1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Báo cáo môn dinh dưỡng: Dinh dưỡng cho người thừa cân béo phì

27 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 236,15 KB

Nội dung

Ngày nay, khi cuộc sống trở nên ổn định thì nhu cầu ăn uống của con người cũng thay đổi dần. Giờ đây quan điểm “ăn no mặc ấm” được thay bằng “ăn ngon mặc đẹp”. Do các yêu cầu về công việc như thường xuyên di chuyển, thời gian làm việc không ổn định nên nhiều người đã chọn những loại đồ ăn nhanh , chế biến sẵn bên ngoài, cùng với việc ít vận động , hay chế độ sinh hoạt thay đổi ( ngủ quá ít, môi trường ô nhiễm…) là nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh mang tính toàn cầu như ung thư, tiểu đường, béo phì… Trong đó béo phì là một căn bệnh hiện đang là vấn nạn cho cả thế giới. Hiện nay tình trạng thừa cân, béo phì đang tăng lên với tốc độ đáng báo động, không chỉ ở các nước phát triển mà cả các nước đang phát triển. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam thì béo phì tồn tại song song với suy dinh dưỡng, tỷ lệ béo phì gặp ở nhiều ở thành phố hơn nông thôn. Đây là một vấn nạn co ảnh hưởng đến tương lai, nêu không có biện pháp phòng tránh sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.Vì thế, nhóm em chọn đề tài dinh dưỡng cho nguời thừa cân béo phì nhằm cung cấp một số hiểu biết về thừa cân béo phì, tìm ra nguyên nhân và hậu quả của căn bệnh này, đưa ra lời khuyên, biện pháp phòng tránh cho những người đang bị thừa cân. Ngoài ra còn xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý cho người thừa cân, béo phì cũng như chế độ ăn cho mọi người để phòng chống căn bệnh này.

Trang 1

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 3

B NỘI DUNG: 3

I ĐỊNH NGHĨA VỀ BỆNH BÉO PHÌ 3

II THỰC TRẠNG BỆNH BÉO PHÌ 3

III PHÂN LOẠI VÀ CÁCH NHẬN BIẾT 6

III.1 Phân loại béo phì 6

III.2 Các cách nhận biết bệnh béo phì 6

IV.NGUYÊN NHÂN BÊNH THỪA CÂN, BÉO PHÌ 7

IV.1.Gene 8

IV.2 Chế độ ăn uống 8

IV.3 Vận động cơ thể 8

IV.4 Yếu tố kinh tế xã hội: 8

V.NGUY CƠ VÀ TÁC HẠI BÊNH THỪA CÂN, BÉO PHÌ 9

V.1 Mất thoải mái trong cuộc sống: 9

V.2 Giảm hiệu suất lao động: 9

V.3 Kém lanh lợi: 9

V.4 Tỷ lệ bệnh tật cao: 9

VI PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ 10

VI.1 PHÒNG NGỪA BỆNH THỪA CÂN, BÉO PHÌ 10

VI.2 ĐIỀU TRỊ BỆNH THỪA CÂN, BÉO PHÌ 12

VII THỰC ĐƠN DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BÉO PHÌ 17

VII.1.Thực đơn giảm cân với nhu cầu năng lượng 1800Kcal/ngày 17

VII.2.Thực đơn giảm cân với nhu cầu năng lượng 1600Kcal/ngày 19

VII.3 Thực đơn giảm cân với nhu cầu năng lượng 1200Kcal/ngày 21

VII.5 Thực đơn giảm cân với nhu cầu năng lượng 800Kcal/ngày 23

C KẾT LUẬN 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 3

A MỞ ĐẦU

Ngày nay, khi cuộc sống trở nên ổn định thì nhu cầu ăn uống của con ngườicũng thay đổi dần Giờ đây quan điểm “ăn no mặc ấm” được thay bằng “ăn ngon mặcđẹp” Do các yêu cầu về công việc như thường xuyên di chuyển, thời gian làm việckhông ổn định nên nhiều người đã chọn những loại đồ ăn nhanh , chế biến sẵn bênngoài, cùng với việc ít vận động , hay chế độ sinh hoạt thay đổi ( ngủ quá ít, môitrường ô nhiễm…) là nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh mang tính toàn cầu như ungthư, tiểu đường, béo phì… Trong đó béo phì là một căn bệnh hiện đang là vấn nạn cho

cả thế giới

Hiện nay tình trạng thừa cân, béo phì đang tăng lên với tốc độ đáng báo động,không chỉ ở các nước phát triển mà cả các nước đang phát triển Ở các nước đang pháttriển như Việt Nam thì béo phì tồn tại song song với suy dinh dưỡng, tỷ lệ béo phì gặp

ở nhiều ở thành phố hơn nông thôn Đây là một vấn nạn co ảnh hưởng đến tương lai,nêu không có biện pháp phòng tránh sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng

Vì thế, nhóm em chọn đề tài dinh dưỡng cho nguời thừa cân béo phì nhằm cung cấpmột số hiểu biết về thừa cân béo phì, tìm ra nguyên nhân và hậu quả của căn bệnhnày, đưa ra lời khuyên, biện pháp phòng tránh cho những người đang bị thừa cân.Ngoài ra còn xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý cho người thừa cân, béo phì cũngnhư chế độ ăn cho mọi người để phòng chống căn bệnh này

B NỘI DUNG:

I ĐỊNH NGHĨA VỀ BỆNH BÉO PHÌ

- Theo Tổ chức Y Tế thế giới định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức vàkhông bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sứckhỏe Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng Thông thường mộtngười trưởng thành khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý, cân nặng của họ dao động tronggiới hạn nhất định Hiện nay, Tổ chức y tế thế giới thường dùng chỉ số khối cơ thể

(Body Mass Index - BMI) để nhận định tình trạng gầy béo Người ta coi chỉ số BMI

bình thường nên có ở giới hạn 20-25, trên 25 là thừa cân và trên 30 là béo phì

- Người bị béo phì ngoài thân hình phì nộn, nặng nề, khó coi, còn có nguy cơ mắcnhiều bệnh như rối loạn lipit máu, tăng huyết áp, sỏi mật, đái tháo đường, xươngkhớp, và ung thư

II THỰC TRẠNG BỆNH BÉO PHÌ

Hiện nay tình hình thừa cân và béo phì đang tǎng lên với tốc độ báo động khôngnhững ở các quốc gia phát triển mà ở cả các quốc gia đang phát triển Đây thật sự làmối đe dọa tiềm ẩn trong tương lai Tại các nước đang phát triển, béo phì tồn tại songsong với thiếu dinh dưỡng, gặp nhiều ở thành phố hơn ở nông thôn

- Trên thế giới:

Năm 2014, ước tính toàn thế giới có khoảng 1,9 tỷ người trưởng thành bị thừacân ( tương đương với 39% dân số), trong đó có 600 triệu người bị béo phì (tăng từ30% - 39%) từ 1980-2014 42 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân hay béo phì trêntoàn thế giới (2014) và có xu hướng tăng trong những năm tới

Trang 4

Biểu đồ: Tỉ lệ bị dư cân, béo phì ở một số nước

Nguồn: WHO, Wan Siang Cheong, Gen Re, Overweight and Obesity in Asia, 2014

- Việt Nam:

Tỷ lệ thừa cân và béo phì khoảng 5.6%, 6.5% ở các thành phố lớn Tỷ lệ ngườitrưởng thành bị thừa cân, béo phì chiếm khoảng 25% dân số tăng từ 5% - 25% (từ1980-2014) 10.7% ở lứa tuổi 15-49 và 21.9% ở lứa tuổi 40-49 Trẻ em dưới 5 tuổi là5.6% ở thành phố và 4,2% ở nông thôn (2014) Tỷ lệ béo phì ở trẻ học sinh tiểu học

Hà Nội là 4.2% (2013) và 12.2% ở Thành phố Hồ Chí Minh (2013) Béo phì lànguyên nhân gây tử vong cho 3,4 triệu người mỗi năm Một nghiên cứu từ năm 2004 –

2009, trên 759 học sinh cấp 2 ở các quận nội thành Tp Hồ Chí Minh cho thấy, trẻthừa cân béo phì đang gia tăng nhanh chóng Tỷ lệ thừa cân tăng gấp 1.5 và tỷ lệ béophì tăng lên gấp 4 lần Cụ thể là tỷ lệ trẻ thừa cân năm 2004 là 12.5%, đến năm 2009tăng lên 18.4%, trong khi đó, tỷ lệ trẻ béo phì tăng từ 1.7% lên 6.2%

Trang 5

Biểu đồ tỷ lệ thừa cân và béo phì ở Tp Hồ Chí Minh trong năm 2004 và 2009

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), bên cạnh 800 triệu người thiếu ăn hiện có hơn 1 tỷngười thừa cân và trong đó có hơn 300 triệu người đang sống cùng vấn nạn béo phì.Béo phì cũng đang xuất hiện tại Châu Phi – khu vực được xem là nghèo nhất thế giới.Điều này cho thấy, béo phì không những là vấn nạn đối với những nước phát triển màcòn là vấn nạn của những nước đang phát triển và của toàn nhân loại

Điều đáng ngại hơn là béo phì đang có xu hướng trẻ hóa và đối tượng dễ bị béo phìnhất lại chính là trẻ em – những chủ nhân tương lai của đất nước Tại Bệnh viện NhiĐồng 1, trong vòng 10 năm trở lại đây, có khoảng 1.748 trẻ béo phì đến khám với tỉ lệnam nữ là 2/1, độ tuổi phổ biến là từ 2 – 15 tuổi; trong đó từ 6 – 8 tuổi chiếm 68.6%,lứa tuổi mẫu giáo 16.8% và thấp nhất là lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổthông 14.6%

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ béo phì ở các độ tuổi

Trang 6

III PHÂN LOẠI VÀ CÁCH NHẬN BIẾT

III.1 Phân loại béo phì

Phân loại WHO, 1998 BMI (kg/m 2 ) IDI & WPRO, 2000 BMI (kg/m 2 )

- Béo phì trung tâm: mỡ tập trung chủ yếu ở vùng bụng, thường gặp ở nam giới,

có nguy cơ mắc bệnh cao do mỡ tập trung ở phủ tạng nhiều

- Béo phì vùng thấp: mỡ tập trung ở bụng dưới và đùi, thường gặp ở nữ giới,

nguy cơ mắc bệnh tương đối thấp hơn so với béo phì trung tâm

- Béo phì ngoại biên: mỡ tập trung ở tay chân, nách, ngực… thường gặp ở trẻ

em, nguy cơ không nhiều và có thể phục hồi nếu cang thiệp đúngcách

- Tụ mỡ bất thường: mỡ tập trung bất thường ở vùng gáy, cổ… làm hình dáng

mất cân đối, thường gặp trong bệnh lý tuyến nội tiết, hoặc tai biến do nội tiết tố

III.2 Các cách nhận biết bệnh béo phì

Cách đơn giản nhất và chính xác nhất là thường xuyên theo dõi cân nặng của bản thân

* Cách nhận diện người thừa cân béo phì

- Nhìn, sờ: mặt tròn, má phính sệ, cằm có ngấn mỡ, bụng phệ, có nhiều ngấn mỡ, dùngtay véo da lên thấy lớp mỡ dày ở dưới da…Người béo phì hay buồn ngủ, mau mệt, đổ

mồ hôi khi vận động…

- Tuy nhiên nhìn thấy béo phì thì thường đã béo phì ở mức độ nặng, việc phục hồitrong giai đoạn này thường khó khăn hơn nhiều so với giai đoạn sớm

- Tính theo cân nặng chiều cao: chỉ số BMI dành cho người trưởng thành

- Đo tỉ lệ mỡ: là đo lượng mỡ, đo các nếp gấp da, cân trong nước…

Thông thường tỷ lệ mỡ là 25 ở nam và 30 ở nữ

- Đo tỷ lệ eo/mông: Thường là > 0,85 ở nữ và >0.95 ở nam

- Đo vòng bụng tuyệt đối: 80cm ở nữ và 90cm ở nam

Trang 7

 Một số dấu hiệu dễ nhận biết bệnh béo phì:

- Thị lực kém: Lượng đường cao trong cơ thể làm tròng mắt của chúng ta bị giãn, làmgiảm thị lực đáng kể, ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực và các dây thần kinh thị giácnữa

- Cảm giác mệt mỏi: Người béo phì có những biểu hiện như mệt mỏi vì glucose sẽkhông đi vào trong các tế bào cơ thể và tạo ra năng lượng mà chúng ta cần

- Thường xuyên đói bụng: Việc bị béo phì làm ngăn chặn glucose đi vào các tế bào,

khi đó cơ thể của các bạn sẽ không thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng chochúng ta hoạt động hàng ngày Do đó, cảm giác đói bụng diễn ra thường diễn ra

- Luôn cảm thấy khát nước: Biểu hiện thường thấy ở người bệnh béo phì là bị khômiệng thường xuyên, nên họ luôn cảm thấy khát nước

- Dễ cáu kỉnh: Người béo phì rất dễ cáu cho dù gắt từ những chuyện nhỏ nhất

- Tê chân tay: Lượng đường cao sẽ phá hoại các dây thần kinh và các mạch máu đemthức ăn để nuôi sống các dây thần kinh đó Thế nên những người bị béo phì dễ bị têchân tay hơn những người bình thường

- Viêm da: Do lượng đường cao trong cơ thể, khả năng bảo vệ bạn khỏi bệnh viêm dagiảm xuống Theo kết quả nghiên cứu mới đây thì những người bị béo phì rất khó đểphục hồi khi vị viêm nhiễn da ở vùng thận và vùng nhạy cảm

- Hay lẫn lộn và bối rối: Béo phì có ảnh hưởng tới sự nhanh nhẹn và độ tập trung.

Vậy nên người béo phì thường hay lẫn lộn, hay quên và khó tập trung hơn người bìnhthường

IV.NGUYÊN NHÂN BÊNH THỪA CÂN, BÉO PHÌ

Khi vào cơ thể, các chất protein, lipid, glucid đều có thể chuyển thành chất béo dựtrữ Vì vậy, không nên coi ǎn nhiều thịt, nhiều mỡ mới gây béo mà ǎn quá thừa chấtbột, đường, đồ ngọt đều có thể gây béo Tóm lại có thể chia nguyên nhân và cơ chếsinh bệnh của béo phì như sau:

Trang 8

IV.1.Gene

Có người rất dễ bị tăng cân, trong khi có trường hợp chẳng cần lo giữ gìn màtrọng lượng vẫn không thay đổi trong nhiều năm Gene là yếu tố tạo ra sự khác biệtnày Các nhà khoa học đã nhận dạng nhiều loại gene làm tăng hoặc giảm cảm giácthèm ăn, khiến một số người chóng đói hơn người khác, hoặc cần phải ăn nhiều hơnthì mới đủ no Đó chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng ăn quá nhiều và tăng cân

IV.2 Chế độ ăn uống

Những người hay lựa chọn thực phẩm nhiều chất béo hoặc giàu năng lượng (dùchỉ là khẩu phần nhỏ) sẽ dễ bị tăng cân hơn so với những người có đĩa thức ăn đầynhưng rất ít năng lượng như bánh mỳ, khoai tây và rau xanh Ăn quá nhiều đồ béo cònlàm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Một số người lại có thói quen nhấm nháp thứ gì đó khi thấy mệt mỏi, buồn bãhoặc xúc động Tiêu thụ đồ ăn nhanh, kể cả khi không thực sự thấy đói, cũng khiếnbạn nhanh chóng rơi vào tình trạng tăng cân khó kiểm soát Những lúc như thế, hãythử tìm cách cải thiện tinh thần như gọi điện cho bạn bè, đi bộ bất kỳ việc gì có thểgạt bỏ ý nghĩ ăn uống ra khỏi đầu

IV.3 Vận động cơ thể

Những người có cuộc sống năng động thường ít bị tăng cân hơn người ngồi lìtrước máy tính, TV, hoặc lái ôtô cả ngày Năng tập thể dục có thể giúp kiểm soát cânnặng và cải thiện vóc dáng, đồng thời làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch

và tiểu đường Trọng lượng thay đổi theo từng ngày, do đó bạn cần theo dõi và duy trìcân nặng theo từng tuần Nếu thấy kim bàn cân chếch sang phải nhiều, hãy tìm cách

ổn định trước khi nó trở thành vấn đề nghiêm trọng Hãy bắt đầu kiểm soát bằng cáchgiảm chất béo trong bữa ăn và luyện tập 20-30 phút mỗi ngày

IV.4 Yếu tố kinh tế xã hội:

Ở các nước đang phát triển, tỉ lệ người béo phì ở tầng lớp nghèo thường thấp (thiếu

ǎn, lao động chân tay nặng, phương tiện đi lại khó khǎn) và béo phì thường được coi

là một đặc điểm của giàu có Ở các nước phát triển khi thiếu ǎn không còn phổ biếnnữa thì tỉ lệ béo phì lại thường cao ở tầng lớp nghèo, ít học so với ở các tầng lớp trên

Ở nhiều nước, tỷ lệ người béo lên tới 30-40%, nhất là ở độ tuổi trung niên vàchống béo phì trở thành một mục tiêu sức khoẻ cộng đồng quan trọng Ở Việt nam, tỷ

Trang 9

lệ người béo còn thấp nhưng có khuynh hướng gia tǎng nhanh nhất là ở các đô thị Đó

là điều cần được chú ý để có các can thiệp kịp thời

Ngoài ra, các nguyên nhân sau cũng cần được xem xét một cách cẩn thận bởi sựtương tác, ảnh hưởng lẫn nhau của chúng sẽ làm chứng béo phì trở nên trầm trọng vàviệc thay đổi chế độ ăn hay luyện tập không mang lại hiệu quả như mong đợi

- TS Allison và các cộng sự đã đưa ra 10 nguyên nhân có thể dẫn tới béo phì và đượcđăng tải trên Tạp chí quốc tế về Béo phì:

1 Ngủ quá ít Nếu bạn bị mất ngủ thường xuyên hoặc bận rộn đến mức có rất ít thời

gian để chợp mắt thì nguy cơ tăng cân trong tương lai là điều khó tránh khỏi

2 Ô nhiễm Một số loại hormone kiểm soát trọng lượng cơ thể Môi trường ngày nay

đang bị ô nhiễm bởi các chất thải từ xe cộ, động cơ… sẽ tác động rất lớn tới nhữnghormone này

3 Điều hòa không khí Bạn có thể đốt cháy một lượng calo nếu môi trường quanh bạn

quá nóng hay quá lạnh để điều hòa thân nhiệt Tuy nhiên, nhiều người ngày nay sống

và làm việc trong những ngôi nhà hay văn phòng mà nhiệt độ luôn được kiểm soát ởmức lý tưởng

4 Bỏ thuốc lá Hút thuốc cũng giúp giảm cân Thế giới ngày càng có nhiều người bỏ

thuốc lá và vì thế cũng ngày càng có nhiều người béo phì?

5 Thuốc men Rất nhiều loại thuốc khác nhau, bao gồm thuốc ngừa thai, thuốc chứa

hormone, thuốc tiểu đường, thuốc chống suy nhược và thuốc áp huyết cao Đây lànguyên nhân gây ra sự thay đổi về cân nặng Sử dụng những loại thuốc này sẽ khiếncân nặng của cơ thể có xu hướng đi lên

6 Tuổi thọ và chủng tộc Những người Trung Mỹ và những người Mỹ gốc Tây Ban

Nha, Bồ Đào Nha thường có xu hướng bị béo phì hơn những người Mỹ gốc Âu

7 Mẹ nhiều tuổi Đã có một số bằng chứng cho thấy những người phụ nữ lớn tuổi

mới sinh con lần đầu thì đứa trẻ thường có nguy cơ bị béo phì cao hơn Rất nhiều phụ

nữ Mỹ sinh con lần đầu khi lớn tuổi thậm chí đã già

8 Di truyền từ tổ tiên Có một số ảnh hưởng sẽ tác dụng lên thế hệ thứ 2 Sự thay đổi

của môi trường đã tác động đến bào thai và làm cho những gien di truyền của ông bàvốn đã bị "lặn" ở thế hệ cha mẹ trở thành "trội" ở thế hệ các cháu

9 Béo phì liên quan đến khả năng sinh sản Có một số bằng chứng cho thấy những

người béo phì thường “mắn” hơn những phụ nữ gầy còm Nếu như béo phì thực sự cóliên quan đến di truyền học thì tỉ lệ người béo phì sẽ ngày càng gia tăng trong dân sốchung của nhân loại

10 Sự “liên minh” của những cặp béo phì Những phụ nữ béo phì thường có xu

hướng kết hôn với những nam giới thừa cân Nếu những người gầy ngày càng ít đi vàbéo phì thực sự là do gen quy định thì thế giới này sẽ dần là của những người béo phì,quá khổ Ngoài danh sách những nguyên nhân dẫn tới tình trạng béo phì kể trên còn

có một số nguyên nhân khác như: virus gây béo phì, tình trạng suy dinh dưỡng khi cònnhỏ, ít sử dụng các sản phẩm sữa và những hormone từ ngành nông nghiệp biến đổigen

V.NGUY CƠ VÀ TÁC HẠI BÊNH THỪA CÂN, BÉO PHÌ

V.1 Mất thoải mái trong cuộc sống:

Người béo phì thường có cảm giác bức bối khó chịu về mùa hè do lớp mỡ dày đãtrở thành như một hệ thống cách nhiệt Người béo phì cũng thường xuyên cảm thấy

Trang 10

mệt mỏi chung toàn thân, hay nhức đầu tê buốt ở hai chân làm cho cuộc sống thiếuthoải mái Nó có thể dẫn đến trở ngại về tinh thần nhất là thế hệ trẻ, vẻ bề ngoài khôngđẹp và cuộc sống không tiện lợi, khiến họ nẩy sinh tính tự ti, lo lắng, phiền muộn

V.2 Giảm hiệu suất lao động:

Người béo phì làm việc chóng mệt nhất là ở môi trường nóng Mặt khác do khốilượng cơ thể quá nặng nề nên để hoàn thành một động tác, một công việc trong laođộng, người béo phì mất nhiều thì giờ hơn và mất nhiều công sức hơn Hậu quả làhiệu suất lao động giảm rõ rệt so với người thường

- Bệnh tim: Mỡ bọc lấy tim, làm cho tim khó co bóp Mỡ cũng làm hẹp mạch vành,

cản trở máu đến nuôi tim, gây nhồi máu cơ tim

- Tăng huyết áp.

- Rối loạn lipid máu: Béo phì làm tăng nồng độ triglycerid và LDL-cholesterol, làm

giảm nồng độ HDL-cholesterol trong máu Người béo bụng dễ bị rối loạn lipid máu

- Tiểu đường: Béo phì toàn thân và béo bụng là yếu tố nguy cơ cho tiểu đường type 2.

Phụ nữ béo phì có nguy cơ tiểu đường cao gấp 2,5 lần so với người bình thường

- Đột quỵ: Người có BMI lớn hơn 30 dễ bị tử vong do bệnh mạch máu não Nếu có

thêm các yếu tố nguy cơ khác (tiểu đường type 2, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu) thìđột quỵ có thể xảy ra với người có BMI thấp hơn (25,0-29,9)

- Giảm khả năng sinh sản: Ở người béo phì, mô mỡ làm rối loạn buồng trứng, hàng

tháng trứng không lớn lên và chín rụng được, chất lượng trứng kém, rối loạn kinhnguyệt Mỡ quá nhiều sẽ lấp kín buồng trứng và gây vô kinh Béo phì cũng dễ gây hộichứng đa u nang, khó thụ tinh, dễ sẩy thai Cần lưu ý khi mãn kinh, một số phụ nữ dễtăng béo bụng

- Giảm chức năng hô hấp: Mỡ tích ở cơ hoành, làm cơ hoành kém uyển chuyển, sự

thông khí giảm, gây khó thở, khiến não thiếu ôxy, tạo hội chứng Pickwick (ngủ cáchquãng suốt ngày đêm, lúc ngủ lúc tỉnh) Ngừng thở khi ngủ cũng là vấn đề hay gặp ởngười béo phì nặng, nhất là khi béo bụng và có cổ quá bự

- Tăng viêm xương khớp: Các khớp chịu đựng sức nặng quá mức sẽ dễ đau Lượng

axit uric ở người béo tăng, dễ gây bệnh gút Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳngđịnh, khi BMI tăng, lượng axit uric huyết thanh tăng theo

- Ung thư: Nam giới béo phì dễ bị ung thư đại trực tràng, còn nữ giới dễ bị ung thư

đường mật, vú, tử cung, buồng trứng

Trang 11

- Bệnh đường tiêu hoá: Người béo phì dễ bị bệnh túi mật, có bất thường về gan, gan

nhiễm mỡ, ruột nhiễm mỡ, nhu động ruột giảm (gây đầy hơi, táo bón); hệ mạch ở ruột

bị cản trở, gây trĩ

- Đối với trẻ em, chứng béo phì cũng có tác hại rất lớn Những trẻ này dễ bị béo phì

khi trưởng thành; nguy cơ mắc các bệnh tim mạch tăng cao (bệnh mạch vành: gấp đôi;

xơ vữa mạch máu: gấp 7; tai biến mạch não: gấp 13 lần)

VI PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ

VI.1 PHÒNG NGỪA BỆNH THỪA CÂN, BÉO PHÌ

Những chiến lược sức khỏe cộng đồng để giải quyết thừa cân, béo phì nên đặt ra mụctiêu là nâng cao kiến thức của toàn dân về vấn đề ý nghĩa sức khỏe cộng đồng củathừa cân, béo phì và các biện pháp ngăn ngừa thừa cân, béo phì, cũng như việc hạnchế tiếp cận của cộng đồng với môi trường gây ra thừa cân, béo phì

Hai giải pháp then chốt trong cộng đồng với mục tiêu ngăn ngừa sự gia tăng của thừacân, béo phì bao gồm:

1 Nâng cao hoạt động thể lực

2 Cải thiện chất lượng khẩu phần ăn dựa trên các thực phẩm sẵn có ở địa phương.Những chương trình cộng đồng định hướng cho việc dự phòng thừa cân, béo phì nêntạo ra một môi trường thuận lợi cho việc cải thiện những thói quen dinh dưỡng thíchhợp và tạo ra sự hoạt động thể lực nhiều hơn cho cả cộng đồng

Hai giải pháp để đạt được những mục tiêu này phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể củaquần dân cư và đặc biệt là điều kiện kinh tế Như vậy ở các nước đang phát triển, mụctiêu chính của can thiệp là khuyến khích nâng cao mức hoạt động thể lực và lối sốngnăng động Bên cạnh đó hạn chế những thức ăn mới có đậm độ năng lượng cao, nhiềuchất béo, đường ngọt hay thay thế dần những thức ăn truyền thống

Trang 12

phục vụ ăn uống dinh dưỡng cho các cơ sở chế biến và phục vụ ăn uống (bữa

ăn cho học sinh và những nơi phục vụ các xuất ăn chế biếnsẵn)

Động viên và

giáo dục - Giáo dục từ tuổi ấu thơ các kiến thức về thực phẩm và dinhdưỡng, chế biến thức ăn, chế độ ăn hợp lý và lối sống năng

động qua các tài liệu giảng dạy cho học sinh, giáo viên, cán

- Cấu trúc xây dựng thành phố có khu vực cho người đi bộ

và đường cho người đi xe đạp an toàn và tiện lợi

- Cải thiện phương tiện giao thông công cộng

- Cải thiện hệ thống đèn chiếu sáng trên đường phố để tạođiều kiện cho người đi bộ, đi xe đạp

- Xây dựng các biện pháp về an toàn giao thông để tạo điềukiện cho trẻ em có thể chơi và đi bộ trên đường phố

- Khuyến khích sử dụng cầu thang bộ thay cho thang máy

Bảng Các giải pháp có thể áp dụng trong cải thiện môi trường, góp phần dự

phòng thừa cân và béo phì (WHO 2000).

VI.2 ĐIỀU TRỊ BỆNH THỪA CÂN, BÉO PHÌ

VI.2.1 Thời điểm điều trị béo phì

Béo phì nên được chú ý theo dõi, phát hiện sớm ngăn chặn ngay từ khi chỉ là thừacân vì:

- Can thiệp ngay từ khi giai đoạn cân nặng thừa ít, chưa có sự gia tăng tế bào mỡ sẽ cókết quả tốt và duy trì lâu dài hơn

- Bảo vệ các cơ quan: khi đã có tổn thương thực thể trên các cơ quan ( tụy, mạch máu,gan ) do mỡ, giảm cân giúp các tổn thương này ngưng tiến triển chứ không phục hồiđược các tổn thương

- Phòng tránh được các bệnh lý liên quan đến béo phì: thừa cân, béo phì có thể gâyxuất hiện nhiều bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh chuyển hóa…Ngăn chặn béophì có thể làm giảm yếu tố thuận lợi thúc đẩy các bệnh lý này phát triển

- Điều trị béo phì là bắt buộc: đối với những người mắc các bệnh lý mãn tính liên quanđến dinh dưỡng và lối sống như tim mạch, huyết áp, tiểu đường… vì giảm cân là 1trong những biện pháp trị liệu có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả điều trị chung.Cần có chế độ ăn và tập luyện riêng phù hợp với tính trạng bệnh lý và thể trạng chungcủa bệnh nhân, được các chuyên viên theo dõi và điều chỉnh thường xuyên

VI.2.2 Nguyên tắc điều trị béo phì:

Giảm năng lượng ăn vào thông qua kiểm soát chế độ ăn và tăng năng lượng tiêu haothông qua chế độ vận động thể lực phù hợp Tất cả các phương pháp hỗ trợ khác nhưdùng thuốc, tâm lý liệu pháp, thay đổi hành vi… đều nhằm đạt 2 mục tiêu trên và duytrì chúng lâu dài nhất có thể

Trang 13

VI.2.3 Biện pháp điều trị thừa cân, béo phì.

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, y tế, điều quan trọng nhất trong điều trị giảm béo

là vấn đề cân bằng dinh dưỡng, kết hợp với chế độ luyện tập thích hợp, cùng tâm lýkiên trì của người bị béo phì

Yếu tố tâm lý cũng rất quan trọng với người đang muốn giảm cân Không bao giờnản chí và cũng không quá căng thẳng về cân nặng của mình Khi rơi vào trạng tháicăng thẳng, các phương pháp giảm cân của bạn sẽ kém hiệu quả Tinh thần thoải mái

và lòng quyết tâm kiểm soát cân nặng sẽ giúp bạn chống lại những ký mỡ thừa dễdàng hơn

a) Phương pháp thay đổi chế độ ăn

Nguyên tắc của thay đổi chế độ ăn

 Giảm năng lượng ăn vào và cải thiện chất lượng chế độ ăn

Khi xây dựng chế độ ăn thấp năng lượng phải luôn chú ý chế độ ăn này phải cung cấp

đủ cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết như: vitamin, chất khoáng, đủ các acidamin cần thiết và các acid béo cần thiết để duy trì sức khỏe, loại trừ việc đáp ứng đủnhu cầu năng lượng của đối tượng

 Tạo được sự thiếu hụt năng lượng: tạo ra sự cân bằng năng lượng âm tính:Năng lượng tiêu hao – năng lượng ăn vào = 500-1000 kcal/ngày

Sự thiếu hụt năng lượng 500-1000 kcal/ngày sẽ dẫn tới giảm 10% trọng lượng cơ thểtrong vòng 6 tháng

Giảm năng lượng của khẩu phần ăn từng bước một, mỗi tuần giảm khoảng 300kcal sovới khẩu phần ăn hiện tại của bệnh nhân cho đến khi đạt năng lượng tương ứng vớimức BMI:

BMI từ 25-29,9: Năng lượng đưa vào là 1500kcal/ngày

BMI từ 30-34,9: Năng lượng đưa vào là 1200kcal/ngày

BMI từ 35-39,9: Năng lượng đưa vào là 1000kcal/ngày

BMI ≥ 40: Năng lượng đưa vào là 800kcal/ngày

Thành phần các chất dinh dưỡng nên như sau:

 Lipid: giảm nguồn năng lượng từ chất béo, càng thấp càng có hiệu quả giảm cân,nên ở mức 15% năng lượng Trong đó thấp các acid béo no, nhiều acid béo không no

có một nối đôi và nhiều nối đôi

- Tránh tất cả các thực phẩm nhiều chất béo: thịt mỡ, thịt chân giò, nước dùng thịt, ,fomat,…

- Tránh các thực phẩm có nhiều cholesterol: não, tim, gan, thận, lòng lợn,

- Tránh ăn các món ăn có đưa thêm chất béo: bánh mì bơ, bơ trộn rau, các món xào,rán

Ngày đăng: 15/01/2017, 18:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w