Kết quả và phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển tốc độ tính toán cho nữ vđv cờ vua lứa tuổi 11 12 tỉnh bắc giang (Trang 36)

- Bài tập phân tích đánh giá lập kế hoạch.

7. Bài tập thi đấu.

3.4.2. Kết quả và phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm.

Nhằm so sánh về tốc độ tính toán của 2 nhóm ở thời điểm trước thực nghiệm, đề tài đã tiến hành kiểm tra cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng thông qua các test đã lựa chọn được. Kết quả kiểm tra được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Kết quả và so sánh kết quả kiểm tra đối tượng nghiên cứu tại thời điểm trước thực nghiệm.

TT TEST Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm t P x ±δ x ±δ 1 Phân tích đánh giá (điểm) 5,99 0,31 6,10 0,32 0,456 >0,05

2 Chiếu hết trong 3 nước

(điểm) 6,04 0,34 6,13 0,339 0,348 >0,05

3 Tính toán theo công thức

nhánh cây (điểm) 6,09 0,38 6,22 0,32 0,514 >0,05 4 Đòn phối hợp (điểm) 6,08 0,33 6,20 0,36 0,477 >0,05 Từ kết quả ở bảng 3.6 cho thấy: Sự khác biệt về kết quả thực hiện các test của 2 nhóm là không có ý nghĩa (ttính < tbảng ở ngưỡng xác xuất p>0,05. Hay nói cách khác là ở thời điểm trước thực nghiệm tốc độ tính toán của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm là tương đương nhau.

b. kết quả kiểm tra sau 2 tháng thực nghiệm (giữa thực nghiệm).

Sau 3 tháng thực nghiệm, ứng dụng các bài tập nhằm phát triển tốc độ tính toán cho đối tượng nghiên cứu đề tài đã tiến hành kiểm tra ở cả 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Kết quả và so sánh kết quả kiểm tra đối tượng nghiên cứu sau 2 tháng thực nghiệm. TT TEST ĐC TN So sánh W(%) x ±δ x ±δ t P ĐC TN 1 Phân tích đánh giá (điểm) 6,14 0,34 6,70 0,36 2,222 <0,05 9,30 2,43 2 Chiếu hết trong 3 nước (điểm) 6,18 0,39 6,91 0,52 2,565 <0,05 11,8 2,28 3 Tính toán theo công

thức nhánh cây (điểm)

6,22 0,41 6,86 0,50 2,248 <0,05 9,71 2,10 4 Đòn phối hợp

(điểm) 6,14 0,33 6,62 0,43 1,833 >0,05 6,49 0,95 Từ kết quả thực nghiệm ở bảng 3.7 cho thấy:

- Nếu xét chỉ số trung bình (x) thì kết quả thực hiện các test của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm đều gia tăng. Song sự gia tăng ở nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng (nhịp độ tăng trưởng các test của nhóm thực nghiệm ở mức cao hơn hẳn nhóm đối chứng).

- Hầu hết các test ở cả 2 lứa tuổi đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả thực hiện giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (với p<0,05). Tuy nhiên, ở test đòn phối hợp, mặc dù nhóm thực nghiệm có kết quả kiểm tra và sự tăng trưởng cao hơn nhóm đối chứng song vẫn chưa dẫn tới sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cần thiết (với p>0,05). Điều này cho ta thấy các bài tập nhằm phát triển tốc độ tính toán cho đối nghiên cứu bước đầu đã thể hiện tính hiệu quả, tuy nhiên do thời gian còn ngắn nên chưa dẫn tới sự khác biệt toàn diện giữa 2 nhóm.

Từ kết quả kiểm tra giữa thực nghiệm đề tài tiếp tục ứng dụng các bài tập đã lựa chọn trên nhóm thực nghiệm, sau 4 tháng đề tài tiến hành kiểm tra cả 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm. Kết quả thu được cụ thể trình bày ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Kết quả và so sánh kết quả kiểm tra đối tượng nghiên cứu sau 4 tháng thực nghiệm. TT TEST ĐC TN So sánh W(%) x ±δ x ±δ t P ĐC TN 1 Phân tích đánh giá (điểm) 6,28 0,35 7,18 0,50 3,265 <0,05 6,56 2,21 2 Chiếu hết trong 3 nước (điểm) 6,35 0,48 7,32 0,52 3,261 <0,05 5,71 2,67 3 Tính toán theo công

thức nhánh cây (điểm)

6,33 0,46 7,24 0,49 3,134 <0,05 5,34 1,71 4 Đòn phối hợp (điểm) 6,29 0,44 7,34 0,51 3,616 <0,05 10,2 2,37 Từ kết quả thu được ở bảng 3.8 cho thấy: Kết quả thực hiện các test đều gia tăng, song sự gia tăng của nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng, điều này đã dẫn tới sự khác biệt có ý nghĩa về kết quả thực hiện các test giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (ttính của các nhóm bài thử đều lớn hơn tbảng với p<0,05). Như vậy bài tập đề tài lựa chọn đã thể hiện tính hiệu quả trong việc phát triển tốc độ tính toán cho nữ VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11 - 12 tỉnh Bắc Giang. Cũng từ kết quả thu được từ bảng 3.8 cho thấy, các bài tập đã lựa chọn chỉ thể hiện rõ tính hiệu quả trên đối tượng nghiên cứu sau thời gian tối thiểu là 4 tháng thực nghiệm.

KẾT LUẬN.

Từ các kết quả nghiên cứu trên, cho phép đề tài rút ra những kết luận sau: 1. Thực trạng việc sử dụng các bài tập nhằm phát triển tốc độ tính toán cho VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11 - 12 tỉnh Bắc Giang chưa tốt: Các bài tập chưa đa dạng, độ khó không phù hợp với VĐV chưa có đẳng cấp, không thường xuyên cập nhập các tài liệu (bài tập) mới...

2. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã lựa chọn được 4 nhóm bài tập có hiệu quả cao nhằm phát triển tốc độ tính toán cho nữ VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11 - 12 tỉnh Bắc Giang, đó là các nhóm bài tập sau:

- Bài tập tính toán theo công thức. - Bài tập đòn phối hợp.

- Bài tập phân tích, đánh giá, lập kế hoạch. - Bài tập chiếu hết trong 3 nước

Các bài tập trên chỉ có hiệu quả trên đối tượng nghiên cứu sau thời gian tập luyện tối thiểu là 4 tháng.

3. Kết quả nghiên cứu của đề tài còn lựa chọn 6 test đánh giá tốc độ tính toán cho nữ VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11 - 12 tỉnh Bắc Giang, đó là các test: Phân tích đánh giá (điểm); cờ thế chiếu hết 3 nước (điểm); tính toán theo công thức nhánh cây (điểm);đòn phối hợp (điểm)

KIẾN NGHỊ

Từ những kết kết luận trên cho phép chúng tôi rút ra một số kiến nghị sau: 1. Các bài tập nghiên cứu ứng dụng của đề tài có thể sử dụng nhằm phát triển tốc độ tính toán cho VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11 - 12 các tỉnh thành khác.

2. Cần mở rộng phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài để có thể hình thành hệ thống các bài tập chuyên môn có hiệu quả trong quá trình đào tạo VĐV Cờ Vua.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển tốc độ tính toán cho nữ vđv cờ vua lứa tuổi 11 12 tỉnh bắc giang (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w