Nhận thức về phương pháp giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non .... Thực trạng mức độ và kết quả sử dụng các phương ph
Trang 1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÝ THỊ ANH THƯ
GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ TỰ KỶ THEO MÔ HÌNH KẾT HỢP GIỮA TRUNG TÂM GIÁO DỤC
TRẺ KHUYẾT TẬT VÀ TRƯỜNG MẦM NON
(TẠI THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG TỈNH TUYÊN QUANG)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2015
Trang 2Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÝ THỊ ANH THƯ
GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ TỰ KỶ THEO MÔ HÌNH KẾT HỢP GIỮA TRUNG TÂM GIÁO DỤC
TRẺ KHUYẾT TẬT VÀ TRƯỜNG MẦM NON
(TẠI THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG TỈNH TUYÊN QUANG)
Chuyên ngành: Giáo dục học
Mã số: 60.14.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN THỊ MINH HUẾ
THÁI NGUYÊN - 2015
Trang 3Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i http://www.lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin đã
đƣợc chọn lọc, phân tích, tổng hợp, xử lý và đƣa vào luận văn theo đúng quy định
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chƣa
đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
Tác giả
Lý Thị Anh Thư
Trang 4Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ii http://www.lrc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến TS Trần Thị Minh Huế đã tận
tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu; Khoa Sau đại học; Ban chủ nhiệm
khoa Tâm lí - Giáo dục Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ
tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc và cán bộ nhân viên Trung tâm Phục
hồi chức năng Hương Sen - thành phố Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang, Ban Giám
hiệu, giáo viên, học sinh các trường mầm non Tân Trào, trường mầm non Sao Mai,
trường mầm non Phan Thiết, Trường mầm non Ỷ La thành phố Tuyên Quang - tỉnh
Tuyên Quang đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực tế để thực hiện luận văn
Thái Nguyên, ngày tháng 8 năm 2015
Tác giả
Lý Thị Anh Thư
Trang 5Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iii http://www.lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
6 Phạm vi nghiên cứu 2
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Cấu trúc luận văn 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ TỰ KỶ LỨA TUỔI MẦM NON THEO MÔ HÌNH KẾT HỢP GIỮA TRUNG TÂM GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT VÀ TRƯỜNG MẦM NON 4
1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
1.1.1 Trên thế giới 4
6
1.2 Khái niệm công cụ 9
1.2.1 Tự kỷ và hội chứng tự kỷ 9
1.2.2 Phát hiện sớm trẻ tự kỷ 11
1.2.3 Can thiệp sớm trẻ tự kỷ 12
1.2.4 Giáo dục hòa nhập 14
1.2.5 Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non 14
1.2.6 Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non 15
Trang 6Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
1.3 Một số đặc điểm cơ bản về trẻ mầm non mắc hội chứng tự kỷ 15 1.3.1 Những biểu hiện của hội chứng tự kỷ và trạng thái liên quan tới
hội chứng tự kỷ ở tuổi mầm non 15 1.3.2 Phân loại hội chứng tự kỷ và các hội chứng khác trong phổ tự kỷ ở
tuổi mầm non 17 1.4 Một số vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô
hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non 20 1.4.1 Vai trò, chức năng của trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường
mầm non trong giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ 20 1.4.2 Mục tiêu giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non theo mô
hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non 22 1.4.3 Nội dung giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non theo mô
hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non 22 1.4.4 Phương pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non
theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường
mầm non 26 1.4.5 Quy trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non theo mô
hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non 31 1.4.6 Giáo viên mầm non trong giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi
mầm non 31 1.4.7 Đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non 32 1.4.8 Điều kiện giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non theo mô
hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non 33 1.5 Kết luận chương 1 35
Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ TỰ KỈ
THEO MÔ HÌNH KẾT HỢP GIỮA TRUNG TÂM GIÁO DỤC TRẺ
KHUYẾT TẬT VÀ TRƯỜNG MẦM NON (TẠI THÀNH PHỐ TUYÊN
QUANG - TỈNH TUYÊN QUANG) 36
2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng 36 2.1.1 Khái quát về Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật thành phố Tuyên
Quang - Trung tâm phục hồi chức năng Hương Sen 36 2.1.2 Khái quát về công tác giáo dục trẻ mầm non nói chung tại
thành phố Tuyên Quang 37
Trang 7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn
2.1.3 Mục tiêu khảo sát 38 2.1.4 Đối tượng khảo sát 39 2.1.5 Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu 39 2.2 Thực trạng nhận thức về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình
kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non tại thành
phố Tuyên Quang tỉnh Tuyên Quang 40 2.2.1 Nhận thức về các khái niệm liên quan đến giáo dục hòa nhập cho trẻ tự
kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường
mầm non 40 2.2.2 Nhận thức về vị trí, vai trò của Trường mầm non và Trung tâm
giáo dục trẻ khuyết tật trong giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ 44 2.2.3 Nhận thức về nội dung giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình
kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non 46 2.2.4 Nhận thức về phương pháp giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình
kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non 48 2.3 Thực trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa
trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non ở thành phố Tuyên
Quang, tỉnh Tuyên Quang 51 2.3.1 Thực trạng kết hợp giữa trường mầm non và trung tâm giáo dục
trẻ khuyết tật trong lập kế hoạch giáo dục trẻ tự kỷ 51 2.3.2 Thực trạng nội dung kết hợp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô
hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non 55 2.3.3 Thực trạng mức độ và kết quả sử dụng các phương pháp giáo dục
hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ
khuyết tật và trường mầm non 58 2.3.4 Thực trạng thực hiện quy trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ
theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường
mầm non 63 2.3.5 Kết quả giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp
giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non 66 2.3.6 Thực trạng trình độ chuyên môn và nhu cầu khi tham gia giáo dục
hòa nhập trẻ tự kỷ của giáo viên 67
Trang 8Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vi http://www.lrc.tnu.edu.vn
2.4 Đánh giá chung về khảo sát thực trạng 69
2.4.1 Thuận lợi 69
2.4.2 Hạn chế 69
2.4.3 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế 70
2.5 Kết luận chương 2 70
Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ TỰ KỶ THEO MÔ HÌNH KẾT HỢP GIỮA TRUNG TÂM GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT VÀ TRƯỜNG MẦM NON 72
3.1 Những nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp 72
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu của giáo dục mầm non 72
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện 72
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm và mức độ tự kỷ ở trẻ lứa tuổi mầm non 73
3.1.4 Nguyên tắc tương tác giữa giáo viên mầm non và trẻ tự kỷ 73
3.2 Một số biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non 73
3.2.1 Xây dựng nội dung, chương trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non 73
3.2.2 Xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non 74
3.2.3 Tổ chức trao đổi, chia sẻ kiến thức giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non 76
3.2.4 Kết hợp các phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục và phương pháp giáo dục đặc biệt vào giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non 77
3.2.5 Xây dựng quy trình giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ tại trường mầm non theo mô hình kết hợp 79
3.2.6 Tăng cường kiểm tra - đánh giá giáo dục hòa nhập và đánh giá trẻ tự kỷ trong giáo dục hòa nhập theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non 81
Trang 9Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vii http://www.lrc.tnu.edu.vn
3.3 Khảo nghiệm 82
3.3.1 Mục đích khảo nghiệm 82
3.3.2 Nội dung khảo nghiệm 83
3.3.3 Đối tượng tiến hành khảo nghiệm 83
3.3.4 Phương pháp khảo nghiệm 83
3.3.5 Kết quả khảo nghiệm 83
3.4 Kết luận chương 3 88
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHỤ LỤC
Trang 10Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADHD Chứng tăng động giảm chú ý CBQL Cán bộ quản lý
CTXH Công tác xã hội GDHN Giáo dục hòa nhập
Trang 11Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thống kê khách thể khảo sát tại Trung tâm Phục hồi chức năng
Hương Sen và 04 trường mầm non trên địa bàn thành phố Tuyên Quang 39 Bảng 2.2 Thống kê số lượng trẻ khảo sát tại 04 trường mầm non trên địa bàn
thành phố Tuyên Quang 39 Bảng 2.3 Thực trạng nhận thức về các khái niệm liên quan đến giáo dục hòa
nhập cho trẻ tự kỷ 42 Bảng 2.4 Nhận thức về vị trí, vai trò của Trường mầm non và Trung tâm
giáo dục trẻ khuyết tật trong giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ 44 Bảng 2.5 Nội dung giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung
tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non 46 Bảng 2.6 Nhận thức về phương pháp giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình
kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non 48 Bảng 2.7 Đánh giá việc kết hợp giữa trường mầm non và trung tâm giáo dục trẻ
khuyết tật trong lập kế hoạch giáo dục trẻ tự kỷ 51 Bảng 2.8 Đánh giá khả năng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch giáo dục cá
nhân cho trẻ tự kỷ 54 Bảng 2.9 Thực trạng nội dung giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình
kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non 55 Bảng 2.10 Thực trạng phương pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô
hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non 58 Bảng 2.11 Thực trạng thực hiện quy trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ
theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non 63 Bảng 3.1 Đánh giá về mức độ phù hợp của các biện pháp giáo dục hòa nhập
trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non 84 Bảng 3.2 Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp giáo dục hòa nhập
trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non 86
Trang 12Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vi http://www.lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Hiệu quả giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết
hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non 66 Biểu đồ 2.2 Thực trạng công tác bồi dưỡng giáo viên về kiến thức, kỹ năng
giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non 68
Sơ đồ 3.1 Quy trình giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ 80
Trang 13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 1 http://www.lrc.tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển với những thành quả khoa học to lớn, đời sống con người ngày càng được nâng cao, nhiều loại hình chăm sóc sức khỏe mới phù hợp với nhu cầu, lợi ích của con người xuất hiện song con người cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng Trong đó, tự kỷ là một dạng hội chứng lan tỏa ngày càng phát triển và ảnh hưởng đến con người trong
xã hội hiện đại mà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể cũng như hạn chế về phương pháp điều trị hữu hiệu Đồng thời hội chứng này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống cá nhân và cộng đồng
Trẻ tự kỷ cũng như các trẻ em khác phải được hưởng những quyền trẻ em, trong đó có quyền được chăm sóc sức khỏe thế chất, tinh thần và được giáo dục Việc can thiệp để giúp trẻ hòa nhập với xã hội là một việc quan trọng, có ý nghĩa nhân đạo,
là điều kiện hết sức quan trọng giúp trẻ tự kỷ sớm được can thiệp và có cơ hội hòa nhập với cộng đồng Tuy nhiên công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức, vẫn còn nhiều trường không nhận trẻ tự kỷ, hay nhận nhưng trẻ tự kỷ chưa nhận được sự chăm sóc và giáo dục phù hợp, có hiệu quả
Tuyên Quang là một tỉnh vùng núi phía Bắc còn gặp nhiều khó khăn cả về tài lực, vật lực lẫn nhân lực phục vụ cho giáo dục, đặc biệt là mô hình giáo dục hòa nhập Nhưng địa phương đã có sự quan tâm, đầu tư cho giáo dục trẻ khuyết tật và có những thành công nhất định
Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật mới chỉ đẩy mạnh việc chăm sóc, can thiệp cho những trẻ khuyết tật về thể chất bằng các phương pháp y học nên còn nhiều hạn chế trong can thiệp tâm lý giáo dục Chính vì vậy, để khắc phục những hạn chế trong giáo dục trẻ tự kỷ cần có sự kết hợp giữa các trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật với các trường mầm non trên địa bàn giúp trẻ phát triển đồng đều và hòa nhập với cộng đồng
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật
và trường mầm non” tại thành phố Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang
Trang 14Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 2 http://www.lrc.tnu.edu.vn
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non tại thành phố Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi
mầm non tại thành phố Tuyên Quang
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và biện pháp giáo dục hòa nhập cho
trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non tại thành phố Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đánh giá đúng thực trạng và đề xuất được các biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non phù hợp với điều kiện, chức năng của trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật, trường mầm non để vận dụng trong tổ chức giáo dục hòa nhập sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở thành phố Tuyên Quang hiện nay
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non
5.2 Nghiên cứu thực trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non tại thành phố Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang
5.3 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non
6 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ
tự kỷ tuổi mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non tại thành phố Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 05 năm 2014 đến tháng 08 năm 2015
Trang 15Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 3 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Địa bàn nghiên cứu: Trung tâm Phục hồi chức năng Hương Sen; Trường Mầm non Phan Thiết; Trường Mầm non Sao Mai; Trường Mầm non Tân Trào và Trường Mầm non Ỷ La, thành phố Tuyên Quang
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, hệ thống hóa, phân tích và đánh giá những chuyên đề, bài viết, công trình của các tác giả trong và ngoài nước, được đăng trên các sách báo, tạp chí, mạng internet… về tình trạng tự kỷ ở trẻ em, về giáo dục và giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; Phương pháp quan sát; Phương pháp trò chuyện; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp nghiên cứu trường hợp; Phương pháp trắc nghiệm tâm lý; Phương pháp thực nghiệm; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm để nghiên cứu, đánh giá thực trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự
kỷ lứa tuổi mầm non theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật
và trường mầm non tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê toán học để tính các số liệu nghiên cứu thực trạng; xác định thông số định lượng và định tính về kết quả nghiên cứu
8 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non
Chương 2: Thực trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non tại thành phố Tuyên Quang
- tỉnh Tuyên Quang
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục hòa nhập cho trẻ tự
kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non tại thành phố Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang
Trang 16Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 4 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ TỰ KỶ LỨA TUỔI MẦM NON THEO MÔ HÌNH KẾT HỢP GIỮA TRUNG TÂM GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT VÀ
Tuy nhiên mãi rất lâu về sau này thì các rối loạn này mới được khoa học thừa nhận Ban đầu, chúng được xếp vào một dạng tâm thần phân liệt Đến năm 1911, nhà tâm thần học Bleuler đã là người đầu tiên nói đến các rối loạn này dưới khái niệm “tự kỷ” Theo ông đó là một trong những triệu chứng tiên phát cơ bản của tâm thần phân liệt người lớn và tính tự kỷ là thể hiện một sự tập trung toàn bộ đời sống tâm lý của một con người vào thế giới bên trong của mình cùng với sự mất đi tiếp xúc, sự cắt rời với thế giới bên ngoài
Năm 1943, bác sĩ Leo Kanner (người Mỹ gốc Áo) đã công bố nghiên cứu của mình về trẻ tự kỷ, nghiên cứu này đã làm cho mọi người biết đến sự hiện diện của dạng tật này trong xã hội Sau phát hiện của bác sĩ Kanner, sự quan tâm của giới khoa học về hội chứng tự kỷ ngày càng gia tăng Đã có nhiều nghiên cứu giải thích về căn nguyên của tự kỷ và mô tả chi tiết những hành vi thực sự của những trẻ này Sau đó, nhiều phương pháp trị liệu và giáo dục đã ra đời góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của những trẻ tự kỷ Các nghiên cứu như: cách tiếp cận D.I.R (Developmental, Individual-Difference, Relationship-based) của tiến sĩ Greenspan và tiến sĩ Wieder, phương pháp ABA, phương pháp Teach, Những phương pháp này chủ yếu được áp
Trang 17Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 5 http://www.lrc.tnu.edu.vn
dụng đối với môi trường chuyên biệt hoặc chăm sóc, giáo dục tại gia đình Chúng rất khó áp dụng để dạy học tại các lớp hòa nhập
Trong công trình nghiên cứu của mình Bruno Bettlheim cho rằng trẻ bị tự kỷ
là do người mẹ bỏ mặc, vì người mẹ có học cao nên thiên về ứng xử lý trí hơn là tình cảm, sống lạnh lùng, không yêu con Do cách sống thờ ơ đó nên những đứa con phản ứng lại bằng cách không muốn gần mẹ, không muốn ôm, hôn mẹ, không muốn nhìn vào mắt mẹ và không nói, đồng thời trẻ cũng ứng xử như vậy với người khác
Nghiên cứu của Lorna Wing cũng chỉ ra rằng: trong sử dụng lời nói của trẻ tự
kỷ, trẻ hoặc câm lặng suốt đời hoặc bắt chước tiếng kêu của loài vật, tiếng lạ hoặc lặp câu, lặp từ; ngữ điệu và việc làm chủ lời nói thì kì dị, đơn điệu, máy móc, đổi giọng không đúng chỗ… Trẻ dường như không nghe, không hiểu, không trả lời người khác Trẻ chỉ nghe, hiểu trong tình huống trẻ muốn hoặc liên quan đến nhu cầu của trẻ
M Mahler cho rằng tự kỷ là biểu hiện sự không bình thường xuất phát từ mối quan hệ mẹ con Đứa trẻ mới sinh ra có mối quan hệ cộng sinh hòa mình với người
mẹ, đây là giai đoạn tự kỷ bình thường, sau đó đến giai đoạn chia cách cá nhân hóa (nảy sinh tâm lý cá nhân) Có một số rối loạn trong quá trình này, một điều gì đó không ổn trong giai đoạn tách mẹ và cá nhân hóa Cơ chế tự kỷ gắn với sự mất khía cạnh hoạt hóa, mất sự phân biệt với cơ thể người mẹ, nên đứa trẻ không có sức sống, mất ham muốn về xã hội Chức năng của trẻ tự kỷ mang ý nghĩa thái độ phòng vệ cơ bản của đứa trẻ, không thể xây dựng được cực định hướng đối với người mẹ Đứa trẻ dính chặt vào người lớn và dùng họ như một bộ phận để kéo dài cơ thể nó Đây là cách đứa trẻ gạt ra quyền năng của người mẹ trong giai đoạn đầu tiên.[36]
Tác giả Robert Rosine Le Eost cho rằng trẻ tự kỷ dạy cho chúng ta một điều gì
đó mà ta cần nghe; thế giới của nó là thế giới tự phá hoại mình, nó chối bỏ thế giới xung quanh và tất cả mọi người làm xuất hiện hiện thực đối với nó như là một đồ vật Trước gương nó cảm thấy một cái gì đó rất khủng khiếp; trẻ tự kỷ sống trong môi trường ngôn ngữ nhưng không có lời riêng của nó, lời nói chỉ là sự kết nối máy móc,
Trang 18Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 6 http://www.lrc.tnu.edu.vn
sự lặp lại mà nó không thể hiểu; trẻ tự kỷ tách biệt với người khác, không có nhu cầu giao tiếp với người khác và luôn cảm thấy mình như bị nuốt chửng trong ham muốn của mọi người
Một số tác giả đã dày công nghiên cứu về vấn đề giáo dục hòa nhập:
M Soder đã nghiên cứu thực hiện hòa nhập cho trẻ chậm phát triển trí tuệ Ông cho rằng: Cần phải tập trung nghiên cứu để giúp trẻ tự tìm ra hoàn cảnh của mình thay thế cho việc đo đạc hiệu quả của công việc hòa nhập
Cũng cùng quan điểm này, Irene Lospez đã nghiên cứu thành công “hòa nhập
từ viễn cảnh học sinh”, ông xác định trong mục tiêu hòa nhập đấy là cộng đồng tinh thần đoàn kết, sự hiểu biết lẫn nhau, tham gia và giao tiếp
Đề tài “Ưu và nhược điểm của giáo dục hòa nhập trẻ em rối loạn phổ tự kỷ” của Lindsay J Vander WIELE đã phân tích và chỉ rõ: Trẻ rối loạn phổ tự kỷ phải có cơ hội được giáo dục cùng với trẻ bình thường ở mức độ tối đa, phù hợp và cần thiết [41]
Nghiên cứu về vấn đề đào tạo đội ngũ giáo viên giáo viên
(Teacher for New Era Project - TNE)
trẻ tự kỷ Trẻ tự kỷ
Trang 19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 7 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Công trình “Cách tiếp cận trẻ có rối loạn phổ tự kỷ dựa trên cộng đồng tại Bệnh viện Nhi đồng 1” do bác sỹ Phạm Ngọc Thanh, Đơn vị Tâm lí, bệnh viện Nhi Đồng 1 thực hiện đã cho thấy một phần thực trạng của trẻ tự kỷ và bước đầu hướng dẫn can thiệp trị liệu trẻ tự kỷ cho phụ huynh [19]
Nghiên cứu “Tìm hiểu một số yếu tố gia đình và hành vi của trẻ tự kỷ” tại Khoa tâm thần Bệnh viện Nhi trung ương do bác sỹ Quách Thúy Minh và các cộng
sự thực hiện đã chỉ ra có 55,5% trẻ tăng giao tiếp bằng mắt, 64,1% giảm tăng động và 77,8% giảm xung động nếu được tiến hành điều trị tâm vận động và có sự kết hợp của gia đình.[17]
Tại hội thảo: “Vấn đề gắn bó mẹ - con và trị liệu tâm lý cho cặp mẹ - con ở Trung tâm N - T Nguyễn Khắc Viện”, tác giả Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Trung tâm
N - T Nguyễn Khắc Viện đã trình bày kết quả nghiên cứu của mình về trẻ tự kỷ và khẳng định trẻ có khó khăn về gắn bó mẹ con là một lý do phổ biến khiến các bậc phụ huynh đưa con đến thăm khám và trị liệu tại Trung tâm N - T Nguyễn Khắc Viện Tác giả đã trình bày về các đặc trưng Văn hóa của phương Đông và phương Tây, về thực trạng nuôi dạy con và đặc trưng gắn bó mẹ - con ở Việt Nam và Pháp cùng các đặc điểm mang tính phổ quát và đặc thù, từ đó phân tích sâu sắc những ảnh hưởng của các yếu tố đó lên quá trình xây dựng đời sống tâm lý cho trẻ thơ Hội thảo đã nghe trình bày một ca lâm sàng, đó là trường hợp của một bé trai rất gắn mẹ đến mức không thể hoà nhập vào môi trường học đường Bé còn mắc chứng không làm chủ được đại tiểu tiện mà các xét nghiệm y tế đều không tìm ra nguyên nhân thực thể Người mẹ cũng bộc lộ một số khó khăn như hay phát động sự gắn bó liền kề da thịt với con, hay dùng loại gắn bó này để thưởng phạt… Sau khi được trị liệu theo phương pháp của Esther Bick, cặp mẹ con đã vượt qua được những khó khăn của mình và tìm lại được sự gắn
bó an toàn, mở ra hướng đi mới cho trị liệu cho trẻ có nét tự kỷ
Tác giả Nguyễn Minh Đức với công trình: “Những khoảnh khắc lóe sáng trong tương tác mẹ - con của trẻ có nét tự kỷ” (2009) Trong công trình này tác giả đã phân tích những sai lầm cơ bản trong phương pháp chăm sóc và giáo dục con em, dẫn đến
Trang 20Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 8 http://www.lrc.tnu.edu.vn
sự gia tăng số lượng trẻ có nguy cơ Đồng thời, tác giả cũng chia sẻ những kinh nghiệm cụ thể và bổ ích về cách quan sát, phát hiện những dấu hiệu chớm bất thường của trẻ và phương pháp can thiệp sớm nhằm phòng ngừa những hậu quả trầm trọng của các rối nhiễu tâm lý trong xã hội hiện đại [11]
Luận văn thạc sỹ “Thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Liên đã chỉ ra phần lớn cha mẹ của trẻ tự kỷ có thái độ tiêu cực đối với trẻ Thái độ này xuất phát từ mặc cảm về khuyết tật của con mình Thái độ này được thể hiện rõ trên ba phương diện: nhận thức, tình cảm và hành vi Về phương diện nhận thức: đa số cha mẹ có hiểu biết về bản chất của chứng tự kỷ là không đầy
đủ, một số người còn hiểu sai.Về phương diện tình cảm: cha mẹ một mặt thương con, muốn dành tình cảm cho con, mặt khác lại thấy lo lắng, thiệt thòi, tuyệt vọng về những gì mà họ phải gánh chịu Về phương diện hành vi: nhìn hình thức bên ngoài người ta dễ lầm tưởng cha mẹ có hành vi tích cực song về bản chất đó là sự buông xuôi tiêu cực, thiếu khoa học trong việc giúp đỡ con chống lại chứng tự kỷ
Với mục đích nhằm giúp trẻ tự kỷ tiến bộ, tác giả Nguyễn Thị Diệu Anh và cộng sự tại Đơn vị Tâm lý, bệnh viện Nhi Đồng 1 thực hiện nghiên cứu “Ứng dụng việc chăm sóc tại nhà cho trẻ có rối loạn tự kỷ” Trong nghiên cứu này, tác giả đã cho thấy tính hiệu quả của phương pháp TEACH trong trị liệu trẻ tự kỷ.[1]
Trong công trình nghiên cứu: “Xây dựng mô hình trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật” của tác giả Lê Văn Tạc đã chỉ ra:
+ Xây dựng mô hình trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật phù hợp với điều kiện Việt Nam nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục trẻ khuyết tật
+ Không khuyến khích phát triển hình thức giáo dục chuyên biệt, tách biệt + Tăng cường và phát triển, xây dựng hệ thống giáo dục hòa nhập
+ Xây dựng mới các trung tâm hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật ở những nơi chưa
có hoặc nâng cấp, chuyển đổi trường chuyên biệt thành các trung tâm hỗ trợ cho giáo dục hòa nhập.[18]
Trang 21Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 9 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tác giả Đào Thị Thu Thủy, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam với đề tài
“Nghiên cứu hành vi ngôn ngữ của trẻ tự kỷ 5 - 6 tuổi” đã mô tả thực trạng hành vi ngôn ngữ của trẻ tự kỷ tuổi mẫu giáo nhằm giúp giáo viên hỗ trợ, chuyên gia giáo dục trẻ tự kỷ xác định được mức độ thực hiện hành vi ngôn ngữ của trẻ tự kỷ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ tự kỷ, giúp trẻ tham gia học hòa nhập.[26]
Đề tài “Nghiên cứu biện pháp can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập cho trẻ tự
kỷ ở nước ta hiện nay và trong giai đoạn 2011-2020” do tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến làm chủ nhiệm đã đã triển khai và hoàn thành 4 nội dung: Nghiên cứu những vấn
đề chung về tự kỷ; Vấn đề can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ; Vấn đề giáo dục hòa nhập trẻ
tự kỷ; Các chính sách bảo trợ xã hội cho trẻ tự kỷ và gia đình [33]
Ngày 25/07/2015 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Câu lạc bộ Sống cùng tự kỷ, Trung tâm Giáo dục sức khỏe thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập phối hợp tổ chức “Ngày hội kết nối” Ngày hội kết nối nhằm giúp phụ huynh cập nhật thông tin về chính sách giáo dục dành cho trẻ tự kỷ, nâng cao nhận thức về giáo dục đặc biệt và giáo dục hòa nhập sau tiến trình can thiệp sớm
Cuốn sách “Mô hình giáo dục hòa nhập cấp xã cho trẻ em khuyết tật - thực tiễn
và triển vọng” do Trung tâm Tật học - Viện Khoa học giáo dục tổ chức biên soạn được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2002 Cuốn sách giới thiệu với những người quan tâm đến trẻ khuyết tật một số bài học kinh nghiệm về cách tổ chức lực lượng cộng đồng tham gia hỗ trợ và giáo dục trẻ em khuyết tật theo hướng hòa nhập
Nhìn chung các nghiên cứu trong nước đã quan tâm đến vấn đề trẻ tự kỷ và trị liệu y học, giáo dục hòa nhập song chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn
đề xây dựng mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non trong giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ
1.2 Khái niệm công cụ
1.2.1 Tự kỷ và hội chứng tự kỷ
1.2.1.1 Tự kỷ
Cho đến nay, các nhà khoa học trên thế giới đã đưa ra khá nhiều quan niệm về tự kỷ
Trang 22Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 10 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Thuật ngữ “autism - tự kỷ” do E Bleuler (1911) đưa ra để chỉ sự mất tiếp xúc với thực tế dẫn tới mất khả năng giao tiếp hay rất khó giao tiếp với người khác
Theo Freud: “Tự kỷ là sự đầu tư vào đối tượng quay trở lại cái tôi, có nghĩa là
đã trở thành sự tự yêu, là sự ẩn náu của trẻ em trong thế giới bên trong huyễn tưởng
và ảo ảnh để hỏi rằng cái tự trị ảo tưởng chỉ có thể được một thời gian, đối với chủ thể điều kiện phải có thêm vào đó sự chăm sóc của người mẹ”
Theo Kanner 1943: “Tự kỷ là sự rút lui cực đoan của một số trẻ em từ lúc mới bắt đầu cuộc sống, triệu chứng đặc biệt của bệnh là một sự hiếm thấy, đó là sự rối loạn từ cội rễ, là sự không có khả năng của những trẻ này trong công việc thiết lập các mối quan hệ bình thường với những người khác và hành động một cách bình thường với các tình huống từ lúc chúng bắt đầu cuộc sống.” [37]
Theo từ điển bách khoa Columbia (1996): “Tự kỷ là một khuyết tật phát triển
có nguyên nhân từ những rối loạn thần kinh làm ảnh hưởng đến chức năng cơ bản của não bộ Tự kỷ được xác định bởi sự phát triển không bình thường về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tương tác xã hội và suy luận Trẻ nam nhiều gấp 4 lần nữ giới mắc tự kỷ [33] Trẻ có thể phát triển bình thường cho đến 30 tháng tuổi sau đó gặp phải một số rối nhiễu trong phổ tự kỷ [37]
Năm 1999, tại Hội nghị toàn quốc về tự kỷ ở Mỹ, các chuyên gia cho rằng nên xếp tự kỷ vào nhóm rối loạn lan tỏa và đã thống nhất đưa ra định nghĩa về tự kỷ cuối cùng như sau: “Tự kỷ là một dạng rối loạn trong nhóm rối loạn phát triển lan tỏa, ảnh hưởng đến nhiều mặt của sự phát triển nhưng ảnh hưởng nhất đến kỹ năng giao tiếp
Trang 23Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 11 http://www.lrc.tnu.edu.vn
tương tác xã hội, các vấn đề về giao tiếp bằng lời nói và không bằng lời nói, và có các hành vi, sở thích và hoạt động lặp đi lặp lại và hạn hẹp” [32]
Các khái niệm có khác nhau nhưng đều thống nhất ở các nội dung cốt lõi của khái niệm tự kỷ: “Tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển, được đặc trưng bởi ba khiếm khuyết chính về giao tiếp, tương tác xã hội và có hành vi, sở thích mang tính hạn hẹp lặp đi lặp lại”
- Thiếu quan hệ tiếp xúc về mặt tình cảm với người khác
- Thể hiện cách chọn lựa các thói quen hàng ngày rất giống nhau về tính cách
tỉ mỉ và kì dị
- Không hề nói hoặc cách nói khác thường rõ rệt
- Rất ham thích xoay vặn các đồ vật và thao tác khéo léo
- Có khả năng ở mức cao về nhìn nhận không gian hoặc giỏi như vẹt
- Trái ngược với tình trạng khó khăn trong việc học tập các lĩnh vực khác
- Hình thức bề ngoài có vẻ hấp dẫn, nhanh nhẹn, thông minh
Hội chứng tự kỷ thường gặp ở trẻ nam cao gấp 4 lần ở trẻ nữ
1.2.2 Phát hiện sớm trẻ tự kỷ
Phát hiện sớm là quá trình sử dụng các kỹ thuật, biện pháp sàng lọc giúp nhận biết dấu hiệu của tự kỷ, phổ tự kỷ trên trẻ dưới 3 tuổi Sớm nhất có thể là 6 - 18 tháng Những trường hợp được khẳng định là tự kỷ ở độ tuổi dưới 18 tháng là những trường hợp tự kỷ điển hình Những trường hợp bị phát hiện muộn thường do trẻ bị tự
Trang 24Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 12 http://www.lrc.tnu.edu.vn
kỷ nhẹ, do thiếu hiểu biết về các mốc phát triển bình thường về ngôn ngữ và hành vi của trẻ đặc biệt do các dấu hiệu để xác định tự kỷ chưa rõ ràng
Để phát hiện sớm trẻ tự kỷ có thể căn cứ vào các dấu hiệu sàng lọc trẻ tự kỷ Dấu hiệu sàng lọc là những dấu hiệu chỉ ra rằng trẻ có nguy cơ cao bị tự kỷ Những dấu hiệu này được Baron - Cohen, Allen và Gilber sử dụng từ năm 1992 để sàng lọc trong 12000 trẻ em ở độ tuổi 18 tháng tuổi Terylynn Tyrel - Tiến sĩ khoa Giáo dục Đặc biệt, Đại học John Hopkin, năm 2006 đã biên soạn ra 9 dấu hiệu dưới đây từ rất nhiều nghiên cứu khác Đây là bộ câu hỏi sàng lọc tự kỷ ở trẻ dưới 18 tháng, được sử dụng rộng rãi trên thế giới:
Các dấu hiệu sàng lọc phát hiện tự kỷ:
Biết khoe; Mắt nhìn linh hoạt, phù hợp; Biết thể hiện nét mặt ấm áp, vui sướng; Quay lại khi được gọi tên; Chia sẻ mối quan tâm/ thích thú; Phối hợp các kỹ năng giao tiếp không lời; Thể hiện các hành vi bất thường; Các cử động hoặc tư thế lặp lại của cơ thể?
Viện Hàn lâm Thần kinh học của Mĩ đã đưa ra các dấu hiệu báo động của tự
kỷ là những trẻ:
(1) Không bi bô, không biết dùng cử chỉ vào khoảng 12 tháng
(2) Không biết nói từ đơn lúc 16 tháng
(3) Không biết đáp lại khi được gọi tên
(4) Không tự nói được câu có hai từ lúc 24 tháng
(5) Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc xã hội vào bất kì độ tuổi nào [13]
1.2.3 Can thiệp sớm trẻ tự kỷ
Can thiệp sớm là sự hướng dẫn sớm (mang tính giáo dục) cho trẻ và gia đình trẻ Can thiệp sớm trong 5 năm đầu có thể làm tăng chất lượng cuộc sống cho trẻ và gia đình trẻ Đây chính là sự chuẩn bị quan trọng cho việc học và tiếp tục học lên lớp mẫu giáo sau này của trẻ, đồng thời can thiệp sớm cũng chuẩn bị tiền đề để trẻ có thể học hội nhập tại các trường phổ thông Can thiệp sớm là những chỉ dẫn ban đầu và các dịch vụ dành cho trẻ và gia đình trẻ khuyết tật trước tuổi tiểu học nhằm kích thích
Trang 25Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 13 http://www.lrc.tnu.edu.vn
và huy động sự phát triển tối đa ở trẻ, tạo điều kiện và chuẩn bị tốt cho trẻ tham gia vào hệ thống giáo dục bình thường và cuộc sống sau này
Can thiệp sớm còn là việc trợ giúp dành cho tất cả các trẻ em có nguy cơ hoặc
đã bị khuyết tật Việc trợ giúp này bao gồm toàn bộ giai đoạn từ chẩn đoán trước khi sinh cho đến lúc trẻ đến tuổi đi học Nó bao gồm toàn bộ việc phát hiện và chẩn đoán sớm cho đến lúc hướng dẫn Can thiệp sớm có liên quan đến cả đứa trẻ lẫn cha mẹ, gia đình và một mạng lưới rộng lớn
Can thiệp sớm nhằm phát triển tối đa tiềm năng học ở trẻ, phát triển khỏe mạnh trong cuộc sống hàng ngày của trẻ; giúp trẻ sống độc lập và có một cuộc sống càng bình thường càng tốt, để trẻ có thể trở thành một thành viên của cộng đồng
Mục đích can thiệp không chỉ dừng ở bản thân trẻ mà cả cuộc sống của trẻ trong hoàn cảnh gia đình
Can thiệp sớm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với trẻ vì trong 5 năm đầu đời là thời điểm phát triển tối ưu của não bộ Trong giai đoạn này trẻ dễ dàng tiếp cận thông tin, hình thành các kỹ năng và phát triển ngôn ngữ Chúng ta có thể dễ dàng uốn nắn trẻ theo chiều hướng tích cực Việc can thiệp cho trẻ có thể bắt đầu bất cứ lúc nào chúng ta phát hiện ra những điểm không bình thường ở đứa trẻ
Can thiệp sớm bao gồm nhiều dịch vụ tổng hợp với mục đích là để phát triển hết tiềm năng học hỏi ở đứa trẻ, để đứa trẻ sống càng bình thường càng tốt Do vậy, can thiệp sớm là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, những giai đoạn này tạo thành một qui trình khép kín giúp cho các chuyên gia can thiệp sớm có thể hỗ trợ được một cách kịp thời nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho trẻ và gia đình Các giai đoạn của qui trình can thiệp sớm có thể được biểu diễn như một vòng xoay liên tục
Thắc mắc/ vấn đề
Trang 26Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 14 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Can thiệp Lập kế hoạch
1.2.4 Giáo dục hòa nhập
Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ tự kỷ được học chung với trẻ em bình thường hàng ngày, học ngay tại nơi trẻ sinh sống, trẻ được tham gia vào các hoạt động như mọi trẻ bình thường, không có sự phân biệt Với phương thức giáo dục như vậy trẻ sẽ có cơ hội tiếp xúc với cộng đồng ở mức độ cao nhất, đồng thời trẻ sẽ có cơ hội bình đẳng và phát triển như mọi trẻ khác Giáo dục hòa nhập tiến tới từng đứa trẻ được giáo dục với điều kiện phù hợp nhất, để có thể thỏa mãn ở mức cao nhất các nhu cầu cá nhân của trẻ
Trong giáo dục hòa nhập người ta quan tâm đến việc tìm những điều mà trẻ tự
kỷ có thể làm được, những việc phù hợp với nhu cầu, năng lực của trẻ; các lực lượng
xã hội: gia đình, cộng đồng, xã hội cần nhận thức và tạo ra sự hợp tác và hòa nhập với trẻ trong tất cả các hoạt động và ở mọi môi trường Giáo dục hòa nhập phải tạo những điều kiện bình thường nhất cho trẻ tự kỷ (trẻ phải được học ngay ở những trường gần nơi mình sống, trẻ phải được gần gũi với gia đình, phải được sưởi ấm bằng tình yêu thương của cha mẹ, anh chị và được cộng đồng đùm bọc, giúp đỡ) Những khó khăn của trẻ tự kỷ phải được coi là mối quan chung, được chia sẻ với các thành viên trong gia đình và những người xung quanh, môi trường nơi trẻ sinh sống
Trong hoạt động học tập, trẻ tự kỷ phải được học cùng một chương trình như mọi trẻ khác Trong trường học, trong các hoạt động, các em phải là trung tâm của quá trình học tập, giáo dục Các em được tham gia đầy đủ và bình đẳng mọi công việc của nhà trường, cộng đồng…
1.2.5 Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non
Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non là quá trình tổ chức cho trẻ
tự kỷ các cơ hội tiếp xúc, giao tiếp với môi trường tự nhiên, xã hội (cộng đồng dân
cư, trường học, bạn bè, mọi người), tham gia các hoạt động cùng với trẻ em bình thường, cung cấp những kiến thức văn hóa đơn giản và cơ bản nhất, hình thành
Trang 27Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 15 http://www.lrc.tnu.edu.vn
những kỹ năng sống phù hợp với sự phát triển lứa tuổi mầm non và đặc điểm cá nhân của trẻ, giúp trẻ hòa nhập cộng đồng
Môi trường giúp trẻ hòa nhập là thông qua nhà trường, gia đình, các tổ chức
xã hội (y tế, phụ nữ, cộng đồng, thôn xóm), bạn bè, người thân Môi trường trường mầm non là môi trường phù hợp nhất thực hiện giáo dục hòa nhập và đồng thời với thời kỳ can thiệp sớm
1.2.6 Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non
Theo từ điển Tiếng việt năm 1992 của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam: Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể
Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non là cách thức tiến hành cụ thể để thực hiện hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập giúp trẻ tự kỷ có khả năng hòa nhập cộng đồng
1.3 Một số đặc điểm cơ bản về trẻ mầm non mắc hội chứng tự kỷ
1.3.1 Những biểu hiện của hội chứng tự kỷ và trạng thái liên quan tới hội chứng
tự kỷ ở tuổi mầm non
Qua nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng các biểu hiện của trẻ tự kỷ có thể có sớm, có thể có muộn nhưng thông thường rõ nét nhất ở khoảng 3 - 5 tuổi Các biểu hiện mang tính chất đa dạng, không nằm trong một khuôn mẫu nhất định Một trẻ tự
kỷ này không hoàn toàn giống trẻ tự kỷ khác cả về biểu hiện, mức độ và thể trạng
Mặc dù các biểu hiện rõ nét nhất ở giai đoạn 3 - 5 tuổi nhưng ngay từ khi sinh
ra các chuyên gia đã ghi nhận một số biểu hiện bất thường có thể có ở trẻ Các biểu hiện có khác nhau trong từng giai đoạn phát triển Cha mẹ nên sớm nhận ra các triệu chứng bất thường ở trẻ để trẻ được khám và can thiệp kịp thời
a Các biểu hiện bất thường khi trẻ 0 - 6 tháng tuổi
Thiếu cử chỉ trao đổi vui mừng với mẹ; Không tỏ ra thái độ thích thú khi được người khác quan tâm chăm sóc
Có dấu hiệu né tránh, ngoảnh mặt đi nơi khác khi mẹ ở tư thế đối diện với trẻ
Có ánh mắt nhìn bất thường, vô cảm
Im lặng cả ngày, ít cử động hoặc luôn luôn hoạt động bứt dứt không yên
Trang 28Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 16 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tư thế bất thường không thích hợp khi được mẹ bế: cứng đờ hoặc người mềm nhũn thể hiện trương lực cơ bất thường
Rối loạn giấc ngủ: quấy khóc nhiều, ngủ ít, ngủ không yên giấc
Rối loạn ăn uống: hay nôn chớ, khó ăn
b Các biểu hiện khi trẻ 6 - 12 tháng tuổi
Trẻ không quan tâm chú ý đến người khác, chơi một mình
Không phát âm hoặc ít phát âm
Cử động lạ thường: đung đưa người, chơi với các ngón tay hoặc bàn tay ở trước mắt
Khi đặt trẻ đứng trẻ thường kiễng gót chân
Giơ tay định cầm một vật nhưng lại dừng tay trong khoảng không
Tăng hoạt động hoặc quá ù lì
Cách sử dụng hay chơi với các đồ vật bất thường
c Các biểu hiện khi trẻ 12 - 30 tháng tuổi
Không biết dùng ngón trỏ để chỉ vào một đồ vật thể hiện sự quan tâm hoặc muốn xin thứ đó khi 1 tuổi
Không nói được từ đơn khi 16 tháng
Không nói được từ đôi khi 2 tuổi
Đã nói được nhưng sau đó mất dần ngôn ngữ
Nói không phù hợp với hoàn cảnh
Nói một mình, nói lảm nhảm
Không chấp nhận giao tiếp, không kết bạn
Không tập trung chú ý
Không đáp lại khi gọi tên
Không biết chơi giả vờ
Các hành vi bất thường: rập khuôn, tự hủy, khóc la ăn vạ, đánh đập người khác Không giao tiếp bằng mắt: không nhìn vào mắt người đối thoại
Cử động cơ thể không bình thường Ví dụ: lắc lư toàn thân, lắc ngón tay, hay đưa tay trước mắt để nhìn, đi nhón gót
Trang 29Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 17 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Sợ chỗ lạ, người lạ, vật lạ
Không chịu thay đổi thói quen
Quá nhạy cảm với một số cảm giác: âm thanh, mùi vị
Rối loạn ăn uống, tiêu hóa
d Các biểu hiện khi trẻ 30 - 72 tháng tuổi
Trẻ bị chậm nói, nếu có ngôn ngữ phát triển, có thể có chứng nhại lời (lặp lại theo kiểu học vẹt những gì người khác nói)
Có vẻ rất nhớ đường đi và địa điểm
Thích các con số và thích đọc tiếng nước ngoài
Rất tốt khi thao tác các sản phẩm điện tử
Thích nhìn nghiêng hay liếc mắt khi ngắm nghía đồ vật
Không biết chơi tưởng tượng, chơi giả vờ, chơi đóng vai
Giọng nói kỳ cục (chẳng hạn như cách nói nhấn giọng hay đơn điệu)
Rất khó chịu khi thay đổi thói quen hàng ngày
Giao tiếp mắt vẫn còn hạn chế, dù có thể đã có một số cải thiện
Tương tác với người khác gia tăng nhưng vẫn còn hạn chế
Các cơn giận và sự gây hấn vẫn tồn tại nhưng có thể dần dần cải thiện
Tự làm tổn thương mình
Tự kích động
Ngoài những biểu hiện này, khi khám bệnh, trẻ tự kỷ có những bất thường cận lâm sàng: Gần 60% trẻ có nồng độ canxi trong máu giảm hoặc điện não đồ có sóng bất thường Các nhà nghiên cứu cho rằng có tới 70% trẻ tự kỷ bị chậm phát triển trí tuệ Sự phát triển nhận thức của trẻ hết sức bất thường, so sánh nhận thức xét trên mặt bằng chung thấp hơn trẻ cùng tuổi Đồng thời sự tiến triển nhận thức cũng không phát triển theo logic thông thường, vì ngoài chậm phát triển, trẻ còn có biểu hiện rối loạn phát triển Do đó việc giáo dục cho trẻ tự kỷ là điều khó khăn và phức tạp.[30]
1.3.2 Phân loại hội chứng tự kỷ và các hội chứng khác trong phổ tự kỷ ở tuổi mầm non
Trang 30Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 18 http://www.lrc.tnu.edu.vn
a Phân loại hội chứng tự kỷ
- Căn cứ vào các khiếm khuyết trong giao tiếp xã hội, có thể chia thành bốn loại chính:
Nhóm xa lánh mọi người: coi người khác như không tồn tại, không thể hiện một dạng cảm xúc nào, không có vẻ gì đồng cảm
Nhóm thụ động: không trao đổi qua mắt nhìn nhưng khi có sự nhắc nhở cũng
có thể đáp ứng với ánh mắt của người khác
Nhóm chủ động nhưng kỳ quặc: trẻ tích cực tiếp cận với người thân mà không chú ý đến các bạn cùng trang lứa Không chú ý gì đến cảm xúc và nhu cầu của người đang nghe mình nói Trẻ thường nhìn chằm chằm, có khi ôm chặt, ghì chặt lấy người khác
Nhóm hình thức, khoa trương: trẻ thường bám vào các quy tắc một cách cứng nhắc, không hiểu ý nghĩ và cảm xúc của người khác
- Theo phân loại quốc tế DSM - IV và ICD 10, tự kỷ được phân thành hai loại:
Tự kỷ điển hình: tự kỷ bẩm sinh, phát hiện ngay sau khi sinh hoặc rất sớm sau sinh, chậm phát triển và có các triệu chứng xuất hiện ngay sau khi sinh đến trước 3 tuổi
Tự kỷ không điển hình: sự phát triển bất thường hoặc suy giảm, các triệu chứng của tự kỷ chỉ biểu hiện lần đầu tiên sau 3 tuổi
- Theo mức độ
Tự kỷ mức độ nhẹ: Trẻ có thể giao tiếp bằng mắt tương đối bình thường, giao tiếp với người ngoài hơi hạn chế, học được các hoạt động đơn giản, kỹ năng chơi và nói được tương đối bình thường
Tự kỷ mức độ trung bình: Trẻ có thể giao tiếp bằng mắt, giao tiếp với người ngoài hạn chế và nói được nhưng hạn chế
Tự kỷ mức độ nặng: Trẻ không giao tiếp bằng mắt, không giao tiếp với người ngoài và không nói được
Mặc dù có sự phân loại khác nhau, nhưng nhìn chung nổi bật lên sự khiếm khuyết trong quan hệ xã hội nói chung, đặc biệt trong giao tiếp của trẻ tự kỷ
b Các hội chứng khác trong phổ tự kỷ
Trang 31Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 19 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Hội chứng Asperger: Người bệnh tỏ ra vụng về, sợ leo trèo, khi bước đi vung vẩy hai tay và chúi đầu về phía trước, tư duy thực tế, tính cách kì quặc, trí nhớ tốt, nhớ lâu, có thể ám ảnh theo chủ đề Song họ vẫn có khả năng lao động và sống độc lập
- Hội chứng Rett: Hội chứng này thường xuất hiện ở các bé gái và tuổi khởi phát thường từ 7 - 24 tháng Với các biểu hiện lâm sàng đặc trưng như mất các hoạt động khéo léo, mất một phần hoặc không phát triển ngôn ngữ, thường có các động tác đặc biệt là uốn vẹo người, rối nhiễu chức năng vận động dễ dẫn đến co cứng Hội chứng này còn kèm theo sự chậm phát triển trí tuệ
- Hội chứng Landau - Klefner: được đặc trưng bởi những biểu hiện thu mình, rập khuôn, hạn chế ngôn ngữ Trẻ mắc hội chứng này đã có thời kỳ phát triển bình thường khi còn trước tuổi đi học, nhưng sau 6, 7 tuổi khả năng ngôn ngữ giảm dần về vốn từ, cách diễn đạt và được xem là trẻ tự kỷ “thoái lùi”
- Hội chứng William: được đặc trưng bởi một số biểu hiện như chậm phát triển ngôn ngữ, nhạy cảm âm thanh, giảm chú ý và các vấn đề xã hội Hơi trái ngược với người mắc tự kỷ, có những người có hội chứng William thích giao du và
có vấn đề về tim mạch
- Hội chứng gãy nhiễm sắc thể X: là một dạng chậm phát triển trí tuệ, trong đó nhiễm sắc thể X có nhánh bị ngắn Bệnh nhân có biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ, tăng động, thiếu giao tiếp mắt, hay vỗ tay Khi trưởng thành có thể có những nét đặc trưng nổi bật như mặt dài, tay dài
- Chứng tăng động giảm chú ý (ADHD): Là một rối loạn có tính chất tâm lý thường gặp ở trẻ em, khởi phát sớm và kéo dài với các biểu hiện như: Hoạt động quá mức, khó kiểm soát hành vi, kém khả năng tập trung chú ý, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập và trong các mối quan hệ xã hội Trẻ em không tập trung và hiếu động thường được chẩn đoán phát hiện ở lứa tuổi từ 4 - 6 tuổi và bé trai bị nhiều hơn
bé gái gấp 4 - 10 lần Tuy nhiên, sau này tỷ lệ rối loạn này ở bé gái cũng tăng rõ rệt
ADHD thường xuất hiện sớm trong quá trình phát triển của trẻ (thông thường là trong 5 năm đầu tiên của cuộc đời) Mức độ thay đổi tùy thuộc vào từng cá nhân, nhưng có khuynh hướng giảm dần (ít nhất là trên vấn đề vận động) vào tuổi thiếu niên
Trang 32Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 20 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Chứng động kinh: Động kinh là một điều kiện y tế sinh ra co giật ảnh hưởng đến một loạt các chức năng tinh thần và thể chất Động kinh và co giật liên quan đến nhiều rối loạn, bao gồm các rối loạn phổ tự kỷ, và nghiên cứu cho thấy có một tỷ lệ nào đó khoảng 20% - 35% những người mắc chứng tự kỷ cũng bị cơn động kinh
1.4 Một số vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non
1.4.1 Vai trò, chức năng của trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non trong giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ
Trường mầm non và trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật đều là các cơ sở giáo dục thực hiện chức năng giáo dục, hỗ trợ phát triển con người thông qua chương trình tác động chuyên biệt
Cùng thực hiện các chức năng giáo dục, song trường mầm non và trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật lại có những đặc trưng riêng
Trường có trách nhiệm tiếp nhận, sắp xếp trẻ tự kỷ vào lớp học phù hợp Trẻ được xếp học ở lớp mầm non phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi
Lớp học có tỉ lệ trẻ hợp lý, không quá đông, mỗi lớp chỉ nên xếp từ 1-2 trẻ tự
kỷ học hòa nhập Khi lớp nhận 1-2 trẻ tự kỷ, sĩ số lớp cần được giảm 3-5 trẻ để giáo viên có điều kiện giảng dạy và chăm sóc trẻ
Nhà trường có trách nhiệm tổ chức nhóm chuyên môn hỗ trợ giáo viên dạy lớp hòa nhập trong công tác tìm hiểu, xây dựng và thực hiện kế họach giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ
Hiệu trưởng và ban giám hiệu trường mầm non là người đóng vai trò lãnh đạo tích cực mang tính hỗ trợ cao trong giáo dục hòa nhập
Nhà trường có sổ danh bạ theo dõi học sinh chung của trường theo các lớp và học sinh khuyết tật theo đúng yêu cầu (số thứ tự, tên trẻ, ngày tháng năm sinh, dân tộc, tôn giáo, tên cha mẹ nghề nghiệp, địa chỉ khi cần báo tin, giáo viên phụ trách lớp…)
Giáo viên phải lập kế họach giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật riêng Kế họach và giáo dục cá nhân cần có sự điều chỉnh mục tiêu giáo dục dài hạn, ngắn hạn
Kế họach giáo dục và các biện pháp thực hiện phải cụ thể để giúp trẻ đạt được mục
Trang 33Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 21 http://www.lrc.tnu.edu.vn
tiêu đã đề ra và có sự trao đổi thảo luận với cha mẹ trẻ và nhóm cán bộ giáo viên chuyên môn của trường
Giáo viên có sự điều chỉnh phương pháp dạy và đánh giá phù hợp với trẻ tự kỷ Nhà trường cần bố trí đồ dùng trang thiết bị phù hợp hỗ trợ trong giáo dục trẻ tự
kỷ và đề xuất tăng cường sự hỗ trợ của gia đình và xã hội về điều kiện cơ sở vật chất, đồ dùng học tập cho trẻ tự kỷ Nhà trường có sự cộng tác chặt chẽ với gia đình, cộng đồng
và các ban ngành đòan thể địa phương để huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ cho GDHN
Trường mầm non giúp trẻ tự kỷ hòa nhập thông qua nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục Quan tâm đến yếu tố tâm lý, tinh thần của trẻ tự kỷ
Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật có mục tiêu thực hiện chương trình giáo dục cá nhân, phù hợp với các dạng khuyết tật khác nhau Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật giúp
đỡ trẻ tự kỷ bằng các biện pháp chăm sóc và can thiệp y học là chủ yếu Coi tự kỷ là một vấn đề cá nhân cần được chữa trị, coi trẻ tự kỷ thật sự có vấn đề bất thường hay khiếm khuyết Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật tập trung vào phát triển giáo dục đối với trẻ tự
kỷ trong xu hướng đã sắp đặt Cán bộ giáo viên của trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật thường có ít kỳ vọng vào trẻ, trẻ được nhận sự giáo dục dưới khả năng của mình
Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật có trách nhiệm: Mở rộng quy mô, mô hình trị liệu cho trẻ tự kỷ trên địa bàn; Bổ sung cán bộ thực hiện trị liệu; Tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên và cộng tác viên thực hiện hoạt động trị liệu
và phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ, hướng tới mô hình trị liệu và giáo dục trẻ tự kỷ
cả ngày để đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và gia đình Tăng cường sự phối hợp giữa Trung tâm với nhà trường, gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện trị liệu cho trẻ Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án về an sinh xã hội, chăm sóc, phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ, đẩy mạnh hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, cộng đồng trong việc phòng ngừa, chăm sóc và trợ giúp, phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ, giúp trẻ sớm hòa nhập cộng đồng
Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật tổ chức các hoạt động can thiệp sớm, giáo dục đặc biệt nhằm hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình của trẻ, giúp trẻ vượt qua khó khăn, phát triển năng lực học tập và các kỹ năng tự lập cơ bản để hoà nhập cộng đồng
Trang 34Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 22 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non có trách nhiệm cùng nhau thực hiện các nội dung:
- Lập kế hoạch giáo dục
- Xác định mục tiêu giáo dục hòa nhập theo mô hình kết hợp
- Tổ chức thực hiện nội dung giáo dục hòa nhập theo mô hình kết hợp
- Xác định các phương pháp giáo dục hòa nhập theo mô hình kết hợp
- Xác định phương tiện tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập theo mô hình kết hợp
- Xác định thời gian và quy trình tác động
- Triển khai phương án kết hợp giữa giáo viên trường mầm non và cán bộ của trung tâm
- Xã hội hóa về giáo dục hòa nhập theo mô hình kết hợp
- Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập theo mô hình kết hợp
1.4.2 Mục tiêu giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non
Giúp trẻ gặp khó khăn trong học tập khắc phục những điểm yếu như:
+ Cách thức giao tiếp, ứng xử;
+ Các kỹ năng sống cơ bản;
+ Tăng khả năng vận động của trẻ;
+ Phát huy tối đa các tố chất thế mạnh của trẻ về khả năng tư duy thiên về kỹ thuật, toán, tin học
+ Có thể tiếp thu được phần kiến thức cơ bản trong chương trình
Giúp trẻ dễ dàng hòa nhập cuộc sống, hòa nhập cộng đồng (nhất là đối với những trường hợp mắc bệnh tự kỷ thể nhẹ hội chứng Asperger)
1.4.3 Nội dung giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non
a, Hình thành kỹ năng ngôn ngữ - giao tiếp
Nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu cầu cơ bản nhất trong đời sống con người, đối với trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng khả năng diễn đạt, bày tỏ các nhu cầu và ước muốn, yêu cầu giúp đỡ, trao đổi trong đối thoại sẽ mang lại nhiều
Trang 35Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 23 http://www.lrc.tnu.edu.vn
cơ hội giúp cho trẻ phần nào chủ động trong môi trường xung quanh và phương pháp học tập qua giao tiếp được nhiều hơn
Để có thể giúp trẻ tự kỷ giao tiếp thì cần phải kiên trì trong việc dạy trẻ học cách nghe, nhìn mặt đối mặt và đặc biệt là phải làm cho trẻ thích thú và hưởng ứng
sự thích thú của trẻ Trẻ tự kỷ khả năng bắt chước kém nên nguyên tắc dạy nói trong việc dạy trẻ là phải dựa trên nhu cầu của trẻ khi trẻ muốn một điều gì vì khi
đó là trẻ có nhu cầu nói cao nhất Giúp trẻ hiểu ngôn ngữ bằng cách ghi nhận những tình huống nào trẻ có phản ứng được khi nghe nói, giúp trẻ sử dụng từ ngữ nhiều hơn (ví dụ: Khi trẻ nói “bay”, bạn nói “Đúng! Máy bay màu trắng.”)… Để hình thành kỹ năng ngôn ngữ - giao tiếp cho trẻ tự kỷ đạt hiệu quả có thể sử dụng thêm công cụ hỗ trợ kèm lời nói: Sử dụng hệ thống giao tiếp bằng hình ảnh kèm chữ viết PECS, học từ, câu, thời khóa biểu, câu chuyện xã hội, tăng cường sử dụng
hệ thống giao tiếp bằng hình ảnh
b, Hình thành kỹ năng cải thiện quan hệ
Để cải thiện được mối quan hệ giữa trẻ tự kỷ với những người xung quanh thì trước tiên cần giúp những người xung quanh hiểu được trẻ tự kỷ khác với trẻ bình thường như thế nào Trẻ có thể không thích được ôm hoặc sờ vào theo một kiểu nào
đó Giọng nói hoặc âm thanh từ các đồ chơi hoặc trò chơi có thể khiến chúng đau đớn hoặc sợ hãi Các trò chơi quá phức tạp hoặc phụ thuộc quá nhiều vào giao tiếp bằng lời có thể không thích hợp với trẻ tự kỷ…
Trẻ tự kỷ khả năng tập trung chú ý kém nên muốn cải thiện được mối quan hệ giữa trẻ với các trẻ bình thường khác thì trước khi rủ trẻ tham gia chơi phải dành được sự chú ý của trẻ Đơn giản hóa nhiệm vụ và có các hướng dẫn phù hợp với sức hiểu của trẻ tự kỷ, mỗi bước nên có giải thích và làm mẫu nếu có thể Khi trẻ tự kỷ hợp tác hoặc làm tốt một kỹ năng, nên khen trẻ Cho trẻ một hình thức khen thưởng
sẽ tạo động lực lớn cho cả trẻ thường và trẻ tự kỷ
c, Hình thành kỹ năng mở rộng các quan hệ của trẻ với người khác và kỹ năng ứng xử phù hợp
Trang 36Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 24 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Đề giúp trẻ mở rộng các quan hệ có thể cho trẻ tham gia vào trò chơi đóng vai theo chủ đề, trên cơ sở đó trẻ sẽ mở rộng được quan hệ chơi (quan hệ giữa các vai chơi với nhau khi trẻ nhập vai trong tiến trình chơi), trẻ sẽ học được cách ứng xử, giao tiếp, thấu cảm được tình người của con người đối với con người, con người đối với thiên nhiên, con ngưởi với thế giới đồ vật…góp phần hình thành hành vi xã hội của bản thân trẻ Đồng thời tham gia vào trò chơi đóng vai theo chủ đề cũng giúp trẻ
mở rộng được quan hệ thực (đó là quan hệ giữa trẻ với trẻ) Qua việc hợp tác với nhau, trẻ học được cách cùng nhau chia sẻ, thỏa thuận, cùng nhau lập kế hoạch thực hiện, cùng nhau thực hiện
Để giúp trẻ tự kỷ hòa nhập tốt, theo các chuyên gia, giáo viên cần hiểu về hành vi trẻ tự kỷ, gần gũi với phụ huynh, tổ chức lớp học tốt, cho trẻ tự kỷ có chỗ ngồi hợp lý (tránh gần cửa, nơi ít trẻ khác qua lại), nói chuyện dịu dàng với trẻ, dạy trẻ bình thường hòa đồng với trẻ tự kỷ, phối hợp với các chuyên gia tâm lý, ngôn ngữ, âm ngữ, xã hội, thần kinh… để xây dựng chương trình giáo dục, mục tiêu văn hóa, xã hội, hành vi…
d, Tập thói quen học tập thông qua chơi
Vui chơi là hoạt động không thể thiếu được của trẻ ở mọi lứa tuổi, đặc biệt
là trẻ mẫu giáo Hoạt động vui chơi không những hình thành cho trẻ óc tưởng tượng, sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và tăng cường nhận thức, mà còn giúp cho trẻ thể hiện năng lực, kỹ năng, tình cảm, nguyện vọng và mối quan hệ xung quanh Vui chơi vừa là phương tiện củng cố tri thức,rèn luyện kỹ năng, vừa là hình thức phương pháp tổ chức dạy học, nó có tác dụng kích thích cho trẻ phát triển được các năng lực hoạt động trí tuệ như tính độc lập, chủ động, tư duy linh hoạt, sáng tạo đồng thời sẽ mang lại được hứng thú cho trẻ Việc tổ chức cho trẻ chơi với đồ vật, chơi với bạn và cô giáo sẽ giúp hình thành và phát triển ở trẻ tự kỷ kỹ năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ giao tiếp; nhận thức về thế giới xung quanh, thói quen và nhu cầu trong hoạt động với người khác (nhu cầu có tính xã hội)
e, Hình thành kỹ năng hoạt động thể lực
Trang 37Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 25 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Phát triển vận động thô và vận động tinh, khả năng phối hợp mắt - mắt, mắt - tay… giúp trẻ có những kỹ năng linh hoạt hơn Vận động thô là hình thức trị liệu dễ dàng
và đơn giản, với mục đích tăng cường khả năng hoạt hóa các hành vi, nâng cao thể lực, củng cố các hành vi tích cực, giảm thiểu các hành vi tiêu cực, nâng cao khả năng tập trung chú ý, là giai đoạn cần thiết để trước khi thực hiện chương trình giáo dục đặc biệt
Các hoạt động thể dục tạo ra cho trẻ sự bắt chước, cùng hoạt động với bạn bè trong sự tương tác qua lại, hình thành nhận thức xã hội, tăng cường thể lực, hỗ trợ tốt cho giáo dục đặc biệt Việc tìm ra môn thể thao mà trẻ thích có thể là cánh cửa mở ra thế giới cho trẻ Trong nhiều trường hợp, những môn thể thao mà người chơi đến gần nhau như đá banh có thể làm cho các e tự kỷ không thoải mái nhưng những môn như golf, câu cá có thể được ưa thích
f, Hình thành kỹ năng vệ sinh thân thể, vệ sinh quần áo, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường
Tập cho trẻ thói quen giữ vệ sinh thân thể như đầu tóc, quần áo sạch sẽ gọn gàng, biết rửa tay trước khi ăn, sau khi chơi đất cát và sau khi đi vệ sinh, và dạy cho trẻ kỹ năng chải đầu, đánh răng, không vứt rác bừa bãi, biết bỏ rác vào thùng rác, không nhổ bậy… Đồng thời tập cho trẻ thói quen tự phục vụ như tự cởi, mặc quần áo,
tự đi giày, dép và biết đi đúng chân, biết xin phép và tự đi vệ sinh khi có nhu cầu
g, Hình thành kỹ năng sinh hoạt hàng ngày
Việc sinh hoạt hàng ngày của trẻ được sắp xếp theo một trình tự hợp lý nhất định nhằm điều hòa các hoạt động và nghỉ ngơi, đảm bảo trạng thái cân bằng, sảng khoái của trẻ Cần phải chú ý đến đặc điểm cá nhân của từng trẻ để từ
đó rèn cho trẻ thói quen tự phục vụ, thói quen nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày Trẻ tự kỷ thường có khó khăn trong việc hiểu được một địa điểm nhất định được
sử dụng để làm gì và loại hành vi nào cần phải có ở địa điểm đó Vì vậy trong lớp học đặc biệt phải chú ý đến việc thu xếp bố trí để trẻ tự kỷ có thể tuân theo những nguyên tắc nhất định
h, Hình thành kỹ năng chăm sóc bản thân
Trang 38Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 26 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Kỹ năng chăm sóc bản thân là khái niệm tổng hợp, là khả năng có thể chăm lo cho cuộc sống của mình về sức khỏe, tinh thần cũng như vật chất Hiểu biết về bản thân và biết quản lý bản thân, không để những cảm xúc tiêu cực của mình ảnh hưởng tới người khác, tới công việc chung Trẻ mầm non có khả năng học hỏi và lớn lên rất nhanh Trẻ không thể chờ đợi để được bận rộn, thành công, và trở nên độc lập Trẻ đã
bắt đầu tập tự chăm sóc bản thân từ lúc 2 tuổi
1.4.4 Phương pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non
Để giúp trẻ tự kỷ hòa nhập, phương pháp giáo dục cho trẻ phải là sự kết hợp của phương pháp giáo dục đồng loạt (đối với trẻ bình thường) và phương pháp giáo dục đặc biệt (chuyên biệt cho trẻ tự kỷ) Có thể sử dụng một số phương pháp điển hình sau:
a, Phương pháp tâm vận động
Phương pháp này áp dụng khi trẻ có biểu hiện mất dần kiểm soát, trở nên giận dữ, la hét Ở trường hợp này, đầu tiên ôm trẻ vào lòng, xoa dịu sự khó chịu của trẻ, giúp trẻ giảm căng thẳng và ổn định trở lại rồi từ từ hướng trẻ sang hoạt
í
í
b, Phương pháp cắt khúc thời gian
Khi thấy trẻ có biểu hiện nhìn chòng chọc một cách vô hồn, ánh mắt né tránh biểu hiện trẻ quá tải về thông tin giác quan Nếu để trẻ như vậy thêm một chút nữa trẻ cũng không chịu, não của trẻ không thể tập trung hay làm việc tiếp tục được Ở trường hợp này, áp dụng phương pháp cắt khúc thời gian sao cho phù hợp với tính cách và khả năng của trẻ Đặc trưng cơ bản của phương pháp này là chia cắt thời gian
và chia cắt từng hoạt động chính bằng cách chuyển hoạt động học sang hoạt động chơi, vận động tay chân, để thay đổi không khí và làm giảm căng thẳng ở trẻ
Phương pháp này cũng có thể áp dụng trong những trường hợp trẻ nói nhảm một mình hoặc cố gây sự chú ý cho người khác; lúc trẻ giận dữ tự động ra khỏi chỗ,
Trang 39Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 27 http://www.lrc.tnu.edu.vn
hoặc đi lòng vòng Lúc này trẻ cần quan tâm, giúp trẻ thoát ra tình trạng lúc đó bằng cách đến với trẻ vỗ về để cho trẻ biết mình vẫn ở cạnh trẻ khi cần Sau đó, mới áp dụng phương pháp cắt khúc thời gian sao cho trẻ có thể tiếp cận thực tế một cách tối đa
từ và ý nghĩa, hiểu ngôn ngữ; dạy kỹ năng giao tiếp; đối phó với các hành vi; đặt ra luật lệ; nhất quán trước sau y vậy; động viên, khích lệ; ghi chép thường xuyên những tiến bộ của trẻ; làm ngơ trước những hành động muốn chú ý của trẻ; sử dụng các loại băng hình phù hợp….tùy theo tình huống và mục tiêu bài dạy mà mình linh hoạt sử dụng các kỹ thuật dạy học trên Điển hình một số kỹ thuật linh hoạt:
Trong trường hợp trẻ có hành vi tự gây tổn hại như đập đầu, cắn vào tay mình biểu hiện trẻ đang bị đau về mặt cảm xúc hoặc thể chất, mình áp dụng một số biện pháp sau:
+ Ngưng các hoạt động và tách trẻ ra xa những trẻ khác, rồi nhẹ nhàng ôm trẻ vào lòng, nói chuyện với trẻ để tìm hiểu trẻ đang bị đau ở đâu
+ Có thể cản trở hành vi đập đầu của trẻ bằng cách dùng tay của mình đặt lên bàn để trẻ đập đầu vào tay mình nhằm tránh gây thương tích cho trẻ (hoặc kéo cái bàn
ra xa phía trẻ để trẻ không thể tiếp tục đập); đồng thời chờ trẻ dừng hành vi đó, rồi xoa dịu trẻ bằng cách ôm trẻ vào lòng và hỏi lí do
Trang 40Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 28 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Trong một trường hợp khác, khi cả lớp đang ồn thì trẻ đột ngột hét lên và la thật to Lúc đó, nên hiểu trẻ đang cần sự yên tĩnh
e, Phương pháp ABA (phân tích hành vi ứng dụng)
Đây là một trong số những phương pháp hữu hiệu nhất để dạy những trẻ tự kỷ Những kỹ năng đặc biệt được dạy bằng cách chia chúng ra thành những bước nhỏ, dạy một bước trong một thời điểm và củng cố bước trước đó Nhiều năm qua, ABA được
sử dụng để dạy các cá nhân với những khả năng khác nhau, và có thể được sử dụng trong tất cả lĩnh vực kỹ năng: Tự chăm sóc, lời nói và ngôn ngữ, kỹ năng cư xử xã hội
f, Phương pháp TEACCH - Treatment and Education of Autistic and related Communication handicapped children (Trị liệu và Giáo dục cho trẻ tự kỷ và trẻ có khó khăn về giao tiếp)
TEACCH là một cách tiếp cận theo suốt cuộc đời nhằm giúp những người
bị tự kỷ mà mục tiêu của nó là trang bị cho trẻ một cuộc sống hữu ích trong cộng đồng Cách tiếp cận này bắt đầu cung cấp các thông tin thị giác, cấu trúc và sự dự đoán vì người ta nhận ra là kênh học tập thuận lợi nhất là thông qua thị giác
g, PECS - Pictures Exchange Communication System (Hệ thống giao tiếp bằng cách trao đổi tranh)
PECS là một công cụ tốt giúp trẻ giao tiếp không lời (không cần nói từ) PECS cho phép trẻ lựa chọn và giao tiếp nhu cầu Khi trẻ có thể giao tiếp và thể hiện như cầu của chúng, thông thường các hành vi có thể giảm nhẹ và trẻ trở nên vui vẻ hơn
PECS có thể được dùng trong nhiều cách khác nhau để giao tiếp Điển hình PECS là các bức tranh về đồ vật (thức ăn, đồ chơi, ) Khi trẻ muốn một trong những thứ đó, trẻ đưa tranh cho đối tượng giao tiếp như bố mẹ, nhà trị liệu, người trông nom hoặc đứa trẻ khác Đối tượng giao tiếp sau đó sẽ đưa cho trẻ đồ chơi hoặc thức ăn để củng cố giao tiếp
Cuối cùng, các bức tranh có thể được thay thế bằng các từ và câu ngắn
Việc giới thiệu PECS có thể là một quá trình kéo dài và phức tạp, trải qua nhiều tháng để hoàn thiện Đối với cuộc sống hàng ngày với một trẻ không có ngôn ngữ nói và cũng không sử dụng ngôn ngữ kí hiệu, PECS có thể hoàn toàn là một sự trợ giúp cho sự thiếu “phương tiện” giao tiếp