1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học tại thành phố hồ chí minh

114 970 7
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và quý Thầy Cô Phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Giáo dục (Trường Đại học lĩnh), Phong Tổ chức — Cán bộ (Trường Đại học Sài Gòn) đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn tôi trong qua trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Lăn Tứ, người thầy đã dành nhiều thời gian hướng dẫn khoa học, chỉ bảo, giúp đỡ đề tơi hồn thành luận văn này

Tôi cũng chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí

Mình, Ban Giám hiệu và quý thầy cô giáo các trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tổ chức đoàn thê xã hội, các bậc phụ huynh đã

giúp đổ, tạo điểu kiện thuận lợi cho tôi trong quả trình học tập và nghiên cứu Xin cam ta Su Ong Thích Như Niệm đã động viên, cổ vũ bản thân học tập, nghiên cứu dé nâng cao trình độ, đặng phụng sự cuộc sống hòa bình, an lạc!

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do bản thân còn những hạn chế nhất định trong bước đâu nghiên cứu nên không tránh khỏi những thiểu sói, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý

đề luận văn được hoàn thiện hơn

Xin trần trong cam on./

Thành phố Hô Chỉ Minh, tháng 8 năm 2013

Tác giả

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐÀU

Lý do chọn dé tai

Mục đích nghiên cứu

Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Giả thuyết khoa học

Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

mϿa

mm?

®?®kNm

Cấu trúc luận văn

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIAO DUC HOA NHAP TRE KHUYET TAT 1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1 Giáo dục trẻ khuyết tật và nghiên cứu về giáo dục TKT Ở thế gidi 1.1.2 Giáo dục trẻ khuyết tật và nghiên cứu về giáo dục TKT Ở Việt Nam

1.2 Một số khái niệm cơ bắn

1.2.1 Khái niệm về quản lý

Trang 3

1.3.1 1.3.2 1.3.3

lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học

Quản lý việc thực hiện mục tiêu của giáo dục hòa nhập Quản lý việc xây dựng, thực hiện nội dung GDHN TKT

Quản lý việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giáo viên và những người làm công tác giáo dục TKT ở bậc tiểu học

Quản lý việc đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc GDHN TKT ở bậc tiêu học

Quản lý việc nâng cao nhận thức của xã hội và vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến GDHN TKT ở bậc tiểu học

Những thuận lợi và khó khăn của công tác quản lý GDHN TKT

ở bậc tiểu học hiện nay

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC HOA NHAP TRE KHUYET TAT O BAC TIEU HOC TAI TP

HO CHi MINH

2.1 Về hệ thống các cơ sở giáo dục người khuyết tật ớ TP Hồ

Chí Minh

2.1.1 Người khuyết tật ở Thành Phố Hồ Chí Minh

2.1.2 Qua trình hình thành các trường khuyết tật ở TP Hồ Chí Minh

2.2 _ Thục trạng công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc

tiểu học TP Hồ Chí Minh

2.2.1 Thực trạng số lượng và mạng lưới các cơ sở giáo dục hòa nhập trẻ khuyệt tật ở bậc tiểu học tại TP Hồ Chí Minh hiện nay

2.2.2 Thực trạng tô chức bộ máy chỉ đạo và đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia giáo dục hòa nhập

223 Thực trạng việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình,

phương pháp, trang thiết bị, hình thức tổ chức giáo dục hòa

nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học

224 Kết quả giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học

2.3 Thục trạng công tác quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết

Trang 4

2.3.1 2.3.2 2.3.3 234 2.3.5 2.4

Thuc trang quan ly viéc quan triét chu truong, chinh sach cua chinh quyén dia phuong va nganh giao duc - dao tao vé GDHN

TKT bậc tiểu học

Thực trạng việc tô chức bộ máy quản lý GDHN TKT ở bậc tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thực trạng quản lý việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn thể cộng đồng và sự tham gia của các tổ chức, đoàn thê xã

hội về công tác GDHN TKT bậc tiêu học tại TP Hồ Chí Minh Thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện và giám sát công tác giáo dục hòa nhập ở bậc tiểu học Thực trạng quản lý việc đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc GDHN TKT ở bậc tiểu học

Đánh giá chung về thực trạng GDHN TKT ở bậc tiểu học

TP Hồ Chí Minh

Chương 3 MỘT SÓ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÒA NHAP TRE KHUYET TAT O BAC TIEU HỌC TẠI THÀNH

PHO HO CHi MINH

3.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp

3.2 Mộtsố giải pháp quán lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

ở bậc tiểu học tại TP Hồ Chí Minh

3.2.1 Hoàn thiện chủ trương, chính sách của chính quyên địa phương và ngành giáo dục — đào tạo

3.2.2 Tố chức tuyên truyền, quán triệt nhằm nâng cao nhận thức về công tác giáo dục trẻ khuyết tật tại địa phương

3.2.3 Tăng cường nâng cao chất lượng công tác kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và giám sát công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

3.2.4 Hoàn thiện nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, đầu

tư cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật phục vụ quá trình dạy — học , giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

Trang 5

3.2.6

3.3 3.4

cán bộ quản lý làm công tác giáo dục trẻ khuyết tật

Huy động và quản lý các nguồn lực tham gia công tác giáo dục

trẻ khuyết tật

Mối quan hệ giữa các giải pháp

Thăm dò tính khả thi của các giải pháp quản lý giáo dục

Trang 6

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

Viet tat Từ ngữ đây đủ

Bộ GD&ÐT Bộ Giáo dục và Đào tạo

CBQL Cán bộ quản lý

GDKT Giáo dục khuyết tật

TTNCGDTKT Trung tâm nghiên cứu giáo dục trẻ khuyết tật

GD-ĐT Giáo dục — đào tạo

GDHNTKT Giao duc hoa nhap tré khuyết tật

TPTDBNDC Trường phô thông đặc biệt Nguyễn Đỉnh Chiều

KT Khiếm thị KT Khiếm thính

CPTTT Cham phat trién tri tuệ

UBCSBVTE Ủy ban chăm sóc bảo vệ trẻ em

HĐCTS Hoạt động can thiệp sớm

Trang 7

MO DAU

1 L¥ do chon dé tai

Van dé cham soc va giao duc trẻ khuyết tật đã và dang trở thành sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XV đã có nhiều quốc gia với những quan điểm khác nhau đã vận dụng các phương pháp giáo dục trẻ khuyết tật bằng nhiều mô hình phù hợp như mô hình chuyên biệt, mô hình

giáo dục hội nhập nhằm tạo điều kiện tốt nhất đề trẻ khuyết tật có điều kiện ra lớp tiếp nhận tri thức của nhân loại

Trong thời đại ngày nay, các quốc gia trên thế giới ngày càng quan tâm đặc biệt đến nền giáo dục quốc dân, bởi lẽ rất đơn giản “7ré em hôm nay là thể giới của ngày mai” Hiện nay trên thế giới có khoảng 150 triệu trẻ em tàn tật, ít nhất cứ

10 trẻ thí có một em bị khuyết tật nghiêm trọng (bị tật bẩm sinh hoặc sau khi ra

đời) Tuyén bé Salamanca va Cuong lĩnh hành động về giáo dục trẻ em có nhu cầu đặc biệt được hội nghị thế giới về giáo dục trẻ em có nhu cầu giáo dục đặc biệt (tô chức tại Salamanca, Tay Ban Nha thong qua nim 1994) đã kêu gọi cộng đồng thế giới, các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước cần quan tâm hơn nữa đối với công tác giáo dục cho những người khuyết tật, nhất là trẻ em khuyết tật và có nhu cầu đặc biệt Công ước Quốc tế về “Quyên trẻ em”, điều 23 quy định: “Trẻ em tan tật có quyền chăm sóc, giáo dục và đào tạo đặc biệt để giúp các em có cuộc sống trọn

vẹn, đầy đủ trong phẩm gia nhằm đạt được một mức độ tự lập và hòa nhập vào xã

hội ở mức lớn nhất có thể được”

Ngày 8 tháng 8 năm 1998, Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đức Lương đã Kí lệnh số 06-L/CTN, công bố pháp lệnh về người tàn tật Trong đó, điều 15, 16, 17 (của chương III — Hoc van hóa đối với người tàn tật) đã

ghi 16: “Viéc hoc tap cua tré em tan tật được tồ chức thực hiện bằng các hình thức học hòa nhập trong các trường chuyên biệt dành cho người tàn tật, cơ sở nuôi dưỡng người tàn lật và tại gia đình Học sinh tàn tật có năng khiếu được tru tiên

tiếp nhận vào học tại các trường năng khiếu tương ứng Học sinh là người tàn tật

Trang 8

theo quy định của Chính Phủ Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá

nhân mở trường, lớp dành riêng cho người tàn lật `

Theo số liệu thống kê năm 1997 của Uỷ Ban bảo vệ Chăm sóc Trẻ em Việt

Nam (UBBVCSTEVN), ở nước ta hiện có 1,5 triệu trẻ em bị khuyết tật Riêng Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có khoảng 6.000 trẻ khuyết tật các loại; chiếm tỉ lệ gần 10% số trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của thành phố Công tác giáo dục trẻ khuyết tật ở Việt Nam đã trải qua các giai đoạn phát triển với nhiều mô hình

giáo dục khác nhau trên cơ sở vận dụng những tiến bộ về GDTKTcủa các nước

tiên tiến trên thế giới Ngày nay với sự quan tâm chăm sóc của Đảng và Nhà nước, công tác GDTKT đã được triển khai đều khắp trên các tỉnh thành trong cả nước, với nhiều mô hình giáo dục khác nhau trong đó điền hình là mô hình giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật đang phát triển với quy mô lớn ở nhiều địa phương đã đem lại những kết quả to lớn trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật

Mặc dù được phát triển với quy mô lớn và nhiều loại hình như vậy nhưng cho đến nay tý lệ trẻ khuyết tật ra lớp vẫn còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của trẻ khuyết tật ở nhiều địa phương trong cả nước

Số liệu của UBBVCSTE, Thành Phố Hồ Chí Minh cho biết, hiện có 17 trên

24 quận, huyện có trường dành cho trẻ khuyết tật Với 31 trường, điểm dạy trẻ em khuyết tật và một trung tâm nghiên cứu, giáo dục trẻ em khuyết tật đã góp phần nuôi dạy 2.189 trẻ khuyết tật.Với 566 thầy, cô giáo, cán bộ, công nhân viên đã và đang góp phần phục hồi chức năng cho các cháu khuyết tật tại các trường: chắp cánh cho các em tự khẳng định mình “tàn nhưng không phế” Tuy nhiên, mới có 1⁄3 số trẻ khuyết tật được đến trường Bằng một phép tính đơn giản, có thể biết còn lại trên 3.800 trẻ khuyết tật chưa được đến trường

Vi vay, dé huy động trẻ khuyết tật ra lớp và có giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trong những năm tới, đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng

của phụ huynh và phù hợp với thực tiễn về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội tại

địa phương là một vấn đề vô cùng bức thiết và hết sức khó khăn

Trong những năm qua ngành giáo dục và đào tạo đã tổ chức giáo dục trẻ em

khuyết tật theo nhiều hình thức khác nhau và đã bước đầu huy động được một sỐ

Trang 9

những khó khăn trong quá trình tô chức giáo dục trẻ khuyết tật tại Thành Phố Hồ Chí Minh vẫn đang còn là thử thách về nhiều phương diện: nhận thức đối với giáo dục trẻ khuyết tật; nội dung chương trình giáo dục trẻ khuyết tật, phương pháp giáo dục đối với trẻ khuyết tật, đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác giáo dục trẻ khuyết tật; kinh phí tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ khuyết tật:

Đây là những vấn đề mà các cấp lãnh đạo chính quyền và ngành giáo dục và đào tạo TP Hồ Chí Minh đang quan tâm Xác định được tầm quan trọng của công tác giáo dục trẻ khuyết tật trong giai đoạn hiện nay của đất nước nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng, sau khi nghiên cứu lí luận về công tác giáo dục trẻ khuyết

tật và thực tiễn công tác giáo dục trẻ khuyết tật tại một số địa phương trong cả nước, trên cơ sở tình hình kinh tế - chính trị - xã hội tại TP Hồ Chí Minh, bản thân

tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “À6 số giải pháp quản lí giáo dục hòa nhập trẻ

khuyết tật ở bậc tiểu học tại TP Hồ Chí Minh” nhằm góp phần nhỏ bé vào việc

giải quyết những vấn để nói trên 2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý giáo dục và thực trạng công tác giáo dục và quản lý giáo dục trẻ khuyết tật, luận văn dé xuất các giải pháp quản lý giáo

dục hòa nhập trẻ khuyết tật bậc tiểu học tại Thành Phố Hồ Chí Minh, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thê nghiên cứu: Công tác quản lý giáo dục trẻ khuyết tật bậc tiểu học tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

bậc tiểu học tại Thành Phó Hồ Chí Minh 4 Giả thuyết khoa học

Công tác quản lý giáo dục trẻ khuyết tật bậc tiêu học Thành phó Hồ Chí Minh

trong những năm qua vẫn còn một số vấn để bất cập trong việc tổ chức thực hiện

và quản lý, số trẻ khuyết tật được đến lớp còn quá ít, hiệu quả đạt được chưa cao Vì thế, nếu để xuất được các giải pháp quản lý giáo dục phù hợp sẽ huy động được số trẻ khuyết tật đến lớp, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục hòa nhập

Trang 10

5Š Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về công tác quản lý giáo dục nói chung và quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật nói riêng

Khảo sát thực trạng công tác quản lý giáo dục trẻ khuyết tật ở bậc tiêu học

tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Đề xuất các giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học

tại Thành Phố Hồ Chí Minh

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở

bậc tiểu học tại Thành Phố Hồ Chí Minh trong thời gian hiện nay Số liệu thu thập, khảo sát, điều tra được thực hiện tại một số quận như đã trình bày trong luận văn

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

+ Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: nhằm nghiên cứu các văn kiện, tài liệu, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các ban ngành liên quan về lý luận giáo dục và việc quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở

bậc tiểu học

+ Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập: nhằm phân tích, tông hợp các tài liệu trong và ngoài nước về lý luận giáo dục, quản lý giáo dục hòa nhập

trẻ khuyết tật ở bậc tiêu học ở Việt Nam và trên thế giới

6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Phương pháp quan sát: nhằm tìm hiểu, quan sát thực tế quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học

+ Phương pháp điều tra: dé điều tra, phỏng vấn, tư van, thăm dò để điều tra, thu thập thông tin về vấn đề nghiên cứu

Trang 11

trong và ngoài ngành giáo dục, về việc quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiêu học

6.3 Phương pháp thống kê: nhằm thông kê, đo đạc, xử lý các kết quả, số liệu liên quan đến thực trạng và tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp

7 Cầu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận

văn có 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật Chương 2: 7c rạng công tác quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở

bậc tiêu học tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Chương 3: Một số giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc

Trang 12

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ KHUYÉT TẬT

1.1 LICH SU VAN DE NGHIEN CUU

1.1.1 Giáo dục trẻ khuyết tật và nghiên cứu về giáo dục trẻ khuyết tật ở thế giới

Trong lịch sử hình thành và phát triển của xã hội loài người, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên ở bất cứ quốc gia nào trong mọi giai đoạn cũng đều tồn tại một bộ phận trẻ khuyết tật Nếu trong xã hội văn minh giảm đi những nguyên nhân về đời sống kinh tế khó khăn, chăm sóc y tế không đầy đủ thì lại xuất hiện những

nguyên nhân mới như: sự lạm dụng chất độc hóa học trong trồng trọt chăn nuôi,

trong chế biến thực phẩm, sự tác động của các tia, của các phóng xạ, trong các

cuộc chiến tranh sắc tộc việc sử dụng các vũ khí sinh học, vũ khí giết người hàng

loạt là những nguyên nhân làm cho số lượng trẻ khuyết tật không những giảm đi mà còn tăng lên Như vậy, có một bộ phận trẻ khuyết tật tồn tại trong xã hội là điều khó tránh khỏi Điều mà chính phú các nước trên thế giới, các tổ chức xã hội, y tế, giáo dục phải quan tâm là làm thế nào để tạo nên cuộc sống bình đẳng, đảm bảo những quyền cơ bản của con người đối với bộ phận trẻ khuyết tật này Thực hiện điều cơ bản đó đòi hỏi phải có một quá trình giải quyết về nhận thức và sự tiến bộ về chính trị - kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia

Cách đây gần 400 năm nhiều nước đã chú trọng đến công tác giáo dục trẻ

khuyết tật: Mở trường dạy trẻ khiếm thị ở Italia năm 1662, ở Paris năm 1788,ở

Anh năm 1791, ở Đức năm 1806 và ở Hà lan năm 1808 , mở trường dạy trẻ

khiếm thính ở Pháp năm 1760 và ở Đức vào thế kỷ XIX Giáo dục trẻ khuyết tật

hoàn tồn theo mơ hình giáo dục chuyên biệt với quan điểm giáo dục chuyên biệt

giúp trẻ có đầy đủ điều kiện, phương tiện học tập hiện đại phù hợp với từng loại tật

và phương pháp chuyên sâu sẽ giúp trẻ có cơ hội tốt hơn

Trang 13

Chủ trương giáo dục hòa nhập trên thế giới được khởi đầu từ Tuyên bố về con người năm 1948, Hội nghị Thượng đỉnh về trẻ em ở Newyork năm 1990 thống nhất chương trình mục tiêu đến năm 2000 “Giáo dục cho tất cả mọi người” trong đó có trẻ khuyết tật

Hội nghị thế giới về giáo dục cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt ở Salamanca —

Tây Ban Nha năm 1994 đã nêu rõ: “Mọi trẻ em đều có quyền cơ bản được học hành và phải tạo cơ hội đề đạt được và duy trì trình độ học ở mức có thê chấp nhận

[30] “Tất cả mọi trẻ em có nhu cầu giáo dục đặc biệt phải đến trường học chính

quy và những trường này có trách nhiệm phải trang bị kiến thức cho các em thông qua phương pháp sư phạm lấy trẻ em làm trung tâm .” [30] Hội nghị đã cung cấp cơ hội cho những người tham gia hội nghị xem xét làm thế nào đề bảo vệ tốt nhất Quyền của trẻ em khuyết tật trong bối cảnh chương trình “ Giáo dục cho tất cả mọi người” Tuyên bố này được nhìn nhận như là nên tảng của giáo dục hòa nhập

hiện đại

Vào những năm 70 đến nửa sau thập kỷ 80 của thế kỷ XX, quan điểm mới về trường lớp xuất hiện ở châu Âu có tên là “sáng kiến giáo dục phố thông” đã mang

lại một chiến dịch quyền học tập cho học sinh khuyết tật và đòi hỏi giáo dục phải có trách nhiệm hơn trong việc tạo ra những hoạt động phù hợp hơn theo khả năng

của người học , từ đây bắt đầu xuất hiện xu hướng giáo dục hòa nhập Hòa nhập là một phong trào đổi mới trong giáo dục chuyên biệt, xu hướng này đòi hỏi nhiều sự thay đổi trong nhà trường Các vấn đẻ trong giáo dục như: nội dung, phương pháp, thê chế, hệ thống ngân sách, tái xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, bồi dưỡng giáo viên, cải tô chương trình đang dần thay đôi Các quốc gia đều xây dựng và phát triển chính sách của Nhà nước quy định về nội dung, phương án cụ thê nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục hòa nhập Việc áp dụng quy định đó là rất phức tạp và phải tiến hành theo nhiều bước Một số nước đang nỗ lực và bắt đầu chấp nhận giáo dục hòa nhập theo các phương thức khác nhau và cũng thu được những kết quả khác nhau

Trang 14

Nhóm thứ nhất là giáo dục hòa nhập, hình thức này nhắn mạnh đến xu hướng không tách biệt và chỉ còn duy nhất một hình thức giáo dục chính quy bình thường như của Italia và Thụy Điền Hình thức giáo dục này lựa chọn các chủ trương chính sách không đi theo hướng của giáo dục chuyên biệt mà tiếp cận giáo dục hòa nhập thông qua hệ thống pháp luật

Nhóm thứ hai là hệ thống cặp đôi như đang được thực hiện tại Hà Lan và Bi Trong hệ thống này trẻ khuyết tật được giáo dục chuyên biệt trong những trường có quy mô lớn mà trong đó có cả những lớp hội nhập Hiện nay giáo dục chuyên biệt và giáo dục chính quy bình thường tồn tại song song là xu hướng mà các quốc gia có hệ thống chính sách trường lớp cặp đôi đang tiến tới Trong hệ thống pháp luật có cả những quy định về hệ thống quan điểm đề thực hiện loại hình này

Nhóm thứ ba là hệ thống đa dạng được thực hiện ở các nước như: Đan Mạch,

Mỹ, Anh Hệ thống đa dạng này đáp ứng được nhu cầu của ngành giáo dục đặc biệt và thường xuyên đưa ra những cải cách mới cho ngành Như vậy giáo dục đặc biệt ở các nước đều không giống nhau, vì nó phụ thuộc vào nền tảng văn hóa, điều kiện chính trị xã hội, hoàn cảnh lịch sử và giáo dục của mỗi nước, nhưng nó giống nhau ở một điểm là giáo dục hòa nhập có gắng đưa trẻ khuyết tật càng hòa nhập vào xã

hội càng tốt

1.1.2 Giáo dục trẻ khuyết tật và nghiên cứu về giáo dục trẻ khuyết tật ở

Việt Nam

Trên cơ sở tiếp nhận những tiến bộ về công tác giáo dục trẻ khuyết tật của các nước trên thế giới, giáo dục trẻ khuyết tật ở Việt Nam đã từng bước phát triển phù hợp với từng giai đoạn lịch sứ của đất nước

Giai đoạn trước năm 1975: Dưới thời Pháp thuộc, 95% dân số nước ta mu chữ Trong điều kiện đó không thể nói đến một hệ thống giáo dục trẻ khuyết tật

nhưng đơn lẻ cũng có một vài cơ sở nhân đạo nhận chăm sóc giáo dục một số ít ỏi trẻ khuyết tật

Năm 1866 một trại dạy trẻ khiếm thính đầu tiên ra đời ở Thuận An (Sông Bé)

do một linh mục người Pháp Azemar thành lập với số lượng ban đầu là nuôi dạy 05

học sinh điếc câm Mục đích chủ yếu là chăm sóc nuôi dưỡng về tinh thần và vật

Trang 15

sinh câm là Nguyễn Văn Trường sang Pháp học tại Roder Sau 5 năm, Nguyễn Văn Trường trở về dạy theo phương pháp kí hiệu cử chỉ điệu bộ, đến năm 1902 thì trường đã có đến 20 học sinh Từ năm 1903 trường được đặt dưới sự quản lý của nữ tu dòng thánh PhaoLo Nhiệm vụ chú yếu của trường cũng chỉ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ như ở gia đình Đến năm 1934 nữ tu người Pháp Simon PhiLíp và Monica được cử sang Pháp học & Nogentel — Rotrou Đến năm 1937 họ trở về nước và bắt đầu tổ chức hoạt động sư phạm của nhà trường Cho học sinh học văn hóa và học nghề, trong giai đoạn này số lượng đã lên đến 20 học sinh Mãi đến

năm 1972 trường đã đổi tên thành Viện điếc câm Lái Thiêu với ban điều hành mới

Viện đã có những định hướng mới trong công tác phục hồi chức năng nghe, nói, giao tiếp, dạy văn hóa đồng thời tiến hành hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ với số

lượng học sinh lên đến 600 em

Ở Hà Nội sau năm 1954 tại phố Hàng Lượt cũng có một cơ sở dạy cho một sỐ

ít trẻ điếc Vào cuối năm 60 đầu thập niên 70 Viện Tai - Mũi - Họng trung ương Bạch Mai đã mở các lớp thí điểm dạy trẻ điếc, do Giáo sư Đác sĩ Trần Hữu Tước chủ trì

Vào năm 1970, Bộ Giáo dục cũng đã cử các giáo viên đi đào tạo dài hạn ở

nước ngoài Đây cũng là những cán bộ nòng cốt đầu tiên của ngành tật học nước ta nhằm giúp cho các địa phương mở rộng các trường dạy trẻ khuyết tật trong cả nước sau này

Đối với trẻ khiếm thị ở nước ta cũng đã có trường chuyên biệt giảng dạy từ đầu thế kỷ XX Vào năm 1903 ông Nguyễn Văn Chí (người mù ở Pháp về) là người đã có công thay chữ Braille từ Pháp di nhập vào nước ta Ông thành lập trường mù đặt trong bệnh viện Chợ Rẫy — Sài gòn Sau đó trường bị đóng cửa bởi nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan Trải qua nhiều giai đoạn phát triển đến năm 1973 trường được chuyên về 184 đường Nguyễn Chí Thanh và hoạt động

dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bên cạnh đó, ở Sài Gòn năm 1963 còn mở một trường dạy trẻ khiếm thị đó là

trường La San Hiền Vương đặt tại 252 Hiền Vương nay là trường Võ Thị Sáu

Ở Hà Nội, năm 1936 có một cơ sở dạy người khiếm thị đặt tại 55 phố Quang

Trang 16

đường Nguyễn Thái Học - Hà Nội Đến năm 1960 tại Hà Nội có một cơ sở dạy bổ túc văn hóa cho thanh niên mù đặt tại Ba Đình — Hà Nội

Từ năm 1975 đến nay: Sau ngày giải phóng miền Nam, đất nước hoàn toàn

thống nhất, giáo dục trẻ khuyết tật Việt Nam thục sự được Nhà nước quan tâm không chỉ như một vấn để nhân đạo mà đó là một nhiệm vụ Mong muốn xây dựng một ngành học được thể hiện bằng VIỆC tiếp tục gới cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài

về tật học, mặt khác tiếp tục mở rộng các cơ sở giáo dục trẻ khuyết tật vén ton tại

từ trước Sự thế nghiệm ba mô hình giáo dục trẻ khuyết tật lần lượt được diễn ra Đặc biệt với sự thế nghiệm mô hình giáo dục hòa nhập khởi đầu năm 1990 đã tạo

một bước ngoặt quan trọng trong thực tiễn giáo dục trẻ khuyết tật Từ đó tỷ lệ trẻ khuyết tật được đi học hằng năm không ngừng tăng lên

Có thể nói kế từ sau năm 1975 đến năm 1990 là cả một quá trình trăn trở, tìm tòi giải pháp cho giáo dục trẻ khuyết tật ở nước ta Bước đầu là việc xây dung va mở rộng quy mô hệ thống các trường chuyên biệt, nhưng trẻ khuyết tật được giáo

dục tại các cơ sở này cũng chịu nhiều thiệt thòi do hạn chế của môi trường chuyên

biệt mang đến Những thử nghiệm về giáo dục hội nhập bắt đầu từ trước năm 1990 cũng không mang lại hiệu quả thiết thực xét từ lợi ích của bản thân trẻ khuyết tật cũng như về công tác chuyên môn

Từ năm 1990 tiếp thu tư tưởng về giáo dục hòa nhập, Viện khoa học giáo dục

Việt Nam nghiên cứu và triển khai thử nghiệm, cùng với sự hỗ trợ một phần tài chính từ các tổ chức quốc tế đã thu hút một số lượng lớn trẻ khuyết tật đi học hòa

nhập tại các trường mẫu giáo và tiêu học

Có thê khẳng định rằng: cùng với việc triển khai các chương trình giáo dục hòa nhập cộng đồng, nhiêu tỉnh thành đã có định hướng rõ ràng, tổ chức nhiều loại hình giáo dục trẻ khuyết tật phù hợp và có hiệu quả Trẻ khuyết tật đi học ngày càng nhiều, chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao Nếu như trong 25 năm thực hiện giáo dục chuyên biệt, đến nay các trường chuyên biệt cũng chỉ thu hút được

hơn 7 nghìn trẻ khuyết tật đi học thì chỉ sau 10 năm tiến hành giáo dục hòa nhập đã

Trang 17

Định hướng chiến lược đề giải quyết vần đề trẻ khuyết tật ở Việt Nam có thể được khẳng định là giáo dục hòa nhập Đây là xu thế chung của thế giới, đồng thời là mô hình giáo dục tiến bộ đề trẻ khuyết tật được bình đẳng, hòa nhập cộng đồng một cách tốt nhất, là động lực đề trẻ khuyết tật vươn lên phát triên tối đa tiềm năng

của mình Điều đó đã được thể nghiệm khẳng định trong điều kiện Việt Nam Hiệu

quả giáo dục hòa nhập xét về cả số lượng cũng như chất lượng giáo dục đã cho thấy đây thực sự là một giải pháp cho vấn đề trẻ khuyết tật ở Việt Nam

Vì vậy, nghiên cứu về quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật nói chung cũng như quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật bậc tiểu học TP Hồ Chí Minh đang còn có nhiều vấn đề vẫn phải tiếp tục triển khai Thành phố Hồ Chí Minh là

một trung tâm chính trị, văn hóa — kinh tế lớn của cả nước Sự phát triển nhanh về kinh tế cần phải được gắn liền với những điều kiện vẻ xã hội, về an sinh, về việc

giải quyết những vấn đề liên quan đến cuộc sống của con người Sự hoan hi của cuộc sống trong xã hội hôm nay phải có sự công bằng hợp lý, chính đáng cho tất cả mọi người, trong đó có người khuyết tật và trẻ em khuyết tật Cho nên, sự phát triển kinh tế - xã hội một cách nhanh và bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh phụ thuộc vào việc giải quyết những vấn đề xã hội, an sinh hiện nay Vấn đề đó chưa

được nghiên cứu nhiều và chưa được nhìn nhận ở tất cả các phương diện, góc độ

khác nhau, từ quan điểm của nhà nước, của các mạnh thường quân, của các tổ chức

tôn giáo Hơn nữa, nhìn nhận vấn đề giáo dục trẻ khuyết tật phải được nhìn nhận

từ góc độ quản lý giáo dục

1⁄2 MỘT SÓ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.2.1 Quản lý

Ngay từ khi con người hình thành các nhóm đề thực hiện những mục tiêu mà họ không thể đạt được với tư cách cá nhân riêng lẻ, thi quan lý đã là một yếu tố cần thiết để đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân, xã hội càng phát triển thì trình độ tổ chức, điều hành cũng được phát triển theo và ngày càng tinh vi hơn như mọi tat yếu lịch sử khách quan Quản lý không những đã trở thành một khoa học mà còn là một nghệ thuật Vậy quản lý là gì?

Trang 18

Theo Afanaxev A.G: “Quản lý con người có nghĩa là tác động đến anh ta, sao cho hành vi, công việc và hoạt động của anh ta đáp ứng những yêu cầu của xã hội

tập thé, dé những cái đó có lợi cho cả tập thê và cá nhân, thúc đây sự tiến bộ của xã

hội lẫn cá nhân”[1]

Aunapu, F.F cho rằng : “Quản lý hệ thống xã hội là một khoa học, nghệ thuật tác động vào hệ thống mà chủ yếu là những con người trong hệ thống đó nhằm đạt được những mục tiêu quản lý mà trong đó mục tiêu kinh tế - xã hội là cơ bản” [2]

Nói đến hoạt động quản lý người ta không thể không nhắc đến ý tưởng sâu

sắc của C.Mác: “Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều khiến mình, còn dàn nhạc thì cần có nhạc trưởng” Như vậy C.Mác đã lột tả được bản chất quản lý là một hoạt động

lao động đề điều khiến lao động Nó là một hoạt động tất yếu vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội loài người Như vậy hoạt động quản lý nảy sinh, bắt nguồn và phát triển từ lao động của con người Xã hội càng phát triển, các loại hình lao động càng phong phú phức tạp thì hoạt động quản lý càng có vai trò quan trọng và trở thành một ngành khoa học [Đặng Quốc Bảo, Khái niệm về quản lý giáo dục và chức năng quản lý giáo dục, Tạp chí Phát triển giáo dục, 1997]

Nhà lý luận quản lý kinh tế nước Pháp A Fayl, khi áp dụng lý thuyết vào

thực tiễn quản lý một xí nghiệp hoàn chỉnh cho rằng: “Quản lý là đưa xí nghiệp tới

đích, cố gắng sử dụng tốt nhất các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) của

nó.|Harold Koontz, Cyrit Odonnell, Heinz Wcthirith, Những vấn đẻ cốt yếu của quản lý, NXB KHKT Hà Nội năm 1993]

Quan điểm của tác giả trong nước về quản ly

“Quản lý” là một từ Hán Việt được ghép giữa từ “quản” và từ “lý” “Quản” là sự trông coi, chăm sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái ôn định “Lý” là sự sửa sang, sắp xếp, làm cho nó phát triển Như vậy “quản lý” là trông coi, chăm sóc, sửa sang, làm cho sự vật ôn định và phát trién

Ở Việt Nam, theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do nhà xuất

bản Giáo dục xuất bản năm 1994: Quản lý là trông coi, giữ gìn theo những yêu cầu

nhất định, là tổ chức và điều khiến các hoạt động theo những điều kiện nhất định

Trang 19

Giáo trình “Quản lý hành chính Nhà nước” của Học viện hành chính quốc gia nêu khái niệm quản lý như sau: “Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiến các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người đề chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt mục đích đã đề ra và đúng ý chí của người quản lý [ 12]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thê quản lý đến những người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến.” [19] Tác giả Nguyễn Bá Dương cho rằng: “Hoạt động quản lý là sự tác động qua lại một cách tích cực giữa chu thé và đối tượng quản lý qua con đường tô chức, là sự tác động điều khiến tâm lý và hành động của các đối tượng quản lý, lãnh đạo cùng hướng vào hoàn thành những

mục tiêu nhất định của tập thế xã hội” [17] Theo Trần Quốc Thành: “Quản lý là sự

tác động có ý thức của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển hướng dẫn các quá

trình xã hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với

ý chí quản lý, phù hợp với quy luật khách quan [26]

Từ các khái niệm và cách hiểu về quản lý, chúng ta có thê rút ra:

- Quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội Nghĩa là hoạt động quản lý chỉ cần thiết và tồn tại đối với một nhóm người - còn đối với

một cá nhân là sự điều khiến hoạt động của chính mình

- Quản lý bao gồm công việc chỉ huy và tạo điều kiện cho những người khác

thực hiện công việc và đạt được mục đích của nhóm

- Hệ thống quản lý được hiệu như sự phù hợp có tổ chức và thống nhất

Có thể nói hệ thống quản lý là sự tác động tương hỗ, biện chứng giữa chủ thể và khách thể quản lý Quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật Quản lý

nó vừa là một khoa học vì nó là lĩnh vực tri thức được hệ thống hóa và là đối tượng

nghiên cứu khách quan đặc biệt Quản lý là khoa học phân loại kiến thức, giải thích các mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý, dự báo kết quả Quản lý là một

nghệ thuật bởi lẽ nó là một hoạt động đặc biệt đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế và linh

hoạt những kinh nghiệm quan sát được, những tri thức đã đúc kết được Người quản lý áp dụng những kỹ năng tô chức con người và công việc

Trang 20

chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm khai thác và tận dụng tốt nhất những tiềm năng và cơ hội của đối tượng quản lý để đạt đến mục tiêu quản lý trong một môi trường luôn biến động Do quản lý là thiết yếu trong mọi hoạt động của mọi cấp, mọi ngành, mọi đơn vị: cơ quan, xí nghiệp, trường học nên Đảng ta đã nêu rõ “Tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước là cấp bách, là điều kiện tất yếu bảo đảm huy động lực lượng to lớn của quần chúng nhân dân đề hoàn thành mọi nhiệm vụ chính trị do Đảng đề ra, đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân” [28]

1.2.2 Quan ly giao duc 1.2.2.1 Khai niém

Xét về góc độ lịch sử thì khoa học quản lý giáo dục ra đời sau khoa học quản lý kinh tế Do đó trong các nước tư bản, người ta thường vận dụng lý luận quản lý xí nghiệp vào quản lý giáo dục và coi quản lý giáo dục như quản lý một loại xí nghiệp đặc biệt Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc day mạnh mẽ công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội

Giáo dục ngày nay là một bộ phận của kinh tế xã hội Do vậy quản lý giáo dục

là quản lý một quá trình kinh tế xã hội đặc biệt nhằm thực hiện đồng bộ, hài hòa sự phân hóa xã hội và xã hội hóa để tái sản xuất sức lao động, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội

Một số tác giả đã đưa ra khái niệm về quản lý giáo dục như sau:

Học giả nổi tiếng Kônđacốp M.I: “Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp tô chức, cán bộ, kế hoạch hóa, tài chính, cung tiêu nhằm đảm bảo vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng lẫn chất lượng [14]

Khuđôminxky.P.V cho rằng “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đề tất cả các khâu của

Trang 21

Đặng Quốc Bảo trong bài giảng những vấn để cơ bản của quản lý giáo dục có nêu: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tông quan là điều hành, phối hợp các lực lượng nhằm đây mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu câu phát triển của xã hội”

Ngày nay với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn cho thế hệ trẻ mà cho mọi người Cho nên quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân” [8]

Phạm Viết Vượng cho rằng: “Mục đích cuối cùng của quản lý giáo dục là tổ chức quá trình giáo dục có hiệu quả để đào tạo lớp thanh niên thông minh, sáng

tạo, năng động, tự chủ, biết sống và phan đấu vì hạnh phúc của bản thân và xã hội

[24] Tác giả Đỗ Ngọc Đạt trong giáo trình “Tổ chức nghiên cứu trong quản lý giáo dục” đã xác định : “Quản lý giáo dục là sự tác động có tô chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý trong hệ thống giáo dục, sử dụng tốt nhất

tiềm năng và điều kiện nhằm đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra theo đúng luật

định và thông lệ hiện hành.[ 10]

Có nhiều cách diễn đạt Khác nhau, song các định nghĩa trên nêu lên bản chất của quản lý giáo dục là hệ thống tác động có chủ định của chú thể quản lý giáo dục đến đối tượng quản lý trong hệ thống giáo dục nhằm khai thác và vận dụng tốt nhất

những tiềm năng và cơ hội để đạt được mục tiêu giáo dục, nhằm nâng cao chất

lượng và hiệu quả giáo dục

1.2.2.2 Chức năng của quản lý giáo dục

Chức năng quản lý là hình thái biểu hiện sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý Trong quản lý, chức năng quản lý là một phạm trù quan trọng, mang tính khách quan, có tính độc lập tương đối Chức năng quản lý nảy sinh và là kết quả của quá trình phân công lao động, là bộ phận tạo thành hoạt động quản lý tông thê, được tách riêng, có tính chuyên môn hóa

Hiện nay có nhiều tác giả có quan niệm khác nhau về số lượng chức năng Tuy nhiên hầu hết đề cập đến bốn chức năng chủ yếu đó là: Chức năng kế hoạch hóa, chức năng tổ chức , chức năng điều khiến và chức năng kiểm tra

a) Chức năng kế hoạch hóa trong quản lý giáo dục

Một tập thể lao động, trong đó có nhiều người liên kết với nhau hoạt động

Trang 22

người quản lý là làm thế nào để mọi người biết nhiệm vụ của mình, biết phương

pháp hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu của tổ chức Day là chức

năng kế hoạch hóa của nhà quản lý Kế hoạch hóa bao gồm việc xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, xác định từng bước đi, những điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định của cả hệ thống quản lý và bị quản lý

b) Chức năng tổ chức trong quản lý giáo dục

Để giúp cho mọi người cùng làm việc với nhau nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu cần phải xây dựng và duy trì một cơ cấu nhất định về những vai trò,

nhiệm vu va vi tri cong tac Cho nên có thể nói việc xây dựng các vai trò, nhiệm vụ

là chức năng tổ chức trong quản lý

Chức năng tô chức trong quản lý là việc thiết kế cơ cầu các bộ phận sao cho phù hợp với mục tiêu của tô chức Song, không phải chỉ có vậy, mà việc thực hiện chức năng tô chức trong quản lý còn phải chú ý đến phương thức hoạt động, đến

quyên hạn của từng bộ phận, tạo điều kiện cho sự liên kết ngang, dọc và đặc biệt

chú ý đến việc bố trí cán bộ - người vận hành các bộ phận của tô chức c) Chức năng điều khiển trong quản lý giáo dục

Đây là chức năng thể hiện năng lực của người quản lý Sau khi hoạch định kế hoạch và sắp xếp tổ chức, người cán bộ quản lý phải điều khiển cho hệ thống

hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra Đây là quá trình sử dụng quyên lực

quan ly dé tác động đến các đối tượng bị quản lý một cách có chú đích nhằm phát

huy hết tiềm năng của họ hướng vào việc đạt được mục tiêu chung của hệ thống

Người điều khiến hệ thống phải là người có tri thức và kỹ năng ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định

d) Chức năng kiểm tra trong quản lý giáo dục

Đây là chức năng quan trọng của nhà quản lý, vì tầm quan trọng và vai trò của nó nên có thể khẳng định rằng chức năng này xuyên suốt quá trình quản lý và là chức năng của mọi cấp quản lý, kế cả đối với nhà quản lý ở cơ sở giáo dục trong

trường học Kiểm tra chỉ một hoạt động nhằm thấm định, xác định một hành vi của

Trang 23

Cũng như các ngành khác trong toàn xã hội, trong giáo dục việc kiêm tra thực trạng việc chấp hành quyết định quản lý kết hợp với kiểm tra có tính chất phòng ngừa là hợp lí và rất cần thiết Hiện nay trong ngành giáo dục có nhiều loại kiêm tra, song kiêm tra chuyên môn là chủ yếu và quan trọng nhát

1.2.2.3 Các phương pháp quản ly trong quan ly giáo dục

Phương pháp quản lý giáo dục được hiểu là tông thể những cách thức tác động bằng những phương tiện khác nhau của chú thể quản lý đến hệ thống bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý Phương pháp quản lý giáo dục phải phù hợp với

mục đích quản lý giáo dục Có thể nói mục đích giáo dục quyết định việc lựa chọn

phương pháp quản lý Phương pháp quản lý phù hợp với nguyên tắc quản lý Sử dụng phương pháp quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật.Trong quản lý giáo dục, cách phân loại phương pháp quản lý giáo dục dựa vào nội dung và được chia làm ba loại chủ yếu đó là: phương pháp kinh tế - phương pháp hành chính - phương pháp giáo dục

a) Phương pháp kinh tế

Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý thông qua lợi ích kinh tế Phương pháp kinh tế phải thông qua việc lựa chọn và sử dụng các công cụ đòn bẩy kinh tế như giá cả, lãi suất, tiền lương,

tiền thưởng, lợi nhuận để tác động đến điều kiện hoạt động của con người Thông

qua các chính sách và đòn bẩy kinh tế, người ta tự tính toán thiệt hơn để tự quyết

định hành động của mình, không có sự can thiệp trực tiếp của tổ chức

Phương pháp kinh tế lấy lợi ích vật chất làm động lực thúc đây con người hành động Lợi ích đó thể hiện qua thu nhập của mỗi người, lấy lại từ thành quả chung, phù hợp với mức độ đóng góp của mỗi người Nếu người quản lý quá coi

trọng lợi ích chung, coi nhẹ lợi ích cá nhân của mỗi người sẽ làm triệt tiêu động lực

của họ Ngoài tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi cũng là lợi ích bổ sung cho thu nhập của con người Phúc lợi không liên quan đến công việc, nhưng nó có ý nghĩa cúng có thêm mục tiêu của tổ chức, giúp thu hút và động viên các thành viên làm

Trang 24

Nhu cầu vật chất là điều kiện cơ bản về cuộc sống của mọi người, do đó con người khi thực hiện công việc nào đó đều quan tâm đến lợi ích vật chất và thu

nhập Vì vậy, người quản lý phải hết sức coi trọng vận dụng phương pháp kinh tế So với các phương pháp quản lý khác, phương pháp kinh tế có ưu điểm là đặt

mỗi người vào điều kiện tự mình quyết định làm việc như thế nào là có lợi nhất

cho mình và cho tô chức

Tuy vậy, phương pháp kinh tế cũng có những hạn ché vốn có của nó Nếu lạm dụng phương pháp kinh tế sẽ dẫn người ta tới chỗ chỉ nghĩ tới lợi ích vật chất, thậm

chí lệ thuộc vào vật chất, tiền của mà quên tinh thần, đạo lý, có thể dẫn tới những

hành vi phạm pháp

b) Phương pháp hành chính

Phương pháp hành chính là tông thể các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của chu thé quan ly đến đối tượng bị quản lý dựa trên cơ sở quan hệ tổ chức và quyền lực nhà nước

Các mối quan hệ tô chức và quyền uy xuất hiện ở tất cả tô chức giáo dục và các cơ sở giáo dục Đặc trưng cơ bản của phương pháp này là sự cưỡng bức đơn phương của chủ thê quản lý Quan hệ ở đây là quan hệ giữa quyền uy và phục tùng, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa cá nhân và tô chức Cấp trên ra lệnh buộc cấp dưới phải chấp hành

Phương pháp hành chính được sử dụng nhằm mục đích tô chức và điều hành Chủ thể quản lý ban hành các văn bản pháp quy quy định về tổ chức và hoạt động của các tổ chức giáo dục, quy định quan hệ hoạt động trong nội bộ cũng như các đối tượng quản lý với các chủ thê khác hoặc chú thể quản lý thông qua các hình thức như chỉ thị, mệnh lệnh hành chính bắt buộc cấp dưới thực hiện những nhiệm vụ theo phương hướng nhất định nhằm đảm bảo sự đúng hướng, sự phối hợp nhịp nhàng giữa cá bộ phận

c) Phương pháp giáo dục

Trang 25

hiện nhiệm vụ của họ, đồng thời chuẩn bị tư tưởng, tình cảm, ý thức trách nhiệm, ý thức tự giác, tự chủ, lòng kiên trì, tĩnh thần tự chịu trách nhiệm, không khí lành mạnh trong tô chức khi thực hiện nhiệm vụ

Trong quản lý giáo dục, phương pháp này được sử dụng nhiều, một phần do

đặc điểm của môi trường hoạt động giáo dục Phần khác do tính hiệu quả cao của

nó Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục, làm cho con người hiểu rõ đúng - sal, phải - trái, tốt - xấu, lợi — hại, thiện - ác để từ đó nâng cao tính tự giác làm việc gắn bó với tô chức

1.2.3 Trẻ khuyết tật

1.2.3.1 Khái niệm trẻ khuyết tật

Theo “Luật người khuyết tật”, người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc suy giảm chức năng trong một thời gian dài biểu

hiện dưới dạng tật, chịu ảnh hưởng của những rào cản làm cản trở sự tham gia bình

đẳng vào cuộc sống xã hội

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khái niệm khuyết tật dựa vào những đặc điểm sức khỏe, những hạn chế trong hoạt động của cá thể và môi trường sống của họ Từ đó, nhận diện khuyết tật dựa vào 3 yếu tố cơ bản: a) Những thiếu hụt về cầu trúc cơ thể và sự suy giảm các chức năng: b) Những hạn chế trong hoạt động của cơ thể do khuyết tật gây ra; c) Những khó khăn, trở ngại do môi trường sống đưa

lại làm cho họ không thể tham gia đầy đủ và có hiệu quả mọi hoạt động của cộng

đồng, xã hội

Theo ý kiến của các nhà khoa học hiện nay, khái niệm trẻ khuyết tật được hiểu

là những trẻ bị khiếm khuyết về cấu trúc hoặc các chức năng cơ thể hoạt động không bình thường dẫn đến những khó khăn nhất định trong hoạt động cá nhân, tập thể, xã hội và không thể học tập theo chương trình giáo dục phô thông nếu không có sự hỗ trợ đặc biệt về phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học và những

trang thiết bị đặc biệt

Trang 26

1.2.3.2 Phân loại trẻ khuyết tật a) Trẻ khiếm thính

Trẻ khiếm thính là những trẻ bị suy giảm sức nghe ở những mức độ khác nhau dẫn tới khó khăn về nghe về ngôn ngữ và giao tiếp, ảnh hưởng đến quá trình nhận thức và các chức năng tâm lý Tùy theo mức độ suy giảm thính lực, trẻ khiếm thính

được chia làm 4 mức khác nhau:

Mức 1: Điếc nhẹ: Từ 20 - 40 DB (để-xi-ben) Trẻ còn nghe được âm thanh lời nói bình thường trong môi trường yên tĩnh và nhìn được hình miệng của người nói.Trong lớp học có âm thanh nên lớn, trẻ sẽ gặp khó khăn như nghe không day đủ

Mức 2: Điếc vừa: Từ 40 — 70 đB ( đề-xi-ben) Trẻ nghe được tiếng nói to khi nhìn được hình miệng, trong môi trường yên tĩnh, nếu có máy trợ thính phù hợp thi trẻ có thê nghe được bình thường

Mức 3: Điếc nặng: Từ 70 — 90 dB (dé-xi-ben) Tré co thé nghe duoc mot số

âm thanh tiếng nói nếu được sử dụng máy trợ thính phù hợp Nếu không nghe được trang bị máy trợ thính phù hợp trẻ khó có thê giao tiếp bằng lời

Mức 4: Điếc sâu, điếc đặc: Từ 90 dB (đê-xi-ben) trở lên Trẻ có thể nghe được

một số âm thanh tiếng nói nếu được trang bị máy trợ thính phù hợp, được luyện tập

từ nhỏ.Tiếng nói của trẻ khơng hồn chỉnh hoặc không có, trẻ chủ yếu giao tiếp

bằng cử chỉ điệu bộ

b) Trẻ khiếm thị

Trẻ khiếm thị là những trẻ bị suy giảm thị lực, trẻ nhìn kém hoặc mù, làm cản

trở quá trình chuyền giao và xứ lý thông tin qua ánh sáng

Trẻ khiếm thị có hai mức độ đó là:

+ Trẻ mù: Là những trẻ không phân biệt được 5 đầu ngón tay cách mắt 15em (có thị lực < 0,04 Vis ) những loại trẻ này cần phải sử dụng ký hiệu chữ nỗi (Braille) trong qua trinh hoc tap

+ Trẻ nhìn kém: Là những trẻ khi đã có phương tiện hỗ trợ tối đa, thị lực đạt

Trang 27

c) Trẻ chậm phát triển trí tuệ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ là những trẻ có chỉ số thông minh thấp hơn mức trung bình: IQ dưới 70 và có hạn chế ở ít nhất hai trong số các lĩnh vực hành vithích ứng Chậm phát triểm trí tuệ có nghĩa là bị khiếm khuyết về nhận thức, khiếm khuyết vé kỹ năng thích ứng xã hội và có khó khăn về học

Chậm phát triển trí tuệ được chia làm nhiều mức độ: Nhẹ, trung bình, nặng, nghiêm trọng

đ) Trẻ có tật vận động

Trẻ có tật vận động là những trẻ bị khiếm khuyết một phần về chức năng của

các cơ quan vận động trong cơ thê làm cho trẻ có khó khăn về vận động 1.2.4 Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

1.2.4.1 Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

Hòa nhập là một khái niệm được sử dụng từ lâu trong khoa học và trong đời

sống xã hội

Hòa nhập được nhìn nhận trên lý thuyết của xã hội học và giáo dục học, khẳng định rằng tất cả mọi người đều là những thành viên quan trọng của xã hội, không phân biệt sự khác nhau hoặc sự đa dạng của họ Trong giáo dục, điều này có nghĩa

là tất cả trẻ em khuyết tật, bất kể khuyết tật gì, bất kề năng lực như thế nào, bất kế

thành phần kinh tế - xã hội, tôn giáo, dân tộc, giới tính, có khác nhau đến đâu vẫn có thể cùng nhau học tập trong một môi trường giáo dục, môi trường nhà trường

Giáo dục hòa nhập trong một trường học cụ thể được hiểu là hình thức giáo

dục trẻ khuyết tật trong một môi trường, trong một lớp cùng chung với trẻ em bình thường khác Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật đối với xã hội có nghĩa là hình thức giáo dục phù hợp với từng loại đối tượng trẻ khuyết tật, có sự điều chỉnh về chương trình, đồ dùng dạy học, các công cụ hỗ trợ, các kỹ năng đặc thù để trẻ

khuyết tật có thể hòa nhập tối đa với xã hội về nhiều phương diện

Chính vi vậy, việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật cũng có nhiều mô hình

Trang 28

1.2.4.2 Một số mô hình giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật a) Mô hình giáo đục chuyên biệt

Trong quá trình nghiên cứu đối tượng trẻ khuyết tật người ta nghĩ đến một cách dạy cho trẻ đôi ba chữ và dần dần đã có những thứ nghiệm dạy một số kiến thức văn hóa cho trẻ khuyết tật Loại hình lớp giáo dục chuyên biệt ra đời

Giáo dục chuyên biệt hay còn gọi là giáo dục tách biệt cho trẻ khuyết tật là kiểu giáo dục tách riêng từng loại trẻ khuyết tật khác nhau với những nguyên lý, nguyên tắc giáo dục riêng, với các nội dung, chương trình sách giáo khoa và phương pháp giáo dục riêng Ví dụ như: Trường dành cho trẻ khiếm thính, trường

dành cho trẻ khiếm thị, trường dành cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

Pon ce de Leon (1520 — 1584) là một tu sĩ ở Tây Ban Nha Ông đã mở một

trường nhỏ dành cho những trẻ điếc (có khoảng 15 học sinh) tại một tu viện ở

Valladid, người ta đưa ra các vật dụng và viết tên của chúng rồi dạy học sinh bắt đầu làm quen với từ theo kiểu này Người ta cũng dạy câu, dạy học sinh phát âm rõ ràng từng câu một Với kết quả ban đầu, sự thành công đầu tiên của trường chuyên

biệt được ghi nhận lại trong lịch sử, xóa đi mọi nghi ngờ về dạy chữ cho người

khuyết tật Nó đã mở đường cho lĩnh vực giáo dục người khuyết tật phát trién Vi vậy, cũng có thể nói rằng trường học của Ponce de Leon đã đặt nền móng cho mô hình giáo dục chuyên biệt đầu tiên trên thế giới

oO Ý, năm 1662 tại Palécmô đã có trường day học dành cho 30 học sinh khiếm

thị và vào thế ký XIX Guilotarra (1832- 1899) đã mở trường cho trẻ khiếm thính.Ở Ha Lan, JohnAman (1669- 1724) đã dạy trẻ điếc bằng phương pháp nói kết hợp với phương pháp cấu hình và mở trường dạy cho trẻ mù từ năm 1808 Như vậy, bắt đầu từ thế kỷ XVI ở Tây Ban Nha đã có trường lớp chuyên biệt dạy trẻ khuyết tật nó đã phát triển mạnh mẽ vào các thế kỷ sau ở nhiều nước trên thế giới, sang thế ky XX nhiều nước trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ các trường chuyên biệt dạy trẻ khuyết tật theo nhiều phương pháp khác nhau

Trang 29

những trẻ điếc câm, kia là những trẻ mù lòa Khi đã làm xong việc gắn mác, trẻ

khuyết tật được tổ chức vào các lớp dựa trên sự phân loại lớp của trẻ điếc nhiều,

lớp của trẻ điếc ít

Trong quá trình giáo dục mỗi loại trẻ khuyết tật Ngoài những nội dung, phương pháp chung như giáo dục trẻ bình thường, cần phải có những nội dung, phương pháp thích hợp đề tiến hành giáo dục cho mỗi loại trẻ khuyết tật

Cũng cần phải thừa nhận rằng mô hình giáo dục chuyên biệt nảy sinh và phát triển trong giai đoạn lịch sử tương ứng với nên văn minh nhân loại Khi mà nền

văn hóa chung có sự tiến bộ hơn trước đó người ta đã nghĩ đến một mô hình, một cách dạy học cho trẻ khuyết tật Mặc dù cho đến nay trình độ phát triển ta thấy mô

hình chuyên biệt có nhiều khiếm khuyết

Trong các năm học ở trường phố thông đặc biệt dành cho trẻ khuyết tật, các em được phục hồi chức năng, học văn hóa, giáo dục lao động, hướng nghiệp dạy nghề, khi ra trường các em có trình độ học vấn tương đương với lớp 5 trường tiêu học, được học một nghề cơ bản có thể hành nghề nuôi sống bản thân, không những thế các em còn được phục hồi tốt các chức năng bị phá hủy, được nâng cao thể chất đạo đức và các hoạt động tập thể, văn nghệ, thê thao Một số trẻ khuyết tật có

thể học lên cấp 2

Nhà trường phổ thông đặc biệt dành cho các cháu tật nặng có nội dung, chương trình, phương pháp đặc biệt được thực hiện theo quy trình chặt chế từ lớp dưới lên lớp trên, ở đây cũng có những phương tiện dạy học mang tính đặc thù phù

hợp với từng loại tật Giáo viên của các trường chuyên biệt được đào tạo chuyên

môn chuyên sâu theo từng chuyên ngành dạy cho trẻ có tật Những giáo viên này có tri thức tương đối đầy đủ về sư phạm va tật học, có đủ năng lực để tiến hành tốt quá trình giáo dục trẻ khuyết tật

Trang 30

b) Mô hình giáo dục hội nhập

Trong quá trình nghiên cứu các nhà tật học đã tìm ra những giải pháp đạt hiệu quả cao hơn trong giáo dục khuyết tật và đã đưa ra mô hình giáo dục hội nhập trên cơ sở phát huy những ưu điểm vốn có của mô hình chuyên biệt, khắc phục những nhược điểm của nó

Đây là mô hình giáo dục mà trẻ khuyết tật được lựa chọn trường lớp phổ thông Trẻ khuyết tật có thể được vào lớp học phô thông với trẻ bình thường (thường là những trẻ khuyết tật nhẹ) và cũng có thể vào học với nhau trong một lớp riêng được đặt trong trường phô thông

Tư tưởng của giáo dục hội nhập: Giáo dục hội nhập có thể coi như là cái

ngưỡng của giáo dục chuyên biệt và giáo dục hội nhập Trong tô chức giáo dục, có những học sinh khuyết tật học hòa nhập hoàn toàn trong lớp bình thường, nhưng vẫn có những lớp được tô chức dạy riêng, tách biệt

Dạy học ở đây chưa có quan niệm đồng nhất về mọi trẻ khuyết tật đều là trẻ em và phải dạy học theo nhu cầu, năng lực của từng em Ở đây vẫn còn sự phân biệt: Trẻ khuyết tật này học hòa nhập được, trẻ khuyết tật kia thì không Người ta còn boăn khoăn, lo lắng sự bình thường hóa trong quá trình giáo dục trẻ khuyết tật Dạy như thế nào đề trẻ khuyết tật càng đến trường bình thường thì càng tốt chứ không phải dạy đề phát triển hết tiềm năng của từng em Vì thế, trong dạy học vẫn lấy các môn học làm trung tâm, chương trình làm thước đo

Mô hình giáo dục hội nhập có những bước tiến rõ nét hơn mô hình giáo dục chuyên biệt song mô hình giáo dục hội nhập vẫn còn những tổn tại vốn có của nó:

- Thực hiện giáo dục theo kiểu nữa vời, tất cả học sinh khuyết tật chưa được hưởng nên giáo dục, chương trình giáo dục bình đẳng

- Còn có một phân tách biệt, đó là những học sinh trong các lớp riêng của trường phô thông

- Còn lây môn học làm trung tâm chứ không phải học sinh làm trung tâm - Môi trường giáo dục chưa được thay đổi Vẫn là môi trường giáo dục cũ và người ta có thể thay đổi đi một chút ít ở chỗ này, chỗ kia

Trang 31

- Còn phân biệt rõ giữa các loại giáo viên: Giáo viên chuyên biệt, chuyên sâu trong từng lĩnh vực với giáo viên chủ nhiệm lớp Các loại giáo viên này chưa có sự

hợp tác chặt chẽ với nhau vì mục đích, mục tiêu giáo dục còn khác nhau

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật nó đã trực tiếp can thiệp và hỗ trợ vào toàn bộ đời sống con người Đặc biệt đối với trẻ khuyết tật hiện nay đã có nhiều dịch vụ hỗ trợ giúp trẻ sớm khắc phục những khiếm khuyết tạo điều kiện cho trẻ hòa nhập tốt với cộng đồng

c) Mô hình giáo dục hòa nhập

Giáo dục hòa nhập là mô hình giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với

trẻ em bình thường trong trường phố thông ngay tại nơi trẻ sinh sống Giáo dục hòa nhập dựa trên quan điểm xã hội trong việc nhìn nhận trẻ khuyết tật Nguyên nhân gây ra khuyết tật không phải chỉ do khiếm khuyết của bản thân cá thể mà còn là khiếm khuyết về phía xã hội

Như vậy, giáo dục hòa nhập được xuất hiện trên cơ sở sự đánh giá đúng trẻ khuyết tật, trẻ khuyết tật được nhìn nhận như mọi trẻ em khác Các quá trình phát triển tâm lý diễn ra bình thường Mọi trẻ khuyết tật đều có những năng lực nhất định, chính từ sự đánh giá đó mà trẻ khuyết tật được coi là những chủ thé giáo dục hơn là đối tượng, Từ đó người ta tập trung quan tâm ,„ tìm kiếm những cái mà trẻ khuyết tật có thể làm được, các em sẽ làm tốt khi các việc đó phù hợp với nhu cầu và năng lực của các em Trong giai đoạn giáo dục này gia đình, cộng đồng, xã hội

cần tạo ra sự hợp tác và hòa nhập với các em trong mọi hoạt động ở mọi môi

trường Vì thế các em phải được học ngay ở trường học gần nhất, nơi các em sinh ra và lớn lên Các em luôn luôn được sưởi ấm bằng tình thương yêu của cha, mẹ, anh, chị của các em và được cả cộng đồng đùm bọc giúp đỡ Khiếm khuyết của cơ thể không còn là của riêng, khó khăn riêng của các em, mà cái đó được coi như là một mối quan tâm chung, được chia sẻ với các thành viên trong gia đình và của những người xung quanh với các em

Trang 32

toàn, những xúc động, vui, buồn trong tình cảm diễn ra một cách bình thường, các quá trình tâm lý ôn định, phát triển cân đối, hài hòa như những trẻ em khác, không có sự hụt hãng đáng tiếc Trong điều kiện đó các em yên tâm phấn đấu học tập và phát triển

Các em được học cùng chung một chương trình với các bạn bình thường khác, chương trình và phương pháp ở đây sẽ được điều chỉnh, đổi mới cho phù hợp với nhu cầu năng lực của các em Dạy học như vậy sẽ đem đến hiệu quả cao, các em sẽ phát triển hết khả năng của mình Trong giáo dục hòa nhập sẽ được coi trọng cân đối giữa kiến thức và kỹ năng xã hội Môi trường giáo dục thay đối, các em được tự do giao lưu, giúp đỡ lẫn nhau làm cho các em phát triển và thích ứng tốt hơn với môi trường xã hội

Giáo dục hòa nhập sẽ tạo ra cơ hội, môi trường để nhiều lực lượng tham gia

giáo dục có điều kiện hợp tác với nhau vì mục tiêu chung Đây cũng là môi trường mà mọi người trong cộng đồng có điều kiện tiếp cận với trẻ khuyết tật nhiều hơn, thấy rõ hơn những nhu câu, tiềm năng của các em, những mặt mạnh, mặt yếu của các em, từ đó thấy rằng cần phải làm những gì để hỗ trợ giúp đỡ các em nhiều hơn Càng có nhiều người hiểu các em, giúp đỡ các em, chắc chắn các em sẽ có sự

trưởng thành vượt bật

Mô hình giáo dục hòa nhập là mô hình hoàn thiện nhất trong các mô hình giáo

dục trẻ khuyết tật Bởi vì, nó tạo ra môi trường, cơ hội để trẻ khuyết tật phát triển

tốt nhất, giáo dục hòa nhập có cơ sở lý luận vững chắc về đánh giá con người, về mối tương quan giữa cá nhân với cộng đồng và các giải pháp thích hợp trong tổ chức cũng như trong tiến trình giáo dục Dạy hòa nhập cho trẻ khuyết tật được áp dụng những lý luận dạy học hiện đại - lấy người học làm trung tâm Chương trình được điều chỉnh, phương pháp được đối mới thích hợp cho mọi học sinh học tốt

tiến bộ

Giáo dục hòa nhập là mô hình giáo dục kinh tế nhất, nhân văn nhất Mô hình này làm cho mọi trẻ em đi học đều vui, đều thấy rõ trách nhiệm của mình Nó cũng

Trang 33

cho mọi người sống thân thiện, hòa bình, hữu nghị và quan tâm tới người khác dù ở trong điều kiện, hoàn cảnh nào

1.2.5 Giải pháp và giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học

1.2.5.1 Giải pháp

Theo từ điền tiếng Việt, giải pháp là “phương pháp giải quyết một vần đề cụ thể nào đó”

Như vậy, nói đến giải pháp là nói đến những cách thức tác động nhằm thay

đôi, chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạng thái nhất định nhằm đạt

được mục đích hoạt động Giải pháp càng thích hợp, càng tối ưu, càng giúp con người nhanh chóng giải quyết được những vấn để đặt ra Tuy nhiên, để có được những giải pháp như vậy, cần phải dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn đáng tin cậy

1.2.5.2 Giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiêu học Giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiêu học là những cách thức tác động có ý thức của chủ thê quản lý tới khách thể quản lý (hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở bậc tiêu học) nhằm đưa hoạt động sư phạm

chuyên biệt này đạt được kết quả tối ưu trong một hoàn cảnh cụ thé

1.3 MOT SO NOI DUNG GIAO DUC HOA NHAP TRE KHUYET TAT

VA QUAN LY GIAO DUC HOA NHAP TRE KHUYET TAT O TIEU HOC Quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học cũng là một bộ phận

của quản lý giáo dục, quản lý xã hội Là một trong những quản lý chuyên môn, nghiệp vụ của các cấp quản lý giáo dục, nó bao gồm một loạt các biện pháp tổng hợp đòi hỏi các nhà quản lý phải thực hiện đó là: Quản lý mục tiêu giáo dục hòa nhập, đối tượng bồi dưỡng, nội dung chương trình và hình thức bồi dưỡng, tập huấn đào tạo, quản lý tốt các điều kiện, tổ chức thực hiện, bôi dưỡng, tập huấn đào tạo, quản lý việc kiếm tra, xét cấp chứng chỉ các đợt tập huấn và chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng tập huấn và quản lý kết quả đó trong việc xét kết quả

hoạt động chuyên môn của đơn vị, cá nhân

Trang 34

xin trình bày kết hợp nội dung giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật vào trong nội dung quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiêu học

1.3.1 Quản lý việc thực hiện mục tiêu của giáo dục hòa nhập

Dé tim ra các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý các cấp và giáo viên ở các đơn vị cơ sở đề phát triển giáo dục hòa nhập

1.3.1.1 Ý nghĩa của việc xây dựng mục tiêu giáo dục

Trẻ khuyết tật có những khó khăn và thuận lợi riêng so với trẻ bình thường cùng lứa tuổi về một số mặt, vì thế gây cho trẻ không ít khó khăn trong quá trình lĩnh hội những tri thức phổ thông Trong thực tế chỉ ra rằng trẻ khuyết tật nặng khó

có thể hoàn thành mục tiêu tiểu học Bởi vay đối với đối tượng trẻ khuyết tật nặng

cần có mục tiêu giáo dục riêng phù hợp với những đặc điểm của trẻ

Việc xác định mục tiêu đúng đắn, phù hợp cho từng trường hợp sẽ giúp cho giáo viên biết phương hướng giúp đỡ trẻ trong quá trình giáo dục và giảng dạy trẻ ở trên lớp trong suốt quá trình trẻ học ở nhà trường Hơn nữa tránh hiện tượng trẻ khuyết tật bị bỏ rơi trong lớp vì xét cho cùng trẻ khuyết tật nặng khó có thể theo

kịp được trẻ em bình thường về một số mặt Bởi vậy việc xác định mục tiêu giáo dục sẽ giúp cho trẻ khuyết tật có cơ hội và tạo điều kiện được đánh giá như trẻ em

bình thường khác

Mục tiêu giáo dục được xác định chính xác, phù hợp sẽ kéo theo việc hoạch

định những nội dung và biện pháp hỗ trợ trẻ phù hợp đảm bảo cho quá trình giáo dục đạt được hiệu quả cao nhất Đồng thời giúp cho trẻ có thể phát huy hết khả

năng còn lại của mình dé hoc tap

1.3.1.2 Mục tiéu giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

Mục tiêu giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật đã được thể hiện trong các văn bản hiện hành, với việc khẳng định trẻ em nói chung được hưởng hai quyên cơ bản là:

Được tôn trọng nhân cách và học tập Trên cơ sở hai quyên cơ bản đó là, Nhà nước ta tổ chức giáo dục trẻ khuyết tật vì những mục đích chủ yếu: Tạo cho trẻ em

khuyết tật có được môi trường sống bình thường trong cộng đồng: (xóa bỏ mặc

cảm hai chiều: xã hội nhìn nhận trẻ khuyết tật và bản thân trẻ tự nhìn nhận), giúp

Trang 35

dựng nên giáo dục Việt Nam thực sự là nên giáo dục cho mọi người, mang tính nhân văn sâu sắc — một nền giáo dục tiến bộ Bảo đảm quyên học tập cho trẻ

khuyết tật trong điều kiện cụ thể của đất nước, địa phương, nhà trường hay cơ sở giáo dục

Những mục dich dao tao, giáo dục chính yếu trên có thực hiện kết quả hay khơng, hồn tồn phụ thuộc vào chất lượng và số lượng đội ngũ giáo viên; trước hết là giáo viên các trường khuyết tật

1.3.1.3 Nguyên tắc xây dựng mục tiêngiáo dục hòa nhập trẻ khuyết tat

Để đảm bảo tính chính xác của mục tiêu đối với giáo dục trẻ khuyết tật cần

phải tuân theo những nguyên tắc sau:

Nguyên tắc thứ nhát: Mục tiêu giáo dục phải dựa vào mục tiêu giáo dục phố thông, lấy nó làm chỗ dựa, làm thước đo, làm cơ sở để xây dựng Mục tiêu giáo dục trẻ khuyết tật không thê tách biệt khỏi mục tiêu giáo dục trẻ bình thường cùng lứa tuôi Nguyên tắc này chi phối toàn bộ hệ thống mục tiêu cho đến việc xây dựng những yêu cầu cho mỗi giai đoạn, cho mỗi nội dung giáo dục Tùy theo từng trường hợp cụ thể, như đối với những em khuyết tật nhẹ, ít khó khăn trong học tập thì dựa vào mục tiêu giáo dục phổ thông, nhưng với những trường hợp khuyết tật

nặng thì dựa vào mục tiêu giáo dục bậc tiểu học làm cơ sở

Nguyên tắc thứ hai: Mục tiêu giáo dục ở đây mang tính cá biệt cao độ - nói

cách khác — mục tiêu giáo dục cho từng học sinh cụ thé Boi vay viéc xac dinh muc tiêu phải căn cứ vào đặc điểm cá biệt, những thuận lợi và khó khăn của từng học sinh Mục tiêu được đặt ra sao cho cá nhân học sinh đó đủ khả năng dé đạt được

trong khoảng thời gian nhất định

Nguyên tắc thứ ba: Mục tiêu đặt ra phải căn cứ vào những điều kiện cụ thế và cần thiết để đạt được, nghĩa là mục tiêu phải mang tính khả thi Điều kiện ở đây

bao gồm môi trường và điều kiện sống của học sinh, điều kiện giáo dục ở nhà

trường, trình độ khả năng của đội ngũ giáo viên và những người tham gia chăm

sóc, giáo dục trẻ

Trang 36

Bước khảo sát, tìm hiểu đối tượng: Phải có nội dung tìm hiểu cụ thể về mức

độ khiếm khuyết của từng trẻ, những khó khăn và thuận lợi ở trẻ trong quá trình giáo dục hòa nhập với trẻ bình thường

Bước xác định mục tiểu giáo đục: Trên cơ sở tìm ra những khó khăn thuận

lợi của trẻ, phải định ra mục tiêu giáo dục phù hợp cho từng đối tượng, ở từng lớp, từng bậc học

Bước thông qua mục tiêu giáo dục: Mục tiêu giáo dục sau khi xác định phải thông qua các đối tượng liên quan tham gia vào quá trình giáo dục, phải đảm bảo được thống nhất Đây là cơ sở pháp lý cho việc kiểm tra, đánh giá học sinh, đánh

giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục hòa nhập

Bước cụ thê hóa mục tiêu bằng những mục tiêu ngắn hạn và những yêu cầu cho từng nội dung giáo dục Quản lý giáo dục ở các cấp khác nhau đều nhằm mục

đích: tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các cơ sở thực hiện tốt mục tiêu giáo

dục

Do đó chúng ta xác định rằng: Mục tiêu quản lý giáo dục hòa nhập trẻ

khuyết tật ở bậc tiểu học được cụ thể hóa từ mục tiêu quản lý giáo dục ở bậc tiểu

học đó là hệ thống các tác động có chủ định của chủ thể quản lý đến toàn bộ hệ thống giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật nhằm khai thác và vận dụng tốt nhất những cơ hội để đạt được mục tiêu giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục

1.3.2 Quản lý việc xây dựng, thực hiện nội dung giáo dục hòa nhập trẻ

khuyết tật

Quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học cũng như quản lý các ngành khác thể hiện rõ chức năng của công tác quản lý như: Kế hoạch hóa, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra đánh giá Các nội dung cụ thể của công tác quản lý giáo

dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học cụ thể là:

- Quan ly vé muc tiéu cua giáo dục hoa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học xác

định rõ được mục tiêu phát triển số lượng, quy mô mạng lưới trường, lớp, học sinh ở đây là việc làm đầu tiên của nhà quản lý Số lượng là yếu tố cần thiết đê xác định

Trang 37

- Quản lý, điễu chỉnh nội dung chương trình: là yêu cầu hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện giáo dục hòa nhập, vấn đề điều chỉnh nội dung chương trình cho phù hợp với từng đối tượng trẻ khuyết tật nhằm tạo điều kiện để trẻ

khuyết tật phát huy hết khả năng còn lại thực hiện tốt nhiệm vụ học tập của mình

- Quản lỷ việc nâng cao chất lượng: các hoạt động giáo dục theo đúng các nguyên lý giáo dục nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục hòa nhập

Chất lượng học sinh là mục tiêu, là kết quả của toàn bộ quá trình giáo dục, việc chỉ đạo bậc học quán triệt nguyên lý giáo dục, đây mạnh toàn điện và cân đối

các hoạt động nói trên, thực sự nâng cao chất lượng các hoạt động để nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh theo mục tiêu đào tạo đó là nội dung trọng tâm của

quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiêu học

- Quản lý các điều kiện thiết yếu của giáo dục trẻ khuyết tật phù hợp với bậc

học: Sự nghiệp giáo dục của bậc học chỉ được phát triển mạnh mẽ về số lượng và nâng cao được chất lượng khi có được các điều kiện thiết yếu đó là:

+ Có đội ngũ giáo viên là lực lượng quyết định trong nhà trường đú về số lượng, vững về chính trị, giỏi về chuyên môn

+ Có cơ sở vật chất và thiết bị là yếu tố vật chất của lực lượng giáo dục ngày càng đầy đú, hoàn thiện

+ Có lực lượng toàn xã hội, các tơ chức đồn thế, các tô chức từ thiện trong và

ngoài nước kết hợp với nhà trường chăm sóc giáo dục trẻ

Xây dựng các điều kiện thiết yếu trên là một mặt quan trọng của công tác quản lý và là bước đi ban đầu để làm cho chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao

1.3.3 Quản lý việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giáo viên và những người làm công tác giáo dục trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học

Theo luật giáo dục Việt Nam, điều tiên quyết để xây dựng chuyên ngành giáo dục khuyết tật, trước hết phải có đội ngũ giáo viên những người làm công tác giáo dục trẻ khuyết tật Tuy nhiên, tình hình đào tạo cán bộ quản lý và giáo viên

hệ giáo dục khuyết tật hiện nay đang phải đối diện với ba thực tế:

- Chưa có cơ sở đào tạo giáo viên hệ khuyết tật một cách có hệ thống, theo

Trang 38

- Số lượng giáo viên hệ khuyết tật hiện có mới chỉ đảm bảo dạy cho 3% tông số khuyết tật trong cả nước

- Chất lượng giáo viên còn nhiều hạn chế, nhu cầu đòi hỏi về công tác tô chức bồi dưỡng cho giáo viên rất cao Có thể nói phải bắt đầu từ đầu - từ vạch khởi điểm bằng 0

Vào những năm cuối thế kỷ XX, cả nước mới có Trung tâm Đào tạo và phát triển giáo dục đặc biệt của Trường Đại học Sư phạm và Đại học Quốc gia Hà Nội đào tạo một lớp giáo viên dạy trẻ khiếm thính Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật

của Viện khoa học Giáo dục được Bộ Giáo dục — Đào tạo cho phép mở lớp thí điểm đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật ở trình độ cao đẳng sư phạm tại hai

trường Cao dang Su phạm Vĩnh Phúc (ở phía bắc) và Tiền Giang (ở Nam Bộ) trong năm học 1999 -2000

Thực tại đó mới chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ (3%) yêu cầu giáo dục khuyết tật SỐ giáo viên đương chức được đào tạo chủ yếu theo hình thức ngắn hạn, còn thiếu nhiều tri thức và kỹ năng sư phạm tật học Nhiều địa phương muốn mở trường khuyết tật, nhưng đành bó tay vì không có giáo viên Số giáo viên dạy hòa

nhập đều hạn chế nhiều về sư phạm tật học

Tháng 5 năm 1995, Trung tâm Giáo dục Trẻ khuyết tật thuộc Viện khoa học

Giáo dục đã công bố số liệu về triển khai chương trình giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở 33 tỉnh thành trong cả nước, cùng 66 huyện, 926 xã, 1041 trường tiểu học; có 26.102 trẻ khuyết tật được huy động đến 11.086 lớp hòa nhập và 11.031 giáo viên phố thông tham gia Theo thống kê của Viện khoa học Giáo dục (năm 1998), cả nước có 66 cơ sở dạy trẻ khuyết tật theo hướng chuyên biệt với 554 giáo viên, trực tiếp dạy 3.677 trẻ khuyết tật các loại Trong số đó có 22 trường của TP Hồ Chí Minh, chiếm 33% tông các cơ sở dạy trẻ khuyết tật

Số lượng giáo viên của hệ thống giáo dục khuyết tật TP Hồ Chí Minh mới chỉ đáp ứng được gần 30% yêu cầu giảng dạy trẻ khuyết tật Trước thực tại đó công tác tô chức bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giáo viên các trường khuyết tật càng trở nên cấp bách

Trang 39

e_ Tê kiến thức, bao hàm không chỉ có học hàm, học vi, văn bằng chứng

chỉ, mà cả kiến thức người giáo viên trau dồi, tiếp thu được qua các hình thức: Học ở trường lớp, tự đào tạo, tự bồi dưỡng, tham khảo qua sách báo, và các thông tin đại chúng( đài, báo, vô tuyến truyền hình), qua các cuộc hội thảo khoa học, báo cáo chuyên đề

©_ Lê kỹ năng, bao gồm các kỹ năng giảng dạy văn hóa, chăm sóc, phục hồi chức năng và giáo dục hướng nghiệp cho trẻ khuyết tật

Sự nghiệp giáo dục trẻ khuyết tật hiện nay ở Việt Nam là một mô hình còn

rất mới mẻ, ở ngay tầm quốc gia cũng đang trong quá trình thử nghiệm, nhằm từng bước đúc kết thành lý luận để đưa vào vận dụng Thực tế đó đòi hỏi người giáo viên cần có thói quen đúc kết kinh nghiệm, sáng kiến trong giảng dạy và giáo dục

Một đòi hỏi tất yếu nữa là người giáo viên của hệ giáo dục trẻ khuyết tật phải phần đấu tự trang bị thêm nhiều hiểu biết về những tư tưởng giáo dục tiến bộ; những phương pháp giáo dục tiên tiến và thường xuyên bổ sung cho vốn hiểu biết của mình những kiến thức về: giáo dục học, tâm lý học, ngôn ngữ học, sinh lý học lứa tuôi, tật học Đó sẽ là phương tiện, công cụ và là hành trang để người giáo viên hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của mình trước sự tôn vinh, kính trọng của xã hội

© Tê kinh nghiệm, là sự đúc rút, tích lũy kinh nghiệm của giáo viên trong giảng dạy, trong cuộc sống đề làm phong phú thêm hiểu biết, trình độ và năng lực giảng dạy của giáo viên Ở đây, năng lực không thẻ tách rời phẩm chất, đạo đức phải có ở từng giáo viên khuyết tật

Khi tổ chức bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giáo viên các trường khuyết tật, cần xác định rõ nhu cầu của người bồi dưỡng Mà theo khái niệm hiện hành “

nhu cầu là sự chênh lệch, là khoảng cách giữa trình trạng hiện tại với trình trạng

mong muốn” Nói cách khác, nhu cầu được hiểu là khoảng cách giữa trình độ, kiến

thức, kinh nghiệm, thái độ hiện có với trình độ cần phải có, cần đạt được đề thực

Trang 40

Nhu cầu giáo viên cần được bồi dưỡng được thê hiện qua mô hình: Nhu cầu Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần có —————— > Bồi dưỡng Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm hiện có

Nhằm tổ chức bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giáo viên khuyết tật đạt hiệu quả, cần phải thông qua ba bước cụ thể:

1 Xác định lượng kiến thức, kỹ năng cần có (thông qua hé sơ, văn bản) vừa quan sát tự đánh giá, nhận xét và sử dụng phiếu hỏi đề thăm dò, phỏng vấn

2 Phân tích kiến thức (lượng thông tin), các kỹ năng cần có với kiến

thức, kỹ năng hiện có để xác định khoảng cách chênh lệch

3 Xem xét, đánh giá đặc điểm nguồn lực (số lượng giáo viên, cán bộ quản lý cần bồi dưỡng) đề lập kế hoạch, chương trình bồi dưỡng phù hợp với đối tượng có nhu cầu

1.3.4 Quản lý việc đảm bảo cơ sớ vật chất, trang thiết bị cho việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học

Việc đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc giáo dục hòa nhập trẻ

khuyết tật ở bậc tiểu học đạt được kết quả khi hội đủ những điều kiện sau đây: Cung cấp đầy đủ tài liệu, thông tin phục vụ công tác giảng dạy cho giáo viên

Bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy học cho

giáo viên: Đủ phòng học, lớp học cho từng đối tượng học sinh khuyết tật; trang bị

các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho từng loại hình học sinh khuyết tật

Ngày đăng: 29/08/2014, 06:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w