hoạt động
phát triển du lịch 71
2.6.1 Sự hiểu biết của CĐĐP về DLDVCĐ 71
2.6.2 Thái độ của cộng đồng đối với khách du lịch 72
2.6.3 Nhận thức của người dân địa phương về hoạt động du lịch tạihuyện đảo Phú Quý 74
2.7 Đánh giá chung 77
2.7.1 Ưu điểm 77
2.7.2 Hạn chế 78
2.7.3 Một số nguyên nhân cơ bản 80
Tiểu kết chương 2 82
Chương 3 GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỘNG VÀO HOẠT ĐỘNG LỊCH TẠI HUYỆN ĐẢO PHÚ QUÝ 83
3.1 Những căn cứ xây dựng giải pháp 83
3.1.1 Chính sách phát triển du lịch biển đảo, du lịch dựa vào cộng đồng ở Việt Nam và Quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh 83
3.1.2 Chính sách, kế hoạch phát triển du lịch dựa vào cộng đồng của huyện đảo Phú Quý 85
3.1.3 Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng của đảo Phú Quý 86
3.1.4 Thực trạng mức độ tham gia vào hoạt động du lịch của cộng đồng tại đảo Phú Quý và nhận thức của người dân 86
3.1.5 Kinh nghiệm từ các địa phương khác trong và ngoài nước 87
3.2 Định hướng giải pháp 87
3.2.1 Nhóm giải pháp nhằm thu hút sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch tại huyện đảo Phú Quý 88
3.2.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển DLDVCĐ tại huyện đảo Phú Quý 98
Trang 63.3 Kiến nghị, đề xuất 108
3.3.1 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý du lịch cấp trung ương 108
3.3.2 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý du lịch địa phương 108
3.3.3 Đề xuất đối với nhà kinh doanh du lịch 109
3.3.4 Đề xuất đối với cộng đồng dân cư 109
Tiểu kết chương 3 111
KẾT LUẬN 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CĐĐP Cộng đồng địa phương
DLDVCĐ Du lịch dựa vào cộng đồng
KAP Knowledge, Attitude, Practice
(Kiến thức, Thái độ,Kỹ năng)
UBND Ủy ban Nhân dân
UNEIS Cơ quan Liên hợp quốc về các vấn đề xã hội và kinh tế
UNWTO The United Nations World Tourism Organization
(Tổ chức du lịch thế giới của Liên hợp quốc)
WWF The World WildlifeFund
(Quỹbảo tồn thiên nhiên thế giới)
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Lý thuyết về các mức độ tham gia của cộng đồng 19
Bảng 1.2 Một số hình thức tham gia thực tế của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại các quốc gia đang phát triển trên thế giới 22
Bảng 2.1: Các di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, cấp quốc gia trên đảo Phú Quý 49
Bảng 2.2: Số lượng khách du lịch đến đảo từ năm 2010 - 2015 54
Bảng 2.3: Sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các quyết định du lịch 60
Bảng 2.4: Số lượng cửa hàng, quán ăn, giải khát phục vụ trên đảo 63
Bảng 2.5: Cộng đồng dân cư tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch 68
Bảng 2.6: Thái độ của cộng đồng đối với khách du lịch 72
Bảng 3.1: Một số dịch vụ du lịch dựa vào cộng đồng dân cư mong muốn được tham gia nếu có dự án du lịch phát triển trên đảo 91
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bảy mức tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển 21
Hình 2.1:Bản đồ vị trí địa lý huyện đảo Phú Quý 37
Hình 2.2: Biểu đồ doanh thu từ hoạt động du lịch của huyện đảo Phú Quý, giai đoạn từ 2010 – 2015 55
Hình 2.3: Biểu đồ sự tham gia của CĐĐP vào hoạt động kinh doanh du lịch 63
Hình 2.4:Biểu đồ thu nhập của người dân từ du lịch 67
Hình 2.5: Kiến thức CĐĐP về khái niệm DLDVCĐ 71
Hình 2.6:Sự hiểu biết của CĐĐP về lợi ích của DLDVCĐ 71
Hình 2.7:Biểu đồ thái độ của khách du lịch đối với cộng đồng địa phương 73
Hình 2.8: Nhận thức của cộng đồng địa phương về tác động của du lịch đối với môi trường tại đảo Phú Quý 74
Hình 2.9:Nhận thức của cộng đồng địa phương về tác động 75
của du lịch đối với văn hóa xã hội tại đảo Phú Quý 75
Hình 2.10: Nhận thức của CĐĐP về tác động của du lịch 76
đối với kinh tế tại đảo Phú Quý 76
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức, quản lý DLDVCĐ huyện đảo Phú Quý 89
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Du lịch được xem là một phương tiện để phát triển đất nước từ những năm
60 của thế kỉ XX [33, tr.347] Đặc biệt ở những nước đang phát triển như các quốc đảo và các đảo đã bắt đầu tập trung hết mọi nỗ lực để phát triển du lịch Du lịch được xem là một công cụ để cải thiện kinh tế địa phương cũng như tạo ra cơ hội việc làm, gia tăng doanh thu, đóng góp nguồn thuế, nâng cao lợi ích về ngoại tệ và cải thiện cơ sở hạ tầng và chính những lợi ích này tạo điều kiện cho sự phát triển các ngành khác Tuy nhiên, bên cạnh thành công về kinh tế là những thách thức về
vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường Năm 2010, UNWTO nhận định: “Người dân
không được hưởng lợi từ các dự án du lịch mà nó chỉ nằm trên bàn của một số nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo thế giới” [81] Từ đó, trong những năm gần đây,
nhiều nhà nghiên cứu đã hướng đến cách tiếp cận phát triển du lịch an toàn hơn đó
là du lịch bền vững Du lịch bền vững là thuật ngữ thường xuyên được sử dụng trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch Hiện nay, chưa có một định nghĩa chung nào về sự phát triển bền vững, tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu đã thống nhất rằng sự phát triển bền vững là đạt được kết quả tích cực về kinh tế, môi trường và
xã hội trong dài hạn DLDVCĐ được xem là một hình thái hoàn hảo của sự phát triển du lịch bền vững, trong đó, người dân địa phương được tham gia vào các dự án phát triển du lịch và thực tế các dự án này đem lại lợi ích lớn cho họ Bên cạnh đó, DLDVCĐ được xem là loại hình ít gây hại đến môi trường, văn hóa, xã hội Bởi vì CĐĐP được giám sát, quyết định những đặc điểm văn hóa nào nên được chia sẻ với
du khách Vậy một trong những vấn đề nổi cộm trong cách tiếp cận này chính là hướng về sự tham gia của cộng đồng, người dân địa phương sẽ nhận được cơ hội tốt, được phân chia lợi ích nhiều hơn và công bằng hơn từ sự phát triển du lịch ngay tại địa phương của họ, thái độ của người dân đối với sự phát triển du lịch và nguồn tài nguyên được cải thiện, thậm chí làm tăng giới hạn chấp nhận của người dân đối với du lịch
Ngành du lịch Việt Nam phát triển cũng không nằm ngoài xu thế của thế giới Xuất hiện từ năm 1997, trải qua hơn một thập kỷ hình thành và phát triển,
Trang 11DLDVCĐ đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân địa phương, ngày càng hấp dẫn đối với khách du lịch, nhất là khách du lịch nước ngoài[26] Việc phát triển loại hình du lịch này không chỉ góp phần đa dạng sản phẩm du lịch mà còn phát huy thế mạnh văn hóa bản địa, nâng cao đời sống cho người dân địa phương
Nằm trong khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, với 192 km chiều dài bờ biển
và các đảo nhỏ ven bờ, Bình Thuận là tỉnh có lợi thế về phát triển du lịch biển, đảo
và vùng ven biển Ngoài các khu nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng như Phan Thiết – Mũi Né – Hòn Rơm, Thuận Quý – Kê Gà… tỉnh còn có các đảo ven bờ thu hút khách du lịch như Cù lao Câu, Hòn Bà, Phú Quý Huyện đảo Phú Quý (còn gọi là
Cù lao Thu) có diện tích 18 km2, cách đất liền 56 hải lý, xung quanh đảo chính còn
có các đảo nhỏ như: Hòn Đá Cao, Hòn Đỏ, Hòn Tranh, Hòn Hải… Đây là huyện đảo tiền tiêu của tỉnh Bình Thuận, cũng như nằm trong cụm đảo ven bờ của Việt
Nam có tầm quan trọng về an ninh quốc phòng Trong “Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
được Chính phủ ban hành vào tháng 12/2014 xác định: huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận là 01 trong 06 điểm du lịch quốc gia cần được ưu tiên đầu tư phát triển
Tuy nhiên cho đến nay, so với nguồn tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa hiện có cũng như tầm quan trọng về an ninh quốc phòng, đầu tư du lịch đảo Phú Quý vẫn còn chậm được triển khai, người dân chưa thật mặn mà với hoạt động du lịch tại địa phương do nhận thức của họ về du lịch còn hạn chế Những thông tin về DLDVCĐ đến với du khách còn nghèo nàn, người dân tham gia vào hoạt động du lịch còn hạn chế về số lượng, chất lượng, thu nhập và chất lượng cuộc sống cộng đồng còn thấp
Bên cạnh đó, các nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động
du lịch tại điểm đến du lịch hiện nay ở Việt Nam chưa nhiều, đặc biệt chưa có một nghiên cứu nào về du lịch tại đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận Để đánh giá nhận thức
và sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch đặc biệt là tại các điểm đến du lịch đảo, xem xét sự giới hạn và nhạy cảm của nguồn tài nguyên đòi hỏi có những công trình nghiên cứu tổng thể, khoa học về các nguồn lực, thực trạng và giải pháp thu hút sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch nhằm mang lại hiệu quả
Trang 12kinh tế, xã hội, môi trường bền vững cho các chủ thể tham gia đặc biệt là CĐĐP Vì
vậy, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du
lịch tại huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận” là cần thiết, nhằm góp phần vào
phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận hiện tại và tương lai
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Các nghiên cứu về DLDVCĐ nói chung và nghiên cứu về nhận thức cũng như sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch nói riêng được thực hiện rất nhiều tại các nước phát triển Trong những năm gần đây, đề tài này cũng đang được các học giả tại các nước đang phát triển đặc biệt quan tâm Mặc dù, DLDVCĐ là loại hình du lịch ra đời từ rất lâu nhưng sự phát triển của nó theo hình thức bền vững chỉ mới bắt đầu sau khi con người nhận thấy thách thức của du lịch đại chúng gây ra những vấn đề tác động tiêu cực đến xã hội, văn hóa và môi trường Do đó, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đây là một trong những hướng nghiên cứu mới với nhiều công trình được thực hiện với quy mô, phạm vi và địa phương khác nhau
Trên thế giới
Từ buổi đầu, tầm quan trọng của DLDVCĐ được chú ý qua công trình của
Murphy mang tên “Du lịch: một sự tiếp cận theo hướng cộng đồng” [56] Sau đó,
nhiều nhà nghiên cứu khác thực hiện các công trình về DLDVCĐ như: Okazaki (2008), Richards and Hall (2000), Aref (2011), Bramwell (2014), Ap (1992), Tosun (2000) Những công trình của các nhà nghiên cứu này phân tích mối quan hệ giữa
du lịch và CĐĐP bao gồm sự tham gia của cộng đồng, nhận thức của cộng đồng và
sự ủng hộ của cộng đồng đối với hoạt động du lịch Ngoài ra, có các công trình phân tích năng lực của cộng đồng và vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch như: France (1998); Aref (2010, 2011); Hassan (2012) Bên cạnh đó, các công trình khác của các tác giả Choi (2005); Murphy (1985); Ap (1992); Johnson (1994) cho rằng sự tham gia và hợp tác của các bên liên quan được xem như là một yếu tố quan trọng của sự phát triển du lịch bền vững
Về du lịch đảo, tác giả Swarbrooke nhận định, bên cạnh những thách thức giống như du lịch ở đất liền thì du lịch đảo còn đối diện với nhiều thách thức hơn do
sự biệt lập, chi phí vận chuyển, môi trường dễ bị tổn thương [70] Để vượt qua
Trang 13những thách thức này, nhiều nhà nghiên cứu, tổ chức chính phủ, cá nhân tại các nước đang phát triển cho rằng phát triển DLDVCĐ được xem là một trong những hình thức hoàn hảo của du lịch bền vững tại các đảo Đây được xem là công cụ để phát triển cộng đồng Bên cạnh đó, tác giả Mustapha đưa ra các rào cản sự tham gia của cộng đồng trong đưa ra các quyết định về hoạt động du lịch Cụ thể, nghiên cứu trường hợp đảo Tioman tại Malaysia Tác giả cho rằng, để khuyến khích và động viên người dân tham gia, tất cả các bên liên quan đến hoạt động du lịch cần phải làm việc cùng nhau để xóa đi những rào cản về văn hóa, người dân phải thay đổi thái độ và xác định du lịch là một trong những ngành mang lại lợi ích cho họ Đồng thời họ phải nhận thức được quyền của họ trong các dự án, quyết định, kế hoạch du lịch tại địa phương [58]
Theo cách nhìn thực tế, nhiều bài báo, tạp chí về DLDVCĐ tập trung vào các yếu tố thành công của DLDVCĐ Trong đó, tác giả Tosun cho rằng để đạt được du lịch bền vững ở cấp độ địa phương tại các nước đang phát triển đòi hỏi phải có sự lựa chọn về chính trị gắt gao, qui trình đưa ra các quyết định chặt chẽ và đáng tin cậy cùng với đó là sự hợp tác của các nhà điều hành du lịch quốc tế và các cơ quan
hỗ trợ khác [70] Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động DLDVCĐ trên thế giới có các công trình tại Châu Á của tác giả Jame Elliott (1987), Omodi K
(2010), Nyaupaneet al (2006), Okazaki (2008) và Kayat (2010) đều cho rằng để
phát triển du lịch có sự tham gia của các bên liên quan đòi hỏi phải có sự thay đổi tổng thể trong xã hội, chính trị và cấu trúc kinh tế tại điểm đến đó Tại Mỹ La tinh,
như ở Braxin có công trình của tác giả Guerreiro, (2007); Ecuador (Ruiz et al.,
2008), Peru (Mitchell, 2001; Zorn and Farthing, 2007) lại tìm thấy rằng để sự tham gia của cộng đồng đạt được mức độ cao nhất đòi hỏi hoạt động du lịch phải mang lại lợi ích về kinh tế, xã hội cho hầu hết người dân nơi điểm đến
Về khía cạnh phát triển du lịch theo hướng tiếp cận cộng đồng chẳng hạn như: nhận thức của cộng đồng, thái độ của cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch có các tác giả Liu J (1987), Aref (2011), Eshliki (2012), Breugel (2013), Rojana (2013), Ming (2014) Những công trình này đều đưa ra sự liên kết chặt chẽ giữa mức độ tham gia của cộng đồng và nhận thức của cộng đồng
Trang 14cũng như thái độ của họ đối với các chiến lược phát triển du lịch Theo Choi và Sirikaya (2005), sự tham gia của cộng đồng đóng vai trò quan trọng đến sự thành công của ngành du lịch và được xem như là một trong những sản phẩm du lịch và kết quả của quá trình đưa ra quyết định quan trọng về các chiến lược du lịch Bên
cạnh đó, nhiều tác giả đã sử dụng các thuyết cơ bản như “Thuyết về sự trao đổi xã
hội” (Social Exchange Theory)và thuyết về “sự tham gia của cộng đồng” của các
tác giả Pretty (1995) và France (1998) để đánh giá và xác định mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch
Ở Việt Nam
Tại Việt Nam, công trình nghiên cứu về DLDVCĐ đã xuất hiện từ rất sớm
và thu hút nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức tham gia Trước hết là cuốn:“Tài
liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng”với mục đích chia sẻ các kinh nghiệm
xây dựng mô hình du lịch cộng đồng nâng cao đời sống người dân nghèo ở các vùng miền khác nhau trên cả nước nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường, văn hóa truyền thống địa phương, do Quỹ Châu Á hỗ trợ và phối hợp với Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (VIRI)
Các nghiên cứu về nhận thức của cộng đồng đối với tác động của du lịch, sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch cũng như sự ủng hộ của họ đối với sự phát triển du lịch có các công trình tiêu biểu như: P.H.Long, năm 2010, 2012 nghiên cứu về nhận thức của cộng đồng đối với tác động của du lịch tại vườn quốc gia Cúc Phương và Vịnh Hạ Long Trong nghiên cứu, tác giả đã xác định tính ứng dụng của
thuyết “trao đổi xã hội” trong việc xác định nhận thức của CĐĐP về các tác động
do hoạt động du lịch mang lại và sự ủng hộ của cộng đồng dân cư tham gia vào hoạt động phát triển du lịch tại địa phương [51, 52]
Tác giả Bùi Thị Thanh Vân với nghiên cứu vào năm 2015“Ý thức cộng đồng
và sự tham gia là chìa khóa cho sự phát triển du lịch trong quá trình toàn cầu hóa”áp dụng phương pháp tiếp cận ý thức cộng đồng và sự tham gia đối với phát
triển du lịch ở phố cổ Đồng Văn, tỉnh Hà Giang cho thấy ý thức cộng đồng và sự tham gia là một trong những yếu tố quan trọng giúp du lịch phát triển lâu dài, bền vững trong quá trình toàn cầu hóa [84]
Trang 15Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Quốc Nghi cùng cộng sự, năm 2012, với
nghiên cứu “các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng
đồng của người dân tỉnh An Giang” xác định 05 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
tham gia tổ chức du lịch của người dân gồm: trình độ học vấn, qui mô gia đình, thu nhập, vốn xã hội và nghề truyền thống Trong đó, nhân tố qui mô gia đình tác động mạnh nhất đến quyết định tham gia phát triển du lịch của người dân [7]
Luận văn thạc sĩ của Tạ Tường Vi năm 2013, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, sử dụng phương pháp KAP để đánh giá kiến thức, thái độ
và kỹ năng của người dân trong hoạt động du lịch, lấy trường hợp tại địa đạo Củ Chi - thành phố Hồ Chí Minh [24]
Ngoài ra,có một số nghiên cứuđề cập đến vai trò của cộng đồng trong phát
triển du lịch có thể kể đến như: “Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn
và phát huy giá trị di sản thế giới quần thể danh thắng Tràng An” của Nguyễn Thị
Quỳnh Anh và “Vai trò của cộng đồng trong phát triển thương hiệu du lịch” của
Võ Sáng Xuân Lan Trường Đại học Văn Lang – Thành phố Hồ Chí Minh, các nghiên cứu này đều cho rằng sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch góp phần phát triển thương hiệu du lịch cũng như bảo tồn các giá trị văn hóa địa phương
Đối với tỉnh Bình Thuận, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh năm 2014 “Du
lịch cộng đồng tỉnh Bình Thuận, mô hình và giải pháp phát triển trong giai đoạn tới” nghiên cứu, đánh giá khó khăn và đưa ra các giải pháp khả thi để phát triển du
lịch cộng đồng tại Bình Thuận, xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại các vườn thanh long ở Hàm Thuận Nam và mô hình du lịch cộng đồng tại làng Chăm, Bắc
Bình Tại Hội thảo “Du lịch cộng đồng, giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại
Bình Thuận” tổ chức năm 2015 tại Mũi Né – Bình Thuận, nhấn mạnh vai trò cần
thiết của du lịch cộng đồng trong phát triển kinh tế, xã hội nói chung và phát triển
du lịch tỉnh nhà
Mặc dù có nhiều nghiên cứu về nhận thức của cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng trên thế giới và một số nghiên cứu ở Việt Nam, nhưng các nghiên cứu này chưa có sự kết nối đầy đủ về xác định mức độ tham gia của cộng đồng theo
Trang 16thuyết “tham gia” của Pretty (1995) và nhận thức của cộng đồng đối với tác động
do du lịch mang lại cũng như việc sử dụng thuyết “trao đổi xã hội” để giải thích sự
ủng hộ của người dân đối với các dự án du lịch tại địa phương Sự kết nối này sẽ góp phần khai thác sự sẵn sàng của người dân trong tham gia vào hoạt động du lịch trên đảo đồng thời chứng minh kết quả của các nghiên cứu trước và xác định được các yếu tố khác có thể tác động đến các quyết định của địa phương Hơn nữa, nghiên cứu này cũng rất cần thiết đối với các bên tham gia trong hoạt động du lịch trong việc xây dựng kế hoạch phát triển du lịch khả quan hơn đồng thời hạn chế tối
đa tác động tiêu cực của sự phát triển du lịch đến cư dân địa phương
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Nghiên cứu mức độ tham gia và thái độ, nhận thức của cộng đồng đối với việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại huyện đảo Phú Quý Từ đó, đề xuất giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển du lịch huyện đảo một cách bền vững
3.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ sau:
Tổng quan các cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
Điều tra và đánh giá thực trạng hoạt động DLDVCĐ tại huyện đảo Phú Quý cũng như nhận thức và sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cộng đồng, thu hút cộng đồng
tham gia vào hoạt động du lịch ở huyện đảo Phú Quý
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là hoạt động DLDVCĐ, trọng tâm là
sự tham gia vào hoạt động du lịch của cộng đồngtại huyện đảo Phú Quý
4.2 Phạm vi
Về nội dung: Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào du lịch trong việc
phát triển DLDVCĐ ở huyện đảo Phú Quý
Về không gian: Nghiên cứu tại 03 xã đảo: Tam Thanh, Ngũ Phụng, Long Hải
của huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận
Trang 17Về thời gian: Các số liệu, thông tin phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập
và cập nhật từnăm 2010 đến năm 2016
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau
đã được sử dụng:
5.1 Các phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Các thông tin này được thu thập từ các công trình nghiên cứu, giảng dạy như: giáo trình, bài báo của các tác giả trong và ngoài nước, trang website điện tử Những thông tin thực tế liên quan đến cộng đồng khu vực nghiên cứu được thu thập thông qua niên giám thống kê Bình Thuận, các báo cáo, kế hoạch, chương trình, dự
án, Nghị quyết của UBND huyện đảo Phú Quý và của 03 xã đảo: Tam Thanh, Ngũ Phụng, Long Hải
5.2 Các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Phương pháp thực địa (điền dã): Phương pháp này đã giúp cho tác giả có trải
nghiệm thực tế về vấn đề nghiên cứu Lập kế hoạch khảo cứu thực tế kết hợp với việc thu thập tư liệu bằng văn bản bản cứng, bản mềm, chụp ảnh tư liệu, quan sát ghi chép các nguồn tri thức thực tiễn thông qua 3 chuyến đi thực tế tại huyện đảo Phú Quý từ tháng 7/2015 đến tháng 4/2015
- Chuyến đi thứ 1: Thực hiện vào tháng 7/2015 với mục đích khảo sát tổng quan huyện đảo Phú Quý Mục đích chuyến khảo sát này là rà soát, so sánh, đối chiếu thông tin, dữ liệu thứ cấp đã thu thập với tình hình thực tế và có cái nhìn tổng thể về vấn đề nghiên cứu, khảo sát tài nguyên du lịch tại huyện đảo, trải nghiệm tham quan tất cả các phong cảnh, đình chùa, ẩm thực, tìm hiểu người dân, chụp hình, thu thập tư liệu thứ cấp tại huyện đảo Phú Quý Trên cơ sở đó vạch ra lộ trình, lịch trình và nhiệm vụ cho các đợt khảo sát tiếp theo
- Chuyến đi thứ 2: Thực hiện vào tháng 2/2016, khảo sát các điều kiện kinh
tế, văn hóa, xã hội và sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại 03 xã đảo Tam Thanh, Ngũ Phụng, Long Hải
- Chuyến đi thứ 3: Thực hiện vào tháng 4/2016 nhằm bổ sung, cập nhật một
số thông tin còn thiếu để hoàn chỉnh luận văn
Trang 18Phương pháp điều tra xã hội học thông qua phỏng vấn: Để có được những nhận
định khách quan, tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn nhằm tham khảo ý kiến, kinh nghiệm, cách thức quản lý, tổ chức hoạt động DLDVCĐ từ sở, ngành bao gồm các cán bộ quản lý về du lịch của địa phương Người phỏng vấn được phỏng vấn trực tiếp theo phương pháp phỏng vấn cấu trúc với một số câu hỏi chuẩn bị sẵn
Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: Được sử dụng để thu thập
thông tin Vì điều kiện thời gian và cách trở về khoảng cách nên chỉ phát được 315 phiếu cho người dân địa phương và số phiếu thu về là 306 phiếu Đối tượng phỏng vấn chủ yếu là chủ hộ gia đình
5.3 Các phương pháp và công cụ xử lý dữ liệu
Để phân tích các dữ liệu một cách đúng đắn, tiếp cận được bản chất của vấn đề, luận văn có sử dụng các phương pháp xử lý dữ liệu khác nhau như: phương pháp thống
kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp:Lựa chọn sắp xếp các thông tin theo nội dung nghiên cứu, sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp thành các nhận định, báo cáo nhằm có được nội dung phù hợp với tổng thể và đối tượng nghiên cứu Công cụ chính để xử lý là Excel, SPSS 18.0 để dựng các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ và tổng hợp số liệu thống kê
Sơ đồ tiến trình thực hiện đề tài:
Lựa chọn tên đề tài → xây dựng đề cương → sưu tầm, lưu trữ, lập danh mục tài liệu liên quan đến luận văn → khảo sát (điền dã lần 1)→ viết luận văn → khảo sát (điền dã lần 2) → khảo sát (điền dã lần 3)→ viết báo → hoàn chỉnh luận văn
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương
Chương 1 Cơ sở lí luận về DLDVCĐ và sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại vùng biển, đảo
Chương 2 Thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch tại huyện đảo Phú Quý
Chương 3 Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động
du lịch tại huyện đảo Phú Quý
Trang 19Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG VÀ
SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
TẠI VÙNG BIỂN, ĐẢO 1.1 Đảo và du lịch đảo
1.1.1 Đảo
Theo Công ước Luật biển 1982, “ đảo là một vùng đất hình thành một cách
tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước” [2,
tr.3]
1.1.2 Khái niệm Du lịch đảo
Du lịch đảo không phải là hiện tượng mới xuất hiện gần đây Hai ngàn năm trước, người La Mã đã xem quần đảo Capri như là một điểm đến cho những kỳ
nghỉ Theo Keane “Những đảo nhỏ hấp dẫn khách du lịch bởi vì nó tạo ra được
cảm giác xa cách, biệt lập, hòa bình, yên tĩnh và không ấn định thời gian” [69,
tr.954] Đối với Conlin và Baum “Sự hấp dẫn của đảo là khi chúng ta được đến
Mediterranean, vùng biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, là những nơi mà con người đến đó để thư giãn và cảm giác trẻ lại sau kì nghỉ, nơi đây có một truyền thống lâu dài và nó vẫn tiếp tục không bao giờ kết thúc” [69, tr.955]
Sự biệt lập về tự nhiên và địa lý của đảo đã làm cho đảo trở thành điểm đến
thu hút lượng lớn khách du lịch Khách du lịch đi tìm sự thư giãn và thoát khỏi cuộc sống hàng ngày, cảm giác sung sướng khi trên những con thuyền vượt sóng hoặc những chuyến bay từ đất liền ra đảo Tuy vậy, sự tách biệt này tạo ra những cản trở
và ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển du lịch trên đảo Phát triển bền vững phải
là mục tiêu của kế hoạch phát triển đối với hầu hết các đảo bởi vì đảo là hệ thống hòa nhập dễ bị tổn thương Đất và nguồn tài nguyên bị hạn chế [44,tr.14] , vì
thế có thể dễ dàng bị cạn kiệt do nhu cầu tiêu dùng với sự phát triển của du lịch Hàng hóa được nhập khẩu làm giảm sự đầy đủ của đảo Cơ sở hạ tầng của đảo thường ít được phát triển và phát triển không tương xứng với sự gia tăng số lượng khách du lịch, nước và năng lượng cung cấp cho cư dân trên đảo hạn chế Nước, năng lượng, chất thải và quản lý hệ thống ống thải trên đảo là vấn đề quan trọng mà
Trang 20phải được kiểm tra trong suốt quá trình phát triển, bởi vì nguồn tài nguyên và không gian có giới hạn
Như vậy, du lịch đảo mang nhiều yếu tố thu hút khách, nhưng cũng thách thức đối với sự thành công lâu dài và các chính sách phát triển Đảo đối mặt với sự thiếu hụt lớn về nhiều mặt do đặc điểm biệt lập, dân số ít cũng như diện tích nhỏ Vấn đề lớn là sự thiếu hụt về nguồn tài nguyên cơ bản, thị trường nội địa nhỏ, quy
mô kinh tế nhỏ, bộ máy tổ chức và cơ sở hạ tầng giới hạn và bị phụ thuộc nhiều vào nguồn lực bên ngoài Như vậy, khả năng nắm bắt nhu cầu để thu hút lượng lớn khách du lịch đến với đảo là việc quan trọng của địa phương, cũng như tác động do hoạt động du lịch mang lại cho đảo
1.1.3 Đặc điểm của du lịch đảo
Hiện nay, du lịch biển, đảo có vai trò đặc thù và vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch ở các quốc gia có biển trên thế giới Đây là một xu thế tất yếu góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội ven biển, thoả mãn nhu cầu ngày một tăng của khách du lịch Bên cạnh xu thế phát triển du lịch biển, đảo do nhu cầu khách quan, xu thế này còn không nằm ngoài xu thế chung về phát triển xã hội của loài người khi các giá trị tài nguyên trên lục địa ngày càng bị suy thoái, khai thác cạn kiệt
Các đảo hấp dẫn khách du lịch do sự khác biệt về môi trường, văn hóa, xã hội Đến với đảo, du khách được thưởng thức không khí trong lành, cảm giác thoải
mái Đồng thời với sự biệt lập về địa lý, đảo vẫn còn lưu giữ một nền văn hóa đồng nhất và nguyên vẹn hơn so với các vùng khác trên đất liền Có rất nhiều dạng đảo như: đảo lớn, đảo nhỏ, đảo lẻ, đảo gần đất liền, đảo đã có hoạt động công nghiệp hóa và trở thành đô thị, đảo có dân số đông, đảo ít dân, đảo có phương tiện giao thông phát triển, đảo chưa được khai thác… Với mỗi loại đảo có những chính sách
và khuynh hướng phát triển khác nhau, tuy nhiên theo quan điểm phát triển du lịch bền vững thì tất cả các hoạt động du lịch phải đảm bảo các nguyên tắc: giảm tiêu cực do hoạt động du lịch mang lại; tối đa mặt tích cực của hoạt động du lịch; phát triển du lịch bền vững tại điểm đến du lịch mới; bảo tồn điểm đến du lịch đã có và quản lý bền vững
Trang 21Hoạt động du lịch trên đảo có khuynh hướng đối mặt với những thách thức tương tự như đối với du lịch tại các vùng khác trên đất liền Tuy nhiên, môi trường
tự nhiên và môi trường xã hội ở các đảo thường nhạy cảm và dễ bị tổn thương khi muốn mở rộng qui mô hoạt động du lịch Nhiều đảo thu hút khách du lịch nhưng nếu không được quản lý tốt thì sẽ nhanh chóng dẫn đến những tiêu cực
Do vị trí biệt lập với đất liền nên thách thức lớn nhất của hoạt động du lịch
trên các đảo có diện tích nhỏ là sự gia tăng lượng khách quá lớn vào mùa cao điểm Khi số lượng khách đến đảo quá tải, gây khủng hoảng một số vấn đề: thiếu nước sạch; thiếu phương tiện giao thông; người dân trên đảo cảm nhận một sự xâm nhập
ồ ạt của số lượng lớn khách du lịch tại cộng đồng của mình; cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật trên đảo như: hệ thống nước thải, điện, nước, thông tin liên lạc, nhà hàng, khách sạn… sẽ không thể đáp ứng nhu cầu của khách du lịch
Hàng hóa, thực phẩm trong mùa cao điểm có thể dẫn đến thiếu hụt trong
đáp ứng nhu cầu cho khách, đặc biệt đối với những đảo có diện tích nhỏ Thực phẩm phục vụ khách du lịch thường phải mang từ đất liền, từ đó làm cho giá cả tăng cao và kéo theo những vấn đề liên quan khác
Dịch vụ vận chuyển ra đảo thường mang tính mùa vụ, điều này gây cản
trở cho hoạt động du lịch ngoài mùa cao điểm, giá cao, làm giảm sự lôi cuốn đối với khách du lịch Trong một số trường hợp, những chuyến tàu có chất lượng dịch vụ kém làm cho du khách không thích thú khi lựa chọn loại phương tiện này Do vậy những khách du lịch sợ đi máy bay hoặc đi bằng đường biển hiển nhiên không lựa chọn hình thức du lịch trên đảo Bên cạnh đó, khách du lịch thường trải nghiệm với thời gian ngắn và chi phí chuyến đi thấp
Vậy phát triển du lịch bền vững ở các đảo đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường, văn hóa, xã hội, áp lực kinh tế, giao thông vận tải giữa đất liền với đảo và giữa các đảo Việc phát triển du lịch bền vững mang lại nhiều thách thức đối với các
đảo nhỏ, xa đất liền
Tóm lại, đảo, đặc biệt là các đảo nhỏ, là một hệ thống rất nhạy cảm dễ bị xâm nhập do đó đòi hỏi trong phát triển du lịch đảo phải tập trung vào phát triển bền vững và trong hội nhập phải có sự hòa hợp giữa kinh tế, phát triển nhân lực và bảo vệ môi trường Sau đây là một số lưu ý trong phát triển du lịch tại đảo:
Trang 22 Cần phải xây dựng các chính sách, kế hoạch và quản lý thích hợp, cần thiết đối với các vấn đề về tự nhiên và con người trong hoạt động du lịch;
Cách tiếp cận của du lịch đảo là không ngược lại với sự phát triển nhưng cần phải chú ý đến phát triển có giới hạn và du lịch phải được phát triển trong giới hạn được đề ra;
Phát triển phải mang tầm chiến lược lâu dài hơn là ngắn hạn;
Quản lý du lịch không chỉ đối với vấn đề môi trường mà phải quan tâm đến tất cả các khía cạnh kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị;
Du lịch bền vững phải là mục tiêu cho tất cả các chính sách, hành động, đưa ý tưởng của hoạt động du lịch bền vững vào thực tế và có những giới hạn cho mục tiêu ngắn hạn và dài hạn Hoạt động du lịch trên đảo phải luôn nằm trong tầm kiểm soát
1.2 Cộng đồng và Du lịch dựa vào cộng đồng
1.2.1 Cộng đồng
Upadhya cho rằng: “Cộng đồng được nhìn nhận như là tập hợp người dựa
vào sự gắn bó cùng huyết thống, ngôn ngữ, lịch sử, địa lý và trên hết là văn hóa”
[82, tr.68] Bill Lee định nghĩa “Cộng đồng đơn giản chỉ là một nhóm người mà có
chung một vài thứ gì đó” [82, tr.67] Tại Ai Cập, quan niệm cộng đồng là “tình bằng hữu” hoặc “một nhóm người đến với nhau vì sự hỗ trợ lẫn nhau và để đáp ứng nhu cầu cơ bản của họ” [82, tr.67] Roberts nhận thấy cộng đồng như là “một tập hợp người có cùng nhận thức về một số vấn đề hoặc có cùng mục tiêu lớn, những người
mà đã qua một quá trình hiểu biết về chính họ, về môi trường của họ và đã hình thành nên mục tiêu của nhóm” [82, tr.69]
Có thể phân chia cộng đồng thành năm loại như sau:
Cộng đồng phân chia theo địa lý hoặc láng giềng
Đây là loại cộng đồng đạt được sự thống nhất cao giữa các nhà nghiên cứu
Nó được phân chia ranh giới bằng sự phân biệt và biệt lập về tự nhiên, chẳng hạn như bằng một dòng sông, một con đường Trong một thị trấn có thể có nhiều khu láng giềng, mỗi khu có những đặc trưng riêng về: tôn giáo, đẳng cấp, giàu, nghèo
Cộng đồng giống nhau
Trang 23Cộng đồng này bao gồm những cá nhân có đặc tính hoặc thuộc tính giống nhau, chẳng hạn có chung nền văn hóa: ngôn ngữ, âm nhạc, tôn giáo, phong tục…Giống nhau có thể dựa vào độ tuổi, giới tính và bản năng giới tính Cộng đồng giống nhau cũng có thể hoặc không thể được phân chia theo ranh giới địa lý
Cộng đồng vì lợi ích hoặc sự đoàn kết
Loại cộng đồng này không liên quan đến phong trào xã hội chẳng hạn như quyền phụ nữ, đảng phái chính trị, hòa bình và môi trường, bảo vệ cây xanh hoặc là giáo dục công Một cộng đồng vì lợi ích hiện tại đồng thời có trong các không gian địa lý khác nhau Những cá nhân có thể được kết nối với cộng đồng vì lợi ích của
họ ở những mức độ địa phương hoặc mức độ toàn cầu Cộng đồng vì lợi ích có thể
là chính thức hoặc không chính thức hoặc cả hai Trong tất cả các trường hợp, những cá nhân trở thành một phần trong cộng đồng này là tự nguyện
Cộng đồng có chủ đích
Những cá nhân đến với nhau tự nguyện và hỗ trợ lẫn nhau Những thành viên có thể chia sẻ lợi ích với nhau, đặc điểm giống nhau hay cùng khu vực với nhau Ví dụ mẹ của những đứa trẻ, sinh viên lập thành các nhóm nghiên cứu hoặc những người về hưu gặp nhau một tuần một lần tại công viên địa phương
Cộng đồng bản địa
Theo như UNEIS1cộng đồng bản địa là những người dân và những quốc gia
mà cộng đồng của những người này luôn giữ được một sự liên tục về lịch sử và xã hội của họ trong khi họ bị xâm lược hoặc thuộc địa Cuộc sống của họ hoặc một phần cuộc sống của họ khác với xã hội hiện tại đang thịnh hành tại những lãnh thổ này Họ sở hữu những lĩnh vực không chiếm ưu thế trong xã hội và được xác định
để bảo vệ, phát triển và trao cho thế hệ tương lai trên lãnh thổ tổ tiên của họ; Sự đặc trưng về dân tộc cũng như tồn tại nét cơ bản theo như mẫu hình văn hóa, xã hội và
hệ thống luật mà họ sở hữu
Thuật ngữ cộng đồng trong du lịch được hiểu “là người có liên quan chặt
chẽ với các vấn đề phát triển du lịch ở địa bàn, là những người dân địa phương có liên quan đến kinh doanh du lịch, là những cán bộ thôn, xã, già làng trưởng bản có
1 Cơ quan Liên hợp quốc về các vấn đề xã hội và kinh tế
Trang 24vai trò quan trọng trong đời sống của cư dân” [14, tr.41-42] Vậy cộng đồng ở đây
có thể là người nông dân, ngư dân, người dân tộc thiểu số…phục vụ khách du lịch như một hướng dẫn viên, người chèo thuyền, người bán hàng lưu niệm, đặc sản địa phương hoặc người phục vụ nhà hàng, quán ăn, khách sạn, homestay…
Tại các nước đang phát triển, cư dân ở vùng biên giới, hải đảo, nông thôn, miền núi có trình độ thấp, thiếu thông tin kiến thức về pháp luật Họ không hiểu rõ
về quyền lợi và nghĩa vụ của mình Do vậy, để các dự án, kế hoạch được triển khai tại địa phương được người dân hưởng ứng đúng theo quy định, vai trò của các cán
bộ xã, thôn, già làng là những nhân tố quan trọng tạo nên động lực của cộng đồng Đây cũng chính là đặc trưng về cộng đồng của các nước đang phát triển mà Việt Nam là điển hình Trong nghiên cứu này, cộng đồng được xác định là những cư dân cùng với cán bộ thôn, xã sinh sống trên đảo Phú Quý, có sự gắn kết với nhau trong các hoạt động kinh tế, văn hóa và tương tác xã hội với nhau
Chính điều này đã mang lại một phong trào mới, hay đúng hơn là một sự tiếp cận mới trong du lịch, từ đó DLDVCĐ ra đời Phong trào này là cách nhìn, cách làm du lịch, trong đó người dân địa phương được kiểm soát và tham gia vào phát triển cũng như giám sát hoạt động du lịch Mục đích là để giữ lại phần lớn lợi ích về kinh tế cho cộng đồng cư dân điểm đến Với sự ưu tiên này, các nhà lãnh đạo du lịch thế giới cho rằng các nước nên ủng hộ tối đa việc tham gia của cộng đồng vào
Trang 25các dự án gồm: thực hiện, quản lý, đánh giá quá trình xây dựng kế hoạch, chương trình, dự án du lịch tại địa phương
Du lịch là hoạt động tham quan phong cảnh và gặp gỡ giữa con người với con người, do đó du lịch không thể tồn tại ngoài cộng đồng người dân điểm đến Vậy vai trò của cộng đồng và du lịch phải được xem xét đồng thời – nếu có bất kỳ
sự thay đổi nào đối với một trong hai thì sẽ ảnh hưởng đến cái còn lại Hiển nhiên,
du lịch là một trong những công cụ phát triển cộng đồng quan trọng, đặc biệt là ở những vùng biên giới hoặc cộng đồng ít người như: vùng dân tộc thiểu số, vùng xa
và vùng nông thôn
Từ thập niên của những năm 1950 và 1960, phát triển cộng đồng là một chủ
đề quan trọng được thế giới quan tâm, cụ thể là sự liên quan của cộng đồng địa phương vào quá trình đưa ra quyết định không được thực hiện tại các nước có nền chính trị áp đặt từ trên xuống dưới
DLDVCĐ hình thành từ những năm 1970, như là hoạt động chống lại tác động tiêu cực của mô hình phát triển du lịch đại chúng trên thế giới Khi còn phôi thai, hầu hết các chương trình DLDVCĐ chỉ diễn ra trong những cộng đồng nông thôn nhỏ, xa xôi, những nơi còn hẻo lánh, thưa thớt dân cư và khu bảo tồn thiên nhiên thông qua hình thức du lịch sinh thái Khách du lịch đến tham quan gặp nhiều khó khăn về đường đi, ăn ở, do đó phải cần sự hỗ trợ của người dân Từ đó, các khái niệm về DLDVCĐ ra đời
Từ những năm 1980, một sự kêu gọi tham gia của cộng đồng trong nhiều dự
án phát triển nông thôn đã trở thành một vấn đề cần thiết và hầu hết các quốc gia trên thế giới bắt đầu quan tâm, xem cộng đồng là nguồn lực chính trong việc duy trì, phát triển sản phẩm du lịch chất lượng
Nhờ có DLDVCĐ, cuộc sống người dân được cải thiện, tạo thêm thu nhập, bảo tồn được nền văn hóa địa phương, cũng như môi trường sống được người dân quan tâm Dần dần loại hình du lịch này được phổ biến, đầu tiên tại các nước Châu Phi, Châu Úc, Châu Mỹ vào những năm 1980 và 1990 thông qua các tổ chức phi chính phủ, hội Thiên nhiên thế giới Nhờ đó, DLDVCĐ bắt đầu phát triển mạnh ở các nước Châu Á, trong đó có các nước khu vực ASEAN [14, tr.44]
Trang 261.2.2.2 Khái niệm
Thuật ngữ “DLDVCĐ” xuất hiện từ những năm 90, thế kỷ XX, được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đề cập Ở Thái Lan, DLDVCĐ được định
nghĩa: “Du lịch phải tính đến tính bền vững về văn hóa, xã hội và môi trường Du
lịch được quản lý và sở hữu bởi cộng đồng, vì cộng đồng, với mục đích làm cho khách du lịch tăng nhận thức của họ, họ hiểu biết về cộng đồng và lối sống của địa phương đó” [61, tr.4]
Trong khi đó, WWF nhấn mạnh vai trò kiểm soát và lợi ích của cộng đồng
khi tham gia du lịch: “DLDVCĐ là một hình thức du lịch, ở đó CĐĐP có vai trò
quan trọng trong kiểm soát và liên quan đến hoạt động du lịch Sự phát triển, quản
lý du lịch và tỉ lệ của những lợi ích còn lại thuộc về cộng đồng” WWF cho rằng
khái niệm cộng đồng phụ thuộc vào “những cấu trúc xã hội và tổ chức” và “cộng
đồng phải giữ lại những cá nhân khởi xướng của cộng đồng” [86, tr.2]
Tại Việt Nam, DLDVCĐ đƣợc nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến Nhấn
mạnh vai trò của phương thức phát triển du lịch cộng đồng trong công tác bảo tồn
môi trường tự nhiên và văn hóa, tác giả Võ Quế cho rằng đó là:“Phương thức phát
triển du li ̣ch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các di ̣ch vụ để phát triển
du li ̣ch , đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường , đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du li ̣ch
và bảo tồn tự nhiên” [9].Còn tác giả Bùi Thị Hải Yến có cách nhìn về DLDVCĐ:“…là phương thức phát triển bền vững mà ở đó CĐĐP có sự tham gia
trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch Cộng đồng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; của chính quyền địa phương cũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn khai thác tài nguyên môi trường du lịch bền vững, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú,
có chất lượng cao và hợp lý của du khách”[26, tr.30-31]
Nhìn chung, các khái niệm DLDVCĐ đều chứa đựng các nội dung chủ yếu sau:
- DLDVCĐ là du lịch bền vững, khách du lịch là người mang lại lợi ích và cũng gây ra những tiêu cực về kinh tế, văn hóa, xã hội theo việc thụ hưởng các giá trị về môi trường sinh thái tự nhiên và văn hóa khi đến với một CĐĐP cụ thể
Trang 27- CĐĐP là người hỗ trợ khách du lịch có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức của mình về tài nguyên du lịch tại không gian sinh sống của CĐĐP
- CĐĐP sẽ nhận được lợi ích về mặt kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo tồn văn hóa bản địa; ngày càng được tăng cường về khả năng tổ chức, vận hành và thực hiện các hoạt động, từ đó cộng đồng ngày càng phát huy vai trò làm chủ của mình
1.3 Sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch tại các vùng biển, đảo
Định nghĩa về sự tham gia của cộng đồng còn nhiều tranh cãi và chưa có sự
thống nhất chung WTO nhìn nhận: “Sự tham gia của cộng đồng như quy trình cư
dân đưa ra quan điểm của họ và đạt được sự tham gia trong việc đưa ra quyết định”[81] Hơn nữa, nhiều nhà nghiên cứu có cùng quan điểm rằng sự tham gia của
cộng đồng giúp cải thiện quy trình đưa ra quyết định và tận dụng hiệu quả nguồn lực địa phương
Tosun định nghĩa: “Sự tham gia của cộng đồng như là một hình thức hoạt động
trong đó các cá nhân đối diện với cơ hội và trách nhiệm về quyền công dân”
[73,tr.115] Đối với Askew:“Sự tham gia của cộng đồng là một quy trình trao quyền và
giáo dục mà trong đó mọi người cộng tác với nhau, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn và xác định nhu cầu cũng như gánh vác trách nhiệm để xây dựng kế hoạch, quản lý, kiểm soát và tiếp cận những hoạt động tập thể cần thiết” [58, tr.104]
Vậy, sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tạo ra sự phân chia lợi ích công bằng và hạn chế tối đa tác động tiêu cực Tuy nhiên, để đạt được sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch không phải dễ dàng thực hiện Đây là một quá trình phức tạp, cần phải nghiên cứu các khía cạnh của cộng đồng như: kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội, đồng thời ứng dụng các thuyết tham gia trong tổng hợp, phân tích, đánh giá thái độ, nhận thức và hành vi của cộng đồng
1.3.1 Các cấp độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại đảo
Tác giả Pretty (1995) đã xây dựng lý thuyết về sự tham gia của cộng đồng trong các dự án phát triển, chủ yếu tập trung vào vùng nông thôn Mô hình này mô
tả 7 cấp độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển từ cấp độ thấp nhất đến cấp độ cao nhất
Trang 28Bảng 1.1: Lý thuyết về các mức độ tham gia của cộng đồng
1 Sự tham gia bị
động
Con người tham gia do được nói cho biết những gì sẽ xảy ra hoặc đã xảy ra rồi mà không có khả năng thay đổi nó Thông
tin được chia sẻ chỉ thuộc về những chuyên gia bên ngoài
2 Tham gia trong
việc đƣathông
tin
Cư dân tham gia bằng cách trả lời những câu hỏi được soạn thảo bởi những nhà nghiên cứu và những nhà phát triển Cư dân không có cơ hội để ảnh hưởng đến các hoạt động, vì kết quả nghiên cứu không chia sẻ và cũng không được kiểm tra
có quy định nào cho các chuyên gia thực hiện theo ý kiến của
để đạt được mục tiêu được xác định trước đó Những nhóm/tổ này có khuynh hướng lệ thuộc vào những người khởi xướng
và những người cố vấn, nhưng sau này có thể trở nên tự lập
6 Sự tham gia Cư dân tham gia bằng cách liên quan đến việc phân tích và
Trang 29tương hỗ phát triển chương trình hành động Sự tham gia được xem
như là quyền và không chỉ như chức năng máy móc Nhóm được thành lập và cùng với đối tác (cơ quan hỗ trợ) sử dụng quy trình mang tính hệ thống và theo cấu trúc Nhóm kiểm soát các quyết định liên quan đến địa phương và vì thế cư dân
có thể tham gia đầu tư tiền vào trong duy trì nhóm hoặc thực hiện
7 Tự vận động Cư dân tham gia với tư cách là người khởi xướng và độc lập
với các nhân tố bên ngoài Họ tiếp xúc với những cá nhân, tổ chức bên ngoài vì nhu cầu về nguồn lực và tư vấn về kĩ thuật, nhưng họ vẫn giữ lại việc kiểm soát về việc sử dụng các nguồn lực của địa phương Sự tự chủ này có thể được mở rộng nếu được chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ một mô hình khả thi Sự tự chủ khởi xướng này có thể hoặc không thể có thách thức tồn tại trong phân
chia tài sản và quyền lực
Từ lý thuyết của Pretty (1995), tác giả Phạm Trung Lương (2013) đưa ra mô hình về 7 mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch Hoạt động du lịch tại địa phương chỉ thực sự thành công và bền vững nếu người dân đạt đến mức 7 là tự vận động, chủ động trong hoạt động du lịch
Trang 30Hình 1.1 Bảy mức tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển
Tuy nhiên, tác giả J.Swarbrooke cũng đưa ra những bất lợi khi có sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch như [70, tr.128] :
Làm gia tăng chi phí trong việc xây dựng và phát triển các dự án;
Kéo dài thời gian triển khai và thực hiện dự án;
Hoạt động du lịch mang lại cơ hội cho cư dân địa phương mà bỏ đi những
cơ hội thư giãn và việc làm đối với những người ngoài nghèo khó hơn những cư dân này
Do đó những cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần phải có cơ chế, chính sách để giảm thiểu vấn đề này
1.3.2 Các hình thức tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch
CĐĐP cần được tạo ra nhiều cơ hội để tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương, đặc biệt là những người có thu nhập thấp sẽ được tạo công ăn việc làm, nhận được nhiều lợi ích từ du lịch
(Nguồn: Phạm Trung Lương, 2013)
Trang 31Có nhiều hình thức để cộng đồng có thể tham gia vào hoạt động du lịch, họ
có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp Sau đây là một số hình thức tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại các nước đang phát triển trên thế giới
Bảng 1.2 Một số hình thức tham gia thực tế của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại các quốc gia đang phát triển trên thế giới Hình
Tham gia vào các cuộc họp về du lịch tại địa phương
Tham gia vào bầu các ban quản lý du lịch địa phương
định kỳ
Thành lập diễn đàn, câu lạc bộ, nhóm, đội… để thảo
luận về du lịch tại địa phương và tác động của du lịch đến địa phương
Thành lập quỹ đầu tư du lịch để đảm bảo rằng hoạt
động du lịch được bàn bạc và hỗ trợ bởi người dân và quỹ này dùng để hỗ trợ cho các dự án phát triển du lịch CĐĐP
Chính quyền địa phương khuyến khích kêu gọi người
dân tham gia vào hoạt động du lịch
Peru Peru Costa Rica
South Africa
Africa Peru
Kinh
doanh
Tham gia của cá nhân cung cấp dịch vụ du lịch sẵn có
của địa phương
Thành lập tổ chức cộng đồng để quản lý công ty du
lịch của cộng đồng
Đầu tư vào dự án du lịch để thu lợi nhuận
Cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho công ty lữ hành
Thành lập nhóm hướng dẫn du lịch để tránh những vấn
đề liên quan đến cộng đồng và tạo sự đồng thuận của
Peru Zimbabwe Brazil Ecuador
Trang 32CĐĐP trong hoạt động du lịch
CĐĐP tiếp xúc với khách du lịch tạo cơ hội tìm hiểu,
trao đổi văn hóa và hiểu được vai trò của du lịch trong phát triển cộng đồng
Các công việc tình nguyện khác nhằm bảo vệ môi
Thiết kế trang thông tin điện tử, website giới thiệu dự
án, hoạt động, điểm tham quan, tuyến tham quan
Tham gia xây dựng phóng sự DLDVCĐ
Thiết kế pano, bảng quảng cáo, in tờ rơi…
(Nguồn: Tác giả tổng hợp, điều chỉnh từ Thammajinda R., 2013)
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng
1.3.3.1 Năng lực du lịch của cộng đồng
Xây dựng năng lực của cộng đồng là điều kiện cần cho sự cải tiến quá trình phát triển của du lịch và hiển nhiên mang lại lợi ích cho cộng đồng, giúp họ năng
động, nhận biết và giải quyết vấn đề Chaskin và cộng sự cho rằng: “Năng lực cộng
đồng là sự giao tiếp của những nhóm cộng đồng và tổ chức tồn tại trong một cộng đồng có sẵn mà có thể được tận dụng để giải quyết những vấn đề tập thể và phát
triển cộng đồng đó”[29, tr.21]
Theo tác giả Bùi Thị Hải Yến:“Năng lực cộng đồng là nói đến các chất
lượng nguồn lao động, khả năng vận dụng những tri thức về văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, phẩm chất trong việc bảo tồn, phát triển, phát huy những lợi thế của các nguồn lực để tạo ra các sản phẩm hàng hóa” [26, tr.53-54]
Vậy để mỗi người dân địa phương có năng lực tham gia vào hoạt động du lịch có hiệu quả đòi hỏi họ phải có trình độ giáo dục, mức độ nhận thức và kỹ năng nhất định Để xây dựng năng lực cộng đồng, những người tham gia cần làm giàu kỹ năng và kiến thức
CĐĐP đòi hỏi phải có hiểu biết về du lịch để hiểu được tầm quan trọng và giá trị của sự tham gia vào hoạt động du lịch Kiến thức giúp người dân suy nghĩ và hành động theo nhiều cách mới và hiệu quả Kiến thức đóng vai trò quan trọng trong hình thành năng lực cá nhân
Trang 33Kỹ năng và kiến thức được xem là một công cụ hỗ trợ cho quá trình phát triển du lịch cũng như phát triển CĐĐP Một trong những cản trở lớn nhất trong hoạt động du lịch chính là thiếu kỹ năng và kiến thức chung về du lịch Sự thiếu hụt này sẽ tạo nên rào cản không chỉ trực tiếp hạn chế năng lực tham gia hoạt động du lịch của người dân mà còn tạo ra nhiều rào cản khác như: thiếu sự lãnh đạo du lịch địa phương, thiếu kiến thức du lịch, người dân lúng túng trong xử lý các vấn đề liên quan đến du lịch Việc thiếu kiến thức và kỹ năng về du lịch làm cho người dân mất
cơ hội hưởng lợi từ hoạt động du lịch mang lại
Việc thiếu kỹ năng và kiến thức du lịch là cản trở lớn không chỉ trực tiếp làm hạn chế khả năng tham gia của CĐĐP vào phát triển du lịch mà còn góp phần tạo ra những cản trở trong lãnh đạo du lịch và chịu sự chi phối của tổ chức bên ngoài.Tác giả Moscardo cho rằng việc thiếu kiến thức về du lịch tại nhiều nước đang phát triển
đã chứng minh qua việc người dân bị loại trừ ra khỏi những hoạt động đưa ra quyết định về du lịch Theo như Hall et al., (2005,) hạn chế kiến thức về du lịch có thể góp phần vào những mong đợi sai trái về lợi ích do du lịch mang lại và thiếu sự chuẩn bị đối với sự thay đổi do du lịch mang lại đồng thời hạn chế cơ hội người dân hưởng lợi từ du lịch Vì vậy xây dựng năng lực cộng đồng nhằm phát triển kỹ năng
và kiến thức là thành công quan trọng của bất kỳ quá trình phát triển du lịch cộng đồng nào [32] Vì thế để người dân tham gia hoạt động du lịch hiệu quả, cần phải đào tạo kỹ năng và kiến thức điều này góp phần cho quá trình phát triển du lịch có
sự tham gia cộng đồng mang tính dài hạn, bền vững
1.3.3.2 Thái độ, nhận thức của cộng đồng đối với hoạt động du lịch
Thái độ được định nghĩa“là trạng thái tinh thần của một cá nhân đối với một
vật, một vấn đề có giá trị” [79, tr.411] và được xem như “sức chịu đựng của bản thân đối với một vấn đề cụ thể của môi trường mà họ đang sống” [79, tr.412] Thái
độ được xây dựng dựa vào nhận thức và niềm tin hiện thực và thái độ có quan hệ mật thiết với những giá trị về vật chất và tinh thần của cá nhân Theo góc độ này, nhiều nhà nghiên cứu nhận thấy rằng thái độ của người dân đối với du lịch không đơn giản là sự phản ánh nhận thức của họ đối với tác động của du lịch mà chính là
sự tương tác giữa nhận thức và thái độ của họ ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch
Trang 34Vì sự đa dạng của cuộc sống cộng đồng làm cho nhận thức của cộng đồng cũng đa dạng Hai học thuyết nổi tiếng được các học giả sử dụng để đánh giá vòng đời phát triển của điểm đến du lịch và sự thay đổi thái độ của người dân địa phương đối với du lịch là Doxey và Butler Họ cho rằng nhận thức của người dân địa phương đầu tiên là tích cực, sự bực tức và phẫn nộ chỉ thể hiện những lần tiếp sau
đó Mô hình chỉ số bực mình của Doxey được Murphy trích dẫn, mô tả bốn bước có thể nhìn thấy về sự phản ứng của cư dân địa phương đối với khách du lịch, vượt qua
mức đầu tiên là “phởn phơ”, “hờ hững”, “bức bối” và “đối kháng” [72] Tựu chung
lại, sự hiện diện của khách du lịch tạo nên một nguồn áp lực đối với cư dân địa phương và bởi vì số lượng khách du lịch tăng không đổi, áp lực càng lớn sẽ làm cho cảm giác của người dân đối với du lịch sẽ trở nên bức bối và tiêu cực
Cộng đồng không phải là những nhóm người giống nhau về suy nghĩ, khi những cá nhân tập hợp lại thì sẽ có những suy nghĩ tốt xấu khác nhau và cảm giác
về những tác động của du lịch mang lại cũng khác nhau Nghiên cứu nguồn gốc thái
độ của cộng đồng đối với tác động của du lịch trên 03 chiều cạnh: môi trường, văn hóa xã hội và kinh tế có ý nghĩa đối với người hoạch định kế hoạch Do đó, nếu
nhận biết được tại sao người dân lại ủng hộ hoặc phản đối du lịch thì sẽ dễ dàng hơn
để chọn lựa hình thức phát triển mà giảm tác động tiêu cực về xã hội và cực đại sự ủng hộ đối với loại hình du lịch thay thế
1.3.4 Vai trò, ý nghĩa sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại vùng biển đảo
1.3.4.1 Sự tham gia của cộng đồng là một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện các kế hoạch và chiến lược du lịch
Theo Timothy, sự tham gia của cộng đồng hình thành những chính sách khả thi, giả thuyết cho rằng nếu các thành viên của cộng đồng tin tưởng rằng họ được đưa ra ý kiến trong một việc nào đó và tham gia vào quá trình xây dựng các chính sách và kế hoạch phát triển thì họ sẵn sàng chấp nhận kết quả của quá trình đó Trao quyền cho người dân là một yếu tố cần thiết trong việc hình thành nên những kế hoạch toàn diện và là một công cụ quan trọng để đảm bảo cho sự khả thi của kế hoạch đó [76]
Trang 35Theo Tosun, sự tham gia của cộng đồng được xem như là một công cụ tạo nên sự phát triển du lịch theo cách mang lại lợi ích cho cộng đồng bản địa Khuyến khích cộng đồng tham gia vào du lịch thông qua sự vận động nguồn tài nguyên hiện
có và trao quyền quyết định cho họ về việc làm thế nào để sử dụng nguồn tài nguyên này trong hoạt động du lịch Nói rộng ra đó chính là cộng đồng tại điểm đến được tự xác định các chính sách về du lịch Điều này cho thấy rằng chính cộng đồng điểm đến có thể xác định cái gì tốt nhất cho nhu cầu của họ [75]
Tóm lại, sự thành công trong phát triển du lịch phụ thuộc vào sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng Nếu không có sự hỗ trợ của người dân, thậm chí là những
kế hoạch được xây dựng tốt nhất thì cũng sẽ rất khó thực hiện
1.3.4.2 Sự tham gia của cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền vững
Theo Murphy, trong cuốn Tourism: A community approach cho rằng sự tham
gia của cộng đồng trong phát triển du lịch đã trở thành vấn đề trung tâm trong các cuộc tranh luận về bền vững Về khía cạnh này, Woodley cho rằng cách tiếp cận dựa vào cộng đồng để phát triển du lịch đòi hỏi trước hết phải bền vững Cách tiếp cận này tập trung vào sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng kế hoạch và quá trình phát triển các loại hình du lịch mang lại lợi ích cho CĐĐP Lợi nhuận đổ dồn
về người dân địa phương, mang lại tối đa lợi ích cho người dân địa phương, kết quả
là họ sẽ dễ dàng chấp nhận hoạt động du lịch và chủ động hỗ trợ bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch địa phương Người dân địa phương càng được hưởng nhiều lợi ích
từ du lịch thì họ sẽ tham gia bảo vệ di sản văn hóa, tự nhiên và ủng hộ hoạt động du lịch Sự tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch có thể hỗ trợ và duy trì văn hóa địa phương, truyền thống, kiến thức, kỹ năng và tạo ra niềm tự hào
về di sản của cộng đồng
1.3.4.3 Sự tham gia của cộng đồng làm hài lòng khách du lịch
Du lịch sẽ không bềnvững nếu không làm hài lòng khách du lịch Nếu du khách không cảm nhận được một nơi đáng để đến thì điểm đến đó sẽ mất đi sự yêu thích của du khách Tác giả Murphy cho rằng sự thành công của du lịch chính là sự thân thiện và hợp tác của cư dân địa phương đối với khách du lịch bởi vì họ là một phần của sản phẩm du lịch Nếu sự phát triển du lịch và các kế hoạch du lịch không
Trang 36kết nối với mong đợi của du khách và khả năng của địa phương thì có thể nguy hại đến tiềm năng của ngành du lịch Việc xây dựng mối quan hệ lợi ích và đáp ứng mong muốn thông qua phát triển sự tham gia của cộng đồng có thể làm tăng sự thỏa mãn của cả cộng đồng điểm đến và khách du lịch trong suốt cuộc gặp gỡ của họ
1.3.4.4 Sự tham gia của cộng đồng góp phần vào việc phân phối công bằng chi phí và lợi ích giữa các thành viên cộng đồng
Sự phát triển du lịch tạo ra bất lợi cũng như lợi ích cho xã hội, văn hóa, kinh
tế và môi trường Tuy nhiên, những lợi ích và bất lợi này không được phân phối đều cho các bên liên quan bởi vì không có sự liên kết giữa các cư dân địa phương, công
ty du lịch và cơ quan quản lý Eadington và Smith tranh luận rằng loại hình hiện tại của phát triển du lịch đã tạo ra “kẻ thắng” “người thua” trong cộng đồng người dân Nhiều “người thắng” trong thế giới thứ ba xem cộng đồng là người bên ngoài, họ là những người bóc lột cư dân bản địa và giành giật đất Nhiều điểm đến du lịch cần một sự tiếp cận thay thế để phát triển du lịch cả về giá và lợi ích một cách công bằng và nhaỵ cảm hơn đối với tác động văn hóa, xã hội do du lịch gây ra Hơn nữa,
tỉ lệ người dân địa phương được hưởng lợi từ du lịch phải nhiều hơn là chịu đựng những gánh nặng từ nó Phát triển DLDVCĐ có thể tạo cơ hội cho cộng đồng điểm
người dân Theo Timothy “Du lịch theo xu hướng cộng đồng đòi hỏi phải có sự hợp
tác làm việc giữa ngành du lịch và CĐĐP, phát triển tiện nghi cho cả cư dân điểm đến và khách du lịch”[75, tr.4]
Sự tiếp cận theo cách tham gia tạo ra một cảm giác được trao quyền trong việc giải quyết các vấn đề của cộng đồng cũng như quyền sở hữu đối với những kế hoạch và hoạt động có được từ quá trình tham gia của cộng đồng Kết quả là sự tham gia của cộng đồng sẽ đáp ứng quá trình trao quyền và giáo dục cho cộng đồng
Trang 37điểm đến để giúp họ trở thành những người đồng tham gia cùng với những người giúp đỡ họ nhằm xác định khó khăn, nhu cầu, làm tăng trách nhiệm cá nhân đối với xây dựng kế hoạch, quản lý và giám sát sự phát triển du lịch
1.3.4.6 Sự tham gia của cộng đồng làm tăng quá trình dân chủ tại điểm đến
du lịch
Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch đã trở thành một tiêu chuẩn mới trong xây dựng kế hoạch du lịch Sự giao tiếp giữa cộng đồng và người đưa ra quyết định phải theo quy trình hai bên cùng có lợi từ dưới lên và từ trên xuống Quy trình dân chủ này làm tăng nhận thức và lợi ích của cộng đồng đối với những vấn đề tại địa phương Dola và Mijan cho rằng tại các nước đang phát triển,
sự tham gia của CĐĐP trong quá trình đưa ra quyết định về sự phát triển du lịch thường thiếu và luôn luôn bị hạn chế hoặc thỉnh thoảng bị cách ly Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những thành viên điểm đến thường bị loại trừ ra khỏi không chỉ trong xây dựng kế hoạch mà còn đưa ra quyết định và quản lý dự án Sự loại trừ này
là một thực tế tại các nước đang phát triển với nền văn hóa quản lý theo ngành dọc
1.4 Bài học về sự tham gia của cộng đồng trong phát triển DLDVCĐ tại các vùng biển đảo trên thế giới và Việt Nam
1.4.1 Thế giới
1.4.1.1 Đảo Baffin, Canada
Baffin là một đảo lớn thuộc vùng phía Bắc của Canada, với 10.000 dân sinh sống thành 14 cộng đồng, chủ yếu là người Inuit (người bản địa vùng Bắc Cực của Canada) Khi bắt đầu phát triển du lịch cộng đồng tại đảo, chính quyền địa phương được tư vấn phải làm cho cư dân đảo nhận thức được dự án bằng những việc như sau: Thông báo trên đài phát thanh về sự mới đến của nhà hoạch định du lịch; Phân phát thư ngỏ cho từng hộ gia đình hoặc từng cá nhân để họ có cơ hội đặt câu hỏi hoặc đưa ra nhận xét ban đầu; Tổ chức một hoặc hai chương trình gọi điện thoại trực tiếp trên sóng phát thanh địa phương để cung cấp cho người nghe cơ hội đặt câu hỏi đối với các nhà hoạch định du lịch cũng như đưa ra nhận xét về du lịch; Mời người dân địa phương tham gia vào các cuộc họp tại địa phương một cách cởi mở
để cùng nói chuyện với người xây dựng kế hoạch; Tổ chức các cuộc gặp gỡ với
Trang 38những người cao tuổi trong cộng đồng, hội thợ săn, ban quản lý từ đất liền, tổ chức
xã hội giáo dục, ủy ban giải trí, nhóm nghệ thuật, nhóm nghề thủ công, tầng lớp còn giữ nét truyền thống… Kết quả việc thăm dò là: các cộng đồng cư dân trên đảo hứng thú với du lịch nếu sự phát triển du lịch ở đây diễn ra chậm và có thể duy trì mức độ giám sát chặt chẽ về số lượng, thời gian lưu trú và các hoạt động của khách trên đảo Người dân còn muốn thông tin nhiều hơn về lợi ích của du lịch mang lại cho cộng đồng; muốn tham gia giám sát việc kinh doanh du lịch, tham gia trực tiếp vào sự phát triển du lịch; quan tâm đến tác động của du lịch có làm thay đổi lối sống truyền thống trên đảo; muốn người bản địa làm hướng dẫn viên… Bên cạnh đó, họ không muốn khách du lịch tiếp cận vào vùng câu cá và săn bắn truyền thống trên đảo; trước khi đến đảo, khách du lịch cần tìm hiểu phong tục, tập quán người Inuit
để không đặt quá nhiều câu hỏi
Một chiến lược phát triển du lịch được thực hiện tại đảo Baffin Sau 10 năm, các nhà quản lý thực hiện một khảo sát thực tế Sự thật xảy ra là CĐĐP không được trao quyền giám sát đối với hoạt động du lịch Mục tiêu của sự kiểm soát của cộng đồng đối với du lịch chưa được đầy đủ Ủy ban du lịch của địa phương chỉ chú trọng tham gia vào dự án đô thị, mà bỏ qua những vấn đề du lịch khác chẳng hạn như: nhận thức, đào tạo, quản lý và phát triển du lịch cho cộng đồng tại địa phương
Các nhân tố tạo ra sự cản trở người dân tham gia hoạt động du lịch bao gồm việc thiếu giáo dục, kinh nghiệm kinh doanh, sự ủng hộ từ việc cho vay, nhận thức
và hiểu về những cơ hội du lịch chưa cao, các hoạt động của chính phủ trong việc bảo vệ vốn đầu tư của cộng đồng và những người thuộc thành phần kinh doanh tư nhân không được thực hiện Đầu tư tổng thể để phát triển nguồn nhân lực du lịch chưa được xác định một cách cụ thể, việc đào tạo không theo kịp với yêu cầu ngày càng phát triển về chất lượng dịch vụ trong ngành du lịch Hơn nữa, phụ nữ cảm thấy bị loại trừ khỏi những cơ hội đào tạo
Mặc dù thái độ chung đối với khách du lịch của cộng đồng cư dân trên đảo là tốt, tuy nhiên nhận thức của cộng đồng về hoạt động du lịch giảm hàng năm Đặc biệt là đối với thanh niên, họ đã không nhận ra du lịch như là một sự lựa chọn cho nghề nghiệp có tiềm năng và dần dần phát triển thái độ tiêu cực đối với khách du
Trang 39lịch; Người cao tuổi trong cộng đồng không tham gia tích cực trong vấn đề diễn giải văn hóa
Bài học kinh nghiệm: Để người dân tham gia vào hoạt động du lịch một cách
tích cực thì họ phải được tham gia vào giám sát hoạt động du lịch, để làm được điều
đó cộng đồng dân cư phải được đào tạo năng lực du lịch, nâng cao hiểu biết phục vụ
du lịch, tạo cơ hội bình đẳng về thu nhập cho người dân, đặc biệt phải xây dựng được sự đoàn kết, hỗ trợ của các bên liên quan Người dân phải được hỗ trợ vốn, phụ nữ phải được quan tâm, tạo điều kiện để được tham gia vào hoạt động du lịch Quan tâm giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực trẻ là thế hệ kế cận cho lực lượng du lịch của địa phương
1.4.1.2 Đảo Yao Noi – Thái Lan
Koh Yao Noi là một đảo nhỏ trong vịnh Phang Nga, miền Nam Thái Lan, dài
15 km và rộng 10 km, 1 dãy núi chính, còn lại là đồng bằng Phía nam đảo có 7 làng với 3.500 dân, sinh sống bằng nghề đánh bắt hải sản với quy mô nhỏ; một số ít dân trồng cao su, lúa nước, dừa và hạt điều; 90% cư dân trên đảo theo đạo Hồi Hầu hết trẻ em hoàn thành khóa học tiểu học và trung học tại đảo, nếu muốn học cao hơn phải đến nơi khác Cơ sở hạ tầng của đảo phát triển khá tốt, hầu hết đường đều được lát gạch, phương tiện di chuyển chủ yếu là xe máy
Khác với sự ồ ạt của hoạt động du lịch của nhiều điểm đến tại Thái Lan, Koh Yao Noi rất yên tĩnh Nơi đây có nhiều nhà nghỉ và một vài khu nghỉ dưỡng sang trọng Bắt đầu từ những năm 1990, Koh Yao tập trung phát triển DLDVCĐ như là một phương tiện để chống lại sự suy tàn của hệ thống sinh thái biển Trước đó, vào những năm 1980, người dân bắt đầu đánh bắt cá không theo quy định như: chích điện và kéo lưới lớn Bên cạnh đó, nguồn cá trở nên ít hơn và rất khó khăn đối với những ngư dân đánh cá với quy mô nhỏ để có thể trang trải cho cuộc sống Năm
1984, ngư dân tự tập hợp lại thành nhóm đánh bắt nhỏ chống lại những hoạt động đánh bắt bất hợp pháp Mục tiêu của họ là làm cho chính phủ Thái can thiệp và giải quyết vấn đề này Năm 1990, nhóm ngư dân nhận được sự hỗ trợ từ dự án chương trình du lịch xã hội sinh thái trách nhiệm bởi dịch vụ tình nguyện Thái Lan (TVS- REST) Họ đã phát triển một chương trình DLDVCĐ với mục tiêu chia sẻ những
Trang 40bất đồng tại Thái Lan với xã hội Thái và yêu cầu thực thi pháp luật Dự án này thành công và đảo được biết đến bởi nhiều nhà báo, nhà nghiên cứu và khách du lịch
Năm 2001, Vịnh Phang Nga thực thi pháp luật về hoạt động đánh bắt, các thành viên của nhóm đánh bắt nhỏ tham gia vào dự án DLDVCĐ và quyết định tiếp tục hướng dẫn cho khách về truyền thống đánh cá của địa phương Họ thành lập câu lạc bộ du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Koh Yao Noi Mục tiêu của câu lạc
bộ là cung cấp thông tin cho khách về đời sống của ngư dân, tạo ra du lịch có ý nghĩa đối với văn hóa đạo Hồi, ủng hộ các công trình bảo tồn địa phương và tạo thu nhập tăng thêm đối với hộ gia đình Để đạt được điều này, người dân địa phương đưa khách đến nhà của họ và cùng đi đánh bắt cá Nhóm DLDVCĐ Koh Yao Noi
đã hình thành nên một vài nguyên tắc đối với cách ứng xử của khách du lịch trên đảo như: không được uống rượu hoặc sử dụng thuốc tại nơi công cộng hoặc tại nhà dân; khách du lịch nên mặc quần áo thích hợp khi đi xung quanh đảo (mặc đồ tắm chỉ được phép tại các bãi biển và nằm trong các khu nghỉ dưỡng); không vứt rác bừa bãi và cuối cùng là khách du lịch không được lấy vỏ sò hoặc bẻ san hô Những quy tắc này được trưng lên tấm bảng lớn quanh đảo Khách du lịch tiếp xúc với nhóm DLDVCĐ cũng được thông báo về các quy tắc này trước khi tham quan đảo
Nhóm được xem là mô hình mẫu đối với các dự án DLDVCĐ tại Thái Lan, hoặc thậm chí trên toàn thế giới Năm 2003, họ nhận được giải thưởng Di sản thế giới do the National Geographic Traveler and Conservation International trao tặng Năm 2005, nhóm đạt giải thưởng từ Cơ quan Du lịch của Thái Lan (TAT) và nhận được chứng nhận Tiêu chuẩn Homestay Họ vẫn thành công và khách du lịch tăng hàng năm; sinh thái biển được bảo vệ đồng thời số tiền quyên góp bởi nhóm DLDVCĐ được sử dụng cho các dự án phát triển cộng đồng như bảo trì trường học
và xây dựng nhà thờ Hồi giáo trên đảo
Mục tiêu chính của dự án là để bảo vệ vịnh Phang Nga khỏi việc đánh cá đã
có từ 15 năm trước đó, nhưng người dân của đảo vẫn còn duy trì dự án và đạt được kết quả cao hơn từ hoạt động du lịch Người dân nhận được lợi ích từ dự án này thông qua thu nhập tăng thêm Tuy nhiên, tại Koh Yao Noi, người dân cũng có