1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số trường MN kim thủy

24 621 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 107,5 KB

Nội dung

tâm nhằm hình thành và phát triển những kĩ năng cần thiết cho trẻ trong việc họcTiếng Việt không những ở trong nhà trường phổ thông mà ngay cả trong nhàtrường mầm nonTuy nhiên, trong thự

Trang 1

Đối với trẻ em, ngôn ngữ là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàndiện Theo Galperin: Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định tâm lí trẻ em Nó giúp trẻmau chóng trở thành một thành viên của xã hội loài người Ngôn ngữ là công cụhữu hiệu để trẻ mở rộng giao tiếp với thế giới phong phú, đa dạng xung quanh.Thông qua đó, trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, màu sắc, công dụng… của chúng,biết được cái hay - dở, tốt - xấu… để phản ứng cho phù hợp Đồng thời nhờngôn ngữ, trẻ có thể bày tỏ nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để ngườilớn có thể chăm sóc, điều khiển, giáo dục trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tham gia vàohoạt động nhằm góp phần hình thành nhân cách trẻ.

Trang 2

B NỘI DUNG

I CƠ SỞ KHOA HỌC

Nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng đổi mới củangành giáo dục mầm non hiện nay yêu cầu trẻ được phát triển qua 5 mặt: Thểchất, nhận thức, ngôn ngữ, thẫm mỹ, tình cảm - xã hội Trong đó nội dung pháttriển ngôn ngữ là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng của giáo viênmầm non

Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ Sự pháttriển chậm trễ về mặt ngôn ngữ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện củatrẻ Trường mầm non là trường học đầu tiên của trẻ Ở đây trẻ có điều kiện và cơhội nhiều hơn để phát triển ngôn ngữ

Tuổi mẫu giáo trẻ đang trong quá trình học nói, việc cung cấp vốn ngônngữ cho trẻ là nhiệm vụ cần thiết để thực hiện nội dung chương trình chăm sócgiáo dục mầm non mới nhất là Tiếng Việt và đặc biệt là đối với trẻ dân tộc thiểu

số Bởi vì phần đa các cháu dân tộc thiểu số đều dùng tiếng mẹ đẻ trong tất cảcác quá trình giao tiếp, chỉ khi được đến trường các cháu mới dùng Tiếng Việt

do đó việc tiếp thu lời giảng của cô bằng ngôn ngữ Tiếng Việt là vấn đề vô cùngkhó khăn đối các cháu mầm non Chính vì thế, việc phát triển ngôn ngữ TiếngViệt cho trẻ dân tộc thiểu số là vấn đề được Đảng và Nhà nước vô cùng quan

Trang 3

tâm nhằm hình thành và phát triển những kĩ năng cần thiết cho trẻ trong việc họcTiếng Việt không những ở trong nhà trường phổ thông mà ngay cả trong nhàtrường mầm non

Tuy nhiên, trong thực tiễn công tác chăm sóc giáo dục trẻ cho thấy, mặc

dù trường mầm non đã chú ý việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạtđộng nhưng nhiệm vụ này vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa tương xứngvới tầm quan trọng của nó Nhiều giáo viên chưa nhận thức đầy đủ vai trò củacông tác này nên hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ chưa đạt hiệu quả cao

II CƠ SỞ THỰC TIỄN

Năm học 2009-2010, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớnđổi mới kể từ tháng 10 năm 2009 với tổng số cháu là 15 Hầu hết các cháu chưa

có ý thức ham học, không chịu đến lớp để học, bản thân tôi trực tiếp đến từnggia đình trẻ để huy động cháu ra lớp

Đến lớp, đa số trẻ không tích cực tham gia vào các hoạt động, khả năngchú ý của trẻ chưa cao, cô và trẻ có sự bất đồng về ngôn ngữ Đồ dùng học tậpđối với trẻ còn nhiều xa lạ

Nhiệm vụ, nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ chưa được đưa ra mộtcách độc lập và chưa được quan tâm đúng mức Mặc dù hoạt động này đượclồng ghép vào trong các hoạt động khác nhưng chưa đủ bởi chưa đáp ứng đượcnhu cầu phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn hiện nay

Trang 4

Với tình hình thực tế của lớp tôi như vậy, bản thân tôi luôn trăn trở, suynghĩ, nhiều lúc thấy vô cùng lo lắng không biết làm gì và làm như thế nào, bằngphương pháp gì để giúp trẻ nhận biết, phát âm chuẩn 29 chữ cái, hiểu và nóiđược Tiếng Việt một cách trôi chảy, tập tô chữ cái thành thạo Chính vì điều bănkhoăn, trăn trở ấy, bản thân tôi đã tìm tòi, mạnh dạn thực hiện một số biện phápnhằm giúp trẻ ham thích được đến lớp, ham thích học tập và nhất là ham học hỏiTiếng Việt để trẻ học tốt tất cả các môn học và tạo đà cho các cấp học sau.

1 Thuận lợi

- Bộ GD&ĐT đã xác định rõ việc dạy Tiếng Việt cho trẻ dân tộcthiểu số là một nhiệm vụ quan trọng; Sở GD&ĐT đã đưa nội dung này vào

kế hoạch nhiệm vụ năm học 2009-2010

- Giáo dục mầm non ngày càng được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp,các ngành để nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ Trườngmầm non Kim Thủy được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khá đầy đủ, phòng họcrộng, thoáng mát, bàn ghế đẹp, đúng quy cách

- Được sự quan tâm của Phòng giáo dục trang bị cho lớp một máy vi tínhnhằm thuận lợi cho việc giảng dạy của giáo viên

- Trẻ trong một lớp ở cùng độ tuổi nên dễ tổ chức hoạt động Đây là mộttiền đề thuận lợi cho việc tổ chức phát triển hoạt động ngôn ngữ cho trẻ

- Bản thân là giáo viên đã đạt chuẩn nên có khả năng tiếp thu và theo kịpchương trình

Trang 5

- Chương trình giáo dục hiện hành có những thay đổi, thuận lợi cho bảnthân tôi linh hoạt lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ phùhợp với tình hình thực tế của địa phương sao cho trẻ có thể phát triển ngôn ngữ

ở mọi lúc, mọi nơi

- Bản thân tôi nhiều năm liền phụ trách lớp mẫu giáo lớn, là thành viênhội đồng thanh tra, hội đồng chuyên môn của Phòng giáo dục, tham gia tích cựcvào các đợt thao giảng, sinh hoạt chuyên môn do Phòng giáo dục, cụm, Nhàtrường tổ chức Từ đó, bản thân tôi đúc rút được nhiều kinh nghiệm

- Một số phụ huynh quan tâm đến việc học của con, họ nhận thức đượctầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ như thế nào

- Tài liệu phục vụ công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ chưa phong phúnên giáo viên chưa có điều kiện để nắm các nhiệm vụ của hoạt động này

- Đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị phục vụ dạy học còn nhiều thiếu thốn

Trang 6

3 Điều tra thực tiễn

1 Dạy trẻ nhận biết và luyện phát âm đúng 29 chữ cái Tiếng Việt

Nội dung phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ không chỉ là dạy trẻ phát

âm, dạy trẻ tập tô chữ cái mà còn dạy trẻ đọc đúng các từ, hiểu được nội dungcủa từ và biết dùng từ để diễn đạt thành câu Muốn được như vậy, trước hết taphải giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái trong Tiếng Việt

Trang 7

Chúng ta biết trẻ nhỏ thường phát âm không chính xác (chẳng hạn: chữ

"s" (sờ) phát âm thành “xờ”, Chữ "l" (lờ) phát âm thành “nờ”, những chữ cái cócấu tạo khó "e", “r”, “g”…trẻ khó phát âm) Việc phát âm của trẻ không đúngchủ yếu là do cơ quan phát âm của trẻ chưa linh hoạt, chưa nhạy cảm và chưachính xác Trẻ chưa biết cách điều chỉnh hơi thở ngôn ngữ và giọng nói cho phùhợp với nội dung nói nên việc phát âm các chữ cái là rất khó Mặt khác, đặcđiểm tâm lý của trẻ mầm non là “dễ nhớ dễ quên” Vì vậy, các kiến thức mớicung cấp cho trẻ nếu không thường xuyên ôn luyện trẻ sẽ nhanh chóng quênngay khi lĩnh hội kiến thức khác

Vì vậy, để trẻ phát âm đúng và ghi nhớ chữ cái được lâu cần phải đượcluyện tập thường xuyên, mọi lúc mọi nơi và thời gian lâu dài Trước khi cho trẻlàm quen một chữ cái mới, tôi chú ý phát âm mẫu rõ ràng, chính xác và sau đótập cho trẻ phát âm nhiều lần Trẻ làm quen không chỉ đơn thuần là chữ cái màgắn liền với các từ ngữ có ý nghĩa kèm theo hình ảnh hay đồ dùng trực quan,sinh động gây hứng thú cho trẻ

Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen với chữ cái “g” trong chủ điểm “Phương tiệngiao thông”, tôi cho trẻ xem tranh nhà ga có nhiều người qua lại và dưới bứctranh có từ “Nhà ga” Tôi cho xuất hiện thẻ chữ rời được xếp thành từ “Nhàga” Trẻ nhận biết trong từ “Nhà ga” có bao nhiêu tiếng? Có mấy con chữ cái?Sau đó tôi cho trẻ tìm và đọc những chữ cái trẻ đã được học Cứ thế, tôi lần lượtgiới thiệu chữ cái mới, phát âm mẫu và cho trẻ phát âm nhiều lần Tôi chú ýphân tích rõ cấu tạo chữ để trẻ ghi nhớ được sâu hơn cấu tạo của chữ cái và trẻ

Trang 8

nhận biết một cách chính xác từng chữ cái Mặt khác, trong hoạt động mọi lúcmọi nơi, tôi thường chú ý luyện tập cho trẻ nói đúng, sữa sai kịp thời nhất là đốivới trẻ yếu.

Bên cạnh đó, tôi cũng chú ý giúp cho trẻ nhận biết và phát âm chữ cái dễdàng thông qua các trò chơi đơn giản nhưng khá hứng thú đối với trẻ Trẻ ở lứatuổi này các hoạt động thường được tổ chức dưới hình thức học mà chơi, chơi

mà học Trẻ rất ham thích được học qua hình ảnh trực quan, tổ chức hoạt độngthông qua các trò chơi Nắm bắt được đặc điểm này, tôi đã không ngừng sưutầm những trò chơi hay, mới lạ trên sách báo, tạp chí để đưa vào dạy trẻ phù hợptheo nội dung từng chủ điểm

Ví dụ : Trò chơi luyện phát âm chữ cái “m”

Khi học chữ cái “m” tôi cho trẻ đọc các bài thơ có vần điệu dễ đọc:

Ngoài ra, tôi còn cho trẻ nhận biết và phát âm chữ cái qua nhiều trò chơikhác như: “Xếp chữ cái bằng hột hạt”, “Nối chữ cái với từ có chứa chữ cái đó”,

“Chọn chữ cái theo yêu cầu của cô” gắn trên đồ dùng đồ chơi, “Xếp các nét cơbản tạo thành chữ cái”, “Tìm và gạch chân các chữ cái có trong từ, câu, bài thơ,đồng dao…” Bên cạnh đó, tôi luôn tranh thủ thời gian tự làm thêm một số đồdùng đồ chơi cho trẻ được thực hành trải nghiệm Tôi thiết nghĩ trẻ được thực

Trang 9

hành trải nghiệm nhiều với đồ dùng đồ chơi sẽ giúp trẻ ghi nhớ chữ cái một cáchsâu sắc hơn Từ đó cũng góp phần không nhỏ vào việc cung cấp vốn Tiếng Việtcho trẻ Qua một thời gian thực hiện, lớp tôi tiến bộ rõ rệt Cháu hứng thú tronghọc tập, nhiều cháu thuộc chữ cái và phát âm đúng chữ cái do tôi cung cấp

2 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua một số hoạt động ( HĐC, HĐG, Sinh hoạt chiều, đón trẻ, trả trẻ…)

Đa số tất cả các hoạt động ( HĐC, HĐG, Sinh hoạt chiều, mọi lúc mọinơi…) đều có thể phát triển ngôn ngữ cho trẻ nếu chúng ta biết tìm tòi, khámphá, lựa chọn nội dung phù hợp để truyền tải đến trẻ Trong đó phải kể đến một

số hoạt động ưu thế (văn học, môi trường xung quanh, hoạt động góc, mọi lúcmọi nơi…)

Hoạt động làm quen với văn học là tiết học chiếm ưu thế nhất so với cáctiết học khác khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục ngôn ngữ, đặc biệt là hình thành

và phát triển vốn từ, phát triển lời nói mạch lạc và phát triển ngôn ngữ nghệthuật Tôi luôn chú ý linh hoạt trong việc lựa chọn cho trẻ tiếp xúc với ca dao,đồng dao, thơ, truyện,…Khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, tôi khôngchỉ dừng lại ở mức độ đơn giản là cho trẻ nhớ nội dung truyện, nhớ lời thoại vàmột số sắc thái biểu cảm, mà tôi chú ý nghiên cứu kĩ tác phẩm để đưa ra hệthống câu hỏi logíc để trẻ dễ dàng tiếp thu được nội dung tác phẩm Hình thứcđóng kịch và kể chuyện sáng tạo được xem là một hình thức để trẻ có thể thểhiện lại một cách phong phú và sáng tạo những gì trẻ thu nhận được sau khi

Trang 10

nghe kể chuyện cũng được tôi chú trọng Khi trẻ trả lời các câu hỏi chưa trọncâu hoặc câu sai về trật tự từ tôi chú ý sửa sai cho trẻ, nhắc nhở trẻ trả lời trọncâu.

Làm quen với môi trường xung quanh cũng là một trong những hoạt độngtạo cơ hội cho trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua việc cung cấp cho trẻ nhữngbiểu tượng về thế giới xung quanh Qua đó trẻ biết được những từ chỉ tên gọi,đặc điểm, tính chất, công dụng, cách sử dụng chúng Từ đó vốn từ của trẻ được

mở rộng và phong phú hơn Tôi luôn chú ý sử dụng các nhóm phương pháp trựcquan, dùng lời, thực hành, trò chơi để trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức, tham giavào hoạt động tích cực hơn

Ví dụ: Đối với một số tiết học theo chủ điểm gần gũi với trẻ, chẳng hạn “Thế giới thực vật” tôi đã sử dụng các loại hoa quả thật cho trẻ được tri giác,nếm, ngửi kích thích sự hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động Tôi sử dụngphương pháp dùng lời, cho trẻ được phát biểu ý kiến riêng của mỗi trẻ Tôi chú

ý sữa lỗi ngữ pháp cho trẻ bằng cách nhắc lại những câu trẻ nói sai giúp trẻ sữalại cho đúng.Trong quá trình đàm thoại tôi thường dùng những câu hỏi mở đểkích thích sự phát triển tư duy của trẻ.Cứ thế trẻ được thoải mái bày tỏ nhữnghiểu biết của mình

Ví dụ: Câu hỏi “ Cháu đang làm gì thế?”, “Cháu thấy trò chơi đó như thếnào?” thay cho những câu hỏi “ Cháu đang xem tranh à?”, “ Cháu có thích tròchơi đó không?”

Trang 11

Không những thế, vào các hoạt động mọi lúc mọi nơi tôi cũng dànhnhiều thời gian rãnh rỗi cung cấp thêm cho trẻ phát triển vốn từ, diễn đạt mạchlạc.

Giờ đón trẻ, trả trẻ tôi luôn vui vẽ, gần gũi, thân thiện trò chuyện với trẻ

về những kiến thức trẻ học trong ngày, những sinh hoạt ở gia đình trẻ kích thíchtrẻ trả lời Từ đó tôi có thể nắm bắt khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ và cóbiện pháp phù hợp luyện tập thêm cho trẻ

Giờ chơi tự do tôi hay dẫn trẻ đến các góc trò chuỵện và phát âm, đọc các

từ có trong tranh, từ ở mỗi góc, tôi cho trẻ chỉ vào chữ và phát âm nhiều lần.Qua nhiều lần trẻ lớp tôi phát âm chuẩn hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp với

cô, với bạn, bạn biết chỉ cho bạn chưa biết, hoặc mạnh dạn đến hỏi cô, trẻ lớp tôikhông còn rụt rè nữa Ngoài ra trong giờ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ ôn kiếnthức đã học qua trò chuyện, đọc thơ, kể chuyện, chơi các trò chơi dân gian, chotrẻ đọc đồng dao, ca dao trong hoạt động này giúp trẻ phát âm, đọc thành thạohơn, lưu loát hơn

Hay vào các giờ hoạt động góc, chủ yếu ở các góc phân vai, tôi chú ýhướng dẫn gợi mở cho trẻ được giao lưu trao đổi mua bán trò chuyện với nhau

Từ đó khắc sâu, mở rộng thêm cho trẻ vốn từ, diễn đạt câu mạch lạc, mở rộngvốn kinh nghiệm sống

Những buổi sinh hoạt chiều, tôi thường tổ chức cho trẻ tập kể chuyệnsáng tạo từ những bức tranh Trẻ được quan sát, thảo luận cùng nhau và kể lạicâu chuyện theo sự tưởng tượng, sáng tạo của mỗi trẻ Chính nhờ vậy mà lớp tôi

Trang 12

đa số trẻ biết dùng từ để diễn đạt thành câu có nghĩa trong giao tiếp với bạn, vớicô.

3 Phát triển vốn từ, ngôn ngữ mạch lạc thông qua việc tạo môi trường chữ trong và ngoài lớp, các đồ dùng đồ chơi, các góc

Đối với trẻ mầm non, lớp học chính là mái nhà thứ hai của trẻ Cảm giácđầu tiên khi trẻ bước vào cửa lớp đó là sự gần gũi, thân thiện giống nhà củamình Trong ngôi nhà ấy phải có sự tươi mới, hấp dẫn của những bức tranh, bứcảnh trang trí phù hợp theo chủ điểm, phù hợp với lứa tuổi của trẻ

Vì vậy để trẻ hứng thú khi đến lớp tôi đã chú ý trang trí tranh ảnh, môitrường chữ viết ở các góc, các mảng trong lớp đầy đủ Ví dụ như các bài thơ câuchuyện trong và ngoài chương trình được tôi nắn nót viết trên khổ giấy rô kytrang trí ở góc học tập cho trẻ được tập đọc, tri giác các dòng chữ Tôi thườnglựa chọn các cỡ chữ cho phù hợp với góc, dán chữ ở độ cao vừa tầm nhìn của trẻ

để trẻ dễ nhìn thấy đặc biệt kiểu chữ phải chuẩn, hầu hết các kiểu chữ này tôithường để ở dạng chữ in thường với màu sắc đẹp phù hợp với mảng hoạt động

và hình ảnh minh họa của góc Vào những lúc đón trẻ hoặc trả trẻ tôi thườngcùng trẻ trò chuyện đàm thoại về các nội dung trong bức tranh, cho trẻ đọc cácbài thơ, câu chuyện, các dòng chữ chú thích bức tranh nhiều lần, cho trẻ hiểu nộidung bức tranh là gì Từ đó trẻ sẽ dần dần tri giác, ghi nhớ được các từ một cáchchính xác

Trang 13

Ngay từ khi nhận lớp và ổn định danh sách lớp, tôi tạo cơ hội để trẻ tiếpxúc với chữ, với từ, tên của mình bằng cách: Viết các danh sách của ba tổ cókèm theo kí hiệu để trẻ biết tên mình ở chổ nào, có những bạn nào trong tổ củamình Chữ của trẻ tôi thường viết ở dạng chữ in thường và chữ viết hoa (vì đây

là tên riêng) kèm theo kí hiệu Trẻ được khắc sâu hình ảnh tên của mình và đượclàm quen với các kiểu chữ Vì thế mà trẻ dễ dàng nhận biết các đồ dùng cá nhânnhư khăn mặt, ca, cốc, vở tập tô, vở toán, vở tạo hình…khi trẻ hoạt động Hàngngày trẻ sử dụng đồ dùng, biết tên, kí hiệu của mình, của bạn, biết tên của mình

có chữ gì, biết thứ tự của từng chữ từ trái sang phải của các chữ như thế nào

Thực tế cho thấy, trẻ đến trường ngoài hoạt động có chủ đích, hoạt động

ăn, ngủ, còn các thời gian khác trẻ hoạt động với môi trường bên ngoài như:mảng tuyên truyền, khu vực để đồ dùng cá nhân của trẻ Đây là nơi trẻ thườngxuyên hoạt động nên có tác dụng ôn tập cũng cố chữ cái và từ rất tốt Ví dụ nhưnơi để đồ dùng cá nhân giày, dép, mũ, túi xách của trẻ tôi đều quy định vị trí củamỗi trẻ cụ thể và kèm theo ký hiệu tên riêng của mỗi trẻ Từ đó mỗi khi trẻ hoạtđộng không những rèn khả năng tự phục vụ cho trẻ mà còn bổ trợ rất hiệu quảtrong việc phát triển ngôn ngữ, vốn từ cho trẻ

Mỗi một môi trường hoạt động của trẻ, tôi đều chủ động tạo môi trường

để trẻ có cơ hội được luyện phát âm, ôn luyện chữ đã biết, làm quen chữ mới vàlàm quen từ Đây là một trong những hình thức phát triển vốn từ cho trẻ mộtcách rất tự nhiên, thoải mái, không gò bó áp đặt trẻ và trẻ cũng rất thích thú khitham gia

Ngày đăng: 22/12/2016, 20:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w