Được sự giúp đỡ của, Quỹ dân số Liên hợp quốc và Quỹ dân số thế giới, các tác giả đã cố gắng biên soạn giáo trình theo hướng vừa kế thừa, chắt lọc các kiến thức cơ bản đã được đề cập vừa
Trang 1GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC DÂN SỐ - SỨC KHOẺ SINH SẢN
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC DÂN SỐ - SỨC KHOẺ SINH SẢN
(Dành cho sinh viên ngành Tâm lý - Giáo dục các trường đại học sư phạm)
PGS.TS TRẦN QUỐC THÀNH (Chủ biên)
TS.NGUYỄN THỊ MÙI ThS LÊ THỊ HỒNG AN
LỜI GIỚI THIỆU
Giáo dục dân số đã được đưa vào giảng dạy ở khoa Tâm lý - Giáo dục, trường Đại học sư phạm Hà Nội với tư cách là một học phần độc lập từ nhiều năm nay Với thời lượng 2 đơn vị học trình, những kiến thức cơ bản về giáo dục dân số đã được cung cấp cho sinh viên Tuy nhiên, còn nhiều kiến thức
về sức khoẻ sinh sản chưa được đưa vào giáo trình này Vì thế, chúng tôi đã
đề nghị tăng thời lượng cho giáo trình này lên 3 đơn vị học trình (45 tiết và đổi tên thành Giáo trình Giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản
Giáo trình Giáo dục dân số - sức khoẻ sinh sản được viết trên cơ sở kê thừa Giáo trình Giáo dục dân soạn có của khoa Tâm lý - Giáo dục Trong đó
có bổ sung thêm các kiến thức về sức khoẻ sinh sản và đặc biệt là các kiến thức về sức khoẻ sinh sản vị thanh niên
Được sự giúp đỡ của, Quỹ dân số Liên hợp quốc và Quỹ dân số thế giới, các tác giả đã cố gắng biên soạn giáo trình theo hướng vừa kế thừa, chắt lọc các kiến thức cơ bản đã được đề cập vừa cập nhật những kiến thức hiện đại và cách tiếp cận hiện nay về các nội dung giáo dục dân số - sức khoẻ sinh sản Vì thê giáo trình sẽ vừa là một tài liệu để giảng dạy vừa là một tài liệu tham khảo bổ ích cho giảng viên và sinh viên chuyên khoa Tâm lý - Giáo dục các trường đại học sư phạm Học xong giáo trình này sinh viên sẽ đạt được:
Trang 2- Về kiến thức: Nắm vững các nội dung cơ bản về giáo dục dân số- sức khoẻ sinh sản và sức khỏe sinh sản vị thành niên; vấn đề tình bạn tuổi thiếu niên và tình bạn, tình yêu tuổi đầu thanh niên; vấn đề tình dục an toàn, các phương pháp phòng tránh thai để có thể tự giáo dục mình và có kiến thức sau này giáo dục học sinh, sinh viên.
- Về thái độ: Có thái độ đúng mức, không e dè đối với việc tiếp nhận các kiến thức về sức khỏe sinh sản; có ý thức vận dụng những hiểu biết về sức khoẻ sinh sản vào cuộc sống của bản thân
- Về kỹ năng: Biết vận dụng những kiến thức về sức khỏe sinh sản vào đời sống của bản thân và những người thân; biết phổ biên các kiến thức về giáo dục dân số - sức khoẻ sinh sản cho học sinh, sinh viên và những người xung quanh; biết ứng xử đúng mực trong tình bạn và tình yêu
Giáo trình gồm 5 chương Chương 1, chương 2 và chương 3 kế thừa các nội dung giáo dục dân số của các giáo trình đã có Chương 4 và chương
5 là những kiến thức về sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ sinh sản vị thành niên Đây là những nội dung mới được đưa vào giảng dạy cho sinh viên
Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Quỹ dân số Liên hợp quốc và Quỹ dân số thế giới, các ý kiến đóng góp quý báu của các cán bộ khoa học thuộc Trung tâm giáo dục dân số Huế, Trung tâm giáo dục dân số Trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, các chuyên gia trong và ngoài ngành giáo dục đã giúp chúng tôi hoàn thành giáo trình
Tập thể tác giả đã cố gắng rất nhiều trong nghiên cứu và biên soạn, song khó tránh khỏi những sai sót Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc gần xa để giáo trình ngày càng hoàn thiện
Tập thể tác giả
BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT
GDDS Giáo dục dân số
Trang 3Sức khỏe sinh sản vị thành niên
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (United Nation Educational, Scientific and Cultural Organization)Quỹ Dân số Liên hợp quốc (United Nation Population Fund)Quỹ dân số thế giới (Word Population Foundation)
Chương I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIÁO DỤC DÂN SỐ
Năm 1941, bà Alava Myrdal (Hoa Kỳ) đã đề cập đến sự cần thiết của GDDS đối với học sinh trong nhà trường chính quy, với người lớn trong hệ thống giáo dục không chính quy Tư tưởng này được sự hưởng ứng và cụ thể hoá của nhiều người như Frank Lorimer và Frederich Osbom vào năm 1943 Các ông đã kiến nghị vấn đề dân số cần phải được đưa vào phổ thông trung học
Năm 1962, các ông S Thom son, M Hauser đã đề xuất khái niệm
"Bùng nổ dân số" và nêu rõ biến động dân số có liên quan đến phúc lợi của con người
Trang 4Vào năm 1964, tại Đại học Côlômbia, giáo sư Sloan Wayland biên soạn tài liệu "Giảng dạy các động lực dân số", "các giai đoạn mãn sinh sản" phục
vụ cho giáo dục dân số
Địa vị của giáo dục dân số trở nên vững chắc hơn khi được sự chú ý của các tổ chức quốc tế quan trọng Hội nghị dân số thế giới do Liên hợp quốc hợp tác với UNESCO được tổ chức tại Rô ma (Italia) từ 30 tháng 8 đến ngày 10 tháng 9 năm 1954 với sự tham gia của 600 đại biểu, từ 70 nước khác nhau Hội nghị thảo luận các vấn đề dân số chủ yếu với sự phát triển kinh tế -
xã hội, đưa ra chương trình hành động đẩy mạnh hoạt động GDDS
Năm 1966 tuyên ngôn của Liên hợp quốc về dân số ra đời đã được 12 nước đón nhận ngay Từ đó, các vấn đề liên quan tới dân số hiển nhiên mang tính toàn cầu
Năm 1968, Đại hội đồng Liên hợp quốc khẳng định mục tiêu hoạt động trong lĩnh vực dân số là: Làm cho mọi người nhận thức sâu sắc hơn về trách nhiệm hệ trọng của mỗi cá nhân, mỗi quốc gia và cả cộng đồng quốc tế trong
sự gia tăng dân số
Năm 1970, UNESCO có kế hoạch giúp đỡ các nước thành viên xây dựng chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên khá cao nên đã trở thành mảnh đất cho GDDS phát triển mạnh mẽ Hội nghị tập huấn khu vực của UNESCO về GDDS, GDĐSGĐ tại Băng Cốc (Thái Lan) năm 1970 được 13 nước Châu Á tham gia Hội nghị đã xác định mục tiêu, nội dung GDDS để đưa vào chương trình giảng dạy, học tập ở các trường phổ thông
Nhiều hội nghị tư vấn khu vực (năm 1978, 1982, 1984… ) đã định hình:
- Quy mô gia đình hợp lý
- Tuổi kết hôn hợp lý
- Tư cách, trách nhiệm làm cha mẹ
Trang 5- Dân số - môi trường - tài nguyên
- Các giá trị liên quan đến vấn đề dân số
Năm 1986 Hội nghị tư vấn của UNESCO về GDDS khu vực Châu Á Thái Bình Dương đưa thêm 4 chủ điểm sau:
+ Giáo dục đời sống gia đình
+ Giáo dục giới tính
+ Giáo đục tuổi già
+ Giáo dục đô thị hoá
Năm 1988: 25 nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã thực hiện GDDS và coi như một bộ phận hữu cơ trong chính sách dân số của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Năm 1994, Hội nghị dân số thế giới lần 4 tại Cairô (Ai Cập) với sự tham gia của 179 nước, đã đề cập đến việc triển khai giáo dục dân số ở các quốc gia trên toàn thế giới
Con đường hình thành, triển khai GDDS không phải luôn bằng phẳng,
mà cũng vấp phải sự phản kháng nhất định trước các phong tục, tập quán từ bao đời để lại Tuy vậy, điều đó không thể ngăn cản được hướng đi tất yếu, một nhu cầu trong đời sống xã hội đặt ra cho toàn nhân loại phải giải quyết
"Giáo dục dân số"
Ở Việt Nam, quá trình triển khai GDDS trải qua nhiều giai đoạn:
+ Giai đoạn chuẩn bị: 1982 - 1983
Sau khi Hội đồng Chính phủ thông qua kiến nghị của phái đoàn Liên hợp quốc ( 1 98 1 ) về đưa GDDS vào trường học, chúng ta đã nghiên cứu kinh nghiệm ở các nước mở hội nghị định hướng công tác GDDS cho cán bộ chủ chốt ở cấp Bộ và các tỉnh thí điểm Năm 1983, xây dựng chương trình GDDS cho 4 ngành học: mẫu giáo, phổ thông, bổ túc, sư phạm và xây dựng
kế hoạch thí điểm
Trang 6+ Giai đoạn thí điểm GDDS (chu kỳ 1984 - 1987) tiến hành thí điểm tại
5 tỉnh, thành: Hà Nội, Thái Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, Long An, TP Hồ Chí Minh
+ Giai đoạn triển khai ở 17 tỉnh trọng điểm và mở rộng dần trong cả nước (1988 đến nay) GDDS trải qua một quá trình phát triển ở Việt Nam, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân và toàn thể cộng đồng
+ Đến năm 1997, GDDS đã hoà nhập vào hệ thống giáo dục quốc gia, trở thành nhiệm vụ chung của toàn xã hội Ngày 26/12/1977 trở thành Ngày dân số Việt Nam
2 Khái niệm, bản chất của giáo dục dân số
Giáo dục dân số (là thuật ngữ mà tổ chức UNESCO sử dụng) chỉ một chương trình giáo dục giúp người học hiểu được mối quan hệ qua lại giữa động lực dân số và các nhân tố khác của chất lượng cuộc sống Từ đó, học viên có được những quyết định hợp lý, có trách nhiệm và những hành vi đúng đắn về các lĩnh vực dân số nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình, quốc gia, cộng đồng
Có rất nhiều định nghĩa về GDDS tuỳ thuộc vào nền văn hoá, các nhóm đối tượng giáo dục Song, dù có khác nhau ít nhiều về quan niệm, cần phải khẳng định rằng GDDS là một hệ thống tri thức liên ngành, dựa trên những thành tựu của nhiều ngành khoa học, kỹ thuật hiện đại Vì vậy, GDDS mang đặc điểm của một lĩnh vực khoa học và giáo dục tích hợp, nghĩa là có sự chọn lọc, lồng ghép tri thức liên ngành, mà đích cuối cùng của GDDS phải đạt được là nâng cao chất lượng cuộc sống ở mức độ vi mô và vĩ mô
* Một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan trong giáo dục dân số
1 Dân số: là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính
2 Quy mô dân số: là số người sống trong một quốc gia khu vực vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính tại một thời điểm xác định
Trang 73 Chất lượng dân số: là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ
và tinh thần của toàn bộ dân số
4 Kế hoạch hoá gia đình: là nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khoẻ, nuôi dạy con
có trách nhiệm phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình
5 Sức khoẻ sinh sản: là sự thể hiện các trạng thái về thể chất, tinh thần
và xã hội liên quan đến hoạt động và chức năng sinh sản của mỗi người
6 Môi trường: bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật
7 Hoạt động bảo vệ môi trường: là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch, đẹp, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo
10 Giáo dục đời sống gia đình: là chương trình giáo dục đặc biệt nhằm chuẩn bị cho người học về hôn nhân, sinh sản, tư cách làm cha mẹ và cách ứng xử trong gia đình, xây dựng cuộc sống hạnh phúc
11 Giáo dục giới tính: là chương trình giáo dục dân số đề cập tới các vấn đề giới tính, nhằm giúp người học hiểu biết và hình thành thái độ, hành vi ứng xử giới tính đúng đắn, văn minh
Trang 812 Chỉ số phát triển con người (HDI): là số liệu tổng hợp đề đánh giá mức độ phát triển con người, được xác định qua tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người.
13 Mức sinh thay thế: là mức sinh tính bình quân trong toàn xã hội - mỗi cặp vợ chồng có hai con
14 Dịch vụ dân số: là các hoạt động phục vụ công tác dân số bao gồm cung cấp thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động, hướng dẫn tư vấn về dân số, cung cấp biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng dân số và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật
* Bản chất của giáo dục dân số
+ Là vấn đề giá trị dân số, xã hội và đòi hỏi sự thay đổi hoặc định hướng lại thái độ đối với vấn đề này, từ đó có hành vi dân số đúng đắn
+ Có nhiều mâu thuẫn trong nhiều phương diện khác nhau như mâu thuẫn giữa nội dung GDDS và phương pháp tác động, mâu thuẫn giữa yêu cầu, mục đích và phương hướng thực thi… đòi hỏi phải được giải quyết
+ Mang tính chất tích hợp và liên môn trong nội dung GDDS
+ Là một lĩnh vực đòi hỏi phải tiến hành trường kỳ, đề cập đến các vấn
đề và các mối quan tâm có liên quan đến dân số mới nảy sinh như: vai trò của giới, địa vị của phụ nữ, chức năng, địa vị của người cao tuổi, phòng chống các bệnh lây truyền qua đường 1 tình dục và xác định các giá trị, nội dung vấn đề sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ sinh sản vị thành niên
3 Mục tiêu của giáo dục dân số
* Mục tiêu chung của GDDS
- Giúp người học nhận thức, hiểu biết về: tình hình dân số; các khái niệm dân số học cơ bản; các quá trình biến đổi dân số; các yếu tố quyết định
sự biến đổi dân số; mối quan hệ qua lại giữa sự thay đổi dân số và các khía cạnh khác nhau của chất lượng cuộc sống ở cấp vi mô và vĩ mô; bùng nổ tiêu
Trang 9thụ và chất lượng cuộc sống Sự sinh sản của con người và hạnh phúc gia đình; các chính sách kế hoạch và chương trình dân số.
- Phát triển năng lực, đánh giá được mối quan hệ giữa chất lượng cuộc sống với sự biến đổi dân số; việc tiêu thụ các nguồn tài nguyên hiện tại, trong tương lai đối với mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và thế giới
- Người học có thái độ tích cực xây dựng các giá trị và kỹ năng để có những quyết định, những hành vi có trách nhiệm với các vấn đề dân số và cải thiện chất lượng cuộc sống
* Mục tiêu GDDS ở Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỉ XXI
-Cung cấp tri thức về dân số học
+ Giúp người học nhận thức rõ sự cần thiết và khả năng thực tế của con người có thể điều khiển, điều chỉnh hoạt động sinh sản của mình, tạo ra
sự cân đối giữa dân số với các nguồn tài nguyên và nhịp độ phát triển sản xuất
+ Định hướng lại những giá trị đạo đức, quan niệm truyền thống không còn phù hợp về hôn nhân và gia đình
- Giáo dục thái độ, hành vi đúng đắn về dân số trước sự gia tăng dân
số, phân bố dân cư và lao động hiện nay
-Bồi dưỡng khả năng kế hoạch hoá gia đình, tổ chức, nâng cao chất lượng cuộc sống bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội Đồng thời là người tích cực đóng góp cho việc tuyên truyền, vận động những người xung quanh
về các nội dung GDDS
4 Đối tượng của giáo dục dân số
- Tất cả mọi thành viên trong cộng đồng
- Đối với nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân: học sinh ở mọi cấp học, học viên ở mọi bậc học đều trở thành đối tượng của GDDS
Điều căn bản là phải căn cứ vào mục tiêu GDDS, nhiệm vụ, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi để chúng ta lồng ghép, tích hợp nội dung GDDS cho phù
Trang 10hợp và có hiệu quả ở mỗi trường học, mỗi vùng, mỗi quốc gia một cách linh hoạt, sáng tạo, đem lại hiệu quả tối ưu.
5 Nội dung giáo dục dân số
Nội dung GDDS được cấu thành từ 5 vấn đề chủ yếu: dân số học; các yếu tố quyết định thay đổi dân số; hậu quả của sự thay đổi dân số; giới tính
và sinh sản; lập kế hoạch cho tương lai về phát triển dân số vì chất lượng cuộc sống
* Những nội dung của GDDS
a Dân số và chất lượng cuộc sống
Nội dung dân số và chất lượng cuộc sống có 5 chủ điểm:
1 Ảnh hưởng của gia tăng dân số đến mức sống chung của xã hội, của đất nước; các kiến thức cơ sở về dân số học; các quan hệ giữa tái sản xuất con người và sản xuất vật chất; dân số với việc khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường
2 Dân số và một số vấn đề chính sách xã hội như: việc làm, giải phóng phụ nữ, giáo dục tuổi già
3 Gia tăng dân số và phân bố dân cư, lao động
2 Quy mô gia đình và chất lượng cuộc sống gia đình
3 Tư cách, trách nhiệm làm cha mẹ; xây dựng hạnh phúc gia đình
4 Giáo dục giới tính (ở từng lứa tuổi; những hành vi văn hoá trong quan hệ nam nữ; các bệnh lây truyền qua đường tình dục), giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Trang 116 Phương thức tổ chức và phương pháp giáo dục dân số
Quá trình giáo dục dân số trải qua các bước:
Từ các bước và đặc điểm của GDDS, hàng loạt phương thức tiếp cận
có thể áp dụng để đưa vào chương trình giáo dục của nhà trường phổ thông
và hệ thống giáo dục quốc dân Phương thức tổ chức công tác GDDS như:
- Lồng ghép Vào chương trình môn học không đổi
Chỉ bổ sung các ví dụ có liên quan đến nội dung GDSS ở các phần trong môn học
- Tích hợp Qua cấu trúc chương trình các môn học thay đổi phù hợp
với việc đưa GDDS vào chương trìnhNội dung GDDS trở thành một bộ phận kiến thức không thể thiếu
- Bộ phận
riêng
Phương pháp dạy học hiện tại trong khi tiến hành GDDS được sử dụng như:
- Dạy học lấy giáo viên làm trung tâm (sẽ dẫn đến kết quả dự kiến: trình
độ phát triển chủ yếu của học sinh là ghi nhớ thông tin, sự kiện; phụ thuộc vào tài liệu; chấp nhận các giá trị truyền thống)
- Dạy học lấy học sinh làm trung tâm (kết quả sẽ là: học sinh tự tin; phát triển hơn trong các lĩnh vực nhận thức, tình cảm và hành vi; có tinh thần phê phán; biết xác định các giá trị) Các phương pháp cụ thể được xác định và tận dụng như:
Cung cap kien
thuc, thong tin
Quyet dinh thai do
Hanh dong theo quyet dinh o
Trang 12+ Phương pháp tìm tòi dùng cho việc học tập mang tính quy nạp, giải quyết khám phá vấn đề, đòi hỏi nghĩ cân nhắc, lập luận và phát triển năng lực, thái độ, kỹ năng qua thu thập chứng cứ, sắp xếp chứng cứ và phân tích chứng cứ.
Nếu đưa GDDS thành môn phân lập thì có thể áp dụng hàng loạt hình thức sau:
- Khoá học nhỏ, ngắn hạn theo ngày
- Môn học tự chọn, không bắt buộc
- Môn học bắt buộc: ở cấp Cao đẳng và Đại học, GDDS có thể trở thành môn học bắt buộc Nhất là các trường Sư phạm đào tạo giáo viên các cấp, sinh viên cần có kiến thức về GDDS để còn giáo dục cho học sinh sau này
7 Các khoa học có liên quan với giáo dục dân số
Các khoa học có kiến thức về dân số được coi là kiến thức cơ sở của GDDS như: Dân số học, Sinh học, Y học, Địa lý học, Luật học, Tâm lý học, Giáo dục học, Sử học, Sinh thái học, Kinh tế học, Toán học thống kê, v.v…
Giáo dục dân số chứa đựng trong các môn học: Địa lý, Lịch sử, Sinh học, Giáo dục công dân, Tin, Toán, các môn tự nhiên và xã hội khác
8 Giáo dục dân số trong nhà trường phổ thông nước ta
8.1 Nội dung giáo dục dân số trong nhà trường phổ thông
Trang 13- Cơ sở khoa học: học sinh có đủ khả năng hiểu rõ mối quan hệ giữa dân số - môi trường - chất lượng cuộc sống.
- Phân bố dân cư, lao động hợp lý
- Về mặt thực tiễn, Việt Nam có thể đưa các chủ điểm GDDS của khu vực vào nước ta:
1 Quy mô gia đình và chất lượng cuộc sống
2 Tuổi kết hôn hợp lý
3 Tư cách, trách nhiệm làm cha mẹ
4 Xác định lại những giá trị liên quan đến dân số và chất lượng cuộc sống
5 Mối quan hệ giữa dân số - môi trường và chất lượng cuộc sống
6 Giáo dục đời sống gia đình
7 Giáo dục giới tính
8 Giáo dục tuổi già
9 Giáo dục đô thị hoá
Dan so
Moi truong Chat luong cuoc song
Trang 14Những chủ điểm trên cấu thành nội dung GDDS trong nhà trường phổ thông ở nước ta và được tiến hành một cách linh hoạt qua từng giai đoạn phát triển của GDDS, đem lại hiệu quả góp phần hạ tỉ lệ tăng dân số ở Việt Nam năm 1989 là 2,13% xuống còn 1,7% vào năm 1999 và 1,3% vào năm 2005.
- Những năm đầu thập kỷ 80, Bộ Giáo dục đã tiến hành thí điểm đưa các nội dung GDDS vào một số môn học ở trường phổ thông, trong khuôn khổ hoạt động của các dự án do quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tài trợ
- Năm 1994, bước đầu thể chế hoá công tác giáo dục dân số các nội dung GDDS được tiếp tục tăng cường giới thiệu trong các trường phổ thông, bằng cách tích hợp và lồng ghép nội dung GDDS vào một số môn học thuộc chương trình giáo dục phổ thông chính quy
- Năm 1998, GDDS được tăng cường hơn nữa trong khuôn khổ hoạt động của dự án VIE/97/P13 do UNFPA tài trợ cho Bộ Giáo dục - Đào tạo ở chu kỳ 5 Thời điểm này, các nội dung GDDS vẫn được tiếp tục giới thiệu trong chương trình dạy học của nhà trường phổ thông, nhưng ưu tiên nhấn mạnh tới các nội dung giáo dục SKSSVTN Nội dung giáo dục SKSSVTN được lồng ghép trong các môn Địa lý, Sinh vật, Giáo dục công dân
Đầu thế kỷ XXI, GDDS được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới trong hệ thống giáo dục chính quy và không chính quy Các nội dung thường tập trung vào khía cạnh sinh học liên quan đến cấu tạo cơ thể con người, hệ thống sinh sản, những thay đổi trong tuổi dậy thì; ít đề cập tới các khía cạnh
xã hội và hành vi trên quan đến các mối quan hệ khác giới, việc tránh thai, các kỹ năng sống như ra quyết định, giải quyết các vấn đề, xác định các giá trị, sự thuyết phục trong quan hệ tình dục trước hôn nhân Đây là những vấn
đề cần thiết đề chuẩn bị cho thanh thiếu niên đương đầu với những vấn đề đặt ra trong cuộc sống liên quan đến sức khoẻ sinh sản của họ
Vì vậy GDDS và giáo dục sức khoẻ sinh sản phải được thế hệ trẻ nhận thức toàn diện hơn nữa thông qua quá trình giáo dục chính quy và không chính quy
Trang 158.2 Những điều cần lưu ý khi đưa GDDS vào nhà trường
Trước hết, nên quan niệm GDDS cho thế hệ trẻ là một công tác nhằm tác động vào toàn bộ tâm lý của họ chứ không chỉ giáo dục ý thức trong lĩnh vực này Vì hoạt động của con người được điều khiển bởi toàn bộ đời sống tâm lý, trong đó ý thức chỉ là một bộ phân "cao nhất" của tâm lý người, nhưng chưa phải là tất cả Ngoài ra còn rất nhiều thành tố khác như hiểu biết, tâm trạng, hứng thú, niềm tin, ý chí… tuy bị chi phối bởi ý thức nhưng đôi khi lại giữ một vị trí trực tiếp hơn trong nhiều hoạt động của con người đối với vấn
đề dân số
Trong công tác GDDS cho thế hệ trẻ, muốn tác động vào tâm lý thì phải nghiên cứu để nắm bắt được tâm lý cá nhân tâm lý xã hội của họ Nếu không dựa vào những nghiên cứu cụ thể về tâm lý học xã hội và xã hội học, cũng như một số ngành khoa học tự nhiên, xã hội khác cổ liên quan để tiến hành GDDS thích hợp thì sẽ khó tránh khỏi căn bệnh "kinh nghiệm chủ nghĩa" Hậu quả của nó có thể là GDDS sẽ mang tính chất bị động đối phó, chạy theo giải quyết vụ việc, mang tính chất phong trào Vì lẽ đó mà ở nhiều quốc gia đã thành lập Viện khoa học chuyên nghiên cứu về thanh niên để tham mưu cho những chính sách mang tính chiến lược, đòi hỏi những dự đoán khoa học như chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình và những quyết định khác trong lĩnh vực GDDS và SKSS
Các tài liệu nước ngoài và ở nước ta đã nêu lên khá nhiều đặc điểm của thế hệ trẻ hiện nay ở đây chỉ dẫn ra và nhấn mạnh những nét quan trọng
có liên quan đến GDDS cho thế hệ trẻ Những đặc điểm đó là: sự năng động, nhạy bén, ham đổi mới, thích các sinh hoạt sôi nổi và chú ý nhiều đến hình thức tổ chức Cho nên trong GDDS ở nhà trường phải chú ý cải tiến nội dung
và hình thức chuyển tải nội dung ấy Muốn GDDS đem lại hiệu quả thì cần phải dựa vào những đặc điểm tâm lý - xã hội của người học để tấn phương pháp GDDS phù hợp
Trong GDDS, việc gây hứng thú cho người học không phải là mục đích cuối cùng nhưng lại có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với hiệu quả giáo dục các
Trang 16nội dung GDDS cho học sinh, sinh viên Khi những lời giảng của người thầy không được người học tiếp thu một cách hào hứng thì bao nhiêu ý đồ tốt đẹp trong nội dung bài giảng GDDS sẽ trở thành vô nghĩa Quan niệm cho rằng giảng dạy giáo trình GDDS không cần chú ý kích thích hứng thú cho người học là hoàn toàn sai và làm phương hại đến hiệu quả của GDDS.
Muốn kích thích được hứng thú học tập của người học khi tiếp nhận các nội dung GDDS, phải giải quyết được những thắc mắc của họ về một lý luận cũng như về mặt thực tiễn Xung quanh mỗi người chúng ta có rất nhiều hiện tượng liên quan đến vấn đề dân số và chất lượng cuộc sống, song chỉ vì không có phân tích cụ thể nên ta không để ý đến tình tiết của các hiện tượng
đó Quan tâm đến những vấn đề này, bài giảng GDDS sẽ có sức hấp dẫn hơn Giải quyết thấu đảo những vấn đề về lý luận và thực tiễn sẽ góp phần làm sáng tỏ cho người học mọi góc cạnh về dân số, SKSS Cần tránh hai khuynh hướng sau đây: Một là, đi sâu vào những lý luận dông dài với cách trình bày nặng nề, trùng lặp, không thấy được khả năng vận dụng vào thực tiễn và cũng có thể chính người trình bày chưa nắm hết cái “thần” của vấn đề Hai là sa vào những minh họa, những dẫn chứng trong thực tế mà không chắt lọc được cốt lõi của vấn đề để trên cơ sở đó mà đi sâu diễn giải một quy luật nào đó trong nội dưng GDDS
Mặt khác, để tăng thêm độ sâu sắc, nhuận nhuyễn của mỗi bài giảng trong chương trình GĐDS, ta có thể tận dụng cá danh ngôn lịch sử, văn hoá, giáo dục… Nói cách khác, trong giảng dạy giáo trình GDDS phải nắm được bí quyết: nói ít mà sâu hơn nói nhiều mà dàn trải, bài giảng chỉ gợi mở để người học nghĩ tiếp chứ không bao giờ nói hết; sự cô đọng, khái quát sẽ đem lại độ sâu sắc của bài giảng hơn là nói nhiều mà không chắt lọc
Muốn kích thích hứng thú học tập phải đảm bảo gắn nội dung GDDS với thực tiễn xã hội, đặc biệt là thực tiễn địa phương Kiến thức trong lĩnh vực GDDS có thể dừng được đến đâu trong cuộc sống đó là điều những người học (đặc biệt là người học ở tuổi trưởng thành) rất quan tâm Người học chỉ
có thể cảm thấy hào hứng khi nội dung GDDS đáp ứng được yêu cầu đang
Trang 17đặt ra trong cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội Ai cũng
dễ nhận ra dạy những vấn đề GDDS cho người đã trưởng thành hứng thú hơn dạy cho học trò tuổi nhỏ Vì một lẽ rất đơn giản: người trưởng thành đã hoặc sắp xây dựng gia đình, họ thấy cần thiết được trang bị kiến thức về dân
số học về kế hoạch hoá gia đình Có gắn nội dung GDDS với thực tiễn cuộc sống thì người học mới tin vào tính chất ứng dụng được của lý luận GDDS Ngược lại, thực tiễn có tác dụng củng cố và nâng cao từ thức thuộc lĩnh vực GDDS Môn học sẽ trở nên hứng thú nếu người học lý giải được những vấn
đề nảy sinh của cá nhân, của gia đình… Trong việc giảng dạy GDDS muốn kích thích hứng thú cho người học, cần tìm cách động viên người học lớn tuổi tái hiện các thể nghiệm của bản thân và gia đình Nếu người dạy biết khai thác kinh nghiệm của cá nhân gia đình, địa phương và dân tộc sẽ làm cho bài giảng GDDS sinh động Nếu người học tái hiện những hiện tượng xung quanh vấn đề dân số và chất lượng cuộc sống của cá nhân gia đình, làng xóm, địa phương mình bằng cách kề ra rồi phân tích thì càng quý Nhưng nếu
vì lý do nào đó, người học thấm thía các nội dung song chưa dám hoặc chưa tiện thổ lộ cho ai thì cũng có thể chấp nhận được Hứng thú học tập GDDS sẽ dần hình thành và phát triển
GDDS là một lĩnh vực mới được đưa vào nhà trường, vì thế kinh nghiệm và nghệ thuật giảng dạy GDDS còn ít, cần được quan tâm, nghiên cứu và tìm tòi kinh nghiệm
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY CHƯƠNG I
Chương 1 có thời lượng ngắn nên không chia thành bài mà toàn chương là một bài
Mục tiêu cần đạt:
- Sinh viên hiểu rõ khái niệm, bản chất, nội dung, mục tiêu và phương thức giáo dục dân số; lịch sử giáo dục dân số
Trang 18- Nắm được các khoa học có liên quan và nội dung giáo dục dân số trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam.
- Có thái độ hợp tác trong các hoạt động giáo dục dân số
- Tích cực tham gia truyền thông giáo dục dân số và tự mình thực hiện tốt các nội dung giáo dục dân số
Phương pháp giảng dạy:
- Phần này chủ yếu là các kiến thức lý luận nên chủ yếu sử dụng thuyết trình theo phương thức quy nạp hoặc phương pháp nêu vấn đề
- Có thể kết hợp với thảo luận chung trên lớp đi đến thống nhất các nội dung cơ bản của chương I để định hướng cho những chương tiếp theo
- Khi dạy chương 1, cần làm rõ các kiến thức về: Lịch sử ra đời, phát triển GDDS trên thế giới và ở Việt Nam; Làm sáng tỏ các khái niệm cơ bản về GDDS, bản chất của GDDS, Những mục đích, mục tiêu và đối tượng của GDDS; Những nội dung cơ bản và các chủ điểm đặt ra trong quá trình tiến hành GDDS; Phương thức tổ chức và phương pháp tiến hành trong hoạt động GDDS của thế giới và Việt Nam; Thực tiễn triển khai GDDS trong hệ thống giáo dục phổ thông ở Việt Nam
Đây là những nội dung cơ bản sinh viên cần phải nắm vững và hiểu biết để vận dụng trong hoạt động sư phạm sau khi ra trường
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
Câu 1 Trình bày lịch sử phát triển của giáo dục dân số thế giới, giáo dục dân số ở Việt Nam?
Câu 2 Nêu rõ khái niệm: giáo dục dân số và các khái niệm dân số; quy
mô dân số; chất lượng dân số; kế hoạch hoá gia đình; giáo dục giới tính; giáo dục gia đình; mức sinh thay thế phát triển bền vững; chỉ số phát triển con người (HDI - Human Development Index)?
Câu 3 Chỉ rõ bản chất của giáo dục dân số?
Trang 19Câu 4 Nêu đối tượng của GDDS trên thế giới và ở Việt Nam?
Câu 5 Trình bày mục tiêu, nội dung, phương thức tổ chức và các phương pháp tiến hành GDDS?
Câu 6 Chỉ rõ các khoa học có liên quan và các bước tiến hành trong quá trình GDDS?
Câu 7 Giáo dục dân số trong hệ thống giáo dục nhà trường phổ thông Việt Nam?
Chương II CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIÁO DỤC DÂN SỐ
I CƠ SỞ DÂN SỐ HỌC
Dân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý, vùng kinh tế hoặc một đơn vị hành chính, với quy mô dân số tại một thời điểm nhất định
Thuật ngữ dân số không chỉ hàm chứa số dân mà còn phản ánh chất lượng của dân số như kết cấu, sự phân bố, trình độ văn hoá…
Dân số học là khoa học nghiên cứu các hiện tượng, quá trình, quy luật
về dân số, giúp chúng ta có cơ sở khoa học để tiến hành giáo dục dân số
1 Các học thuyết cơ bản và tính quy luật phát triển dân số
1.1 Các học thuyết cơ bản về dân số
Thế giới vật chất bao gồm ba hệ thống cơ bản: hệ thống tự nhiên vô
cơ hệ thống tự nhiên hữu cơ và xã hội loài người
Xã hội loài người là bộ phận đặc thù về chất của tự nhiên Con người vừa là chủ thể vừa là nhân tố chủ yếu của hệ sinh thái trái đất, vừa là nguồn gốc của mọi cơ cấu kinh tế, xã hội và tạo ra tất cả những giá trị vật chất lẫn tinh thần của xã hội Vì vậy đây là vấn đề luôn dược lịch sử minh chứng, dõi theo và các nhà nghiên cứu quan tâm Để hiểu được các quan điểm cơ bản
về dân số, cần nghiên cứu các học thuyết quan trọng về dân số: thuyết
Trang 20Maltuýt (Malthus) và tân Maltuýt (Malthus mới); thuyết "Quá độ dân số; học thuyết Mác - Lênin về dân số.
1.1.1 Thuyết Maltuýt (Malthus) và Tân Maltuýt (New Malthus)
1.1.1.1 Thuyết Maltuýt
Nói đến gia tăng dân số, không thể không nhắc đến một học thuyết nổi tiếng của Maltuýt và ảnh hưởng sâu rộng của nó trong việc giải thích quá trình phát triển dân số
T.R Maltuýt (Thomas Robert Malthus 1766-1834) là mục sư, nhà kinh
tế học người Anh, người cha đẻ của học thuyết mang tên mình Trong tác phẩm "Bàn về dân số" xuất bản năm 1798, Maltuýt đã đề cập tới nạn "nhân mãn" nên người ta còn gọi học thuyết của ông là "thuyết nhân mãn"
Tóm tắt nội dung cơ bản thuyết Maltuýt (thuyết nhân mãn):
- Dân số tăng theo cấp số nhân (2, 4, 8, 16…) còn lương thực, thực phẩm, phương tiện sinh hoạt tăng theo cấp số cộng (1, 2, 3, 4, 5)
- Gia tăng dân số diễn ra với nhịp độ không thay đổi, còn sự gia tăng của cải vật chất là có giới hạn do những đều kiện như diện tích, năng suất… khó có thể vượt qua
- Dân số trên trái đất phát triển nhanh hơn khả năng nuôi sống nó Vì thế đói khổ, đạo đức xuống cấp, tội ác phát triển là tất yếu
Theo T Maltuýt những giải pháp cho sự gia tăng dân số là các “hạn chế mạnh” và chính các tai họa có tác dụng hạn chế số dân tăng một cách có hiệu quả Theo ông người nghèo - người lao động đã sinh đẻ bừa bãi và họ là nguyên nhân gây ra "nhân mãn", làm cho xã hội đói khổ Chiến tranh, dịch bệnh, đói rét… sinh ra là tất yếu để hạn chế sự gia tăng dân số
Trong tác phẩm "Bàn về dân số" ông đưa ra giải pháp: ”Chúng ta phải triệt để tạo điều kiện cho các tác động của tự nhiên gây ra cái chết Chúng ta khuyến khích một cách thật lòng những lực lượng tàn phá khác của tự nhiên
mà chính chúng ta phải làm cho nó xảy ra Thay cho việc giáo dục người
Trang 21nghèo cần phải giữ vệ sinh, con người phải khuyến khích tập quán ngược lại Cần phải xây dựng trong thành phố những con đường chật hẹp, làm cho nhà
ở chen chúc những người là người và giúp cho dịch bệnh tái diễn nhiều lần; Cần phải xây dựng các làng mạc, các khu nước tù ao đọng, đặc biệt là cho nhân dân định cư ở ven các đầm lầy, nơi có hại cho sức khoẻ Nhưng trước hết, chúng ta phải lên án việc dùng các loại thuốc có hiệu quả để chữa bệnh chết người giống như lên án người tốt nhưng đi lầm đường đã sáng chế ra các phương pháp để bài trừ dịch bệnh, tưởng rằng như thế là phục vụ cho quyền lợi của nhân loại…”
Maltuýt là người có công trong việc nghiên cứu vấn đề dân số đã cố gắng tìm ra những quy luật nào đó và lên tiếng báo động cho nhân loại về nguy cơ của sự gia tăng dân số nhanh như lịch sử đã chứng minh (đầu Công nguyên dân số thế giới khoảng 200 - 250 triệu người, năm 1605 đã lên đến trên 500 triệu người) Về thực chất, thuyết của Maltuýt không phải là việc đặt giới hạn cho số lượng người trên trái đất mà là việc giải thích sai lầm động lực dân số, cắt nghĩa không đúng những hậu quả xã hội do sự gia tăng dân số gây ra Việc đề ra các giải pháp sai lầm nhằm hạn chế nhịp độ tăng dân số là không thể chấp nhận được Có thể do những hạn chế về lịch sử, xuất phát từ chỗ cho rằng quy luật dân số là quy luật tự nhiên, vĩnh viễn, Mantuýt đã lý giải sai lệch vấn đề dân số tăng nhanh cũng như nêu các giải pháp thiếu tính nhân đạo đối với con người
1.1.1.2 Thuyết Tân Maltuýt
Những người kế tục học thuyết của T.R Maltuýt đã đưa ra các thuyết nhiều về số lượng, đa dạng về loại hình còn gọi chung với cái tên: các thuyết Tân Maltuýt (New Maltuýt) Các thuyết này hình thành chủ yếu vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Một số thuyết cực kỳ phản động, là chỗ dựa tinh thần cho bọn đế quốc phát động các cuộc chiến tranh Ví dụ điển hình là Hitler với luận điểm: dân Đức đông, là người đáng để tồn tại, phải mở rộng "không gian sinh tồn" cho
Trang 22dân tộc thượng đẳng ấy sống Đó là cái cớ, là nguyên nhân gây ra chiến tranh thế giới thứ hai dẫn đến cái chết của trên 53 triệu người.
1.1.2 Thuyết “Quá độ dân số”
Thuyết quá độ dân số (QĐDS) là thuyết nghiên cứu sự biến đổi dân số qua các thời kỳ lịch sử và những đặc trưng cơ bản của động lực dân số Thuyết này hướng sự nghiên cứu và lý giải vấn đề dân số thông qua việc xem xét mức sinh, mức tử qua từng giai đoạn, căn cứ vào số liệu dân số ở các nước Tây Âu vào thời kỳ cách mạng công nghiệp để hình thành một quy luật dân số
Quá độ dân số là quan niệm được sử dụng rộng rất để lý giải sự thay đổi các kiểu sản xuất dân cư trên thế giới Người đầu tiên đưa ra quan niệm này là nhà dân số học người Pháp A Ladry Ông đưa ra thuật ngữ "cách mạng dân số" vào những năm 1909 - 1934 Tư tưởng này được F.W.Notestein (nhà dân số học Hoa Kỳ) kế tục và trình bày cụ thể hơn vào năm 1945
Nội dung chủ yếu của thuyết QĐDS được thể hiện ở chỗ cho rằng việc gia tăng dân số thế giới là kết quả những thay đồi về mức sinh, mức tử diễn
ra theo thời gian khác nhau
Biểu đồ 2.l: Các giai đoạn quá độ dân số
Trang 23Căn cứ vào sự thay đổi này, thuyết QĐDS phân làm 4 giai đoạn:
1- Từ 1750 - 1800: Tỷ lệ sinh và đ lệ tử đều cao, gia tăng tự nhiên khoảng 0,5% một năm
2- Từ 1800 - 1875: Tỷ lệ sinh tiếp tục cao, tỉ lệ tử giảm đần, dẫn tới tỉ lệ gia tăng dân số rất cao
3- Từ 1875 - 1950: Tỷ lệ sinh giảm, tỉ lệ tử tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất, do đó giai đoạn này tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên bắt đầu giảm dần
4- Từ 1950 - 1975: Tỷ lệ sinh và tỉ lệ tử đều thấp, dân số tăng chậm, dần di lới ổn định
Giai đoạn 2 và 3 dược gọi là giai đoạn trung gian Tuy nhiên quá độ dân
số ở nhiều nước không hoàn toàn giống như trên
Từ việc nghiên cứu tương quan giữa mức sinh và mức tử, thuyết quá
độ dân số đã rút ra quy luật phát triển dân số Mô hình này được gọi là mô hình dân số kinh điển Căn cứ vào mô hình bốn giai đoạn nêu trên có thể thấy được sự phát triển dân số của thế giới nói chung và của mỗi nước hay nhóm nước nói riêng đang ở giai đoạn nào
Nhiều nhà nghiên cứu đã kế thừa, bổ sung và hoàn thiện mô hình quá
độ dân số kinh điển cho phù hợp với điều kiện nghiên cứu cụ thể cho chính xác hơn Trên mô hình tỉ suất sinh thổ được thay thế bằng tổng tỉ suất sinh, còn tỉ suất tử thô được thay thế bằng tuổi thọ trung bình
Nếu căn cứ vào thuyết QĐDS người ta chỉ có thể biết được dân số của một lãnh thổ ở kiểu tái sản xuất dân cư nào với những đặc trưng gì Còn vai trò của xã hội ra sao lại chưa được xem xét một cách toàn diện Vì vậy, thuyết QĐDS mới chỉ nêu được bản chất của quá trình dân số, chưa tìm ra các tác động để kiểm soát và đặc biệt chưa chú ý đến vai trò của các nhân tố kinh tế -
xã hội đối với vấn đề dân số
Trang 241.1.3 Học thuyết Mác - Lênin về vấn đề dân số
Trong các tác phẩm kinh điển về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Mác, Ăngghen, Lênin đã đề cập đến nhiều vấn đề dân số Nội dung cơ bản của học thuyết này có thể tóm tắt ở những điểm chính:
- Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có quy luật dân số tương ứng với nó Trải qua thực tế lịch sử xã hội loài người đã cho thấy rõ: phương thức sản xuất nào cũng có quy luật phát triển dân số tương ứng Đây là một trong những luận điểm quan trọng hàng đầu của học thuyết Mác- Lênin về dân số
- Sản xuất vật chất và tái sản xuất dân cư, suy cho cùng, là nhân tố quyết định phát triển của xã hội loài người ”Nền sản xuất xã hội” bao gồm hai hợp phần có mối liên hệ biện chứng trong một thể thống nhất
+ Sản xuất vật chất (bao gồm sản xuất tư liệu sinh hoạt, sản phẩm tiêu dùng, nhà ở…)
+ Tái sản xuất con người (là việc sinh sản để duy trì, phát triển nòi giống)
Khi nói đến "Nền sản xuất xã hội" là một quá trình mang bản chất kép (tính hai mặt) luôn tác động đến nhau trong quá trình tồn tại và phát triển; mỗi mặt có vị trí, chức năng nhất định
Mối quan hệ của "Nền sản xuất xã hội" thể hiện: sản xuất vật chất quyết định trực tiếp sự tồn tại của xã hội nói chung, của từng con người cụ thể nói riêng và là cơ sở cho việc tái sản xuất con người Đến lượt mình, tái sản xuất con người lại đóng vị tự tiền đề của tái sản xuất vật chất, bởi không có con người thì không thể có bất kỳ hình thức sản xuất nào
Chỉ khi nào phát triển tái sản xuất con người ở mức hợp lý, nghĩa là số dân và nhịp độ gia tăng dân số phù hợp với nền sản xuất vật chất thì xã hội mới phát triển mạnh chất lượng cuộc sống con người mới được nâng cao
- Căn cứ vào các điều kiện cụ thể về tự nhiên, xã hội, kinh tế mỗi quốc gia phải có trách nhiệm xác định số dân tối ưu để một mặt đảm bảo cho sự
Trang 25thịnh vượng của đất nước, mặt khác, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi
Thông qua chính sách dân số của mỗi quốc gia, con người dã và đang điều khiển việc tái sản xuất dân cư Nhưng đây là quá trình lâu dài, khó khăn phức tạp, chỉ có sự sáng suốt, bền bỉ, con người mới thực hiện được
1.2 Đặc điểm và tính quy luật của sự phát triển dân số
1.2.1 Đặc điểm của quá trình tái sản xuất con người
- Tái sản xuất dân cư thực chất là quá trình tạo ra các sinh mệnh mới
đề duy trì sự phát triển lâu bền của xã hội Ngay từ khi mới là phôi thai, nó đã cần phải có những điều kiện vật chất nhất định để đảm bảo sự tồn tại, phát triển không ngừng Nhất là khi ra đời, quá trình tồn tại với tư cách là một con người, một thành viên của gia đình thì cơ sở vật chất đó càng cần thiết Không đủ phương tiện sống tối thiểu, bản thân sự sống của từng cá nhân luôn bị đe doạ
- Tái sản xuất con người là một quá trình liên tục, kế tiếp nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác Đời sống mỗi con người thường chia làm 3 giai đoạn: trước tuổi trưởng thành; trưởng thành; sau tuổi trưởng thành Giai đoạn đầu khoảng trên dưới 20 năm, là thời gian cần thiết để đổi mới một thế hệ Nếu tuổi thọ trung bình càng cao thì khả năng tái sản xuất con người ở mỗi người
sẽ dài hơn
- Tái sản xuất con người là một quá trình có sức ì rất lớn Nghĩa là không thể một sớm một chiều có thể thay thế ngay kiểu tái sản xuất dân cư này bằng kiểu khác Khi tốc độ dân số tăng quá chậm (hoặc quá nhanh) dù có
Trang 26nhiều biện pháp tích cực cũng không thể tạo nên được sự tăng vọt (hay giảm nhanh) đối với dân số trong một khoảng thời gian ngắn.
Thực tế lịch sử xã hội loài người đã chỉ rõ: con người tồn tại trong các cộng đồng có những thói quen, phong tục, tập quán, văn hoá riêng, được truyền lại qua nhiều thế hệ Việc thay đổi thói quen, nếp nghĩ liên quan đến các giá trị về dân số là rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian dài
1.2.2 Tính quy luật của sự phát triển dân số
Quá trình phát triển dân số chịu sự tác động của nhiều quy luật: sinh học, kinh tế, xã hội, chủ yếu là các quy luật về mặt xã hội
* Tính quy luật về mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu thụ trong bản thân mỗi người
Trong mỗi con người bao gồm 2 mặt: sản xuất và tiêu thụ Với tư cách
là người sản xuất: Khác với loài vật, mỗi con người là một thực thể xã hội, có
ý thức, có khả năng lao động, tạo ra của cải vật chất nhằm thoả mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao của chính mình và xã hội Trong xã hội, nguồn lao động được đặc trưng bằng số lượng và chất lượng nhân lực có ý nghĩa quyết định phát triển kinh tế - xã hội Lực lượng lao động
là yếu tố tất yếu để xã hội tồn tại, phát triển
Với tư cách là người tiêu thụ: mỗi người đều có nhu cầu cơ bản: ăn, ở, mặc, đi lại, giao lưu, hiểu biết v.v… Yếu tố này tồn tại suất đời mỗi con người
Do đó dân số là thị trường tiêu thụ rộng lớn của cải vật chất xã hội
Hai mặt sản xuất và tiêu thụ ở mỗi cá nhân không phải lúc nào cũng song song tồn tại như nhau Ở góc độ nhất định, tiêu thụ của một con người
là tuyệt đối, suốt cuộc đời, còn lao động chỉ là tương đối chiếm khoảng 2/3 cuộc đời Từ khi lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay, con người luôn có nhu cầu tiêu thụ để duy trì sự sống Nhu cầu này có khác nhau ở mỗi thời kỳ phát triển của con người Khi tuổi đã già, ngoài những nhu cầu tối thiểu cho sinh hoạt thì những đòi hỏi về sự chăm sóc của gia đình và xã hội lại có ý nghĩa đặc biệt
Trang 27Chức năng sản xuất của con người chỉ có tính chất tương đối vì điều đó còn phụ thuộc vào sự phát triển của thể lực, nhận thức đối với hoạt động lao động sản xuất Mỗi người sản xuất phải làm ra của cải vật chất không chỉ đủ nuôi sống bản thân và gia đình mà để tiến hành tái sản xuất mở rộng.
Quy luật này cho thấy: Nếu nền sản xuất phát triển chậm, năng suất lao động thấp, chất lượng cuộc sống hạn chế thì sự tăng dân số nhanh có nghĩa
là tăng số lượng người tiêu thụ, làm phá vỡ sự cân đối quan hệ cung cầu Việc phát triển kinh tế - xã hội sẽ chịu những sức ép ghê gớm của dân số
Khi đã hiểu rõ quy luật, chúng ta cần phải giúp mỗi người tự giác lao động, trở thành người lao động thực sự làm ra của cải vật chất và thấy rõ cần phải lao động vì lao động là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi cá nhân
* Tính quy luật về mối quan hệ giữa phương thức sản xuất và sự phát triển dân số
Mỗi phương thức sản xuất trong lịch sử có những quy luật dân số tương ứng Quy luật này chỉ có giá trị trong phạm vi của phương thức sản xuất đó mà thôi
Trình độ, năng suất lao động xã hội, bản chất các mối quan hệ xã hội quyết định quá trình phát triển dân số Mỗi kiểu quan hệ sản xuất có một phương thức kết hợp giữa lực lượng lao động với tư liệu sản xuất, phương thức phân phối của cải vật chất
- Trong chế độ công xã nguyên thuỷ: trình độ và năng suất lao động quá thấp Con người sống chủ yếu dựa vào tự nhiên như săn bắn, hái lượm ứng với phương thức sản xuất xã hội nguyên thuỷ là quy luật dân số có nhịp
độ gia tăng dân số chậm, thấp
- Ở chế độ chiếm hữu nô lệ: sức sản xuất tăng hơn trước song dân số vẫn tăng chậm chạp
- Dưới chế độ phong kiến: Trong đêm trường Trung cổ, nền kinh tế "bế quan toả cảng", tự cấp tự túc đã ảnh hưởng đến sự phát triển dân số Trong thời kỳ này dân số tăng chậm
Trang 28- Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời phát triển, bức tranh dân số thế giới đã có sự thay đổi về chất Quy luật kinh tế đặc thù (quy luật giá trị thặng dư) của chủ nghĩa tư bản làm cho sức sản xuất và quan hệ sản xuất phát triển vượt bậc, đã chi phối dấn sự phát triển dân số Trình độ và năng suất lao động xã hội cao hơn trước Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra sức sản xuất cao gấp nhiều lần so với tất cả các chế độ trước cộng lại Vì thế, dân số tăng khá nhanh.
Ngoài vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng thì thượng tầng kiến trúc (chính trị, tư tưởng, văn hoá, khoa học, giáo dục, v v ) cũng có những tác động đến tái sản xuất con người Nó có thể thúc đẩy hoặc giảm bớt sự gia tăng dân số
- Ảnh hưởng của biến động dân số đối với sự phát triển xã hội
+ Biến động dân số không phải là yếu tố quyết định sự phát triển xã hội: Song nó có tác động tích cực (thúc đẩy mạnh) hay tiêu cực (kìm hãm) đến tiến trình phát triển và năng suất lao động xã hội Năng suất lao động xã hội là thước đo mức độ hợp lý hay không hợp lý của tốc độ gia tăng dân số, của quá trình tái sản xuất dân cư trong một giai đoạn lịch sử nhất định
Hiện nay, ở các nước phát triển, dân số thường tăng chậm (ví dụ: Anh, Pháp, Nhật, Thụy Điển, Đức), thậm chí ở một số quốc gia dân số còn giảm đi Ngược lại phần lớn các nước đang phát triển (ở Bắc Phi hoặc Châu Á) dân số vẫn tăng với nhịp độ cao, có sự mất cân đối giữa tốc độ phát triển kinh tế và tốc độ gia tăng dân số Kinh tế phát triển chậm, dân số lại tăng nhanh dẫn đến các hậu quả xấu về kinh tế, xã hội, môi trường, tài nguyên Tuy vậy, sự phát triển dân số không phải lúc nào cũng phản ánh đúng chế độ xã hội Nó chịu tác động của hàng loạt yếu tố khác nhau, vào tầm nhìn chiến lược của các nhà quản lý, lãnh đạo quốc gia để tạo nên sự cân bằng giữa nhịp độ phát triển kinh tế và tốc độ gia tăng dân số
Kết luận: Tính quy luật của sự thay đổi dân số thể hiện rõ ràng Tuy dân
số phát triển theo những quy luật riêng, nhưng thông qua GDDS chúng ta có
Trang 29thể tác động vào các quy luật này làm cho chúng diễn biến theo chiều hướng
có lợi cho cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội và quốc gia
2 Phát triển dân số, phân bố dân cư và vấn đề đô thị hóa
1.35
Các nước chậm phát triển
Trang 30- Tình hình hôn nhân là một yếu tố tác động đến quá trình tái sản xuất con người Tuổi kết hôn ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ sinh Tuổi kết hôn là độ tuổi được xây dựng gia đình theo luật pháp hay tập quán Trên thế giới việc xác định tuổi kết hôn có tính đến độ trưởng thành về giới tính và tâm lý - xã hội Trước đây, tuổi kết hôn thường rất trẻ Theo quy định của đạo Cơ đốc: tuổi kết hôn là 12 tuổi đối với nữ, 14 tuổi đối với nam Theo đạo Tin lành: 14 tuổi, chung cho cả 2 giới Kết hôn sớm sẽ sớm sinh con, kéo dài thời gian sinh con và làm tăng tỉ lệ gia tăng dân số, chất lượng cuộc sống gia đình rất khó bảo đảm.
Ngày 7/11/1962 Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua quy định về việc kết hôn, xác định tuổi kết hôn tối thiểu không dưới 15, đồng thời cấm kết hôn ở tuổi trẻ em
Tuổi kết hôn hiện nay đã có nhiều thay đổi Châu Phi là nơi có truyền thống kết hôn sớm trên quy mô lớn, gần đây xu hướng đó đã giảm nhiều Trước những năm 70 thế kỷ XX, các cô gái ở gần 112 các nước châu Phi kết hôn ở tuổi 15 đến 18 Đến nay hiện tượng này chỉ xảy ra ở 7 trong số 176 nước ở châu Mỹ La tinh và vùng vịnh Can bê, độ tuổi kết hôn có cao hơn, song tình trạng sống không hôn thú tương đ61 phổ biến
Ở Châu Á, tuổi kết hôn dao động từ 18 đến 20 và tại các nước phát triển độ tuổi này lên tới 25 - 28; phần lớn các cuộc kết hôn là hợp pháp
Ở châu Âu và Bắc Mỹ, các cô gái lấy chồng trưng bình ở độ tuổi 20 -
23, các chàng trai chậm hơn 3 - 5 năm Số người sống độc thân vẫn nhiều
- Các yếu tố tâm lý - xã hội tác động phức tạp đến tỉ lệ sinh Mỗi quốc gia, dân tộc có những quan niệm riêng về hôn nhân và gia đình, quan niệm
"trời sinh voi, trời sinh cỏ", "con đàn cháu đống là nhà có phúc"…, còn tồn tại
ở nhiều nước Trong một xã hội mà sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, thì con cái được coi là nguồn lao động tiềm tàng, chẽ dựa lúc tuổi già Vì thế mức sinh rất cao Trong khi tại các nước Châu Âu nhiều gia đình muốn hạn chế số con ở mức thấp do những động cơ khác nhau, điều này góp phần vào việc giảm tỉ suất sinh một cách nhanh chóng
Trang 31Điều kiện sống cũng là một yếu tố tác động nhiều đến mức sinh Những nước có nền kinh tế phát triển, mức thu nhập cao thì tỉ suất sinh thường thấp, như ở Đức, Pháp và các nước Bắc Âu Hoặc các nhân tố gây ảnh hưởng lới
hệ số tử trong động lực phát triển dân số như độ tuổi, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, tác động trực tiếp hay gián tiếp đến mức tử vong Ví dụ: Chiến tranh: là nguyên nhân trực tiếp gây chết người hàng loạt trong thời gian ngắn Ví dụ:
+ Cuộc chiến tranh của Napoleon I đã làm chết 3,5 triệu người
+ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) đã dẫn đến tử vong cho 16 triệu người
+ Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945): Số người chết trong chiến tranh 53 triệu người Số người bị thương, tàn tật trong và sau chiến tranh lên đến trên 90 triệu người
Riêng hai quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Nhật Bản ngày 06/08/1945 đã giết chết 247.000 người tại Hirôsima và ngày 08/08/1945 trên 200.000 người tại Nagasaki Ảnh hưởng của phóng xạ nguyên tử đến năm
1951 ở Hirôsima có thêm 100.000 người bị chết
Các cuộc nội chiến hoặc chiến tranh xâm lược là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tỉ lệ tử vong, đói kém, bệnh tật, làm giảm chất lượng cuộc sống của nhân loại
Đói kém và dịch bệnh là những tai hoạ khủng khiếp đối với nhân loại Bệnh dịch có thể cướp đi sinh mạng rất nhiều người trong thời điểm ngắn Đói nghèo là nguyên nhân phân hoá giữa các nước phát triển và chậm phát triển Năm 1950 số người thiếu ăn trên thế giới là 700 triệu, đến năm 1975 số người đói nghèo tăng lên 1.200 triệu, đầu những năm 80 lên đến 1.300 triệu Đặc biệt, khi dân số tăng lên đến trên 6 tỷ người sau năm 2000 thì số người đói, nghèo cũng lên trên 2 tỷ Nghèo, đói hoành hành dữ dội ở các nước đang phát triển thuộc Châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh
Thiên tai - một hiểm hoạ khó lường cá nhân loại: Núi lửa hoạt động có thể chôn vùi cả những thành phố lớn hoặc tạo nên sóng thần làm hàng trăm
Trang 32nghìn người chết Ví dụ năm 1979 núi lửa Vêduyvơ hoạt động đã chôn vùi thành phố Hecculanom và Pompiê Sóng thần ở các nước Đông Nam Á năm 2004; Nạn hạn hán nghiêm trọng xảy ra ở nhiều nước châu Phi thuộc vùng sa mạc Sahara; Các trận động đất khủng khiếp ở Acmênia, nan, Philippin; các trận lụt lội ở Trung Quốc và nhiều nước khác đã làm rất người thiệt mạng, trực tiếp làm tăng tỉ lệ tử vong.
* Tuổi thọ trung bình và tỉ suất tử vong liên quan chặt chẽ với nhau Cách tính tuổi thọ trung bình là một sự ước lượng, có sự thay đổi ở mỗi thời
kỳ với xu hướng ngày càng tăng lên Thời nguyên thuỷ, tuổi thọ trung bình môi người ước tính khoảng 18 - 20 năm, thời kỳ phong kiến ở Châu Âu khoảng 21 năm, sang giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản 34 năm và đến nay khoảng 70 năm Tuổi thọ trung bình còn khác nhau ở giới tính và các quốc gia Trừ một vài nước, chỉ số này đối với nữ thường cao hơn nam giới
từ 3 - 4 tuổi Theo không gian, tuổi thọ trưng bình ở các nước phát triển cao hơn ở các nước đang phát triển Những nước có tuổi thọ trung bình cao nhất trên thế giới thuộc các nước Bắc Âu, Bắc Mỹ (76 tuổi), tuổi thọ trung bình thấp nhất thuộc các nước ở khu vực Trung Phi (52 tuổi) và Đông Phi (51 tuổi)
* Gia tăng tự nhiên trong quá trình tái sản xuất dân cư: Tái sản xuất dân
cư là một bộ phận độc lập trong "nền sản xuất xã hội" Có ba loại hình tái sản xuất dân cư:
- Tái sản xuất dân cư mở rộng (khi số lượng của thế hệ sau cao hơn thế hệ trước)
- Tái sản xuất dân cư giản đơn (quá trình thay thế các thế hệ số lượng người không thay đổi)
- Tái sản xuất dân cư thu hẹp (thế hệ sau có số lượng ít hơn thế hệ trước)
Tái sản xuất dân cư không phải là quá trình sinh học đơn thuần mà là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố (tự nhiên, sinh học, kinh tế - xã hội, tâm lý) Trong đó kinh tế - xã hội giữ vai trò quyết định
Trang 33* Các công thức tính trong dân số học
Các công thức tính trong dân số học còn là thước đo giúp chúng ta đánh giá sự phát triển dân số trong lịch sử Sau đây là một số công thức cơ bản của dân số học:
1 Tỉ lệ nam, nữ
Tổng số nam x 100 = ……%
Tổng số nữ
2 Tỉ suất sinh thô (CBR - Crude Binh Rate)
Số trẻ em sinh ra trong năm x 1000 = ……o/oo
Tổng số dân
3 Tổng tỉ suất sinh (TFR - Total Fertility Rate)
Số trẻ em sinh ra trong năm x 1000 = ……o/oo
Số phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ (15 - 49 tuổi)
4 Tỉ suất sinh đặc trưng theo nhóm tuổi (ASFR x - Age Specific Fertility Rate)
Số trẻ em do phụ nữ ở nhóm tuổi X x 1000 = ……o/oo
Tổng số phụ nữ thuộc nhóm tuổi X
5 Tỉ suất chết thô (CDR - Crude Death Rate)
Số người chết trong năm x 1000 = ……o/oo
Tổng số dân
6 Tỉ suất chết đặc trưng theo tuổi (ASDR x - Age Specific Death Rate
Số người chết thuộc nhóm tuổi X x 1000 = ……o/oo
Tổng số người thuộc nhóm tuổi X
7 Tỉ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi (IMR - Infant Mortality Rate)
Số trẻ em sinh ra chết dưới 1 tuổi x 1000 = ……o/oo
Tổng số trẻ sinh ra (sống)
8 Tỉ suất chết mẹ (MMR - Maternal Mortality Rate)
Trang 34Số người mẹ chết (khi sinh) x 100.000 = ……o/oooo
Tổng số trẻ sinh ra (sống)
9 Tỉ suất nhập cư (IR - Immigration Rate)
Số người nhập cư x 1000 = ……o/oo
Tổng số dân nơi đến
10 Tỉ suất xuất cư (ER - Emigrant Rate)
Số người xuất cư x 1000 = ……o/oo
Tổng số dân nơi rời bỏ
11 Tỉ suất chuyển cư thực (NMR - Nét Migration Rate)
Số người nhập cư - Số người xuất cư x 1000 = ……o/oo
Tổng số dân (giữa năm)
12 Tỉ lệ lập gia đình (lấy vợ, lấy chồng)
14 Tỉ lệ lập gia đình lại (tỉ lệ kết hôn lại)
Số người kết hôn lại
x 100 = ……%
TS người góa chồng (vợ) và li dị thuộc nhóm tuổi 14 - 54
15 Tỉ suất tăng tự nhiên (có 2 cách tính)
a) Số sinh - Số tử x 100 = ……o/o
Tổng số dân (giữa năm)
b) Tỉ suất sinh thô - Tỉ suất chết thô x 100 = ……o/o
10
16 Tỉ suất gia tăng dân số (có 2 cách tính)
a) Số sinh - Số tử ± Chuyển cư thực x 100 = ……%
Tổng số dân (giữa năm)
Trang 35b) Tỉ suất tăng tự nhiên ± Tỉ suất chuyển cư thực = ……%
17 Tỉ số phụ thuộc
Số người dưới 15 tuổi + Số người trên 60 tuổi
x 100 = ……%Tổng số dân ở lứa tuổi 15 - 59 (hoặc 64)
- Phân loại tỷ suất sinh thô:
+ Tỉ suất sinh thấp : dưới 16o/oo
+ Tỉ suất sinh trung bình : từ 16 - 24o/oo
+ Tỉ suất sinh cao : từ 25 - 29o/oo
+ Tỉ suất sinh rất cao: trên 30o/oo
- Phân loại tỉ suất chết thô:
+ Tỉ suất chết thấp : dưới 12o/oo
+ Tỉ Suất chết trung bình: từ 12 - 14o/oo
+ Tỉ suất chết cao : từ 15 - 24o/oo
Trang 36+ Tỉ suất chết rất cao: từ 25o/oo trở lên
2.2 Vấn đề kết cấu dân số và phân bố dân cư
Kết cấu dân số: Phản ánh tập hợp những bộ phận hợp thành dân số của một lãnh thổ (nhóm nước, quốc gia, từng vùng) được phân chia dựa vào các tiêu chuẩn nhất định Trong đó bao gồm kết cấu sinh học (theo độ tuổi, giới tính); kết cấu dân tộc thành phần dân tộc, quốc tịch; kết cấu xã hội (giai cấp, lao động, nghề nghiệp, trình độ văn hoá… ) Mỗi quá trình phát triển đều bao gồm những thành phần đa dạng của kết cấu dân cư, sinh sống, phát triển, chuyển cư dẫn đến phân bố dân cư không đồng đều giữa các châu lục, quốc gia, khu vực
Phân bố dân cư: Đây là một hiện tượng xã hội mang tính quy luật Thuở còn mông muội, con người sống trên các lãnh thổ chủ yếu theo bản năng Nhưng khi lực lượng sản xuất phát triển việc phân bố dân cư trở thành
có ý thức và theo những quy luật nhất định
Bảng 2.1 Dân tích, dân số và mật độ dân số thế giới năm 1995
(triệu km 2)
Dân số (triệu người)
Mật độ dân số (người /
Phân bố dân cư trái đất khái quát với 2 đặc điểm chính:
- Phân bố dân cư có nhiều biến động theo thời gian
Trang 37- Dân cư phân bố không đồng đều theo không gian Ngày nay con người có mặt hầu như khắp mọi nơi, có vùng đông dân, có vùng thưa thớt và
có những vùng tập trung dân số cao Ngay ở Việt Nam mật độ dân số từng thời kỳ cũng khác nhau:
Mật độ dân số Việt Nam đầu thế kỷ 21 cao hơn mật độ dân số thế giới
6 lần và vượt xa các nước láng giềng trong khu vực Đặc điểm cơ bản phân
bố dân cư ở Việt Nam là tính chất không đồng đều và chưa hợp lý Có thể thấy như sau:
Bảng 2.2 Dân số và mật độ dân số năm 2006 của từng địa phương
TT Địa phương Dân số trung bình
(nghìn người)
Diện tích * (km2)
Trang 39(*) Số liệu tại thời điểm 01/01/2006 (nguồn Tổng cục thống kê)
- Dân cư tập trung đông đúc ở ba vùng đồng bằng; đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Duyên hải miền Trung
- Dân cư thưa thớt ở các vùng núi thuộc Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên
- Dân cư phân bố không đều và chưa hợp lý trên cả quy mô vĩ mô và vi mô
2.3 Vấn đề chuyển cư và đô thị hoá
Trang 40* Chuyển cư: bao gồm hai bộ phận: xuất cư và nhập cư, đó là việc di chuyển của con người qua một ranh giới, một lãnh thổ nào đó với sự thay đổi nơi cư trú vĩnh viên hay trong một thời gian nhất định.
- Xuất cư (chuyển đi) là việc di cư tự nguyện hay bắt buộc sang nước khác để sinh sống thường xuyên hay tạm thời
- Nhập cư (là chuyển đến)
Chuyển cư gồm nhiều hình thức khác nhau mà người ta căn cứ vào các dấu hiệu cơ bản để phân biệt Các hình thức chuyển cư phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và chính sách về chuyển cư của quốc gia trong thời
kỳ nào đó Tình hình chuyển cư liên quan chặt chẽ tới sự phát triển lực lượng sản xuất đặc điểm của quan hệ sản xuất, tái sản xuất, phân bố dân cư, đô thị hoá… Tình hình chính trị cũng tác động đến cường độ chuyển cư Ví dụ, sau Chiến tranh thế giới thứ II, khoảng 10 triệu người Đức, 6 triệu người Nhật hồi hương, 8 triệu tín đồ Ấn giáo từ Pakistan về Ấn Độ và 8 triệu tín đồ Hồi giáo
từ Ấn Độ trở về Pakistan
Việc chuyển cư có tác động nhất định đến kinh tế - xã hội cả nơi xuất
cư và nơi nhập cư Chuyền cư có cả tác động tích cực lẫn tiêu cực Nếu chuyền cư ồ ạt những người trong độ tuổi lao động sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí thời gian lao động, bất ổn định thị trường lao động, có thể làm suy thoái kinh tế và hoang vắng ở một số vùng này nhưng lại tập trung quá đông ở một
số vùng khác Chuyển cư cũng là một vấn đề các quốc gia đáng quan tâm
* Đô thị hoá: Đây là nét đặc trưng nhất của thời đại này Hiện tượng đô thị hoá đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới với quy mô, nhịp độ lớn và nhanh chóng chưa từng thấy Tính chất của đô thị hoá là:
- Tập trung, tăng cường, phân hoá các hoạt động trong đô thị nâng cao