1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

21 CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN CHUYÊN ĐỀ VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NN TRONG KÌ THI CHUYÊN VIÊN CHÍNH , THANH TRA VIÊN CHÍNH , CHUYÊN VIÊN CAO CẤP

98 500 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 166,64 KB

Nội dung

ĐÂY LÀ CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀ VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH CHO KÌ THI CHUYÊN VIÊN CHÍNH , THANH TRA VIÊN CHÍNH , CHUYÊN VIÊN CAO CẤP , THANH TRA VIÊN CAO CẤP . ĐỀ THI QUA CÁC NĂM ĐÁP ÁN CHI TIẾT, ĐẦY ĐỦ ĐƯỢC CHỌN LỌC . ĐÂY LÀ TÀI LIỆU RẤT HAY VA CẦN THIẾT CHO CÁC BẠN CHUẨN BỊ CHO KÌ THI NÂNG NGẠCH. CHÚC CÁC BẠN ĐẠT KẾT QUẢ TỐT TRONG KÌ THI .

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ 3 TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NNCâu 1 Trình bày đặc trưng cơ bản của bộ máy hành chính nhà nước?

* Khái niệm: Bộ máy hành chính NN là hệ thống cơ quan trong bộ máy NN được

thành lập, tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật để thực hiện quyền lựcnhà nước, có chức năng quản lý hành chính NN trên tất cả các lĩnh vực của đời sốngxã hội Bộ máy HCNN là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước Do vậy, bộmáy hành chính NN cũng mang đầy đủ các đặc điểm chung của bộ máy nhà nước, đólà:

* Đặc điểm chung

- Bộ máy HCNN hoạt động mang tính quyền lực NN, được tổ chức và hoạt động trênnguyên tắc tập trung dân chủ Tính quyền lực NN thể hiện ở chỗ: bộ máy HCNN làmột bộ phận của bộ máy NN; bộ máy HCNN nhân danh nhà nước khi tham gia vàocác quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý

- Mỗi cơ quan trong bộ máy HCNN đều hoạt động dựa trên những quy định của phápluật, có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền nhất định và có những mối quan hệ phốihợp trong thực thi công việc được giao Hệ thống cơ quan HCNN có cơ cấu, tổ chứcphù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định

Chức năng, nhiệm vụ, thaamt quyền của các cơ quan HCNN do pháp luật quy định.Đó là tổng thể những quyền và nghĩa vụ cụ thể mang tính quyền lực, được Nhà nướctrao để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình, cụ thể: các cowquan HCNN được tổchức và hoạt động trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật, trong quá trình hoạtđộng có quyền ban hành các quyết định hành chính thể hiện dưới hình thức là các vănbản pháp quy và các văn bản cá biệt; được thành lập theo quy định của Hiến pháp,luật, pháp lệnh hoặc theo quyết định của cơ quan HCNN cấp trên; được đặt dưới sựkiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp và báo cáo hoạt độngtrước cơ quan quyền lực NN cùng cấp; có tính độc lập và sáng tạo trong tác nghiệpđiều hành nhưng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc quyền lực phục tùng.- Về mặt thẩm quyền thì các cơ quan HCNN được quyền đơn phương ban hành vănbản quy phạm pháp luật hành chính và văn bản ddoscos hiệu lực bắt buộc đối với cácđối tượng có liên quan; cơ quan HCNN có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chếđốivới các đối tượng chịu sự tác động, quản lý của cơ quan HCNN

* Đặc điểm riêng

-Bộ máy hành chính NN có chức năng quản lý HCNN, thực hiện hoạt động chấphành và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong khi đó các cơ quanNN khác chỉ tham gia vào hoạt động quản lý trong phạm vi, lĩnh vực nhất định Ví

Trang 2

dụ: Quốc hội có chức năng chủ yếu trong hoạt động lập pháp; Tòa án có chức năngxét xử; Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hiện quyền công tố, kiểm sát hoạtđộng tư pháp Chỉ bộ máy hành chính NN mới có quyền thực hiện hoạt động quản lýNN trên tất cả các lĩnh vực: quản lý nhà nước về kinh tế, quản lý nhà nước về vănhóa, quản lý NN về trật tự, an toàn, xã hội, quản lý xã hội… Đó là hệ thống các đơnvị cơ sở như công ty, tổng công ty, nhà máy, xí nghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế; tronglĩnh vực giáo dục có trường học; trong lĩnh vực y tế có bệnh viện…

- Bộ máy HCNN là hệ thống cơ quan chấp hành, điều hành của cơ quan quyền lựcNN Thẩm quyền của bố máy HCNN chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấphành, điều hành Hoạt động chấp hành – điều hành hay còn gọi là hoạt động quản lýhành chính NN là phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quan HCNN Điều đó cónghĩa là cơ quan HCNN chỉ tiến hành các hoạt động để chấp hành Hiến pháp, luật,pháp lệnh, nghị quyết của cơ quan quyền lực NN trong phạm vi hoạt động chấp hành,điều hành của NN

Các cơ quan HCNN đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào cơ quan quyền lựcNN, chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tra của các cơ quan quyền lực NN cấp tươngứng và chịu trách nhiệm báo cáo trước cơ quan đó Các cơ quan HCNN có quyềnthành lập ra các cơ quan chuyên môn để giúp cho cơ quan HCNN hoàn thành nhiệmvụ

- Bộ máy HCNN là hệ thống cơ quan có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất Bộ máyHCNN là một hệ thống cơ quan được thành lập từ trung ương đến cơ sở, đứng dầu làCHính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc,có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thiquyền quản lý HCNN Hầu hết các cowquan HCNN đều có hệ thống các đơn vị cởtrực thuộc Các đơn vị cơ sở của bộ máy HCNN là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chấtvà tinh thần cho xã hội

- Hoạt động của bộ máy HCNN mang tính thường xuyên, liên tục và tương đối ổnđịnh, là cầu nối đưa đường lối, chính sách, pháp luật vào cuộc sống Tất cả các cơquan HCNN có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là mối quan hệ trực thuộc trên -dưới, trực thuộc ngang – dọc, quan hệ chéo… tạo thành mộ hệ thống thống nhất màtrung tâm chỉ đạo là Chính phủ

- Bộ máy HCNN có chức năng quản lý NN dưới hai hình thức là ban hành các vănbanrquy phạm pháp luật và văn bản cá biệt trên cơ sở Hiến pháp, luật, pháp lệnh vàcác văn bản của các cơ quan HCNN cấp trên nhằm chấp hành, thực hiện các văn bảnđó Mặt khác trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kiểm tra… hoạt động của các cơ quanHCNN dưới quyền và các đơn vị cơ sở trực thuộc của mình

Trang 3

Tóm lại, Bộ máy HCNN là bộ phận cấu thành của bộ máy NN, trực thuộc cơ quanquyền lực NN một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, trong phạm vi thẩm quyền của mìnhthực hiện hoạt động chấp hành – điều hành và tham gia chủ yếu vào hoạt động quảnlý nhà nước, có cơ cấu tổ chức và phạm vi theo luật định.

Trong quá trình thực thi quyền lực này, cacscow quan hành chính NN được sử dụngquyền lập quy và quyền hành chính theo quy định của pháp luật

Quyền lập quy là quyền ban hành các văn bản pháp quy (còn gọi là văn bản dướiluật) như ban hành Nghị định của CHính phủ, quyếtđịnh cuartHur tướng CP, thông tưcủa Bộ trưởng… để cụ thể hóa luật, thực hiện luật nhằm điều chỉnh những quan hệkinh tế - xã hội thuộc phạm vi quyền hành pháp Dưới góc độ pháp luật, có thể xemđây là sự ủy quyền của lập pháp cho hành pháp để điềuhành các hoạt động cụ thể củaquyền lực NN

Quyền hành chính là quyền tổ chức ra bộ máy cai quản, sắp xếp nhân sự, điều hànhcông việc quốc gia, sử dụng nguồn tại chính và công sản để thực hiện những chínhsách của NN, Đó là quyền tổ chức, điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội, đưa phápluật vào đời sống nhằm giữ gìn trật tự an ninh xã hội, phục vụ lợi ích của công dân,bảo đảm dân sinh và giải quyết các vấn đề xã hội và sử dụng có hiệu quả nguồn tàichính và công sản để phát triển đất nước một cách có hiệu quả

Với tư cách là cơ quan HCNN cao nhất, Chính phủ nắm quyền thống nhất quản lýviệc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninhvà đối ngoại của NN; quản lý hệ thống bộ máy HCNN từ Trung ương đến cơ sở trongkhuôn khổ hệ thống chính trị hiện hành

Câu 2 Vai trò và tổ chức bộ máy HCNN ở Trung ương của Việt Nam hiện nay?

* Vai trò của HCNN ở Trung ương

HCNN trung ương thực hiện các hoạt động quản lý HCNN mang tính chất chung, vĩmô dựa trên những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của quốc gia để thực thi cáchoạt động lập quy mang tính hướng dẫn chung cho cả quốc gia thực hiện chi tiết việctriển khai tổ chức thực hiện pháp luật Đồng thời bảo đảm cho cách quản lý HCNN(triển khai thực hiện pháp luật) thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia

HCNN trung ương có trách nhiệm hoạch định chính sách chung về đối nội, đối ngoạiquốc gia; đại diện bênh vực quyền lợi quốc gia, không bị ảnh hưởng quyền lợi củacác địa phương; bảo đảm điều phối lợi ích quốc gia, lợi ích chung các địa phương vàkiểm soát mọi quá trình quản lý xã hội

Trong một chừng mực nào đó, Chính phủ còn thay mặt cho cả quốc gia, đại diện chotất cả các thiết chế nhà nước Đặc biệt trong bối cảnh đất nước có chiến tranh, các cơquan NN khác có thể đình trệ, không hoạt động nhưng chính phủ không thể không

Trang 4

hoạt động Điều đó cho thấy Chính phủ có vị trí quan trọng như thế nào trong bộ máyNN.Vai trò của Chính phủ các nước trên thế giới được thể hiện trên các phương diệnsau:

-Trong mối quan hệ của CHính phủ với các đảng phái chính trị.- Vai trò của CHính phủ thể hiện trong mối quan hệ của CHính phủ với nghị viện.- Vai trò của CHính phủ trong mối quan hệ với nguyên thủ quốc gia

Hầu hết Chính phủ của các quốc gia nắm giữ quyền hành pháp một trong nhữngnhóm quyền lực nhà nước song song với quyền lập pháp, tư pháp là vũ khí cơ bảnthực hiện chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước Hoạt động của Chính phủgắn liền với hoạt động của đảng cầm quyền, chính phủ trở thành một bộ phận quantrọng nhất trong bộ máy NN Hoạt động của chính phủ, đứng về mặt các thiết chế xãhội, đã cho phép nhà nước của các quốc gia giải quyết được nhiều mâu thuẫn trong xãhội và tận dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại thúc đẩysự phát triển

* Tổ chức bộ máy HCNN trung ương của VN

Tổ chức bộ máy HCNN trung ương ở Việt Nam qua các thời kỳ đều bao gồm hainhóm yếu tố:

- CHính phủ;- Cơ cấu Chính phủ.

Chính phủ được hiểu là tập thể của một số cá nhân bao gồm: người đứng đầuchính phủ; cấp phó của người đứng đầu và các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngangbộ hoặc các Ủy ban nhà nước.Tùy theo từng giai đoạn, có thể những người này có têngọi khác nhau

Theo Điều 1 Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 “ Chính phủ là cơ quan hànhchính NN cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyềnhành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội” Luật xác định Chính phủ là cơ quan“ thực hiện quyền hành pháp” để phù hợp với quan điểm và nguyên tắc tổ chức quyềnlực NN, sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan NN trong việc thực hiện các quyềnlập pháp, hành pháp và tư pháp theo như quy định của Hiến pháp năm 2013 Về chứcnăng, Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báocáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước Với vị tríchức năng của mình, CHính phủ là cơ quan HC cao nhất trong cả hệ thống các cơquan HCNN, trong đó bao gồm các cơ quan HC hiến định (Chính phủ, Ủy ban nhândân) và các cơ quan HC không hiến định (Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quanchuyên môn thuộc ủy ban nhân dân); đồng thời là cơ quan thống nhất quản lý điều

Trang 5

chế quản lý của nhà nước trên phạm vi toàn quốc, từ đối nội đến đối ngoại, giải quyếtcác công việc phát sinh trong đời sống XH, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợiích hợp pháp của công dân…

Về cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ: Thủ tướng, các Phó thủ tướng,các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ Cơ cấu số lượng thành viên Chínhphủ gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ Việc thành lập, bãi bỏ Bộ, cơ quan ngang Bộ doChính phủ trình Quốc hội Quyết định

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ.

Thứ nhất, quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong hoạch địnhchính sáh và trình các dự án luật, pháp lệnh bao gồm: Đề xuất, xây dựng chiến lược,quy hoạch, kế hoạch, chính sách và các chương trình, dự án khác trình Quốc hội, Ủyban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định Quyết định chiến lược quy hoạch, kếhoạch, chính sách và các chương trình, dự án klhacs theo thẩm quyền xây dựng cácdự án Luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyếttrình Ủy ban thường vụ Quốc hội Báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ýkiến của Chính phủ về các dự án luật, pháp lệnh do các cơ quan, tổ chức, đại biểuQuốc hội trình

Thứ hai, quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của CHính phủ trong quản lý về cơyếu bao gồm: Thống nhất quản lý nhà nước về cơ yếu Thực hiện chính sách, phápluật nhằm xaayduwngj lực lượng cơ yếu chính quy, hiện đại, được tổ chức thốngnhất, chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, Xây dựng và pháttriển hệ thống thông tin mật mã quốc gia, hệ thống chứng thực chữ ký số chuyêndùng, hệ thống giám sát an toàn thông tin trên mạng công nghệ thông tin trọng yếucủa cơ quan đảng, cơ quan nhà nước; quản lý hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinhdoanhvà sử dụng mật mã Thực hiện chính sách ưu đãi, bảo đảm đời sống vật chất,tinh thần đối với người làm công tác cơ yếu

Thứ ba, quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong bảo vệ quyền vàlợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân bao gồm: xây dựngvà trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước quyết định các biệnpháp bảo vệ quyền và lợi cíh của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền côngdân Quyết định những biện pháp cụ thể để bảo vệ quyền và lợi cíh của Nhà nước vàxã hội, quyền con người, quyền công dân Tạo điều kiện cho công dân sử dụng quyềnvà thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật

Thứ tư, quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với công tác thanhtra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng,quan liêu, lãng phí, bao gồm: Thống nhất quản lysNN về công tác thanh tra, giải

Trang 6

quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong bộ máynhà nước Chỉ đạo việc thực hiện công tác phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãngphí trong hoạt động của bộ máy NN và các hoạt động kinh tế - xã hội Kiểm tra việcthực hiện công tác phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.

Về trách nhiệm của Chính phủ: Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội vềviệc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; về kết quả, hiệu lực, hiệu quả quản lý,điều hành của bộ máy HCNN; về các chủ trương chính sách do mình đề xuất với cơquan NN có thẩm quyền

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ (Luật tổ chức Chính phủ

năm 2015 quy định):Thủ tướng Chính phủ “chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủvà hệ thống hành chính NN từ trung ương đến địa phương; về các quyết định và kếtquả thực hiện các quyết định của mình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn đượcgiao Thực hiện báo cáo công tác của CHính phủ, Thủ tướng CHính phủ; giải trình,trả lời chất vấn trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, trường hợp vắng mặt thìủy quyền cho Phó thủ tướng Chính phủ thực hiện Thực hiện chế độ báo cáo trướcNhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọngthuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và tHủ tướng Chính phủ “ (Điều 29).“ Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phâncông của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước TTg CP về nhiệm vụ đượcphân công Khi thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó thủ tướng Chính phủ đượcThủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt TTgCP lãnh đạo công tác của Chính phủ “(Điều 31)

Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 đã quy định rõ hơn về thẩm quyền của TTgCP:Quyết định giao quyền Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo đề nghị của Bộtrưởng Bộ Nội vụ trong trường hợp khuyết Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quanngang bộ (trong thời gian Quốc hội không họp); Quyết định giao quyền Chủ tịch Ủyban ND cấp tỉnh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong trường hợp khuyết Chủtịch Ủy ban ND cấp tỉnh (trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân cấptỉnh)

- Bộ, cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ

Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 đã xác định rõ vị trí, chức năng của Bộ, cơ quanngang Bộ; theo đó, Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ quan của CHính phủ thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộcngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc

Trang 7

Về cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ: gồm Vụ, văn phòng, thanh tra, cục,tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập Vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vịsự nghiệp công lập có người đứng đầu Số lượng cấp phó của người đứng đầu Vụ,Văn phòng, thanh tra, cục, đơn vị sự nghiệp công không quá 03; số lượng cấp phócủa người đứng đầu của tổng cục không quá 04.

Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với tư cách là thành viên Chính phủ (Điều 33), cụ thể:

+ Tham gia giải quyết các công việc chung của tập thể Chính phủ; cùng tập thể Chínhphủ quyết định và liên đới chịu trách nhiệm các vấn đề thuộc thẩm quyền của CHínhphủ

+ Đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng CHính phủ các chủ trương, Chính sách, cơ chế,văn bản pháp luật vấn thiết thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;chủ động làm việc với TTg, các phó TTg về công việc của CHính phủ và các côngviệc khác có liên quan; chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung, tiến độ trình các đề án,dự án, văn bản pháp luật được giao

+ Tham dự phiên họp Chính phủ và tham gia biểu quyết tại phiên họp Chính phủ.+ Thực hiện các công việc cụ thể theo ngành, lĩnh vực được phân công hoặc ủyquyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thihành pháp luật, việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và cácquyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ngành, lĩnh vựcđược phân công.+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền

Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với tư cách là người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ(Điều 34), cụ thể:

+ Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của Bộ, cơquan ngang Bộ; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện chiến lược,quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, các nhiệm vụ của Bộ,cơ quan ngang Bộ được Chính phủ giao

+ Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các vấnđề thuộc chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ mà mình làngười đứng đầu

+ Đề nghị Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từchức Thứ trưởng hoặc Phó thủ trưởng cơ quan ngang Bộ

+ Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện chức năng,nhiệm vụ quản lý NN đối với ngành, lĩnh vực được phân cong; ban hành hoặc trình

Trang 8

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách phát triển ngành, lĩnh vựcđược phân công.

+ Thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luânchuyển, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, côngchức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức đối với tổ chức,đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật

+ quyết định phân cấp cho chính quyền địa phương thực hiện một số nhiệm vụ liênquan đến ngành, lĩnh vực được giao quản lý theo phạm vi lãnh thổ; phân cấp, uỷquyền cho các tổ chức, đơn vị trực thuộc

+ Quyết định chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoahọc, công nghệ; các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế- kỹthuật của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền

+ Quyết định thành lập các tổ chức phối hợp liên ngành, tổ chức sự nghiệp công lậptheo quy định của pháp luật

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác, khen thưởng, kỷluật người đưng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc

+ lãnh đạo chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của phápluật đốivới ngành, lĩnh vuecj trong phạm vi toàn quốc

+ Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc vàtài chính, ngân sách NN được giao; quyết định biện pháp tổ chức phòng, chống thamnhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửaquyền trong ngành, lĩnh vực được phân công

+ Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ,công chức trong ngành, lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý NN của Bộ, cơ quanngang Bộ

+ Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Tòa án nhân dântối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN vàcơ quan trung ương của các tổ chức chính trị xã hội; giải trình về những vấn đề Hộiđồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội quan tâm; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội,kiến nghị của cử tri, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chínhtrị - xã hội về những vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý

+ Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.- Chế độ làm việc của Chính phủ: Chính phủ và thành viên Chính phủ làm việc theochế độ tập thể, quyết định theo đa số Chế độ làm việc được thực hiện kết hợp giữaquyền hạn, trách nhiệm cá nhân của TTgCP và các cá nhân thành viên chính phủ

Trang 9

Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng 1 phiên hoạc họp bất thường theo quyết định củaTTgCP, theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc ít nhất một phần ba tổng số thành viênCP.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Chính phủ 2016-2021

Câu 3 Vai trò và tổ chức bộ máy HCNN ở địa phương của Việt Nam hiện nay?

* Vai trò của HCNN ở địa phương

Hành chính NN ở địa phương là hệ thống các cơ quan triển khai tổ chức thựchiện pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống ở địa phương

Ý nghĩa quan trọng nhất cần phải có của HCNN ở địa phương:- Chính phủ/HCNN Trung ương không thể trực tiếp điều hành tất cat các côngviệc của nhà nước trên phạm vi toàn lãnh thổ Vì thế cần có chính quyền trung ươngtại địa phương

- Mỗi địa phương đều có những đặc điểm riêng về vị trí địa lý, về kinh tế, xãhội, về truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán… vì thế chính quyền trung ươngkhoongtheer nào hiểu và thỏa mãn được đầy đủ các nhu cầu của từng địa phươngđược Để gần dân hơn, tìm hiểu và thỏa mãn tốt nhu cầu của dân cũng như thực hiệntốt hơn chức năng quản lý NN, cần phải có chính quyền nhà nước ở địa phương

Việc thành lập các cơ quan NN ở địa phương nhằm những mục đích sau:

- Để triển khai thực hiện các quyết định của các cơ quan NN trung ương;- Tạo điều kiện để nhân dân địa phương tự quyết định những vấn đề có liên quan

đến đời sống của nhân dân địa phương;

- Giảm bớt gánh nặng của chính quyền trung ương, tạo điều kiện để chính quyền

trung ương tập trung sức lực vào giải quyết những công việc tầm cỡ quốc gia;

- Tôn trọng quyền lợi của địa phương trong các chính sách, quyết định của nhà

nước

* Tổ chức bộ máy HCNN ở địa phương nước ta hiện nay

Theo khoản 1 Điều 114 Hiến pháp năm 2013, “ Ủy ban ND ở cấp chính quyềnđịa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Họi đồngnhân dân, cơ quan HCNN ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng ND và cơquan hành chính NN cấp trên”

Theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, tất cả các đơnvị hành chính đều tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (cấp chính quyềnđịa phương) Theo Hiến pháp 2013 phân chia địa giới hành chính ở VN được quyđịnh thành 3 cấp:

- Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Trang 10

- Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc

trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc;

- Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường

và xã; quận chia thành phường.Ủy ban nhân dân – cơ quan HCNN ở địa phương có hai tư cách:

Một là, với tính chất là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quanHCNN ở địa phương, Ủy ban nhân dân có nhiệm vụ xây dựng, trình Hội đồng nhândân quyết định những nội dung thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân vàtổ chức thực hiện các nghị quyết này sau khi được Hội đồng nhân dân thông qua Ủyban nhân dân còn có nhiệm vụ quản lý nhà nước về các lĩnh vực trên địa bàn trongphạm vi được phân quyền, phân cấp, ủy quyền

Hai là, với tính chất là người đứng đầu Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhândân có nhiệm vụ lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, lãnh đạo, chỉđạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơquan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, lãnh đạo vàchịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước trên đại bàn, bảođảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính ở địa phương

Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân

Luật tổ chức chính quyền địa phương đã được bổ sung những điểm mới nhằmquy định chi tiết hơn về số lượng, cơ cấu thành viên UBND, nguyên tắc hoạt độngcủa UBND; phiên học UBND; phạm vi trách nhiệm giải quyết công việc của cácthành viên UBND; mối quan hệ phối hợp công tác của UBND; các cơ quan chuyênmôn thuộc UBND Theo đó cơ cấu tổ chức và hoạt động của UBND có những nộidung mới sau:

- Quy định thành viên UBND cấp tỉnh, cấp huyện gồm Chủ tịch, các phó chủtịch và các ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Ủy viênphụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an để bảo đảm nguyên tắc làm việc tập thểcủa UBND bao quát đầy đủ các lĩnh vực chuyên môn, tạo điều kiện thực hiện việcgiám sát của UBND và lấy phiếu tín nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan chuyênmôn thuộc UBND và cơ quan quân sự, công an ở địa phương; quy định thành viênUBND cấp xã gồm Chủ tịch, các phó chủ tịch và ủy viên phụ trách quân sự, công an

- Quy định số lượng Phó Chủ tịch UBND các cấp theo phân loại đơn vị hànhchính: cấp tỉnh (HN và HCM không quá 05 phó chú tịch; các thành phố trực thuộcTW và các tỉnh đô thị loại Ikhông quá 04 phó chủ tịch; Tỉnh loại II, III không quá03); cấp huyện (Loại I không quá 03, loại II và III không quá 02); cấp xã (loại Ikhông quá 02; loại II và III có 01)

Trang 11

- Quy định kết quả vầu chủ tịch, Phó chú tịch UBND do người đứng đầu cơquan hành chính cấp trên trực tiếp phê chuẩn, trường hợp không phê chuẩn thì trả lờibằng văn bản, nêu rõ lý do và yêu cầu HĐND tổ chức bầu lại chức danh không đượcphê chuẩn Riêng đối với chức danh ủy viên UBND không thực hiện việc phê chuẩnkết quả bầu cử như Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 Chủ tịch,Phó chủ tịchvà Ủy viên UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình nay sau khi được HĐNDbầu.

- Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể UBND và Chủ tịch UBNDtheo hướng đề cao trách nhiệm của Chủ tịch UBND trong việc thực hiện các nhiệmvụ, quyền hạn của mình và trong việc điều động, cách chức, đìnhchỉ chức vụ đối vớiChủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp trong trường hợp khuyết Chủ tịch UBND giữa haikỳ họp Hội đồng nhân dân

- Quy định UBND cấp xã mỗi năm có trách nhiệm tổ chức ít nhất một lần hộinghị trao đổi, đối thoại với Nhân dân về tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân vànhững vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân ở địa phương

Câu 4: Phân tích điểm giống nhau và khác nhau trong hoạt động giữa ủy bannhân dân và Chủ tịch ủy ban nhân dân khi thực hiện nguyên tắc tập trung dânchủ Chế độ chịu trách nhiệm giữa Ủy ban nhân dân và Chủ tịch UBND là nhưthế nào? Hãy phân tích và minh học về chế độ chịu trách nhiệm giữa 2 chủ thểnày.

- Uỷ ban nhân dân do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân,cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhândân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên

- Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản củacơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảođảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng,an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn

- Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phầnbảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trungương tới cơ sở

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là người lãnh đạo và điều hành công việc của Uỷ bannhân dân, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình,cùng với tập thể Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm về hoạt động của Uỷ ban nhândân trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước cơ quan nhà nước cấp trên

Trang 12

Tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạtđộng của các cơ quan nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Nguyên tắc này đã đượcghi nhận tại Điều 4 Hiến pháp 1959, Điều 6 Hiến pháp 1980 và Điều 6 Hiến pháp1992… ‘Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đề tổ chứcvà hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ” Không những ở nước ta, các nướcXHCN cũng ghi nhận nguyên tắc này trong Hiến pháp và cũng xác định là nguyêntắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Tập trung dân chủ là nguyên tắc hoạt động của các chủ thể hành chính nhànước, trong đó có chủ thể UBND và Chủ tịch UBND Tuy nhiên, hai thiết chế trênđược pháp luật quy định có địa vị pháp lý không giống nhau, nên có sự giống và khácnhau trong thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ

* Sự giống nhau trong hoạt động trên cơ sở đề cao nguyên tắc dân chủ:

- Theo Luật tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND năm 2003, Chủ tục UBND làđại biểu HĐND do HĐND cùng cấp bầu ra cùng với các thành viên UBND nên phảichấp hành thiết chế lãnh đạo tập thể trong hoạt động

- là thành viên của UBND nên khí quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương,Chủ tịch cùng các thành viên UBND bàn bạc tập thể và biểu quyết theo đa số

- Chủ tịch cùng các thành viên UBND chịu trách nhiệm tập thể trước HĐND cùngcấp và cơ quan nhà nước cấp trên về kết quả hoạt động của UBND;

- Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, UBND và Chủ tịch UBND được quyền banhành quyết định và chỉ thị

* Sự khác nhau trong hoạt động trên cơ sở đề cao nguyên tắc tập trung

- Chủ tịch UBND là người đứng đầu UBND, lãnh đạo và điều hành toàn thể UBNDnên Chủ tịch có quyền chủ động đề xuất những vấn đề ra quyết định và biện phápgiải quyết vấn đề để HĐND xem xét ra nghị quyết và tập thể UBND bàn bạc quyếtđịnh

- Chủ tịch UBND phân công nhiệm vụ cho các thành viên của UBND và có quyềnquyết định những nội dung ngoài phạm vi quy định thuộc thẩm quyền bàn và biểuquyết tập thể của UBND

* Chế độ chịu trách nhiệm giữa UBND và Chủ tịch UBND

-Thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể uỷ ban nhân dân (UBND) và chủ tịchUBND là một nội dung cơ bản, quan trọng trong tổ chức và hoạt động của UBND cáccấp được quy định trong Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân(HĐND) và UBND năm 2003 Theo luật định, UBND do HĐND cùng cấp bầu ra, làcơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; cơ cấu tổ

Trang 13

chức của UBND gồm có chủ tịch, phó chủ tịch và các uỷ viên; số lượng phó chủ tịchvà cơ cấu thành viên UBND các cấp do Chính phủ quy định; UBND làm việc theochế độ tập thể, đồng thời phân công cá nhân phụ trách Ưu điểm của chế định nàytrong hoạt động của UBND là phát huy được nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huyđược trí tuệ tập thể và tính thống nhất trong lãnh đạo UBND; đồng thời đã phát huyđược phần nào vai trò, trách nhiệm cá nhân của chủ tịch trong quản lý, điều hành cáccông việc ở địa phương.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật và trong hoạt động thực tiễn của UBND và cánhân chủ tịch còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập Trong chế độ làm việc tập thể củaUBND cho thấy có một số việc chưa xác định rõ đâu là thẩm quyền, trách nhiệm củatập thể, đâu là của cá nhân phụ trách, dẫn đến có những vấn đề sai phạm trong quảnlý, điều hành nhưng khó xác định trách nhiệm để xử lý Chế độ lãnh đạo tập thể đòihỏi phải họp nhiều để bàn bạc, thống nhất, có trường hợp gây lãng phí thời gian vàkhông kịp thời giải quyết một số việc, nhất là những việc có tính cấp bách, cần thiết

- Trong công tác cán bộ, Luật quy định: chủ tịch UBND có quyền được bổnhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chứcnhà nước theo sự phân cấp quản lý Nhưng trên thực tế, công tác cán bộ thực hiệntheo nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo và quản lý, đồng thời quy trình về công táccán bộ được quy định nhiều khâu, nhiều bước nên việc thực hiện quyền hạn về côngtác cán bộ của chủ tịch UBND còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế và chưa có tính thựcquyền

Cơ cấu tổ chức của UBND các cấp theo luật định gồm có chủ tịch, các phó chủ tịchvà các uỷ viên Nhưng trong thực tế, hoạt động chỉ đạo, điều hành mọi công việcthuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND chủ yếu là do chủ tịch và các phó chủ tịch,còn các uỷ viên chỉ tham gia các phiên họp định kỳ hàng tháng của UBND chứ khôngcó quyền quyết định, điều hành, chỉ đạo; như vậy vai trò của các uỷ viên trong hoạtđộng thực tiễn là rất mờ nhạt và hình thức

- Nhận thức chưa đầy đủ về nguyên tắc và phong cách làm việc tập thể lãnhđạo, cá nhân phụ trách dẫn đến những bất cập, lạm dụng, cực đoan trong vận dụngnguyên tắc và phong cách làm việc đó Cho nên vừa có hiện tượng gia trưởng, độcđoán, coi nhẹ trách nhiệm tập thể cấp ủy, vừa có tình trạng cấp trên không kỷ luậtđược cấp dưới, không quản lý được cấp dưới; người lãnh đạo, quản lý thiếu tinh thầndám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 KhóaXI đã chỉ rõ điều đó và nhấn mạnh ‘ Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.Nhưng trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức do không xác định rõ cơ chế tráchnhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân; khi sai sót, khuyết điểm không ai chịutrách nhiệm Do vậy vừa có hiện tượng dựa dẫm vào tập thể, không rõ trách nhiệm cá

Trang 14

nhân, vừa không khuyến khích người đứng đầu có nhiệt tình, tâm huyết dám nghĩ,dám làm; tạo kẽ hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ hoặc lạm dụng quyền lực mộtcách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân Các nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phêbình và phê bình ở nhiều nơi vừa bị buông lỏng trong thực hiện, vừa chưa được quyđịnh cụ thể để làm cơ sở cho công tác kiểm tra giám sát.

* Giải pháp

Để khắc phục những hạn chế theo quy định của luật pháp và trong hoạt độngthực tiễn về thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể UBND và cá nhân chủ tịch; thựchiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về việcphải “Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể UBND và chủ tịch UBND -Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở địaphương”, xin đề xuất một số giải pháp như sau:

Một là, kiện toàn lại tổ chức UBND theo hướng bỏ chức danh ủy viên, tăng số

lượng phó chủ tịch UBND các cấp nhằm tăng cường năng lực quản lý, điều hành, chỉđạo trực tiếp, từng bước thực hiện mô hình ủy ban hành chính (UBHC) ở các cấpchính quyền địa phương Tổ chức UBND theo hướng này cũng đồng nghĩa với việcthay đổi cơ chế hoạt động của UBND từ chế độ làm việc tập thể chuyển sang chế độthủ trưởng, thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước ở địa phương Mô hìnhUBHC ở địa phương trước đây chúng ta đã thực hiện theo Hiến pháp năm 1946 vàHiến pháp năm 1960 đã mang lại hiệu quả trong hoạt động thực tiễn Nếu từng bướckiện toàn để hướng đến việc thành lập UBHC thì về số lượng, cơ cấu của UBHC chỉcó chủ tịch, các phó chủ tịch và uỷ viên thường trực Cùng với việc thay đổi mô hìnhtổ chức UBND thành UBHC, cần thay đổi tên gọi chức danh của người đứng đầu cơquan hành chính địa phương là: tỉnh trưởng, thị trưởng, xã trưởng theo cấp hànhchính

Trong mô hình UBHC có đề xuất chức danh ủy viên thường trực (hay thư ký hànhchính) vì hiện nay chúng ta đang thực hiện phân cấp quản lý và thực hiện cải cách thủtục hành chính; trong đó nhiều công việc liên quan đến thủ tục thuộc nhiệm vụ, quyềnhạn của UBND nhưng bộ máy của UBND không kiểm soát, giải quyết hết các côngviệc Chức danh ủy viên thường trực là để đảm đương công việc này, nhất là ở cơ sởxã, phường, thị trấn (các công việc sao y, chứng thực văn bản)

Hai là, trên cơ sở quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện thẩm quyền,

trách nhiệm của tập thể UBND và cá nhân chủ tịch, phân định rõ ràng, rành mạchtheo hướng giảm thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể và tăng thêm vai trò, tráchnhiệm cho cá nhân chủ tịch Cụ thể, có thể phân định theo các nhóm công việc nhưsau:

Trang 15

- Về thẩm quyền của tập thể UBND: việc bàn bạc tập thể chủ yếu là để thống nhấtban hành các cơ chế, chính sách (quyết định, chỉ thị) nhằm phát triển kinh tế - xã hộiở địa phương; đồng thời bàn bạc và quyết định theo đa số những nhiệm vụ quan trọngở địa phương thuộc nhóm công việc theo quy định của pháp luật phải thông quaHĐND.

- Về thẩm quyền của chủ tịch UBND: thuộc nhóm các nhiệm vụ cấp bách; chươngtrình, kế hoạch, biện pháp triển khai thực hiện nhiệm vụ; các công việc điều hành, chỉđạo, kiểm tra cơ quan chuyên môn và cơ quan hành chính cấp dưới; công tác tổ chức,cán bộ; ban hành các quyết định, chỉ thị (văn bản cá biệt) để thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của mình

- Về trách nhiệm của tập thể và các thành viên UBND: thực hiện có hiệu quả cácnhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về những saiphạm trong các quyết định của tập thể gây ra hậu quả xấu

- Về trách nhiệm của chủ tịch UBND: thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạntheo quy định; chịu trách nhiệm trực tiếp về các sai phạm trong quản lý, điều hành,chỉ đạo đối với các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định và trong các quyết định hànhchính của mình; chịu trách nhiệm liên đới khi các phó chủ tịch và các thành viên kháccủa UBND có sai phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân công

Ba là, giải quyết tốt mối quan hệ giữa vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối

với chính quyền các cấp Cần xác định rõ lãnh đạo của các cấp ủy đảng là lãnh đạobằng chủ trương, định hướng trên tất cả các lĩnh vực ở địa phương, tăng cường côngtác kiểm tra, cấp uỷ không bao biện làm thay công tác của chính quyền Trong côngtác cán bộ cần xác định rõ thẩm quyền, thực quyền của chủ tịch UBND trong việc đềbạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với cán bộ thuộc quyền và đổi mới quytrình đề bạt, bổ nhiệm cán bộ Đổi mới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với côngtác cán bộ theo hướng cấp ủy chỉ thực hiện công tác quy hoạch từng chức danh cánbộ, công chức theo tiêu chuẩn quy định; còn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thực hiện theo phân cấp quản lý cho người đứng đầu cơ quan hành chính được quyềnlựa chọn và quyết định khi có nhu cầu

Bốn là, xây dựng quy chế làm việc của UBND rõ ràng, cụ thể Đây cũng là một

nội dung quan trọng để làm rõ thêm thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể, cá nhân vàlề lối làm việc của UBND các cấp

Năm là, xây dựng quy chế phối hợp giữa UBND với Mặt trận Tổ quốc và các

đoàn thể trong hệ thống chính trị ở địa phương; đồng thời tăng cường công tác giámsát kiểm tra của các cơ quan chức năng đối với hoạt động của UBND, của chủ tịchUBND trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình

Trang 16

Sáu là, sớm tổng kết mô hình không tổ chức HĐND huyện, quận, phường vàmô hình nhất thể hóa bí thư đồng thời là chủ tịch UBND để áp dụng rộng rãi trongcác đơn vị hành chính các cấp trên toàn quốc Đây là một giải pháp cơ bản để nângcao vai trò, trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ởđịa phương Việc thực hiện hai mô hình này vừa để thực hiện cải cách hành chính nhànước ở địa phương, giảm tổ chức bộ máy; đồng thời để giải quyết tốt mối quan hệgiữa cấp ủy đảng với chính quyền, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủyđảng và năng lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp hành chính ở địaphương

Câu 5 Trình bày sự cần thiết và nội dung của cải cách tổ chức bộ máy hànhchính NN ở nước ta hiện nay.

* Sự cần thiết cải cách tổ chức bộ máy HCNN

Bộ máy HCNN như trên đã nêu bao gồm hệ thống các cơ quan HCNN tạo nên.Hoạt động của bộ máy này được trực tiếp thông qua từng cơ quan hành chính NN.Hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý NN nói chung và triển khai tổ chức thựchiện pháp luật đưa pháp luật vào đời sống phụ thuộc rất lớn vào chính năng lực củacác cơ quan HCNN cũng như cả bộ máy HCNN

Mỗi một tổ chức, và cả bộ máy HCNN đều phải xác định thật rõ ràng cụ thể chứcnăng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng yếu tố cấu thành nên bộ máy HCNN Tuynhiên hoạt động quản lý HCNN của các cơ quan HCNN vẫn còn nhiều vấn đề tháchthức Cải cách tổ chức bộ máy HCNN là đòi hỏi tất yếu từ cả những nguyên nhânmang tính khách quan lẫn chủ quan

- Về khách quan

+ Cơ cấu tổ chức chưa hợp lý, trong đó chưa xác định đúng và phân biệt rõ sựlãnh đạo của Đảng và vai trò, chức năng quản lý NN, mối quan hệ phân công, hợp tácgiữa các cơ quan thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp còn có chỗ chưahợp lý, rành mạch

+ Quyền lập quy và hoạt động lập quy của hệ thống hành pháp chưa được thựchiện mạnh mẽ, hệ thống pháp luật vừa thiếu vừa không đồng bộ, không hoàn chỉnh,vừa có những mặt lạc hậu và không đáp ứng kịp yêu cầu của cơ cấu kinh tế và cơ chếthị trường, cũng như yêu cầu chính trị, xã hội, văn hóa trong giai đoạn mới, giai đoạncủng cố và hoàn thiện nền dân chủ XHCN

+ Thể chế hành chính và bộ máy quản lý NN không phân định rõ và kết hợp biệnchứng giữa quản lý NN và quản lý kinh doanh

Trang 17

+ Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính bộc lộ nhiều nhược điểm, bộ máy tổ chứccồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, nhiều đầu mối rườm rà, vừa tập trung quanliêu, vừa phân tán, không quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ.

+ Đội ngũ công chức Nhà nước vừa quá đông, quá thừa những người yếu kém,vừa thiếu cán bộ có năng lực cao, có phẩm chất đạo đức, kỷ luật, bệnh quan liêu,tham nhũng trong một số không ít cán bộ công chức khá trầm trọng

+ Thể chế của nền hành chính một mặt, không được quy định chính thức, chặtchẽ, mặt khác lại sa vào một hệ thống thủ tục rườm rà, phức tạp, công việc hànhchính còn mang nặng tính chất bàn giấy, chậm chễ, kém hiệu lực và hiệu quả

+ Nghiệp vụ và kỹ thuật hành chính còn thủ công, lạc hậu, ít sử dụng kỹ thuật hiệnđại, hệ thống thông tin cũ, chưa bắt kịp sự phát triển của xã hội và đòi hỏi của mộtNhà nước hiện đại

- Về chủ quan: Việc tồn tại, hạn chế về vai trò, chức năng nhiệm vụ, thẩm

quyền, trách nhiệm của hệ thống hành chính có nguyên nhân cơ bản và trực tiếp là dochính tổ chức, bộ máy cồng kềnh, nhiều đầu mối đã tạo nên sự xác định và phân côngchức năng, nhiệm vụ cho mỗi ngành, mỗi cấp chồng lấn, trùng chéo nội dung côngviệc của nhau, nhất là khi triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ thực tế Đã thế lạithiếu sự quan hệ phố hợp chặt chẽ để tự bàn bạc giải quyết những vấn đề liên quangiữa cacsBooj, ngành với nhau và chính quyền địa phương;

Gắn liền với nguyên nhân trên là do thiếu cơ sở khoa học, chưa sát tình hìnhthực tế trong việc phân giao chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước cho mỗi Bộ,ngành và chính quyền địa phương Cách quy định chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệmcho mỗi cơ quan như hiện nay còn nhiều chủ quan, áp đặt vì quy định còn rất chungchung đã ảnh hưởng nhiều đến hiệu lực và hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụđược giao

* Nội dung cải cách tổ chức bộ máy HCNN

Các vấn đề chủ yếu tập trung là: cơ cấu tổ chức bộ máy HCNN trung ương, địaphương, cơ cấu tổ chức từng cơ quan thuộc bộ máy HCNN (Bộ, các cơ quan chuyênmôn thuộc UBND); mối quan hệ giữa các cơ quan HCNN cùng cấp và các cấp (phâncấp quản lý HCNN và quan hệ)

Nội dung cải cách tổ chức bộ máy hành chính NN trong chương trình tổng thểcải cách hành chính NN giai đoạn 2011-2020 được xác định những nhiệm vụ sau:

- Tiến hành tổng rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổchức và biên chế hiện có của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,cấp huyện, các cơ quan, tổ chức khác thuộc bộ máy hành chính nhà nước ở trung

Trang 18

ương và địa phương (bao gồm các đơn vị sự nghiệp của nhà nước); trên cơ sở đó điềuchỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan, đơn vịnhằm khắc phục tình trạng bỏ trống hoặc trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn; chuyển giao mạnh những công việc cơ quan hành chính nhà nước không nênlàm hoặc làm hiệu quả thấp cho xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức phi Chính phủđảm nhận;

- Tổng kết, đánh giá mô hình tổ chức và chất lượng hoạt động của chính quyềnđịa phương nhằm xác lập mô hình tổ chức phù hợp, bảo đảm phân định đúng chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn, sát thực tế, hiệu lực, hiệu quả; xây dựng mô hình chínhquyền đô thị và chính quyền nông thôn phù hợp;

Hoàn thiện cơ chế phân cấp, bảo đảm quản lý thống nhất về tài nguyên, khoángsản quốc gia; quy hoạch và những định hướng phát triển, tăng cường giám sát, kiểmtra, thanh tra; đồng thời đề cao vai trò chủ động, tinh thần trách nhiệm, nâng cao nănglực của từng cấp, từng ngành;

- Tiếp tục đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước; thựchiện thống nhất và nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thôngtập trung tại bộ phận tiếp nhận, trả kết quả thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân, Ủyban nhân dân cấp huyện; sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ củaquan hành chính đạt mức trên 80% vào năm 2020;

- Cải cách và triển khai trên diện rộng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cácđơn vị sự nghiệp dịch vụ công; chất lượng dịch vụ công từng bước được nâng cao,nhất là trên các lĩnh vực giáo dục, y tế; sự hài lòng của cá nhân đối với dịch vụ dođơn vị sự nghiệp công cung cấp trên các lĩnh vực giáo dục, y tế đạt mức trên 80% vàonăm 2020

Câu 6 Phân tích khái niệm thủ tục HCNN Lấy ví dụ minh họa

* Khái niệm

Thủ tục HCNN là chuẩn mực để các cơ quan hành chính NN giải quyết côngviệc đối với công dân và tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp Thực hiện đúng cácthủ tục hành chính nhà nước chính là góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ởnước ta hiện nay

Nói đến thủ tục là nói đến quy trình và cách thức giải quyết công việc.Thực tế, để thực hiện có hiệu quả một công việc nhất định cần tiến hành mộtloạt các hoạt động theo thứ tự trước sau và cachst hức thực hiện từng bước theonhững quy định chặt chẽ, thống nhất

Trang 19

Theo nghĩa chung nhất, thủ tục là phương thức, cachst hức giải quyết công việctheo một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất, gồm một loạt nhiệm vụ liên quanchặt chẽ với nhau nhằm đạt được kết quả mong muốn.

Hoạt động của các cơ quan nhà nước cần phải tuân theo pháp luật, trong đó cónhững quy định về trình tự, cách thức sử dụng thẩm quyền của từng cơ quan để giảiquyết công việc theo chức năng nhiệm vụ được giao Khoa học pháp lý gọi đó lànhững quy phạm thủ tục Quy phạm này quy định về các loại thủ tục trong hoạt độngquản lý nhà nước như: thủ tục lập pháp, thủ tục tố tụng tư pháp, thủ tục hành chính

Về mặt nguyên tắc, để tiến hành quản lý HCNN có hiệu quả, cơ quan HCNNphải đảm bảo tuân thủ một cách nghiêm túc những quy tắc, chế độ, phép tắc đượcpháp luật quy định Những nguyên tắc, chế độ, phép tắc đó chính là những quy địnhvề trình tự, cách thức sử dụng thẩm quyền của cowquan HC khi thực hiện chức năngquản lý hành chính công Những quy định trên còn được gọi là thủ tục hành chính

Vậy thủ tục hành chính là “Trình tự, cách thức giải quyết công việc của cơquan HCNN có thẩm quyền trong mối quan hệ nội bộ hành chính và mối quan hệgiữa cơ quan hành chính NN với tổ chức công dân”.

Thủ tục hành chính được quy định để các cơ quan nhà nước có thể thực hiện cáchoạt động quản lý nhà nước, bao gồm: trình tự thành lập các công sở; trình tự bổnhiệm, bái nhiệm, điều động cán bộ, công chức; trình tự lập quy, áp dụng quy phạmpháp luật để đảm bảo các quyền chủ thể, trình tự điều hành, tổ chức các tác nghiệphành chính…

Thủ tục hành chính có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, ảnh hưởng trựctiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân Thôngqua thủ tục hành chính, các cá nhân, tổ chức thực hiện được quyền lợi, nghĩa vụ củamình đồng thời các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhànước

* Ví dụ minh họa: Tên thủ tục: Cấp thẻ Bảo hiểm Y tế người nghèo hàng năm.

- Trình tự thực hiện: + các bước thực hiện đối với cá nhân (tổ chức): Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ; nộp và nhậnkết quả tại Sở LĐTBXH

+ Các bước thực hiện đối với cơ quan NN: tiếp nhận hồ sơ, danh sachsm tổng hợp từphòng LĐTBXH cấp huyện; Tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt tổng số đối tượngmua BHYT; Ký hợp đồng, bàn giao danh sách người nghèo đề nghị mua BHYT;Nhận thẻ đã in, trả thẻ cho phòng LĐTBXH cấp huyện để cấp cho đối tượng

- Cách thức thực hiện: Tiếp nhận và trả kết quả tại Sở LĐTBXH

Trang 20

- Thành phần, số lượng hồ sơ: +Thàng phần hồ sơ gồm: Phiếu điều tra, rà soát đối tượng cấp thẻ BHYT ngườinghèo hàng năm; Biên bản họp bình xét đối tượng đề nghị mua, cấp thẻ người nghèohàng năm của thôn, xóm; Danh sách người nghèo đề nghị cấp thẻ; Tổng số đối tượngcủa xã, huyện; Tổng hợp số đối tượng của tỉnh đề nghị mua thẻ BHYT người nghèo.+ Số lượng hồ sơ: 04 bộ

- Thời hạn giải quyết: 60 ngày (kể từ ngày bắt đầu triển khai).- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:+ cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh;+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở LĐTBXH+ Cơ quan phối hợp: BHXH tỉnh

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thẻ BHYT- Không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không- Căn cứ pháp lý:

+ NĐ số 63/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ ban hành điều lệ BHYT;+ Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo

+ Thông tư liên tịch số 21/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 27/7/2005 của Liên bộ Ytế - Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT bắt buộc

Câu 6 Trình bày đặc điểm của thủ tục hành chính nhà nước? Ý nghĩa củaTTHC trong quản lý nhà nước? tại sao TTHCNN lại đa dạng, phức tạp? lấy vídụ minh họa.

* Thủ tục hành chính là “Trình tự, cách thức giải quyết công việc của cơ quanHCNN có thẩm quyền trong mối quan hệ nội bộ hành chính và mối quan hệ giữa cơquan hành chính NN với tổ chức công dân”.

* Đặc điểm của TTHC nhà nước

- Thủ tục HC được điều chỉnh bằng quy phạm thủ tục – là cơ sở pháp lý chocác cơ quan nhà nước thực hiện chức năng của mình.

Thủ tục hành chính là một bôh phận cấu thành của hệ thống quy phạm thủ tục.Hệ thống quy phạm thủ tục là toàn bộ các quy tắc pháp lý quy định về trình tự, trật tự

Trang 21

nước và thực hiện nghĩa vụ hành chính đối với các cowquan nhà nước, tổ chức vàcông dân Đó cũng chính là các hệ thống các nguyên tắc quản lý và điều hành bắtbuộc các cơ quan nhà nước cũng như các công chức phải tuân theo trong giải quyếtcông việc thuộc thẩm quyền của mình.

Là quy phạm thủ tục, thủ tục hành chính có chức năng làm cho các quy phạmnội dung của luật pháp được thực hiện thuận lợi Thiếu thủ tục hành chính việc thựcthi luật pháp sẽ gặp khó khăn, thậm chí không có khả năng đi vào đời sống thực tế.Ví dụ: Nhà nước muốn thu thuế thì cần có thủ tục để người dân thực hiện việc nộpthuế Còn muốn quản lý an toàn giao thông thì cần có thủ tục để hướng dẫn ngườidân tham gia giao thông tuân theo…

Hoạt động quản lý chủ yếu là hoạt động áp dụng pháp luật mà ở đó, hành vi áp dụngpháp luật liên quan chủ yếu đến việc xác định tình trạng thực tế của vụ việc lựa chọnquy phạm pháp luật tương ứng và ra quyết định về vụ việc đó Các hành vi áp dụngpháp luật này được tiến hành theo những thủ tục hành chính nhất định Như vậy nếuthiếu các thủ tục cần thiết thì quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong hoạt độngquản lý sẽ không được đảm bảo thực hiện Thủ tục hành chính là nhân tố bảo đảmcho sự hoạt động chặt chẽ, thuận lợi và đúng chức năng quản lý của cơ quan nhànước, vì nó là chuẩn mực hành vi cho công dân và công chức nhà nước để họ tuântheo và thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước Dựa vào các thủ tục hànhchính các công việc hành chính sẽ được xử lý và đạt được những hiệu quả pháp luậtđúng như dự định

- Thủ tục hành chính là trình tự thực hiện thẩm quyền trong hoạt động quản lý

HCNN.

Xét trong quá trình giải quyết công việc của các cơ quan hành chính NN thì thủtục hành chính là cách thức, trình tự mà các cơ quan HCNN áp dụng để giải quyết cácnhiệm vụ theo quy định của pháp luật Trình tự này có thể từ dưới lên, từ cấp trênxuống mà cũng có những trình tự thực hiện song hành

Nói như vậy có nghĩa là thủ tục hành chính được phân biệt với thủ tục lập pháp vàthủ tục tố tụng pháp

Thủ tục lập pháp là trình tự, cách thức xây dựng Hiến pháp và ban hành luật thuộcthẩm quyền của cơ quan lập pháp; thủ tục tố tụng tư pháp thuộc thẩm quyền của cơquan tư pháp liên quan đến những hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, định tội

- Thủ tục HC rất đa dạng và phức tạp.

+ Do nhiều cơ quan và công chức nhà nước thực hiện: Ví dụ để giải quyết thủ tụcBHYT cho công dân cần có sự phối hợp của một số cơ quan như BHXH, cơ quan y tếtrực tiếp điều trị…

Trang 22

+ Quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia mối quan hệ hành chính, trongđó bao gồm cả công việc của Nhà nước và công dân.

+ Việc quy định thủ tục hành chính phải kết hợp với những khuôn mẫu ổn định tươngđối và chặt chẽ với các biện pháp thích ứng cho từng loại công việc và từng loại đốitượng

+ Nền hành chính nhà nước hiện nay đang chuyển từ hành chính cai quản sang hànhchính phục vụ đã tác động mạnh mẽ vào thủ tục hành chính;

+ Thực hiện chủ yếu ở công sở nhà nước, gắn liền với công tác văn thư và tổ chứcban hành, quản lý văn bản, giấy tờ

+ Do chủ thể cơ quan hành chính nhà nước xây dựng để giải quyết công việc nênphục thuộc rất nhiều vào ý chí chủ quan của chủ thể ban hành

+ Trong bối cảnh của quá trình hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, các thủ tụchành chính có yếu tố nước ngoài cần phải phù hợp với thông lệ quốc tế

- Thủ tục hành chính có tính năng động hơn so với các quy phạm nội dung của luậthành chính, đòi hỏi phải thay đổi nhanh hơn để thích ứng và phù hợp với nhu cầuthực tế của đời sống xã hội Đây chính là yếu tố cần nhận thức đúng đắn giúp cho các

nhà ban hành các quy định thủ tục hành chính ban hành các quy định phù hợp vớithực tế khách quan và tiến trình phát triển kinh tế xã hội

* Ý nghĩa

Thủ tục hành chính với tư cách là bộ phận của thể chế hành chính ngày càng cóvai trò quan trọng trong hoạt động quản lý HCNN, Điều này không những có ý nghĩavai trò to lớn trong hoạt động lập pháp, lập quy mà còn hết sức cần thiết để có nhậnthức đúng đắn trong hoạt động quản lý NN đặc biệt là trong tiến trình cải cách nềnhành chính

Thủ tục hành chính được quy định nhằm tạo ra trật tự tỏng hoạt động quản lýcủa các cơ quan NN khi tiến hành các hoạt động quản lý của mình Có thể nói thủ tụchành chính là các quy phạm thủ tục của luật hành chính quy định cách thức tiến hànhcác hoạt động quản lý hành chính nên chúng tạo ra cơ sở và điều kiện cần thiết để cáccơ quan quản lý NN giải quyết các công việc của người dân theo luật định, đảm bảoquyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân

Thủ tục hành chính có vai trò quan trọng trong quản lý HCNN Nếu không cóthủ tục hành chính thì mọi chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước ban hành sẽkhó được thực thi Có thể nói thủ tục hành chính là công cụ và phương tiện để đưapháp luật vào đời sống

Ý nghĩa của thủ tục hành chính được biểu hiện qua những khía cạnh cơ bản:

Trang 23

- Là những tiêu chuẩn hành vi cho công dân và cán bộ, công chức, viên chức hànhchính thực hiền quyền và nghĩa vụ của mình, bảo đảm sự hoạt động chặt chẽ, thuậnlợi, đúng chức năng của bộ máy hành chính.

- Đảm bảo các quyết định hành chính được đưa vào thực tế của đời sống xã hội;- Đảm bảo cho các quyết định hành chính được thi hành thống nhất và có thể kiểm trađược tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính thông qua thủ tục hànhchính

- Là công cụ điều hành cần thiết của tổ chức hành chính;- Xây dựng thủ tục hành chính khoa học góp phần vào quý trình xây dựng và triểnkhai luật pháp;

- Giúp cho việc thực hiện nguyên tắc dân chủ trong quản lý, thể hiện trách nhiệm củanhà nước đối với nhân dân;

- là sự biểu hiện trình độ văn hóa, mức độ văn minh của nền hành chínhNếu thiếu quy phạm thủ tục, các quy phạm vật chất khó được thực hiện.Ví dụ minh họa:

+ Một văn bản pháp luật sẽ không được thực thi khi không thực hiện thủ tục công bố;+ Một quyết định sẽ không hợp pháp khi ký không đúng thẩm quyền

+ Không đủ hồ sơ giấy tờ vẫn giải quyết là vì phạm thủ tục văn thư…

Tóm lại, thủ tục hành chính là chiếc cầu nối quan trọng giữa cơ quan NN vớingười dân và các tổ chức, khả năng làm bền chựt các mối quan hệ trong quá trìnhquản lý, lamfcho nhà nước ta thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân

Chính vì lẽ đó, cải cách thủ tục hành chính không chỉ đơn thuần liên quan đếnpháp luật, pháp chế mà còn là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nướcvề chính trị, văn hóa, giáo dục và mở rộng giao lưu với các nước trên thế giới, nhất làtrong giai đoạn hiện nay, nước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chứcWTO, để hội nhập vào nền kinh tế thế giới, việc cải cách hành chính nói chung và cảicách thủ tục hành chính nói riêng là một đòi hỏi tất yếu để hội nhập quốc tế thànhcông và phát triển đất nước

Câu 7 Phân tích các nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính NN.Liên hệ thực tế để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa xây dựng và thực hiện thủ tụchành chính NN.

1 Các nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục HCNN* Các nguyên tắc xây dựng thủ tục hành chính nhà nước

Xây dựng thủ tục hành chính là nghiên cứu để đề ra những cách thức giải

Trang 24

quyết công việc nhằm giải quyết các quy định nội dung của luật pháp và đápứng yêucầu đòi hỏi của thực tế Việc xây dựng các thủ tục hành chính được đặtlên trên nhữngnguyên tắc cơ bản do Hiến pháp quy định Những nguyên tắc nàycó thể trực tiếp liênquan đến việc xây dựng các thủ tục hành chính (ví dụ nhưquy định về các loại vănbản quy phạm pháp luật và thẩm quyền trình tự banhành chúng), nhưng cũng có thểchỉ được quy định trên những nguyên tắc chungvà đòi hỏi phải được cụ thể hóa bằngcác văn bản quy phạm pháp luật khác Sauđây là một số nguyên tắc chủ yếu cần đượcáp dụng thống nhất:

- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật

Thủ tục hành chính phải được xây dựng phù hợp pháp luật hiện hành củanhànước, có tính hệ thống, nhằm tạo được một công cụ quản lý hữu hiệu cho bộmáy nhànước

Theo nguyên tắc này, chỉ có những cơ quan nhà nước có thẩm quyền doluậtđịnh mới được ban hành thủ tục hành chính.“Ngoài luật, pháp lệnh và các văn bảnpháp quy của Chính phủ hoặc Thủtướng chính phủ, chỉ bộ trưởng mới có quyền quyđịnh các thủ tục hành chínhthuộc phạm vi quản lý của mình và chịu trách nhiệmtrước chính phủ về các quyđịnh đó Việc quy định mới hoặc bổ sung, sửa đổi bãi bỏcác quy đình về thủ tụchành chính đã có phải được thể hiện bằng văn bản, đảm bảotính đồng bộ,chính xác, không được trái với luật, pháp lệnh và các văn bản pháp quycủaChính phủ và Thủ tướng chính phủ Các quy định thủ tục hành chính phảiđơngiản, dễ hiểu, dễ thực hiện và phải được công bố công khai để mọi người, cơquan,đơn vị và nhân dân biết

Đối với một số quy định thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của bộ,ngànhtrung ương nhưng cần phải có quy định riêng để phù hợp với các đặcđiểm một số địaphương thì các bộ, ngành trung ương có văn bản ủy quyền choUBND tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương ban hành quyết định Các quy địnhnày của UBND tỉnh, thànhphố phải có sự thống nhất của bộ, ngành quản lý vềlĩnh vực đó và phải được công bố

công khai như quy định thủ tục hành chínhcủa bộ, ngành” (Nghị quyết của Chínhphủ số 38-CP ngày 04-05-1994 về cảicách một bước TTHC trong việc giải quyếtcông việc của công dân và tổ chức).

Như vậy, việc xây dựng các thủ tục hành chính dù thuộc ngành nào cũngphảiđảm bảo các thủ tục không trái pháp luật, không mâu thuẫn với các văn bảncủa cấptrên, phải thực hiện đúng trình tự với phương tiện, biện pháp, hình thứcđược phápluật cho phép Việc xây dựng các thủ tục trái với nguyên tắc này sẽdẫn đến việc phávỡ tính hệ thống của các thủ tục hành chính, làm rối loạn kỷcương xã hội, tạo điềukiện cho nạn tham nhũng phát triển và gây ra những hậuquả khôn lường khác Vì

Trang 25

vậy, nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan và cá nhân cóthẩm quyền khi ban hành cácthủ tục hành chính phải chịu trách nhiệm trướcpháp luật.

- Nguyên tắc phù hợp với thực tế khách quan

Việc xây dựng thủ tục hành chính phải dựa trên cơ sở nhận thức đầy đủnhữngyêu cầu khách quan của tiến trình phát triển xã hội Với tinh thần đổi mớitoàn diệnđất nước, trong công cuộc xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiềuthành phần vậnđộng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theođịnh hướng xã hội chủnghĩa một nên kinh tế mở, đa phương hóa và đa dạng hóaquan hệ đối ngoại, việc xâydựng hệ thống thủ tục hành chính sao cho tạo điềukiện tốt cho các hoạt động của nềnkinh tế đó phát triển đúng hướng, đồng thờingăn ngừa, hạn chế và khắc phục đượccác mặt tiêu cực của nó là một yêu cầubức xúc, một nhiệm vụ quan trọng trong côngcuộc cải cách nền hành chính nhànước

Như vậy, thủ tục hành chính phải được xây dựng sao cho phù hợp với tìnhhìnhthực tế để tạo điều kiện cho các hoạt động quản lý kinh tế, quản lý xã hộiđược thựcthi hữu hiệu Ví dụ: thủ tục hành chính mới không được trái nguyêntắc đã đượckhẳng định trong văn bản của nhà nước “các cơ quan chính quyềnkhông can thiệpvào những công việc thuộc chức năng quản trị kinh doanh củadoanh nghiệp” Nếuthiếu hiểu biết khách quan, tự mình đặt ra thủ tục hànhchính thì chắc chắn quản lýnhà nước sẽ thất bại Hoặc thủ tục hành chính phảitạo điều kiện để thu hút các nhàđầu tư trong cũng như ngoài nước để phát triểnkinh tế một cách mạnh mẽ

Cùng với việc xây dựng các thủ tục mới, chúng ta cũng cần kịp thời sửađổi, bãibỏ những thủ tục xét thấy lỗi thời để tạo điều kiện tốt cho các hoạt độngcủa nền kinhtế thị trường phát triển đúng hướng

- Nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu, thực hiện thuận lợi

Thủ tục hành chính phải được xây dựng trên cơ sở quan tâm đầy đủ đếnnguyệnvọng và sự thuận tiện cho nhân dân Cần nhanh chóng loại bỏ những thủtục rườm rà,phức tạp quá mức cần thiết, bởi lẽ chúng làm cho người thực hiệncũng như ngườitham gia khó hiểu, khó thực hiện, khó chấp hành, và cũng chínhnhững loại thủ tụcnhư thế là mảnh đất màu mỡ cho bệnh quan liêu, cửa quyềnphát triển Thủ tục đơngiản sẽ cho phép tiết kiệm sức lực, tiền của của nhân dântrong biệc thực hiện nghĩavụ của mình, đồng thời, cũng hạn chế việc lợi dụngchức quyền vi phạm tự do củacông dân

Theo nguyên tắc này, các thủ tục hành chính khi ban hành cần có sự giảithíchcụ thể, rõ ràng Phải chỉ rõ không những nội dung của thủ tục mà cả vềphạm vi ápdụng nó Cần tránh tình trạng thủ tục hành chính sau khi ban hànhkhông có điều kiệnđể thực thi do đối tượng không hiểu được thủ tục một cáchrõ ràng hoặc do các yêu

Trang 26

cầu đặt ra không phù hợp với thực tế Cần đảm bảo rằngmọi thủ tục hành chính đểđược công khai cho mọi người biết để tuân thủ Việccông khai như vậy còn có ýnghĩa là để kiểm tra được tính nghiêm túc của cơquan nhà nước khi giải quyết cáccông việc có liên quan đến tổ chức, công dân.

- Nguyên tắc có tính hệ thống

Nguyên tắc này là hệ quả của nguyên tắc tuân thủ pháp luật và thực hiệnđượcnguyên tắc này sẽ tạo điều kiên thuân lới cho việc thực hiện nguyên tắcđơn giản, dễhiểu, thuận lợi cho việc thực hiện Nghĩa là, thủ tục hành chính củamột lĩnh vựckhông được mâu thuẫn với nhau và với các lĩnh vực liên quan Đâylà một nguyên tắcrất quan trọng vì nếu mâu thuẫn nhau thì khi thực hiện sẽ tạora một sự hỗn loạn trongcông việc mà không thể kiểm soát được

* Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính nhà nước

Muốn quản lý hành chính nhà nước có hiệu quả, các cơ quan quản lýhànhchính nhà nước cần thực hiện đầy đủ các yêu cầu mang tính nguyên tắc như sau:

- Nguyên tắc thẩm quyền

Nguyên tắc này thể hiện rõ nhất trong thủ tục hành chính Theo đó, chỉ cócơquan nhà nước, công chức nhà nước có thẩm quyền do pháp luật quy địnhmới đượcthực hiện các thủ tục hành chính nhất định và phải thực hiện đúngtrình tự với nhữngphương tiện, biện pháp và hình thức được pháp luật cho phép

Chính các cơ quan nhà nước đề ra các thủ tục để giải quyết công việctrênnguyên tắc phù hợp với chức năng quản lý được giao và theo thẩm quyền dophápluật quy định, do đó cũng có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục được ban hành

Nghĩa vụ thực hiện thủ tục hành chính đòi hỏi cần có những quy định rõ ràngvềchế độ cộng vụ và quy chế làm việc để tránh tình trạng vô trách nhiệm trongcôngtác, nhằm giảm bớt phiền hà cho người dân trong quá trình giải quyết côngviệc cóliên quan đến công dân Nhà nước phải quy rõ trách nhiệm của các cánbộ, công chứctrong việc tiếp nhận giải quyết đơn thư khiếu kiện của nhân dân,để đảm bảo yêu cầukhông đùn đẩy trách nhiệm từ cơ quan, đơn vị, cá nhân nàysang cơ quan, đơn vị, cánhân khác

“Những công việc đã có đủ hồ sơ, thủ tục, thì cơ quan có thẩm quyền phảigiải quyếtkịp thời theo quy định của pháp luật, không được trì hoãn dưới bất kỳhình thức nào,kể cả trường hợp không giải quyết được cũng phải nói rõ lý do đểdân biết Nếu hồ sơthủ tục chưa đầy đủ, thì phải hướng dẫn cụ thể để đương sựkhông phải đi lại nhiềulần Những công việc liên quan đến nhiều bộ phận trongcơ quan thì thủ trưởng cơquan phải để ra quy chế phối hợp giải quyết trong nộibộ cơ quan để công dân, tổ chức

Trang 27

có yêu cầu làm đầu mối tiếp xúc, nhận hồ sơ vàgiải quyết công việc” (Quyết định93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủtướng Chính phủ).

Nguyên tắc thẩm quyền còn liên quan đến nguyên tắc trách nhiệm của cơquan,người có thẩm quyền: Các quyết định ban hành không đúng thủ tục phải bịđình chỉ,sửa đổi hoặc bãi bỏ và cơ quan, người ban hành quyết định đó có thể bịtruy cứu tráchnhiệm

- Nguyên tắc chính xác, khách quan, công minh

Trong thực hiện thủ tục hành chính, các chủ thể thực hiện thủ tục phảiđảm bảochính xác, khách quan và công minh Các chủ thể thực hiện thủ tụcphải có đủ tài liệu,chứng cứ và có thẩm quyền đòi hỏi việc giải trình, cung cấpthông tin áp dụng cácbiện pháp cần thiết Các cá nhân, tổ chức hữu quan thamgia thủ tục hành chính phảicó trách nhiệm cung cấp thông tin, tư liệu cần thiếtđể các chủ thể thực hiện tiến hànhthủ tục hành chính giải quyết công việc đượcthuận lợi

- Nguyên tắc công khai hóa thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính phải được công khai hóa để nhân dân biết và đượctiến hànhcông khai theo luật định, trừ trường hợp pháp luật quy định phải bímật theo quy địnhchung hoặc theo đề nghị của các bên tham gia thủ tục

“Tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, đơn thư và giải quyết công việccủa dânphải niêm yết công khai các quy định, thủ tục giải quyết từng loại côngviệc Nếu cóquy định về phí, lệ phí thì cũng phải được niêm yết công khai”

(Nghị quyết của Chính phủ số 38-CP ngày 04-05-1994).- Nguyên tắc các bên tham gia thủ tục hành chính phải bình đẳng trướcpháp luật

Đây là yêu cầu đối với các cơ quan nhà nước phải quan tâm đến quyền vàlợiích hợp pháp của công dân, tổ chức khi đề nghị của họ có đủ điều kiện doluật định vàphải ra lệnh đối với các bên hữu quan để đảm bảo quyền, lợi íchhợp pháp của các bêntham gia được thực hiện đầy đủ:

“Người yêu cầu giải quyết công việc có quyền khiếu nại, tố cáo với thủtrưởngphụ trách trực tiếp, với thủ trưởng cơ quan cấp trên hoặc kiện trước tòaán những việclàm sai trái, gây phiền hà của công chức nhà nước như khôngđúng thủ tục, có thái độcửa quyền, sách nhiễu khi giải quyết công việc Ngườiđứng đầu tổ chức được giaonhiệm vụ giải quyết công việc và cá nhân côngchức trực tiếp giải quyết công việc nếu

vi phạm đều bị xử lý kỷ luật kịp thời,nghiêm minh” (Nghị quyết của Chính phủ số38-CP ngày 04-05-1994).

- Nguyên tắc đơn giản, tiết kiệm

Trang 28

Thủ tục hành chính được thực hiện đơn giản, tiết kiệm Trước hết, các thủtụchành chính cần giảm bớt các cấp, các cửa, các giai đoạn, tăng quyền đồngthời vớitrách nhiệm của các cơ quan thực hiện thủ tục Theo đó giảm bớt mứctối thiểu vàtrong nhiều thủ tục bỏ hẳn các loại phí, lệ phí đối với công dân và tổchức Theonguyên tắc này, việc thực hiện thủ tục hành chính sẽ đáp ứng nhanhchóng yêu cầucủa nhân dân, song cũng phải tăng cường hiệu quả quản lý Nhànước.

2 Liên hệ thực tiễn:

Thủ tục hành chính NN là cầu nối giữa cơ quan HCNN, người có thẩm quyềnvới công dân và tổ chức để thực hiện, giải quyết các công việc có liên quan Vì vậyviệc xây dựng vả thực hiện nghiêm chỉnh các thủ tục HCNN là một nhiệm vụ quantrọng trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay Để xâydựng và thực hiện các thủ tục HCNN cần tuân thủ các nguyên tắc để đảm bảo mỗi thủtục hành chính NN được ban hành và triển khai thực hiện nó thể hiện được tinh thầncải cách hành chinhsNN nói chung và cải cách thủ tục HCNN nói riêng một cáchnhanh gọn, thuận tiện và đúng pháp luật

Trong thời gian qua, quán triệt tinh thần cải cách thủ tục HCNN của Chính phủ,tạo điều kiện thuận lợi cho công dân và doanh nghiệp, các thủ tục hành chính ngàycàng được xây dựng bảo đảm tuân thủ nghiêm túc từ các nguyên tắc trong quá trìnhxây dựng, đó là tuân thủ pháp luật; phù hợp với thực tế khách quan; đơn giản, dễhiểu, thực hiện thuận lợi; nguyên tắc có tính hệ thống Đồng thời khi triển khai thựchiện trong đời sống thực tiễn luôn đảm bảo các nguyên tắc như nguyên tắc thẩmquyền, chính xác, khách quan, công minh, công khai hóa thủ tục HCNN; bình đẳngtrước pháp luật; đơn giản, tiết kiệm

Để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các thủ tục hành chính NN, thì các thủ tụcHCNN phải được xây dựng phù hợp, thuận lợi cho công dân và doanh nghiệp và cảcác cơ quanHCNN.Điều đó cũng là nhân tố quyết định đến hiệu lực, hiệu quả trongquá trình thực hiện thủ tục hành chính.Ngược lại, thông qua việc thực hiện thủ tụcHCNN cũng đánh giá được quá trình xây dựng các thủ tục hành chính của các cơquan có thẩm quyền có tuân thủ đúng các nguyên tắc hay không

Thực tiễn cho thấy, trong thời gian qua quá trình xây dựng thủ tục hành chínhnhà nước đã tạo ra cho nền hành chính nhà nước một hệ thống các thủ tục hànhchính đáp ứng được yêu cầu trong quản lý hành chính NN Đồng thời, sự tín nhiệmcủa nhân dân và tổ chức đối với quá trình thực hiện các thủ tục HCNN ngày càngtăng lên Điều đó cho thấy quá trình xaayduwngj các thủ tục HC đã quan tâm đếnviệc thuận lợi, tính thực tế trong quá trình thực hiện Đó chính là những dấu hiệu tíchcực trong mối quan hệ giữa việc xây dựng và thực hiện các thủ tục hành chính

Trang 29

Tuy nhiên, trong mối quan hệ này không phải là không có hạn chế, nó được bộclộ trên một số khía cạnh sau:

Rất nhiều thủ tục hành chính được ban hành chưa thực sự khách quan, sát thựctế thâm jchis không đúng quy định của pháp luật, vì vậy trong quá trình thực hiện gặpnhiều khó khăn đối với các cơ quan và công dân, tổ chức khi giải quyết công việc

Ví dụ: ở HN có giai đoạn để cấp hộ khẩu thì phải có nhà ở HN Ngược lại muốncó nhà ở HN thì phải có hộ khẩu Đây là kiểu quy định vừa sai pháp luật, vừa khôngphù hợp và gây khó khăn cho công dân và cả những cơ quan có thẩm quyền thựchiện

Quá trình xây dựng thủ tục hành chính không thực sự bám sát thực tiễn, chưaphát huy trí tuệ của nhân dân, người nghiên cứu xây dựng thủ tục hành chính phùhợp

Việc công khai, minh bạch các thủ tục hành chính còn hình thức.Đặc biệt, có quá nhiều các thủ tục hành chính vì vậy người dân và tổ chứckhông thể làm chủ hết các thủ tục hành chính khi thực hiện công việc có liên quan

Quá trình thực hiện các thủ tục HC khi phát sinh những hạn chế, phức tạpnhưng công tác phản ánh đối với các cơ quan có thẩm quyền ban hành không kịpthời Điều naỳ xuất phát từ việc cơ quan ban hành thủ tục thường là các bộ, ngành.Còn cơ quan thực hiện lại là chính quyền các cấp Việc sửa đổi một loại thủ tục hànhchính lại quá phức tạp, rườm rà, vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi từ thựctiễn

Xây dựng cơ chế phản ứng nhanh để thay đổi những thủ tục hành chính cònphức tạp, gây phiền hà cho nhân dân, tổ chức

Tiến hành cắt bỏ những thủ tục hành chính chưa hợp lý để đảm bảo nguyên tắctrong xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính

Câu 8 Nội dung cải cách thủ tục hành chính

1 Mối quan hệ với cải cách hành chính nhà nước

Trang 30

Mục tiêu tổng quát đặt ra trong cải cách hành chính nhà nước đến năm2020 là

“Xây dựng được một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyênnghiệp, hiện đạihóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của nềnkinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa và phục vụ người dân, doanhnghiệp và xã hội".

Cải cách hành chính là thuật ngữ được sử dụng để chỉ “quá trình cải biếncó kếhoạch cụ thể để đạt mục tiêu hoàn thiện một hay một số nội dung của nềnhành chínhnhà nước (như thể chế, cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành, chuẩn hoáđội ngũ cán bộ,công chức…) nhằm xây dựng nền hành chính công đáp ứng yêucầu của một nền hành

chính hiệu lực, hiệu quả và hiện đại” {VNCKHHC(2009), Thuật ngữ hành chính,

NXB}

Cải cách thủ tục hành chính là một quá trình nhằm khắc phục những hạnchếcủa hệ thống thủ tục hiện hành theo hướng đơn giản hóa, minh bạch hóa,công khaihóa, tạo ra sự chuyển biến căn bản trong quan hệ giải quyết công việcgiữa các cơ

quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân.

Cải cách thủ tục hành chính là điều kiện cần thiết để tăng cường, củng cốmốiquan hệ giữa nhà nước và nhân dân, tăng cường sự tham gia quản lý nhànước củanhân dân Cải cách thủ tục hành chính được coi là khâu đột phá trongcải cách nềnhành chính nhà nước, nghĩa là để tạo sự chuyển biến của toàn bộ hệthống nền hànhchính quốc gia Trong đó, cải cách thủ tục hành chính sẽ thúcđẩy toàn bộ hệ thốnghành chính phát triển

Cải cách thủ tục hành chính là một đòi hỏi tất yếu của thực tiễn kháchquantrong công cuộc đổi mới Với vai trò ý nghĩa vô cùng quan trọng đó, Đảngvà Nhànước ta đã xác định đây là trọng tâm của công cuộc cải cách nền hànhchính quốc gia

2 Nội dung cải cách thủ tục hành chính nhà nước

Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều biện pháp cụ thể để đẩy nhanh tiếntrìnhcải cách thủ tục hành chính như: thành lập Tổ liên ngành giải quyết vướngmắc chodoanh nghiệp; quy định việc tiếp nhận, xử lý các vướng mắc của cánhân, tổ chức vềthủ tục hành chính; áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liênthông, áp dụng hệ thốngquản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO9001:2000; đẩy mạnh tin học hóa mộtsố dịch vụ hành chính công Hiện nay,nhìn tổng thể nền hành chính, đã có nhữngchuyển biến tích cực, từng bước tạothuận lợi cho người dân và doanh nghiệp gópphần thúc đẩy kinh tế - xã hội pháttriển

Tuy nhiên, vẫn còn những thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, thiếucôngkhai, minh bạch và còn là rào cản đối với sản xuất, kinh doanh, tạo kẻ hởcho nhũngnhiễu, tiêu cực

Trang 31

Để công cuộc cải cách hành chính đạt hiệu quả cần thực hiện có hiệu quảcácmục tiêu được đề ra trong Chương trình cải cách tổng thể nền hành chínhnhà nước từ2011 - 2020 Cụ thể là:

- Cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnhvựcquản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanhnghiệp;

- Trong giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện cải cách thủ tục hành chính đểtiếp tụccải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã hộivà nâng caonăng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tếcủa đất nước pháttriển nhanh, bền vững Một số lĩnh vực trọng tâm cần tậptrung là: Đầu tư; đất đai; xâydựng; sở hữu nhà ở; thuế; hải quan; xuất khẩu,nhập khẩu; y tế; giáo dục; lao động;bảo hiểm; khoa học, công nghệ và một sốlĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủquyết định theo yêu cầu cải cách trongtừng giai đoạn;

- Cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước,cácngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước;

- Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quyđịnhcủa pháp luật;

- Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thứcthiếtthực và thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chứcphải bỏra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước;duy trì và cậpnhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;

- Đặt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựngthểchế, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tăng cường đối thoại giữa Nhà nướcvới doanhnghiệp và nhân dân; mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của các tổchức và chuyên giatư vấn độc lập trong việc xây dựng thể chế, chuẩn mực quốcgia về thủ tục hànhchính; giảm mạnh các thủ tục hành chính hiện hành; côngkhai các chuẩn mực, cácquy định hành chính để nhân dân giám sát việc thựchiện;

- Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về cácquy địnhhành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chínhvà giám sátviệc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhànước các cấp

Những định hướng đó, có thể cụ thể hóa bới các nhiệm vụ cụ thể:- Tiếp tục rà soát đơn giản hóa thủ tục hành chính để loại bỏ thủ tục phứctạp,gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp;

- Thực hiện có hiệu quả những quy định về kiểm soát thủ tục hành chính;- Thực hiện công khai thủ tục hành chính;

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan hành chính:

Trang 32

- Xây dựng, triển khai kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạtđộng cơquan hành chính nhà nước;

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình xử lý công việc;- Công khai dịch vụ hành chính công trên mạng;

- Thống nhất biểu mẫu giao dịch điện tử;- Từng bước cung cấp các dịch vụ hành chính công trên mạng.Những việc làm trên nhằm đạt mục tiêu: xóa bỏ về cơ bản các thủ tụchànhchính mang tính quan liêu, rườm rà, gây phiền hà cho doanh nghiệp vànhân dân;hoàn thiện các thủ tục hành chính mới theo hướng công khai, đơn giảnvà thuận tiệncho đối tượng phụ vụ

Thực tế cho thấy, cải cách thủ tục hành chính vừa có liên quan đến nhiềumặtphải giải quyết đồng bộ, vừa là công việc thực tế phức tạp, đụng chạm tớilợi ích cụcbộ, cá nhân Đây không chỉ là công việc của hệ thống hành chính nhànước, mà phảicó sự lãnh đạo của Đảng; phải có vai trò tích cực, gương mẫu củacán bộ, đảng viêntrong các cơ quan hành chính; phải có sự tham gia tích cựccủa nhân dân Thực tế đòihỏi phải bổ sung thủ tục, tổ chức tốt thực hiện thủ tục,cũng như kiểm tra các cơ quan,công chức chấp hành thủ tục và quy chế công vụmột cách thường xuyên, nghiêm túcthì thủ tục hành chính mới có thể phát huyđược tác dụng của mình

Câu 9 Khái niệm cải cách hành chính NN? Vai trò và mục đích CCHCNN?

1 Khái niệm

Cải cách: là những thay đổi có tính hệ thống và có mục đích nhằm làm cho

một hệ thống hoạt động tốt hơn

- Cải cách hành chính được hiểu là những thay đổi có tính hệthống, lâu dài và

có mục đích nhằm làm cho hệ thống hành chính nhà nước hoạtđộng tốt hơn, thựchiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội củamình Như vậy, cải cáchhành chính nhằm thay đổi và làm hợp lý hóa bộ máyhành chính, với mục đích tăngcường tính hiệu lực và hiệu quả quản lý nhànước

- Cải cách hành chính nhà nước là một trong những nội dung quan trọngcủa

khoa học hành chính, có ý nghĩa không chỉ về mặt lý luận mà còn mang tínhthực tiễncao Mọi hoạt động cải cách hành chính nhà nước đều hướng tới việcnâng cao hiệulực và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhằm đáp ứngcác yêu cầu quản lýcụ thể của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn phát triển

Vì bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận không tách rời của bộmáy nhà

Trang 33

chức và hoạt động của nó chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của yếu tốchính trị, mức độ pháttriển kinh tế-xã hội, cũng như các yếu tố mang tính chấtđặc trưng khác của mỗi quốcgia như truyền thống văn hoá, lịch sử, Cải cáchhành chính nhà nước ở các nướckhác nhau, vì vậy, cũng mang những sắc tháiriêng, được tiến hành trên những cấp độkhác nhau, với những nội dung khácnhau

Ở Việt Nam, có thể xem cải cách hành chính nhà nước là một bộ phậnquantrọng của công cuộc đổi mới, là trọng tâm của tiến trình xây dựng và hoànthiện Nhànước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm các thay đổi cóchủ đích và lâudài nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máyhành chính nhà nướcđể đáp ứng những đòi hỏi của tiến trình đổi mới

2 Vai trò và mục đích của cải cách hành chính nhà nước

Hoạt động hành chính nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảođảm trậttự của xã hội, duy trì sự phát triển xã hội theo định hướng của nhànước, qua đó hiệnthực hóa mục tiêu chính trị của đảng cầm quyền đại diện cholợi ích của giai cấp cầmquyền trong xã hội Chính vì vậy, nâng cao chất lượnghoạt động của bộ máy hànhchính nhà nước là yêu cầu và mong muốn của mọiquốc gia Cải cách hành chính nhànước, xét cho cùng, không có mục đích tựthân mà nhằm tăng cường hiệu lực và hiệuquả quản lý của bộ máy hành chínhnhà nước trong quá trình quản lý các mặt của đờisống xã hội, trước hết là quảnlý, định hướng và điều tiết sự phát triển kinh tế - xã hộivà duy trì trật tự của xãhội theo mong muốn của Nhà nước

Công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước khởi xướng và lãnh đạo ở nướctagần 30 năm qua đã tạo nên những thay đổi vượt bậc trong đời sống kinh tế -xã hộicủa đất nước Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp đãtừng bướcvững chắc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.Đời sống của nhândân không ngừng được cải thiện, duy trì được định hướngphát triển xã hội chủ nghĩa.Những thành công kể trên có nhiều nguyên nhân,trong đó có một nguyên nhân rấtquan trọng là trong toàn bộ tiến trình đổi mớiđất nước từ năm 1986 cho đến nay,Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến cảicách nền hành chính nhà nước Cải cáchhành chính nhà nước đã trở thành mộttrong những đòi hỏi khách quan của sự pháttriển và đổi mới Khẳng định tầmquan trọng của cải cách hành chính nhà nước với tưcách là một bộ phận khôngtách rời và quyết định thành công của đổi mới, Đảng vàNhà nước ta đã xácđịnh: cải cách hành chính là nội dung trọng tâm của công cuộc đổimới và cảicách nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa

Trang 34

Câu 10 Tại sao cải cách HCNN ở nước ta được Đảng và Nhà nước ta xác định làtrọng tâm của cải cách nhà nước theo hướng pháp quyền XHCN ( Hoặc câu hỏidưới dạng ‘Sự cần thiết phải cải cách HCNN ở Việt Nam”

Cải cách hành chính nhà nước là một bộ phậnquan trọng của công cuộc đổimới, là trọng tâm của tiến trình xây dựng và hoànthiện Nhà nước Cộng hòa Xã hộichủ nghĩa Việt Nam, bao gồm các thay đổi cóchủ đích và lâu dài nhằm nâng cao hiệulực và hiệu quả hoạt động của bộ máyhành chính nhà nước để đáp ứng những đòi hỏicủa tiến trình đổi mới

Sự cần thiết phải cải cách hành chính ở Việt Nam

Cải cách hành chính ở nước ta hiện nay diễn ra trong khuôn khổ của cảicáchnhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, làtiền đề quantrọng để thực hiện thành công quá trình đổi mới dưới sự lãnh đạocủa Đảng Nhữngnguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc đẩy mạnh cải cách hànhchính ở nước ta hiện naylà:

- Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tếthịtrường định hướng XHCN

Cải cách hành chính hướng tới việc nâng cao khả năng hoạt động của bộmáyhành chính để giúp cho quá trình quản lý xã hội của Nhà nước được tốthơn, trước hếtlà quản lý nền kinh tế, định hướng cho nền kinh tế phát triển theođúng định hướngcủa Nhà nước Mỗi nền kinh tế cần phải được quản lý theocách thức riêng Quản lýnhà nước đối với kinh tế là để cho nền kinh tế pháttriển ổn định, theo đúng địnhhướng, khắc phục và giảm thiểu những nhượcđiểm của cơ chế thị trường

Sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thịtrường,công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ mới đòi hỏi Nhànước, mà trựctiếp là nền hành chính phải hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệulực pháp lý theo cơchế mới để đảm bảo cho đất nước phát triển nhanh và bềnvững theo định hướng xãhội chủ nghĩa Đặc biệt phải điều chỉnh chức năng,nhiệm vụ của các cơ quan hànhchính trong việc thực hiện chức năng quản lí nhànước

- Những bất cập còn tồn tại của nền hành chính

Nền hành chính nhà nước ở nước ta trong quá trình đổi mới vẫn còn tồntạinhiều biểu hiện tiêu cực, chưa đáp ứng được những yêu cầu của cơ chế quảnlý mớicũng nhu cầu của nhân dân trong điều kiện mới, hiệu lực, hiệu quả quảnlý chưa cao,thể hiện trên các mặt:

+ Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ máy hành chính trongnềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được xác định thật rõvà phù hợp;

Trang 35

+ Hệ thống thể chế hành chính chưa đồng bộ, còn chồng chéo và thiếuthốngnhất; thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp; trật tự,kỷ cươngchưa nghiêm;

+ Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc; phương thức quản lýhànhchính vừa tập trung quan liêu lại vừa phân tán, chưa thông suốt; chưa cónhững cơchế, chính sách tài chính thích hợp với hoạt động của các cơ quanhành chính, đơn vịsự nghiệp, tổ chức làm dịch vụ công;

+ Đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều điểm yếu về phẩm chất, tinh thầntráchnhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính; phong cách làm việcchậm đổimới; tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân còn diễn ra trongmột bộ phận cánbộ, công chức;

+ Bộ máy hành chính ở các địa phương và cơ sở chưa thực sự gắn bó vớidân,không nắm chắc được những vấn đề nổi cộm trên địa bàn, lúng túng, bịđộng khi xử lýcác tình huống phức tạp

+ Chế độ quản lí tài chính không phù hợp với cơ chế thị trường Việc sửdụngvà quản lí nguồn tài chính công chưa chặt chẽ, lãng phí và kém hiệu quả

- Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế

Toàn cầu hoá là một quá trình khách quan có ảnh hưởng sâu rộng đến tấtcả cácquốc gia Quá trình này khiến cho các quốc gia trên toàn thế giới trở nêngần nhauhơn, quan hệ với nhau chặt chẽ hơn và sự thẩm thấu, phụ thuộc vàonhau cũng nhiềuhơn Các quốc gia đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũngphải đối mặt với nhiềuthách thức mới ở tầm quốc tế

Hội nhập quốc tế là một đòi hỏi đối với các quốc gia để có thể tận dụngđược cơhội, đồng thời hạn chế những thách thức trong toàn cầu hoá để có thểphát triển Bộmáy hành chính của các quốc gia phải vận động nhanh nhạy hơnđể tăng cường khảnăng cạnh tranh của quốc gia trong quá trình hội nhập vàphân công lao động mangtính toàn cầu Điều đó đòi hỏi thể chế hành chính vàđội ngũ cán bộ phải thích ứng vớipháp luật và thông lệ quốc tế, đồng thời giữvững độc lập, tự chủ, bảo vệ lợi ích quốcgia

- Sự phát triển của khoa học-công nghệ

Những ảnh hưởng của cách mạng kỹ thuật – công nghệ có ảnh hưởng tớimọimặt của đời sống xã hôi, trong đó có hoạt động quản lý Những biến đổi nàyđặt ratrước nền hành chính truyền thống những thách thức mới Điều đó đòi hỏiphải cảicách nền hành chính, sắp xếp lại bộ máy, đổi mới phương pháp quản línhân sự đểtheo kịp những tiến bộ chung của thế giới

Trang 36

- Đòi hỏi của công dân và xã hội đối với Nhà nước ngày càng cao

Công cuộc đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu, nâng cao mức sống vànhậnthức của người dân Trong bối cảnh đó, đòi hỏi của người dân đối với cáchoạt độngcủa nhà nước ngày càng cao hơn Nhân dân đòi hỏi và mong muốnđược thực hiệnquyền làm chủ hợp pháp một cách đầy đủ, được yên ổn sinhsống, làm ăn trong môitrường an ninh, trật tự và dân chủ, không bị phiền hà,sách nhiễu, được đảm bảo cungcấp các dịch vụ công một cách đầy đủ và có chấtlượng Điều đó đòi hỏi nhà nướcphải phát huy dân chủ, thu hút sự tham gia củangười dân vào quản lí nhà nước vàphải công khai, minh bạch trong các hoạtđộng của mình

Câu 11 Nội dung cải cách hành chính nhà nước ở nước ta trong giai đoạn hiệnnay (giai đoạn 2011-2020) Liên hệ ở cơ quan.

Cải cách hành chính nhà nước là một bộ phậnquan trọng của công cuộc đổimới, là trọng tâm của tiến trình xây dựng và hoànthiện Nhà nước Cộng hòa Xã hộichủ nghĩa Việt Nam, bao gồm các thay đổi cóchủ đích và lâu dài nhằm nâng cao hiệulực và hiệu quả hoạt động của bộ máyhành chính nhà nước để đáp ứng những đòi hỏicủa tiến trình đổi mới

Đánh giá thực tiễn cải cách hành chính nhà nước những năm qua, tronggiaiđoạn 2011-2020 Chính phủ xác định những nội dung cơ bản của cải cáchhành chínhsẽ tập trung vào 6 nội dung chủ yếu là:

1 Cải cách thể chế hành chính nhà nước

Cải cách thể chế hành chính nhà nước nhằm tạo ra hệ thống hành langpháp lýcho hoạt động hành chính nhà nước đầy đủ, chính xác, rõ ràng Nhữngnhiệm vụ chủyếu của cải cách thể chế hành chính nhà nước bao gồm:

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở Hiến pháp năm 1992đượcsửa đổi, bổ sung;

- Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, trước hếtlà quytrình xây dựng, ban hành luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tưvà văn bảnquy phạm pháp luật của chính quyền địa phương nhằm bảo đảm tínhhợp hiến, hợppháp, tính đồng bộ, cụ thể và khả thi của các văn bản quy phạmpháp luật;

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách,trướchết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sựcông bằngtrong phân phối thành quả của đổi mới, của phát triển kinh tế - xãhội;

- Hoàn thiện thể chế về sở hữu, trong đó khẳng định rõ sự tồn tại kháchquan,lâu dài của các hình thức sở hữu, trước hết là sở hữu nhà nước, sở hữu tậpthể, sở hữutư nhân, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữukhác nhau trong

Trang 37

nền kinh tế; sửa đổi đồng bộ thể chế hiện hành về sở hữu đấtđai, phân định rõ quyềnsở hữu đất và quyền sử dụng đất, bảo đảm quyền củangười sử dụng đất;

- Tiếp tục đổi mới thể chế về doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là xácđịnhrõ vai trò quản lý của Nhà nước với vai trò chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhànước; táchchức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước với chức năng quảntrị kinh doanhcủa doanh nghiệp nhà nước; hoàn thiện thể chế về tổ chức và kinhdoanh vốn nhànước;

- Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về xã hội hóa theo hướngquyđịnh rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo đời sống vật chất vàtinh thầncủa nhân dân; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung ứngcác dịch vụtrong môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh;

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế về tổ chức và hoạtđộng củacác cơ quan hành chính nhà nước; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cácvăn bản quyphạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chính phủ, Hội đồngnhân dân và Ủy bannhân dân các cấp;

- Xây dựng, hoàn thiện quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa Nhànướcvà nhân dân, trọng tâm là bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhândân, lấy ýkiến của nhân dân trước khi quyết định các chủ trương, chính sáchquan trọng và vềquyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quanhành chính nhà nước

2 Cải cách thủ tục hành chính

Cải cách thủ tục hành chính nhằm giải quyết mối quan hệ giữa các cơquan nhànước với nhau và cơ quan nhà nước với công dân và tổ chức trong xãhội theo hướngđơn giản, gọn nhẹ và công khai, minh bạch Những nhiệm vụ cụthể đặt ra trong cảicách thủ tục hành chính giai đoạn 2011-2020 bao gồm:

- Cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnhvựcquản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanhnghiệp;

- Trong giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện cải cách thủ tục hành chính đểtiếp tụccải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã hộivà nâng caonăng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tếcủa đất nước pháttriển nhanh, bền vững Một số lĩnh vực trọng tâm cần tậptrung là: Đầu tư; đất đai; xâydựng; sở hữu nhà ở; thuế; hải quan; xuất khẩu,nhập khẩu; y tế; giáo dục; lao động;bảo hiểm; khoa học, công nghệ và một sốlĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủquyết định theo yêu cầu cải cách trongtừng giai đoạn;

- Cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước,cácngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước;

Trang 38

- Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quyđịnhcủa pháp luật;

- Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thứcthiếtthực và thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổchức phải bỏra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhànước; duy trì và cậpnhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;

- Đặt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựngthểchế, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tăng cường đối thoại giữa Nhà nướcvới doanhnghiệp và nhân dân; mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của các tổchức và chuyên giatư vấn độc lập trong việc xây dựng thể chế, chuẩn mực quốcgia về thủ tục hànhchính; giảm mạnh các thủ tục hành chính hiện hành; côngkhai các chuẩn mực, cácquy định hành chính để nhân dân giám sát việc thựchiện;

- Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quyđịnhhành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính vàgiám sátviệc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nướccác cấp

3 Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

Lĩnh vực cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước hướng tới xâydựngmột bộ máy hành chính đơn giản, gọn nhẹ, vận hành thông suốt từ trungương tới cơsở với chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan hành chính nhà nướcvà các cấp hànhchính không chồng chéo, trùng lắp Những nhiệm vụ cụ thể đặtra trong lĩnh vực nàybao gồm:

- Tiến hành tổng rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấutổchức và biên chế hiện có của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ, Ủyban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dâncấp tỉnh, cấphuyện, các cơ quan, tổ chức khác thuộc bộ máy hành chính nhànước ở trung ương vàđịa để trên cơ sở đó điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức, sắp xếplại các cơ quan, đơn vị nhằm khắc phục tình trạngchồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lắpvề chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; chuyểngiao những công việc mà cơ quan hànhchính nhà nước không nên làm hoặc làmhiệu quả thấp cho xã hội, các tổ chức xã hội,tổ chức phi chính phủ đảm nhận;

- Tổng kết, đánh giá mô hình tổ chức và chất lượng hoạt động của chínhquyềnđịa phương nhằm xác lập mô hình tổ chức phù hợp, bảo đảm phân địnhđúng chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn, sát thực tế, hiệu lực, hiệu quả; xây dựngmô hình chínhquyền đô thị và chính quyền nông thôn phù hợp

- Hoàn thiện cơ chế phân cấp, bảo đảm quản lý thống nhất về tài

Trang 39

giámsát, kiểm tra, thanh tra; đồng thời, đề cao vai trò chủ động, tinh thần tráchnhiệm,nâng cao năng lực của từng cấp, từng ngành;

- Tiếp tục đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhànước;thực hiện thống nhất và nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa,một cửa liênthông tập trung tại bộ phận tiếp nhận, trả kết quả thuộc Văn phòngHội đồng nhân dânvà Ủy ban nhân dân cấp huyện; bảo đảm sự hài lòng của cánhân, tổ chức đối với sựphục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt mức trên80% vào năm 2020;

- Cải cách và triển khai trên diện rộng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệmcủacác đơn vị sự nghiệp dịch vụ công; chất lượng dịch vụ công từng bước đượcnâng cao,nhất là trong các lĩnh vực giáo dục, y tế; bảo đảm sự hài lòng của cánhân đối với dịchvụ do đơn vị sựnghiệp công cung cấp trong các lĩnh vực giáodục, y tế đạt mức trên80% vào năm 2020

4 Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,viên chức

Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính là yếu tố cơ bản,quyếtđịnh tới hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhànước nóiriêng và cả bộ máy hành chính nhà nước nói riêng Do đó, đây là mộttrong những nộidung được chú trọng nhất trong tiến trình cải cách hành chính ởnước ta Nhữngnhiệm vụ chủ yếu đặt ra trong giai đoạn 2011-2020 trong lĩnhvực này bao gồm:

- Phấn đấu đến năm 2020, đội ngũ cán bộ,công chức, viên chức có sốlượng, cơcấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhândân và phục vụ sựnghiệp phát triển của đất nước;

- Xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạođứctốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụyphục vụ nhândân thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, có hiệuquả;

- Hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật về chức danh, tiêu chuẩnnghiệpvụ của cán bộ,công chức, viên chức, kể cả cán bộ, công chức lãnh đạo,quản lý;

- Xây dựng cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức hợp lý gắn với vị trí việclàm;- Hoàn thiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân côngnhiệm vụphù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của công chức, viên chứctrúng tuyển; thựchiện chế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh; thituyển cạnh tranh để bổnhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý từ cấp vụ trưởngvà tương đương (ở trungương), giám đốc sở và tương đương (ở địa phương) trởxuống;

- Hoàn thiện quy định của pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức, viênchứctrên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; thực hiện cơ chế loại bỏ,bãi miễnnhững người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tínvới nhân dân;

Trang 40

quy định rõ nhiệm vụ,quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chứctương ứng vớitrách nhiệm và có chếtài nghiêm đối với hành vi vi phạm phápluật, vi phạm kỷ luật,vi phạm đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viênchức;

- Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,viênchức; thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức: Hướng dẫn tậpsự trongthời gian tập sự; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, viênchức; đào tạo, bồidưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡngbắt buộc kiến thức, kỹnăng tối thiểu trước khi bổ nhiệm và bồi dưỡng hàngnăm;

- Tập trung nguồn lực ưu tiên cho cải cách chính sách tiền lương, chế độbảohiểm xã hội và ưu đãi người có công;đến năm 2020, tiền lương của cán bộ,công chức,viên chức được cải cách cơ bản, bảo đảm được cuộc sống của cánbộ, công chức, viênchức và gia đình ở mức trung bình khá trong xã hội

- Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụcủacán bộ, công chức, viên chức

5 Cải cách tài chính công

Cải cách tài chính công trong tổng thể cải cách hành chính có ý nghĩaquantrọng Thực tiễn cho thấy các giải pháp ở các lĩnh vực khác chi có thể đượcthực hiệntốt nếu gắn liền với một cơ chế tài chính minh bạch và hiệu quả

Những nhiệm vụ chính đặt ra đối với cải cách tài chính công giai đoạn 2020 bao gồm:

2011 Động viên hợp lý, phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực chopháttriển kinh tế - xã hội; tiếp tục hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế, cácchính sáchvề thu nhập, tiền lương, tiền công; thực hiện cân đối ngân sách tíchcực, bảo đảm tỷ lệtích lũy hợp lý cho đầu tư phát triển; dành nguồn lực cho conngười, nhất là cải cáchchính sách tiền lương và an sinh xã hội; phấn đấu giảmdần bội chi ngân sách;

- Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối vớidoanh nghiệp nhànước,nhất là các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty; quản lý chặt chẽ việc vayvà trả nợnước ngoài; giữ mức nợ Chính phủ, nợ quốc gia và nợ công trong giớihạn an toàn;

- Đổi mới căn bản cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước và cơ chế xây dựng,triểnkhai các nhiệm vụ khoa học, công nghệ theo hướng lấy mục tiêu và hiệuquả ứngdụng là tiêu chuẩn hàng đầu; chuyển các đơn vị sự nghiệp khoa học,công nghệ sangcơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; phát triển các doanh nghiệpkhoa học, công nghệ,các quỹ đổi mới công nghệ và quỹ đầu tư mạo hiểm; xâydựng đồng bộ chính sáchđào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhântài khoa học và công nghệ;

Ngày đăng: 21/10/2018, 22:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w