1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài giảng phat mặt phẳng

53 2,4K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 7,77 MB

Nội dung

Trong giáo trình này tôi biên soạn theo hướng tích hợp giữa phương pháp gắn liền với sản phẩm cụ thể.Trình bày lý thuyết, có hướng dẫn trình tự thực hiện các bước nhằm gia công chi tiết

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR-VT TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN: PHAY CƠ BẢN

Trang 2

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Bài 1: Vận hành và bảo dưỡng máy phay

Bài 2: Dao và dụng cụ gá

Bài 3: Phay mặt phẳng ngang

Bài 4: Phay mặt phẳng song song – vuông góc

Bài 5: Phay bậc thẳng góc

Bài 6: Phay rảnh suốt – rảnh kín

Bài 7: Phay mặt phẳng nghiêng

Bài 8: Phay rảnh chử T

Bài 9: Phay chốt đuôi én

4914171922394247

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Kỹ thuật Phay là một trong những môn học chính ở các trường đào tạo kỹ thuật Gia công Phay là một trong những loại hình gia công kim loại phổ biến trong các phân xưỡng cơ khí, công việc Phay chiếm tỷ lệ cao

Giáo trình Gia Công Phay Cơ Bản được biên soạn theo chương trình sửa chửa nhằm phục vụ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hổ trợ và đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập tại trường Cao Đẳng Nghề Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Giáo trình Bào Mặt Phẳng này sẽ giới thiệu các kiến thức và phương pháp thực hành để gia công các bề mặt cơ bản Trong giáo trình này tôi biên soạn theo hướng tích hợp giữa phương pháp gắn liền với sản phẩm cụ thể.Trình bày lý thuyết, có hướng dẫn trình tự thực hiện các bước nhằm gia công chi tiết đạt đúng kích thước, độ nhẵn bề mặt và các yêu cầu kỹ thuật khác được yêu cầu trên bản vẽ kỹ thuật

Tuy nhiên đây chỉ là kiến thức cơ bản trong quá trình thực học tập cần thiết cho học sinh trong thực hành Phay, còn khi ra trường đòi hỏi mỗi học sinh phải tiếp tục nghiên cứu, học tập thêm để hoàn thiện và nâng cao tay nghề của mình

Ngoài ra đây cũng là tài liệu dùng cho giáo viên và học sinh thực tập môn Phay tại

trường, cũng như các đối tượng quan tâm đến kỹ thuật gia công cơ khí

Vì biên soạn lần đầu nên không thể tránh khỏi có nhiều hạn chế và thiếu sót, Chúng tôi rất mong và trân trọng đón nhận những ý kiến đóng góp của bạn đọc để góp phần vào việc biên soạn và chỉnh lý cuốn sách được hoàn thiện hơn

TÁC GIẢ

Trang 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trần Thế San – Hoàng Trí – Nguyễn Thế Hùng, Thực Hành Cơ Khí, Nhà Xuất Bản Đà Nẳng, 2000

2 Hồ Viết Bình – Lê Đăng Hoành – Nguyễn Ngọc Đào, Đồ Gá Trong Gia Công Cơ Khí, Nhà Xuất Bản Đà Nẳng, 2000

3 Trung Tâm Công Nghệ Cơ Khí – Thực Hành kỹ thuật Phay Bào, Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM, 2005

Trang 5

BÀI 1: VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG MÁY PHAY

VẠN NĂNG

1 Khái niệm cơ bản về gia công phay:

Phay là phương pháp gia công phổ biến, có khả năng công nghệ rộng rãi Ngoài phay mặt phẳng, phay còn gia công được nhiều bề mặt định hình khác nhau như phay rãnh, bậc, ren, bánh răng Trong sản suất loạt lớn, khối phay thay thế hoàn toàn cho bào, xọc (ít) Dao phay có nhiều lưỡi cắt cùng làm việc nên đạt năng suất và chất lượng bề mặt chi tiết cao hơn rất nhiều so với bào, xọc

Phay là phương pháp gia công cắt gọt kim loại có phoi, dưới tác dụng của nhiều lưỡi cắt nhằm tạo ra chi tiết có hình dáng và kích thước theo yêu cầu

Gia công phay được thực hiện trên máy phay đứng, máy phay ngang vạn năng, máy phay giường, máy phay nhiều trục và máy phay

chuyên dùng

2 Cấu tạo, công dụng và phân loại máy phay

2.1 Cấu tạo máy phay vạn năng.

Theo cách bố trí trục chính người ta phân máy

phay vạn năng thành 2 loại đó là máy phay đứng và

máy phay ngang

Máy phay đứng là máy có trục chính thẳng đứng,

vuông góc với bề mặt làm việc của bàn máy Đầu

máy phay đứng có thể xoay qua lại 1 góc 450

Máy phay ngang là máy có trục chính nằm ngang

song song với bề mặt làm việc của bàn máy Trong

sản suất loạt lớn hoặc khối trên máy phay ngang có

ưu điểm là sử dụng tổ hợp dao tự động đạt kích

thước

Dù là máy phay ngang hay đứng thì chúng đều

được tạo thành bỡi các bộ phận chính sau:

Đế máy: Dùng nâng đỡ các bộ phận khác của máy bao gồm cả thân máy đồng thời là

nơi chứa các dung dịch trơn nguội

Thân máy: Được lắp trên đế máy đồng thời là nơi gá lắp và nâng đỡ toàn bộ các bộ

phận khác của máy

Bàn máy: Thực hiện chuyển động chạy dao thẳng đứng (Sđ) đồng thời là nơi gá lắp

và dẫn hướng cho bàn dao ngang (sn) Bàn dao dọc(Sd) nằm trên bàn dao ngang, trên bàn dao dọc là băng máy có rãnh chữ T để gá đặt và kẹp chặt phôi gia công

Hộp tốc độ: Tạo ra các cấp tốc độ cho chuyển động chính (n)

Hộp bước tiến: Tạo ra các bước chuyển động khác nhau của bàn máy khi chạy tự

động

Đầu máy (Máy phay đứng), có thể xoay qua lại một góc 450

Trang 6

Cần ngang (máy phay ngang) Dùng để lắp giá đỡ đỡ trục chính Tùy thuộc vào số

lượng dao và yêu cầu thực tế của chi tiết gia công mà ta lắp 1 hoặc nhiều giá đỡ phù hợp

Trục chính: Mang dụng cụ cắt và truyền chuyển động quay cho nó Trục chính có thể

nằm ngang hoặc thẳng đứng tuỳ máy

Ngoài các bộ phận chính trên máy phay còn có nhiều bộ phận phụ khác như các cơ cấu điều khiển bằng cơ khí, điện, thủy lực…

2.2 Công dụng:

Dùng để gia công các chi tiết dạng phẳng, rãnh, bậc, ren, răng, định hình … Với

độ chính xác cao

2.3.Phân loại:

-Máy phay vạn năng có trục chính thẳng đứng

hay nằm ngang có thể gia công được nhiều dạng bề

mặt khác nhau

-Máy phay chuyên dùng để gia công một số

loại bề mặt nhất định như : Máy phay bánh răng ,máy

phay ren

-Máy phay giường thường dùng để gia công

các chi tiết lớn như thân, hộp… dùng trong sản xuất

đơn chiếc và hàng loạt

-Ngoài ra còn có các loại máy phay khác

như :Máy phay thùng, máy phay nhiều trục, máy phay

chép hình dùng để gia công các chi tiết có hình dạng

phức tạp

3.Nguyên lý làm việc:

Chuyển động cắt gọt trên máy phay được thực

hiện dựa trên nguyên lý cắt gọt sau: dụng cụ cắt quay theo trục chính, phôi chuyển động thẳng theo bàn máy

Dựa trên nguyên lý đó chuyển động tạo hình trong quá trình phay được thực hiện bởi sự phối hợp đồng thời của 2 chuyển động: Chuyển động chính và chuyển động chạy dao

- Chuyển động chính: Là chuyển động quay của dao do trục chính của máy thực hiện Đây là chuyển động chủ yếu thực hiện quá trình cắt tạo ra phoi

- Chuyển động chạy dao: Là chuyển động tịnh tiến dọc, ngang, hoặc thẳng đứng

do bàn máy mang phôi thực hiện, chúng thường vuông góc với trục dao Đây là chuyển động để thực hiện quá trình cắt liên tục và cắt hết chiều dài chi tiết

4 Đặc tính kỹ thuật của máy phay thông dụng:

Tùy thuộc vào từng máy cụ thể, từng hãng sản xuất mà từng máy có các số liệu đặc tính kỹ thuật khác nhau: kích thước máy, khối lượng máy, kích thước vật gia công, số cấp tốc độ, bước tiến, công suất động cơ…

5 Các cơ cấu điều khiển và phương pháp điều chỉnh.

Máy được điều khiển thông qua các công tắc điện, nút điều khiển tự động, các tay quay để thực hiện chuyển động chạy dao, các cần gạt để tạo các cấp tốc độ, các cấp bước tiến

Hệ thống điều khiển chung, hệ thống tưới nguội, bôi trơn, chiếu sáng

Máy phay nhiều trụcMáy phay giường

Trang 7

Bàn máy Thông số CY-GH230

- Khoảng Tốc độ không tải ngang 2160 mm

- Khoảng cách không tải bàn dao

Trang 8

Thí dụ 1 : Dùng dao phay đường kính 63 mm, quay 100 vòng/ph Tốc độ cắt khi phay là : Thí dụ 2 : Biết tốc độ cắt đã chọn là 25 m/ph và đường kính dao là 100 mm Cần cho trục máy quay với số vòng là:

b/lượng chạy dao

Trên máy khi phay, lượng chạy dao S là khoảng đường mà bàn máy di chuyển được trong thời gian 1 phút Đơn vị tính là mm/ph.

Nhưng chủ yếu là lượng chạy dao răng Sr là khoảng đường mà bàn máy di chuyển được trong khi dao quay được 1 răng.

Quan hệ giữa 2 dạng chạy dao nói trên như sau:

S = Sr Z n(mm/ph) Thí dụ : Dao phay có 8 răng quay 75 vg/ph với lượng chạy dao Sr = 0,1

S = 0,1 mm 8 75 = 60 mm/ph Tốc độ cắt cũng như lượng chạy dao đã được thực nghiệm và lập thành bảng với các trị

số được xác định với các điều kiện cắt gọt tương đối thuận lợi, Sau đây là 1 bảng chế độ cắt dùng cho công việc phay

Trang 9

8 Nhiệt cắt và dung dịch làm nguội

 Trong khi phay nhiệt cắt phát sinh do dao ma sát với chi tiết, có thể làm dao mau

mòn, giảm độ cứng hoặc “cháy” Do đó phải tưới dung dịch làm nguội vào khu vực cắt gọt

 Dung dịch làm nguội có tác dụng :

 -Làm giảm nhiệt cắt, làm mát dao giúp dao lâu mòn.

 -Làm giảm ma sát, nâng cao độ nhẵn bề mắt gia công

 -Ngoài ra còn có tác dụng cuốn phoi trôi sạch đi không cản trở cắt gọt.

 Dung dịch làm nguội có thể là dầu khoáng vật, dầu động vật, dầu thực vật hoặc là

hỗn hợp của chúng, song phải có các yêu cầu cơ bản sau:

 -Có khả năng tản nhiệt tốt

 -Có khả năng bôi trơn tốt

 -Không gây han gỉ và ăn mòn kim loại

 -Bền vững về hóa học (lâu biến chất)

 -Không gây nhiểm độc cho người thợ

Trang 10

BÀI 2 DAO VÀ DỤNG CỤ GÁ

1 Các loại dụng cụ gá thông dụng:

1.1 Êtô: thường dùng gá kẹp những chi tiết đơn giản mang tính chất chuyên dùng, thường gá những chi tiết dạng khối, hộp…

Ê tô hàm song song có đế xoay Ê tô xoay vạn năng

1.2 Đòn kẹp: Dùng để kẹp trực tiếp các chi tiết lớn hoặc các chi tiết có hình dáng phức

tạp

1.3 Gá kẹp chi tiết bằng hàm kẹp: dùng trong sản xuất hàng loạt.

Ưu điểm: Đơn giản, tháo lắp nhanh, đạt độ chính xác cao

1.4 Gá kẹp chi tiết trên khối V: gá kẹp những chi tiết

dạng tròn

1.5 Đầu phân độ:

* Ngoài các dụng cụ, thiết bị nói trên tùy thuộc vào kết cấu chi tiết gia công mà ta chế tạo ra các dụng cụ gá kẹp cho phù hợp

2 Nguyên tắc chọn và lắp dụng cụ gá với các loại

chi tiết có hình dáng khác nhau.

Con đội

Đòn kẹp

Phôi

Trang 11

Phù hợp với kích thước và hình dáng của chi tiết gia công.

Đơn giản, chính xác và an toàn

Đối với các chi tiết có dạng hình hộp:

Chi tiết có kích thước nhỏ thường dùng êtô để gá kẹp

Chi tiết có kích thước lớn có thể gá trực tiếp trên bàn máy, gá bằng đòn kẹp, hàm kẹp…

Gá bằng đòn kẹp

Đối với chi tiết dạng trụ tròn thường chọn đồ gá bằng

khối V

Để chia chi tiết thành nhiều phần bằng nhau như bánh

răng, bánh vít ta sử dụng đầu phân độ

Trang 12

3.2.Dao phay mặt đầu: Dùng phay mặt phẳng, mặt bậc.

3.3 Dao phay ngón: dùng phay mặt phẳng nhỏ, hẹp, phay rãnh, bậc…

3.4 Dao phay đĩa: Phay rãnh, bậc…

3.5 Các loại dao phay khác

Dao phay trụ răng xoắn Dao phay trụ răng thưa và răng

nhặt

Dao phay mặt đầu liền khối Dao phay chắp mảnh hợp kim

Trang 13

4 Gá lắp và điều chỉnh dao:

4.1 Gá lắp dao phay trụ:

- Lắp trục dao lên máy phay

ngang

1 Đai ốc xiết trục dao

2 Đai ốc xiết giá đở

- Lắp dao lên trục dao:

Dao phay cung tròn lồiDao phay modull

Trang 14

* Chú ý: LỰC DỌC TRỤC KHI LẮP DAO PHAY TRỤ

Phụ thuộc vào chiều xoắn và

chiều quay dao, sao cho lực dọc trục

hướng vào trong trục chính

Hoặc lắp dao tổ hợp có chiều

xoắn trái phải ngược nhau

Tóm lại :

Nếu dao có chiều xoắn phải,

nên lắp dao sao cho có chiều quay

ngược chiều kim đồng hồ

Nếu dao có chiều xoắn trái,

nên lắp dao có chiều quay cùng chiều

kim đồng hồ

2.2 Lắp dao phay mặt đầu trên máy phay đứng:

3 Các biện pháp an toàn trong quá trình sử dụng dao và dụng cụ gá.

- Chọn đúng dụng cụ gá phù hợp với đặt thù và yêu cầu chi tiết gia công

- Hiểu và sử dụng đúng quy trình

- Vệ sinh sạch sẽ và thực hiện đúng chế độ bảo dưỡng

- Tránh va đập

- Chọn dao phù hợp với vật liệu gia công

- Đảm bảo chế độ làm nguội trong quá trình gia công

Lắp dao và trục dao lên trục chính máy phayLắp dao mặt đầu lên trục dao

Khoá nụ dùng để xiết dao

Lắp dao lên trục gá

Trang 15

BÀI 3 PHAY MẶT PHẲNG NGANG

1 Các yêu cầu kỹ thuật của mặt phẳng ngang

Ra – Sai lệch số học trung bình của prôfin Ra được xác định theo công thức:

Rz - Chiều cao mấp mô prôfin theo 10 điểm Rz được xác định theo công thức:

Chú ý: Đối với độ nhám thô và rất tinh, việc kiểm tra chỉ áp dụng cho Rz Đối với

độ nhám trung bình, việc kiểm tra chỉ áp dụng cho Ra

2 Phương pháp phay mặt phẳng ngang:

2.1 Phay mặt phẳng ngang

bằng dao phay trụ ( thực hiện

trên máy phay ngang).

2.1.1 Phương pháp phay nghịch:

Là quá trình phay khi

chiều quay của dao và chiều tiến

bàn máy ngược nhau

2.1.2 Phương pháp phay thuận:

Là quá trình phay khi

chiều quay của dao và chiều tiến bàn máy cùng chiều nhau

Trang 16

2.1.3 Đặc điểm của phay thuận và phay nghịch:

Đặc điểm của phay thuận Đặc điểm của phay nghịch

Dao cắt vào chi tiết từ dày đến

mõng nên dễ cắt, nhưng lực va

đập lớn không thích hợp khi cắt

phôi đúc, rèn , cán, chai bề mặt

Dao cắt vào chi tiết từ mõng đến dày nên dễ bị hiện tượng trượt, nhưng

ít va đập và êm hơn.

Khi máy cũ, kém chính xác, xuất

hiện khe hở của vít me và đai ốc

bàn máy, sẽ xuất hiện hiện tượng

giật cục, dễ dẫn đến hỏng dao

Khe hở của vít me và đai ốc bàn máy bị dồn về một phía nên bàn máy

di chuyển êm hơn

Một thành phần của lực cắt có

tác dụng đè chi tiết xuống bàn

máy nên không cần lực xiết lớn

Dưới tác dụng của lực cắt, chi tiết có xu hướng bị bật ra khỏi đồ gá, cần phải kẹp chặt khi phay nghịch

Trong điều kiện gia công bình

thường, máy còn chính xác thì

phay thuận có độ nhẳn bề mặt cao

hơn, dao có tuổi bền cao hơn.

Thích hợp trong trường hợp máy đã

bị rơ, phay phá thô.

2.2 Phay mặt phẳng ngang bằng dao phay mặt đầu

( thực hiện trên máy phay đứng)

2.2.1 Phương pháp phay khơng đối xứng:

Khái niệm: là phương pháp phay mà tâm dao và

trục đối xứng của chi tiết gia cơng bị lệch nhau

Đặc điểm: chịu tác động của hình thức phay thuận

và phay nghịch ở mỗi nữa bên dao phay

2.2.2 Phương pháp phay đối xứng:

Khái niệm : tâm dao và trục đối xứng của chi tiết gia cơng trùng nhau

Để quá trình phay là tốt nhất nên chọn dao cĩ đường kính khoảng 1,4 lần bề rộng chi tiết

và cho phần phay nghịch lớn hơn phần phay thuận

3 Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục

Trang 17

Sai số về kích thước do sai số dịch chuyển của bàn máy theo phương cần thiết, sai

số hiệu chỉnh chiều sâu cắt làm cho kích thước đạt được không đúng Do quá trình đo kiểm

Sai số về hình dáng hình học bề mặt (độ phẳng, độ thẳng không đạt) xuất hiện khi gia công những chi tiết với chiều sâu cắt

lớn, đặt biệt là khi lượng dư gia công không

đều, hoặc là do hệ thống công nghệ kém

Trang 18

BÀI 4 PHAY MẶT PHẲNG SONG SONG – VUÔNG GÓC

1.Yêu cầu kỹ thuật của mặt phẳng song song và vuông góc:

Sai số hình học

Độ không phẳng

Độ không thẳng

Sai số vị trí tương quan

Độ không song song

Độ không vuông góc

Độ nhẵn bề mặt

Độ chính xác kích thước gia công

2 Phương pháp phay mặt phẳng song song – vuông góc:

2.1 Phay mặt phẳng song song – vuông góc bằng dao phay mặt đầu:

Phay trên máy phay đứng

Phay trên máy phay ngang

2.2 Phay mặt phẳng song song – vuông góc bằng dao phay trụ:

2.3 Trình tự phay các mặt phẳng song song – vuông góc:

Phay mặt phẳng ngang A đảm bảo phẳng, và độ đạt bóng yêu cầu

Phay mặt phẳng B đối diện đảm bảo phẳng, đạt độ

bóng, đúng kích thước và song song với mặt phẳng B

Trang 19

2.4 Kiểm tra.

Kiểm tra độ không thẳng

Kiểm tra độ không vuông góc

Trang 20

BÀI 5 PHAY BẬC THẲNG GÓC

1 Yêu cầu kỹ thuật của mặt bậc:

Độ không song song giữa các bậc

Dung sai kích thước gia công

Sai số hình học

Sai số vị trí

2 Phương pháp phay mặt bậc trên máy phay vạn

năng:

2.1 Phay mặt bậc bằng dao phay trụ:

Lựa chọn dao phay:

Đường kính dao trụ D >2t +d +10mm

Chiều rộng dao B >B' + 3÷5 mm

d : đường kính ngoài của khâu định vị

t : chiều sâu của bậcB' : chiều rộng bậcĐiều chỉnh máy để đạt kích thước:

Điều chỉnh vị trí dao đạt kích thước B bằng cách

theo vạch dấu; bằng phương pháp rà chạm dao; phay bằng phương pháp cắt thử cắt dần từng lớp mỏng 1÷2mm, lát cắt tinh khoảng 0,5mm

Đo và điều chỉnh máy để đạt chiều sâu cắt (t) của bậc

Trình tự phay mặt bậc

2.2 Phay mặt bậc bằng dao phay mặt đầu:

Nguyên tắt chọn dao:

Đường kính dao phay phải lớn hơn bề rộng của bậc

Chiều dài dao phay phải lớn hơn chiều sâu của bậc

Chọn dao răng thưa cho những vật liệu có độ dẻo

cao

Điều chỉnh máy để đạt kích thước:

Điều chỉnh vị trí dao đạt kích thước B bằng cách

theo vạch dấu; bằng phương pháp rà chạm dao; hay bằng

phương pháp cắt thử

Phay trên máy phay ngang

Phay trên máy phay ngang

Trang 21

Đo và điều chỉnh để đạt chiều sâu cắt (t) của bậc.

Điều chỉnh máy đạt chiều rộng B và Chiều sâu nhát cắt t

Tiến hành cắt từng nhát , nên cắt nhát cắt tinh từ 0,5 ÷ 1mm

2.3 Phay mặt bậc bằng dao phay ngón:

Dùng để phay các bậc có bề mặt hẹp

Dao phải có đường kính lớn hơn bề mặt bậc

Dao phay ngón chui trụ

Dao phay ngón chui côn

Một số loại dao phay ngón thường dùng:

Trình tự thực hiện:

Điều chỉnh máy để đạt kích thước gia công

Khi phay bậc chọn chiều quay nghịch

Dao phay ngón 2 lưỡi cắt

Dao phay ngón 4 lưỡi cắt

Dao phay ngón 5 lưỡi cắt

Dao phay ngón 3 lưỡi cắt

Trang 22

2.4 Phay bậc bằng dao phay đĩa:

Dao phay đĩa có 2 loại cơ bản:

Dao phay đĩa 1 lưỡi cắt

Dao phay đĩa 3 lưỡi cắt

Điều chỉnh dao:

Cho dao chạm cử so dao

Điều chỉnh theo kích thước h

Rà dao chạm vào chi tiết

Điều chỉnh đạt kích thước a

a = c + b

Kỹ thuật rà dao:

Dùng băng giấy mõng để rà dao

Chú ý : cho dao đứng yên, di chuyển bàn máy đến khi băng giấy chạm nhẹ giữa

dao và phôi

Dùng vạch phấn để rà dao

Chú ý : cho dao quay, di chuyển bàn máy đến khi dao hớt đi một lớp phấn mỏng.

3 Các dạng sai hỏng thường gặp:

Chiều dài lưỡi cắt lớn làm ảnh hưởng đến độ chính xác

Sai kích thước do điều chỉnh sai

Độ nhẳn kém do dao mòn, do chọn lượng chạy dao lớn, do cắt dày

Trang 23

BÀI 6: PHAY RẢNH SUỐT VÀ RẢNH KÍN GIỚI THIỆU

Rãnh là vết được tạo thành bởi nhiều mặt phẳng hoặc nhiều mặt định hình Người ta chia rãnh ra nhiều dạng: rãnh vuông góc, rãnh chữ T, rãnh định hình, rãnh suốt, rãnh kín Dựa vào tính chất đặc đIểm của từng loại rãnh để người ta chọn phương pháp gia công thích hợp

MỤC TIÊU THỰC HIỆN

• Xác định đầy đủ và chính xác các yêu cầu kỹ thuật của rãnh gia công

• Lựa chọn dụng cụ cắt, dụng cụ kiểm tra, dụng cụ gá lắp phù hợp

• Tính toán, điều chỉnh bàn máy, dao tương ứng và thực hiện đúng trình tự các bước gia công

• Phay các loại rãnh bằng các phương pháp khác nhau trên máy phay đạt yêu cầu kỹ thuật, thời gian và an toàn

NỘI DUNG CHÍNH

• Các yêu cầu kỹ thuật của rãnh suốt, rãnh kín

• Phương pháp phay rãnh suốt, rãnh kín

• Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục

• Các bước tiến hành

CÁC HÌNH THỨC HỌC TẬP

- Học trên lớp về các yêu cầu kỹ thuật của một số rãnh phân loại và tên gọi

- Lựa chọn dụng cụ cắt, dụng cụ kiểm tra, dụng cụ gá lắp, phay các loại rãnh bằng các phương pháp khác nhau trên máy phay và các dạng sai hỏng, nguyên nhân và định hướng khắc phục

- Tự nghiên cứu tài liệu và làm bài bài tập ở nhà

- Thực hành tại xưởng theo nhóm về nhận dạng, phân loại các loại rãnh, lựa chọn dụng cụ cắt, gá, kiểm tra thích hợp, chuẩn bị máy và thực hiện các bàI tập về: Phay các loại rãnh suốt, rãnh kín, rãnh kín một đầu, các loại rãnh then trên trục

I GIỚI THIỆU CHUNG

Hình 30.6: Các loại rãnh Rãnh là cái vết được tạo bởi nhiều mặt phẳng hoặc mặt định hình Dựa theo hình dạng người ta chia rãnh ra các loại: hình (hình 30.6 a, b, c, d, đ, e) Bất kỳ loại rãnh nào đều có thể là rãnh thông suốt (hình 30.6-2a), rãnh hở một đầu (hình-30.6-2 b) và rãnh kính (30.6-2 c)

Trang 24

Hình 30.7 Các dạng rãnh

Các dạng rãnh: rãnh suốt, rãnh kín một đầu, rãnh kín hai đầu (hình 30.7)

Gia công rãnh là một trong những nguyên công được thực hiện trên máy phay Đối với rãnh phay có nhiều yêu cầu kỹ thuật khác nhau và các yêu cầu kỹ thuật này phụ thuộc vào công dụng của chi tiết, dạng sản xuất, độ chính xác kích thước, độ chính xác về

vị trí tương quan và độ bóng bề mặt Những yêu cầu kỹ thuật này ảnh hưởng đến cách chọn phương pháp gia công

Phay rãnh được thực hiện bằng dao phay đĩa hoặc tổ hợp dao phay đĩa Ngoài ra, cũng có thể dùng dao phay ngón

II CÁC ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT KHI GIA CÔNG CÁC LOẠI RÃNH SUỐT, RÃNH KÍN

2.3 Sai lệch về vị trí tương quan

Giữa rãnh cần gia công so với các mặt mặt khác hoặc các kích thước khác Rãnh được đối xứng và song song với đường trục của chi tiết hình trụ

2.4 Độ nhám đạt yêu cầu mà bản vẽ đưa lại.

III CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG CÁC LOẠI RÃNH

1 Phay rãnh bằng dao phay đĩa

Dao phay đĩa dùng để gia công mặt phẳng, bậc và rãnh Dao phay đĩa được phân ra hai loại: Dao phay liền và dao phay răng chắp Dao phay đĩa liền lai chia ra:

• Dao phay rãnh

• Dao phay rãnh bớt lưng

• Dao phay ba mặt cắt có dạng răng liền, dạng răng ghép

Dao phay rãnh dạng đĩa chỉ có răng trên phần trụ dùng để phay các rãnh nông Loại chính của dao phay đĩa là loại dao ba mặt; loại dao này có răng trên phần trụ và cả hai mặt đầu Nó được dùng để gia công các rãnh sâu hơn Để cải thiện điều kiện cắt, người ta

Trang 25

mặt có rãnh khác chiều nhau Nhờ kết cấu của loại dao này nên thành phần lực cắt dọc trục của các răng phải và răng trái triệt tiêu lẫn nhau Loại dao này cũng có răng ở hai mặt đầu lớn Nhược điểm chính của loại dao ba mặt là ở chỗ kích thước chiều rộng của rãnh gia công giảm ngay sau khi mài dao theo mặt đầu lần thứ nhất Nếu dùng dao phay điều chỉnh gồm hai nửa có chiều dày bằng nhau với các răng xen kẽ nhau thì sau khi mài

có thể phục hồi được kích thước ban đầu Để đIều chỉnh, người ta dùng các miếng đệm bằng đồng hoặc đồng thau chêm vào giữa các dao Dao phay đĩa chắp bằng hợp kim cứng

có hai loại: dao ba mặt và dao hai mặt Dao phay đĩa ba mặt dùng để phay rãnh Đối với

cả hai loại dao này, từng răng được kẹp vào thân dao bằng những rãnh khía dọc và các chêm có góc nghiêng 5o Ưu điểm của phương pháp kẹp này là có thể bù lại độ mòn và lớp kim loại bị hớt đi khi mài dao Kích thước hướng kính bị hớt đi khi mài dao Kích thước hướng kính được điều chỉnh bằng các dịch các răng đi được một hoặc vài rãnh khía, còn điều chỉnh kích thước chiều rộng thì bằng cách đẩy các răng ra hai bên Dao phay đĩa ba mặt có các răng bằng kề nhau nghiêng chéo nhau với góc nghiêng 10o, còn dao phay đĩa hai mặt cùng nghiêng về một hướng và góc nghiêng cũng là 10o (dao phải là dao trái)

Sử dụng dao phay đĩa ba mặt bằng đĩa kim cứng khi gia công rãnh sẽ đạt được năng suốt cao Dao phay đĩa đảm bảo kích thước gia công tốt hơn dao phay ngón

a Chọn loại và kích thước dao phay đĩa

Người ta chọn loại và kích thước dao phay đĩa phù thuộc vào kích thước và vật liệu gia công Đối với từng điều kiện gia công nhất định người ta chọn loại dao, vật liệu

Hình 30.8: Phay rãnh bằng dao phay rãnh ba mặt cắt

Lưỡi dao và các thông số chính của dao: B, D, d và z Đối với vật liệu đã gia công

và vật liệu gia công khó vừa, với chiều sâu cắt lớn người ta dùng dao phay có các răng lớn trung bình Còn đối với vật liệu khó gia công với chiều sâu cắt không lớn lắm nên sử dụng dao phay có các răng trung bình và răng nhỏ

Đường kính dao phay nên chọn càng nhỏ càng tốt, bởi vì khi đường kính dao càng nhỏ thì càng tăng độ cứng vững và giảm độ rung Ngoài ra, nếu đường kính dao càng lớn thì giá thành càng cao

Trên hình 30.9 ta thấy, khi chiều sâu cắt t và khe hở giữa vòng đệm với chi tiết gia công trong khoảng 6 ÷ 8 mm thì đIều kiện phải được thỏa mãn là:

Trang 26

Từ đó ta có công thức để xác định đường kính nhỏ nhất của dao phay:

D = 2t + d1 +( 12 ÷ 16 ), (5)

ở đây d1 - đường kính moayơ của dao (đường kính vòng định vị)

Trong bảng 5 biểu thị quan hệ giữ đường kính moayơ d1 và đương kính lỗ d của dao phay đĩa

Bảng 1 Bảng quan hệ giữa đường kính moayơ và đường kính dao phay

b Điều chỉnh máy để phay rãnh vuông góc thông suốt bằng dao phay đĩa.

Hình 30.9: Chọn đường kính dao phay đĩa tương ứng với chiều rộng và

chiều sâu của rãnh

Khi phay rãnh vuông góc, chiều rộng dao phay phải bằng chiều rộng trong trường hợp độ đảo của các răng mặt đầu bằng 0 Nếu độ đảo của nó không bằng 0 thì kích thước của rãnh sẽ lớn hơn kích thước của dao phay Điều này cần phải đặc biệt khi phay rãnh có

độ chính xác cao theo chiều rộng

Chỉnh dao để đạt chiều sâu cắt có thể thực hiện bằng phương pháp lấy dấu Để có đường lấy dấu rõ ràng, người ta bôi lên bề mặt chi tiết một lớp dung dịch phấn và dùng thước lấy dấu để vạch đường có độ sâu cần thiết Để chỉnh dao đạt chiều sâu cắt theo đường đã lấy dấu, người ta cho chạy dao thử Khi đó cần phải chú ý để cho dao phay hớt lượng dư chỉ tới nửa đường lấy dấu

Khi chỉnh máy để gia công rãnh, việc gá dao đúng vị trí so với chi tiết gia công đóng một vai trò rất quan trọng Nếu dùng đồ gá chuyên dùng thì vị trí của chi tiết so với dao được xác định bằng chính đồ gá

Ngày đăng: 21/12/2016, 10:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w