Như vậy, bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan trong bộ máy nhànước được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật để thựchiện quyền lực nhà nước, có chức năng
Trang 1Chuyên đề 3
TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
I KHÁI QUÁT VỀ BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1 Khái niệm và đặc điểm của bộ máy hành chính nhà nước
Bộ máy hành chính nhà nước được thiết lập để thực thi quyền hành pháp(quyền tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh,quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước) Hệ thống các cơ quan nhà nước đứng đầu
là Chính phủ và thực hiện quyền hành pháp được gọi là bộ máy hành chính nhànước (hay hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước)
Như vậy, bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan trong bộ máy nhànước được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật để thựchiện quyền lực nhà nước, có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả cáclĩnh vực của đời sống xã hội Bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận cấu
thành của bộ máy nhà nước Do vậy, bộ máy hành chính nhà nước cũng mang đầy
đủ các đặc điểm chung của bộ máy nhà nước, đó là:
Một là, bộ máy hành chính nhà nước hoạt động mang tính quyền lực nhà nước,
được tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc tập trung dân chủ Tính quyền lực nhànước thể hiện ở chỗ: bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhànước; bộ máy hành chính nhà nước nhân danh nhà nước khi tham gia vào các quan
hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý
Hai là, mỗi cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước đều hoạt động dựa trên
những quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền nhất định và
có những mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc được giao Hệ thống cơquan hành chính nhà nước có cơ cấu, tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn do pháp luật quy định
Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước dopháp luật quy định Đó là tổng thể những quyền và nghĩa vụ cụ thể mang tínhquyền lực, được nhà nước trao cho để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình, cụthể: các cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở phápluật và để thực hiện pháp luật, trong quá trình hoạt động có quyền ban hành cácquyết định hành chính thể hiện dưới hình thức là các văn bản pháp quy và các vănbản cá biệt; được thành lập theo quy định của Hiến pháp, luật, pháp lệnh hoặc theoquyết định của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên; được đặt dưới sự kiểm tra,giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp và báo cáo hoạt động trước cơquan quyền lực nhà nước cùng cấp; có tính độc lập và sáng tạo trong tác nghiệpđiều hành nhưng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc quyền lực phục
Trang 2Ba là, về mặt thẩm quyền thì các cơ quan hành chính nhà nước được quyền đơn
phương ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính và văn bản đó có hiệulực bắt buộc đối với các đối tượng có liên quan; cơ quan hành chính nhà nước cóquyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các đối tượng chịu sự tác động,quản lý của cơ quan hành chính nhà nước
Ngoài những đặc điểm chung nói trên, bộ máy hành chính nhà nước còn có
những đặc điểm riêng như sau:
Một là, bộ máy hành chính nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà
nước, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội, trong khi đó các cơ quan nhà nước khác chỉ tham gia vào hoạt động quản lýtrong phạm vi, lĩnh vực nhất định Ví dụ: Quốc hội có chức năng chủ yếu tronghoạt động lập pháp; Toà án có chức năng xét xử; Viện kiểm sát nhân dân có chứcnăng kiểm sát Chỉ bộ máy hành chính nhà nước mới có quyền thực hiện hoạt độngquản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực: quản lý nhà nước về kinh tế, quản lý nhànước về văn hoá, quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội, quản lý xã hội, Đó là
hệ thống các đơn vị cơ sở như công ty, tổng công ty, nhà máy, xí nghiệp thuộc lĩnhvực kinh tế; trong lĩnh vực giáo dục có trường học; trong lĩnh vực y tế có bệnhviện
Hai là, bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan chấp hành, điều hành
của cơ quan quyền lực nhà nước Thẩm quyền của bộ máy hành chính nhà nướcchỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành, điều hành Hoạt động chấp hành -điều hành hay còn gọi là hoạt động quản lý hành chính nhà nước là phương diệnhoạt động chủ yếu của cơ quan hành chính nhà nước Điều đó có nghĩa là cơ quanhành chính nhà nước chỉ tiến hành các hoạt động để chấp hành Hiến pháp, luật,pháp lệnh, nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước trong phạm vi hoạt độngchấp hành, điều hành của nhà nước
Các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào cơquan quyền lực nhà nước, chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tra của các cơ quanquyền lực nhà nước cấp tương ứng và chịu trách nhiệm báo cáo trước cơ quan đó.Các cơ quan hành chính nhà nước có quyền thành lập ra các cơ quan chuyên môn
để giúp cho cơ quan hành chính nhà nước hoàn thành nhiệm vụ
Ba là, bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan có mối liên hệ chặt
chẽ, thống nhất Bộ máy hành chính nhà nước là một hệ thống cơ quan được thànhlập từ trung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thốngnhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau
về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước Hầuhết các cơ quan hành chính nhà nước đều có hệ thống các đơn vị cơ sở trực thuộc
Trang 3Các đơn vị, cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cảivật chất và tinh thần cho xã hội
Bốn là, hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước mang tính thường xuyên,
liên tục và tương đối ổn định, là cầu nối đưa đường lối, chính sách, pháp luật vàocuộc sống Tất cả các cơ quan hành chính nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau, đó là mối quan hệ trực thuộc trên - dưới, trực thuộc ngang - dọc, quan hệchéo tạo thành một hệ thống thống nhất mà trung tâm chỉ đạo là Chính phủ
Năm là, bộ máy hành chính nhà nước có chức năng quản lý nhà nước dưới hai
hình thức là ban hành các văn bản quy phạm và văn bản cá biệt trên cơ sở Hiếnpháp, luật, pháp lệnh và các văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trênnhằm chấp hành, thực hiện các văn bản đó Mặt khác trực tiếp chỉ đạo, điều hành,kiểm tra hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước dưới quyền và các đơn
vị cơ sở trực thuộc của mình
Tóm lại, bộ máy hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhànước, trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp,trong phạm vi thẩm quyền của mình thưc hiện hoạt động chấp hành - điều hành vàtham gia chủ yếu vào hoạt động quản lý nhà nước, có cơ cấu tổ chức và phạm vitheo luật định
Trong quá trình thực thi quyền lực này, các cơ quan hành chính nhà nước được
sử dụng quyền lập quy và quyền hành chính theo quy định của pháp luật
- Quyền lập quy là quyền ban hành các văn bản pháp quy (còn gọi là văn bảndưới luật) như ban hành Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướngChính phủ, Thông tư của Bộ trưởng, v.v để cụ thể hoá luật, thực hiện luật nhằmđiều chỉnh những quan hệ kinh tế - xã hội thuộc phạm vi quyền hành pháp Dướigóc độ pháp luật, có thể xem đây là sự uỷ quyền của lập pháp cho hành pháp đểđiều hành các hoạt động cụ thể của quyền lực nhà nước
- Quyền hành chính là quyền tổ chức ra bộ máy cai quản, sắp xếp nhân sự, điềuhành công việc quốc gia, sử dụng nguồn tài chính và công sản để thực hiện nhữngchính sách của đất nước Đó là quyền tổ chức, điều hành các hoạt động kinh tế - xãhội, đưa pháp luật vào đời sống nhằm giữ gìn trật tự an ninh xã hội, phục vụ lợi íchcủa công dân, bảo đảm dân sinh và giải quyết các vấn đề xã hội và sử dụng có hiệuquả nguồn tài chính và công sản để phát triển đất nước một cách có hiệu quả
Với tư cách là cơ quan hành chính cao nhất, Chính phủ nắm quyền thống nhấtquản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng,
an ninh và đối ngoại của nhà nước; quản lý hệ thống bộ máy hành chính nhà nước
từ trung ương đến cơ sở trong khuôn khổ hệ thống chính trị hiện hành1
1 Người đứng đầu cơ quan hành pháp có thể là Thủ tướng (Anh, Nhật, Đức, Canada…) hoặc Tổng thống (Mỹ, Braxin, Inđônesia…)
Trang 42 Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước
Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước lànhững tư tưởng, quan điểm chỉ đạo làm nền tảng cho cho tổ chức và hoạt động củacủa bộ máy hành chính nhà nước Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máyhành chính nhà nước có tính khách quan khoa học bởi chúng được xây dựng, đúckết từ thực tế cuộc sống trên cơ sở nghiên cứu sâu sắc các quy luật khách quan, cơbản của đời sống xã hội; đồng thời các nguyên tắc này cũng chứa đựng các yếu tốchủ quan do chúng được xây dựng nên bởi con người Tuy nhiên, đó chỉ là sự phảnánh ý chí chủ quan của con người về các quy luật khách quan, chứ thực tế khôngbao giờ chấp nhận các nguyên tắc thuần túy chủ quan, duy ý chí, hoàn toàn thoát lythực tế của con người
Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước có thểđược chia thành hai nhóm cơ bản là các nguyên tắc chính trị - xã hội và các nguyêntắc tổ chức - kỹ thuật Các nguyên tắc chính trị - xã hội bao gồm: nguyên tắc Đảnglãnh đạo quản lý nhà nước; nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc thu hút nhândân tham gia vào quản lý nhà nước; nguyên tắc pháp chế; nguyên tắc bình đẳngdân tộc; nguyên tắc kế hoạch hóa… Các nguyên tắc tổ chức - kỹ thuật bao gồm:nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành, lĩnh vực với quản lý theo lãnh thổ; nguyêntắc kết hợp quan hệ trực tuyến với chức năng trên cơ sở trực tuyến; nguyên tắc kếthợp chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng; nguyên tắc phân định chức năng
và quyền hạn; nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan và người có thẩm quyền;nguyên tắc trực thuộc hai chiều
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động của nền hành chính nhànước, ngoài nguyên tắc chung: Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ
có thể nêu lên những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhànước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
- Nguyên tắc dựa vào dân, sát dân, lôi cuốn dân tham gia quản lý, phục vụ lợiích chung của quốc gia và lợi ích của công dân Nguyên tắc hoạt động của nềnhành chính Nhà nước ta là bảo vệ và phục vụ lợi ích chung của quốc gia và phục
vụ lợi ích của công dân một cách mẫn cán, có hiệu lực và hiệu quả
Bộ máy hành chính nhà nước phải được tổ chức gọn nhẹ, ít tầng, nấc, gần dânnhất để giải quyết mọi công việc hàng ngày của dân một cách nhanh nhất Mọihoạt động thuộc hành chính nhà nước đều có mục đích phục vụ dân và phải do dângiám sát
- Nguyên tắc quản lý bằng pháp luật
Nền hành chính dân chủ và có hiệu lực phải là một nền hành chính quán triệtsâu sắc và thể hiện đầy đủ nguyên tắc nhà nước pháp quyền Một nền hành chínhnhư vậy phải thực thi có hiệu lực quyền hành pháp trong khuôn khổ quyền lực nhà
Trang 5nước thống nhất không phân chia, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quanthực hiện các chức năng của quyền lực nhà nước Khác với thuyết “phân lập ba
quyền” của Nhà nước tư sản, Nhà nước Việt Nam có sự phân định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của ba loại cơ quan nhà nước: Quốc hội (lập pháp); Chính
phủ (hành pháp); Toà án, Viện kiểm sát (tư pháp), có sự phân công, phối hợp vàthống nhất giữa ba cơ quan này trong một tổng thể quyền lực nhà nước thống nhấtkhông phân chia
- Nguyên tắc tập trung dân chủ
Xuất phát từ bản chất của một Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa, đặc điểmcủa một nhà nước đơn nhất và để phù hợp với những nhiệm vụ chính trị của thờiđại, nền hành chính nhà nước ta phải bảo đảm tăng cường tính thống nhất, tậptrung cao, có quyền lực chính trị cũng như quyền lực kinh tế tập trung vững chắcvào Nhà nước (trung ương), song song với việc mở rộng tính dân chủ mạnh mẽcho chính quyền địa phương theo tinh thần vận dụng hợp lý các phương thức tậpquyền, phân quyền, tản quyền, uỷ quyền, đồng quản lý trên cơ sở nguyên tắc cơbản là tập trung dân chủ Mọi biểu hiện của tư tưởng phân tán, vô chính phủ, cómàu sắc “cát cứ địa phương” hay “phép vua thua lệ làng” hoặc mọi biểu hiện củabệnh tập trung quan liêu đều không được chấp nhận và phải được ngăn chặn kịpthời
- Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lĩnh vực với quản lý theo lãnh thổ.Yêu cầu quản lý thống nhất theo ngành và lĩnh vực nhằm bảo đảm sự phát triểnthống nhất về các mặt: chiến lược, quy hoạch và phân bố đầu tư; chính sách về tiến
bộ khoa học - công nghệ; thể chế hoá các chính sách thành pháp luật; đào tạo vàquản lý đội ngũ cán bộ, công chức khoa học kỹ thuật và công chức lãnh đạo, quản
lý, không phân biệt thành phần kinh tế - xã hội, lãnh thổ và cấp quản lý
Yêu cầu quản lý thống nhất theo lãnh thổ là bảo đảm sự phát triển tổng thể cácngành, các lĩnh vực, các mặt hoạt động chính trị - khoa học - văn hoá - xã hội trênmột đơn vị hành chính - lãnh thổ nhằm thực hiện sự quản lý toàn diện của nhànước và khai thác có hiệu quả tối đa mọi tiềm năng trên lãnh thổ, không phân biệtngành, thành phần kinh tế - xã hội và cấp quản lý
Quản lý theo ngành hay lĩnh vực và quản lý theo lãnh thổ phải được kết hợpthống nhất theo luật pháp và dưới sự điều hành thống nhất của một hệ thốnghành chính nhà nước thông suốt từ trung ương tới địa phương và cơ sở
- Nguyên tắc phân biệt và kết hợp sự quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh.Nhà nước nói chung và bộ máy hành chính nhà nước nói riêng không thực hiệnchức năng kinh doanh và không can thiệp vào hoạt động sản xuất - kinh doanh đốivới những vấn đề mà theo luật thuộc quyền tự chủ của các đơn vị sản xuất - kinhdoanh Do trình độ phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao, trình độ dân trí ngày
Trang 6càng được mở rộng, do xu hướng quốc tế hoá của nền kinh tế và do chính sách mởcửa của nhà nước ta, các mối quan hệ trong xã hội ngày nay trở nên càng phongphú và phức tạp hơn Sự tham gia của người dân vào những công việc mà trước kia
là độc quyền của nhà nước ngày càng nhiều thông qua những tổ chức quần chúnghết sức đa dạng và phong phú Sự đan xen ngày càng nhiều và phức tạp giữa khuvực công và tư ngày càng tác động tới phương thức điều hành và quản lý của bộmáy hành chính nhà nước Đó là quá trình tất yếu của “xã hội hoá” Mặt khác, tuy
bộ máy hành chính nhà nước không phải là một tổ chức kinh doanh, song để tăngcường hiệu quả và hiệu năng của bộ máy, việc áp dụng và kết hợp đúng mứcnhững nguyên tắc quản lý kinh doanh vào các hoạt động hành chính nhà nước ngàycàng trở thành những đòi hỏi bức xúc
Để nâng cao tính tự quản, khuyến khích các đơn vị kinh doanh hoạt động cóhiệu quả trong cơ chế thị trường và phát huy sáng tạo của công dân cộng thêmnhững đặc thù nhất định của sản xuất - kinh doanh, việc tách các đơn vị này ra khỏi
bộ máy hành chính nhà nước là hợp lý và cần thiết
- Nguyên tắc phân biệt hành chính điều hành với hành chính tài phán
Hệ thống hành chính nhà nước là tổng thể các cơ cấu tổ chức và định chế nhànước có chức năng thực thi quyền hành pháp, quản lý công việc công hàng ngàycủa nhà nước Nó được tạo thành bởi một hệ thống các pháp nhân có quyền lậpquy, có thẩm quyền ra những quyết định hành chính và quản lý điều hành, tổ chức,kiểm tra các tổ chức và các hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước và củacông dân Xét nội dung công việc của hành chính nhà nước, cần phân biệt rõ hànhchính điều hành và hành chính tài phán
+ Hành chính điều hành thực hiện chức năng quản lý hàng ngày dựa trên các
nghị quyết của Đảng, nghị quyết Quốc hội, có nhiệm vụ và quyền hạn dự đoán tìnhhình, ra quyết định về các mặt (kế hoạch, chính sách cụ thể, chủ trương, biệnpháp ), tổ chức, chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra Về mặt pháp luật, đó là ra những vănbản dưới luật để thực hiện chức năng quản lý Về mặt chính trị, là phục tùng vàphục vụ chính trị, chấp hành và thực hiện những quyết định mang ý nghĩa chính trịcủa các cơ quan có thẩm quyền Trong việc thực hiện chức năng quản lý đó, hànhchính điều hành phải thể hiện, giữ gìn, phát huy đầy đủ bản chất của một nhà nướcdân chủ và pháp quyền, tôn trọng các quyền con người và quyền công dân đã đượcquy định trong pháp luật Mọi sự vi phạm quyền con người và quyền công dân,dưới dạng văn bản hành chính hay dưới dạng hành động thực tế, trái với pháp luậtnói chung và luật hành chính nói riêng đều xem là hành vi hành chính bất hợppháp
Pháp luật công (công pháp) nói chung và luật hành chính nói riêng mang tínhmột chiều, không bình đẳng giữa hai bên: một bên là cơ quan nhà nước hay nhà
Trang 7chức trách nắm công quyền và một bên là công dân - tư nhân, có quyền và nghĩa
vụ được ghi trong Hiến pháp và pháp luật, phải tuân thủ pháp luật và chịu sự quản
lý của cơ quan hành chính nhà nước Về mặt pháp lý, quan hệ giữa cơ quan nhànước với công dân, cũng như giữa cơ quan nhà nước cấp trên với cơ quan nhànước cấp dưới là quan hệ không bình đẳng, là quan hệ quyền uy, phụ thuộc, phụctùng Mặt khác, cơ quan hành chính nhà nước sinh ra để phục vụ dân, chịu sự giámsát của dân, và tuân thủ pháp luật hành chính vì lợi ích của nhân dân Nhiệm vụcủa các cơ quan hành chính là phục vụ dân một cách vô tư, đúng pháp luật, liêntục, hàng ngày, không cửa quyền, lạm quyền, trì trệ và tham nhũng Để bảo đảmtính dân chủ cao của nền hành chính và xét xử kịp thời những vi phạm luật hànhchính của các cơ quan, các công chức hành chính đối với công dân, sự ra đời củatài phán hành chính là một tất yếu khách quan
+ Hành chính tài phán có chức năng giải quyết các khiếu kiện hành chính của
công dân đối với các quyết định và hành vi hành chính của các cơ quan hành chínhnhà nước theo trật tự tố tụng tư pháp Hành chính tài phán cần phải đi song songvới hành chính điều hành nhưng độc lập với hành chính điều hành
- Nguyên tắc kết hợp chế độ làm việc tập thể với chế độ một thủ trưởng Trong
hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước có hai loại cơ quan:
+ Cơ quan thẩm quyền chung: hoạt động theo chế độ tập thể quyết định trong
phạm vi thẩm quyền nhất định do pháp luật quy định, ví như Uỷ ban nhân dân cáccấp
+ Cơ quan thẩm quyền riêng: hoạt động theo chế độ một thủ trưởng quyết định.
Theo chế độ một thủ trưởng, cá nhân chịu trách nhiệm quyết định những vấn đềthuộc phạm vi quản lý như: Bộ trưởng các bộ, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủtrưởng cơ quan hành chính hay đơn vị sự nghiệp công lập, v.v
Đối với những tổ chức, cơ quan làm việc theo chế độ tập thể phải bảo đảmnguyên tắc lãnh đạo tập thể thực sự, tránh dân chủ và tập thể hình thức Mặc dầuhoạt động theo chế độ tập thể quyết định, song mỗi cá nhân được phân công vẫnphải chịu trách nhiệm về lĩnh vực được quản lý, đồng thời phải cùng chia sẻ tráchnhiệm chung với tập thể, tránh sự lẩn tránh, vô trách nhiệm
Đối với các cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ một thủ trưởng thì thủtrưởng cơ quan phải biết phát huy sức mạnh tập thể, xây dựng phong cách làm việcdân chủ, tránh chuyên quyền, độc đoán
II TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘICHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1 Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương
Trang 8Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu ra theo đề nghị của Chủ tịch nước tại
kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội Thủ tướng đề nghị danh sách các Bộtrưởng và các thành viên khác của Chính phủ để Quốc hội phê chuẩn Quy địnhpháp lý này vừa xác định vai trò và trách nhiệm của tập thể Chính phủ trước Quốchội, vừa xác định vai trò cá nhân của Thủ tướng là người lãnh đạo toàn bộ côngviệc của Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Quốc hội Mặt khác cũng xác địnhvai trò và trách nhiệm của các bộ trưởng trong tập thể Chính phủ và vai trò cá nhân
bộ trưởng về lĩnh vực mình phụ trách
Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, Chính phủ là một thiết chế chính trị hành chính nhà nước, nắm quyền hành pháp, với chức năng: thống nhất việc quản
-lý thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, quốc phòng, an ninh
và đối ngoại của Nhà nước; lập quy để thực hiện các luật do quyền lập pháp địnhra; quản lý công việc hàng ngày của Nhà nước; tổ chức bộ máy hành chính nhànước và quản lý nhân sự của bộ máy đó; chức năng tham gia quá trình lập pháp.Chính phủ lãnh đạo hoạt động của các bộ và chính quyền địa phương trên haiphương diện:
- Thứ nhất, Chính phủ với tư cách là cơ quan chấp hành cao nhất của cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất thực hiện quyền lập quy bằng việc ban hành các vănbản pháp quy dưới luật (Nghị quyết, Nghị định) để thực hiện các đạo luật, các pháplệnh và các nghị quyết của Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội có tính chấtbắt buộc thi hành trên phạm vi cả nước Các bộ, ngành, địa phương có nghĩa vụthực hiện các văn bản pháp quy đó Hội đồng nhân dân các cấp căn cứ vào tìnhhình cụ thể của địa phương để ra quyết nghị các biện pháp thực hiện quyết địnhcủa Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ đồng thời ban hành cácnghị quyết cho Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện
- Thứ hai, Chính phủ với tư cách cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, từ trung ương đến Uỷ ban nhân dâncác cấp
b) Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ được ghi trong Hiến pháp và Luật Tổ
2 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, tr 60.
Trang 9chức Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trên nguyên tắcchung, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính nhànước cao nhất.
Những quyền cơ bản trên được quy định chi tiết trong Luật Tổ chức Chính phủ.Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủgồm:
- Lãnh đạo công tác của các bộ, các cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộcChính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống bộ máy hànhchính nhà nước thống nhất từ trung ương đến cơ sở; hướng dẫn; kiểm tra Hội đồngnhân dân thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hộiđồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định; đào tạo bồi dưỡng,sắp xếp và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các đơn vị
sự nghiệp công lập
- Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan nhà nước, tổchức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế đơn vị vũ trang nhân dân vàcông dân; tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và phápluật trong nhân dân
- Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ banthường vụ Quốc hội
- Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triểnvăn hóa, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, các dịch vụ công; quản lý và bảođảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân; thực hiện kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia
- Thi hành những biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạođiều kiện cho công dân sử dụng quyền và làm tròn nghĩa vụ của mình; bảo vệ tàisản, lợi ích của Nhà nước và của xã hội; bảo vệ môi trường
- Củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; bảo đảm
an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; xây dựng các lực lượng vũ trang nhândân; thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và mọi biện pháp cầnthiết khác để bảo vệ đất nước
- Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê thống kê của Nhà nước; công tác thanhtra và kiểm tra nhà nước, chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu,hách dịch, cửa quyền trong bộ máy nhà nước; giải quyết khiếu nại, tố cáo của côngdân
- Thống nhất quản lý công tác đối ngoại, đàm phán, ký kết điều ước quốc tếnhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp do Chủtịch nước ký với người đứng đầu Nhà nước khác; đàm phán, ký, phê duyệt, gianhập điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; chỉ đạo việc thực hiện các điều ước
Trang 10quốc tế mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập;bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam
tổ chức đó hoạt động có hiệu quả3
Trong tổ chức hệ thống hành chính nhà nước, Chính phủ có quyền hạn vànhiệm vụ:
- Trình Quốc hội quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ, thành lập, bãi bỏcác bộ, cơ quan ngang bộ, thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương, thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặcbiệt
- Quyết định thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới các đơn vị hànhchính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Tổ chức và chỉ đạo hoạt động của hệ thống bộ máy hành chính nhà nướcthống nhất từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm hiệu lực quản lý nhà nước thông suốttrong hệ thống hành chính nhà nước, cơ quan hành chính cấp dưới phải phục tùng
sự lãnh đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cơ quan hành chính cấptrên
- Quyết định và chỉ đạo thực hiện phân công phân cấp quản lý ngành và lĩnhvực trong hệ thống hành chính nhà nước
- Chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính nhà nước, xây dựng nền hành chínhdân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực,hiệu quả
3 Điều 8 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001 quy định cụ thể quyền hạn và nhiệm vụ của Chính phủ trên 10 lĩnh vực:
1 Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực kinh tế.
2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường.
3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực văn hóa: giáo dục, thông tin, thể thao và du lịch.
4 Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực y tế và xã hội.
5 Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực dân tộc và tôn giáo.
6 Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
7 Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực đối ngoại.
8 Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực pháp luật và hành chính tư pháp.
9 Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực tổ chức hệ thống hành chính nhà nước.
10 Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trang 11- Quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ, quy địnhnhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcChính phủ; quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân vàhướng dẫn về tổ chức một số cơ quan chuyên môn để Hội đồng nhân dân cấp tỉnhquyết định phù hợp với đặc điểm riêng của địa phương; quy định định mức biên chếhành chính, sự nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân.
- Thống nhất quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhànước từ trung ương đến cơ sở; xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức,viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập trong sạch, có trình độ,năng lực, trung thành với Nhà nước xã hội chủ nghĩa, tận tụy phục vụ nhân dân;quyết định và chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ về đào tạo, tuyển dụng sửdụng, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và các chế độ khác đối với cán
bộ, công chức, viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; quy định
và chỉ đạo thực hiện chính sách cụ thể đối với cán bộ xã, phường, thị trấn
Đối với Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chính phủ
có quyền hạn:
- Hướng dẫn và kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện Hiến pháp,luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốchội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyếtđịnh, chỉ thị của Thủ tướng; kiểm tra tính hợp pháp của các nghị quyết của Hội đồngnhân dân
- Tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theoluật định:
+ Gửi Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương các nghị quyết,nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng có liên quan đến hoạtđộng của chính quyền địa phương; giải quyết những kiến nghị của Hội đồng nhândân;
+ Bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân kiến thức về quản lý nhà nước;
+ Bảo đảm cơ sở vật chất, tài chính để Hội đồng nhân dân hoạt động
c) Cơ cấu tổ chức của Chính phủ
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ do Hiến pháp và Luật Tổ chức Chính phủ quyđịnh Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn cụ thể, cơ cấu tổ chức của Chính phủ có nhữngyếu tố cấu thành khác nhau
Chính phủ gồm có:
- Thủ tướng Chính phủ
- Các Phó Thủ tướng
- Các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Số Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Quốc hội
Trang 12Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm,cách chức, chấp thuận việc từ chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ4
d) Hình thức hoạt động của Chính phủ
Hoạt động của Chính phủ được tiến hành theo ba hình thức:
- Hình thức thứ nhất là các phiên họp của Chính phủ (hoạt động của tập thể
Chính phủ) Luật Tổ chức Chính phủ quy định chế độ cụ thể về các kỳ họp (hàngtháng) của Chính phủ5
Hoạt động và quyết định mang tính tập thể của Chính phủ trên những lĩnh vực
cụ thể được quy định trong Luật Tổ chức Chính phủ Điều này nhằm tăng cườngtính trách nhiệm của tập thể Chính phủ trước các vấn đề quan trọng của đất nước.Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001 quy định các công việc sau đây phải do tập thểChính phủ thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số:
+ Chương trình hoạt động hàng năm của Chính phủ;
+ Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm và cả nhiệm kỳ, các dự ánluật, pháp lệnh và các dự án khác trình Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội;các nghị quyết, nghị định của Chính phủ;
+ Dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn,năm năm, hàng năm, các công trình quan trọng; dự toán ngân sách nhà nước, dựkiến phân bổ ngân sách trung ương và mức bổ sung từ ngân sách trung ương chongân sách địa phương; tổng quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm trình Quốchội;
+ Đề án về chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo trình Quốc hội;
+ Các chính sách cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, tiền tệ, các vấn
đề quan trọng về quốc phòng an ninh, đối ngoại;
+ Các đề án trình Quốc hội về việc thành lập, sáp nhập, giải thể bộ, cơ quanngang bộ; việc thành lập mới, nhập chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương, việc thành lập hoặc giải thể các đơn vị hành chính - kinh tế đặcbiệt; quyết định việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới các đơn vị hànhchính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ;
+ Các báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ
4 Điều 3, Luật Tổ chức Chính phủ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr 7-8.
5 Xem chi tiết Điều 31-35 Luật Tổ chức Chính phủ, Sđd, tr 36-37.
Trang 13tịch nước6.
- Hình thức thứ hai là sự chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng và các Phó Thủ
tướng là những người giúp Thủ tướng phụ trách một hoặc một số lĩnh vực theo sựphân công của Thủ tướng Khi Thủ tướng vắng mặt thì một Phó Thủ tướng đượcThủ tướng uỷ nhiệm thay mặt Thủ tướng lãnh đạo công tác của Chính phủ
- Hình thức thứ ba là hoạt động của các Bộ trưởng với tư cách là thành viên
tham gia vào công việc chung của Chính phủ và với tư cách là người đứng đầu một
cơ quan ngang bộ
đ) Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ
Theo Hiến pháp của Việt Nam, thiết chế tổ chức cơ quan chấp hành và hànhchính của nhà nước, Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ Luật Tổchức Chính phủ năm 2001 quy định: Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Quốc hội
và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.Thủ tướng Chính phủ vừa là người đứng đầu chính phủ có những nhiệm vụ vàquyền hạn sau đây:
- Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơquan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp:
+ Quyết định các chủ trương, biện pháp cần thiết để lãnh đạo và điều hành hoạtđộng của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở;+ Chỉ đạo việc xây dựng các dự án luật trình Quốc hội, các dự án pháp lệnhtrình Uỷ ban thường vụ Quốc hội; các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩmquyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ
+ Quy định chế độ làm việc của Thủ tướng với thành viên Chính phủ, Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; quyết định nhữngvấn đề có ý kiến khác nhau giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủtrưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương
+ Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện những quyết định của Quốc hội, Uỷ banthường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng ở các ngành, các cấp
- Triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Chính phủ
- Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các bộ, cơ quan ngang bộ; trình Quốchội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức vì lý dosức khỏe hoặc lý do khác đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang bộ; trong thời gian Quốc hội không họp, trình Chủ tịch nước quyết định tạmđịnh chỉ công tác của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
- Thành lập hội đồng, ủy ban thường xuyên hoặc lâm thời khi cần thiết để giúp
6 Điều 19, Luật Tổ chức Chính phủ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr 26-27.
Trang 14Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng, liênngành.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng và chức vụ tương đương; phêchuẩn việc bầu cử các thành viên Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trungương; miễn nhiệm, điều động, cách chức Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệmcác thành viên khác của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Quyết định các biện pháp cải tiến lề lối làm việc, hoàn thiện bộ máy quản lýnhà nước, đề cao kỷ luật, ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng,lãng phí quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong bộ máy và trong cán bộ, công chức,viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập
- Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quy định, chỉ thị, thông tư của Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân vàChủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiếnpháp, luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên
- Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quannhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ
- Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân về những vấn đề quan trọng thôngqua những báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội, trả lời của Chính phủ đối vớichất vấn của đại biểu Quốc hội và ý kiến phát biểu với cơ quan thông tin đạichúng7
Trên lĩnh vực ban hành văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước, Thủtướng Chính phủ ký các nghị định của Chính phủ, ra quyết định để triển khai thựchiện pháp luật đối với tất cả các ngành, các địa phương đến tận cơ sở
Các nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thihành trong phạm vi cả nước8
Phạm vi quản lý nhà nước của bộ đối với ngành hoặc lĩnh vực được phân công
7 Điều 20, Luật Tổ chức Chính phủ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr 27-30.
8 Xem chi tiết: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật Tổ chức Chính phủ.