1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Dạy Học Và Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Môn Sinh Học

32 431 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 3,36 MB

Nội dung

DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH MÔN SINH HỌC PHẦN I: KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP HỌC SINH THEO ---HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG

Trang 1

DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH MÔN SINH HỌC

PHẦN I: KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP HỌC SINH THEO

-HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

I/ Khái niệm về kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực:

1/ Kiểm tra:

Là quá trình sử dụng các công cụ để xem xét sự phù hợp giữa sản phẩm và cáctiêu chí đề ra về chất lượng hoặc số lượng của sản phẩm mà không quan tâm quyếtđịnh đề ra tiếp theo

2/ Năng lực:

*Đại học Victoria - Úc:

Năng lực là những kĩ năng, kiến thức, thái độ thu được thông qua việc đượcgiáo dục, đào tạo hoặc thông qua các công việc hàng ngày, gắn liền với các kinhnghiệm sống của mỗi cá thể

*Weinert, 2011:

Năng lực là các khả năng và kỹ năng nhận thức vốn có ở cá nhân hay có thểhọc được… để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống Năng lực cũng hàm chứatrong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để có thể sửdụng một cách thành công và có trách nhiệm các giải pháp… trong những tình huốngthay đổi

*Chương trình giáo dục phổ thông của Quebec – Canada:

Năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng vớithái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… nhằm giải quyết hiệu quả một nhiệm vụ

II/ Năng lực học sinh cần có thế kỷ 21:

1/.Education Council( HĐGD): 8 năng lực chủ chốt

(1) Sự thông hiểu tiếng mẹ đẻ;

(2) Sự thông hiểu ngoại ngữ,

(3) Năng lực toán học và các năng lực cơ bản trong khoa học và công nghệ, (4) Năng lực số (công nghệ thông tin),

(5) Biết cách học,

(6) Năng lực xã hội - năng lực công dân,

(7) Tính sáng tạo và khả năng làm chủ doanh nghiệp,

Trang 2

(8) Nhận thức văn hoá và khả năng biểu đạt

2/ Bộ GD-ĐT (dự thảo chương trình 2015):

2.1 Năng lực chung: các năng lực chung của học sinh được hình thành và

phát triển qua môn Sinh học ở cấp THCS gồm có 9 NL chung được chia thành 3nhóm như sau:

a).Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân:

a1.Năng lực tự học: Biểu hiện:

-Xác định nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêuhọc tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện

- Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nề nếp; thực hiện các cáchhọc: Hình thành cách ghi nhớ của bản thân; phân tích nhiệm vụ học tậpđể lựa chọnđược các nguồn tài liệu đọc phù hợp: các đề mục, các đoạn bài ở SGK, STK, internet,lưu giữ thông tin có chọn lọc băng cách ghi tóm tắt vơi đề cương chi tiết, bằng bản đồkhái niệm, các từ khóa, ghi nhớ bài giảng GV bằng các ý chính, tra cứu tài liệu ở thưviện nhà trường

-Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiệnnhiệm vụ học tập thông qua lời góp ý của GV, bạn bè, chủ động tìm kiếm sự hỗ trợngười khác khi gặp khó khăn trong học tập

a2.Năng lực tư duy( sáng tạo): Biểu hiện:

-Đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng; xác định và làm rõ thông tin,

ý tưởng mới; phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau

-Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất giải pháp cảitiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp; so sánh và bình luận được cácgiải pháp đề xuất

-Suy nghĩ và khái quát hóa tiến trình khi thực hiện một công việc nào đó; tôntrọng các quan điểm trái chiều; áp dụng điều đã biết vào tình huống tương tự với điềuchỉnh hợp lý

- Hứng thú, tự do suy nghĩ; chủ động nêu ý kiến; không quá lo lắng về tínhđúng, sai của ý kiến đề xuất; phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến khác

Trang 3

a3.Năng lực tự quản lý: Biểu hiện:

-Nhận ra được các yếu tố tác động đến hành động của bản thân trong học tập

và giao tiếp hàng ngày; kiềm chế được cảm xúc của bản thân trong tình huống ngoài

ý muốn

-Ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình; xây dựng và thực hiện kế hoạchnhằm đạt được mục đích; nhận ra và có ứng xử phù hợp với tình huống không antoàn

- Tự đánh giá, tự điều chỉnh những hành động chưa hợp lý của bản thân tronghọc tập và cuộc sống hàng ngày

-Đánh giá được hình thể của bản thân so với chuẩn về chiều cao, cân nặng;nhận ra được những dấu hiệu thay đổi của bản thân trong giai đoạn tuổi dậy thì; có ýthức ăn uống , rèn luyện cơ thể và nghỉ ngơi phù hợp để nâng cao sức khỏe; nhận vàkiểm soát được những yếu tố ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tinh thần trong môitrường sống và học tập

a4.Năng lực giải quyết vấn đề: Biểu hiện:

-Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống cóvấn đề trong học tập

-Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan vấn đề; đề xuất đượcgiải pháp giải quyết vấn đề

- Thực hiện giaỉ pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợpcủa gải pháp thực hiện

b).Nhóm năng lực về quan hệ xã hội

b1.Năng lực giao tiếp: Biểu hiện:

-Bước đầu biết đặt ra mục đích giao tiếpvà hiểu được vai trò quan trọng của việcđặt mục tiêu trước khi giao tiếp

-Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp; nhận ra được bối cảnh giao tiếp,đặc điểm, thái độ của đối tượng trong giao tiếp

- Diễn đạt ý tưởng một cách tự tin; thể hiện được biểu cảm phù hợp với đối tượng

và bối cảnh giao tiếp

b2.Năng lực hợp tác: Biểu hiện:

- Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao các nhiệm vụ; xác định đượcloại công việc nào có thể hoàn thành tốt nhất bằng cách hợp tác theo nhóm với quy

mô phù hợp

-Biết trách nhiệm, vai trò củ mình trong nhóm ứng với công việc cụ thể; phân tíchnhiệm vụ của cả nhóm để nêu được các hoạt động phải thực hiện, trong đó tự đánhgiá được hoạt động mình có thể đảm nhiệm tốt nhất để tự đề xuất cho nhóm phâncông

Trang 4

- Nhận biết được đặc điểm, khả năng của từng thành viêncũng như kết quả làmviệc nhóm; dự kiến phân công từng thành viên trong nhóm các công việc phù hợp.-Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, gop ý điều chỉnh thúcđẩy hoat động chung; chia sẽ, khiêm tốn học hỏi các thành viên nhóm.

-Biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hạt động chung của nhóm; nêu mặtđược, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm

c).Nhóm năng lực về sử dụng công cụ

c1.Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông: Biểu hiện:

-Sử dụng đúng cách thiết bị ICT để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể: Nhận biếtcác thành phần của hệ thông ICT cơ bản; sử dụng được các phần mềm hỗ trợ học tậpthuộc các lĩnh vực khác nhau.; tổ chức và lưu trữ dữ liệu bộ nhớ khác nhau, tại thiết

c2 Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Biểu hiện:

-Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiêt các bài đối thoại, chuyện kể,lời giải thích, cuộc thảo luận; nói chính xác, đúng ngữ điệu và nhịp điệu, trình bàyđược nội dung chủ đề thuộc chương trình học tập; đọc hiểu nội dung chính hay nộidung chi tiết văn bản, tài liệu ngắn; viết đúng các dạng văn bản về chủ đề quen thuộchoặc cá nhân ưa thích; viết tóm tắt nội dung chính của bài văn, câu chuyên ngắn

- Phát âm đúng nhịp điệu và ngữ điệu; hiểu từ vựng thông dụng được thể hiệntrong hai lĩnh vực khẩu ngữ và bút ngữ, thông qua các ngữ cảnh có nghĩa; phân tíchcấu trúc và ý nghĩa giao tiếp của các loại câu trần thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câucảm thán, câu khẳng định, câu phủ định, câu đơn giản, câu ghép, câu phức, câu điềukiện

- Đạt năng lực bậc 2 về 1 ngoại ngữ

c3 Năng lực tính toán: Biểu hiện:

-Sử dụng được các phép tính( cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa, khai căn) tronghọc tập và trong cuộc sống; hiểu và có thể sử dụng các kiến thức, kỹ năng về đolường, ước tính trong các tình huống quen thuộc

-Sử dụng được các thuật ngữ, ký hiệu toán học, tính chất các sốvà cùa các hìnhhình học; sử dụng được thống kê toán học trong học tập và trong một số tình huốngđơn giản hàng ngày; hình dung và có thể vẽ phác hình dạng các đối tượng, trong môitrường xung quanh, nêu được tính chất cơ bản của chúng

Trang 5

- Hiểu và biểu diễn được mối quan hệ toán học giữa các yếu tố trong các tìnhhuống học tập và trong đời sống; bước đầu vận dụng được các bài toán tối ưu tronghọc tập và trong cuộc sống; biết sử dụng một số yếu tố của logic hình thức để lậpluận và diễn đạt ý tưởng.

-Sử dụng được các dụng cụ đo, vẽ,tính; sử dụng được máy tính cầm tay tronghọc tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày; bước đầu sử dụng máy vi tính để tínhtoán trong học tập

2.2/Năng lực chuyên biệt trong môn Sinh học

Ngoài các năng lực chung, môn Sinh học còn hướng tới hình thành và phát triển ởngười học những năng lực / kĩ năng chuyên biệt:

a) Các năng lực chuyên biệt: được hình thành và phát triển qua môn Sinh học,

bao gồm:

a.1.Năng lực kiến thức Sinh học: bao gồm các kiến thức về cấu tạo cơ thể

của thực vật, động vật và con người; kiến thức về các hoạt động sống của thực vật,động vật và con người; kiến thức về đa dạng sinh học; kiến thức về các quy luật ditruyền và sinh thái học

a.2.Năng lực nghiên cứu khoa học: bao gồm NL quan sát và NL thựcnghiệm Hiểu biết và sử dụng được các nguyên lý cùa các phương pháp nghiên cứukhoa học, áp dụng được các phương pháp thực nghiệm để giải quyết các vấn đề khoahọc

-Nghiên cứu lý thuyết, tổng hợp tài liệu và đánh giá được các tài liệu khoa học.-Thu thập số liệu, các bằng chứng khoa học thông qua việc quan sát và thựcnghiệm, đề xuất được vấn đề nghiên cứu

-Đề xuất được các giả thuyết có khả năng kiểm chứng được bằng thực nghiệm, dựđoán được kết quả nghiên cứu

-Thiết kế được các thí nghiệm để kiểm chứng giả thuyết

- Biết cách quan sát và ghi chép, thu thập số liệu, kết quả nghiên cứu

-Sử dụng được toán sác xuất thống kê để phân tích và đánh giá dữ liệu thu được,

từ đó đưa ra được các kết luận phù hợp

a.3.Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm: Sử dụng được các quy tắc và

kỹ thuật an toàn để thực hiện các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

- Thực hiện các quy tắc an toàn phòng thí nghiệm

- Vận dụng máy móc trong phòng thí nghiệm theo đúng quy trình

Trang 6

- Sử dụng được thành thạo các thiết bị thí nghiệm thích hợp.

- Tìm lỗi và tối ưu hóa các phương pháp và kỹ thuật

- Thực hiện các kỹ năng cơ bản liên quan các thí nghiệm theo các phương pháp vàthủ tục tiêu chuẩn

a.4.Năng lực thực địa: Sử dụng được các quy tắc và kỹ thuật an toàn để thực hiện

các nghiên cứu trong môi trường

- Dự đoán, lập kế hoạch thực địa

- Chuẩn bị các phương tiện, thiết bị cần thiết để thực địa

- Sử dụng được bản đồ thực địa và xác định được đúng những vị trí cần nghiêncứu trong môi trường

- Sử dụng được các thiết bị thực địa để quan sát, xác định các thông số, thu thập

và xử lý mẫu

Để có thể hình thành dần dần các năng lực chuyên ngành Sinh học này ở học sinhTHCS, trong quá trình dạy học học sinh cần được trang bị bước đầu một số kĩ năng,thao tác và phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản sau đây

b) Các kĩ năng và phương pháp nghiên cứu khoa học:

b.1/ Các kĩ năng khoa học: Quan sát, đo đạc, phân loại, tìm kiếm mối quan hệ,

tính toán, xử lý và trình bày các số liệu, đưa ra các tiên đoán, hình thành nên giảthuyết khoa học, đưa ra các định nghĩa, xác định các biến và đối chứng, thí nghiệm,xác định mức độ chính xác các số liệu

b.2/ Các kĩ năng sinh học cơ bản: QS các đối tượng bằng kính lúp, biết sử dụng

KHV, KL, biết vẽ các hình ảnh QS trực tiếp trên tiêu bản hiển vi, biết mô tả chínhxác các hình vẽ sinh học bằng cách sử dụng bảng thuật ngữ sinh học

b.3/ Các phương pháp sinh học:

A Các phương pháp tế bào học

1 Phương pháp nhuộm tế bào và làm tiêu bản hiển vi (tiêu bản tạm thời)

B Các phương pháp nghiên cứu giải phẫu và sinh lý thực vật

1 Giải phẫu các bộ phận khác của cây: rễ, thân, lá, hoa và quả;

2 Cắt các lát cắt ngang thân, lá, rễ bằng dao lam;

3 Nhuộm các tiêu bản mô thực vật bằng thuốc nhuộm thích hợp (ví dụ lignin);

4 Đo các thông số cơ bản của quang hợp;

5 Đo thoát hơi nước

C Các phương pháp nghiên cứu giải phẫu và sinh lý động vật

1 Mổ các động vật thuộc các ngành giun đốt, chân khớp,…

2 Làm tiêu bản nguyên con đối với các động vật không xương sống cỡ bé;

3 Đo các thông số cơ sở của hô hấp

Trang 7

D Các phương pháp nghiên cứu tập tính học (Ethological methods)

1 Nhận biết và giải thích các tập tính của động vật

E Các phương pháp nghiên cứu môi trường và sinh thái học

1 Ước lượng mật độ quần thể;

2 Ước lượng sinh khối;

3 Ước lượng các thông số cơ bản của chất lượng nước;

4 Ước lượng các thông số cơ bản của chất lượng không khí

F Các phương pháp phân loại (Taxonomic methods)

1. Sử dụng các khoá lưỡng phân (phân đôi);

2. Xây dựng các khoá lưỡng phân đơn giản;

3. Nhận biết được các họ thực vật có hoa thông dụng nhất;

4. Nhận biết được các bộ côn trùng;

5. Nhận biết được các ngành và các lớp sinh vật khác

III/Thế nào là đánh giá theo định hướng năng lực? Phân biệt đánh giá theo năng lực và đánh giá truyền thống?

2/.Đánh giá năng lực – đánh giá truyền thống

Trang 8

3/ Sự khác nhau giữa câu hỏi- bài tập của đánh giá kiến thức, kỷ năng và đánh giá năng lực

3.1.Đánh giá kiến thức, kĩ năng

a) Bài tập mang tính hàn lâm

b) Mức độ nhớ, hiểu, vận dụng thấp – luyện tập, vận dụng trong những tìnhhuống quen thuộc

3.2.Đánh giá năng lực

a)Bài tập mang tính thực tiễn

b)HS vận dụng kiến thức, kĩ năng trong những bối cảnh cụ thể - Vận dụngcao

3.3.Cần kết hợp các loại câu hỏi/bài tập một cách hợp lí.

4/.Xây dựng ngân hàng CH/BT KTĐG năng lực HS

4.1.Mục tiêu:

-Tạo ra một ngân hàng câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực HS sau khi dạy họcmột chương nào đó

- Có thể sử dụng các câu hỏi/bài tập trong các phương pháp dạy học khác nhau

- Có thể dễ dàng tạo ra các đề kiểm tra…

Trang 9

4.3 Quy trình biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực một chủ đề:

Việc biên soạn được thực hiện các bước sau:

a).Bước 1: Lựa chọn chủ đề (1 chương, 1 chủ đề)

b).Bước 2: Xác định các năng lực có thể được hình thành/phát triển cho HS thông

qua chủ đề/chương đó

c).Bước 3: Đối chiếu với chuẩn kiến thức, kĩ năng  Xác định các mục tiêu cụ thể

cần đạt khi dạy học chương đó (có thể xác định mục tiêu theo từng bài/nội dung nhỏ);sắp xếp các mục tiêu theo ma trận sau:

d).Bước 4: Trong mỗi bài/nội dung, tương ứng với mỗi mục tiêu các mức độ khácnhau (nhớ, hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao), xây dựng một số câu hỏi/bài tập đểkiểm tra, đánh giá sao cho thể hiện đúng mục tiêu đó  Bộ (ngân hàng) câu hỏi/bài tậptheo chủ đề

đ).Bước 5: Điền số thứ tự các câu hỏi sau mỗi mục tiêu để mô tả ngân hàng câuhỏi mình vừa tạo ra

BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC NHẬN THỨC VÀ MỘT SỐ ĐỘNG TỪ HÀNH

ĐỘNG ĐỂ SOẠN CÂU HỎI- BÀI TẬP

Mô tả nội dung các mức độ nhận thức Động từ hành động

1 NHẬN BIẾT: Sự nhớ lại tài liệu đã

học tập trước đó như các sự kiện, thuật

ngữ hay các nguyên lý, quy trình

Định nghĩa, mô tả, nhận biết, đánh dấu, liệt kê, gọi tên, phát biểu, chọn ra, phác thảo

2 THÔNG HIỂU: Khả năng hiểu biết về

các sự kiện và nguyên lý, giải thích tài

liệu học tập, nhưng không nhất thiết phải

liên hệ các tư liệu

Phân biệt, ước tính, giải thích, biến đổi,

mở rộng, khái quát, cho ví dụ, dự đoán, tóm tắt, viết một đoạn

3 VẬN DỤNG MỨC THẤP: Khả năng

vận dụng tài liệu đã học vào giải quyết

các tình huống quen thuộc hoặc giải bài

Xác định, tính toán, chuẩn bị, tạo ra, thiết lập mối liên hệ, chứng minh, giải quyết, sử dụng, minh hoạ

Trang 10

toán cụ thể.

4 VẬN DỤNG MỨC CAO: Khả năng

vận dụng tài liệu đã học vào các tình

huống mới lạ hoặc giải các bài toán phức

tạp hơn Đòi hỏi khả năng phân tích liên

hệ, gắn kết các thành phần của một tổng

thể, cấu trúc có tính tổ chức sao cho có

thể hiểu được; nhận biết được các giả

định ngầm hoặc các nguỵ biện có lý; hoặc

giải bài toán bằng tư duy sáng tạo Đó còn

là khả năng đánh giá, thẩm định giá trị

của tư liệu theo một mục đích nhất định

Khám phá, tính toán, sửa đổi, thao tác, dự đoán, chứng minh, giải quyết, sử dụng Vẽ

sơ đồ, phân biệt, suy luận, chỉ ra, thiết lập quan hệ, chọn ra, chia nhỏ ra Phân loại,

tổ hợp lại, biên tập lại, thiết kế, lý giải, tổ chức, lập kế hoạch, cấu trúc lại, tóm tắt, Đánh giá, so sánh, đưa ra kết luận, phê bình, mô tả, suy xét phân biệt, giải thích, đưa ra nhận định, ủng hộ

Ví dụ: Chủ đề Lá – SH6

Bước 1 Xác định chủ đề “Lá” trong dạy học Sinh học 6

Đối với Sinh học lớp 6, căn cứ vào khung phân phối chương trình dưới đây,

ở đây chúng ta chọn chủ đề là “Lá” (chương IV) để trình bày

Bước 2 Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của chủ đề “Lá” trong

chương trình hiện hành trên quan điểm định hướng phát triển năng lực học sinh

Bước 3 Xác định và mô tả các mức yêu cầu cần đạt của các loại câu hỏi/bài tập

đánh giá năng lực (kiến thức, kĩ năng, thái độ) của học sinh trong chủ đề theo hướngchú trọng đánh giá kĩ năng thực hiện của học sinh (bảng 3.1)

Chủ đề “Lá” có các nội dung chính là:

 Đặc điểm bên ngoài của lá;

 Cấu tạo trong của phiến lá;

 Quang hợp;

 Ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp

 Ý nghĩa của quang hợp;

 Cây có hô hấp không?

 Phần lớn nước vào cây đi đâu?

 Thực hành - Quan sát biến dạng của lá

Cụ thể, sau khi học xong chủ đề này, học sinh cần đạt được các yêu cầu về cáckiến thức, kĩ năng và thái độ sau đây (xem bảng dưới đây)

Trang 11

MA TRẬN CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VỀ CHỦ ĐỀ “LÁ”

 Vẽ sơ đồ cấu tạo ngoàicủa lá

 Phân biệt các kiểu gânlá; các dạng lá đơn, lákép; các kiểu xếp lá trênthân, cành

 Nêu ý nghĩa sinh họccủa các kiểu xếp lá trêncây

 Thu thập các mẫu látươi khác nhau về hìnhdạng, kích thước, màusắc, gân lá; bẹ lá; cáckiểu xếp lá trên thân,cành

 Làm bộ sưu tập mẫu ép vềcác kiểu dạng lá khác nhau

 Xây dựng album ảnh chụp vàsưu tầm thêm từ các nguồn tàiliệu khác nhau (với ghi chúđầy đủ thông tin)

 Giải thích được bảnchất và nêu được tầmquan trọng của quanghợp

Tiến hành các thí nghiệm:

- Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng;

- Xác định chất khí thải ra khi

Trang 12

 Viết sơ đồ tóm tắt quátrình quang hợp.

lá chế tạo tinh bột;

- Tìm hiểu lá cây cần những chất nào để chế tạo tinh bột

Thảo luận và đưa ra các kết luận

 Giải thích ảnh hưởngcủa các yếu tố bên ngoàilên quang hợp

 Nêu các ý nghĩa của quátrình quang hợp

 Giải thích tại sao khitrồng cây cần chú ý đếnmật độ và thời vụ

 Quan sát một khu trồng trọt

và đánh giá tính hợp lý về mật

độ và thời vụ

 Áp dụng kiến thức về quanghợp và các yếu tố bên ngoàivào trong sản xuất

 Có ý thức giữ gìn và trồngcây để bảo vệ môi trường

 Nhận biết cơ quan hôhấp; thời gian cây hô hấp

 Định nghĩa khái niệm

hô hấp

 Nêu ý nghĩa của hô hấp

 Viết sơ đồ tóm tắt quátrình hô hấp

 Giải thích ảnh hưởngcác yếu tố bên ngoài lên

hô hấp

 Giải thích mối quan hệgiữa hô hấp và quanghợp

 Giải thích được tại saokhi đất thoáng, rễ cây hôhấp mạnh tạo điều kiệncho rễ hút nước và muốikhoáng tốt hơn

Tiến hành các thí nghiệm:

- Chứng minh hô hấp ở cây;

- Chứng minh sản phẩm hôhấp là CO2

- Chứng minh O2 là một trongnhững nguyên liệu hô hấp

 Áp dụng kiến thức về hô hấpvào bảo quản lương thực, thựcphẩm, và trong trồng trọt

Phần lớn

nước vào  Nêu ý nghĩa của sự

thoát hơi nước qua lá

 Trình bày được hơinước thoát ra khỏi lá qua

 Vẽ sơ đồ đường đi củanước từ lông hút lên lá

Tiến hành thí nghiệm chứng

minh cây thoát hơi nước qua

Trang 13

cây đi đâu?

 Nêu các điều kiện bênngoài ảnh hưởng đến sựthoát hơi nước qua lá

các lỗ khí

 Trình bày cấu tạo lỗ khíphù hợp với chức năngthoát hơi nước

và thoát ra ngoài lá

 Áp dụng hiểu biết về sựthoát hơi nước qua lá và cácđiều kiện bên ngoài ảnh hưởngđến sự thoát hơi nước vàotrong sản xuất

và ý nghĩa của chúng

Trang 14

BỘ CÂU HỎI - BÀI TẬP CHỦ ĐỀ “LÁ” ‒ SINH HỌC 6 PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Dựa vào hình 1, bạn hãy chú thích cho các số 1 → 7, sau đó mô tả cấu tạo

ngoài của lá và các bộ phận cấu tạo trong của phiến lá: cuống lá, phiến lá, gân lá

Hình 1 Câu 2: Hình 2 (A, B, C) mô tả điều gì? Hãy chú thich cho các số 1 → 3, và nêu ý

kiến của bạn về các hình 2A, 2B và 2C Hãy tìm vài ví dụ khác trong thực tế

Hình 2 Câu 3: Hãy phân biệt các kiểu gân lá, các kiểu xếp lá trên thân, cành Cho một số ví

dụ trong thực tế và nêu ý nghĩa sinh học của các kiểu xếp lá trên cây

Câu 4: Lá là gì? Hãy chỉ ra những điểm giống nhau nhưng rất quan trọng của phần

phiến lá ở các loại lá khác nhau

Hình 3 Câu 5: Từ hình 4, bạn cố gắng chú thích cho tất cả các số 1 → 10 Và hãy cho biết

hai phần thịt lá và biểu bì có đặc điểm cấu tạo ra sao mà nhờ đó nó có thể thực hiệncác chức năng chế tạo chất hữu cơ cho cây và thoát hơi nước

Trang 15

Hình 4 Câu 6: Vì sao ở rất nhiều loại lá mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới?

Câu 7: Quang hợp là gì? Viết phương trình tóm tắt của quang hợp

Câu 8: Nêu ý nghĩa và tầm quan trọng của quá trình quang hợp ở thực vật.

Câu 9: Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá?

Câu 10: Hình 5 và 6 nói lên điều gì? Bạn hãy đưa ra lời bình của mình trong khả

năng có thể

Câu 11: Vì sao khi đánh cây đi trồng ở nơi khác phải chọn ngày râm mát và tỉa bớt lá

hoặc cắt ngắn ngọn?

Câu 12: Những cây không có lá hoặc lá sớm rụng (xương rồng, cành giao) thì chức

năng quang hợp do bộ phận nào của cây đảm nhận?

Câu 13: Hãy kể tên các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp và nêu vai trò của

chúng

Câu 14: Tại sao khi trồng cây cần phải theo đúng thời vụ và chú ý đến mật độ?

Câu 15: Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ

đóng kín cửa?

Câu 16: Hình 7 (A-F) cho thấy điều gì? Ý nghĩa của hiện tượng này là gì?

Trang 16

Hình 7 Câu 17: Hô hấp là gì? Viết sơ đồ tóm tắt của quá trình hô hấp.

Câu 18: Liệt kê các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hô hấp Nêu ý nghĩa và tầm

quan trọng của hô hấp đối với cây

Câu 19: Vì sao hô hấp và quang hợp là hai quá trình trái ngược nhau nhưng lại cóquan hệ chặt chẽ với nhau?

Câu 20: Dùng các mũi tên để vẽ một sơ đồ đường đi của nước từ lông hút lên lá và

thoát ra ngoài

Câu 21: Bạn hãy thu thập các mẫu lá khác nhau về hình dạng (tròn, bầu dục, tim );

kích thước; màu sắc; gân lá (hình mạng, song song, hình cung); về bẹ lá (ở cây cau,chuối); các kiểu xếp lá trên thân, cành (mọc cách - lá cây dâu; mọc đối - lá cây dừacạn, mọc vòng - lá cây trúc đào) và làm một bộ sưu tập mẫu ép về chúng

Câu 22: Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng? Bạn thử

nghiên cứu lại tài liệu để tổ chức và tiến hành các thí nghiệm nhằm chứng minh: (i)Chất hữu cơ mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng; (ii) Chất khí thải ra khi lá chếtạo tinh bột

Câu 23: Để có thể chứng minh được cây có hô hấp, theo bạn, chúng ta cần phải làm

những thí nghiệm nào?

Câu 24: Theo bạn, tại sao chúng ta cần phải luôn luôn nâng cao ý thức giữ gìn sự

sống của muôn loài trên trái đất nói chung, cũng như bảo vệ cây xanh và tăng cườngtrồng cây, gây rừng nói riêng?

Câu 25: a) Hãy mô tả một thí nghiệm chứng minh cây thoát hơi nước qua lá b) Bạn

có thể cải tiến cách làm cũng như thay đối tượng để thiết kế cho riêng mình một thínghiệm chứng minh hiện tượng thoát hơi nước qua lá ở cây xanh không?

PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ở hình bên, mô tả các bộ phận cấu tạo ngoài của lá Thứ tự đúng là:

A 1-gân lá, 2-phiến lá, 3-cuống lá

B 1-bẹ lá, 2-ngọn lá, 3-gân lá

C 1-cành lá, 2-phiến lá, 3-gân lá

D 1-cuống lá, 2-phiến lá, 3-gân lá

Ngày đăng: 26/01/2017, 17:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w