1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một vài kinh nghiệm giảng dạy trong một tiết dạy hoá học 8 có sử dụng thí nghiệm biểu diễn nhằm phát huy năng lực nhận thức của học sinh

23 556 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 157,5 KB

Nội dung

MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY TRONG MỘT TIẾT DẠY HOÁ HỌC 8 CÓ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM BIỂU DIỄN NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH1/ PHẦN MỞ ĐẦU 1.1/ Lý do chọn sáng kiến: Trong q

Trang 1

MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY TRONG MỘT TIẾT DẠY HOÁ HỌC 8 CÓ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM BIỂU DIỄN NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH

1/ PHẦN MỞ ĐẦU

1.1/ Lý do chọn sáng kiến:

Trong quá trình đổi mới sách giáo khoa, cùng với sự thay đổi phương tiệndạy học thì đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là một trongnhững vấn đề quan trọng và được đặt lên hàng đầu

Cũng như các bộ môn khoa học khác, để dạy và học tích cực môn Hoá họcphải dựa trên quan điểm lấy học sinh làm trung tâm cho cả quá trình dạy học.Muốn vậy giáo viên phải vận dụng tốt những phương pháp dạy học tích cực

Vì môn Hoá học là môn khoa học thực nghiệm nên việc sử dụng thí nghiệmHoá học để dạy học tích cực đó cũng là phương pháp đặc thù của bộ môn

Đối với bộ môn Hoá học, thí nghiệm giữ vai trò đặc biệt quan trọng trongnhận thức, phát triển, giáo dục như một bộ phận không thể tách rời của quá trìnhdạy- học Người ta coi thí nghiệm là cơ sở của việc học Hoá học và để rèn kĩnăng thực hành Thông qua thí nghiệm sẽ tạo được hứng thú cho học sinh, từ đóhọc sinh nắm được kiến thức vững chắc và sâu sắc hơn

Thí nghiệm hoá học còn có tác dụng giúp phát triển tư duy của học sinh,học sinh tiếp cận với thế giới quan duy vật biện chứng đồng thời củng cố niềmtin khoa học, giúp hình thành những kỷ năng trong học tập như: Thận trọng,ngăn nắp, trật tự, gọn gàng…Đặc biệt với việc thay đổi nội dung chương trình,sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới theo hướng tích cực hoá hoạt độngcủa học sinh như hiện nay thì thí nghiệm càng được coi trọng, nhất là các thínghiệm được tiến hành thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu (học sinhnghiên cứu thí nghiệm do giáo viên biểu diễn hoặc nhóm học sinh tự nghiên cứuthí nghiệm để rút ra được kiến thức cần lĩnh hội)

Vì vậy, để làm tốt điều này thì người giáo viên cần có kinh nghiệm và biết

sử dụng thí nghiệm sao cho phù hợp với nội dung kiến thức và mục tiêu của bài

Trang 2

học nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Bên

cạnh đó, khi giáo viên tiến hành thực hiện các thí nghiệm biểu diễn thì phải đảmbảo các thí nghiệm đó thành công ở mức cao nhất

Sử dụng thí nghiệm để dạy học tích cực có những mức độ khác nhau Tuỳtheo mức độ mà thí nghiệm đó có thể là do học sinh tự thực hiện hoặc giáo viênbiểu diễn thí nghiệm để học sinh quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viếtcác phương trình hoá học Từ đó, học sinh rút ra nhận xét về tính chất hoá học,qui tắc, định luật….Trong chương trình hoá học 8 có nhiều tiết giáo viên cầntích cực sử dụng thí nghiệm biểu diễn trong việc giảng dạy thì tiết học mới đạthiệu quả cao hơn Tuy nhiên, hiện nay được sự hỗ trợ của công nghệ thông tinnên không ít giáo viên đã lạm dụng các thí nghiệm ảo, các thí nghiệm có sẳntrên máy nên việc phát huy tính chủ động sáng tạo trong học tập của học sinhcủng có phần hạn chế

Từ những lý do trên bản thân chọn và nghiên cứu sáng kiến: “ Một vài kinh nghiệm giảng dạy trong một tiết dạy Hoá học 8 có sử dụng thí nghiệm biểu diễn nhằm phát huy năng lực nhận thức của học sinh” với

mong muốn thông qua thí nghiệm biểu diễn giáo viên có thể phát huy được nănglực nhận thức của học sinh một cách toàn diện hơn, học sinh dễ dàng nắm bắtkiến thức, hiểu sâu, nhớ kỷ và vận dụng tốt vào thực tế Đồng thời làm cho tiếthọc sinh động, học sinh yêu thích bộ môn hơn

Điểm mới của sáng kiến: Tìm hiểu nội dung các bài học trong chương trìnhHoá học 8, sử dụng tốt những thí nghiệm biểu diễn trong các tiết dạy sao chophù hợp với nội dung của bài và đưa ra những phương pháp dạy học theo hướngtích hóa hoạt động học tập của học sinh để quá trình dạy và học đạt hiệu quả caohơn

1.2/ Phạm vi áp dụng của sáng kiến: Một số bài dạy có sử dụng thí

nghiệm biểu diễn ở bộ môn Hóa học lớp 8

2/ PHẦN NỘI DUNG

2.1/ Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:

Trang 3

Trong thực tế hiện nay, nói đến truyền thụ kiến thức cho học sinh người tanghĩ ngay đến hoạt động của giáo viên Thực tế trong dạy học, việc dùng ngônngữ và dùng phương tiện trực quan, thực hành liên hệ khăng khích với nhau.Những nghiên cứu về tâm lý cho thấy: Thực nghiệm được chứng minh bằngnhững điều tai nghe mắt thấy có thể giúp học sinh tìm tòi và sáng tạo hơn Đốivới học sinh, biết vận dụng kiến thức lý thuyết để giải quyết các tình huống nảysinh trong thực tế để tạo dựng mối quan hệ học đi đôi với hành

Qua tìm hiểu và dự giờ một số tiết của giáo viên giảng dạy bộ môn Hóa họcthì thấy rằng, việc sử dụng các thí nghiệm biểu diễn, các thí nghiệm thực hànhvẫn còn hạn chế mà nguyên nhân là do giáo viên đã lạm dụng công nghệ thôngtin vào trong giảng dạy vì ngại khó, ngại khổ, ngại hóa chất nên sử dụng các thínghiệm ảo hoặc các thí nghiệm có sẵn trên máy chiếu Có nhiều tiết, giáo viênkhông dùng phương pháp trực quan và không tiến hành các thí nghiệm mà chỉgiới thiệu các thí nghiệm có sẵn trong sách giáo khoa Do vậy, vốn kiến thức bịtách rời làm cho học sinh chưa tin vào khoa học, học không hứng thú dẫn đến sựnhận thức bị hạn chế Kiến thức xa rời thực tế nên học sinh không hiểu được bảnchất của các hiện tượng Từ đó, các em không thích học, không có hứng thú với

bộ môn, không tiếp thu được kiến thức, kết quả chất lượng giảng dạy còn hạnchế

Từ những lý do trên, bản thân tôi nghĩ rằng Hóa học là khoa học thựcnghiệm vì vậy trong các tiết học cần sử dụng tối đa các thiết bị và hóa chất hiện

có để tiến hành các thí nghiệm đem lại hiệu quả cho việc dạy và học Trongnhững năm gần đây, mặc dù có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin song bản thânvẫn tích cực sử dụng các thí nghiệm đặc biệt là các thí nghiệm biểu diễn trongnhững bài truyền thụ kiến thức mới và các thí nghiệm trong bài thực hành.Từ đótôi thấy rằng các em rất hứng thú được quan sát các thí nghiệm biểu diễn, được

tự tay làm thí nghiệm để tìm kiếm kiến thức mới hoặc chứng minh kiến thức đãhọc nhằm khắc sâu kiến thức và các em dễ dàng viết phương trình, biết giảitoán, hơn nữa các em đã hứng thú hơn và có sự nhận thức sâu sắc hơn về mônHóa học

Trang 4

2.2/ Các giải pháp cần thực hiện:

Ngày nay, dạy học luôn theo hướng tăng cường tư duy, lí luận của học

sinh Trong hóa học việc quan sát và làm thí nghiệm là phương pháp tăng cường

tư duy, lí luận của học sinh, tập cho học sinh phân tích toàn diện sự vật, hiệntượng Hơn thế nữa, việc được quan sát và làm thí nghiệm còn có tác dụng khơidậy ở các em lòng yêu thích bộ môn và sự tìm tòi để giải thích các hiện tượngđược quan sát bằng kiến thức đã học Hoặc từ việc quan sát thí nghiệm các emrút ra được những kết luật về tính chất, định luật

Trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông người ta phân loại thí nghiệmnhư sau: Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và thí nghiệm thực hành của họcsinh Ngoài ra còn có một số thí nghiệm dùng trong ngoại khóa Trong thínghiệm biểu diễn có thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và thí nghiệm của họcsinh Trong nội dung của sáng kiến này tôi chỉ đề cập đến thí nghiệm biểu diễncủa giáo viên nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh

Vai trò của thí nghiệm biểu diễn trong dạy học hóa học tích cực:

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được quan sát các hình ảnh cụthể, các dấu hiệu của phản ứng hóa học và các ứng dụng hóa học thường được

sử dụng trong giờ học Con đường nhận thức này có ý nghĩa to lớn, nó phát triển

ở học sinh kỹ năng quan sát, hoàn thiện tư duy ( phân tích, tổng hợp, so sánh…)hình thành những kiến thức được cụ thể hơn.Từ đó giúp nâng cao chính bản thânhọc sinh, thể hiện tính tích cực độc lập ở mức độ cao trong quá trình học tâp

Ưu điểm của thí nghiệm biểu diễn:

Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên là nguồn thông tin đối với học sinh, lờinói của giáo viên không phải nguồn thông tin mà hướng dẫn sự quan sát và chỉđạo sự suy nghĩ của các em Thí nghiệm biểu diễn do tự tay giáo viên làm do đócác thao tác rất mẫu mực nên có tác dụng hình thành ở học sinh kỹ năng làm thínghiệm một cách chính xác hơn.Thí nghiệm do giáo viên biểu diễn tốt, tốn ítthời gian, ít dụng cụ Ngoài ra, có những thí nghiệm không nên để học sinh làm

mà giáo viên cần trực tiếp làm, đó là những thí nghiệm phức tạp hoặc có dùngchất độc, chất nổ

Trang 5

Trong các hình thức thí nghiệm, thí nghiệm biểu diễn của giáo viên là quantrọng nhất Thí nghiệm biểu diễn còn có những ưu điểm như: tốn ít thời gianhơn, đòi hỏi ít dụng cụ hơn, có thể thực hiện được với những thí nghiệm phứctạp, có dùng chất nổ, chất độc hay những thí nghiệm đòi hỏi phải dùng mộtlượng lớn hoá chất thì mới có kết quả hoặc mới cho những kết quả đáng tin cậy.

a Đảm bảo an toàn cho học sinh và cho giáo viên: Giáo viên phải hoàn

toàn chịu trách nhiệm trước nhân dân và trước pháp luật vệ mọi sự không mayxảy ra có ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của học sinh Người giáo viênnhất thiết phải tuân theo những quy định khi làm thí nghiệm Nếu luôn luôn giữhoá chất tinh khiết, dụng cụ sạch sẽ và tốt, làm đúng kỹ thuật, luôn bình tĩnh khitiến hành thí nghiệm thì sẽ không có gì nguy hiểm xảy ra Sự nắm vững kỹthuật, kỹ năng thành thạo khi làm thí nghiệm, sự am hiểu nguyên nhân củanhững sự không may có thể xảy ra, ý thức trách nhiệm và tính cẩn thận là nhữngđiều kiện chủ yếu để đảm bảo an toàn của các thí nghiệm

Mặt khác, không nên quá cường điệu những nguy hiểm của các thí nghiệmHoá học và tính độc của các hoá chất làm cho học sinh sợ hãi

b Bảo đảm thành công của thí nghiệm nghĩa là thí nghiệm phải có kết quả

và bảo đảm tính khoa học

Muốn bảo đảm cho thí nghiệm có kết quả tốt, giáo viên phải nắm vững kĩthuật thí nghiệm, phải tuân theo đầy đủ và chính xác các chỉ dẫn về kĩ thuật khilắp dụng cụ và khi tiến hành thí nghiệm Hơn thế còn phải có kĩ năng thành thạo.Nhưng kĩ năng biểu diễn không phải tự nhiên mà có được, cũng không thể cóđược bằng cách đọc một vài cuốn sách hay quan sát giáo viên có kinh nghiệmlàm thí nghiệm Muốn nắm vững kĩ thuật làm thí nghiệm, người giáo viên còn

Trang 6

phải tích lũy kinh nghiệm, làm nhiều lần, đúc rút kinh nghiệm, có cải tiến sángtạo.

Giáo viên phải chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo, thử nhiều lần trước khi biểu diễntrên lớp Không nên chủ quan cho rằng thí nghiệm đơn giản, đã làm quen nênkhông cần thử trước Lượng hoá chất, nồng độ các dung dịch, nhiệt độ thích hợpkhi tiến hành thí nghiệm là những yếu tố có tác dụng quyết định Giáo viên phảikiểm tra lại số lượng và chất lượng các dụng cụ và hoá chất Khi lắp dụng cụ,nên chuẩn bị sẵn những bộ phận dự trữ để thay thế nếu những bộ phận ấy bịhỏng khi đang tiến hành thí nghiệm ở trên lớp Tất cả các sơ suất như chọn nútkhông vừa, đậy nút không kín, ống nghiệm thủng đáy, chai lọ hoá chất không cónhãn nên nhầm lẫn, giấy lọc rách, đèn cồn không có cồn, thiếu diêm hay diêm bị

ẩm, thiếu cặp gỗ đều để lại những ấn tượng không tốt cho học sinh

Khi thí nghiệm bị thất bại, giáo viên cần bình tĩnh suy nghĩ tìm ra nguyênnhân giải quyết Uy tín của giáo viên sẽ được tăng lên đáng kể nếu giáo viên tìmđược nguyên nhân làm cho thí nghiệm không đạt kết quả và bổ khuyết làm chothí nghiệm lại được tiến hành tốt Nhưng uy tín của giáo viên sẽ bị giảm sútnhanh chóng nếu lừa dối học sinh hoặc bắt ép học sinh phải công nhận trong khithí nghiệm không thành công Việc lừa dối học sinh là một việc làm vừa phảnkhoa học vừa phản giáo dục

c Thí nghiệm phải rõ, học sinh phải được quan sát đầy đủ.

Giáo viên không đứng che lấp thí nghiệm Kích thước dụng cụ và lượnghoá chất phải đủ lớn Bàn để biểu diễn thí nghiệm cao vừa phải Bố trí thiết bị,ánh sáng như thế nào để cả lớp quan sát được rõ Nếu cần thì dùng phông cómàu sắc thích hợp, dùng thiết bị bổ sung để làm nổi bật kết quả của thí nghiệm.Chẳng hạn nếu trong thí nghiệm có tạo chất kết tủa màu trắng thì dùng phôngmàu đen, có ngọn lửa màu xanh mờ dùng phông nền trắng, có thể dùng đènchiếu sáng dưới lên đối với cốc đựng các chất lỏng có thay đổi màu sắc hoặc cókết tủa tạo ra (đặt cốc trên mặt của máy chiếu hoặc hộp có mặt kính tự tạo)

d Thí nghiệm phải đơn giản, dụng cụ thí nghiệm gọn gàng, mỹ thuật, đồng thời phải bảo đảm tính khoa học

Trang 7

Những thí nghiệm quá phức tạp có thể biểu diễn vào giờ thực hành Nhiềugiáo viên hoá học đã phát huy sáng kiến cải tiến dụng cụ thí nghiệm cho đơngiản, dùng những hoá chất dễ kiếm và rẻ tiền để thay thế cho phù hợp với điềukiện thiết bị còn thiếu thốn ở trong các phòng chức năng Đó là những việc làmrất đáng khuyến khích Đồng thời cần chú ý bảo đảm cho các dụng cụ thí

nghiệm được mĩ thuật, bảo đảm tính khoa học

e Số lượng thí nghiệm trong một bài vừa phải, hợp lý.

Cần tính toán hợp lý số lượng thí nghiệm cần biểu diễn trong một bài lênlớp và thời gian dành cho mỗi thí nghiệm Không kéo dài thời gian thí nghiệmtrong một tiết học Chỉ nên chọn làm một số thí nghiệm phục vụ trọng tâm bàihọc Không nên tham lam và chạy theo những hiện tượng gây ra tiếng nổ, sựcháy sáng lạ mắt thích thú đối với học sinh Không nên biểu diễn quá nhiều thínghiệm trong một bài học

g Thí nghiệm phải kết hợp chặt chẽ với bài giảng.

Nội dung của thí nghiệm phải phù hợp với chủ đề của bài học, giúp họcsinh nắm vững bản chất của vấn đề và tạo thành một thể thống nhất với nội dungbài học Giáo viên phải đặt vấn đề rõ ràng, giải thích mục đích của thí nghiệm vàtác dụng của từng dụng cụ Cần tập luyện cho học sinh quan sát các hiện tượngxảy ra trong thí nghiệm, giải thích hiện tượng và rút ra những kết luận khoa họchướng vào những điểm cơ bản nhất của bài học Vì vậy, người giáo viên phảibiết kết hợp lời bài giảng và biễu diển thí nghiệm như thế nào để tạo sự logic

gây sự hứng thú, tò mò cho học sinh Nên việc phối hợp lời giảng của giáo viên

với việc biểu diễn thí nghiệm là một việc làm hết sức quan trọng:

Giải pháp thứ hai: Phối hợp lời giảng của giáo viên với việc biểu diễn thí nghiệm.

Khi giáo viên biểu diễn thí nghiệm, thí nghiệm là nguồn thông tin đối vớihọc sinh, lời nói của giáo viên không phải nguồn thông tin mà hướng dẫn sựquan sát và chỉ đạo sự suy nghĩ của các em để đi tới kết luận đúng đắn, hợp lý

và qua đó mà lĩnh hội được kiến thức

a Các cách phối hợp lời giảng của giáo viên với việc biểu diễn thí nghiệm

Trang 8

Cách 1: Học sinh quan sát trực tiếp thí nghiệm và tự lực rút ra kết luận, giáoviên làm thí nghiệm và dùng lời nói hướng dẫn học sinh quan sát để rút ra kếtluận.

Cách phối hợp lời giảng của giáo viên với biểu diễn thí nghiệm này áp dụngcho các đối tượng và quá trình đơn giản, có thể rút ra kết luận nhờ quan sát trựctiếp Ví dụ, khi nghiên cứu tính chất bề ngoài của các đối tượng như màu sắc,trạng thái hình dạng các chất

Cách 2: Học sinh quan sát các sự vật, quá trình và theo lời nói hướng dẫncủa giáo viên, học sinh tái hiện các kiến thức cũ có liên quan, trình bày, biệnluận và giải thích những mối liên hệ giữa các hiện tượng mà học sinh không thểnhận thấy được trong quá trình quan sát trực tiếp

Ở đây lời nói của giáo viên có 3 chức năng:

- Hướng dẫn sự quan sát trực tiếp của học sinh

- Gợi ý cho học sinh tái hiện kiến thức cũ có liên quan để giải thích hiệntượng

- Hướng dẫn học sinh tự giải thích hiện tượng và tự đi tới kết luận

Cách 3: Học sinh nắm được kiến thức về các hiện tượng hoặc tính chất của

sự vật trước tiên từ lời giáo viên sau đó giáo viên biểu diễn thí nghiệm minhhoạ (khẳng định hoặc cụ thể hoá) những kết luận vừa thông báo cho học sinh

Ở đây lời nói giáo viên là nguồn thông tin chính yếu, còn thí nghiệm lànguồn thông tin hỗ trợ, minh hoạ Cách thứ 3 này là nghịch đảo của cách thứnhất Cách này được áp dụng khi các hiện tượng là đơn giản (như ở cách thứnhất)

Cách 4: Giáo viên mô tả các sự vật và quá trình, giáo viên nhắc lại nhữngkiến thức đã học có liên quan và giải thích bản chất của hiện tượng rồi kết luận

về những mối liên hệ giữa các hiện tượng mà học sinh không thể nhận thấy đượctrong quan sát trực tiếp Sau đó thầy biểu diễn thí nghiệm minh hoạ lời vừagiảng

b Nhận xét và lưu ý các cách kết hợp lời giảng của giáo viên và biểu diễnthí nghiệm

Trang 9

- Cách 1 và 2 đều mang tính chất tích cực, tính chất nhận thức của học sinh

là chủ động Nhờ lời nói hướng dẫn của giáo viên, học sinh được đặt vào điềukiện mà ở mức độ đáng kể họ phải độc lập giành lấy kiến thức về các chất vàhiện tượng trên cơ sở quan sát thí nghiệm Vì thế các cách 1 và 2 thuộc vềphương pháp nghiên cứu trong dạy học Sự khác biệt giữa chúng là mức độ phứctạp, khó khăn của nội dung nghiên cứu Ở đây thí nghiệm là nguồn thông tin, lờinói của thầy có chức năng hướng dẫn

Cách 3 và cách 4 chỉ đòi hỏi ở học sinh hoạt động nhận thức thụ động, thínghiệm biểu diễn chỉ để minh hoạ lời giảng của thầy trước đó Vì thế cách 3

và cách 4 thuộc phương pháp minh hoạ trong dạy học Sự khác biệt giữa cách 3

và cách 4 cũng là sự khác biệt về mức độ phức tạp khó khăn của nội dungnghiên cứu

Cách 1 và cách 3 cũng như cách 2 và cách 4 giống nhau về đối tượngnghiên cứu nhưng ngược lại về thứ tự trước sau của thí nghiệm biểu diễn và lờinói giáo viên

- Khi sử dụng các cách phối hợp trên đây giáo viên cần căn cứ vào tính chấtcủa nội dung nghiên cứu (đơn giản hay phức tạp), trình độ lĩnh hội cần đạt tới(tích cực chủ động hay chỉ cần tái hiện, bắt chước) và sự chuẩn bị của học sinh.Với nội dung nghiên cứu đơn giản thì nên sử dụng cách 3, với nội dng phứctạp nên sử dụng cách 4 Nếu học sinh đã có kỹ năng quan sát và suy luận tốt,nếu có yêu cầu cao về sự phát triển tính tự lực của trò và suy luận tốt, nếu cóđiều kiện thời gian thì nên sử dụng các cách 1 và 2 tuỳ theo mức độ phức tạpcủa nội dung nghiên cứu

- Bốn cách kết hợp lời nói với thí nghiệm biểu diễn của giáo viên có thể ápdụng cho cả trường hợp giáo viên biểu diễn các đồ dùng trực quan và phươngtiện nghe nhìn

Vai trò của thí nghiệm trong giờ hoá học có thể khác nhau Chúng có thểminh họa các kiến thức do giáo viên trình bày, có thể là nguồn kiến thức mà họcsinh tiếp thu dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong quá trình quan sát thí

Trang 10

nghiệm Vì vậy, các thí nghiệm biểu diễn có thể tiến hành thực hiện bằng haiphương pháp chính:

- Phương pháp minh họa

- Phương pháp nghiên cứu

Tuỳ theo nội dung kiến thức và mục tiêu của bài học mà các thí nghiệmbiểu diễn được giáo viên tiến hành thực hiện theo phương pháp minh hoạ hayphương pháp nghiên cứu hoặc có thể tiến hành biểu diễn theo cả hai phươngpháp

Tuy nhiên trong hai phương pháp trên thì phương pháp nghiên cứu có giátrị lớn hơn, vì nó tạo điều kiện phát triển khả năng nhận thức của học sinh như :

- Học sinh nắm được mục đích của thí nghiệm.

- Quan sát, mô tả hiện tượng.

- Giải thích hiện tượng

- Rút ra kết luận về quy luật, tính chất của chất.

Đặc biệt là có tác dụng kích thích học sinh làm việc tích cực hơn, chủ độnghơn Phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học, nội dung chương trình vàsách giáo khoa như hiện nay

Sau đây tôi xin đưa ra một số ví dụ sử dụng thí nghiệm theo hướng tíchcực

Ví dụ 1: Tiết 17 - Bài 12 : SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT

Giáo viên sẽ làm thí nghiệm 1 SGK cho bột sắt tác dụng với lưu huỳnh

Để thực hiện tốt thí nghiệm này giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ

và hoá chất để phục vụ cho thí nghiệm

Dụng cụ : đèn cồn, kẹp gỗ, kẹp sắt, ống nghiệm, nam châm, diêm, 2 đĩa

thuỷ tinh nhỏ, thìa nhựa

Hoá chất : bột sắt và bột lưu huỳnh

- Hiện tượng:

Những hiện tượng thường gặp là S chảy ra, Fe không cháy, đốt 2-3 phúthoặc lâu hơn kết quả vẫn như vậy

- Nguyên nhân:

Trang 11

+ Bột Fe không mịn.

+ Tỉ lệ về khối lượng hoặc tỉ lệ về thể tích chưa đúng

- Kinh nghiệm để thí nghiệm thành công:

+ Bột Fe phải nhuyễn, mịn, tỉ lệ về khối lượng của Fe và S là 7:4 hay vềthể tích 3:1

Thí nghiệm này thường làm sau khi trộn lẫn giữa Fe và S mà ưu thế hơnthuộc về bột Fe không mịn Do đó, nếu đốt hỗn hợp bột Fe không mịn, S nóngchảy trong toàn khối hỗn hợp và không còn để phản ứng

+ Vì phản ứng toả nhiệt nên chỉ cần đốt chưa tới một phút một đốm đỏ ởđáy ống xuất hiện (lưu ý khi đó ở phần giữa hỗn hợp đen đi do S nóng chảynhưng nửa bên trên vẫn còn nguyên màu vàng và xám của hỗn hợp) lập tức rútđèn cồn ra vệt sáng đỏ tự cháy tan dần khắp hỗn hợp Kết quả thí nghiệm thànhcông Hiện tượng phản ứng xảy ra rất đẹp và hấp dẫn

- Giáo viên tiến hành thí nghiệm sắt tác dụng với lưu huỳnh theo các

bước sau: - Trộn đều một lượng bột lưu huỳnh và một lượng vừa đủ bột sắt, rồi

chia làm hai phần bằng nhau

- Phần một, hoá chất được đặt trên đĩa thuỷ tinh, giáo viên đưa nam châmlại gần phần một rồi yêu cầu học sinh nhận xét

Học sinh nhận xét : Sắt có trong hỗn hợp đã bị nam châm hút

- Sau đó giáo viên đổ phần hai vào ống nghiệm và đun nóng Giáo viên yêucầu học sinh quan sát, nhận xét sự thay đổi màu của hỗn hợp ?

Học sinh nhận xét hiện tượng thí nghiệm : Hỗn hợp nóng sáng lên vàchuyển dần thành chất rắn màu xám

- Sau khi đun song, để nguội rồi lấy sản phẩm thu được ra để trên đĩa, giáoviên đưa nam châm lại gần sản phẩm thu được rồi yêu cầu học sinh nhận xét vàgiải thích hiện tượng

Học sinh nhận xét : Sản phẩm không bị nam châm hút vậy chất rắn đókhông có sắt

- Giáo viên đem sản phẩm thu được đốt trên ngọn lửa đèn cồn rồi yêu cầuhọc sinh nhận xét

Ngày đăng: 22/12/2016, 21:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w