Hơn nữa thông qua mỗi chủ đề của bài học nếu giáo viên bỏ qua việc tích hợp giáo dục ý thức đạo đức , môi trường, dân số ,….cho học sinh thì quả là một thiếu sót .Chính thông qua việc gi
Trang 1PHẦN I : PHẦN LÝ LỊCH
- Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Kim Thanh
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường THPT Triệu Quang Phục
-Tên đề tài SKKN: “Áp dụng phương pháp dạy tích hợp vào một số bài
dạy môn tiếng Anh bậc THPT”
Trang 2PHẦN II : NỘI DUNG PHẦN MỞ ĐẦU
I ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1 Thực trạng của việc dạy và học ngoại ngữ
Hiện nay, tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông nhất trên thế giới và nó cũng là ngoại ngữ phổ biến ở Việt Nam Chính vì vậy, thông thạo tiếng Anh sẽ là một lợi thế rất lớn cho việc xin việc làm cũng như nắm bắt được nhiều cơ hội khởi nghiệp từ sự hội nhập toàn cầu ngày nay Để theo kịp tiến trình chung này việc dạy và học tiếng Anh được bộ GD-ĐT đặc biệt quan tâm.Đặc biệt sự ra đời của
đề án ngoại ngữ 2020 đã nhấn mạnh hơn nữa đến việc dạy và học ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp và đòi hỏi mỗi học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường THPT cần phải có một trình độ Tiếng Anh nhất định để giao tiếp được ở mức độ đơn giản Những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo biên soạn nhiều bộ sách giáo khoa theo đường hướng giao tiếp dành cho bậc học phổ thông Chương trình và SGK mới có độ khó cao hơn, có nhiều chủ đề hay, mới (Cultural Diversity, Nature, People and Places), có nhiều kiến thức liên quan đến các môn văn hoá khác và tích hợp đủ các kỹ năng Nếu giáo viên chỉ trang bị cho học sinh vốn ngữ pháp và từ vựng liên quan đến chủ đề mà quên đi tính liên môn giữa các môn học thì bài giảng luôn khô khan và nặng nề, học sinh luôn cảm thấy sợ hãi và mệt mỏi sau mỗi giờ ngoại ngữ Hơn nữa thông qua mỗi chủ
đề của bài học nếu giáo viên bỏ qua việc tích hợp giáo dục ý thức đạo đức , môi trường, dân số ,….cho học sinh thì quả là một thiếu sót Chính thông qua việc giáo dục này còn giúp các em có cơ hội sử dụng ngữ liệu mới vào tình huống thực tế để giao tiếp thực tế, và qua đó giúp các em hình thành đựợc nhiều năng lực cơ bản như năng lực giải quyết vấn đề, tự học, hợp tác và đặc biệt năng lực ngôn ngữ giao tiếp được phát triển Từ những lý do trên, tôi luôn trăn trở để tìm
ra phương pháp nào có thể giúp học sinh cảm thấy hứng thú với giờ học tiếng Anh để từ đó chất lượng giờ học đạt hiệu quả hơn Sáng kiến kinh nghiệm mang tên "Áp dụng phương pháp dạy học tích hợp vào một số bài dạy môn Tiếng Anh bậc THPT” là những kinh nghiệm được đúc rút từ quá trình nghiên cứu và
thực nghiệm giảng dạy trong nhiều năm của bản thân
Trang 3I.2.Ý nghĩa và tác dụng của đề tài
Với sáng kiến,tôi mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc thay đổi hình thức dạy và học ngoại ngữ theo phương pháp dạy học tích hợp.Vì thông qua phương pháp này giáo viên sẽ giúp học sinh hình thành được những năng lực cao đáp ứng yêu cầu xã hội
Hơn nữa,tôi chỉ mong muốn giúp học sinh biết sử dụng kiến thức các bộ môn Địa lý, Văn học, Nghệ thuật, Khoa học…vào học Tiếng Anh làm cho bài học phong phú và hấp dẫn hơn, bên cạnh đó các em còn dùng những hiểu biết của mình từ các môn học khác để mở rộng vốn từ, tri thức, được giáo dục nhiều
kỹ năng trong cuộc sống và tình huống thực tế Từ đó các em thấy rằng học Tiếng Anh luôn là quá trình tương tác liên tục giữa các bộ môn với nhau và có
cơ hội được sử dụng tiếng anh trong giao tiếp thực tế
I.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Kiến thức : dùng các kiến thức dạy tích hợp
- Học sinh: Trường THPT Triệu Quang Phục
II PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số biện pháp sau:
- Phân tích tình hình thực tiễn của dạy và học ngoại ngữ
- Tìm hiểu về phương pháp dạy học tích hợp
- Tìm hiểu về phương pháp dạy học theo đề án
- Tìm hiểu về kiến thức liên môn với các môn khác theo mỗi chủ đề trong SGK
Trang 4GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A MỤC TIÊU
Sáng kiến kinh nghiệm này đựợc viết ra để:
Làm rõ về khái niệm dạy học tích hợp và tầm quan trọng của dạy học tích hợp
Cung cấp một số nội dung về dạy học tích hợp cho một số bài trong chương trình THPT môn tiếng Anh
Đưa ra bài soạn tham khảo về dạy học tích hợp và sản phẩm của học sinh
B MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
I.THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG NHÀ TRƯỜNG
Trong những năm qua việc dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường đã và đang có những thay đổi đáng kể lớp
Về phía giáo viên
Đa số giáo viên của trường có chuyên môn cao, nhiệt tình trong công tác, ham học hỏi… Các thầy cô giáo trong nhà trường đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng giao tiếp Chẳng hạn, trong vài năm qua nhóm Anh đã tổ chức ngoại khóa tiếng Anh cho học sinh, tổ chức thi nói các khối.Tuy nhiên một số giáo viên còn rụt rè trong đổi mới phương pháp, không dám thay đổi hoặc thiết kế lại sách giáo khoa, chưa tìm ra được nhiều phương pháp khác nhau để làm mới các bài giảng Hơn nữa, để đáp ứng mục đích thi cử thì đa số giáo viên còn tập trung vào dạy từ vựng, ngữ pháp, đọc hiểu cho học sinh và việc dành thời gian cho kỹ năng nghe nói ít nhiều còn hạn chế
Về phía học sinh:
Ưu điểm:
Thứ nhất: Các em học sinh lớp đã tiếp cận 7 năm học với môn tiếng Anh
Không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra, đánh giá mà giáo viên
đề ra
Thứ hai: Các em đã có kiến thức rất sâu, rộng về các vấn đề tài nguyên
thiên nhiên, môi trường, xã hội, và các vấn đề về kinh tế chính trị trong nước cũng như ngoài nước thông qua các môn như Địa lý, Lịch sử, Văn học,
Trang 5Thứ ba: Trong các môn học như môn Văn học, Lịch sử, Địa lí… các em
đã được tìm hiểu về kiến thức nhiều môn được tích hợp trong các bài học Vì vậy khi cần thiết kết hợp kiến thức của một môn học nào đó vào bộ môn Ngoại Ngữ để giải quyết một vấn đề trong bài học, các em sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ
Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên tôi thấy tích hợp trong giảng dạy
sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn Vì vậy đối với bản thân tôi, trong những năm vừa qua năm học 2014 – 2015 này tôi đã mạnh dạn áp dụng một số giải pháp dạy học tích hợp liên môn để nhằm tạo hứng thú cũng như giúp các em biết vận dụng kiến thức của các môn học khác như Lịch Sử, Địa Lý,… vào học Ngoại Ngữ để giờ học Ngoại Ngữ đạt được hiệu quả cao hơn Đồng thời qua mỗi chủ đề tôi có tích hợp giáo dục nhiều kỹ năng trong cuộc sống như tích hợp giáo dục môi trường, dân
số, hướng nghiệp, bảo vệ di sản văn hóa địa phương…
Trang 6II NỘI DUNG GIẢI PHÁP
II.1 Dạy học tích hợp
II.1.1 Khái niệm dạy học tích hợp
Khái niệm dạy học tích hợp được đưa ra dưới nhiều tiếp cận khác nhau Hội nghị phối hợp trong chương trình của UNESCO, Paris 1972 có đưa ra
định nghĩa: Dạy học tích hợp các khoa học là một cách trình bày các khái niệm
và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực
khoa học khác nhau Với quan niệm trên, dạy học tích hợp nhằm các mục tiêu:
(1) Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học tập với cuộc sống
hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống; (2) Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho học sinh vận dụng vào xử lý những tình huống có ý nhĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở không thể thiếu cho quá trình học tập tiếp theo; (3) Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống thực tế, cụ thể, có ích cho cuộc sống sau này; (4) Xác lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càng cao, có như vậy học sinh mới thực sự làm chủ được kiến thức và mới vận dụng được kiến thức đã học khi gặp một tình huống bất ngờ, chưa từng gặp
Quan điểm của Ban chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau
2015 cho rằng: Dạy học tích hợp được hiểu là giáo viên tổ chức để học sinh huy
động đồng thời kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó lại hình thành những kiến thức, kỹ năng mới, từ đó phát triển những năng lực cần thiết
Như vậy, dạy học tích hợp có thể hiểu đó là một quan điểm dạy học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn Điều
đó cũng có nghĩa là để đảm bảo cho mỗi học sinh biết vận dụng kiến thức được học trong nhà trường vào các hoàn cảnh mới lạ, khó khăn, bất ngờ; qua đó trở
Trang 7thành một người công dân có trách nhiệm, một người lao động có năng lực.Dạy học tích hợp đòi hỏi việc học tập ở nhà trường phổ thông phải được gắn với các tình huống của cuộc sống sau này mà học sinh có thể phải đối mặt và chính vì thế nó trở nên có ý nghĩa đối với học sinh Như vậy, dạy học tích hợp sẽ phát huy tối đa sự trưởng thành và phát triển cá nhân mỗi học sinh, giúp các em thành công trong vai trò người chủ gia đình, người công dân, người lao động tương lai
II.1.2 Một số quan điểm dạy học trong tổ chức dạy học tích hợp
Hai quan điểm dạy học chủ đạo trong tổ chức dạy học tích hợp:
II.1.2.1 Dạy học giải quyết vấnđề
Khái niệm: Dạy học giải quyết vấn đề là cách thức, con đường mà giáo
viên áp dụng trong việc dạy học để làm phát triển khả năng tìm tòi khám phá độc lập của học sinh bằng cách đưa ra các tình huống có vấn đề và điều khiển hoạt động của học sinh nhằm giải quyết các vấn đề
Đặc trưng của dạy học giải quyết vấn đề
Dạy học giải quyết vấn đề gồm có bốn đặc trưng sau:
(1) Đặc trưng cơ bản của dạy học giải quyết vấn đề là xuất phát từ THCVĐ:
- Tình huống có vấn đề (THCVĐ) luôn chứa đựng nội dung cần xác định, một nhiệm vụ cần giải quyết, một vướng mắc cần tháo gỡ và do vậy, kết quả của việc nghiên cứu và giải quyết THCVĐ sẽ là tri thức mới hoặc phương thức
hành động mới đối với chủ thể
- THCVĐ được đặc trưng bởi một trạng thái tâm lý xuất hiện ở chủ thể trong khi giải quyết một bài toán, mà việc giải quyết vấn đề đó cần đến tri thức mới, cách thức hành động mới chưa biết trước đó
(2) Quá trình dạy học theo quan điểm GQVĐ được chia thành những giai đoạn có mục đích chuyên biệt:
* Thực hiện dạy học giải quyết vấn đề theo 3 bước:
Trang 8
Hình 1.1: Cấu trúc dạy học giải quyết vấn đề theo 3 bước
Bước 1: Tri giác vấn đề
- Tạo tình huống gợi vấn đề
- Giải thích và chính xác hóa để hiểu đúng tình huống
- Phát biểu vấn đề và đặt mục đích giải quyết vấn đề đó
Bước 2:Giải quyết vấn đề
- Phân tích vấn đề, làm rõ những mối liên hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm
- Đề xuất và thực hiện hướng giải quyết, có thể điều chỉnh, thậm chí bác
bỏ và chuyển hướng khi cần thiết Trong khâu này thường hay sử dụng những qui tắc tìm đoán và chiến lược nhận thức như sau: Qui lạ về quen; Đặc biệt hóa
và chuyển qua những trường hợp giới hạn; Xem tương tự; Khái quát hóa; Xét những mối liên hệ và phụ thuộc; Suy ngược (tiến ngược, lùi ngược) và suy xuôi (khâu này có thể được làm nhiều lần cho đến khi tìm ra hướng đi đúng)
- Trình bày cách giải quyết vấn đề
Bước 3: Kiểm tra và nghiên cứu lời giải
- Kiểm tra sự đúng đắn và phù hợp thực tế của lời giải
- Kiểm tra tính hợp lý hoặc tối ưu của lời giải
- Tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết quả
- Đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ xét tương tự, khái quát hóa, lật ngược vấn đề và giải quyết nếu có thể
Trang 9* Thực hiện dạy học giải quyết vấn đề theo 4 bước
Hình 1.2: Cấu trúc dạy học giải quyết vấn đề theo 4 bước
Bước 1: Đưa ra vấn đề: Đưa ra các nhiệm vụ, tình huống và mục đích của hoạt
động
Bước 2: Nghiên cứu vấn đề: Thu thập hiểu biết của học sinh, nghiên cứu tài liệu
Bước 3: Giải quyết vấn đề: Đưa ra lời giải, đánh giá chọn phương án tối ưu
Bước 4: Vận dụng: Vận dụng kết quả để giải quyết bài tình huống, vấn đề
- Làm việc theo nhóm nhỏ (trao đổi ý kiến, khuyến khích tìm tòi…)
- Thực hiện những kỹ thuật hỗ trợ tranh luận (ngồi vòng tròn, chia nhóm nhỏ theo những ý kiến cùng loại )
- Tấn công não (brain storming), đây thường là bước thứ nhất trong sự tìm tòi giải quyết vấn đề (người học thường được yêu cầu suy nghĩ, đề ra những
ý hoặc giải pháp ở mức độ tối đa có thể có của mình)
- Báo cáo và trình bày (thực hiện nhiều cách làm, từ cá nhân viết, trình bày ở nhóm nhỏ, báo cáo của nhóm trước cả lớp )
(4) Có nhiều mức độ tích cực tham gia của học sinh khác nhau: Tùy theo
mức độ độc lập của học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề Tùy theo mức độ độc lập của học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề, người ta đề cập đến các cấp độ khác nhau, cũng đồng thời là những hình thức khác nhau của dạy học
Trang 10giải quyết vấn đề như tự nghiên cứu giải quyết vấn đề, tìm tòi từng phần, trình bày giải quyết vấn đề của giáo viên
II.1.2.2 Dạy học định hướng hoạt động
Hình 1.3:Cấu trúc vĩ mô của hoạt động
Quan điểm đổi mới chất lượng dạy học trong dạy nghề là trang bị cho học sinh các năng lực thực hiện nhiều hơn những tri thức có tính tái hiện lại Để thực hiện được định hướng đổi mới này phải cần đến các phương thức đào tạo có tính hoạt động và có tính giải quyết vấn đề Người học cần được trang bị một lượng tri thức cơ bản đồng thời liên kết và định hướng tới các năng lực Một vấn đề đặt
ra ở đây là phương pháp dạy và học nào là mang lại hiệu quả hình thành được ở học sinh các năng lực Đã từ lâu người ta nghiên cứu tiếp cận lý thuyết hoạt động để thiết kế tổ chức dạy học hướng đến các năng lực trên Bản chất của dạy học định hướng hoạt động là hướng học sinh vào hoạt động giải quyết các vấn
đề kỹ thuật hoặc các nhiệm vụ tình huống nghề nghiệp, nhằm chuẩn bị cho học sinh tham gia vào giải quyết các nhiệm vụ nghề nghiệp
- Một hoạt động bao gồm nhiều hành động và bao giờ cũng nhằm vào đối tượng để chiếm lĩnh nó, chính đối tượng đó trở thành động cơ hoạt động của chủ thể
- Hành động được thực hiện bằng hàng loạt các thao tác để giải quyết những nhiệm vụ nhất định, nhằm đạt mục đích của hành động
Trang 11- Thao tác gắn liền với việc sử dụng các công cụ, phương tiện trong những điều kiện cụ thể
Trong bất kỳ hành động có ý thức nào, các yếu tố tâm lý đều giữ những chức năng:
- Định hướng hành động
- Thúc đẩy hành động
- Điều khiển thực hiện hành động
- Kiểm tra, điều chỉnh hành động
Vận dụng lý thuyết hoạt động vào hoạt động dạy học tức là phải coi học sinh là chủ thể của mọi hoạt động học tập (học lý thuyết, học thực hành, thực tập sản xuất, học các hoạt động văn hóa, xã hội ), giáo viên cần phải xây dựng nên nội dung hoạt động đáp ứng yêu cầu của mục tiêu đào tạo thể hiện thành hệ thống
những nhiệm vụ cụ thể và tổ chức hoạt động của học sinh thực sự có kết quả
Trọng tâm kiểu dạy học định hướng hoạt động là tổ chức quá trình dạy học mà trong đó học sinh hoạt động để tạo ra một sản phẩm Thông qua đó phát triển được các năng lực hoạt động nghề nghiệp Các bản chất cụ thể như sau:
- Dạy học định hướng hoạt động là tổ chức học sinh hoạt động mang tính trọn vẹn, mà trong đó học sinh độc lập thiết kế kế hoạch qui trình hoạt động, thực hiện hoạt động theo kế hoạch và kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động
- Tổ chức quá trình dạy học, mà trong đó học sinh học thông qua hoạt động độc lập ít nhất là theo qui trình cách thức của họ
- Học qua các hoạt động cụ thể mà kết quả của hoạt động đó không nhất thiết tuyệt đối mà có tính chất là mở (các kết quả hoạt động có thể khác nhau)
- Tổ chức tiến hành giờ học hướng đến mục tiêu hình thành ở học sinh kỹ năng giải quyết nhiệm vụ nghề nghiệp
- Kết quả bài dạy học định hướng hoạt động tạo ra được sản phẩm vật chất hay ý tưởng
Về khía cạnh phương pháp dạy học Giờ học theo kiểu định hướng hoạt động được tổ chức theo qui trình 4 giai đoạn sau:
Trang 12Hình 1.4: Cấu trúc dạy học định hướng hoạt động
Nếu có điều kiện thì tổ chức tình huống học tập (THHT) ngay tại lớp học Nếu tình huống quá phức tạp thì tổ chức cho lớp học tiếp cận ngay tại hiện trường (tham quan hoc tập), hoặc ghi hình hiện trường rồi trình chiếu lại trên lớp Nếu không có điều kiện thì đơn giản chỉ là lời kể lại, mô tả lại của giáo viên bằng lời, bằng hình vẽ hay tranh ảnh tượng trưng Việc này không đơn giản chỉ
để dẫn nhập mà còn có nhiều tác động xuyên suốt bài dạy
Sản phẩm hoạt động càng phức tạp thì độ khó đối với học sinh càng lớn Thông thường, các bài học được bắt đầu với các nhiệm vụ đơn giản Trong giai đoạn này giáo viên không chỉ giao nhiệm vụ mà còn thống nhất, quán triệt với học sinh về kế hoạch, phân nhóm và cung cấp các thông tin về tài liệu liên quan
để học sinh chủ động lĩnh hội trong quá trình thực hiện
Trang 13Giai đoạn 2: Tổ chức lập kế hoạch hoạt động giải quyết vấn đề
Trong giai đoạn này, giáo viên tổ chức cho học sinh thu thập thông tin qua tình huống học tập (THHT), những gì quan sát được, thâu lượm được, rồi đối chiếu với điều kiện hiện tại Từ đó xác định cái gì mới chưa biết cần phải học, cái gì đã biết cần vận dụng cái nào khó cần phải hỏi Như vậy ta thấy THHT đóng vai trò hết sức quan trọng, cho nên xây dựng THHT không phải đơn giản
Trên cơ sở phân tích THHT giáo viên tổ chức cho HS lập kế hoạt hành động để giải quyết vấn đề đã xuất hiện trong THHT
Sản phẩm thu được của giai đoạn này là bản kế hoạch thực hiện, mà bản thân nó đã được GV chuẩn bị trước khi vào giờ giảng Thông thường nó bao gồm danh sách các kỹ năng cần hình thành, qui trình thực hiện từng kỹ năng, định lượng thời gian làm việc cho từng kỹ năng và lượng kiến thức lý thuyết mới xen vào khi thực hiện các qui trình đó Riêng GV cần lưu ý thời điểm xen phần lý thuyết vào giai đoạn của quá trình hoạt động sao cho khi HS cần GV đáp ứng đúng thời điểm mới có hiệu quả
Với quan niệm hình thành kỹ năng nghề nghiệp là chính, nên phần hình thành kỹ năng phân tích THHT và lập kế hoạch không dành quá nhiều thời gian
để thực hiện, GV chỉ cần trình bày qua nội dung và đưa ra sản phẩm đã chuẩn
bị Việc này được thực hiện nhiều lần sẽ dần hình thành cho HS thói quen phân tích THHT và lập kế hoạch cho bản thân sau này, cũng như HS biết tại sao GV phải có những sản phẩm đó Trường hợp đặc biệt, muốn phát huy tính tích cực của HS, GV có thể tập trung tổ chức hoạt động này, nhưng điều đó không được khuyến khích trong dạy học tích hợp Bởi vì, có thể HS có thể xây dựng qui trình khác với qui trình mà dây chuyền sản xuất đang cần
Giai đoạn 3: Tổ chức thực hiện theo kế hoạch, qui trình đã lập
Trong giai đoạn này có những việc phải làm là:
- Thao tác mẫu của GV
- Trình bày tổng quát qui trình đã lập
- Thao tác thử của HS
- Đánh giá thao tác thử của HS
Trang 14- Lưu ý các lỗi thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục, phòng tránh
- Trang bị kiến thức lý thuyết cần thiết
Tùy theo mức độ đơn giản hay phức tạp của vấn đề đặt ra mà các kỹ năng cần hình thành được tổ chức hợp lý
Giai đoạn 4: Tổ chức đánh giá
Bước cuối cùng của dạy học định hướng hoạt động là GV tổ chức đánh giá quá trình giải quyết vấn đề Nội dung đánh giá bao gồm:
- Về kỹ năng: Mức độ hình thành các kỹ năng của bài học Thông qua quá trình theo dõi HS luyện tập GV đã nắm bắt thao tác của từng HS, sản phẩm thu được của các em so với sản phẩm mẫu
- Về kiến thức: Mức độ lĩnh hội các kiến thức lý thuyết mới cũng như mức độ vận dụng kiến thức đã học vào quá trình luyện tập
- Về thái độ: GV đã quan sát thái độ học tập của HS từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối ra sao, diễn biến tâm lý có đúng như dự đoán của GV không Thái
độ học tập của biểu hiện qua tinh thần học tập hăng say, tích cực hay thụ động, miễn cưỡng tò mò khoa học, muốn hỏi nhiều điều hay chỉ dừng lại ở thắc mắc trong đầu
Ngoài ra GV có thể đánh giá thêm về tiến độ thời gian, về độ khó của vấn
đề trên tinh thần động viên HS học tốt hơn sau này
II.2 Sơ lược về các bài học trong sách giáo khoa bậc THPT
Khi xây dựng bài học của từng tiết học ở môn tiếng Anh, giáo viên sẽ dễ dàng nhận thấy nội dung của bài học ấy liên quan đến kiến thức nào để từ đó xây dưng giáo án theo hướng tích hợp, khai thác, mở rộng các kiến thức ở môn khác, đồng thời những kiến thức về kỹ năng sống cũng rất dễ dàng tích hợp Sau đây là cụ thể hóa một số bài và nội dung tích hợp trong bài đó:
Trang 15Khối
(Grade) Đơn vị bài học (Unit) Nội dung tích hợp (integration)
KHỐI
10
Unit 5: Technology and you Tin học, giáo dục văn hóa sử dụng
mạng xã hội facebook hay vi tính
Unit 6: An excursion Địa lý, giáo dục ý thức yêu quý và
bảo vệ thiên nhiên
Unit 10: Conservation Lịch sử, địa lý, giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường
Unit 16: Historical places Lịch sử, văn học, giáo dục ý thức
bảo tồn bảo vệ các di sản văn hóa
KHỐI
11
Unit 7: World population Địa lý, giáo dục dân số
Unit 11: Sources of energy Vật lý, địa lý, giáo dục ý thức tiết
kiệm năng lượng
Unit 12: The Asian Games
Địa lý, thể dục, giáo dục ý thức bảo
vệ sức khỏe bản thân và lợi ích của thể dục thể thao
Phục- Tìm hiểu quần thể di tích Phố Hiến và giáo dục ý thức bảo vệ bảo tồn
di tích lịch sử văn hóa địa phương)
II.3.1 Bài soạn và quá trình thực hiện
Unit 16: Historical places (Grade 10)
OBJECTIVES: By the end of this lesson, SS will be able to:
1/ Intergaring subjects:
+ intergrate the following subjects:
-Literature 10: Period 62 : Methods of giving presentation
Trang 16- History 10 : Unit 20: Building and developing cultural people between
10th and 15th century
-Informatics 10 : Applying Microsoft Office Word and Microsoft Office
powerpoint
+ apply knowledge from this lesson to learn the following subjects:
- Geography 12 : Unit 31 : Developing tourism
-Civic Education 11 Unit 13 : Policies of Education and
3/ Skill and competence :
+read a passage of 150-170 words for general and specific information
+Give a presentation about a historical plases
+ have 21st century skills self –study, problem-solving,time
management,communication,collabration, language and uilizing high tech tools
+Experience a real life situation in students’ hometown to get
cross-cultural understanding
4/ Attitudes:
+ realize the importance of historical places along with the development
of economy-society, culture-tourism both nationally and locally
+ raise students’ awareness of protecting and preserveing historical places
through which they show their patriotism
PROCEDURES
1.Step 1 : A lecture in class:
1.1 Organization: 10D : No one is absent
1.2 Warm up and lead-in :
Trang 17- Activity 1 : + SS watch a video clip about Van Mieu Quoc Tu Giam + Asks SS to tell what they know about this hisrorical places ( using what they learn in history)- SS answer
Today, to understand more about this , we are going to study Unit 16 : Hisrorical places- Part A: Reading
1.3 New lesson :
Teacher follows Powerpoint lesson plan
A Before you read
- Activity 2 : + teacher elicit some new words :
B While you read
-Activity 4 : SS work in groups to find information about Van Mieu- Quoc Tu Giam:
C After you read
Teacher asks SS to list some historical places in Hung Yen
Trang 18SS list some : Da Trach temple, Nom pogada, Pho Hien,……
Teacher asks SS to explore Pho Hien relic group and devide the class into three groups to collect the following information:
History Architecture Features Festivals Preservation Chuong