1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Bẫy thu nhập trung bình thực trạng và giải pháp vượt qua của việt nam

27 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 921,21 KB

Nội dung

Bẫy thu nhập trung bình thực trạng và giải pháp vượt qua của việt nam

Trang 1

MÔN: Phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế

Đề tài: “Bẫy thu nhập trung bình” thực trạng và giải pháp vượt qua của Việt

Nam”

Giáo viên hướng dẫn : TS Trần Đăng Thịnh

Mục Lục Tp Hồ Chí Minh 19 tháng 5 năm 2015

Trang 2

A: PHẦN MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục tiêu nghiên cứu: 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3

4 Phương pháp nghiên cứu: 3

5 Kết cấu của đề tài 3

B: NỘI DUNG 3

Chương 1: Khái quát về hiện tượng “ bẫy thu nhập trung bình” ở các nước đang phát triển 3

1.1 Khái niện về bẫy thu nhập trung bình 3

1.2 Nguyên nhân của tình trạng vướng vào “bẫy thu nhập trung bình” 6

1.3 Các giải pháp để thoát khỏi tình trạng “ bẩy thu nhập trung bình” 7

1.3.1 Các giải pháp để thoát khỏi tình trạng “bẫy thu nhập trung bình” dưới góc nhìn của các chuyên gia 7

1.3.2 Chính sách công nghiệp tiên phong: 8

Chương 2: Một số ví dụ về các nước rơi vào “bẫy thu nhập trung bỉnh” 9

2.1 Malayxia 9

2.2 Thái Lan 10

2.3 Indonexia 11

Chương 3: Thực trạng tại Việt Nam và giải pháp 12

3.1 Kinh tế của Việt Nam 12

3.1.1 Kinh tế Việt Nam qua các con số 12

3.2 Việt Nam trước nguy cơ mắc bẫy thu nhập trung bình 17

3.3 Các biện pháp giúp Việt Nam thoát “bẫy thu nhập trung bình” và vươn lên tầm quốc gia phát triển 20

C: KẾT LUẬN 23

Trang 3

A: PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Trong những năm 60 của thế kỉ XX, nhắc đến châu Á là nhắc đến chiếntranh, nghèo đói và lạc hậu Tuy nhiên, chỉ 20 năm sau, cả thế giới phải tràn trồthán phục và thay đổi cách nhìn về châu Á, khi “những con rồng” châu Á nổi lênbên cạnh Nhật Bản, cục diện đã hoàn toàn thay đổi, Hàn Quốc, Đài Loan, HồngKông, Singapore đã trở thành những nơi thịnh vượng của thế giới Bên cạnh đónhững nước đang phát triển như Indonesia, Malaysia, Thái lan được ví như nhữngcon hổ sẽ hóa rồng trong nay mai

“Sự thần kỳ Đông Á” hay “Đông Á phục hưng” là những cụm từ được nhắcđến nhiều nhất khi nói về khu vực này Từ giới quan chức lãnh đạo cấp cao của các

“con hổ” đến các chuyên gia trong và ngoài nước, đến những người dân bìnhthường nhất của các quốc gia này đều có chung một khát vọng phát triển, một khátkhao cháy bỏng và một niềm tin vững chắc vào sự thịnh vượng của đất nước , niềmtin vào sự hóa rồng trong nay mai Nhưng đã qua rồi 2, 3 thập kỷ thì hổ vẫn là hổ,

hổ vẫn chưa thể “cất cánh” đề hóa rồng, người dân vẫn phải sống trong cảnh thunhập chỉ ở mức trung bình mà chưa thể vươn lên tầm các quốc gia phát triển được.Không những chỉ có Thái Lan, Malayxia,… ở Đông Á mà ở các nước Mỹ Latinhnhư Brazil, Peru… cũng có chung một hoàn cảnh như thế

Các chuyên gia kinh tế trên thế giới, báo chí trong và ngoài nước đều nóiđến cụm từ “Bẫy thu nhập trung bình” (Middle income trap), và cho rằng các nướcĐông Á và Mỹ Latinh đã không thể tránh được nó trên con đường phát triển củamình

Năm 2008, Việt Nam đặt bước chân đầu tiên vào nhóm những nước có thunhập trung bình, thoát khỏi tình trạng nghèo đói và kém phát triển Mức thu nhậpbình quân cũng tăng nhanh trông thấy Tuy nhiên những dấu hiệu của “ bẫy thunhập trung bình” đã xuất hiện một cách hết sứ rõ ràng: tăng trưởng ngày càngchậm, năng suất kém, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chỉ mang tính hình thức, các chỉ

số xếp hạng toàn cầu vẫn trì trệ… Vậy chúng ta làm thế nào để vượt qua bẫy vàkhông rơi vào tình trạng “ chưa giàu thì đã già”

Trang 4

Bài tiểu luận với tựa đề “ “Bẫy thu nhập trung bình” thực trạng và giải phápvượt qua của Việt Nam” sẽ phân tích vấn đề này.

2 Mục tiêu nghiên cứu:

 Lý luận về “ bẫy thu nhập trung bình”

 Làm rõ các dấu hiệu của “ bẫy thu nhập trung bình”

 Ảnh hưởng của “bẫy thu nhập trung bình”

 Thực trạng tại Việt Nam và giải pháp để vượt “bẫy thu nhập trung bình” củaViệt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

 Nền kinh tế Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu:

 Tổng hợp, so sánh, thông kê

5 Kết cấu của đề tài

Chương 1: Khái quát về hiện tượng “ bẫy thu nhập trung bình” ở các nước đangphát triển

Chương 2: Một số ví dụ về các nước rơi vào bẫy thu nhập trung bỉnh

Chương 3: Thực trạng tại Việt Nam và giải pháp

B: NỘI DUNG

Chương 1: Khái quát về hiện tượng “ bẫy thu nhập trung bình” ở các nước đang phát triển.

1.1 Khái niện về bẫy thu nhập trung bình

Ngày 23/12/2009, cùng với gói viện trợ 500 triệu $, ngân hàng thế giới(WB) đã chính thức công bố Việt Nam đã thoát khỏi nhóm các nước có mức thunhập thấp, vươn lên hàng ngũ các quốc gia có mức thu nhập trung bình khi thunhập bình quân đầu người của nước ta đạt trên 1000$/năm

Trang 5

Vậy bẫy thu nhập trung bình là gì?

WB phân loại thu nhập của các quốc gia trên thế giới theo 3 mức:

 Nước có thu nhập thấp: thu nhập bình quân đầu người dưới mức 1000$/năm

 Nước có mức thu nhập trung bình: thu nhập bình quân đầu người đạt từ1000$ đến 10000$/năm

 Nước có mức thu nhập cao: thu nhập bình quân đầu người đạt trên10000$/năm

Bẫy thu nhập trung bình hiểu một cách đơn giản nhất đó là khi một quốc giathoát khỏi mức thu nhập thấp bước vào nhóm các nước có mức thu nhập trungbình, nhưng trong một thời gian dài có thể là 30 năm, 50 năm hoặc có thể là mãimãi nước đó vẫn không thể vươn lên hàng các quốc gia có mức thu nhập cao,nghĩa là nước đó đã mắc vào bẫy thu nhập trung bình

Theo Indermit Gill, cố vấn và Homi Kharas, chuyên gia kinh tế trưởng củaNgân hàng thế giới “ Bẫy của các nước thu nhập trung bình”hay “Bẫy thu nhậptrung bình” là tình trạng không đáp ứng nổi những đòi hỏi cao và rất cao khi nềnkinh tế đã đạt đến mức thu nhập trung bình Có hai mốc quan trọng: GDP trên

1000 USD người/năm và khoảng 10.000 USD người/năm Chỉ có nền kinh tế nàovượt qua mốc thứ nhất và sau đó tiếp tục tăng trưởng mạnh để đạt tới mốc thứ hai,rồi vẫn tiếp tục tăng trưởng thì mới trở thành nền kinh tế công nghiệp hóa

Theo quan niệm của của Kenichi Ohno, Viện Nghiên cứu chính sách Quốcgia Tokyo và của Homi Kharas, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới,

sự ngộ nhận về khả năng đáp ứng yêu cầu cao và rất cao về trình độ chuyên mônhóa của nền kinh tế, trình độ nguồn nhân lực bản địa và trình độ quản lý vĩ môchính là bẫy thu nhập trung bình ngăn cản sự hóa rồng của nền kinh tế: tưởng là đãđáp ứng được các nhu cầu để tiếp tục phát triển, nhưng hóa ra thế vẫn chưa đủ để

“cất cánh”; không còn quá nghèo để phải dồn mọi nguồn lực cho tăng trưởng, songlại chưa đủ giàu về hạ tầng kinh tế - xã hội, về các nguồn lực nội sinh cho “bướcnhảy sinh mệnh” của đất nước

Cái chính của bẫy thu nhập ở đây chính là chất lượng phát triển, trình độphát triển của một đất nước không thể vượt qua được cái ngưỡng do chính mìnhtạo ra

Cũng theo giáo sư Kenichi Ohno, bẫy thu nhập trung bình được ví như mộtcái “trần thủy tinh vô hình” ngăn cản sự phát triển của các quốc gia từ giai đoạn 2lên giai đoạn 3 trong quá trình phát triền 4 giai đoạn:

Trang 6

Giai đoạn 1: Do sự gia tăng FDI ồ ạt, các lĩnh vực của nền kinh tế như thiết

kế, công nghệ, sản xuất và marketing đều được chỉ đạo bởi người nướcngoài Ở giai đoạn này, các nguyên liệu và các thành phần quan trọng củasản xuất đều phải nhập khẩu, nguồn lực trong nước chỉ cung cấp đất côngnghiệp và lao động kỹ năng thấp Điều đó tạo việc làm cho người nghèo,nhưng giá trị nội tại thấp và giá trị được tạo ra chủ yếu bởi người nướcngoài Việt Nam đang ở giai đoạn này

Giai đoạn 2: Khi FDI tích lũy và sản xuất mở rộng, cung nội địa cho nền

kinh tế bắt đầu phát triển Ở giai đoạn này, công nghiệp lắp ráp trở nên cạnhtranh và vòng tuần hoàn giữa nhà lắp ráp và nhà cung cấp được thiết lập.Nguồn lực trong nước đã tạo ra sự phát triển cho nền công nghiệp Sáng tạogiá trị nội tại tăng, nhưng sản xuất cơ bản vẫn dưới sự quản lý và hướng dẫnnước ngoài Thailand và Malaysia đã đạt đến giai đoạn này

Giai đoạn 3: Nội địa hóa kỹ năng và kiến thức bằng cách phát triển nguồn

nhân lực trong nước để thay thế lao động nước ngoài ở mọi khâu của sảnxuất bao gồm quản lý, công nghệ, thiết kế, vận hành xí nghiệp, hậu cần,quản lý chất lượng, và marketing là thách thức tiếp theo của nền kinh tế Khimức độ phụ thuộc nước ngoài giảm, giá trị nội tại tăng đáng kể Nền kinh tếnổi lên như một nhà xuất khẩu năng động của các sản phẩm chất lượng cao,thách thức những đối thủ cạnh tranh ở trình độ cao hơn và thiết lập lại bứctranh công nghiệp toàn cầu Hàn Quốc và Đài Loan đang trong giai đoạnnày

Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối cùng, nền kinh tế tạo được khả năng tạo ra sản

phẩm mới và xu hướng thị trường toàn cầu Nhật Bản, Mỹ và một số nước

EU hiện đang là những nhà sáng tạo công nghiệp

Trang 7

Sơ đồ của ông Kenichi Ohno về bẫy thu nhập trung bình

Chiếc trần thủy tinh vô hình giữa giai đoạn 2 và giai đoạn 3 chính là “bẫythu nhập trung bình” Vượt qua được sự ngăn cản của chiếc trần thủy tinh này, nềnkinh tế sẽ chuyển từ giai đoạn phụ thuộc một phần vào ngoại lực sang hoàn toàndựa vào nội lực Lúc đó, nguồn nhân lực trong nước đủ trình độ thay thế hoàn toànlao động nước ngoài, nền kinh tế đủ trình độ là nhà xuất khẩu năng động với cácsản phẩm chất lượng cao đáp ứng và cạnh tranh với nền kinh tế thế giới

Thái Lan, Malayxia đã thành công với giai đoạn đầu quá trình công nghiệphóa những họ cũng chỉ quẩn quanh mãi ở mức thu nhập bình quân đầu người5000$/năm trong suốt 30 năm nay Các nước Mỹ Latinh đã từng tăng trưởng ấntượng liên tục 50-60 năm đặc biệt là Brazil với mức tăng trưởng bình quân6%/năm suốt 100 năm, nhưng đến nay khu vực này vẫn đang giậm chân tại chỗ.Chỉ có Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore và mới đây nhất là Chile mớithoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và vươn lên hàng ngũ các quốc gia có thu nhậpcao Vậy Việt Nam thì sao? Nội dung tiếp theo của bài viết sẽ phân tích rõ nhữngnguy cơ làm cho chúng ta có thể mắc kẹt vào bẫy thu nhập trung bình

Như vậy, “bẫy thu nhập trung bình” trong quan niệm của Kenichi Ohno vàcủa Homi Kharas có khác nhau Tuy nhiên, chúng ta có thể rút ra khái niệm ngắngọn về“ Bẫy của các nước thu nhập trung bình” như sau:

“ Bẫy của các nước thu nhập trung bình”hay “Bẫy thu nhập trung bình” làmột thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng mắc kẹt của nhiều quốc gia đã thoát nghèo,gia nhập vào nhóm nước có thu nhập trung bình nhưng mất nhiều thập niên vẫnkhông trở thành quốc gia phát triển

1.2 Nguyên nhân của tình trạng vướng vào “bẫy thu nhập trung bình”

Các quốc gia đang phát triển lại vướng vào “ bẫy thu nhập trung bình” là do các nguyên nhân chính sau :

 Sự suy giảm hiệu quảvốn đầu tư sau quá trình kích thích tăng trưởng

 Tiếp tục tình trạng của một nền kinh tếgia công

 Sựphân hóa thu nhập dẫn đến phân cực và bất ổn

Ngoài ra, quá trình phát triển từ thu nhập thấp đến thu nhập trung bình cũngngầm chứa nhiều yếu tố là nguyên nhân để một nước rơi vào bẫy trung bình Đó là

sự hủy hoại môi trường sống mà phải mất nhiều nguồn lực và thời gian khắc phục,

Trang 8

sự thay đổi môi trường xã hội dễ tạo ra những xung đột, tâm lý đòi thưởng côngtrạng biểu hiện ở nhu cầu hưởng thụ sớm

Thực tế, có nhiều nền kinh tế ở châu Á từ nghèo chuyển thành có thu nhậptrung bình, nhưng có rất ít trong số đó vượt lên nhưtrường hợp của Đài Loan vàHàn Quốc Philippines là quốc gia điển hình của tình trạng vướng vào bẫy thunhập trung bình đã không thểvượt qua ngưỡng 2.000 USD trong nhiều thập niên.Indonesia cũng mất hơn một thập niên để từ trên 1.000 USD vượt lên hơn 2.000USD/người Còn Thái Lan thì bất ổn kéo dài từ sau 2005 và cũng mất hơn hai thậpniên mới vượt qua con số3.000 USD

1.3 Các giải pháp để thoát khỏi tình trạng “ bẩy thu nhập trung bình”

1.3.1 Các giải pháp để thoát khỏi tình trạng “bẫy thu nhập trung bình” dưới góc

nhìn của các chuyên gia

Ở bất kỳ giai đoạn nào, nếu muốn nền kinh tế có những thành tựu trong tăngtrưởng và phát triển, mỗi nền kinh tế đều cần phải được quản lý sáng tạo và điềuchỉnh không ngừng Tuy nhiên, nếu chỉ như thế, nền kinh tế vẫn không vượt quađược bẫy thu nhập trung bình Những đòi hỏi cao và rất cao để vượt qua bẫy này,theo Indermit Gill, Homi Kharas và các chuyên gia WB, gồm:

 Chuyển từ đa dạng hóa sang chuyên môn hóa: Khi bắt đầu tăng trưởng, cácnền kinh tế đều có xu hướng đa dạng hóa Nhưng xu hướng này đảo ngượcthành chuyên môn hóa khi nền kinh tế đạt tới một ngưỡng nào đó về hiệuquả tính trên quy mô tương ứng Ở Singapore, ngưỡng này là 2500 USDngười/năm Một số nước khác từ5000 - 8000 USD người/năm

 Có ý chí và có phương thức đổi mới công nghệ: Khi các doanh nghiệp trongmột nền kinh tế đạt tới “biên giới công nghệ” thì cần phải khuyến khích sựxuất hiện của các doanh nghiệp mới với công nghệ mới Điều này đòi hỏiphải thay đổi từ luật lệ, chính sách đến bản thân doanh nghiệp Chọn thờiđiểm thực hiện bước chuyển này và xử lý được sự phản kháng của các nhómlợi ích là thách thức lớn đối với các chính phủ

 Biết ưu tiên đầu tưcho giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học: Chuyển ưutiên từ đầu tư chung cho giáo dục sang đầu tư cho các nghiên cứu khoa học(R&D) khi nền kinh tế đạt tới trình độ nào đó về chuyên môn hóa, đòi hỏiphải sản xuất được những sản phẩm mới với các quy trình công nghệ mới.Thông thường, do không biết chính xác các hoạt động R &D nào cần đầu tư,các chính phủ buộc phải ưu tiên đầu tư cho giáo dục đại học và sau đại học

Trang 9

1.3.2 Chính sách công nghiệp tiên phong:

Chính sách công nghiệp tiên phong nhằm củng cố sự cân bằng vốn rất mongmanh và hay thay đổi giữa chỉ đạo của nhà nước và định hướng thịtrường, giữacam kết toàn cầu hóa và duy trì công cụchính sách, giữa lãnh đạo quyết đoán vớinhu cầu lắng nghe doanh nghiệp tư nhân một cách cẩn trọng Chính sách này rấtkhó thực hiện so với việc đơn giản buông lỏng thị trường hoặc kiểm soát mọi việcbằng cỗ máy nhà nước Hợp phần chủ đạo của chính sách này là chấp nhận cơ chếthị trường và toàn cầu hóa, tinh thần học hỏi linh hoạt của cả chính phủvà khu vực

tư nhân, và mối tương tác phức tạp, không ngừng thay đổi giữa hai khu vực này

Cụ thể hơn, chính sách công nghiệp tiên phong phải thỏa mãn tất cảnh ững điềukiện sau:

Phát triển theo cơ chế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa: khu vực tư

nhân tham gia chủ yếu vào hoạt động sản xuất, đầu tư, thương mại và cáchoạt động kinh tế khác trong môi trường cạnh tranh mở do cơ chế thị trường

và quá trình toàn cầu hóa tạo ra Nhà nước không tham gia vào hoạt độngsản xuất, trừ những lĩnh vực khu vực tư nhân chưa sẵn sang tiếp quản vai tròcủa nhà nước

Nhà nước mạnh: Nhà nước đảm đương vai trò vững chắc và chủ động trong

việc định hướng và hỗ trợ phát triển mặc dù về nguyên tắc, mọi hoạt độngsản xuất đều do tư nhân tiếp nhận là chủyếu

Giữ lại những công cụchính sách phù hợp cho các nước công nghiệp hóa đi sau

Phát triển năng lực động: Nâng cao năng lực chính sách và tính năng động

của khu vực tư nhân Nội lực hóa kỹnăng và công nghệcó trong nguồn vốncon người của công dân các nước: Đây là phần quan trọng nhất của mục tiêu

và giải pháp chính sách công nghiệp

Cộng tác công tư hiệu quả: Xây dựng mối quan hệ hợp tác hiệu quả giữa hai

khu vực nhà nước và tư nhân một cách vững chắc trên sự tin tưởng lẫn nhau

và tham gia một cách tích cực từ hai phía

Kiến thức sâu rộng về công nghiệp: nhằm tránh đánh giá sai chính sách và

gây ảnh hưởng chính trị Chính phủ cần phải tích lũy đầy đủ những kiếnthức về ngành công nghiệp mà mình muốn can thiệp.Trên thực tế, có rấtnhiều dẫn chứng về chính sách công nghiệp tiên phong đã được thực hiện,

mà cụ thể là ở các nước Đông Á như Singapore, Malayxia, Thái Lan

Trang 10

Chương 2: Một số ví dụ về các nước rơi vào “bẫy thu nhập trung bỉnh”

Lấy ví dụ, Đông Á được biết đến với mức tăng trưởng bứt phá đầy ấn tượng,nhưng không phải tất cả các nền kinh tế trong khu vực đều phát triển thành công.Điển hình như Nhật Bản bắt đầu công nghiệp hóa từ rất sớm, Đài Loan và HànQuốc cũng đạt được thu nhập và năng lực công nghiệp tương đối cao Tuy nhiên,bên cạnh đó, Malaixia và Thái Lan vẫn “khựng” lại ở mức thu nhập trung bình dùcác nước này đã tiến hành công nghiệp hóa cùng thời điểm với Đài Loan và HànQuốc từ những năm 1960 Trong khu vực ASEAN, Malaixia với GDP bình quânđầu người là hơn 7.750 đô la Mỹ(theo số liệu sơ bộ của quốc gia năm 2009) vàThái Lan, với GDP bình quân đầu người là hơn 6.973 đô la Mỹ( theo ước tính củaQuỹ Tiền tệ Quốc tế năm 2009) có thể là nạn nhân của “bẫy thu nhập trung bình”

2.1 Malayxia

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (2009): “ Thách thức về trung hạnquan trọng nhất đối với kinh tế Malaixia là gia nhập vào nhóm các nước có thunhập cao Malaixia đã tăng trưởng vững chắc trọng vài thập kỷ qua, nhưng vẫn cònphụ thuộc vào mô hình kinh tế dựa vào tích lũy vốn là chủ yếu Mặc dù đã đạtđược nhiều thành công trong quá khứ nhưng khả năng tăng trưởng của Malaixiavẫn tụt hậu so với các nền kinh tế khác trong khu vực Nền kinh tế dường như bịmắc vào bẫy của thu nhập trung bình- không thể duy trì tính cạnh tranh của mộtnhà sản xuất khối lượng lớn với chi phí thấp, cũng như không thể nâng cấp chuỗigiá trị và tăng trưởng nhanh bằng cách thâm nhập vào các thị trường hàng hóa vàdịch vụ mang tính tri thức và sáng tạo đang tăng trưởng mạnh”

Thủ tướng Malaixia Najib Tun Razak, người nắm quyền vào tháng 4 năm

2009, đã coi việc vượt qua bẫy thu nhập trung bình là mục tiêu kinh tế quan trọngnhất của chính phủ Để đạt được mục tiêu đề ra, thủ tướng Najib muốn huy độngcác chính sách và nguồn lực hiện có để tự do hơn nữa nền kinh tế, thúc đẩy đầu tư

tư nhân, hình thành các ngành tạo giá tr ịmới, cải cách ngân sách, phát triển nguồnnhân lực- được coi là năm trụcột trong “Mô hình kinh tế mới”của ông:

Trang 11

Mô hình kinh tế mới của Malaixia

2.2 Thái Lan

Ngược lại, Thái Lan đang nỗ lực từng bước phát triển công nghiệp bằngcách tiếp tục con đường đang đi của mình Thái Lan vẫn tiếp tục khuyến khích FDIvào lĩnh vực chế tạo, thúc đẩy công nghệ khuôn mẫu, tăng cường năng lực và liênkết các nhà sản xuất linh kiện nội địa Việc tiếp tục củng cố các cụng công nghiệp

ô tô vẫn là trụ cột trong chính sách công nghiệp của Thái Lan

Một trong các dự án hỗtrợ nỗ lực này là Dự án phát triển nguồn nhân lựctrong ngành công nghiệp ô tô hiện đang được triển khai với sự hỗ tr ợtoàn diện củabốn công ty sản xuất ô tô lớn của Nhật Bản Một định hướng chính sách khác làphát triển sản xuất ô tô sinh thái Đồng thời, Thái Lan cũng khuyến khích phát triểncác lĩnh vực mới như du lịch khám chữa bệnh, công nghệ sinh học và ITC Dựa

Trang 12

trên các thành quả đạt được trong quá khứ, Thái Lan áp dụng cách tiếp cận haichiều, vừa phát triển cơ sở công nghiệp cũ đồng thời tìm kiếm các nguồn tăngtrưởng mới.

Hình :5 chiến lược và 12 kế hoạch hành động của ngành công nghiệp ô tô Thái Lan

Một điểm khác nhau dễ dàng nhìn thấy giữa Malaixia và Thái Lan đó việclựa chọn lực đẩy cơ bản của chính sách công nghiệp Trong khi Thái Lan hoàn toàntheo thị trường và toàn cầu hóa, nỗlực xây dựng một môi trường kinh doanh mở

và tự do, không kỳ vọng vào việc tạo ra các thương hiệu quốc gia, thì Malaixia lại

áp dụng các biện pháp chỉ đạo và hành chính để dẫn dắt khu vực tư nhân hoặc khuvực nước ngoài đi theo một định hướng nhất định, trong đó bao gồm cả việc pháttriển và thúc đẩy việc sản xuất ô tô mang thương hiệu quốc gia Malaixia đang đặtcược vào cú nhảy cóc trong khi Thái Lan vẫn đi trên con đường cũ Cả hai đều kỳvọng thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, nhưng cách thức mỗi nước lựa chọn đểđạt được mục tiêu tương đối khác nhau

2.3 Indonexia

Indonesia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, trong đó tăng trưởngkinh tế đều không xuất phát từ năng suất mà từ lợi thế có sẵn Quốc gia này tuy có

Trang 13

quốc gia trên bảng xếp hạng Doing Business 2013 Indonesia cũng đang rơi vàotình trạng đáng báo động khi mà dù là quốc gia thu hút FDI về sản xuất ô tô vàhàng tiêu dùng song Indonesia lại không là cứ điểm sản xuất cho xuất khẩu Khôngchỉ có vậy, từ năm 2000 tới 2010, tỷ lệ công nghiệp chế biến trong GDP của nướcnày đã giảm từ 27,7% xuống 24,8% và trong xuất khẩu từ 57,1% xuống 37,5%.Thêm vào đó, chủ nghĩa kinh tế dân tộc đang tăng khiến chính sách FDI trở nênchặt chẽ hơn thay vì mở rộng Quan trọng hơn, Quy hoạch (BAPPENAS) và dịch

vụ nhà đầu tư (BKPM) của nước ngày tuy được đánh giá là tốt, song Bộ Côngnghiệp rất yếu kém và manh mún Chính sách DNNVV & đào tạo nghề cứng nhắc,không có sự hỗ trợ cho các khu công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, năng suất hoặcđổi mới Sự phân cấp khiến Chính phủ rất khó thi hành các chính sách công nghiệptrên cả nước Indonesia đang dần mất đi dấu hiệu công nghiệp hóa và đã bước vàobẫy thu nhập trung bình gần thập kỷ nay

Chương 3: Thực trạng tại Việt Nam và giải pháp

3.1 Kinh tế của Việt Nam.

3.1.1 Kinh tế Việt Nam qua các con số.

Theo số liệu do Tổng Cục Thống kê công bố, năm 2014 là năm đầu tiêntrong kế hoạch 5 năm (2011-2015) kể từ 2011 đến nay, tăng trưởng kinh tế khôngchỉ về đích mà còn vượt kế hoạch So với kế hoạch chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế5,8% mà Quốc hội đưa ra thì năm 2014 đạt 5,98% quả là con số đáng mừng chonền kinh tế Việt Nam Mức tăng trưởng năm 2014 cao hơn mức tăng trưởng 5,25%của năm 2012 và 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tếtrước bối cảnh chính trị Mức tăng trưởng có dấu hiệu hồi phục này đã giúp chonền kinh tế vĩ mô có được sự ổn định - mục tiêu mà Việt Nam theo đuổi trongnhiều năm nay, đặc biệt là sau khi lạm phát lên tới trên 20% trong năm 2008 - nămđầu tiên Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu Con số tăngtrưởng 5,98% được Tổng Cục Thống kê chính thức công bố đã khiến giới chuyêngia không khỏi bất ngờ

Ngày đăng: 20/02/2017, 13:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w