Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài được chia làm ba chương chính. Trong đó chương 1 giới thiệu về một số khái niệm liên quan tới đề tài, khái quát về đặc trưng văn hóa của tộc người trong đó có ẩm thực và nơi tộc người cư trú. Chương 2 giới thiệu về văn hóa ẩm thực tộc người Mường ở Hòa Bình trong đó tiêu biểu là ẩm thực ngày tết. Chương 3 đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực của tộc người.
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Lịch sử nghiên cứu 3
3 Mục đích nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Bố cục tiểu luận 5
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI MƯỜNG XÃ NGỌC LÂU, HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HÒA BÌNH 6
1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên xã Ngọc Lâu 6
1.1.1 Vị trí địa lý 6
1.1.2 Điều kiện tự nhiên 6
1.2 Nguồn gốc dân cư 6
1.3 Tập quán mưu sinh 8
1.4 Đặc điểm văn hóa tộc người 9
1.4.1 Văn hóa vật chất 9
1.4.2 V ăn hóa tinh thần 13
Chương 2: ẨM THỰC TRONG NGÀY TẾT CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở XÃ NGỌC LÂU, HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HÒA BÌNH 15
2.1 Khái quát về ẩm thực của người Mường ở xã Ngọc Lâu 15
2.2 Những món ăn trong ngày Tết của người Mường ở Ngọc Lâu 15
2.2.1 Những món được chế biến từ gạo 16
2.2.2 Những món ăn chế biến từ thịt 19
2.2.3 Những món ăn chế biến từ cá 21
2.3 Đồ uống 22
2.4 Tục ăn trầu cau 23
2.5 Truyền dạy tri thức ẩm thực trong cộng đồng 23
2.6 Những giá trị văn hóa trong ẩm thực ngày Tết của người Mường 24
2.6.1 Gía trị tâm linh 24
Trang 22.6.2 Gía trị xã hội 25
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ ẨM THỰC TRONG NGÀY TẾT CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở XÃ NGỌC LÂU, HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HÒA BÌNH 26
3.1 Những biến đổi về ẩm thực ở xã Ngọc Lâu hiện nay 26
3.1.1 Biến đổi về nguyên liệu 26
3.1.2 Biến đổi cách thức chế biến 27
3.1.3 Biến đổi về cách thức sử dụng 27
3.2 Nguyên nhân biến đổi ẩm thực trong ngày Tết của người Mường ở xã Ngọc Lâu 28
3.2.1 Giao lưu văn hóa 28
3.2.2 Môi trường xã hội thay đổi 28
3.2.3 Môi trường tự nhiên thay đổi 28
3.2.4 Biến đổi các hoạt động kinh tế 29
3.3 Bảo tồn và phát huy các giá trị của ẩm thực trong ngày tết của người Mường ở Ngọc Lâu 29
3.3.1 Nâng cao nhận thức cho người dân 29
3.3.2 Tăng cường thông tin, tuyên truyền, quảng bá về ẩm thực của người Mường 30
3.3.3 Giải pháp đầu tư, triển khai, thực hiện 31
KẾT LUẬN 32
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
PHỤ LỤC 34
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc Mường có quan hệ mậtthiết với các dân tộc anh em khác Văn hóa Mường là nền văn hóa bản địa,phong phú, đa dạng, giàu bản sắc và rất độc đáo thể hiện qua nếp nhà, trangphục truyền thống cùng với quá trình dựng nước và giữ nước, ngườiMường đã xây dựng nên nền văn hóa tộc người đặc sắc góp phần tạo nêntính đa dạng trong văn hóa Việt Nam
Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa Mường, tuy nhiêncác công trình vẫn chưa nghiên cứu một cách thấu đáo về từng nhóm địaphương Trong số đó có nhóm Mường ở Hòa Bình Mặc dù có nhiều điểm tươngđồng , song do quá trình tụ cư, quy mô, mức độ giao tiếp văn hóa với khu vựclân cận mà có nhiều điểm khác biệt Người Mường ở xã Ngọc Lâu, huyện LạcSơn, tỉnh Hòa Bình là một trong những trường hợp như vậy
Đối với người Mường, tết Nguyên Đán là cái tết quan trọng nhất trongnăm Bởi vậy các món ăn cũng được làm cầu kì và đặc sắc hơn để dâng cúng lên
tổ tiên thần thánh Điều này phản ánh truyền thống và đặc trưng của cư dânMường Vì vậy tìm hiểu ẩm thực của người Mường nói chung và người Mường
ở xã Ngọc Lâu nói riêng không chỉ để hiểu biết về đặc điểm các món ăn màthông qua đó để hiểu về tín ngưỡng, văn hóa của người Mường hơn Khôngnhững thế, nghiên cứu đồ ăn uống, hút truyền thống còn góp phần xác định tiềmnăng, nguồn lực phát triển du lịch, văn hóa Bởi vậy nghiên cứu ẩm thực trongngày tết Nguyên Đán của người Mường ở xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn, tỉnh
Hòa Bình là nhu cầu thực tiễn hiện nay Từ những lí do trên em chọn đề tài “Ẩm
thực ngày tết của người Mường xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình” làm đề tài tiểu luận của mình.
Trang 4Từ xưa, ăn uống đã được đề cập trong các công trình nghiên cứu Dân tộchọc ở cả trong và ngoài nước Về ẩm thực truyền thống trong ngày tết dân tộccủa người Mường ở Việt Nam được đề cập trong các công trình như Từ Chi với
Văn hóa Mường, Văn hóa ẩm thực dân gian Mường Hòa Bình; Nguyễn Thị Thanh Nga (chủ biên) với Người Mường ở Tân Lạc, Hòa Bình…
Tuy vậy, việc nghiên cứu về ẩm thực trong ngày tết cổ truyền của ngườiMường ở xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình vẫn chưa phải đã quantâm đúng mức, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách cụ thể vềvấn đề này
3 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu những vấn đề về điều kiện tự nhiên, xã hội liên quan đến ẩm thựctrong ngày tết cổ truyền của người Mường ở xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn, tỉnhHòa Bình
Nâng cao hiểu biết về ẩm thực trong ngày tết của người Mường ở xã NgọcLâu, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình
Tìm hiểu về ẩm thực trong ngày tết cổ truyền của người Mường ở xã NgọcLâu, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình và những biến đổi của nó trong giai đoạnhiện nay
Đề xuất giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của ẩm thực trong ngàytết cổ truyện của người Mường ở xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của bài tiêu luận là ẩm thực trong ngày tếtNguyên Đán của người Mường ở xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.Bên cạnh đó bài tiểu luận cũng đề cập đến một số yếu tố liên quan đến ngườiMường như văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, những yếu tố ảnh hưởng đến ẩmthực của người Mường trong đời sống thường ngày cũng như trong ngày tếtNguyên Đán
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình
Trang 5- Thời gian: Từ năm 2000 trở lại đây
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận chung là dựa trên Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng HồChí Minh Đó là đặt nội dung nghiên cứu trong bối cảnh môi trường tự nhiên,kinh tế, xã hội và văn hóa tộc người mà cụ thể là dân tộc Mường và của vùng,đặt ẩm thực Mường trong một hệ thống với nhiều thành tố có mối quan hệ và sựtác động qua lại, và đặt trong xu thế vận động và phát triển
Phương pháp chính được sử dụng là nghiên cứu điền dã ở thực địa,với các
kĩ thuật chủ yếu như: quan sát, phỏng vấn, hỏi chuyện, chụp ảnh, ghi âm Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp để thuthập những tài liệu hiện có của địa phương nơi nghiên cứu về những nội dungliên quan tới đề tài, như các báo cáo và số liệu thống kê Ngoài ra còn tham khảotài liệu từ những công trình, các tạp chí chuyên nghành đã công bố về ẩm thực ,đặc biệt là ẩm thực Mường
Để bổ sung tư liệu, tác giả còn nghiên cứu tài liệu thứ cấp, tham khảo cácsách, các tạp chí chuyên ngành, cũng được chú trọng thực hiện
6 Bố cục tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, nội dung chính của tiểu luận được
trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về người Mường xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình
Chương 2: Ẩm thực trong ngày tết của người Mường ở xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình
Chương 3: Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị ẩm thực trong ngày tết của người Mường ở xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn, tình Hòa Bình
Trang 6Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI MƯỜNG XÃ NGỌC LÂU,
HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HÒA BÌNH
1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên xã Ngọc Lâu
1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Ngọc Lâu nằm ở phía Nam huyện Lạc Sơn, cách trung tâm huyện lỵ16km Chiều dài từ Tây sang Đông 9km; chiều rộng từ Bắc xuống Nam 3,7km
Xã Ngọc Lâu có vị trí giáp ranh với xã Ngọc Sơn ở phía Tây, giáp ở xã Tân
Mỹ ở phía Đông, phía Mam giáp xã Tự Do, phía bắc giáp xã Thương Nhượng.Hiện nay xã Ngọc Lâu có 13 xóm, gồm: Xóm Chiềng 1; Chiềng 2; Hầu 1;Hầu 2; Hầu 3; Đầm; Băng; Khộp 1; Khộp 2; Xê 1; Xê 2; Xê 3
Với vị trí địa lý như vậy, xã Ngọc Lâu có nhiều điều kiện thuận lợi để pháttriển kinh tế-xã hội giữa các làng và khu vực lân cận
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Tổng diện tích đất tự nhiên: 5.788,92ha
Ngọc Lâu có địa hình núi cao hiểm trở, bị chia cắt mạnh và được phân hóathành 3 dang địa hình cơ bản:
Dạng địa hình đồi núi cao là dạng địa hình chủ yếu, có diện tích nhiều nhấtchiếm 70% tổng diện tích của xã, chủ yếu ở các thôn Hầu 1, Xê1, Xê2, Xê 3,dạng địa hình này phần lớn là đồi núi đất cao, có lùm cây thich hợp khoanhnuôi, rừng sinh thái tự nhiên của xã
Dạng địa hình đồi núi thấp phân bố nhiều ở các xóm khộp, xóm đèn, xómbăng, xóm chiềng diện ích ruộng chiếm 20% diện tích tự nhiên, phù hợp vớiphát triển trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc
Dạng địa hình bằng phẳng phân bố ở trung tâm và phía đông bắc của xã.Thuộc các xóm Hầu 3, Đầm, một phần của xóm băng, xóm Xê và xóm Khộp
Trang 7Diện tích khoảng 10% diện ích của xã, thích hợp với phát triển nông nghiệp vàdich vụ.
Khu vực địa hình đồi núi thấp thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, địa hìnhđồng ruộng phát triển trồng cây lương thực thực phẩm, phát triển chăn nuôi giasúc, gia cầm Với điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển kinh tế nông nghiệp lúanước, trồng cây lâm nghiệp, chăn nuôi đồng thời phát triển giao thông liên xãgiao lưu trao đổi buôn bán giữa các vùng
Về khí hậu, thủy văn, khí hậu của Ngọc Lâu cũng như là huyện Lạc Sơnthuộc vùng khí hậu ôn hòa, mát mẻ, có mùa đông lạnh, mùa mưa trữ lượngkhông cao Nhiệt độ trung bình năm là 220 C Các tháng mùa hè nhiệt độ từ 27đến 280 C, có ngày lên đến 30, 400 C Mùa đông nhiệt độ thấp, có ngày rét nhiệt
độ xuống sáu đến mười độ C Lượng mưa trung bình năm là 1986mm, tập trungvào các tháng 5,6,7,8,9 Các tháng mùa đông lượng mưa ít nhưng hạn không gaygắt lắm, độ ẩm tung bình là tám mươi lăm phần trăm
1.2 Nguồn gốc dân cư
Cũng như người Mường ở nhiều địa phương khác, tộc danh của ngườiMường ở xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn được nhà nước chính thức công nhận làMường Trong thực tế họ còn được gọi là Mon, Mọi, Mual, Mường Ngọc Lâu,
…
Ở Việt Nam người Mường sống nhiều ở Hòa Bình, Hòa Bình, Phú Thọ…Hiện nay tổng số dân tộc Mường ở Việt Nam là 1.268.963 (2009), trong đó ởHòa Bình là 328.744 (1999) chiếm 9,5% dân số của tỉnh Hòa Bình
Tổ tiên người Mường ở xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình cưtrú ở quê hương của họ hiện nay đã từ rất lâu đời Theo các tài liệu đã công bố,
tổ tiên của họ đã có mặt ở Lạc Sơn, ngay từ giai đoạn Đồ đá mới, và là chủ nhâncủa văn hóa Hòa Bình
Hiện nay, người Mường cư trú ở khắp các xóm, bản ở xã Ngọc Lâu, họcũng cư trú xen kẽ cùng người Thái, người Kinh (Việt) từ đã lâu đời Đây chính
Trang 8là tiền đề cho giao tiếp văn hóa giữa người Mường ở xã Ngọc Lâu, huyện LạcSơn, tỉnh Hòa Bình đã và đang diễn ra khá mạnh mẽ, sâu sắc.
1.3 Tập quán mưu sinh
Với đặc điểm cư trú ở những thung lũng ven núi nên người Mường ở xãNgọc Lâu lấy trồng trọt lúa ở ruộng nước và ruộng bậc thang làm hoạt đôngkinh tế chủ đạo Từ xa xưa người Mường ở Ngọc Lâu đã biết phát nương làmrẫy bên cạnh những thửa ruộng nước Kỹ thuật canh tác lúa nương của họ kháphát triển, người Mường có kinh nghiệm quý báu trong việc chọn đất làm nươngrẫy; họ thường chọn những những mảng rừng có giang , nứa mọc dày, trồngmùn màu mỡ hay những vạt đất đen ven đồi Ngoài việc trồng lúa nước, lúanương, người Mường ở xã Ngọc Lâu còn trồng thêm các loại cây hoa màu vàcây lương thực khác trên nương
Hoạt động trồng trọt rất quan trọng đối với người Mường ở đây, việc trồngtrọt đáp ứng nhu cầu lương thực mà còn là hàng hóa trao đổi mua bán Vì thế cónhiều nghi lễ , tục lệ nông nghiệp như: lễ cầu mùa, lễ mừng cơm mới kèm theokiêng kị mang tính chất ling thiêng
Người Mường được đánh giá là một trong những tộc người có tài về chănnuôi với nhiều động vật khác nhau nhưng chủ yếu nuôi trâu bò, (chăn nuôi theokiểu thả rông) Ngoài việc cung cấp sức kéo thì trâu bò còn là nguồn cung cấpthực phẩm trong những ngày hội trọng đại của cộng đồng và gia đình.Đối vớingười Mường , trâu bò có vị trí đặc biệt trong đời sống thường ngày vì đối với
họ chúng là cả tài sản, cơ nghiệp, phản ánh tiềm lực kinh tế từng nhà trong bản
và bản này với bản khác
Bên cạnh đó người Mường còn nuôi lợn, gà để lấy thịt, trứng Chúng cũngđược người Mường nuôi thả thành bầy Ngoài ra người Mường còn biết tậndụng ao, hồ, sông ngòi để nuôi thả cá
Trong các nghề thủ công truyền thống của người Mường thì đan lát và dệtvải là hai nghề phổ biến nhất
Trang 9Người Mường đặc biệt khéo tay trong việc đan lát các vật dụng dùng tronggia đình từ nguyên liệu tự nhiên là tre, nứa, giang mây như: rổ, rá, thúng, nia,giỏ
Nghề dệt vải cũng khá phổ biến Trong mỗi gia đình người Mường đều cócác khung cửi dùng để dệt vải bông, phục vụ may mặc cho các thành viên Côngviệc trông bông và dệt vải chủ yếu do nữ giới đảm nhiệm Nguyên liệu dùng đểdệt vải ngoài bông, còn có tơ tằm,
Bên cạnh đó nghề mộc cũng tương đối phát triển.Hầu như bản làng nào củangười Mường cũng có một đội mộc riêng của mình để phục vụ trong xây dựngnhà cửa, đình miếu
Chợ đối với người Mường ở Ngọc Lâu có vai trò quan trọng , đây khôngchỉ là nơi gặp gỡ của mọi người mà quan trọng hơn cả là nơi trao đổi buôn bán.Các mặt hàng ở đây rất phong phú đa dạng từ lương thực, thực phẩm hằng ngày,các nông cụ để sản xuất
Những sản phẩm người Mường thu được từ rừng không chỉ đủ dùng tronggia đình mà còn được dùng để trao đổi như: măng, mộc nhĩ, nấm Người Mườngtrao đổi những sản phẩm khai thác từ rừng về và đổi lấy những vật dụng dùngtrong gia đình như : muối , dầu thắp, bát đĩa, xoong nồi
Hoạt động buôn bán ngày càng len lỏi vào tận các bản Mường xa của xãNgọc Lâu, từng bước tạo nên mối quan hệ giữ miền xuôi và miền ngược, giữangười Mường và các dân tộc khác góp phần vào giao lưu văn hóa – kinh tế giữacác tộc người gần gũi nhau
1.4 Đặc điểm văn hóa tộc người
1.4.1 Văn hóa vật chất
1.4.1.1 Nhà cửa
Trước đây người Mường ở xã Ngọc Lâu ở nhà sàn Nhà sàn của họ nhìnbên ngoài không khác gì nhà sàn của người Tày, người Thái, nhưng nhỏ bé vàxây cất đơn giản, mộc mạc hơn Nhà của họ đều được làm bằng gỗ, tre, nữa, lớp
Trang 10bằng cỏ tranh hay lá cỏ Ngôi nhà cổ xưa thường chôn cột xuống đất, nay châncột đều kê táng Thiết kế nhà truyền thống của họ theo kiểu vì kèo, liên kết chủyêu là buộc, gá Những ngôi nhà cổ của họ thường nhỏ và thấp, vách làm bằngphên nứa, mái chảy xuống gần hết cửa sổ Cửa sổ thường thiết kế ở đầu hồi vàvách phía sau Cầu thang phía gian ngoài dành cho nam giới, cầu thang phíagian trong dành cho nữ giới Cách bố trí nơi ăn ở trong nhà của họ tương đốithống nhất Nửa sàn phía trên (giáp voong tong) thường dùng để ngủ, nghỉ, nửaphía dưới đặt bếp, là nơi sinh hoạt của gia đình Nếu tính theo chiều ngang sànnhà, phần bên ngoài dành cho nam giới, phần bên trong (voong khưa) là khu vựccủa phụ nữ Bên ngoài liền với phần dành cho phụ nữ là sàn phơi và để nước ăn.Hiện nay nhà ở của người Mường ở xã Ngọc Lâu đã thay đổi rõ nét, khôngcòn những ngôi nhà sàn truyền thống mà thay vào đó là các ngôi nhà cao tầng,nhà mái bằng, nhà xây lợp ngói Tổ hợp kiến trúc nhà ở của họ có nhiều thay đổi Nhà ở, nhà bếp và chuồng trại gia súc được thiết kế, xây dựng thành khu riêngbiệt Khuôn viên cư trú đều được thu hẹp lại.
1.4.1.2 Trang phục
- Trang phục nữ giới
Trang phục của người Mường không chỉ đơn thuần mang chức năng xã hội
mà nó còn mang nhiều giá trị văn hóa thẩm mỹ cao Một bộ trang phục hoànchỉnh gồm rất nhiều bộ phận khác nhau hợp thành một thể thống nhất trong cộngđồng các dân tộc Việt Nam Ngoài ra các phụ kiện kèm theo là đồ trang sức:vòng tay, xà tích…cũng được sử dụng
-Khăn đội đầu: Được dệt bằng vải thô, màu đen,không có viền,ở hai đầu
khăn có hoa văn,khi đội trùm lên đầu và buộc ở đằng sau gáy Hiện nay phụ nữMường ở một số vùng có xu hướng buông tóc dài nhiều hơn là đội khăn ,còntầng lớp trung niên và những người cao tuổi thì chiếc bít tlốk truyền thống vẫnthường xuyên được dùng và trở thành vẻ đẹp riêng của người phụ nữ Mường
- Áo (gọi là áo khóm): cắt thẳng không có eo, ngắn hơn áo cánh của người
Kinh(Việt), cổ tròn không có khuy, tay nối với thân áo đằng sau cổ có hai dây
Trang 11buộc, áo khóm được may bằng vải tơ tằm, vải bông dệt màu trắng, xanh, hồng…Với hình dáng áo như vậy tạo nên vẻ đẹp giản dị của người phụ nữ Mường Tuy
áo không thêu hoa văn nhưng vẫn mang nét dịu dàng mà đầy quyến rũ của ngườiphụ nữ Mường
- Váy và cạp váy: Sau khi dệt thành tấm vải, váy được may thành hình ống
tròn, màu đen, phần cạp váy che ngực được dệt từ sợi tơ tằm và thường được dệtthành các đường ngang trang trí rất cầu kỳ, trên cạp váy chủ yếu khắc họa các ôvuông trong tự nhiên với đường nét tinh tế Về thân váy, eo rộng về chiều ngangnên khi mặc họ thường quấn xung quanh thân, phần thừa quấn lại thành nếpchạy dài thân váy dọc xuống phía trước rất gọn gàng tạo cho bước đi của họ rất
tự tin không có cảm giác vướng víu khi di chuyển
Cùng với áo và váy được mặc vào làm tăng thêm vẻ dịu dàng hiền lành
và chất phác,đảm đang của người phụ nữ Mường Khi mặc váy được quấn chặtphần ngực thừa gấp nếp cho ra phía trước,buộc một sợi dây nhỏ trước ngực giữcho váy không bị tuột,cách mặc như trên vừa đơn giản vừa đáp ứng nhu cầu,phùhợp với chức năng sinh hoạt đi lại trong nếp sống truyền thống của người phụ
nữ Mường.Họ thường mặc váy dài đến chấm gót,lối mặc váy này bây giờ chỉcòn thấy ở cụ già.Phụ nữ Mường thường kiêng kỵ việc mặc lộn đầu xuống dướigấu váy lên trên,bởi vì váy chỉ được mặc như vậy khi chồng chết chưa kịp phát
tang,váy phụ nữ Mường tiện lợi trong sinh hoạt
Chiếc váy nào cũng có cạp, nhưng bộ váy Mường ở đây được xem làkhác biệt so với bộ váy Mường ở nơi khác như ở Thanh Hóa hay Phú Thọ, ngay
cả bộ váy Mường của người Mường giáp biên giới Hòa Bình và Lào cũng đãthấy sự khác biệt, bởi cạp váy của họ bị ảnh hưởng của văn hóa Thái
-Thắt lưng: Thắt lưng là băng vải có chức năng giữ cho cạp váy quấn vào
cơ thể của người mặc, thắt lưng truyền thống của người phụ nữ Mường thườnglàm bằng vải tơ tằm Thắt lưng của người Mường ở Ngọc Lâu có hai chiếc đượcgọi là dây tênh, một dây tênh trắng và một dây tênh xanh đó là sự khác biệt đốivới người Mường ở các nơi khác.Bên cạnh đó phục nữ Mường còn đeo thêm cái
Trang 12rón,cái rỏ ở bên hông do chính họ làm ra.Trong rón có một con dai và một chiếckhăn mùi xoa nhưng chỉ khi con gái về nhà chồng mẹ mới giao cho,cán daođược làm bằng báng sừng hươu có bịt bằng bạc.Con dao thường được gọi là vật
kỉ niệm thiêng liêng nhất và luôn gắn với bàn tay người con gái được ví như tìnhmẫu tử không bao giờ lìa xa,ngay cả khi mang thai,sinh đẻ
- Đồ trang sức: Đa số phụ nữ đều đeo hoa tai, khi chưa lấy chồng các cô
gái đeo hoa tai do bố mẹ cho, lấy chồng thì đeo hoa tai do bố mẹ chồng muatặng Từ khi sinh ra được 10 ngày các bà mẹ đã bấm lỗ tai cho con gái, từ 7-10tuổi thì đeo
- Trang phục truyền thống của nam giới
Trang phục truyền thống của nam giới Mường thì đơn giản hơn chỉ cókhăn, áo và quần, không chỉ phụ nữ mà nam giới Mường cũng có khăn, thắtkhăn, đội khăn Tuy nhiên khăn của nam giới không thêu hoa văn giống của nữgiới mà chỉ là một miếng vải đen màu chàm, khăn của nam giới thường có mộtmàu, dài hơn 1m Đàn ông Mường thường quấn khăn trên đầu khi đi xa hoặc khi
đi làm nương,trong các dịp hội hè, lễ tết Khăn của nam giới cũng giống của nữgiới có tác dụng che nắng, mưa, tránh rét
-Áo cánh: Được khâu kiểu 4 thân, may từ chất liệu bông hay lụa tơ tằm,
thường là màu nâu hoặc tối Vạt áo dài gần chấm mông, hai bên hông xẻ tà, áođơm khuy, cài cúc Áo thường được may có túi nhỏ ở trên ngực, hai túi to ở phíatrước hai vạt áo, toát lên vẻ đẹp mạnh mẽ và khỏe khắn của các chàng traiMường
-Quần vải: Được may rộng, dài tới mắt cá chân, cạp quần được may to Khi
mặc họ thường lấy dây vải buộc chặt lại dây vải này được xem là chiếc thắtlưng, hiện nay được thay bằng dải rút có thuận lợi hơn
Có thể thấy cùng với việ sử dụng chất liệu vải, thường là vải bông tự trồng
và bằng tơ tằm, cùng với quá trình cắt may hết sức bình thường, thủ công đơngiản tạo nên trang phục nam của người Mường mang dáng dấp khỏe khoắn và
Trang 13mạnh mẽ Tạo nét khác biệt và một phong cách riêng trong trang phục nam giữacác thành phần dân tộc khác.
Trong quá trình phát triển của lịch sử, quá trình giao lưu văn hóa giữa cácdân tộc có những nét thay đổi, trang phục nam không còn giữ được nét truyềnthống, hiện nay nam giới Mường không còn mặc chiếc quần truyền thống nữa.Tuy nhiên vẫn có người mặc quần áo truyền thống trong các dịp lễ tết
1.4.2 Văn hóa tinh thần
1.4.2.1 Tôn giáo, tín ngưỡng
Người Mường ở Ngọc Lâu theo quan niệm vạn vật hữu linh Chính vì vậy
mà họ cầu cúng tất cả các loại thần thánh, ma quỷ, một khi cảm thấy cần thiết
Họ cho rằng con người chết đi cũng biến thành ma, và ma tổ tiên có thể phù hộđược con cháu Vì thế thơ cúng tổ tiên (thờ hùy, chiềng thờ, thổm thắm,…) cótầm quan trọng số một trong đời sống tâm linh của họ Ngoài việc thờ cúng tổtiên dòng bố (bố mẹ, ông bà nội, các cụ nội, các kỵ nội/ bác mạng, pố tá-mệ tá,
pố mệ hượn), người Mường còn thờ cúng cả tổ tiên bên vợ (pố mộng, mộnghạm,…).Việc thờ cúng tổ tiên được thực hiện ngay tại bàn thờ ở (voong tong)
trong nhà Đối với người Mường Ngọc Lâu, ngày giỗ là ngày chôn cất, chứ
không phải là ngày người thân qua đời Tuy thế việc cúng bái tổ tiên của họ chỉdiễn ra vào ngày lễ tết cổ truyền, các dịp gia đình tiến hành các nghi lễ thuộcchu kỳ vòng đời cho các thành viên, hoặc khi dựng nhà mới Lễ vật cúng tổ tiêncủa họ thường chỉ là cơm nếp đồ, cá nướng, canh và thit luộc Ngoài việc thờcúng tổ tiên, họ còn có tục: thờ đá, cúng bí đỏ (lễ lên nhà mới), thờ cây si (churồng), thờ mó nước, thờ vật tổ dòng họ (Tô tem), thờ thổ công, ông Tùng, ôngKeo Heng, Ải Lý, Ải Lo, ông Chàng Vàng,…)
1.4.2.2 Lễ hội
Lễ hội là một trong những nét văn hóa tiêu biểu của người Mường Cónhiều lễ hội diễn ra trong năm, mà chủ yếu tập trung vào tháng giêng Và đángchú nhất là các lễ hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp, và mang ý nghĩa cầumùa Những nghi thức cầu mùa đó đều thể hiện một cách sinh động bởi tín
Trang 14ngưỡng phồn thực Lễ hội của người Mương tiêu biểu là Tết nguyên Đán, lễ hội sắc bùa, lễ hội xuống đồng, lễ hội cơm mới
1.4.2.3 Văn học nghệ thuật dân gian
Người Mường ở xã Ngọc Lâu có kho tàng văn học, nghệ thuật dân gian kháphong phú Đáng chú ý nhất phải kể tới các truyền thuyết về Ông Tùng, Sự tíchchim páng pang pỏi pỏi, Sử tích ve sầu, Nàng Nga Hai Mối, Con côi, Đẻ đất Đẻnước…Đó là những tài liệu có giá trị lớn giúp hiểu được phần nào về vũ trụquan, nhân sinh quan, lịch sử của người Mường ở xã Ngọc Lâu Đặc biệt hơn,
Sách Đoi của họ làm bằng 12 mảnh tre, trên đó khắc vạch, đánh dấu tiết thời,
hoặc những hiện tượng thời tiết đặc biệt
Múa dân gian của người Mường Ngọc Lâu khá đặc biệt, trong đó các điệu
múa đã ăn sâu vào phong cách sống của họ phải kể tới: múa cờ, múa quạt ma, múa dâng lễ vật, múa mặt nạ (trong các đám tang) Biểu diễn cồng chiêng là hoạt động biểu diễn dân gian đặc biệt của họ Cồng chiêng được diễn tấu trong
các đám rước (đón dâu, rước cơm mới, rước thần nước…), trong các cuộc lễ, hội
hè, đình đám Đặc biết nhất là chiêng sắc bùa, chiêng đám cưới, chiêng tang lễ, chiêng đi săn, Trò chơi dân gian người Mường ở xã Ngọc Lâu khá nhiều Đó là: Đánh căl (đánh gậy), đánh chó (đẩy bưởi vào lỗ), đánh mảng (chơi nhảy cò), chám chi, chám chán (ú tìm)….
Trang 15Chương 2
ẨM THỰC TRONG NGÀY TẾT CỦA NGƯỜI MƯỜNG
Ở XÃ NGỌC LÂU, HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HÒA BÌNH
2.1 Khái quát về ẩm thực của người Mường ở xã Ngọc Lâu
Những món ăn của người Mường chủ yếu là khai thác tự nhiên và chănnuôi Với các sản vật mà thiên nhiên mang lại như rau rừng, măng rừng, đánhbắt cá ở sông suối, săn bắt động vật…
Cách chế biến món ăn của người Mường khá đa dạng nhưng chủ yếu sửdụng cách chế biến các món đồ và xào Người Mường thích ăn các món ăn cókhậu vị chua Có lẽ do điều kiện khí hậu nóng ẩm qui định, những thức ăn dễchuyển hóa hơn, dễ ăn và cũng ngon miệng hơn, chẳng hạn các món cá muối củkiệu và quả cà dại; rau cải muối dưa, đu đủ muối dưa ép; rau sắn muối dưa nấucá…
Đồ ăn chế biến từ các loại thịt của người Mường xã Ngọc Lâu tương đối
phong phú Chế biến từ lợn có: giò lụa làm bằng thịt nạc, giò đầu (trlốc) làm bằng thịt thủ, giò chân (gio bỏi) làm bằng thịt nạc ở chân lợn, chả lá bưởi, chả
sườn, mọc đồ, mọc luộc Chế biến từ thịt gà có: gà luộc, gà nấu gừng, gà nấumăng chua Chế biến từ thịt trâu có: trâu xào tiêu rừng, thịt trâu nấu lá lồm Chế biến từ các loại thủy sản có: cá rán, cá nướng, cá đồ, ếch nấu măng chua,băm viên gói lá lốt và rán
Người Mường không chỉ coi ăn uống là việc nuôi sống bản thân mà còn lànhững giá trị văn hóa cần được giữ gìn và phát huy
2.2 Những món ăn trong ngày Tết của người Mường ở Ngọc Lâu
Trang 16Tết Nguyên Đán là những ngày quan trọng nhất trong năm, là ngày mà đấttrời chuyển giao năm cũ sang năm mới Vì vậy gia đình nào cũng dọn dẹp nhàcửa sạch sẽ và có tập quán là dựng cây nêu ở ngoài cổng Theo phong tục, ngườiMường không ăn tết Ông Công, Ông Táo mà sắm Tết bắt đầu từ 27 tết, trong dịptết đồng bào sẽ chuẩn bị các nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu là khai thác
ở rừng và nhà tự sản xuất lấy để phục vụ cho ngày Tết cổ truyền
Đại diện gia đình đi mời các bác, các chú, anh em tổ tiên, họ hàng, xómgiềng đến tham dự và cùng chế biến các món ăn truyền thống của dân tộc Trướckhi ăn con cháu phải xếp hàng ngay phía dưới lấy kính các tuổi các cụ, ông bà,cha mẹ Người già đứng lên trên cảm ơn con cháu và chúc con cháu sang nămmới khẻo mạnh, làm ăn phát đạt Tiếp đó người ta mời nhau rựa tay trong chậunước được con cháu đặt sẵn ở phía ngoài cửa, rồi ngồi vào mâm cố theo thứ tựphụ nữ ngồi với nhau ở mâm trong, còn nam giới ngồi mâm phía ngoài, trẻ conthì ngồi với nhau ở những mâm giữa hoặc phía dưới
Theo tập quán thì vào dịp tết cổ truyền, mỗi gia đình người Mường phải cómột mâm cơm mặn cúng tổ tiên bắt đầu vào sáng mùng một tết Cỗ dâng cúngphải được soạn đầy đủ các món là bánh chưng, bánh uôi, thịt lợn luộc, thịt gàluộc để cả con, xôi nếp đồ, rượu chai, một bát nước lã, tăm, trầu, cau, nước mắt
ớt, muối rồi bưng lên đặt vào vị trí định sẵn trên bàn thờ Bàn thờ tổ tiên đượcđặt ba mâm: mâm ngoài cùng thờ bố mẹ, mâm thứ hai ở giữa thờ ông bà, mâmthứ ba thờ các cụ kỵ ở trong cùng Ở mâm thờ các cụ kỵ thì cơm không đongbằng bát, đũa không tính bằng đôi mà được nắm bằng một nắm thật to, đũa đểđược hàng chục đôi Điều này biểu thị mâm đó thờ rất nhiều các cụ tổ tiên màcon cháu không thể nhớ hết
2.2.1 Những món được chế biến từ gạo
2.2.1.1 Bánh chưng
Bánh chưng là lễ vật không thể thiếu trong ngày tết Nguyên Đán, đó làmón ăn trang trọng nhất, cao quý nhất thể hiện lòng tưởng nhớ, biết ơn của con
Trang 17cháu đối với vua Lang của dân tộc Mường Gia đình nào cúng bao nhiêu ngườithì làm bao nhiêu cái bánh chưng.
- Nguyên liệu chế biến
Gạo nếp: thường dùng loại gạo thu hoạch vụ mùa Gạo vụ này thường hạt
to, tròn, dẻo, đều hơn các vụ khác
Đỗ xanh: đỗ thường được lựa chọn rất công phu, đỗ phải mẩy và màu vàngtươi, có mùi thơm
Hạt tiêu rừng : là loại có gia vị cay, mùi thơm
Thịt : thường là thịt lợn , và loại thịt dùng để gói là thịt ba chỉ
Lá để gói bánh : thường là lá dong tươi Lá dong chọ lá dong rừng bánh tẻ,
to bản, đều nhau, không bị rách , màu xanh mướt
Lạt buộc : Bánh Chưng thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giangchẻ mảnh Lạt có thể được ngâm với nước muối hay hấp mềm để gói bánh
- Quy trình gói bánh
Lá dong được rửa từng lá thật sạch hai mặt và lâu thật khô Rửa càng sạchbánh càng đỡ mốc về sau Trước khi gói, lá dong được người ta gói bánh dùngdao bài mài thật sắc (loại dao nhỏ chuyên để gọt) cắt lột bỏ bớt cuống dọc sốnglưng lá để bớt cứng để ráo nước (nếu lá quá già có thể hấp một chút cho lá mềm
dễ gói)
Gạo nếp: nhặt bỏ hết những hạt khác lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo trongnước cùng 0,3% muối trong khoảng thời gian 12-14 tiếng tùy loại gạo và tùythời tiết sau đố vớt ra để ráo Có thể xóc với muối sau khi ngâm gạo thay vìngâm nước muối
Đỗ xanh: giã nhuyễn ngâm nước ấm 40° trong 2 tiếng cho mềm và nở, đãi
Trang 18phía ngoài và mặt kém xanh hơn vào bên trong Tiếp theo là hai lá như lượt đầunhưng vuông góc với lượt đầu, chú ý đợt này phải làm ngược lại, mặt lá kémxanh hơn phải đặt úp xuống dưới và mặt lá xanh tươi hơn đặt lên trên hình chữthập, dùng tay gạt đều, tạo hình vuông mỗi cảnh 20cm Lấy một nắm đỗ xanhbóp nhẹ giải đều vuông gạo đến gần hết bìa gạo Lấy thịt đã thái rải đều vàogiữa bánh Lấy tiếp một nắm đỗ xanh giải đều và phu kín thịt Xúc một bát gạonếp đổ lên trên và phủ kín hết thịt và đỗ xanh Gấp đồng thời hai lá dong lớptrên vào, vừa gấp vừa vỗ nhẹ để tạo hình khối vuông, gấp tiếp đồng thời hai ládong ở lớp dưới vào như lớp trên, vừa gấp vừa lén chặt nhẹ tay Dùng lạt buộcxoắn lại tạo hình chữ thập Hai bánh chưng buộc úp vào nhau thành một cặp.
- Với cách gói có khuôn các giai đoạn được tiến hành như trên Tuy nhiên,người ta cắt tỉa bớt lá dong cho vừa kích thước khuôn và đặt trước các lớp lá xen
kẽ nhau vào trong khuôn (3 hoăc 4 lá, nếu gói 4 lá sẽ vuông và đẹp hơn Khi đóthường thì 2 lá xanh quay ra ngoài xếp tại hai góc đối xứng nhau, và hai lá xanhquay vào trong để tạo mù cho bánh), sau khi đã cho nhân vào trong, các lớp lálần lượt được gập lại và sau đó được buộc lạt
Cách gói bánh có khuôn thì bánh đều nhau hơn và chắc hơn do được vỗđều gạo, nén chặt còn gói không khuôn được gói nhanh hơn do đỡ mất công đocắt lá theo kích thước khuôn
- Luộc bánh
Khi luộc cần lấy nồi to tùy theo số lượng bánh được gói, rải cuộng lá dongthừa xuống đáy nhằm mục đích tránh bánh bị cháy Xếp lần lượt từng lớp bánhđến đầy xoong và xen kẽ các cuộng lá thừa cho kín rồi đổ ngập nước nồi và đậyvung đun Người nấu bánh phải canh giờ tính từ thời điểm nước sôi trong nồi vàduy trì nước sôi liên tục trong 10 đến 12 giờ, trong quá trình đun phải bổ sungnước để đảm bảo nước luôn ngập bánh
Khi luộc bánh xong vớt ra rửa lá dong trong nước lạnh cho hết nhựa để ráo.Sau đó được treo lên chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản