1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn phương pháp giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học

24 881 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được tiếpxúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ dơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình.. - Cho trẻ làm quen

Trang 1

Đề tài: Phương pháp giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học

Họ và tên: Võ Thị Kim Hiền

Đơn vị: Trường MN Hoa Sen

* Ưu điểm:

………

………

………

………

………

………

………

* Khuyết điểm: ………

………

………

………

………

………

* Nhận xét của Hội đồng chấm thi: ………

………

………

………

* Xếp loại: ………

………

Chữ ký:

Buôn Đôn, ngày tháng năm 2012

Trang 2

Phần I PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài:

Các tác phẩm văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻthơ nhất là lứa tuổi mẫu giáo Nó có vai trò quan trọng đối với sự hình thành

và phát triển toàn diện nhân cách con người ngay từ thuở ấu thơ, là hành trangcho mỗi người trên suốt đường đời, bởi lẽ cái gì đã lưu giữ được trong thờiniên thiếu thường rất khó phai mờ Văn học không chỉ góp phần làm giàu cótâm hồn, nâng cao năng lực cảm thụ cái đẹp, mà còn giúp cho trẻ phát triển trítuệ, mở rộng sự hiểu biết và hướng tới một lối sống giàu lòng nhân ái Tuynhiên, tính tới thời điểm này, hầu như chưa có một công trình nào tổng kết,đánh giá một cách toàn diện vai trò to lớn của văn học đối với việc giáo dụctrẻ em lứa tuổi mầm non Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến cho trẻ làmột việc rất quan trọng và cần thiết Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được tiếpxúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ dơn giản đến phức tạp, để từ

đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình Khả năng cảm thụ đó là sựphát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức – ngôn ngữ - tình cảm

xã hội Tuy nhiên khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải

có những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với lứatuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, biện phápthích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học

Từ lúc bước chân vào giảng dạy tôi luôn dược phân công đứng lớp nhỡ

và lớn Tôi thấy đa số trẻ từ lớp dưới chuyển lên đều đã được làm quen vớimột số tác phẩm văn học, song không phải trẻ nào cũng cảm nhận được cáihay cái đẹp trong mỡi tác phẩm văn học Do đó trong qua trình giảng dạycũng như việc truyền thụ kiến thức, kỹ năng cho trẻ làm quen văn học tôi đúckết được một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học Đó là lý do

Trang 3

tôi chọn đề tài: “ Phương pháp giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩmvăn học”

1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:

Mục tiêu và nhiệm vụ quang trọng của đề tài này là nâng cao khả năngcảm thụ tác phẩm văn học đối với trẻ mần non

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

* Đối tương nghiên cứu của đề tài này là tất cả trẻ em trong độ tuổimầm non

* Phạm vi nghiên cứu: Trường Mầm Non Hoa Sen – Buôn Đôn – ĐăkLăk

1.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

* Lớp lá 1 Trường Mầm Non Hoa Sen

1.5 Phương Pháp nghiên cứu:

Trong đề tài này tôi đã chọn và sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

* Phương pháp nghiên cứu sử dụng tài liệu

* Phương pháp tuyên truyền với các bậc phụ huynh

* Phương pháp đàm thoại nêu gương

* Phương pháp dùng tình cảm

* Phương pháp dùng lời

* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Phần II PHẦN NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lý luận:

- Trong cương lĩnh chính trị của Đảng, giáo dục được coi là quốc sáchhàng đầu để phát triển đất nước, phát triển con người Với ý nghĩa đó giáodục vừa là động lực tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, vừa tạo ra những

Trang 4

điều kiện và cơ hội để ai cũng được học hành, được thụ hưởng nền giáo dục

và phát triển một cách toàn diện Vì thế mỗi giáo viên phải luôn luôn nỗ lựcphấn đấu nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, có đủ trình độ để bồi dưỡng nhântài cho đất nước

- Cho nên các cấp học, bậc học phải luôn tìm tòi đổi mới về nội dung,hình thức, phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học tốt hơn.Trong đó bậc học mầm non đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sựnghiệp trồng người Đối tượng của giáo viên mầm non là trẻ nhỏ, hoàn toàncòn non trẻ, nhạy cảm với tác động bên ngoài, đồng thời cũng là lúc phát triểnrất nhanh về mọi mặt, cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ Đây cũng chính làgiai đoạn khởi điểm của việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ Cácmặt phát triển toàn diện của trẻ hòa quyện đan xen vào nhau ảnh hưởng lẫnnhau, không tách rời rõ nét Cho nên cho trẻ bước đầu làm quen với các mônhọc, người giáo viên mầm non mang trách nhiệm của người thiết kế, thi côngđặt nền móng cho việc hình thành và phát triển non nhân cách con người ở trẻmầm

- Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học có vai trò vô cùng to lớn trongviệc giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ em, cả về đạo đức, trí tuệ, thẩmmĩ.Nhà văn Tô Hoài, người có nhiều kinh nghiệm trong sáng tác cho các em

đã khẳng định tầm quan trọng của chức năng này: “ Nội dung một tác phẩmvăn học viết cho thiếu nhi bao giờ cũng quán triệt vấn đề xây dựng đức tínhcon người Nói thì thừa, cần nhắc lại và thật giảng dị, một tác phẩm chânchính có giá trị đối với tuổi thơ là một tác phẩm tham dự mạnh mẽ vào sựnghiệp nên người của bạn đọc ấy”

Chính vì thế môn văn học ảnh hưởng trực tiếp tới tâm hồn trẻ thơ Trẻđược làm quen với vạn vật, thiên nhiên đầy bí ẩn diệu kỳ, trẻ được làm quenvới những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu, trẻ được thể hiện tính cách, sắc thái,

cử chỉ, điệu bộ, giọng điệu các nhân vật mà mình sắm vai, từ đó trẻ biết khen

Trang 5

chê những nhân vật thiện ác, biết loại bỏ những thói hư tật xấu của nhân vật,học tâp tính tốt Chính những hiểu biết trên đã tích lũy được một phần kiếnthức và kinh nghiệm sống cho riêng mình.

2.2 Thực trạng.

- Trong thực tế từ trước đến nay, các giờ học môn văn hoc vẫn cònnhiều hạn chế chưa đáp ứng được sự cảm thu các tác phẩm văn học của trẻ.Giáo viên dạy môn học này chuẩn bị đồ dùng còn sơ sài, đồ dùng sử dụngchưa có tính khoa học hoặc một số tác phẩm rất khó chuẩn bị đồ dùng như:

Sự tích ngày và đêm, Thầm sấm, Vì sao có mưa…

- Ngay từ đầu năm học Tôi quan tâm tìm hiểu đến đặc điểm tâm sinh

lý của trẻ cũng như khả năng chú ý, tiếp thu bài của trẻ trong hoạt động làmquen với tác phẩm văn học do tôi và giáo viên đứng cùng lớp tổ chức Quaquá trình giảng day tôi khảo sát khả năng cảm thụ văn học của trẻ thông quaviệc kể cho trẻ nghe một câu truyện, hoặc đọc cho trẻ nghe một bài thơ ngắn.Sau đó cho từng trẻ nói lại nội dung câu chuyện, bài thơ Kết quả đạt như sau:

+ 60% trẻ nhớ và nói được nội dung câu truyện , bài thơ

+ 40% trẻ chỉ nhớ một phần nội dung câu truyện, bài thơ

- Từ đó tôi cần chú ý nhiều hơn đến những trẻ mà khả năng cảm thụ văn họccòn chậm như: cháu Quang Minh, Tuyết Nhi, Hữu Nghĩa….Qua đó tôithường xuyên cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học ở mọi lúc mọi nơi Việclàm này cũng góp phần giúp trẻ đến gần với văn học hơn và có thể nâng caokhả năng cảm thụ văn học của trẻ

2.2.1 Thuận lợi và khó khăn.

* Thuận lợi:

- Trường chúng tôi tọa lạc tại trung tâm huyện, được Phòng Giáo dục &Đào tạo huyện chọn làm trường điểm, là trường đầu tiên của huyện đạt chuẩnquốc gia cấp đọ 1 Với đội ngũ giáo viên được đào tạo về chuyên môn có hệ

Trang 6

thống bài bản và tất cả giáo viên điều đạt từ trình độ chuẩn trở lên Đội ngũgiáo viên luôn luôn yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, năng nổ với công việc đượcgiao.

- Bên cạnh đó là sự quan tâm của các cấp, đặc biệt là sự quan tâm vàchỉ đạo sâu sát của phòng Giáo dục & Đào tạo Với đội ngũ lãnh đạo đầynhiệt huyết, nên trường chúng tôi nhiều năm liền đạt danh hiệu tiên tiến xuấtsắc ở các cấp

* Khó khăn:

- Từ những thuận lợi trên, chúng tôi vẫn còn gặp một số khó khăn Vìtrường chúng tôi cơ sở vật chất về công nghệ thông tin còn hạn chế, một sốgiáo viên chưa thành thạo về ứng dụng công nghệ cũng như trình độ tin họccòn kém

- Vì thế giáo viên còn nhiều hạn chế về cách thức hình thức tổ chức,cho nên giờ học chưa đạt được sinh động và hấp dẫn Hình thức trang trí lớpchưa được đẹp và chưa có khoa học Bên cạnh đó vẫn còn một số bậc phụhuynh chưa quan tâm tới con em mình, còn ỷ lại nhà trường Nên việc kết hợpgiữa gia đình và nhà trường chưa được tốt Mặc dù gặp những khó khăn trênnhưng chúng tôi đã phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn

để tìm ra một số biện pháp thực hiện

2.2.2 Thành công, hạn chế.

* Thành công của việc sử dụng tác phẩm văn học trong các hoạt động ở

trường mầm non nhằm phát huy vai trò của văn học đối với việc phát triểntoàn diện nhân cách của trẻ

* Bên cạnh thành công còn có những hạn chế như chư có nhiều nguồntác phẩm văn học để sử dụng ( do nhà trường chưa có thư viện, do các côkhông có thời gian sưu tầm…) và nhìn chung, chưa biết cách khai thác giá trịcủa các tác phẩm văn học ( do năng lực cảm thụ văn học của các cô còn hạnchế…)

Trang 7

2.2.3 Mặt mạnh, mặt yếu.

- Trước hết, văn học đem đến cho trẻ những hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng,

gợi mở trong trẻ ngững cảm xúc thẩm mĩ và thị yếu thẩm mĩ, phát huy trítưởng tượng phong phú bay bổng, kích thích sự sáng tạo say sưa thông quatrò chơi đóng kịch

- Ngoài ra văn học còn trẻ nhận biết về các hiện tượng tự nhiên : Mây,mưa, sấm, chớp…Những biểu hiện rất thú vị về thế giới cây cỏ hoa la, về thếgiới loài vật, về các mối quan hệ trong cuộc sống…

- Mặt mạnh đặt biệt của môn văn học là có thể lồng ghép vào tất cả cáchoạt động học tập giúp trẻ cảm thụ văn học sâu hơn, cụ thể

* Hoạt động thể dục : Ở hoạt động này, giáo viên thường chỉ sử dụngmột số tình tiết trong các bài thơ hoặc câu chuyện Do đặc thù của hoạt độngnày không chỉ có một vận động xuyên suốt mà gồm nhiều vận động, nên giáoviên cần kết hợp một cách linh hoạt các tình tiết và đặc điểm của các nhân vậttrong các câu chuyện để trẻ thực hiện các vận động một cách tích cực và chủđộng

* Hoạt động LQMTXQ : Với môn học này, giáo vên dễ dàng sử dụngcác tác phẩm văn học Có rất nhiều các tác phẩm văn học mà nội dung của nóphù hợp với cho trẻ nhận biết các loại rau, củ, hoa, quả, các con vật, đồ vật,các phương tiện giao thông hoặc những ngành nghề trong xã hội…thôngthường giáo viên sử dụng tác phẩm văn học để cung cấp cho trẻ những trithức tiền khoa học mà không cần giải thích dài dòng Ví dụ: để cho trẻ biết sự

sinh trưởng của cây cô giáo sử dụng truyện hạt đỗ sót, chú đỗ con và bài thơ vòng quay luân chuyển trẻ nghe rất thú vị.

* Hoạt động tạo hình: Trong hoạt động này cô thường sử dụng tácphẩm văn học để mở bài, gây hứng thú cho trẻ và cũng để cung cấp thêm kiếnthức phục vụ cho bài, trẻ sẽ vẽ hay xé dán….Ví dụ: Khi cho trẻ xé dán về hoa,

cô đọc bài đọc bài thơ hoa kết trái, hoa cúc vàng, hoa sen …

Trang 8

* Hoạt động giáo dục âm nhạc: Trong hoạt động này tác phẩm văn họcthường sử dụng ngay phần mở đầu của giờ học để trẻ nhớ lại những bài hát có

nội dung tương tự, ví dụ: dạy bài hát màu hoa, cho trẻ đọc bài thơ hoa đào, hoa kết trái…Giáo viên khai thác chủ yếu nội dung tác phẩm nhằm kích thích

trí nhớ của trẻ

* Hoạt động làm quen với toán: Do đặc thù của môn học này là cungcấp cho trẻ những tri thức khoa học tự nhiên nên giáo viên sử dụng tác phẩmvăn học ít hơn Tuy nhiên các cô thường sử dụng nhiều hình thức gắn trẻ vàotình huống câu chuyện trong thơ Ví dụ: Dạy trẻ phân biệt cao thấp, cô sử

dụng bài thơ tìm bạn, dạy về mối quan hệ to nhỏ, cô sử dụng câu chuyện gấu con chia quà…

* Hoạt động làm quen chữ cái: Trong hoạt động này cô sử dụng tácphẩm văn học rất nhiều và đa dạng thường thì các cô viết những câu thơ, bàithơ mà các cháu quen thuộc vào một cuốn sách hay một tờ giấy khổ rộng, chotrẻ quan sát để tìm những chữ giống nhau và đọc to những từ đó lên Bằngcách này trẻ không chỉ hiểu được nội dung và còn nhận biết được mặt chữ khitiếp xúc với tác phẩm văn học Đồng thời trẻ cũng tích lũy được những kinhnghiệm trong việc học đọc, học viết sau này ở trường tiểu học

- Với đề tài này thì rát ít mặt yếu vì thơ, truyện đi vào tâm hồn trẻ thơ ngay từkhi còn bé thơ bằng những lời ru tiếng hát của mẹ như:

“ Chiều chiều ông Lữ đi câu

Bà Lữ đi bắt con dâu đi mò

Bắt được con ốc con cua

Bà về bà lặc bà kho

Con dâu đứng đợi bà cho cái càng”……

Từ những lời ru câu hát đó đã thấm vào lòng trẻ thơ ngay còn rất sớm nhưngnếu không dùng nhiều thủ thuật thì trẻ sẽ cảm thụ văn học không đạt mức yêu

Trang 9

cầu, trẻ chỉ nhớ lúc đó rồi trẻ sẽ chóng quên không để lại cho trẻ ấn tượng củacác nhân vật.

2.3 Giải pháp, biện pháp.

2.3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.

- Để tiết học đạt kết quả cao thì trước hết người giáo viên phải xác định

rõ mục đích – yêu cầu của tác phẩm và phải thuộc tác phẩm Từ đó đưa ra nộidung giáo dục phù hợp với cốt truyện, phù hợp với lứa tuổi của trẻ Bên cạnh

đó giáo viên phải chú ý đến giọng kể của mình, kể diễn cảm, đúng ngữ điệucủa từng nhân vật trong truyện, thể hiện nét mặt cử chỉ, tư thế phù hợp vớidiễn biến của câu truyện thì mới thu hút sự chú ý của trẻ Giọng đọc, giọng kểcủa cô nhịp nhàng, đúng nhịp điệu sẽ giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về nội dungbài thơ, câu truyện và khả năng cảm thụ văn học của trẻ cũng được nâng cao

- Muốn cho trẻ làm quen với một tác phẩm văn học ( dù là một câu chuyệnhay một bài thơ) thì người giáo viên phải luôn dành thời gian để đọc tác phẩmnhiều lần Vì vậy khi tôi dạy về văn học, tôi tin rằng mình cũng đã phần nàogóp phần nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ

2.3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.

- Để hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dù là thơ hay truyện.Muốn đạt kết quả cao thì việc đầu tiên giáo viên phải chuẩn bị tốt đồ dùngdạy học, đồ dùng đẹp hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của trẻ Trước đây giáo viênthường sử dụng tranh minh hoạ làm đồ dùng chính trong hoạt động cho trẻlàm quen với tác phẩm văn học Song với hình thức đổi mới hiện nay, thờiđại CNTT nên việc ứng dụng CNTT vào bài giảng mang lại kết quả rấtcao.Biện pháp này luôn gây sự chú ý, tò mò cho trẻ Vì vậy giáo viên nênđưa CNTT vào giảng dạy để mang lại kết quả cao

* Đơn giản là các hình ảnh đưa lên máy sử dụng các hiệu ứng, màu sắc phùhợp cũng đã gây sự chú ý của trẻ

Trang 10

* Những giáo viên có khả năng sử dụng máy tính thành thạo hơn họ có thểchuyển các bức tranh có sẵn của bài thơ, câu chuyện thành đoạn phim hoạthình, hay ta có thể đưa đoạn phim quay sẵn phù hợp với nội dung như thế rấtthu hút và gây hưng thú hơn cho trẻ.

- Với câu chuyện “Cáo, Thỏ và Gà Trống” tôi đã xây dựng đoạn phim hoạthình về nội dung câu chuyện, ngoài ra tôi còn làm đoạn phim về các con vậtkết hợp với nhạc đệm rất hứng thú làm cho trẻ dễ nhớ nội dung truyện và thấyđược nét đặc trưng của các nhân vật

Trang 11

* Sử dụng nghệ thuật múa rối:

- Việc sử dụng rối trong tiết học gây được sự chú ý, tò mò của trẻ tạo điềukiện cho trẻ tiếp cận với nghệ thuật múa rối, một môn nghệ thuật truyền thốngcủa dân tộc

- Với câu truyện “Chú thỏ thông minh” tôi sử dụng mô hình sân khấu là mộtkhu đầm lầy nhỏ, có hoa, cỏ, cây… nhân vật trong truyện được cách điệuhoá, thỏ mặc quần áo, di bằng 2 chân… Khi tôi dạy, tôi dùng cánh tay lồngvào con rối, điều khiển con rối bằng ba ngón tay: ngón cái, trỏ, giữa sao chonhững cử chỉ phù hợp với lời thoại trong truyện… Nhờ việc sử dụng nghệthuật rối trong tiết học mà số trẻ có khả năng cảm thụ tác phẩm văn học đạtcao, đa số trẻ nhớ được nội dung câu truyện, lời thoại của các nhân vật trongtruyện và qua đó trẻ biết nhận xét đánh giá tính cách của nhân vật trongtruyện như ai là người xấu? Ai là người tốt

Trang 12

- Nghệ thuật múa rối ngoài rối tay tôi đã nói trên còn có các loại rối như:

Rối phễu

Rối dẹt

Ngày đăng: 07/02/2017, 23:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w