Cuộc tranh luận chính của triết học kinh viện xoay quanh vấn đề những khái niệm phổ biến chính là vấn đề cái phổ biến và cái đơn nhất.Triết học kinh viện phủ nhận quy nạp, coi trọng diễn
Trang 1CHUYÊN ĐỀ 1: KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC VÀ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
1 Khái luận về triết học
1.1 Triết học và đối tượng của triết học
a Khái niệm Triết học
Triết học ra đời khoảng thế kỷ VIII-VI trước Công nguyên, theo tiếng Hy Lạp cổ, triết họcđược ghép từ 2 từ “philos - tình yêu” và “sophia - sự thông thái” Theo nghĩa đen, triết học là tìnhyêu đối với sự thông thái.Người Trung Quốc hiểu triết học là sự hiểu biết sâu sắc Người Ấn Độ hiểu triết học (Dar’sana) là con đường suy ngẫm để đưa con người đến lẽ phải Ngày nay triết họcđược hiểu là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy
Triết học ra đời phải có 2 điều kiện, một là điều kiện xã hội, tức là lao động xã hội có sự phát triển, có sự phân công lao động xã hội, tách lao động trí óc khỏi lao động chân tay Khi có đội ngũ lao động trí óc thì mới có điều kiện cho các nhà triết học ra đời Hai là điều kiện về nhận thức, tức là tư duy của con người phải đạt đến một trình độ khái quát hoá, trừu tượng hoá nhất định.Nói khác đi, triết học ra đời từ thực tiễn; nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội
b Đối tượng của triết học
Trong quá trình phát triển của mình, đối tượng triết học thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử.Thời kỳ Hy Lạp cổ đại, triết học bao hàm trong nó tri thức về tất cả các lĩnh vực.Khi ấy, các khoa học chưa phân ngành rõ rệt.Vì vậy, đã có quan niệm sai lầm cho rằng, triết học là khoa học của các khoa học
Thời kỳ trung cổ là thời kỳ thống trị của giáo hội Ki tô giáo triết học khi ấy có nhiệm vụ chứng minh cho sự tồn tại của chúa trời, của thượng đế.Nói khác đi, triết học là “bộ môn” của thần học.Triết học thời kỳ này chủ yếu là triết học kinh viện
Thời kỳ phục hưng và cận đại, triết học gắn bó với khoa học tự nhiên, khoa học thực nghiệm Đỉnh cao của nó là chủ nghĩa duy vật ở Anh, Pháp, Hà Lan Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này nhìn chung có tính siêu hình, máy móc và không triết để Đêcáctơ coi triết học là methaphisica (siêu hình học) với nghĩa là nền tảng thế giới quan của con người
Triết học cổ điển Đức lại có tham vọng coi triết học là khoa học của các khoa học.Điển hình cho tham vọng này là triết học của Hêghen
Sự ra đời của triết học Mác đánh dấu sự đoạn tuyệt với quan niệm triết học là khoa học của các khoa học và tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức cũng như những quy lụâtchung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy
1.2 Vấn đề cơ bản của triết học
Theo Ăngghen, vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại Vấn đề này được gọi là vấn đề cơ bản của triết học bởi hai lẽ: thứ nhất, nó nảy sinh cùng với sự ra đời của triết học và tồn tại trong tất cả các trường phái triết học cho tới tận ngày nay; thứ hai, giải quyết vấn đề này là cơ sở để giải quyết tất cả các vấn đề triết học khác còn lại và là tiêu chuẩn để xác định lập trường, thế giới quan của các nhà triết học cũng như các học thuyết của họ
Trang 2Vấn đề cơ bản này có hai mặt.Mặt thứ nhất trả lời cho câu hỏi giữa vật chất và ý thức (tồn tại
và tư duy), cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?Mặt thứ hai trả lời cho câuhỏi: con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? (ý thức có thể phản ánh được vậtchất hay không?)
2 Sự khác nhau cơ bản giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây
Có thể nói, các trào lưu triết học Phương Đông cũng như phương Tây đều tập trung xoay quanh trả lời câu hỏi : Thế giới bắt đầu từ đâu, thế giới sẽ đi đến đâu? Bản chất của thế giới là gì?Điều này cho thấy các nhà triết học đều mong muốn vượt qua ảnh hưởng của thế giới quan thần thoại để giải đáp những gì diễn ra xung quanh và tác động lên đời sống con người, tuy nhiên không phải vì bản thân tự nhiên mà vì chính con người, vì khẳng định vị trí con người trong thế giới
Khi lý giải về khả năng nhận thức của con người , các nhà triết học không chỉ xem con người như là một bộ phận của vũ trụ mà con người còn luôn chứng tỏ sự hiện hữu vượt trội của mình nhờ có năng lực nhận thức Nhìn chung, do điều kiện hạn chế của lịch sử, những biến đổi nhanh chóng trong đời sống xã hội cũng như bế tắc trong nhận thức đã đẩy các nhà triết học phương Đông và phương Tây cổ đại ít nhiều lại gần hơn với những quan niệm duy tâm thần bí, coi thế giới thần linh như một điểm tựa cuối cùng….Đó là nét giống nhau cơ bản giữa triết học phương Đông và triết học Phương Tây cổ đại Tuy vậy, sự khác biệt giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây là hết sức sâu sắc
Phương pháp tiếp cận của triết học
Triết học phương Tây thường đi từ thế giới quan, bản thể luận đến nhân sinh quan, nhậnthức luận, logic học, từ đó tạo nên một hệ thống tương đối hoàn chỉnh, chặt chẽ Triết họcphương Tây nhìn chung có xu hướng đi từ thực thể ban đầu tạo nên thế giới như nước, lửa, khôngkhí, nguyên tử … Trong khi đó triết học phương Đông các nhà tư tưởng lớn lại đi từ nhân sinhquan đến thế giới quan Việc đề cập tới giới tự nhiên xét đến cùng cũng là nhằm để lý giải về conngười và xã hội loài người
Đối tượng nghiên cứu của triết học
Triết học phương Đông nhấn mạnh sự thống nhất trong mối quan hệ giữa con người và
vũ trụ với công thức thiên địa nhân là một nguyên tắc “ thiên nhân hợp nhất” Tức là lấy conngười làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu – tính chất hướng nội, nghiên cứu thế giới cũng chỉnhằm làm rõ con người Vấn đề bản thể luận trong triết học phương Đông bị mờ nhạt Phươngđông đặt trong tâm nghiên cứu mối quan hệ người với người và đời sống tâm linh, ít quan tâmđến mặt sinh vật của con người, chỉ nghiên cứu mặt đạo đức thiện hay ác theo lập trường của giai
Trang 3cấp thống trị Cho nên nghiên cứu con người không phải là để giải phóng con người mà là để caitrị con người, không thấy quan hệ người với người trong lao đông sản xuất.
Triết học phương Tây lại nhấn mạnh: Tách con người ra khỏi vũ trụ ( thế giới khách quan), coi con người là chủ thể, còn thế giới là khách thể, con người cần nghiên cứu, chinh phục vũ trụ
- thế giới khách quan, tức là đặt trọng tâm nghiên cứu vào thế giới – mang tính chất hướng ngoại.Vấn đề con người chỉ được nghiên cứu để giải thích thế giới mà thôi Cho nên phương Tây bànđậm nét về bản thể luận của vũ trụ, ít quan tâm đến mặt xã hội của con người, để cải tạo cái tựnhiên – mặt sinh vật trong con người, chú ý giải phóng con người về mặt nhận thức, không chú ýđến nguyên nhân kinh tế xã hội , cái gốc để giải phóng con người…Sau này triết học Mác – LêNin đã khắc phục nhược điểm này của triết học phương Tây
Sự khác nhau về phương pháp nhận thức
Triết học phương Tây ngả về tư duy duy lý, phân tích mổ xẻ còn phương Đông thì ngả về dùng trực giác
Cái mạnh của phương Tây là cho khoa học, kỹ thuật và về sau là công nghệ phát triển…
và nhận thức luôn hướng đến nhận thức cái chân lý vô hạn cùng Phương Tây đi gần mãi đến chân lý qua hàng loạt những trừu tượng, khái niệm, quy luật… của toàn thể vũ trụ, liên tiếp đi từ cấp độ bản chất thấp đến mức độ bản chất cao hơn… cũng do vậy họ có xu hướng cô lập hoá , cách ly hoá, làm mất đi tính tổng thể Do vậy triết học phương Tây thường dựa trên tư duy lý tính, mang tính chất trừu tượng
Triết học phương Đông ngược lại thường dùng trực giác, tức là đi thẳng đến sự hiểu biết, vào cái sâu thẳm bản chất của sự vật, hiện tượng.Trực giác giữ được cái tổng thể mà tư duy phân tích, mổ xẻ đạt đến.Nhưng nó có tiềm tàng nhược điểm là không phổ biến rộng được.Trực giác mỗi người mỗi khác.Và không phải lúc nào trực giác cũng đúng.Thực ra 2 biện pháp kết hợp lẫn nhau, nhưng ở đây nói về thiên hướng Triết học phương Đông dựa trên tư duy cảm tính , sinh động nhưng không đi sâu, mang tính chất hình tượng
Triết học phương Tây có xu hướng tách chủ thể với khách thể để nhận thức cho khách quan còn triết học phương Đông lại cho rằng người nhận thức và đối tượng nhận thức cùng hoà hợp vào nhau (đặt cùng trong 1 hệ quy chiếu.) thì nhận thức sẽ dễ dàng
Phương tiện nhận thức của triết học phương Tây là khái niệm, mệnh đề, biểu thức lôgíc để đối tượng mô tả rõ ràng, thống nhất hơn thì trong triết học phương Đông lại là ẩn dụ, liên tưởng, hình ảnh, ngụ ngôn… để không bị lưới giả về nghĩa do khái niệm che phủ Nhưng điểm yếu của triết học phương Đông chính là sự đa nghĩa, nhập nhằng khác biệt khi qua các phân tích khác nhau
Dạng tồn tại của triết học phương Đông và phương Tây
Ở phương Đông những tư tưởng triết học ít khi tồn tại dưới dạng thuần túy mà thường đanxen với các hình thái ý thức xã hội khác Cái nọ lấy cái kia làm chỗ dựa và điều kiện để tồn tại vàphát triển cho nên ít có những triết gia với những tác phẩm triết học độc lập Có những thời kìngười ta đã lầm tưởng triết học là khoa học của các khoa học Triết học trung quốc đan xen vớichính trị luân lý Triết học Ấn Độ đan xen với tôn giáo nghệ thuật Ở phương đông thì triết họcthường ẩn dấu đằng sau các khoa học
Trang 4Còn ở phương Tây ngay từ thời kỳ đầu triết học đã là 1 môn khoa học độc lập với các mônkhoa học khác mà các môn khoa học khác lại thường ẩn dấu đằng sau triết học Thời kì trung cổ
là điển hình : Khoa học muốn tồn tại phải khoác áo tôn giáo, phải tự biến mình thành một bộ phận của giáo hội
Bước phát triển của triết học phương Đông và phương Tây
Lịch sử triết học phương Đông ít thấy những bước nhảy vọt về chất có tích vạch thời đại,
mà chỉ là sự phát triển cực bé, kế tiếp, xen kẽ Các trường phái triết học phương Đông vẫn giữ nguyên tên gọi và hình thức biểu hiện, nội dung có phát triển nhưng chỉ là sự phát triển cục bộ, thêm bớt hay đi sâu vào từng chi tiết, nhưng vẫn trên cơ sở nhân lễ chính danh, nhưng có cải biên
về một phương diện nào đó Các nhà triết học phương Đông thì chỉ giới hạn trong khuôn khổ ủng
hộ hay bỏa vệ quan điểm hay một hệ thống nào đó để hoàn thiện và phát triển hơn là vạch ra sai lầm và không đặt ra mục đích tạo ra thứ triết học mới Những nhà tư tưởng ở giai đoạn lịch sử sauthường cho mình là học trò,là kế tục sự nghiệp của những nhà sáng lập ra học thuyết giai đoạn trước
Ngược lại phương Tây : ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, bên cạnh trường phái cũ lại có những trường phái mới xuất hiện,có những trường phái còn phát huy tác dụng nhưng cũng có những trường phái đã đi vào lịch sử, đồng thời có những trường phái ra đời có tính chất vạch thời đại như cổ đại có trường phái Tales,Herales…triết học khai sáng Pháp, chủ nghĩa duy vật ở Anh, Hà Lan, triết học cổ điển Đức….Tình hình đó phản ánh tính giai đoạn có ý nghĩa nhảy vọt trong sự phát triển của lịch sử triết học phương Tây Cuộc đấu tranh giữa duy tâm và duy vật mang tính chất quyết liệt và triệt để hơn
Sự phân chia, phân loại các trường phái triết học
Ở phương Đông đan xen các trường phái, yếu đố duy vật, duy tâm, biện chứng, siêu hìnhkhông rõ nét Sự phân chia chỉ xét về đại thể, còn đi sâu vào nội dung cụ thể thường là có mặtduy tâm, có mặt duy vật, sơ kỳ là duy vật, hậu kỳ là nhị nguyên hay duy tâm
Ở phương Tây, sự phân chia các trường phái rõ nét, các hình thức tồn tại lịch sử rất rõ rangnhư duy vật chất phác thô sơ đến duy vật siêu hình, đến duy vật biện chứng Hay biện chứng sơkhai đến biện chứng duy tâm, đến biện chứng duy vật
3 Các thời kỳ phát triển chủ yếu của triết học phương Tây và đặc điểm cơ bản của chúng 3.1 Những đặc điểm cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại
Với gần một thiên niên kỷ tồn tại, triết học Hy Lạp đã để lại những dấu ấn đậm nét trên conđường phát triển của triết học phương Tây, tạo nên những giá trị tinh thần to lớn, làm phong phúthêm kho báu tư tưởng nhân loại Nền triết học này có những đặc điểm sau:
- triết học Hy Lạp cổ đại thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấpchủ nô thống trị Nó là công cụ để giai cấp này duy trì trật tự xã hội, củng cố vai trò của mình.Cho nên ngày từ khi mới ra đời, triết học Hy Lạp cổ đại đã mang tinh giai cấp sâu sắc
- mối liên hệ của triết học Hy Lạp cổ đại với thần thoại và các hình thức tôn giáo nguyênthủy Sự ra đời của triết học không có ý nghĩa kỷ nguyên thần thoại đã hoàn toàn kết thúc Triết
học Hy Lạp ở những bước đi chập chững ban đầu, một mặt là khát vọng dùng lý trí của con người để giải thích những vấn đề liên quan đến cuộc sống con người, mặt khác là một nỗ lực "tái
thiết lại thần thoại bằng phương tiện của lý trí"
Trang 5- tính chất bao trùm về mặt lý luận của triết học đối với tất cả các lĩnh vực của nhận thức,không có đối tượng nghiên cứu riêng mà chủ yếu là nghiên cứu tri thức chung Vì ra đời trong bốicảnh trình độ nhận thức của con người chưa phát triển mấy, tri thức về mọi mặt chưa cao, nêntriết học đóng vai trò là dạng nhận thức phổ quát, thẩm chí là duy vật nữa, hy vọng lý giải nhữngvấn đề lý luận của các khoa học cụ thể mà vào thời kỳ này còn nằm trong tình trạng tản mản, sơkhai, mang tính chất trực quan, thực nghiệm.
Tính đa dạng, muôn vẻ, sự phân cực quyết liệt làm nên đặc điểm tiếp theo của triết học Hy Lạp
cổ đại Điều kiện địa lý đặc biệt của các thị quốc, sự thay thế nhau các trung tâm kinh tế, văn hóa,quá trình giao lưu với văn hóa phương Đông… liên tục tạo nên những sắc thái mới mẻ trong đểtài nghiên cứu và phong cách tư duy Ngay từ mới lúc ra đời triết học Hy Lạp đã phân thànhnhững trường phái, những khuynh hướng, những cách tiếp cận khác nhau về bản nguyên và bảntính thế giới, về ý nghĩa của tồn tại Cuộc tranh luận thế giới quan giữa "đường lối Démocrite"(tiêu biểu cho chủ nghĩa duy vật) và "đường lối Platon" (tiêu biểu cho chủ nghĩa duy tâm) phảnánh những xung đột, những bất đồng giữa các lực lượng xã hội khác nhau, những thiên hướngchính trị khác nhau
- tính biện chứng chất phác, sơ khai, thể hiện trong việc lý giải tự nhiên, khám phá các quyluật nhận thức, trong cá đối thoại và tranh luận nhằm đạt tới chân lý
- sự ưu tiên nhận thức thế giới bên ngoài, tự nhiên hơn là những vấn đề con người Giá trịcon người chủ yếu được bàn đến ở khía cạnh đạo đức
Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại tiêu biểu thời kỳ này : Heraclitte, Democrite, Platon, Aritxtot ,Xocrat
3.2 Triết học kinh viện châu Âu thời trung đại
Điều kiện văn hóa, xã hội thời kỳ này
Từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ XI, nền kinh tế châu Âu là nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp
Xã hội phân ra làm hai giai cấp thống trị và bị trị Cơ cấu xã hội phức tạp nên có nhiều lực lượng
xã hội phát triển, trong đó quan trọng nhất là lực lượng tôn giáo Tôn giáo có vai trò thống trị trong xã hội, đặc biệt là đạo cơ đốc
Từ thế kỷ XII đến thể kỷ XV, nền kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại có sự phát triển mới, dân sô tăng, vì vậy xã hội hình thành nhiều giai cấp trung gian Chính sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội như vậy nên quy định nội dung và tính chất của triết học trung đại Nét đặc thù của triết học châu Âu trung đại là triết học kinh viện có xu hướng “ hướng ngoại”, có nhiệm vụ chính là “đầy tớ của thần học”
Thế kỷ XIX trở đi, cơ đốc giáo giữ vai trò thống trị trong xã hội, triết học của cơ đốc giáo hình thành, biến thành phương tiện bảo vệ, cơ đốc giáo gọi là kinh viện Triết học có xu hướng tách rờiđời sống thực tiễn, chỉ dựa vào uy tín của tôn giáo 1 cách mù quáng Các vấn đề cơ bản mà triết học kinh viện quan tâm : mối quan hệ giữa tri thức và niềm tin
Đặc điểm của triết học kinh viện châu Âu thời trung đại
Xuất phát từ những giáo điều chung của thần học, tuyệt đối tin tưởng vào cơ đốc giáo, dựa trênlôgic hình thức, triết học kinh viện định ra những quy tắc giáo điều chung cho hoạt động của con người tách rời thực tiễn Chủ nghĩa kinh viện là cơ sở lí luận của trật tự xã hội phong kiến Nội dung quan điểm của triết học kinh viện không nhất quán: lúc đầu chịu ảnh hưởng quan điểm của
Trang 6Platon, được thánh Augustin nhào nặn lại (giai đoạn sơ kì), sau chuyển sang chịu ảnh hưởng quanđiểm của Aristote qua tư duy của thánh Thomas ( giai đoạn chín muồi) Trong giai đoạn quá độ
từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa đế quốc, triết học kinh viện được phục hồi và cách tân (chủ nghĩa kinh viện mới trùng với chủ nghĩa Thomas mới) vào thế kỉ 16 - 17
Cuộc tranh luận chính của triết học kinh viện xoay quanh vấn đề những khái niệm phổ biến (chính là vấn đề cái phổ biến và cái đơn nhất).Triết học kinh viện phủ nhận quy nạp, coi trọng diễn dịch (hình thức cơ bản của nó là tam đoạn luận) nhằm tạo ra những quy tắc chặt chẽ của tư duy.Là "đầy tớ" của thần học, triết học kinh viện cản trở sự phát triển của khoa học tự
nhiên.Thành tựu của những nhà kinh viện trong lĩnh vực lôgic chính là dự báo trước một số vấn
đề của lôgic hiện đại, trong đó có lôgic toán Những nhà nhân văn thời Phục hưng và đặc biệt là những nhà triết học Ánh sáng đã nhạo báng triết học kinh viện như là những triết lí vô bổ "không sinh đẻ", hay là "sự chơi chữ rỗng tuếch” Triết học kinh viện là triết học của giai cấp phong kiến,
đã kìm hãm sự phát triển của khoa học và triết học duy vật
Cuộc đấu tranh giữa hai phái Duy thực và Duy danh cũng là đặc trưng của tư tưởng triết học Trung đại Tây Âu Xét đến cùng, cuộc đấu tranh này phản ánh ít nhiều hai xu hướng triết học đối lập nhau: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
Phái Duy thực luận chứng về mặt triết học sự tồn tại có thật, duy nhất của cái chung; còn phái Duy danh thì ngược lại, chứng minh cho sự tồn tại duy nhất, có thật của cái riêng Phái Duy danh
có khuynh hướng duy vật, phái Duy thực lại có xu hướng duy tâm về triết học
3.3 Chủ nghĩa nhân văn thời kỳ Phục Hưng
Chủ nghĩa nhân văn là trào lưu tư tưởng và văn hoá thời Phục hưng ở châu Âu Đây là một phong trào chống Thiên chúa giáo nhằm đề cao con người, giải phóng cá nhân khỏi sự đè nén tinh thần của chế độ phong kiến, chống chủ nghĩa kinh viện và giáo hội, hướng con người vào xây dựng cuộc sống thực tại
Lịch sử ra đời của chủ nghĩa nhân văn được xác lập từ khi xuất hiện phong trào Phục hưng
Với tinh thần đấu tranh chống lại sự cai trị hà khắc của chế độ phong kiến, chủ nghĩa nhân văn trở thành một trào lưu tư tưởng hiện thực với sức mạnh to lớn và có ý nghĩa sâu sắc
Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa nhân văn Phục hưng được kết tinh trong khẩu hiệu "Tự do
- Bình đẳng - Bác ái", từ hành vi muốn lật nhào chế độ phong kiến, đem Louis XVI ra chém đầu
trước quảng trường Louvere, lập nên nước Cộng hòa ở Pháp
Chủ nghĩa nhân văn - đó là đỉnh cao của những lý tưởng, lý luận, quan điểm nhằm kêu gọi,thức tỉnh và phục vụ cho lợi ích của loài người tiến bộ, đặc biệt là những người lao động, để giúpcon người tự khẳng định những giá trị cao đẹp, tài năng và nhân phẩm của bản thân Từ những cơ
sở thực tiễn và lý luận ấy, nội dung chính của chủ nghĩa nhân văn Phục hưng gồm:
1 Thế giới do tự nhiên sinh ra, không phải do Chúa Trời tạo nên.
2 Con người là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên, chứ không phải do Chúa tạo ra từ "mẩu đất" hay cái "xương sườn cụt".
3 Cuộc sống không phải là nơi đày ải mà là nơi con người có thể xây hạnh phúc dưới trần thế, không phải đợi ngày mai lên thiên đàng.
4 Cuộc đời chứa đựng vô vàn cái đẹp mà con người là trung tâm của cái đẹp, vì thế con người phải trở thành đối tượng của nghệ thuật
Trang 7Bốn đặc trưng trên - những nội dung làm nên bản chất của chủ nghĩa nhân văn (về thế giới tựnhiên, con người, cuộc sống và vẻ đẹp của con người)
Như vậy, chúng ta có thể thấy, chủ nghĩa nhân văn Phục hưng là cuộc cách mạng diễn ra trênlĩnh vực văn hoá và tư tưởng Nghĩa là chủ nghĩa nhân văn đã chuẩn bị tiền đề tư tưởng, thực hiện
"cuộc cách mạng" trong nhận thức để con người thực hiện cuộc cách mạng xã hội trong thực tiễn
3.4 Đặc điểm và những khuynh hướng cơ bản của triết học Tây Âu thời cận đại
Kinh tế tư bản chủ nghĩa đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi khoa học phải thoát khỏi xiềng xích của tôn giáo, thần học và triết học kinh viện Vì vậy triết học duy vật có điều kiệnphát triển mạnh mẽ Khoa học cũng có bước phát triển vượt bậc, nhiều phát minh sáng chế ra đời như sự phát hiện ra sự tuần hoàn của máu; phát hiện ra tính chất sóng và hạt của ánh sáng; sáng chế ra kính thiên văn, hàn thử biểu Những phát minh, sáng chế này đã hậu thuẫn cho triết học duy vật biện chứng ra đời
Thời kỳ cận đại của châu Âu cũng là thời kỳ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ hình thành Chủ nghĩa tư bản đã thực hiện chiến tranh xâm lược thuộc địa để mở rộng lãnh thổ và thị trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên ở các vùng đất thuộc địa, chiến tranh tôn giáo nảy sinh Tất cả những điều này đã đặt ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đòi hỏi các nhà tư tưởng phải giải quyết Trên
cơ sở đó đã thúc đẩy sự phát triển của triết học
Từ những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và sự phát triển khoa học đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của triết học Triết học Tây Âu thời kỳ thế kỷ XVII – XVIII về cơ bản
có những đặc điểm sau:
- Nhìn chung ở Tây Âu thế kỷ XVII – XVIII, triết học duy vật có xu thế phát triển rực rỡ, là thế giới quan, ý thức hệ của giai cấp tư sản đang lên, đang còn tiến bộ, cách mạng chống lại giai cấp phong kiến lỗi thời, lạc hậu Tuy nhiên, khi cách mạng tư sản thành công thì triết học duy vật
có xu hướng nhường chỗ cho triết học duy tâm, triết học chủ quan, không thể biết Điều này thể hiện rõ ở thế kỷ XVII tư tưởng triết học duy vật thể hiện rõ nét trong các nhà triết học như: Tô-mát Hốp-xơ (1588 – 1679), Giôn Lốc-cơ (1632 – 1704), Bê-kê-nít Xpi-nô-za (1632 – 1677), Gô-phrít Vin-hem Lép-nít (1646 – 1716) Nhưng đến cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII thì tư tưởng triết học duy tâm, triết học chủ quan, không thể biết lại phát triển mạnh, thể hiện ở các đại biểu như: Gioóc Béc-cơ-ly (1685 – 1753), Đa-vít Hi-um (1711 – 1776)
- Triết học duy vật thời kỳ này khác với triết học duy vật thời kỳ Hy Lạp cổ đại ở nhiều điểm Nhưng về cơ bản tựu chung ở hai điểm nổi bật:
+ Nếu phép biện chứng là phương pháp cơ bản, chủ yếu trong nhận thức luận của triết học duy vật cổ đại thì phương pháp siêu hình là phương pháp chủ yếu trong nhận thức luận của triết học duy vật thời kỳ này
+ Một số luận điểm của triết học duy vật thời kỳ này đã được chứng minh bằng những thành tựu của khoa học thực nghiệm đương thời chứ không còn là những phỏng đoán như thời HyLạp cổ đại
- Triết học duy vật thời cận đại có xu hướng đi đến chủ nghĩa vô thần, nhất là ở cuối thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XVIII Nguyên nhân của xu hướng này là do giai cấp tư sản đang lên muốn phát triển sản xuất tư bản chủ nghĩa cần có sự phát triển của khoa học kỹ thuật Nhưng trở ngại lớn nhất của sự phát triển khoa học kỹ thuật của giai đoạn này là chủ nghĩa duy tâm tôn giáo và
Trang 8triết học kinh viện Bởi vậy, để giải phóng khoa học, giai cấp tư sản phải đấu tranh chống lại tôn giáo, chống lại chủ nghĩa duy tâm, chống triết học kinh viện thời kỳ Trung cổ.
- Triết học thời kỳ này đi sâu nghiên cứu lý luận nhận thức và chia thành hai trường phái cơ bản: Duy cảm và duy lý
+ Triết học duy cảm chính là sự tìm tòi của các nhà triết học trên con đường nhận thức chân lý, các nhà triết học duy vật đồng thời là các nhà hoạt động xã hội, tiêu biểu như: Tô-mát Hốp-xơ (1588 – 1679), Giôn Lốc-cơ (1632 – 1704), các nhà triết học duy vật Pháp Họ đã đề cao cảm giác trong nhận thức
+ Triết học duy lý: tuyệt đối hóa vai trò của lý tính trong nhận thức, các nhà triết học duy
lý vừa là các nhà triết học duy vật, vừa là các nhà khoa học (toán học), với các đại biểu tiêu biểu như: Bê-kê-nít Xpi-nô-za (1632 – 1677), người Hà Lan; Gô-phrít Vin-hem Lép-nít (1646 – 1716), người Đức
- Triết học thời kỳ này đi sâu nghiên cứu vấn đề con người Con người đã được đề cập đến
cả trong mối quan hệ với tự nhiên và cả trong mối quan hệ giữa con người với con người Do sự phát triển của kinh tế tư bản (nền kinh tế dựa trên sự khai thác, chinh phục tự nhiên, cũng như đêy
là nền kinh tế dựa trên quan hệ hàng hóa) nó đã đặt ra những vấn đề phải trả lời về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, cũng như mối quan hệ giữa con người với con người Đồng thời, đây là thời kỳ diễn ra và thắng thế của cách mạng tư sản, nhất là sau khi cách mạng tư sản thành công, xã hội công dân được hình thành và con người với tư cách là một công dân trong xã hội, một chủ thể trong xã hội có tư cách pháp nhân được đặt ra và phải giải quyết
- Triết học trong thời kỳ này có nhiều điểm tiến bộ, nhưng vẫn còn hạn chế nhất định Hạn chế cơ bản nhất là tính siêu hình máy móc Điều này có nhiều nguyên nhân, nhưng tựu trung có
ba nguyên nhân cơ bản:
+ khoa học thời kỳ này mới đang ở dạng tích lũy, thu thập chứng cứ; khoa học lý luận
chưa phát triển, chủ yếu vẫn là khoa học thực nghiệm và đặc biệt là sự phát triển hơn cả của cơ học đã dẫn đến sự ảnh hưởng mạnh mẽ của cơ học đến triết học
+ Do ảnh hưởng của nền kinh tế thủ công, nền kinh tế dựa trên phương pháp sản xuất đơn
lẻ, tách biệt giữa các khâu trong quá trình sản xuất đã làm cho cách nhìn nhận của con người về thế giới và về chính bản thân con người cũng mang tính đơn lẻ, rời rạc
+ giai cấp tư sản để bảo vệ lợi ích của mình đã muốn đưa cách nhìn siêu hình vào trong xã hội để có cơ sở khẳng định chủ nghĩa tư bản là sự bất biến, vĩnh cửu, là sự tột cùng của sự phát triển
- Triết học thời kỳ này có những tư tưởng tiến bộ về mặt xã hội, đặc biệt là các nhà triết học duy vật Pháp thế kỷ XVIII, đã thể hiện tinh thần đấu tranh chống lại xã hội phong kiến, chống lại thói mê tín, đạo đức giả; các nhà triết học đã ca ngợi tự do, bình đẳng, bác ái Tuy nhiên, hạn chế chung của triết học thời kỳ này nói chung, chủ nghĩa duy vật nói riêng là chủ nghĩa duy vật chưa triệt để, vẫn duy tâm trong việc giải thích các vấn đề lịch sử, xã hội, tinh thần Mặc dù vậy, triết học thời kỳ này cũng đã đóng vai trò to lớn trong cuộc đấu tranh chính trị - xã hội, thúc đẩy sự phát triển của triết học sau này
3.5 Triết học cổ điển Đức và giá trị lịch sử của nó
Điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội
Trang 9Đến cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản được thiết lập và phát triển mạnh mẽ ởhầu hết các nước Tây Âu Thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra bước nhảy đột biến trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, khẳng định tính ưu việt hơn hẳn chủ nghĩa tư bản
so với tất cả các xã hội trước đó Trong khi đó nước Đức vẫn ì ạch trong chế độ phong kiến, xu hướng phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa đã bị chế độ phong kiến quan liêu cản trở Giai cấp
Tư sản nằm mơ về cách mạng tư sản Pháp nhưng lại không dám hành động
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội ở trong nước thì sự phát triển của khoa học, đặc biệt
là sự phát triển của khoa học tự nhiên đã đặt ra nhiều vấn đề phải xem xét lại Các phát minh khoa học đã chứng tỏ rằng phương pháp tư duy siêu hình, tự biên không thể phát hiện ra bản chất của sự vật hiện tượng trong giới tự nhiên và thực tiễn trong xã hội đang diễn ra ngày càng phức tạp
Bối cảnh chính trị - xã hội và sự phát triển của khoa học ở Tây Âu và nước Đức lúc đó chứng
tỏ sự hạn ché và bất lực của phương pháp tư duy siêu hình trong việc lý giải bản chất của các hiệntượng tự nhiên và thực tiễn xã hội đang diễn ra vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX Nó đòi hỏi cần có cách nhìn mới về bản chất các hiện tượng tự nhiên và tiến trình lịch sử nhân loại cũng như cần có quan niệm mới về khả năng và vai trò của con người
Những đặc điểm cơ bản của triết học cổ điển Đức
Triết học cổ điển Đức là thế giới quan và ý thức hệ của giai cấp Tư sản Đức cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX Như tình trạng nước Đức lúc bấy giờ trong tư tưởng và hệ thống của các triết gia Đức có tính hai mặt Do các nhà triết học phần lớn xuất thân từ tầng lớp thượng lưu, gắn bó mật thiết phong trà quý tộc về lợi ích kinh tế, địa vị chính trị, vì thế một mặt họ mong muốn đất nước thống nhất, phồn vinh nhưng một mặt họ sợ sức manh của quần chúng lao động mà thỏa hiệp với các quý tộc phong kiến dẫn đến tư tưởng bảo thủ, cải lương về mặt chính trí - xã hội mâu thuẫn với tính cách mạng và tính khoa học
Triết học cổ điển Đức đặc biệt đề cao vai trò, vị trí tích cực của con người Kế thừa và phát huy những tư tưởng thời kỳ Phục Hưng và cận đại, các nhà triết học cổ điển Đức đã khẳng định con người là chủ thể, là sản phẩm của hoạt động tự nó, cho nó và vì nó cho nên thực tiễn cao hơn
lý luận, lịch sử chỉ là phương thức tồn tại của con người Cá nhân có thể làm chủ được vận mệnh của mình và cao hơn là tư tưởng con ngời trong bản chất xã hội => đã làm một bước rẽ trong việchình thành và phát triển của triết học, đó là lấy con người làm nền tảng, xuất phát điểm của mọi vấn đề triết học
Trong triết học cổ điển Đức thực tiễn và khoa học đã đặt ra yêu cầu là cần phải có phương pháp tư duy để phản ánh chân thực về tồn tại mà lại thể hiện được tinh thần cách mạng của thời đại Các nhà triết học Đức đã tiếp thu những tư tưởng biện chứng trong di sản triết học truyền thống để xây dựng lên phép biện chứng của mình Lần đầu tiên phép biện chứng tồn tại là một phương pháp nhận thức có tính đồng kết, được biểu hiện chặt chẽ qua hệ thống các khái niệm phạm trù Mặc dù là phép biện chứng duy tâm nhưng vẫn được nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin đánh giá cao Đó là một trong những cơ sở lý luận được triết học Mác đề ra
Giá trị lịch sử của triết học cổ điển Đức
Triết học cổ điển Đức mạng lại cách nhìn mới về thực tiễn xã hội và tiến trình lịch sử nhân loại, nó đề cao vai trò hoạt động tích cực của con người Coi con người là chủ thể hoạt động, là vấn đề nền tảng - xuất phát điểm của mọi vấn đề triết học
Trang 10Triết học cổ điển Đức là một giai đoạn lịch sử tương đối ngắn nhưng nó đã tạo ra những thành quả kì diệu trong lịch sử triết học Một trong những thành tựu to lớn của triết học cổ điển Đức là
nó khẳng định rằng tư duy và ý thức chỉ có thể phát triển trong chừng mực con người nhận thức
và cải tạo thế giới Con người là chủ thể đồng thời là kết quả của toàn bộ nền văn minh do chính mình tạo ra Nghiên cứu tiến trình lịch sử nhân loại cũng như toàn bộ mối quan hệ con người - tự nhiên như một quá trình phát triển biện chứng Tuy từ lập trường duy tâm nhưng các nhà triết học cổ điển Đức đã xây dựng lên các hệ thống triết học độc đáo, đề xuất được tư duy biện chứng, logic biện chứng, học thuyết về các quá trình phát triển mà nổi trội nhất đó là phép biện chứng
Có thể nói triết học cổ điển Đức đã phát triển một cách vượt bậc về mọi mặt trong lịch sử triết học phương Tây Triết học cổ điển Đức là một trong những tiền đề lí luận cơ bản của triết học Mac và toàn bộ chủ nghĩa Mac-Lenin nói chung Những hạn chế của triết học cổ điển Đức đã được triết học Mac kế thừa, khắc phục và nâng lên ở trình độ mới của chủ nghĩa duy vật hiện đại.Một số triết gia tiêu biểu cho triết học cổ điển Đức : Imanuel Kant, Johann Gottlieb Fichte, Friedrich Wilhelm Joseph Schelling, Georg Vinhem Phridich Hegel, Ludwid Feuerbach…
3.6 Một số trào lưu triết học phương Tây phi mác – xít hiện đại
Đến giữa thế kỷ XIX, với việc giai cấp tư sản nhiều nước Châu Âu lần lượt giành đượcchính quyền Từ sau đó, triết học đã dần xa rời truyền thống duy vật và biện chứng của triết họcAnh, Pháp , Đức, trong các thế kỷ XVII, XVIII, XIX Nó chuyển hướng sang chủ nghĩa duy tâm
và phép siêu hình nên không còn đưa ra được một thế giới quan tích cực, giàu sức sống như nó đãtừng thể hiện trong mấy thế kỷ trước Từ đầu thế kỷ XX, nhất là sau chiến tranh thế giới thứ hai,triết học phương Tây hiện đại không ngừng phân hóa thành nhiều trường phái, nhưng xoay quanhhai trào lưu chủ yếu, đó là chủ nghĩa duy khoa học và chủ nghiã nhân bản phi duy lý Trào lưuduy khoa học và trào lưu phi duy lý dường như đối lập nhau, nhưng trên thực tế lại bổ sung nhau,
vì chúng đều cần thiết cho sự ổn định và phát triển của xã hội tư bản, đều là phản ánh mâu thuẫntrong lòng chủ nghĩa tư bản hiện đại
Một số trường phái triết học tiêu biểu :
3.6.1 Chủ nghĩa hiện sinh
Chủ nghĩa hiện sinh là một trường phái triết học chủ yếu trong trào lưu chủ nghĩa nhân bản phi duy lý Triết học hiện sinh đặt lên vị trí hàng đầu tính đặc thù độc đáo của tồn tại con người
Tính độc đáo này không thể nhận thức bằng khái niệm và cũng không thể diễn đạt qua ngôn ngữ.Chủ nghĩa hiện sinh là một trường phái triết học rất phức tạp Quan điểm của những đại biểutriết học này thường có sự khác nhau rất lớn Nhưng tất cả những người theo chủ nghĩa hiện sinhđều coi sự hiện sinh của cá nhân là nội dung cơ bản trong triết học của mình, đều coi hiện sinh là
sự cảm thụ chủ quan, sự thể nghiệm tâm lý có tính chất phi lý tính của cá nhân
Về mặt bản thể luận, các nhà hiện sinh phân biệt hai khái niệm: hữu thể và hiện hữu (hiện
sinh) Hữu thể là khái niệm chỉ một cái gì đó (một vật, một người) đang tồn tại, đang có mặt, nhưng chưa là một cái gì đó cụ thể cả, chưa có diện mạo, chưa có cá tính, tức là chưa hiện hữu Còn hiện hữu (hiện sinh) là một khái niệm chỉ một cái gì đó không những là đang có mặt (tồn tại)
mà còn là đang sống đích thực với diện mạo riêng
Do đó, hiện sinh không phải là giới tự nhiên hoặc sự vật, mà là con người Bởi vì chỉ có con người mới có thể hiểu được sự tồn tại của bản thân và của sự vật khác, chỉ có con người mới hiện
Trang 11sinh Do đó, nhiệm vụ của triết học không phải tìm xem vật chất có trước ý thức như thế nào mà
là tìm xem bản thể của hiện sinh là gì? Nghĩa là phải xem xét bản chất con người trong hoạt đông phi ký tính như thế nào Thực chất, đây là bản thể luận duy tâm chủ quan
Về mặt nhận thức luận, chủ nghĩa hiện sinh cho rằng, những tri thức thu được bằng khoa học
dựa trên lý tính là hư ảo Người ta càng dựa vào lý tính và khoa học thì càng khiến mình bị chi phối, từ đó bị tha hoá.Theo họ, để đạt đến hiện sinh chân chính thì chỉ có thể dựa vào cảm thụ chủquan vào trực giác phi lý tính Chỉ có trong cuộc sống đau khổ, cô đơn, tuyệt vọng, sợ hãi… con người mới có thể trực tiếp cảm nhận được sự tồn tại của mình Như vậy, nhận thức luận của chủ nghĩa hiện sinh là nhận thức luận duy tâm chủ quan phi lý tính
Về đạo đức, chủ nghĩa hiện sinh phản đối mọi hình thức quyết định luận trong đạo đức, phủ
nhận sự tồn tại phổ biến của những nguyên tắc đạo đức Chủ nghĩa hiện sinh đề cao sự lựa chọn
tự do cá nhân Tự do cá nhân là tuyệt đối Rõ ràng, quan điểm về tự do của chủ nghĩa hiện sinh là quan điểm của chủ nghĩa cá nhân cực đoan
Về quan điểm lịch sử xã hội, chủ nghĩa hiện sinh xuất phát từ tự do cá nhân tuyệt đối, cho rằng
chỉ có cá nhân mới là hiện sinh chân thực, xã hội chỉ là một phương thức hiện sinh của cá nhân, hơn nữa là phương thức hiện sinh không chân thực Chính sự tồn tại của xã hội đã bóp chết cái cánhân, cái hiện sinh chân chính của cá nhân.Động lực phát triển của xã hội là ở hiện sinh của các
cá nhân
Chủ nghĩa hiện sinh là sự phản ứng của con người trước tình trạng bất ổn về xã hội trong thời
kỳ khủng hoảng toàn diện của chủ nghĩa tư bản như lo sợ chiến tranh, không tin vào khoa học, đau khổ, phiền não, tuyệt vọng vì thế nó có ảnh hưởng mạnh mẽ rộng rãi đối với thế giới phương Tây
3.6.2 Chủ nghĩa Phơrớt
Chủ nghĩa Phơrớt cũng là một trường phái có ảnh hưởng rất lớn của trào lưu chủ nghĩa nhân bản phi duy lý do nhà bệnh học tinh thần, nhà tâm lý học người Áo - Phơrớt sáng lập Học thuyết và phương pháp của Phơrớt có ý nghĩa thế giới quan và nhân sinh quan triết học, có ảnh hưởng rộng lớn đối với các trường phái của chủ nghĩa nhân bản triết học phương Tây hiện đại
Chủ nghĩa Phơrớt hình thành vào đầu thế kỷ XX, đặc biệt chú trọng giải thích đời sống nộitâm của con người, giải thích các bệnh tinh thần
Lý luận về vô thức là bộ phận quan trọng trong hệ thống phân tích tâm lý đầu tiên của
Phơrớt Ông chia quá trình tâm lý của con người thành ba bậc: Ý thức, tiềm thức và vô thức Sự suy nghĩ của con người thường tiến hành giữa trạng thái vô thức và ý thức Ý thức là tâm lý nhận biết của con người Còn vô thức là hiện tượng tâm lý nằm ngoài phạm vi của lý trí, do bản năng, thói quen và dục vọng của con người gây ra Tiềm thức là yếu tố trung gian, ở giữa ý thức và vô thức, hoạt động theo nguyên tắc của tính hiện thực Theo ông, ý thức không phải là thực chất của
hoạt động tâm lý mà chỉ là một thuộc tính không ổn định của hoạt động tâm lý Vô thức mới là căn cứ của hành vi con người.
Phơrớt có cống hiến quan trọng trong việc đề xuất việc nghiên cứu vai trò của vô thức trong hệ thống phân tích tâm lý nhưng ông sai lầm là đã khuếch đại tác dụng của vô thức đối với hành vi của con người, không đánh giá đúng vai trò của ý thức và các điều kiện xã hội
Trang 12Trong lý luận về nhân cách, Phơrớt đưa ra ba khái niệm “cái ấy”, “cái tôi” và “cái siêu tôi” Trạng thái tâm lý của người bình thường là người giữ được sự cân bằng giữa ba cái Những người mắc bệnh tâm thần là do mối quan hệ cân bằng giữa ba cái đó bị phá hoại.
Thuyết tính dục: tính dục là xung đột vĩnh hằng, ngay cả khi bị ý thức và tiền ý thức áp chế, nó vẫn tìm cách bộc lộ ra, có khi bằng hệ thống ngụy trang xâm nhập vào hệ thống ý thức
Do đó, về tâm lý thường có hiện tượng nằm mơ và những bệnh tâm thần khác Nguyên nhân của nhiều loại bệnh tâm thần là do bản năng tính dục bị đè nén Bản năng tính dục của con người là
cơ sở duy nhất cho các hoạt động của con người
Là một nhà khoa học, Phơrớt đã tiếp thu truyền thống duy vật của khoa học tự nhiên cổ điển và của thuyết tiến hoá Tuy nhiên trong thế giới quan triết học của ông bộc lộ những yếu tố duy tâm khi ông đã sinh vật hoá những cái thuộc về tâm lý của con người, tự nhiên hoá những cáithuộc về loài người, tâm lý hoá những cái thuộc về xã hội, và tuyệt đối hoá cái tâm lý trong đời sống của con người Có thể xem đó cũng là những sai lầm của chủ nghĩa Phơrớt
3.6.3 Chủ nghĩa thực dụng
Chủ nghĩa thực dụng là một trường phái triết học phương Tây hiện đại đề cao kinh nghiệm
và hiệu quả, ra đời vào cuối thế kỷ XIX ở nước Mỹ Giữa các đại biểu chủ yếu của chủ nghĩa thựcdụng có nhiều điểm khác nhau, nhưng nói chung, triết học của họ đều giới hạn trong phạm vi kinhnghiệm, coi tri thức là công cụ để thích ứng với hoàn cảnh, coi chân lý là cái “có ích” Chủ nghĩathực dụng thể hiện một cách nổi bật phương thức tư duy và phương thức hành động vì mục đíchtìm kiếm lợi nhuận của xã hội Mỹ Vì vậy, nó trở thành một trong những trường phái triết học cóảnh hưởng lớn nhất ở nước Mỹ từ đầu thế kỷ XX đến nay
Nguyên tắc căn bản trong phương pháp luận của chủ nghĩa thực dụng là lấy hiệu quả, công dụng làm tiêu chuẩn So với các trường phái triết học phương Tây khác, chủ nghĩa thực dụng đã phản ánh trực tiếp lợi ích và nhu cầu thực tế của giai cấp tư sản, nên nó đã gây ảnh hưởng tương đối rộng lớn ở xã hội phương Tây Một đặc điểm làm cho chủ nghĩa thực dụng khác với triết học truyền thống là nó đã đi vào triết học từ phương pháp Người đại biểu chủ yếu của nó đã có lúc đã quy triết học chỉ còn là vấn đề phương pháp, tuyên bố chủ nghĩa thực dụng không phải là lý luận triết học có hệ thống mà chỉ là lý luận về phương pháp
Về nhận thức luận: Chủ nghĩa thực dụng nói đến một phương thức tư duy đặc thù Phương
thức tư duy đó không xem xét khái niệm ở bản thân khái niệm mà đi sâu nghiên cứu xem khi được sử dụng thì nó sản sinh ra hậu quả gì.Khái niệm và lý luận không phải là sự giải đáp về thế giới
Chủ nghĩa thực dụng đã sử dụng khái niệm “kinh nghiệm” để lẩn tránh vấn đề cơ bản củatriết học Đối với người theo chủ nghĩa thực dụng thì “kinh nghiệm” không có tính chủ quan,cũng không có tính khách quan mà là “kinh nghiệm thuần tuý” hoặc “kinh nghiệm nguyên thuỷ”.Thực chất là họ đi theo con đường kinh nghiệm luận duy tâm của Beccơli Như vậy, chủ nghĩa
thực dụng đã tuyệt đối hoá tác dụng của ý chí con người nên rơi vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan
và chủ nghĩa duy ý chí.
Quan niệm về chân lý của chủ nghĩa thực dụng : Muốn xét một quan niệm có phải là chân
lý hay không, thì không cần phải xem nó có phù hợp với thực tế khách quan hay không, mà phải xem nó có đem lại hiệu quả hữu dụng hay không Hữu dụng và vô dụng đã trở thành tiêu chuẩn
để phân biệt chân lý và sai lầm Quan niệm này không có căn cứ vì cái này hữu dụng với người
Trang 13này nhưng lại vô dụng với người kia Vậy không thể có chân lý đúng với người này và không đúng với người kia trong cùng một thời điểm được.
Chủ nghĩa thực chứng có những hình thức khác nhau của mình trong sự phát triển:
- Chủ nghĩa thực chứng mới: Chủ nghĩa thực chứng mới, hoặc triết học phân tích được hìnhthành vào đầu thế kỷ XX coi nhiệm vụ phân tích hình thức và phân tích lôgíc là nội dung chủ yếucủa triết học
- Giữa thập kỷ 20 của thế kỷ XX, xuất hiện chủ nghĩa thực chứng lôgíc, trường phái này phủnhận các vấn đề chủ yếu thường được nghiên cứu trong triết học truyền thống Theo họ, triết học chỉ còn nhiệm vụ tiến hành sự phân tích kết cấu lôgíc đối với tất cả mọi mệnh đề khoa học dựa trên các tài liệu thực chứng (kinh nghiệm)
- Trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai, trong triết học phân tích lại xuất hiện phái ngôn ngữ học thường ngày.Trường phái này lại quy triết học thành sự phân tích ngôn ngữ tự nhiên, phủđịnh ý nghĩa thế giới quan của triết học
Như vậy, các triết gia thuộc trào lưu chủ nghĩa duy khoa học chủ trương xây dựng triết học theo mô hình "các khoa học thực chứng" Theo họ, triết học không nên nghiên cứu những vấn đề như bản chất của sự vật, các quy luật chung của thế giới, v.v mà đi tìm phương pháp khoa học có hiệu quả nhất, đáng tin cậy nhất mới là nội dung chủ yếu của việc nghiên cứu triết học
Chủ nghĩa duy khoa học đã có công đi sâu nghiên cứu và tiếp thu nhiều thành quả trong toán học và trong các khoa học tự nhiên hiện đaị, trong đó có những nhân tố tích cực, hạn chế của nó
là phủ nhận ý nghĩa thế giới quan của triết học, tức là phủ nhận bản chất triết học Vì vậy, chủ nghĩa duy khoa học không thể mở ra một con đường mới cho triết học
3.6.5 Chủ nghĩa Thomas mới
Vào cuối thế kỷ XIX một hình thái mới của triết học Thiên Chúa giáo đã xuất hiện ở phương Tây Bắt nguồn từ học thuyết của Thánh Thomas ở Akvinô thuộc Italia Hệ thống triết học tôn giáo này lấy Chúa làm nòng cốt, lấy đức tin làm tiền đề, lấy thần học làm căn cứ, và gọi là Chủ nghĩa Thomas mới
Về nhận thức luận: chủ nghĩa Thomas mới một mặt thừa nhận tính khách quan của nhận thức
và tính đúng đắn của các phán đoán khoa học, mặt khác lại cho rằng sự tồn tại hữu hạn của thế giới hiện thực phải có phần của sự tồn tại vô hạn của Chúa Từ đó rút ra kết luận là tri thức lý tínhphù hợp với đức tin của con người
Về triết học tự nhiên: lấy “hình thức” và “vật chất” theo tinh thần triết học của Arixtốt làm cơ
sở nghiên cứu tự nhiên Đối tượng nghiên cứu cũng chính là đối tượng của đức tin và thần
học.Bởi vì Chúa là hình thức tối cao, là hình thức của các hình thức cho nên việc nghiên cứu của khoa học tự nhiên là quá trình không ngừng phát hiện ra Chúa, khẳng định Chúa và không phủ
Trang 14nhận Chúa.Vậy là khoa học và thần học đã hợp tác rất hoà thuận để phát hiện và chứng minh sự tồn tại vĩnh hằng của Chúa.
Về lý luận chính trị xã hội: Chủ nghĩa Tôma mới phủ nhận sự tồn tại của các giai cấp, chủ
trương thuyết tính người trừu tượng, coi cuộc sống trần thế là tạm thời, cuộc sống tương lai ở thượng giới mới là vĩnh hằng Muốn cứu rỗi con người phải dựa vào đức tin của Chúa
Chủ nghĩa Thomas mới cũng giống như chủ nghĩa Thomas thời trung cổ, vẫn lấy Chúa làm nguyên tắc tối cao, làm điểm xuất phát và điểm kết của mọi sự vật Chỗ khác nhau giữa hai chủ nghĩa đó là: để thích ứng với nhu cầu thời đại, chủ nghĩa Thomas mới đã thừa nhận ở mức độ nhất định vai trò của khoa học, đã đi sâu hơn vào nhận thức luận và triết học tự nhiên để luận chứng cho sự nhất trí giữa tri thức và đức tin, khoa học và thần học
\
CHUYÊN ĐỀ 3: MỐI QUAN HỆ TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC
1 Triết học và khoa học thời cổ đại Triết học tự nhiên : vai trò lịch sử và hạn chế của nó
- Thời kỳ cổ đại do trình độ nhận thức còn ở điểm xuất phát, các tri thức khoa học còn tản mạn, sơ khai, nên triết học hầu như là dạng lý luận duy nhất, bao trùm, giải quyết các vấn đề về
tự nhiên, xã hội lúc ấy thực ra chỉ là những phác thảo sơ lược, chưa cụ thể, hoàn thiện Tính bao trùm ấy của tri thức triết học khiến nó được xem như “môn khoa học đặc biệt đứng trên tất cả các
Trang 15môn khoa học khác” Quan niệm này tồn tại khá lâu trong lịch sử và Ph Ăngghen đã gọi hệ thốngHegel là “cái thai đẻ non cuối cùng”
- Thời cổ đại Hy Lạp, triết học có khuynh hướng nghiêng về thảo luận bản thể, bản tính thếgiới, thể hiện chủ nghĩa lý tính, hướng về khoa học ngoại tại , khách quan Vì vậy, triết học HyLạp cổ đại đã chứa đựng mầm mống của tất cả thế giới quan duy vật Triết học duy vật mộc mạc
và phép biện chứng tự phát là tương ứng với trình độ ban đầu của khoa học tự nhiên, những kiếnthức khoa học về tự nhiên, dưới hình thức những dự kiến, những phát kiến rời rạc, chưa có hệthống, đang hòa lẫn trong kho tàng các kiến thức triết học Thời kỳ này, triết học không độc lậpvới các tri thức khoa học mà thực chất là đồng nhất với chúng để hình thành môn khoa học tổnghợp Các nhà triết học đầu tiên ở Hy Lạp cũng đồng thời là những nhà khoa học tự nhiên Triếthọc duy vật mộc mạc và biên chứng tự phát cổ đại Hy Lạp được gọi là triết học tự nhiên
- Triết học tự nhiên xuất hiên từ thời cổ đại và trên thực tế được coi là hình thức lịch sử đầutiên của triết học [phương Tây].Triết học tự nhiên thịnh hành ở phương Tây vào lúc khoa học thựcnghiệm chưa phát triển cao, không đủ để tìm ra quy luật của các hiện tượng tự nhiên Chính vì vậy
mà trên thực tế, triết học tự nhiên là mang tính tư biện (speculation): những giải thích của nó về thếgiới chủ yếu là dựa trên những phỏng đoán, giả định, nhưng cũng đưa ra những giả thuyết, chứađựng nhiều tư tưởng tích cực có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của khoa học
- Bức tranh đầu tiên về thế giới đầu tiên này , về căn bản là tính đúng đắn Nó được tạo ratrên những kết luận về trạng thái của các sự vật và hiện tượng xảy ra trong tự nhiên Nhưng bứctranh mới chỉ nêu lên những hiểu biết về cái toàn thể, mà chưa nêu lên được những hiểu biết chitiết , những biểu tượng cụ thể của các sự vật, hiện tượng Nó nêu lên được trạng thái vận động,liên hệ, tác động và chuyển hóa lẫn nhau trong giới tự nhiên, nhưng không nêu lên được vì chínhcái gì đó đang vận động, liên hệ, tác động và chuyển hóa lẫn nhau
- Do trình độ hiểu biết về tự nhiên còn ít ỏi và rời rạc, mang tính trực quan là chính, chưacho phép tiến hành những khái quát khoa học dưới sự chỉ đạo của tư tưởng triết học, để rút ranhững yếu tố vật lý có tính chất nguyên lí, lí luận liên kết thành hệ thống, cho phép giải thíchđúng đắn sự đa dạng của các hiện tượng trong tự nhiên và tiên đoán những diễn biến trong tươnglai => trong một thời gian dài,mặc dù triết học đã có những tư tưởng thiên tài nhưng chưa đem lạikết quả cụ thể nào cho khoa học
Triết học tự nhiên: vai trò lịch sử và hạn chế của nó
Khi mới ra đời, đối tương nghiên cứu của triết học là mọi lĩnh vực tri thức đây cũng là nguyênnhân dẫn đến quan niệm cho rằng “ Triết học là khoa học của các khoa học” Thời kỳ này triếthọc đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, đặt nền móng cho sự phát triển về sau không chỉ với triếthọc mà còn đối với hoa học tự nhiên và khoa học xã hội
Sự ra đời và phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại có một số đặc điểm như: gắn hữu cơ vớikhoa học tự nhiên, hầu hết các nhà triết học duy vật đều là các nhà khoa học tự nhiên; sự ra đờirất sớm chủ nghĩa duy vật mộc mạc, thô sơ và phép biện chứng tự phát; cuộc đấu tranh giữa chủnghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm biểu hiện qua cuộc đấu tranh giữa đường lối triết học củaĐêmôcrít và đường lối triết học của Platôn, đại diện cho hai tầng lớp chủ nô dân chủ và chủ nôquý tộc; về mặt nhận thức, triết học Hy Lạp cổ đại đã theo khuynh hướng của chủ nghĩa duy giác
Trang 16Nhìn chung, bên cạnh những giá trị lịch sử to lớn, triết học tự nhiên thời kỳ này vẫn mang tínhchất sơ khai, tư biện, các khoa học vẫn chỉ là thứ yếu bên dưới bị chi phối bởi triết học.
- Một số triết gia tiêu biểu:
Là bộ óc bách khoa, Arixtốt đã nghiên cứu nhiều ngành khoa học: triết học, lôgíc học, tâm
lý học, khoa học tự nhiên, sử học, chính trị học, đạo đức học, mỹ học
2 Triết học và khoa học thời kỳ Phục hưng và cận đại
Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là sự phát triển mạnh mẽ nhanh chóng của khoa học, đặcbiệt là khoa học tự nhiên Mối quan hệ triết học và khoa học có sự đổi chiều Khoa học tự nhiên
từ chỗ trước kia chỉ có vai trò phụ thuộc, bị dẫn dắt bởi triết học, thì giờ đây càng ngày càng độclập hơn trong lĩnh vực nghiên cứu của mình, hơn nữa còn tác động quyết định đến khuynhhướng phát triển của triết học và phương pháp tư duy Cụ thể như sau:
- Do khoa học phát triển mạnh mẽ nên phản bác được phần nào các quan điểm duy tâm thầnthánh để giải thích thế giới bằng phương pháp khoa học Đây là nguyên nhân và động lực dẫn đến
sự phát triển của khuynh hướng duy vật
- Đặc điểm khoa học tự nhiên thời kỳ này là khoa học thực nghiệm (trừ cơ học đạt trình độ lýthuyết), sử dụng tư duy siêu hình máy móc Điều này được lý giải do thời kỳ đầu của nghiên cứukhoa học thì công việc chính là sưu tập, thu thập tài liệu dẫn đến phải chia nhỏ giới tự nhiênthành các bộ phận và xem xét các sự vật, sự việc trong sự tách rời, không có mối liên hệ với các
sự vật khác Mặt khác, do cơ học phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao nên có ảnh hưởng đến
tư duy của triết học: các nhà triết học thời kỳ này có tham vọng dùng nguyên lý cơ học để giảithích toàn bộ sự đa dạng của thế giới ở tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội
lý Trung cổ Thuyết nhật tâm của Nicôlai Côpecnich đã giáng một đòn nặng nề vào thế giới quan tôn giáo, thần học Giả thuyết của ông là một cuộc cách mạng trên trời, báo trước một cuộc cách mạng trong lĩnh vực các quan hệ xã hội sắp xảy ra
Trang 17Trong thời đại Phục hưng, các nhà tư tưởng tư sản đã bênh vực triết học duy vật, vận dụng
nó để chống lại chủ nghĩa kinh viện và thần học Trung cổ Cuộc đấu tranh của chủ nghĩa duy vậtchống chủ nghĩa duy tâm thường được biểu hiện dưới hình thức đặc thù là khoa học chống tôngiáo, tri thức thực nghiệm đối lập với những lập luận kinh viện Cuối cùng, sự chuyên chính củagiáo hội và sự thống trị của chủ nghĩa kinh viện Trung cổ đã không ngăn được sự phát triển bướcđầu của khoa học thực nghiệm và triết học duy vật – tiền đề cho những thành tựu mới và nhữngđặc điểm mới của triết học trong các thế kỷ tiếp theo
Thời kỳ cận đại
Sự phát triển của lực lượng sản xuất mới làm cho quan hệ sản xuất phong kiến trở nên lỗithời và mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trở nên gay gắt là nguyên nhânchính của những cuộc cách mạng thời kì này
Khoa học tự nhiên rất phát triển, phương thức sản xuất TBCN dần thay thế phương thức sảnxuất phong kiến Các cuộc cách mạng tư sản nổ ra ở khắp nơi, tiêu biểu là cuộc cách mạng tư sảnPháp Nó tạo đã tạo ra những vận hội mới cho khoa học, kĩ thuật phát triển mà trước hết là khoahọc tự nhiên, trong đó cơ học đã đạt tới trình độ là cơ sở cổ điển Đặc điểm của khoa học tự nhiênthời kì này là khoa học tự nhiên - thực nghiệm, chia nhỏ giới tự nhiên để tiến hành sưu tập, thuthập tài liệu, về cơ bản coi chúng là bất biến nên tư duy siêu hình được sử dụng phổ biến
Hạn chế đặc thù của TK 15-16 là tư duy siêu hình Tư duy triết học bị ảnh hưởng bởi nhữngthanh tựu của cơ học, dẫn đến việc các nhà triết học mong muôn giải thích giới tự nhiên bằng cáthành tựu của cơ học Đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho triết học duy vật thời kỳ này mangnặng tính máy móc siêu hình
3 Chủ nghĩa duy vật biện chứng và khoa học tự nhiên hiện đại
- Sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã đem đến một quan điểm mới, tích cực vềmối quan hệ giữa triết học và khoa học Triết học và khoa học là những lĩnh vực nhận thức khácnhau, chúng có đặc điểm và đối tượng nghiên cứu riêng Mối quan hệ giữa triết học với khoa học
là mối quan hệ biện chứng, thống nhất của các mặt đối lập
- Trong mối quan hệ giữa triết học duy vật và khoa học tự nhiên, một mặt, các khoa học cụthể đem đến cho triết học chất liệu sống, căn cứ vào đó các nhà triết học nêu lên và luận chứngcác quan điểm của mình phù hợp (dù không bao giờ có tính tuyệt đối) với những biến đổi của lịch
sử và góp phần cũng những lĩnh vực tri thức khác dự báo, gợi mở những vấn đề của tương lai
- Trong mối quan hệ giữa triết học duy vật và khoa học tự nhiên, một mặt, các khoa học cụthể đem đến cho triết học chất liệu sống, căn cứ vào đó các nhà triết học nêu lên và luận chứngcác quan điểm của mình phù hợp (dù không bao giờ có tính tuyệt đối) với những biến đổi củalịch sử và góp phần cũng những lĩnh vực tri thức khác dự báo, gợi mở những vấn đề của tươnglai
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng đóng vai trò lớn với các nhà khoa học trong việc tìm thấy
cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của triết học Nắm được phương pháp biện chứng, nhàkhoa học sẽ có một công cụ hiệu nghiệm để nghiên cứu bất kì lĩnh vực khoa học nào và ngượclại, trong bất kì lĩnh vực khoa học nào người nghiên cứu muốn đạt đến chân lý thì cũng phải ápdụng phương pháp biện chứng Tuy vậy, phương pháp biện chứng cũng chỉ là phương pháp kháiquát và chung nhất, cần phải được cụ thể hoá, cá thể hoá cho từng khoa học cụ thể
Trang 18- Chủ nghĩa duy vật biện chứng nói chung, phép biện chứng duy vật nói riêng đã góp phầngiúp cho các nhà khoa học nhìn nhận được sự vật đúng như chúng vốn có, nhờ đó giúp các nhàkhoa học sớm phát hiện ra được sự thật và xây dựng các lý thuyết phản ánh sự vật một cách chínhxác hơn, tránh các sai lầm phiến diện, giản đơn hay máy móc trong công tác nghiên cứu củamình Điều này càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong gian đoạn hiện nay khi khoa học ngày càngphát triển mạnh mẽ và có sự phân ngành sâu sắc.
- Đến giữa thế kỷ XIII, khoa học tự nhiên chuyển sang giai đoạn mới cao hơn, giai đoạntổng hợp, trở lại nghiên cứu giới tự nhiên với tính cách là một chỉnh thể, toàn bộ, liên tục, vĩnhviễn vận động và phát triển, liên hệ, tác động lẫn nhau không ngừng
- Thời kì hiện đại với sự bùng nổ của khoa học với rất nhiều những phát minh quan trọng
trong đó có Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, Thuyết cấu tạo tế bào và Thuyết tiến hóa của các loài được coi là 3 phát minh vĩ đại nhất của thế kỷ XIX Nhờ 3 phát minh này cùng
với nhiều thành tựu khoa học khác giúp chúng ta có cái nhìn bao quát về triết học và khoa học tự nhiên hiện đại
- Khoa học và triết học là hai lĩnh vực nhận thức hoàn toàn khác nhau Đó là những hình
thái ý thức xã hội đặc thù phản ánh các lĩnh vực khác nhau của thế giới Chúng xuất hiện, tồn tại, vận động và phát triển trên cơ sở của những điều kiện kinh tế - xã hội, và chịu sự chi phối của những quy luật nhất định Đồng thời, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển
- Khoa học là một căn cứ chủ yếu và quan trọng của triết học Trong mối quan hệ giữa triết
học duy vật và khoa học tự nhiên, một mặt, các khoa học cụ thể đem đến cho triết học chất liệu sống, căn cứ vào đó các nhà triết học nêu lên và luận chứng các quan điểm của mình phù hợp (dù
không bao giờ có tính tuyệt đối) với những biến đổi của lịch sử, và góp phần cùng những lĩnh vựctri thức khác dự báo, gợi mở những vấn đề của tương lai
- Quan hệ giữa triết học và khoa học không hoàn toàn đồng nhất nhưng cũng không hoàn toàn loại trừ nhau Tùy từng giai đoạn phát triển mà mặt này hay mặt kia nổi trội Quan hệ giữa triết học với khoa học tự nhiên, với các khoa học chuyên biệt nói chung trải qua quá trình lịch sử lâu dài.Và đứng trước những đổi thay lớn lao của cách mạng khoa học – công nghệ, đặc biệt là khoa học tự nhiên hiện đại, thì nhà khoa học không còn có thể chỉ dừng lại ở những vấn đề
chuyên môn hẹp của mình, họ không chỉ vấp phải những vấn đề phương pháp luận mà cả những vấn đề triết học do chính lĩnh vực của mình đặt ra và buộc họ phải suy nghĩa để giải quyết Lâu nay một số người quan tâm đến triết học đã có sự ngộ nhận rằng, triết học là một khoa học chỉ thuộc về nội dung của phạm trù khoa học xã hội – nhân văn Nhưng ngược dòng thời gian, chúng
ta biết rằng, ngay từ khi mới ra đời, triết học và khoa học tự nhiên đã không tách rời nhau và được gọi bằng một tên chung: Triết học tự nhiên, bắt đầu từ khoa học tự nhiên Nhưng như chính
C Mác và Ph Ăngghen đã khẳng định, việc khôi phục triết học tự nhiên theo nghĩa đen của nó (triết học là “khoa học của mọi khoa học”) vào thời kỳ nửa sau của thế kỷ XIX là điều không thể Bởi vì, khoa học triết học và các khoa học cụ thể hiện nay đã tồn tại trong môi trường mới với những yêu cầu mới được đặt ra từ cuộc sống và từ vấn đề học thuật Tuy vậy, mối liên hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên không vì thế mà giảm đi ảnh hưởng tác động lẫn nhau Đặc biệt là mối quan hệ giữa triết học duy vật biện chứng và khoa học tự nhiên là mối quan hệ qua lại, nương tựa lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển Có thể nói rằng, từ khi chủ nghĩa duy vật
Trang 19biện chứng ra đời thì mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên mới thật sự bước sang một giai đoạn mới.
4 Quan điểm của chủ nghĩa thực chứng và chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan
hệ giữa triết học và khoa học
4.1 Quan điểm chủ nghĩa thực chứng về triết học và khoa học
- Chủ nghĩa thực chứng là một khuynh hướng nhận thức luận của triết học và xã hộihọc cho rằng phương pháp khoa học là cách thức tốt nhất để lý giải các sự kiện của tự nhiên, xãhội và con người Khái niệm này được phát triển ở đầu thế kỷ 19 bởi nhà triết học và xã hội họcngười Pháp, Auguste Comte
Quan điểm của chủ nghĩa thực chứng về triết học và khoa học
Các nhà triết học thực chứng cho rằng, chỉ có các hiện tượng hoặc sự kiện, mới là "cái thựcchứng", do đó họ không thừa nhận bất cứ cái gì ngoài hiện tượng, không thừa nhận bản chất của
sự vật, họ muốn lẩn tránh vấn đề cơ bản của triết học, muốn loại trừ vấn đề thế giới quan ra khỏitriết học truyền thống Auguste Comte cho rằng, triết học phải lấy các sự vật "thực chứng", "xácthực" làm căn cứ
Một số nhà triết học đã cho rằng, chính việc nghiên cứu các phương pháp đó mới là nhiệm vụ,nội dung chủ yếu của triết học Thậm chí có nhà triết học còn cho rằng, việc toán học hóa, logichọc hóa triết học mới là lối thoát của triết học hiện đại
Đến những năm 20 của thế kỷ XX, trong triết học phân tích đã xuất hiện một chi phái lớn: Chủnghĩa kinh nghiệm logic, hoặc còn gọi là chủ nghĩa thực chứng logic
Chủ nghĩa thực chứng logic sử dụng những thành quả của toán học, đặc biệt là của logic toán
lý từ đầu thế kỷ XX đến nay, đem tất cả các tri thức quy thành các mệnh đề có thể dùng logictoán để biểu thị Trên cơ sở đó, triết học chỉ còn nhiệm vụ tiến hành sự phân tích kết cấu logic đối
với tất cả mọi mệnh đề khoa học dựa trên các tài liệu thực chứng (kinh nghiệm) Nếu chủ nghĩa thực chứng logicquy nhiệm vụ triết học thành sự phân tích logic, thì trường phái ngôn ngữ luôn
luôn quy triết học thành sự phân tích ngôn ngữ tự nhiên, cả hai đều phủ định ý nghĩa thế giới
quan của triết học Chủ nghĩa thực chứng logic chỉ tiến hành phân tích logic ở trạng thái tĩnh đối
với lý luận khoa học
Chủ nghĩa duy khoa học đã có công đi sâu nghiên cứu và tiếp thu nhiều thành quả trong toánhọc và trong các khoa học tự nhiên hiện đại, nêu ra nhiều vấn đề mới cho triết học, mở ra nhiềuhướng mới cho sự phát triển triết học duy vật và phép biện chứng
Tất nhiên, trào lưu triết học này có một mâu thuẫn, do đó cũng là sai lầm không thể khắc phụcđược: do muốn phá vỡ một số công thức của triết học truyền thống, nên đã cực đoan phủ nhận ýnghĩa thế giới quan của triết học, tức là phủ nhận bản thân triết học Vì vậy chủ nghĩa duy khoahọc không thể mở ra một con đường mới thực sự đúng đắn cho sự phát triển của triết học
4.2 Sự tương tác giữa triết học duy vật biện chứng và khoa học
- Phương pháp duy vật biện chứng hay chủ nghĩa duy vật biện chứng là một bộ phậncủa học thuyếttriết học do Karl Marx đề xướng Đặc trưng của phương pháp duy vật biện chứng
là coi một sự vật hay một hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mốiquan hệ với các sự vật và hiện tượng khác Cốt lõi của chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ nghĩaduy vật kết hợp với phép biện chứng
Trang 20Quan điểm của triết học duy vật biện chứng và khoa học
Triết học và khoa học luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau Sự phát triển của khoa học tựnhiên vào thế kỷ XIX đã lật đổ quan niệm cũ siêu hình và vạch rõ phép biện chứng khách quanvốn có của mọi hiện tượng, quá trình trong tự nhiên Triết học duy vật biện chứng tìm thấy ởkhoa học tự nhiên những cơ sở khoa học vững chắc để khái quát nên những nguyên lý, quy luậtchung nhất của mình, còn khoa học tự nhiên lại tìm thấy trong triết học duy vật biện chứng thếgiới quan, phương pháp luận đúng đắn, sắc bén để đi sâu nghiên cứu giới tự nhiên
Triết học khái quát những kết quả nghiên cứu của khoa học tự nhiên, rút ra những kết luận có
ý nghĩa về mặt thế giới quan và phương pháp luận chung, giúp cho các nhà khoa học tự nhiênxác định phương hướng và phương pháp nghiên cứu của mình Đồng thời triết học duy vật biệnchứng cũng chỉ rõ sự phát triển của khoa học không thể thiếu được vai trò của triết học, bởi triếthọc tác động đến phương pháp tư duy của con người Sự phát triển của triết học tương ứng với sựphát triển của khoa học tự nhiên
Khoa học triết học và các khoa học cụ thể hiện nay đã tồn tại trong môi trường mới với nhữngyêu cầu mới được đặt ra từ cuộc sống và từ vấn đề học thuật Tuy vậy, mối liên hệ giữa triết học
và khoa học tự nhiên không vì thế mà giảm đi ảnh hưởng tác động lẫn nhau Phép biện chứngchính là cơ sở phương pháp luận đối với khoa học tự nhiên, giúp các nhà khoa học khắc phụcnhững hạn chế trong khi tiếp cận với các vấn đề lý luận chung
Như vậy, chủ nghĩa duy vật biện chứng nói chung, phép biện chứng duy vật nói riêng đã gópphần giúp cho các nhà khoa học nhìn nhận được sự vật đúng như chúng vốn có, nhờ đó giúp nhàkhoa học sớm phát hiện ra được sự thật và xây dựng các lý thuyết phản ánh sự vật một cách chínhxác hơn, tránh được các sai lầm phiến diện, giản đơn hay máy móc, giáo điều trong công tácnghiên cứu của mình Điều này càng có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi mà khoahọc đã có sự phân ngành ngày càng sâu sắc, khi mà khoa học tự nhiên đã và đang đi vào nhữnglĩnh vực chuyên môn rất hẹp và do đó dễ nhìn sự vật một cách phiến diện Đây cũng là vấn đề hếtsức quan trọng trong bối cảnh của việc tổng hợp tri thức khoa học ngày nay
(CHUYÊN ĐỀ 2.3: Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội và ý nghĩa của cách tiếp cận hình
thái kinh tế - xã hội trong nhận thức phát triển xã hội)
B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1 Hình thái kinh tế - xã hội
1.1 Khái niệm hình thái kinh tế xã hội
Là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử (hay còn gọi là chủ nghĩa duy vật biện chứng
về xã hội) dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản
xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với
Trang 21một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó Nó chính làcác xã hội cụ thể được tạo thành từ sự thống nhất biện chứng giữa các mặt trong đời sống xã hội
và tồn tại trong từng giai đoạn lịch sử nhất định
1.2 Cấu trúc hình thái kinh tế xã hội
Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, trong đó có cácmặt cơ bản là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Mỗimặt của hình thái kinh tế - xã hội có vị trí riêng và tác động qua lại lẫn nhau
“Khi phân tích những hình thái kinh tế, người ta không thể dùng kính hiển vi hay những chất phản ứng hóa học được Sức trừu tượng hóa phải thay thế cho cả hai cái đó”.- C.Mác
Cấu trúc cơ bản của hình thái kinh tế xã hội bao gồm:
- Lực lượng sản xuất: là toàn bộ các lực lượng được con người sử dụng trong quá trình
sản xuất ra của cải vật chất Nó bao gồm người lao động với một thể lực, tri thức, kỹ năng laođộng nhất định và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động Trong quá trình sản xuất, sứclao động của con người kết hợp với tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, tạo thành lựclượng sản xuất Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quátrình sản xuất Nó thể hiện năng lực hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất racủa cải vật chất
Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất, lực lượng sản xuất hàng đầu là “người lao động”.Chính người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất Bằng thể lực tri thức và kỹ nănglao động của mình, người lao động sử dụng tư liệu lao động, trước hết là công cụ lao động, tácđộng vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất Cùng với người lao động, công cụlao động là yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất, đóng vai trò quyết định trong tư liệu sản xuất.Công cụ lao động là yếu tố động nhất trong tư liệu sản xuất, nó không ngừng được cải tiến vàhoàn thiện trong quá trình lao động sản xuất Chính sự cải tiến và hoàn thiện không ngừng công
cụ lao động đã làm biến đổi toàn bộ tư liệu sản xuất Trình độ phát triển của công cụ lao động vàthước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn phân biệt các thời đại kinh tếtrong lịch sử
Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất - kỹ thuật của một hình thái kinh tế - xã hội Hìnhthái kinh tế - xã hội khác nhau có lực lượng sản xuất khác nhau Sự phát triển của lực lượng sảnxuất quyết định sự hình thành, phát triển và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội
- Quan hệ sản xuất: là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất (sản
xuất và tái sản xuất xã hội) Quan hệ sản xuất gồm ba mặt: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất,quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệtrong phân phối sản phẩm sản xuất ra
Quan hệ sản xuất hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất Trong ba mặtcủa quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản,đặc trưng cho quan hệ sản xuất trong từng xã hội Nó quyết định quan hệ tổ chức quản lý sản xuất
và quan hệ phân phối sản phẩm Trong lịch sử có hai loại hình sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất:
sở hữu tư nhân và sở hữu công cộng Sở hữu tư nhân là loại hình sở hữu mà trong đó tư liệu sảnxuất tập trung vào trong tay một số ít người, còn đại đa số không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất
Trang 22Dó đó, quan hệ giữa người với người là quan hệ thống trị và bị trị, bóc lột và bị bóc lột Sở hữucông cộng là loại hình sở hữu mà trong đó tư liệu sản xuất thuộc về mọi thành viên trong cộnđồng Dó đó, quan hệ giữa người với người là quan hệ bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi.
Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất trực tiếp tác động đến quá trình sản xuất, đến việc tổchức, điều khiển quá trình sản xuất Nó do quan hệ sở hữu quy định và phải thích ứng với quan
hệ sở hữu Tuy nhiên, có trường hợp, quan hệ tổ chức và quản lý không thích ứng với quan hệ sởhữu làm biến dạng quan hệ sở hữu
Quan hệ về phân phối sản phẩm sản xuất ra mặc dù do quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất
và quan hệ tổ chức quản lý sản xuất chi phối, song nó tác động đến thái độ của con người tronglao động sản xuất và đồng thời nó cũng tác động trở lại quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất vàquan hệ tổ chức, quản lý sản xuất
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại không tách rời nhau, thống nhất biện chứngvới nhau trong phương thức sản xuất nhất định Trong hai mặt đó, lực lượng sản xuất là nội dung,thường xuyên biến đổi, phát triển; quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của sản xuất, tương đối ổnđịnh Sự tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sảnxuất góp phần tạo nên sự vận động, phát triển, thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế- xã hội
- Cơ sở hạ tầng: là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã
hội nhất định Cơ sở hạ tầng của mỗi xã hội cụ thể, trừ xã hội nguyên thủy, đều bao gồm quan hệsản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của xãhội tương lai Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chỉ đạo, chi phối cácquan hệ sản xuất khác, quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế- xã hội Bởi vậy, cơ sở hạtầng của một xã hội cụ thể được đặc trưng bởi quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội đó Tuynhiên, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mầm mống cũng có vai trò nhất định
Như vậy, xét trong phương thức sản xuất thì quan hệ sản xuất là hình thức phát triển củalực lượng sản xuất, nhưng xét trong tổng thể các quan hệ xã hội thì các quan hệ sản xuất hợpthành cơ sở kinh tế của xã hội, tức cơ sở hiện thực, trên đó hình thành nên kiến trúc thượng tầngtương ứng
- Kiến trúc thượng tầng: là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo
đức, tôn giáo, nghệ thuật… cùng với thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáohội, các đoàn thể xã hội… được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định
Trong kiến trúc thượng tầng có nhiều yếu tố, mỗi yếu tố có đặc điểm riêng, có quy luậtphát triển riêng, nhưng chúng liên hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau Tất cả các yếu tố đềuhình thành, phát triển trên cơ sở hạ tầng, song yếu tố khác nhau có quan hệ khác nhau đối với cơ
sở hạ tầng Có những yếu tố như chính trị, pháp quyền có quan hệ trực tiếp với cơ sở hạ tầng; còncác yếu tố như triết học, tôn giáo, nghệ thuật chỉ quan hệ gián tiếp
Trong xã hội có giai cấp, kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp Đó chính là cuộc đấutranh về mặt chính trị, tư tưởng giữa các giai cấp đối kháng, trong đó, đặc trưng là sự thống trị vềmặt chính trị- tư tưởng của giai cấp thống trị Trong chính trị, nhà nước đóng vai trò quan trọngnhất Nó tiêu biểu cho chế độ chính trị của một xã hội nhất định Nhờ có nhà nước, giai cấp thốngtrị mới thực hiện được sự thống trị của mình về tất cả các mặt của đời sống xã hội
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt cấu thành của hình thái kinh tế- xã hội,chúng thống nhất biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó, có sở hạ tầng quyếtđịnh kiến trúc thượng tầng; song kiến trúc thượng tầng cũng có tác động tích cực trở lại cơ sở hạtầng
Trang 231.3 Sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội (Bao gồm cả các loại hình thái kinh tế xã hội)
Hình thái kinh tế xã hội được xem như là một cơ thể, một hệ thống hoàn chỉnh luôn luôn vận động và phát triển Trong đó, các mặt của hình thái kinh tế - xã hội tác động qua lại với nhau tạo nên các quy luật vật động, phát triển khách quan của xã hội Chính sự tác động của các quy luật khách quan đó mà hình thái kinh tế xã hội tuy là phạm trù xã hội nhưng lại có khuynh hướng phát triển như một quy luật tự nhiên, nó vận động phát triển từ thấp đến cao Xã hội loài người đãphát triển qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau
Lịch sử phát triển của xã hội là lịch sử vận động, phát triển, thay thế lẫn nhau giữa các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp lên cao Sự vận động, phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội
là do sự tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng Nguồn gốc sâu xa của sự thay thế nhau giữa các hình thái kinh tế xã hội nằm ở chỗ:
• Sự phát triển của lực lượng sản xuất gây nên sự thay đổi của quan hệ sản xuất
Sản xuất vật chất luôn luôn được tiến hành bằng một phương thức sản xuất nhất định Mỗi
xã hội được đặc trưng bằng một phương thức sản xuất nhất định Phương thức sản xuất quyếtđịnh tất cả các mặt của đời sống xã hội Sự vận động, phát triển, thay thế lẫn nhau của cácphương thức sản xuất quyết định sự phát triển của xã hội từ thấp đến cao Phương thức sản xuấtlại là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tươngứng: sự vận động, phát triển của phương thức sản xuất do sự tác động qua lại một cách biệnchứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại không tách rời nhau, thống nhất biện chứngvới nhau trong phương thức sản xuất nhất định Sự tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứngtạo thành quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất - quy luật cơ bản nhất của sự vận động, phát triển xã hội
Sự phát triển của lực lượng sản xuất bắt nguồn từ đòi hỏi khách quan của sự phát triển xãhội là phải không ngừng phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động Sự phát triển của lựclượng sản xuất được đánh dấu bằng trình độ của lực lượng sản xuất Trình độ lực lượng sản xuấttrong từng giai đoạn lịch sử thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong giai đoạnlịch sử đó
Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, làm cho quan
hệ sản xuất biến đổi phù hợp với nó Khi một phương thức sản xuất mới ra đời, khi đó quan hệsản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Sự phù hợp của quan hệ sản xuấtvới trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là trạng thái mà trong đó, quan hệ sản xuất là “hìnhthức phát triển” của lực lượng sản xuất
Song, sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định lại làm cho quan hệsản xuất từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất Khi đóquan hệ sản xuất trở thành “xiềng xích” của lực lượng sản xuất, kìm hãm lực lượng sản xuất pháttriển Yêu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất tất yếu sẽ dẫn đến thay thế quan
hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển mới của lực lượng sảnxuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển
Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, nhưng quan hệ sản xuất cũng có tính độclập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất Quan hệ sản xuất phù hợp
Trang 24với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.Ngược lại, quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu, hoặc “tiên tiến” hơn một cách giả tạo so với trình độphát triển của lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
• Sự thay đổi của quan hệ sản xuất(với tư cách là cơ sở hạ tầng) sẽ làm cho kiến trúc thượngtầng thay đổi
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hộinhất định Cơ sở hạ tầng của mỗi xã hội cụ thể, trừ xã hội nguyên thủy, đều bao gồm quan hệ sảnxuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của xã hộitương lại Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối cácquan hệ sản xuất khác, quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế - xã hội Bởi vậy, cơ sở hạtầng của một xã hội cụ thể được đặc trung bởi quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội đó Tuynhiên, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mầm mống cũng có vai trò nhất định
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức,tôn giáo, nghệ thuật cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáohội, các đoàn thể xã hội được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định Trong kiến trúc thượngtầng có nhiều yếu tố, mỗi yếu tố có đặc điểm riêng, có quy luật phát triển riêng, nhưng chúng liên
hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau Tất cả các yếu tố đều hình thành, phát triển trên cơ sở hạtầng, song yếu tố khác nhau có quan hệ khác nhau đối với cơ sở hạ tầng Có những yếu tố nhưchính trị, pháp quyền có quan hệ trực tiếp với cơ sở hạ tầng; còn các yếu tố như triết học, tôngiáo, nghệ thuật chỉ quan hệ gián tiếp
Vai trò của sơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng thể hiện ở chỗ mỗi cơ sở hạ tầng sẽhình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng với nó Tính chất của cơ sơ hạ tầng quyếtđịnh tính chất của kiến trúc thượng tầng Cơ sở hạ tầng thay đổi thì kiến trúc thượng tầng cũngthay đổi theo
Sự tác động của kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng diễn ra theo hai chiều Nếu kiếntrúc thượng tầng tác động phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan thì nó là động lực mạnh
mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển; ngược lại, nó sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế, kìm hãm tiến bộ xãhội
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt cấu thành của hình thái kinh tế - xã hội,chúng thống nhất biệ chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau Tuy kiến trúc thượng tầng có tácđộng mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế, nhưng không làm thay đổi được xu hướng phát triểnkhách quan của xã hội Nếu kiến trúc thượng tầng kìm hãm phát triển kinh tế thì sớm hay muộn,bằng cách này hay cách khác, kiến trúc thượng tầng cũ sẽ được thay thế bằng kiến trúc thượngtầng mới tiến bộ để thúc đẩy kinh tế tiếp tục phát triển
• Sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên
Xã hội loài người phát triển trải qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau Trên cơ
sở phát hiện ra các quy luật vận động, phát triển khách quan của xã hội, C.Mác đã đi đến kết luậncác hình thái kinh tế xã hội vậng động, phát triển theo quy luật khách quan chứ không theo ýmuốn chủ quan của con người
Nguồn gốc sâu xa của sự vận động, phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là ở sự pháttriển của lực lượng sản xuất Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định làm thay đổiquan hệ sản xuất Đến lượt mình, quan hệ sản xuất thay đổi sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng thayđổi theo, và do đó mà các hình thái kinh tế - xã hội vận động, phát triển từ thấp đến cao, từ hìnhthái kinh tế - xã hội này lên hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn
Trang 25Tuy nhiên, con đường phát triển của mỗi dân tộc không chỉ bị chi phối bởi các quy luậtchung, mà còn bị tác động bởi các điều kiện phát triển cụ thể của mỗi dân tộc, như về điều kiện tựnhiên, về chính trị, về truyền thống văn hóa, về tác động quốc tế Vì vậy, lịch sử phát triển nhânloại vừa tuân theo những quy luật chung, vừa rất phong phú, đa dạng.
Như vậy, quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những diễn ra theo conđường phát triển tuần tự, mà còn bao hàm cả sự bỏ qua, trong những điều kiện nhất định, mộthoặc một số hình thái kinh tế - xã hội nhất định
Các loại hình thái kinh tế xã hội
Hình thái kinh tế - xã hội công xã nguyên thủy.
Đây là hình thái KTXH đầu tiên và sơ khai nhất trong lịch sử loài người Một số đặc trưngnổi bật của hình thái này là:
- Tư liệu lao động thô sơ, chủ yếu sử dụng đồ đá, thân cây làm công cụ lao động
- Cơ sở kinh tế là sự sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động
- Là xã hội chưa có giai cấp, Nhà nước và pháp luật
- Quan hệ sản xuất là quan hệ bình đẳng, cùng làm cùng hưởng thụ
Hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ.
Khi chế độ thị tộc tồn tại trong công xã nguyên thủy tan rã và hình thành nên xã hội có Nhànước, và cuộc cách mạng xã hội đầu tiên trong lịch sử loài người đã hình thành nên hình tháiKTXH chiếm hữu nô lệ Đặc trưng của hình thái này là đã thay thế chế độ công hữu (sở hữuchung) về từ liệu sản xuất sang chế độ tư hữu chủ nô, thay thế xã hội không có giai cấp thành xãhội có giai cấp đối kháng (chủ nô – nô lệ), thay thế chế độ tự quản thị tộc bằng trật tự có nhànước của giai cấp chủ nô Giai cấp chủ nô dùng bộ máy cai trị của mình bóc lột tàn nhẫn sức laođộng của nô lệ, nô lệ trong xã hội này được coi như một công cụ lao động biết nói Hình thái nàycũng tạo ra kiểu nhà nước đầu tiên: Nhà nước chủ nô
Hình thái kinh tế - xã hội phong kiến.
Giai cấp thống trị mới trong hình thái này là giai cấp quý tộc – địa chủ, giai cấp bị trị lànông nô Phương pháp bóc lột sức lao động trong xã hội chiếm hữu nô lệ được thay thế bằng hìnhthức bóc lột địa tô – người nông dân được giao đất đai và canh tác trên thửa ruộng của mình, đến
kỳ hạn nộp tô thuế cho địa chủ So với hình thái chiếm hữu nô lệ, hình thức lao động trong thời
kỳ phong kiến đã tiến bộ hơn nhiều, tuy phải nộp tô thuế nhưng nông dân vẫn có thể được giữ lạiphải của cải dư thừa của mình Đồng thời nhiều tầng lớp, giai cấp mới đã xuất hiện trong xã hội
Hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa
Xuất hiện đầu tiên ở châu Âu, phôi thai và phát triển trong lòng xã hội phong kiến châu Âu
và chính thức xác lập như một hình thái KTXH đầu tiên ở Anh và Hà Lan vào thế kỷ 17 AdamSmith (1723-1790) là người có đóng góp to lớn nhất xây dựng một hệ thống lý luận tương đốihoàn chỉnh về chủ nghĩa tư bản tự do hay tự do kinh tế Những nét đặc trưng cơ bản của hình tháiKTXH tư bản chủ nghĩa:
- Quyền sở hữu tư nhân và quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo vệ và coi như quyềnthiêng liêng của con người
- Cá nhân dùng sở hữu tư nhân để kinh doanh trong điều kiện thị trường tự do: mọi sự phânchia của cải đều thông qua quá trình mua bán của các thành phần tham gia vào quá trình kinh tế
Trang 26- Gắn với nền sản xuất công nghiệp có năng suất lao động cao.
- Bản chất sự “bóc lột” nằm ở giá trị thặng dư mà sức lao động tạo ra khi các nhà tư bảnthuê lao động và sử dụng sức lao động
Hình thái kinh tế - xã hội công sản chủ nghĩa.
Là hình thái phát triển cao nhất của xã hội, có quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu công cộng
về tư liệu sản xuất, thích ứng với lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, tạo thành cơ sở hạ tầng
có trình độ cao hơn cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa tư bản, có kiến trúc thượng tầng tương ứng thực
sự là của nhân dân với trình độ xã hội hóa ngày càng cao Những đặc trưng cơ bản của hình tháiKTXH này là:
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền sản xuất công nghiệp hiện đại gắn liềnvới lực lượng sản xuất đã phát triển ở trình độ cao: năng suất lao động cao, tạo ra nhiều của cảivật chất đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hóa của người dân
- Thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu: xóa bỏ những mâu thuẫn đối khángtrong xã hội, giúp gắn bó các thành viên trong xã hội với nhau vì lợi ích căn bản
- Chủ nghĩa xã hội tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới: phù hợp với địa vịlàm chủ của người lao động và xóa bỏ tàn sư của tình trạng lao động bị tha hóa trong xã hội cũ
- Chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động: cơ sở cho công bằng xãhội
- Chủ nghĩa xã hội có nhà nước XHCN là nhà nước kiểu mới, nhà nước mang bản chất củagiai cấp công nhân, mang bản chất nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc, thực hiện quyền lực
và lợi ích của nhân dân Nhà nước XHCN do Đảng cộng sản lãnh đạo Thông qua nhà nước,Đảng lãnh đạo xã hội trên mọi mặt và nhân dân thực hiện quyền lực và lợi ích của mình trongmọi mặt xã hội
- Chủ nghĩa xã hội giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, thực hiện công bằng, bìnhđẳng, tiến bộ xã hội, tạo những điều kiện cơ bản để con người phát triển
2 Ý nghĩa của cách tiếp cận hình thái kinh tế - xã hội trong nhận thức phát triển xã hội 2.1 Phản bác quan điểm duy tâm về lịch sử.
Trước khi C.Mác đưa ra học thuyết về hình thái kinh tế xã hội thì về cơ bản chủ nghĩa duy tâm giữ vai trò thống trị trong khoa học xã hội Thể hiện ở chỗ có những quan điểm cho rằng lịch
sử phát triển không có quy luật mà chỉ theo chiều hướng ngẫu nhiên, không đoán định, hoặc lịch
sử phát triển phụ thuộc vào ý muốn, ý thích chủ quan của con người, con người muốn phát triển như thế nào thì lịch sử sẽ phát triển như vậy, đặc biệt là ý chí của những lãnh tụ, những bậc anh hùng, hoặc quan điểm cho rằng lịch sử là đời sống con người ở một thời đại
Học thuyết về hình thái KTXH của C.Mác đã chỉ ra rằng: sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, tức diễn ra theo các quy luật khách quan chứ
không phải theo ý muốn chủ quan Cho nên, muốn nhận thức đúng đời sống xã hội phải đi sâu nghiên cứu các quy luật vận động phát triển của xã hội V.I.Lênin đã viết: "Xã hội là một cơ thể sống đang phát triển không ngừng (chứ không phải là một cái gì được kết thành một cách máy móc và do đó cho phép có thể tùy ý phối hợp các yếu tố xã hội như thế nào cũng được), một cơ thể mà muốn nghiên cứu nó thì cần phải phân tích một cách khách quan những quan hệ sản xuất cấu thành một hình thái xã hội nhất định và cần phải nghiên cứu những quy luật vận hành và pháttriển của hình thái xã hội đó"
Trang 27Kể từ khi học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác ra đời cho đến nay, loài người đã có
những bước phát triển hết sức to lớn về mọi mặt, nhưng học thuyết đó vẫn là phương pháp thực
sự khoa học để nhận thức một cách đúng đắn về đời sống xã hội Đương nhiên, “học thuyết đó không bao giờ có tham vọng giải thích tất cả, mà chỉ có ý muốn vạch ra một phương pháp duy nhất, đó là phương pháp khoa học để giải thích lịch sử” - (V.I.Lênin: Toàn tập, NXB Tiến Bộ,
Mátxcơva, năm 1974, tập 1, trang 171)
“Lịch sử không chỉ là cuộc đời và những chuyến thám hiểm của các nhà quý tộc, các vị vua,các vị linh mục… mà nó cho thấy những giai đoạn nối tiếp nhau của những phương thức sản xuấtkhác nhau, nhờ những phương thức sản xuất đó con người đạt được sức mạnh để chiến thắng
thiên nhiên” (Trích “ Nhập môn Marx ” - Rius (Eduardo del Rio) Người dịch: Nguyễn Hà, Nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh , năm 2006, trang 125)
2.2 Đề ra phương pháp nghiên cứu mới.
Sự ra đời học thuyết hình thái kinh tế - xã hội đã đưa lại cho khoa học xã hội một phương pháp nghiên cứu thực sự khoa học Thể hiện ở chỗ: Học thuyết này đề xuất khi nghiên cứu lịch sử-xã hội phải bắt đầu nghiên cứu từ quá trình sản xuất, những cơ sở hạ tầng kinh tế của từng xã hội trong từng thời kỳ lịch sử, vì học thuyết này chỉ ra rằng: sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định các mặt của đời sống xã hội Cho nên, không thể xuất phát từ ý thức, tư tưởng, từ ý chí chủ quan của con người để giải thích các hiện tượng trong đời sống xã hội mà phải xuất phát từ phương thức sản xuất
C.Mác đã kết luận:
“Việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp và chính, mỗi một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định của một dân tộc hay một thời đại tạo ra một cơ sở, từ đó mà người ta phát triển các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền, nghệ thuật và thậm chí cả những quan niệm tôn giáo của con người ta” – (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập - NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội, năm 1998, tập 34, trang 500)
Ph.Ăng-ghen cũng nhấn mạnh:
“Sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật … v.v là dựa trên sự phát triển về kinh tế.Nhưng tất cả nhũng sự phát triển ấy đều tác động lẫn nhau và cùng tác động đến cơ sở kinh tế.Hoàn toàn không phải điều kiện kinh tế là nguyên nhân duy nhất và chủ động, còn mọi thứ khác thì chỉ có một tác dụng thụ động Trái lại có sự tác động qua lại trên
cơ sở tính tất yếu kinh tế, là một tính tất yếu, xét đến cùng bao giờ cũng tự vạch ra con đường của nó”- (C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyển tập, tập VI, NXB Sự thật, Hà Nội, năm 1984, trang 788)
2.3 Là cơ sở để phân kỳ lịch sử.
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là cơ sở để phân chia thời đại lịch sử hay phân kỳ lịch
sử vì nó chỉ ra rằng :xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên, máy móc giữa các cá nhân, mà là một cơ thể sống sinh động, các mặt thống nhất chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫnnhau Trong đó, quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản, quyết định các quan hệ xã hội khác, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội.Muốn nhận thức đúng đời sống xã hội, phải phân tích các mặt của đời sống xã hội và mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng.Đặc biệt phải phân tích về quan hệ sản xuất thì mới có thể hiểu một cách đúng đắn về đời sống xã hội.Chính quan hệ sản xuất cũng là tiêu chuẩn khách quan để phân kỳ lịch sử một cách đúng đắn, khoa học
Như Ph.Ăng-ghen đã nói:“Mọi thời đại lịch sử, sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội - cơ cấu này tất yếu phải do sản xuất kinh tế mà ra, - cả hai cái đó tạo thành cơ sở của lịch sử chính trị và lịch sử tư tưởng của mỗi thời đại”- (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội, năm 1995, tập 21, trang 11)
Trang 28Gần đây, trước những thành tựu kỳ diệu của khoa học và công nghệ, có những quan điểm điđến phủ nhận học thuyết hình thái kinh tế – xã hội và đòi phải thay thế bằng cách tiếp cận văn minh Cách tiếp cận này phân chia lịch sử phát triển nhân loại thành văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh hậu công nghiệp (hay văn minh tin học, văn minh trí tuệ)
- Nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp là Phuriê (1772 - 1837) chia lịch sử phát triển xã hộiloài người thành bốn giai đoạn: mông muội, dã man, gia trưởng, văn minh
- Nhà nhân chủng học Mỹ là Moócgan (1818 - 1881) lại phân chia thành ba giai đoạn: mông muội, dã man và văn minh
- Nhà tương lai học người Mỹ, Anvin Tôpphlơ lại dựa vào trình độ phát triển công cụ sản xuất,chia lịch sử phát triển nhân loại thành ba nền văn minh: văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và văn minh hậu công nghiệp
Thực chất đây là phân chia dựa vào các trình độ phát triển kinh tế, dựa vào trình độ khoa học và công nghệ Rõ ràng, cách tiếp cận này không thể thay thế được học thuyết hình thái kinh
tế – xã hội, nó không vạch ra mối quan hệ giữa các mặt trong đời sống xã hội và các quy luật vận động, phát triển của xã hội từ thấp đến cao
“Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào?”- (Các Mác: Tư bản, quyển thứ
nhất, NXBSự Thật, Hà Nội, năm 1973, tập 1, trang 338)
“Mác đã xây dựng tư tưởng cơ bản đó bằng cách nào? Bằng cách là trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, ông đã làm nổi bật riêng những quan hệ sản xuất, coi đó là những quan hệ cơ bản, đầu tiên và quyết định mọi quan hệ khác” – (VI.Lê nin: Toàn tập, NXB Tiến Bộ,
Mátxcơva, năm 1974, tập 1, trang 159)
2.4 Có ý nghĩa cách mạng
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội khẳng định, lịch sử-xã hội của con người là quá trình lịch sử có quy luật cũng giống như những quy luật tự nhiên toàn bộ vấn đề là ở chỗ nhận ra được quy luật đó hay không Nó chỉ ra: sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, tức diễn ra theo các quy luật khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan Cho nên, muốn nhận thức đúng đời sống xã hội phải đi sâu nghiên cứu các quy luật vận động phát triển của xã hội
V.I.Lênin đã chỉ ra rằng : “Xã hội là một cơ thể sống đang phát triển không ngừng (chứ không phải là một cái gì được kết thành một cách máy móc và do đó cho phép có thể tùy ý phối hợp các yếu tố xã hội như thế nào cũng được), một cơ thể mà muốn nghiên cứu nó thì cần phải phân tích một cách khách quan những quan hệ sản xuất cấu thành một hình thái xã hội nhất định
và cần phải nghiên cứu những quy luật vận hành và phát triển của hình thái xã hội đó” –
(V.I.Lênin: Toàn tập, NXB Tiến Bộ, Mátxcơva, năm 1974, tập 1, trang 198)
Mác đã chỉ cho chúng ta làm cách nào mà “quy luật phát lịch sử quy định sự nối tiếp không tránh khỏi của các phương thức sản xuất từ phương thức sản xuất nguyên thủy tới nô lệ, từ chế
độ phong kiến đến tư bản chủ nghĩa” [1] và “lịch sử thế giới hiện trải qua những bước quanh co song, loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử"[2] vì “theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”[3]
[1] - Nhập môn Marx, Rius (Eduardo del Rio), người dịch: Nguyễn Hà, hiệu đính: Bùi Văn Nam Sơn, Nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006, trang 132
[2] - Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, năm 1991, trang 8
Trang 29[3] - Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2001, trang 14
Ngoài ra cũng có những mối hoài nghị cho rằng nếu lịch sử đã diễn ra theo quy luật như vậythì cứ để nó diễn ra mà tại sao lại phải đấu tranh giai cấp, vì sao phải đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội và chống lại cảnh sát nếu đằng nào nó cũng xảy ra ?
Marx đã trả lời rằng:“Bởi vì con người làm nên lịch sử chứ không phải đường vòng nào khác Lịch sử sẽ không làm gì cả, nó không thúc đẩy cuộc đấu tranh nào và tư bản sẽ cố kháng cự sự sụp đổ của chính nó” – (Nhập môn Marx, Rius (Eduardo del Rio), người dịch: Nguyễn Hà, NXB
Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006, trang 132, 133)
Cái dẫn đến sự phá hủy của nó là những đối kháng bên trong chủ nghĩa tư bản: chỉ vì có mộtthế lực đối nghịch đang phát triển một cách độc lập ngoài ý muốn của chủ nghĩa tư bản đó là giai cấp vô sản và rõ ràng một điều rằng người giàu sẽ không bao giờ từ bỏ của cải và đặc quyền của mình một cách vui vẻ
3 Sự vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội vào điều kiện Việt Nam hiện nay
3.1 Thực tiễn cách mạng Việt Nam
Sau khi đất nước thống nhất, cả nước đã quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, trong quá trình thựchiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Đảng ta luôn vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác –Lênin, trong đó có lý luận hình thái kinh tế - xã hội vào việc đề các chủ trương phát triển đấtnước, tuy nhiên do chủ quan duy ý trí nên còn có quan niệm ấu trĩ về chủ nghĩa xã hội
Lực lượng sản xuất yếu tố đảm bảo tính kế thừa trong sự phát triển tiến lên của xã hội, quyđịnh khuynh hướng phát triển từ thấp đến cao Mặt thứ hai của phương thức sản xuất – quan hệsản xuất lỗi thời được xoá bỏ và thay thế bằng những kiểu quan hệ sản xuất mời cao hơn và hìnhthái kinh tế xã hội mới cao hơn ra đời Như vậy, sự xuất hiện, phát triển của hình thái kinh tế - xãhội, sự chuyển biến từ hình thái này sang hình thái khác cao hơn được giải thích trước hết bằng
sự tác động của qui luật trên Đó là khuynh hướng tự tìm được cho sự phát triển thay thế của cáchình thái kinh tế- xã hội
3.2 Quan điểm của C.Mác, PH.Anghen và V.I.Lênin về con đường đi lên CNXH bỏ qua chế
độ TBCN
a Quan điểm của C.Mác và PH.Anghen về sự phát triển đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN
Trong tự viết cho bài “tuyên ngôn của Đảng cộng sản” Mác và Anghen nhấn mạnh:
“Bây giờ thử hỏi công xã nông thôn Nga, các hình thức đã bị phân giải ấy của chế độ cônghữu ruộng đất nguyên thuỷ, có thể chuyển thằng lên hình thức cao, cộng sản chủ nghĩa về sở hữuruộng đất hay không, hay là trước hết, nó phải trải qua quá trình tan rã như nó đã trải qua trongtiến trình lịch sự của phương Tây”
Ngày nay, lời giải đáp duy nhất cho câu hỏi ấy là: Nếu cách mạng Nga báo hiệu cuộc cáchmạng vô sản ở phương Tây và nén 2 cuộc cách mạng ấy bổ sung cho nhau thì chế độ ruông đấtcủa Nga hiện nay sẽ có thể khởi điểm của sự phát triển cộng sản chủ nghĩa Trong tác phẩm “Bàn
về xã hội ở Nga” Ph Ănghen viết “Nhưng một điều kiện tất yếu để làm được việc đó là tấmgương và ủng hộ tích cực của phương Tây cho tới nay vẫn còn là tư bản chủ nghĩa Chỉ khi nàokinh tế tư bản chủ nghĩa bị đánh bại ở quê hương của nó và ở những nước phát triển, chỉ khi nàonhững nước lạc hậu qua tấm gương ấy mà biết được rằng Việc đó đã tiến hành như thế nào
Trang 30Những lực lượng sản xuất công nghiệp hiện đại với tư cách là sở hữu công cộng đã được sử dụngnhư thế nào để phục vụ toàn thể xã hội thì những nước lạc hậu ấy mới có thế bước vào con đườngphát triển rút ngắn như vậy Như thế thắng lợi sẽ được đảm bảo” (1)
(Các Mác- PH.Anghen Tuyển tập T.1.)
Như vậy theo PH Anghen những nước lạc hậu, các nước tiền tư bản chủ nghĩa chứ khôngriêng gì nước Nga, đều có thể đi lên chủ nghĩa xã hội bằng những con đường phát triển bỏ quanhững điều kiên trên kiên quyết nhất định Trong đó có điệu kiện là cách mạng vô sản đã thànhcông ở Tây Âu Điều kiện thứ 2: Các nước trên tư bản chủ nghĩa nhân dân lao động dưới sự lãnhđạo của Đảng cộng sản đã làm theo cách mạng giành được chính quyền từ tay giai cấp thống trị.Điều kiện thứ ba: Các nước đó phải được sự giúp đỡ của các nước Phương Tây đã hoànthành cách mạng vô sản
Trong ba điều kiện trên thì điều kiện đầu tiên là quan trọng nhất
b Quan điểm của V.I.Lênin
Theo Lênin có 2 hình thức quá độ: Quá độ trực tiếp và quá độ gián tiếp
Những nước mà chủ nghĩa tư bản đã phát triển rồi thì có thể đi lên chủ nghĩa xã hội bằngquá độ trực tiếp
Ngược lại những nước lạc hậu có thể đi lên chủ nghĩa xã hội bằng quá độ gián tiếp
Thực chất của hình thực quá độ gián tiếp này là quan điểm của Lênin về cách đi lên chủnghĩa xã hội của các nước tiền tư bản chủ nghĩa Nếu ở giai đoạn ông quan niệm chuyển lên chủnghĩa xã hội là trực tiếp, và tất nhiên là nhanh chóng, thì thực hiện qua nhiều khoản trung gian,qua bước chuyển gián tiếp và đương nhiên là rất phức tạp và lâu dài Ông cũng nêu lên nhữngđiều kiện và những nước lạc hậu kinh tế còn tồn tại các quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa quá độ đilên chủ nghĩa xã hội:
Phương thức sản xuất của xã hội đã lỗi thời về mặt lịch sử đội tiên phong chính trị của giaicấp công nhân có đủ quyết tâm cùng toàn dân giành chính quyền
Có sự giúp đỡ của giải cấp công nhân đã giành được chính quyền ở nước tư bản phát triểnhơn
3.3 Tính tất yếu của con đường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam
Nước ta lạc hậu về kinh tế bị đế quốc thực dân thống trị một thời gian dài cơ sở vật chất cònnghèo nàn lạc hậu
Đảng ta khẳng định sau khi Việt Nam tiến hành công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, xâydựng chủ nghĩa xã hội từ một nước tiền tư bản chủ nghĩa bỏ qua chủ nghĩa tư bản sự lựa chọntrên có 2 căn cứ sau đây
Một là, chỉ có CNXH mới giải phóng được nhân dân lao động thoát khỏi áp bức, bóc lột bấtcông đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân
Hai là, thắng lợi của cuộc cách mạng tại Nga năm 1971 đã mở ra một thời đại mới, tạo khảnăng thực hiện cho các dân tộc lạc hậu tiên lên con đường CNXH
Trang 31Sự lựa chọn ấy không mâu thuẫn với quá trình phát triển lịch sử tự nhiên của CNXH, khôngmâu thuẫn với hình thái kinh tế xã hội của chủ nghĩa Mác Lênin Trong điều kiện cụ thể sự lựachọn ấy chính là sự lựa chọn con đường rút ngắng bỏ quá chế độ TBCN.
Con đường CNXH cho pép chúng ta có thể phát triển nhanh lực lượng sản xuất theo hướngngày càng hiện đại, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội phát triển xã hội theo chiều hướngtiến bộ vừa có thể tránh cho xã hội và nhân dân lao động phải trả giái cho các vấn đề của xã hội
tư bản mà trước hết là chế độ người bóc lột người, là quan hệ bất bình đẳng người với người
3.4 Thực tiễn về cách mạng Việt Nam
Sau khi thống nhất đất nước, cả nước đã quá độ đi lên CNXH, Đảng ta luôn vận dụng lýluận của chủ nghĩa Mác- Lênin trong đó có lý luận hình thái kinh tế xã hội vào việc đề ra các chủtrương phát triển đất nước, tuy nhiên do chủ quan duy ý trí còn quan niệm ấu trĩ về CNXH và lolắng có ngay CNXH nên chúng ta đã mắc phải một số khuyết điểm nghiêm trọng cả về lý luận vàthực tiễn
Một là, từ chỗ khẳng định Việt Nam quá độ thẳng lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triểnTBCN, chúng ta đã có một nhận thức hết sức sai lầm là bỏ qua tất cả những gì thuộc về CNTB,không tiếp thu những yếu tố hợp lý, tích cực của nó vào sự phát triển Vô hình chung chúng ta đã
từ bỏ những thành tựu của nhân loại đạt đượclàm cho chúng ta không tận dụng được các khâutrung gian các bước quá độ cần thiết để vững chắc chế độ xã hội với trên cơ sở tiếp thu kế thừa cóchọn lọc những tinh hoa do nhân loại tạo ra
Hai là, nhận thức chưa đầy đủ về sự khó khăn trong con đường đi lên CNXH, và do tưtưởng nôn nóng muốn có ngay CNXH trong thời gian ngắn cho nên dẫn đến thực hiện xây dựngCNXH chẳng những chúng ta không đạt được mục tiêu đề ra mà còn phá hoại nghiêm trọng sảnxuất và làm nảy sinh nhiều tiêu cực về xã hội
Ở nước ta, bệnh chủ quan duy ý trí đã từng thể hiện ở chỗ đánh giá tình hình thực tế thiếukhách quan, say sưa với thắng lợi, không thấy hết khó khăn, phức tạpm vạch ra các mục tiêu khácao, coi thượng việc khuyến khích lợi ích thực chất, cường điệu động lực tinh thần, muốn bỏ quagiai đoạn tất yếu để tiến nhanh, không tôn trọng các quy luật khách quan
Sự hình thành và phát triển của xã hội chủ nghĩa cũng như chủ nghĩa xã hội là một quá trìnhlịch sử tự nhiên, tuân theo các quy luật khách quan Vì vậy nếu con người muốn thay đổi xã hộitheo ý muốn chủ quan hay muốn dùng mệnh lệnh để xoá bộ các giai đoạn tự nhiên của nó thìkhông tránh khỏi sự trớ trêu
Đứng trước thực tế, khủng hoảng kinh tế xã hội nảy sinh và đã trở nên trầm trọng Đảng cộng sảnViệt Nam đề ra đổi mới đất nước tại đại họi đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Để thực hiện thắng lợi trong công cuộc CNXH ở nước ta, chúng ta phải nỗ lực hơn nữa trong việcnhận thức và sử dụng quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, trong đó về hình thái xã hội
Trang 32CHUYÊN ĐỀ 2.1: Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện và nguyên tắc phát triển
trong nhận thức và thực tiễn
I /Nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và hoạt động thực tiễn
Nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn là một trong nhữngnguyên tắc phương pháp luận cơ bản, quan trọng của phép biện chứng duy vật Cơ sở lý luận củanguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật, theo đó,các sự vật, hiện tượng tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau và tách biệt nhau
I.1/Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
a Khái niệm về mối liên hệ phổ biến:
Theo quan điểm siêu hình : Các sự vật hiện tượng ,tồn tại biệt lập tách rời nhau ,không có
sự ràng buộc quy định lẫn nhau Chủ nghĩa duy tâm cho rằng cái quyết định mối quan hệ ,sựchuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng là một hiện tượng siêu nhiên
Theo quan điểm biện chứng : Các sự vật hiện tượng ,các quá trình khác nhau vừa tồn tại
độc lập ,vừa quy định tác động lẫn nhau Khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sởcủa mối liên hệ giữa các sự vật ,hiện tượng
Liên hệ: là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định ,sự tác động qua lại lẫn nhau ,sự
chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật ,của một hiệntượng trên thế giới
Liên hệ phổ biến: sự vật, hiện tượng trong thế giới (tự nhiên ,xã hội và tư duy ) ,dù rất
phong phú và đa dạng nhưng đều tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật và hiện tượng khác ,đềuchịu sự tác động ,sự qui định của sự vật ,hiên tượng khác ,không sự vật nào tồn tại biệt lập ngoàimối liên hệ với sự vật ,hiên tượng khác