Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 41 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
41
Dung lượng
403 KB
Nội dung
MỞ ĐẦU Tính cấp thiết: Cờ Vua đã và đang trở thành nhu cầu văn hóa, tinh thần của đông đảo các tầng lớp nhân dân, một môn thể thao mang lại nhiều vẻ vang cho nền thể thao nước nhà. Các VĐV Cờ Vua đã chứng tỏ khả năng của mình thông qua các giải ở khu vực và trên thế giới. Giành được nhiều thành tích cao như: Đào Thiên Hải, Nguyễn Ngọc Trường Sơn và đặc biệt là Lê Quang Liêm đã 2 lần liên tiếp vô địch giải Cờ Vua Airoplot. Điều đó càng chứng tỏ rằng Cờ Vua Việt Nam đã và đang phát triển tới đỉnh cao của phong trào Cờ Vua thế giới. Chính vì vậy Cờ Vua được coi là một trong những môn thể thao mũi nhọn trong dự án chiến lược về công tác TDTT của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Cờ Vua khác các môn thể thao khác là ít đòi hỏi về thể lực nhưng lại đòi hỏi khá cao về khả năng tâm lý, trí tuệ, năng lực phân tích và đánh giá tình huống. Các tình huống liên tục thay đổi đòi hỏi người chơi cần có sự am hiểu kiến thức chuyên môn và có năng lực tính toán nhanh trong từng trường hợp. Tính toán trong Cờ Vua là quá trình phân tích, tổng hợp tình huống thi đấu trên cơ sở vân dụng chính xác các kiến thức và tri thức, nhằm đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp trong việc sử lý các tình huống nẩy sinh của ván đấu. Tính toán các biến thế trong các ván đấu có ý nghĩa rất quan trọng đối với các VĐV Cờ Vua, là nhân tố quyết định sự thành bại của kế hoạch chơi trong ván đấu. Việc tính toán sai lầm hoặc thời gian tính toán quá lâu, trong những tình huống cờ dẫn đến những kết quả đáng tiếc như thế cờ đang thắng thành hòa, đang hòa thành thua hoặc đang thắng thành thua. Và đó là nguyên nhân sâu xa của sự hời hợt trong suy nghĩ, ảnh hưởng lâu dài tới trình độ VĐV Cờ Vua. Nội dung thi đấu trong Cờ Vua có ba hình thức: Thi đấu cờ chớp (thời gian từ 5 phút trở xuống), thi đấu cờ nhanh (thời gian ≤ 60 phút), thi đấu cờ dài (cờ truyền thống, thời gian 90 phút). Nhưng xu hướng hiện nay thường tổ chức các giải cờ chớp, cờ nhanh, thời gian của mỗi ván đấu ngắn nên tốc độ tính toán có vai trò rất quan trọng, nó quyết định đến kết quả của ván đấu. 1 Đối với các nữ VĐV Cờ Vua trẻ của Bắc Giang, sở dĩ trong những năm gần đây chưa đạt được thành tích cao tại các giải trẻ toàn quốc, phần lớn là do các em mất ưu thế trong tốc độ tính toán. Vì vậy khắc phục tình trạng trên cho các VĐV trẻ, giúp các VĐV phát triển tốc độ tính toán trong thi đấu Cờ Vua là vấn đề quan trọng trong công tác giảng dạy và huấn luyện. Nghiên cứu về tính toán trong Cờ Vua đã có một số tác giả quan tâm như: Nguyễn Thị Siêm (năm 2005), Nguyễn Bá Việt Phương (năm 2008) Các đề tài này mới chỉ đề cập đến các vấn đề chung như hình thành năng lực, kỹ năng tính toán trong thi đấu cờ dài, các bài tập thường có thời gian lớn từ 10 – 15 phút trở lên. Vì vậy, không áp dụng được vào nội dung thi đấu cờ chớp và cờ nhanh. Xuất phát từ những lý do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển tốc độ tính toán cho nữ VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11 – 12 tỉnh Bắc Giang”. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài là lựa chọn được bài tập có hiệu quả nhằm phát triển tốc độ tính toán cho nữ VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11 – 12 tỉnh Bắc Giang. Từ đó giúp cho các HLV có thêm phương tiện hiệu quả trong quá trình giảng dạy, huấn luyện tốc độ tính toán, góp phần nâng cao chất lượng quá trình đào tạo Cờ Vua ở tỉnh Bắc Giang. Mục tiêu nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài xác định các mục tiêu cụ thể sau: - Mục tiêu 1: Thực trạng huấn luyện tốc độ tính toán cho nữ VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11 – 12 tỉnh Bắc Giang. - Mục tiêu 2: Lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triển tốc độ tinh toán cho nữ VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11 – 12 tỉnh Bắc Giang. Đối tượng nghiên cứu: Bài tập nâng cao tốc độ tính toán cho nữ VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11 – 12 tỉnh Bắc Giang. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 20 nữ VĐV lứa tuổi 11 – 12 tỉnh Bắc Giang. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi 11 – 12 trong tập luyện và thi đấu môn cờ vua. 1.1.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 11 – 12. a. Tri giác: Tri giác là một quá trình nhận thức, phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào giác quan. Ở lứa tuổi 11 – 12 tri giác đã đạt tới trình độ phát triển như người trưởng thành. Tri giác có chủ định phát triển mạnh, biết phân tích, tổng hợp đối tượng có chủ định. Khả năng nhận thức cảm tính của các em đã phát triển ở mức độ cao. Tuy nhiên, khi tri giác những đối tượng có mầu sắc rực rỡ mới lạ rất dễ lôi cuốn các em. Trong quá trình giảng dạy Cờ vua cho các em, cần hướng các em vào những dấu hiệu nhận biết và cách đánh giá để phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, đồng thời đưa ra những đòn phối hợp, cũng như những dạng thức tấn công đẹp mắt để gây hứng thú và sự say mê tập luyện cho các em. Mặt khác khả năng phương hướng tri giác không gian lứa tuổi 11 - 12 đã khá chính xác. Do vậy, khi giảng dạy – huấn luyện chiến thuật và chiến lược khai cuộc cần sử dụng bàn cờ treo, đưa ra các bài tập theo từng chủ đề với thời gian hạn định khác nhau nhưng thời gian tối thiểu cho việc thực hiên mỗi bài tập phải là 5 phút trở lên . b. Khả năng tập trung chú ý: Ở lứa tuổi 11 – 12 có khả năng chú ý vào một đề tài , một đối tượng cao. Chú ý có chủ đích chiếm ưu thế. Chú ý ở lứa tuổi này bền vững hơn, sự di chuyển chú ý nhanh và linh hoạt hơn, khối lượng chú ý nhiều hơn so với lứa tuổi nhi đồng. Khả năng chú ý có chủ định, sự tìm tòi, học hỏi, ham hiểu biết có vai trò quan trọng trong quá trình tập luyện và thi đấu Cờ Vua. Cho nên, người giáo viên – HLV cần chú ý lựa chọn các bài tập, các thế cờ phù hợp như số lượng quân, các nước cờ dự bị để phát huy tính sáng tạo của học sinh, ở lứa tuổi này có 3 thể sử dụng được các bài tập có số lượng quân nhiều, với số nước đi từ 2 – 3 nước cờ dự bị và độ sâu biến thế có thể tới 10 – 11 nước. Tuy nhiên, cần phải dựa trên sự định hướng chiến lược từ trước. c. Trí nhớ: Trí nhớ của học sinh lứa tuổi 11 – 12 có nhiều biến đổi cơ bản so với lứa tuổi nhi đồng. Trí nhớ trừu tượng phát triển mạnh. Ghi nhớ chủ định chiếm ưu thế, các em có ý thức lựa chọn những nội dung chủ yếu để ghi nhớ, biết hệ thống và sắp sếp nội dung bài học để các em thực hiện tốt bài tập cờ. Đồng thời trong quá trình giảng dạy, người giáo viên cần tăng dần độ khó của bài tập, từng giáo án tạp luyện phải có hệ thống, kích thích sự nỗ lực ý chí và tính tích cực tự giác, sáng tạo của các em trong quá trình giảng dạy và huấn luyện Cờ Vua. Mặt khác sử dụng hiệu quả trí nhớ, có khả năng diễn đạt bài tập, các em thích thú quan sát một cách tỷ mỉ và biết đặt ra những câu hỏi và giải quyết vấn đề. d. Tư duy: Lứa tuổi 11- 12 tư duy trừu tượng phát triển nhanh. các em có khả năng tiếp thu những khái niệm trừu tượng và phức tạp. Khi giải quyết vấn đề, các em dựa vào những khái niệm trừu tượng, phải dựa vào ngôn ngữ chứ không phải hình ảnh và động tác cụ thể như lứa tuổi nhi đồng – năng lực phân tích và tổng hợp, năng lực trừu tượng hóa và khái quát hóa, hệ thống hóa và suy luận hóa còn yếu, đặc biệt các em chưa chủ động vận dụng hiểu biết của mình để kiểm nghiệm củng cố. Vì vậy, trong quá trình huấn luyện khai cuộc, cần phải phát triển được nâng lực tư duy và óc tưởng tượng sáng tạo của học sinh bằng cách: bên cạnh lời giải cho từng thế cờ với các dạng thức khai cuộc khác nhau, phải có những bài tập buộc các em phải tự tìm ra lời giải mà không được di chuyển quân trên bàn cờ . e. Tưởng tượng: Ở lứa tuổi 11 – 12 tưởng tượng có chủ định phát triển ở mức độ tưởng tượng tái tạo, các em tưởng tượng lại những điều đã học được trên lớp và được trình bày trong sách vở để áp dụng và vui chơi, thi đấu. khả năng tưởng tượng ở 4 thiếu niên khá phong phú nhưng còn thiếu thực tế. Bởi vậy khả năng tưởng tượng của học sinh nếu được hướng dẫn nâng cao thì khả năng tưởng tượng sáng tạo trong quá trình giảng dạy Cờ Vua sẽ có tác dụng tốt đến việc nâng cao thành tích sau này của các em . Bên cạnh đó, người giáo viên, HLV phải có ngôn ngữ rõ ràng, ngắn ngọn, chặt chẽ, khái quát kết hợp với suy luận của học sinh nhằm giúp cho quá trình nhận thức và tưởng tượng của các em được phát triển chính xác và phong phú . f . Cảm xúc: Đặc điểm nổi bất trong tình cảm của thiếu niên lứa tuổi 11 – 12 là tính cảm xúc cao (dễ bi kích động), điều đó là do tính xung động cao của tuổi dậy thì, nó phụ thuộc vào đặc điểm của hệ thần kinh, quá trình hưng phấn tạm thời có ưu thế so với ức chế, làm cho thiếu niên không kìm chế được bản thân cho nên khi than gia bất cứ hoạt động nào các em đều biểu hiện cảm xúc rất mạnh mẽ và rõ nét. Cảm xúc của lứa tuổi này có nét nổi bật xuất hiện trong quá trình học tập vui chơi là tính ấn tượng bồng bột, hăng say, tính tự ái ít nhưng không ổn định, dễ bị khích động. thông thường cảm xúc chi phối khá mạnh đến cách phán đoán cũng như cách sử sự của các em. Những đặc điểm này trước hết là do sự cải tổ của các chức năng sinh lý trong cơ thể thiếu niên có niên quan đến sự phát dục (dậy thì) tình cảm thiếu niên lứa tuổi này bắt đầu phục tùng lý trí, có khả năng điều chỉnh tình cảm và cảm xúc của mình. các em đã biết che dấu phần nào sự biểu lộ cảm xúc bề ngoài của mình. Tuy vậy tính bồng bột, xốc nổi vẫn là tính cảm xúc của các em. Tâm trạng của thiếu niên cũng thay đổi nhanh chóng (vui buồn nhất thời). Tâm trạng đó thường gắn và chuyển hóa cho nhau. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, huấn luyện Cờ Vua cho lứa tuổi này cần thận trọng khi phê phán về mặt tâm lý. Mỗi bài giảng, thế cờ cần gây cảm xúc tình cảm cho các em, cần có những phương pháp điều chỉnh tình cảm kịp thời thích hợp. Bên cạnh đó cần sử dụng các phương pháp nhằm nâng cao tính thi đua học tập tạo tính hăng 5 say, hứng thú cho các em, khen thưởng động viên kịp thời đúng mực khi các em thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra. g . Ý thức: Ở lứa tuổi 11 - 12 hành vi ý thức đã phát triển, các em thường có nhiều ước mơ táo bạo, đã bắt đầu nghĩ đến lý tưởng (nhưng dễ thay đổi do hiếu động) sẵn sàng khắc phục khó khăn có tính kỷ luật, sự quyết tâm song vẫn chưa cao, tính kiên trì còn yếu, các em thích tìm tòi khám phá nhưng dễ nản lòng khi kết quả trước mắt không rõ ràng, chưa nghĩ đến mục đích lâu dài. vì thế trong quá trình giảng dạy Cờ Vua, người giáo viên – HLV khi đề ra mục đích chung cần chia ra nhiều mục đích cụ thể có tính khái quát dễ hiểu, giúp các em thực hiện tốt và hiệu quả nhất các bài tập đề ra. 1.1.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 11 – 12. Các em học sinh lứa tuổi 11 - 12 quá trình hưng phấn chiếm ưu thế so với quá trình ức chế, một sự mất cân đối dưới phần dưới vỏ não có xu hướng phát triển nhanh hơn và mãnh liệt hơn so với hoạt động của vỏ não, dẫn đến sự mất cân bằng tạm thời giữa hai hệ thống tín hiệu. - Sự phát dục (dậy thì): Đây là nhân tố sinh lý xã hội có ảnh hưởng rất quan trọng đối với sự phát triển tâm lý và nhân cách của lứa tuổi này. Các cơ quan thực vật ở lứa tuổi này đã phát triển tương đối. Các kích thước tuyệt đối cũng như tương đối của tim tăng dần theo lứa tuổi và chịu ảnh hưởng rất mạnh của tập luyện. Hệ tim mạch của cơ thể trẻ thích nghi với sự tăng công suất hoạt động. Thể lực vẫn kém hơn so với người lớn thể hiện ở chỗ khi tăng công suất hoạt động lên 1kg/1s thì nhịp tim của trẻ 11 - 12 tuổi tăng lên 5-6 lần/phút. - Hệ hô hấp của trẻ lứa tuổi 11 - 12 nói chung có đặc điểm là thở nhanh và không ổn định, thông khí phổi tối đa cũng tăng dần. Quá trình hồi phục chậm với khối LVĐ lớn khả năng thích nghi với vận động kém, khả năng hoạt động yếm khí thấp. Do vậy ở lứa tuổi này nếu áp dụng với lượng vận động (LVĐ) quá lớn thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của cơ thể. 6 - Đặc điểm xương và khớp: Quá trình cốt hóa chưa hoàn thành, sụn tương đối nhiều các chất hữu cơ và nước trong xương còn nhiều, các chất vô cơ như canxi, photpho ít, tính đàn hồi của xương tốt, nhưng độ cứng kém. Thời kỳ này, xương thiếu niên, nhi đồng phát triển mạnh về chiều dài hơn chiều ngang. - Đặc điểm cơ bắp: cơ bắp của các em chưa phát triển đầy đủ, cơ mềm, nước nhiều nhưng Protit, Lipit, các chất dịch thể và vô cơ tương đối ít. Tuổi càng nhỏ thì tỷ lệ cơ bắp so với trọng lượng cơ thể càng nhỏ, sức mạnh yếu. - Đặc điểm hệ thống tim mạch: Những sợi cơ tim của các em nhỏ và tính đàn hồi ít, van tim phát triển kém, dung tích và thể tích tim nhỏ nhịp tim nhanh hơn người lớn. Như vậy, các VĐV Cờ Vua trẻ lứa tuổi 11 - 12 có đặc tính là ở trung tâm thần kinh các quá trình hưng phấn chiếm ưu thế so với quá trình ức chế. Mặt khác khi nghiên cứu những biến đổi của các chức năng sinh lý trong cơ thể VĐV Cờ Vua khi tập trung suy nghĩ trong khi sử lý các tình huống phức tạp thì các chỉ số sinh lý của VĐV đều tăng lên. Mạch đập tăng đến 170 – 190 lần/ phút, huyết áp tối đa tăng khoảng 200 mmHg. Các quá trình sinh lý tăng cao hơn nhiều so với lúc bình thường. Do sự phát triển mạnh mẽ của hưng phấn thần kinh trong thời gian tương đối dài dẫn đến sự xuất hiện hiện tượng ức chế trong thời gian dài. Khả năng hưng phấn và lực bóp của cơ tim giảm. Như vậy có thể đi đến kết luận rằng: Trong Cờ Vua khi thực hiện LVĐ lớn (suy nghĩ tính toán các biến thế ) thì các quá trình sinh lý xảy ra trong cơ thể VĐV tương ứng với một hoạt động thể lực (hoạt động cơ bắp) với cường dưới cực đại. Từ đó cho thấy ở lứa tuổi này khi giảng dạy huấn luyện tốc độ tính toán cho VĐV Cờ Vua cần phải thận trong sử dụng LVĐ lớn và có những biện pháp hồi phục thích hợp sau khi thực hiện LVĐ. 1.2. Cơ sở tâm – sinh lý trong tập luyện và thi đấu Cờ Vua. 1.2.1. Cơ sở tâm lý. Tập luyện và thi đấu Cờ Vua không đòi hỏi dụng cụ sân bãi phức tạp như một số môn thể thao khác, tập luyện không cần nhiều người, hình thức tập luyện 7 rất phong phú đa dạng, có thể tự mình nghiên cứu tài liệu, sách báo, chơi và tập luyện bằng máy vi tính với nhiều trình độ khác nhau Cờ Vua là môn thể thao trí lực, LVĐ trong Cờ Vua chủ yếu là LVĐ tâm lý, tác động trực tiếp và quá trình tư duy của người tập. Học chơi Cờ Vua giúp cho việc phát triển hài hòa các phẩm chất tâm lý của mỗi cá nhân. Trong quá trình học, tập luyện Cờ Vua, khả năng tư duy logic và trực giác được phát triển. Khả năng chuyển đổi giữa 3 loại trí nhớ: Trí nhớ linh động, tri nhớ thời gian ngắn và trí nhớ vĩnh viễn trở nên linh hoạt, bền vững và có dung lượng ghi nhớ lớn. Khả năng tập trung chú ý được phát triển và hoàn thiện. Cờ Vua giúp đẩy mạnh việc học, tập trung suy nghĩ, khả năng lựa chọn quyết định, góp phần tạo nên ý chí, tính quyết đoán và ổn định về cảm xúc. Không giống với một số môn thể thao khác, Cờ Vua ít đòi hỏi sự hoạt động cơ bắp mạnh mẽ. Trong suốt quá trình hoạt động sáng tạo, thi đấu, VĐV Cờ Vua dùng phần lớn thời gian ngồi sau bàn cờ tư duy, suy nghĩ, tính toán các nước đi. Với đặc điểm là môn thể thao trí tuệ, LVĐ trong Cờ Vua là LVĐ tâm lý, tác động trực tiếp vào quá trình tư duy của người tập nên cần phải chú ý đến tính chất đặc biệt này. Bởi vì trong các môn thể thao khác (đặc biệt trong thời kỳ tiến hành thi đấu), sự căng thẳng về cảm xúc thường được kết hợp với việc tăng cường hoạt động cơ bắp. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì tăng cường hoạt động cơ bắp sẽ bảo vệ cơ thể khỏi ảnh hưởng không có lợi của sự căng thẳng về cảm xúc lên trạng thái chức năng của hệ thần kinh và tim mạch. Cờ Vua là một dạng hoạt động thể thao có sự căng thẳng về cảm xúc thần kinh cao độ, dẫn đến một số trường hợp có thể ảnh hưởng không tốt đến tình trạng sức khỏe. Trước đây, có một số quan điểm cho rằng, trên cơ sở tính toán đến những tác động nguy hại của những căng thẳng về cảm xúc, có thể xây dựng được những biện pháp, thậm chí trong một vài trường hợp có thể dùng cả các chất dược liệu, để nhanh chóng làm giảm đi những căng thẳng đó trong thời gian thi đấu. Song không nên coi đó là chuẩn mực, vì bản thân những căng thẳng cảm xúc đó lại chính là điều kiện cần thiết cho quá trình tư duy – sáng tạo của VĐV Cờ Vua. 8 Hơn nữa, việc không có khả năng duy trì và chịu đựng những căng thẳng cảm xúc ở mức độ cao lại là một trong những nguyên nhân làm mất đi trạng thái sung sức thể thao của VĐV Cờ Vua. Vì vậy, việc định mức và áp dụng LVĐ phù hợp đối với từng VĐV trong tập luyện và thi đấu Cờ Vua là một vấn đề hết sức quan trọng đối với việc đạt được thành tích cao trong thi đấu. LVĐ tâm lý trong Cờ Vua chính là sự căng thẳng về cảm xúc và thần kinh do mật độ, độ khó của bài tập cờ, tình huống cờ cũng như thời gian thực hiện bài tập, tình huống đó. Các tác nhân tâm lý (cường độ cảm xúc, sự căng thẳng về ý chí ) có tác động mạnh thì làm tăng cường hoặc làm giảm sút khả năng chức phận của cơ thể. Mức độ căng thẳng tâm lý trong hoạt động tập luyện và thi đấu của VĐV Cờ Vua được xác định bằng: - Trạng thái cảm xúc của VĐV: Trạng thái này có rất nhiều nguyên nhân bên trong cũng như bên ngoài như: Trình độ chuyên môn của VĐV, trình độ của đối phương, mục đích tập luyện và thi đấu - Đặc tính kỹ thuật, chiến thuật của các bài tập, tính chất hoạt động của cơ quan phân tích, mức độ tư duy chiến thuật, đặc điểm của sự tập trung chú ý,điều kiện hoạt động có đối kháng - Độ lớn sự nỗ lực ý chí của VĐV. Những yếu tố nói trên ảnh hưởng tới mức căng thẳng tâm lý và có thể chiếm ưu thế trong khi xác định LVĐ. Sự căng thẳng tâm lý cao nhất được biểu hiện trong các cuộc thi đấu quan trọng. Để đạt được trạng thái sung sức thể thao cho VĐV Cờ Vua, trong quá trình huấn luyện, cần thiết phải chuẩn bị cho VĐV một cách có hệ thống về thể lực, kỹ - chiến thuật, chiến lược và tâm lý cho VĐV Cờ Vua. Vì vậy, trong quá trình đào tạo VĐV Cờ Vua cần thiết phải tuyển chọn các em không chỉ có sự phát triển tốt về thể chất mà còn có các thuộc tính tâm lý phù hợp với môn thể thao này: Loại hình thần kinh thuộc một trong 3 loại sau: 9 linh hoạt, thăng bằng hoặc hưng phấn. Có phẩm chất đạo đức tốt, động cơ hoạt động trong sáng, có hứng thú bền vững đối với hoạt động của môn thể thao Cờ Vua. Các chỉ số tâm lý đặc trưng cho hoạt động Cờ Vua bao gồm: Loại hình thần kinh phù hợp, có phẩm chất đạo đức tốt; mức độ bền vững của quá trình tâm lý và độ bền vững phải sâu, linh hoạt và có dung lượng trí nhớ tốt; năng lực tư duy của VĐV tốt (đặc biệt là tư duy sáng tạo); có sự nỗ lực ý chí cao, khắc phục những khó khăn và trở ngại bên trong cũng như bên ngoài để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ tập luyện và thi đấu Trong các chỉ số này, đặc điểm tâm lý nổi trội nhất đối với môn Cờ Vua là năng lực tư duy của VĐV. 1.2.1. Cơ sở sinh lý. Vấn đề về giá trị sinh lý của ván đấu Cờ Vua luôn thu hút sự quan tâm của các nhà chuyên môn. Bởi lẽ, kết quả của các ván đấu không chỉ có giá trị thuần túy thể thao (thắng – thua) và giá trị về chất lượng ván đấu, mà quan trọng chính là giá trị tâm – sinh lý mà các ván đấu đó đem lại. Thiếu giá trị này, sẽ rất khó khăn trong việc chuẩn hóa LVĐ trong thi đấu, trong việc dự báo thành tích của các VĐV Cờ Vua. Trong những năm 1980 – 1987, tại khoa Cờ Vua trường Đại học TDTT Matxcơva đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu quá trình ra quyết định trong điều kiện stress với thời gian hẹp (Model Cờ Vua)”. Kết quả nghiên cứu của đề tài này và kết quả nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu khoa học khác đã chỉ ra rằng, với LVĐ thi đấu lớn và không quen thuộc sẽ dẫn tới mệt mỏi tương đối nhanh và hậu quả là ở một số VĐV Cờ Vua xuất hiện “khoảng tối” trong việc nhìn nhận các thế cờ. Nghĩa là việc định vị được trong trí nhớ chỉ một phần nào đó của bàn cờ, nơi diễn ra các sự kiện quan trọng hơn cả. Trong quá trình thử nghiệm đã sử dụng tổ hợp các phương pháp về tâm – sinh lý bao gồm: Ghi các dòng điện sinh vật của não (điện não đồ), ghi điện tâm đồ, xác định huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu, xác định tần số hô hấp và tần số mạch đập. 10 [...]... CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện tốc độ tính toán của nữ VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11 12 tỉnh Bắc Giang 3.1.1 Thực trạng việc sử dụng bài tập nhằm phát triển tốc độ tính toán cho VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11 -12 tỉnh Bắc Giang Với mục đích lựa chọn được những bài tập có hiệu quả nhằm phát triển tốc độ tính toán cho VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11 - 12 tỉnh Bắc Giang, đề tài... nữ VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11 - 12 tỉnh Bắc Giang Thông qua việc phân tích, tổng hợp các tài liệu chuyên môn có liên quan và qua quan sát quá trình huấn luyện tốc độ tính toán cho VĐV Cờ vua tại các đơn vị: Hà Nội, Quân Đội, Bắc Ninh Kết quả cho thấy, các đơn vị đã sử dụng 8 nhóm bài tập sau để phát triển tốc độ tính toán cho VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11 12: - Bài tập cờ thế - Bài tập cờ tàn - Bài tập tính toán. .. cụ thể ở lứa tuổi 11, trong 60 ván đấu được phân tích thì có đến 44 lỗi; lứa tuổi 12, trong 54 ván phân tích thì có đến 36 lỗi Như vậy, tỷ lệ mắc lỗi trong tính toán là hơn 70% Kết quả này cho thấy, thực trạng tốc độ tính toán của VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11 - 12 tỉnh Bắc Giang là chưa tốt 3.2 Nghiên cứu lựa chọn bài tập nhằm phát triển tốc độ tính toán cho nữ VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11 - 12 tỉnh Bắc Giang Từ... Bài tập đòn phối hợp - Bài tập phân tích đánh giá lập kế hoạch - Bài tập tính toán theo chủ đề 28 - Bài tập thi đấu Và đại đa số các ý kiến lựa chọn các bài tập trên đều xếp chúng ở mức độ từ quan trọng trở lên trong việc phát triển tốc độ tính toán cho nữ VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11 - 12 Từ kết quả nghiên cứu trên, đề tài đã lựa chọn được 7 nhóm bài tập nhằm phát triển tốc độ tính toán cho nữ VĐV Cờ Vua. .. chọn bài tập nhằm phát triển tốc độ tính toán cho nữ VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11 – 12 tỉnh Bắc Giang (n = 20) TT Bài tập Kết quả phỏng vấn Số người lựa chọn Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng n % n % n % n % 1 Bài tập cờ thế 16 80 12 60 2 10 2 10 2 Bài tập cờ tàn 15 75 11 55 3 15 1 5 3 Bài tập tính toán theo công thức 20 100 16 80 4 20 - - 4 Bài tập đòn phối hợp 14 70 12 60 2 10 - - 5 Bài tập lựa... quả nghiên cứu tại mục 3.1, nhằm đổi mới công tác huấn luyện tốc độ tính toán cho VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11 - 12 tỉnh Bắc Giang, đề tài tiến hành lựa chọn hệ thống bài tập theo những bước sau: - Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các tài liệu chuyên môn, tiến hành phỏng vấn các HLV, giáo viên, chuyên gia Cờ Vua nhằm lựa chọn hệ thống bài tập 26 phát triển năng lực tính toán cho VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11 - 12 tỉnh. .. học,tư nghiên cứu của VĐV thì sau thời gian đó năng lực tính toán cho VĐV còn ở mức thấp, xuất hiện nhiều sai lầm trong tính toán - Kết quả phỏng vấn trực tiếp VĐV cho thấy, đa số VĐV mới chỉ nắm vững nhưng lý luận chung và hình thành khái niệm về nguyên tắc mà chưa phát triển được tốc độ tính toán 3.1.2 Thực trạng tốc độ tính toán của VĐV Cờ Vua Lứa tuổi 11 12 tỉnh Bắc Giang 25 Nhằm đánh giá tốc độ tính. .. phỏng vấn trực tiếp các HLV, VĐV Cờ Vua và quan sát việc sử dụng các bài tập nhằm phát triển tốc độ tính toán cho VĐV Kết quả thu được cho thấy: - Các bài tập được HLV Cờ Vua Bắc Giang sử dụng nhằm phát triển tốc độ này cho VĐV chưa mang tính hệ thống, chưa đa dạng và chưa thực sự vừa sức đối với VĐV Cụ thể như sau: + Các bài tập được giáo viên, HLV sử dụng thường chỉ tập trung vào những tài liệu của... tỉnh Bắc Giang (nhằm xác định cơ sở thực tiễn của hệ thống bài tập) - Xác định những nguyên tắc lựa chọn các thế cờ sử dụng làm bài tập phù hợp với đặc điểm đối tượng nghiên cứu - Xây dựng tiến trình thực nghiệm sư phạm nhằm ứng dụng hệ thống bài tập trong thực tiễn huấn luyện VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11 - 12 tỉnh Bắc Giang 3.2.1 Cơ sở thực tiễn của việc lựa chọn bài tập nhằm phát triển tốc độ tính toán cho. .. Xác định hệ số tương quan của các Test trên đối tượng nghiên cứu 3.3.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lựa chọn các test đánh giá tốc độ tính toán cho nữ VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11 - 12 tỉnh Bắc Giang Từ những kết quả nghiên cứu tại chương 1 cho thấy, để đánh giá tốc độ tính toán của VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11 - 12, các tác giả đều tập trung sử dụng các test như trình bày tại bảng 3.4 Nhằm xác định cơ sở . luyện tốc độ tính toán cho nữ VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11 – 12 tỉnh Bắc Giang. - Mục tiêu 2: Lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triển tốc độ tinh toán cho nữ VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11 – 12 tỉnh Bắc Giang. Đối. tượng nghiên cứu: Bài tập nâng cao tốc độ tính toán cho nữ VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11 – 12 tỉnh Bắc Giang. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 20 nữ VĐV lứa tuổi 11 – 12 tỉnh Bắc Giang. . tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển tốc độ tính toán cho nữ VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11 – 12 tỉnh Bắc Giang . Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài