1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

khai luoc ve triet hoc va lich su triet hoc

32 772 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 344,5 KB

Nội dung

PHẦN I KHÁI LƯỢC VỀ TRIẾT HỌC VÀ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC CHƯƠNG I KHÁI LƯỢC VỀ TRIẾT HỌC Nội dung chính I. Triết học là gì 1. Triết học đối tượng của triết học a) Khái niệm triết học b) Đối tượng của triết học 2. Vấn đề cơ bản của triết học II. Chức năng thế giới quan của triết học 1. Triết học – hạt nhân lý luận của thế giới quan 2. Chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm, thuyết không thể biết III. Siêu hình biện chứng 1. Sự đối lập giữa phương pháp siêu hình phương pháp biện chứng 2. Các giai đoạn phát triển cơ bản của phép biện chứng 3. Chức năng phương pháp luận của triết học NỘI DUNG CHI TIẾT I. TRIẾT HỌC LÀ GÌ 1. Triết học đối tượng của triết học a) Khái niệm Triết học Thuật ngữ triết học (philosophia) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp φιλοσοφια có nghĩa là yêu mến sự thống thái (love of wisdom). Ở Trung hoa, triết 哲 gồm 3 từ ghép lại: 手 : thủ = cái tay; 斤 : cân = cái riều ; 口 : khẩu = cái miệng, có nghĩa là sự truy tìm, sự hiểu biết sâu sắc bằng lý luận về bản chất của đối tượng. Triết học xuất hiện từ thế kỷ VII-VI tr.CN ở một số nước có nền văn minh sớm như Ấn Độ, Trung Hoa, Hy Lạp Nhìn chung ở phương Đông hay phương Tây, đều có thể hiểu: Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất về thế giới (về vũ trụ, về con người, về vị trí, vai trò con người trong thế giới) Sự ra đời của triết học do hai nguồn gốc: - Nguồn gốc nhận thức: sự phát triển của tư duy trừu tượng cho phép trừu tượng hóa, khái quát những tri thức cụ thể, riêng lẻ thành hệ thống tri thức lý luận chung nhất. - Nguồn gốc xã hội: Triết học ra đời khi lực lượng sản xuất đã đạt đến một trình độ nhất định, khi lao động trí óc đã trở thành một lĩnh vực độc lập tách khỏi lao động chân tay, khi xã hội đã phân chia thành giai cấp bóc lột giai cấp bị bóc lột. b) Đối tượng của triết học Đối tượng của triết học thay đổi qua các thời kỳ lịch sử phát triển của nó. - Thời cổ đại, triết học chưa có đối tượng riêng của nó. Ở Hy Lạp cổ đại, Triết học bao gồm tất cả các khoa học: siêu hình học, toán học, vật lý học, thiên văn học, chính trị học, đạo đức học, lôgíc học, mỹ học, v.v Nhà triết học đồng thời là nhà khoa học nói chung. Ở Trung Hoa Ấn Độ cổ đại, tư tưởng triết học nằm trong các học thuyết chính trị, đạo đức, tôn giáo - Thời Trung cổ, triết học trở thành đầy tớ của tôn giáo, chỉ có nhiệm vụ lý giải, chứng minh những tín điều tôn giáo. - Thế kỷ XVII-XVIII, triết học duy vật dựa trên khoa học thực nghiệm phát triển mạnh mẽ đấu tranh quyết liệt chống lại tư tưởng phong kiến giáo điều tôn giáo. Tuy nhiên trong thời kỳ này người ta vẫn quan niệm “triết học là khoa học của các khoa học”. Quan niệm này tồn tại mãi cho đến thế kỷ XVIII. Hêghen là nhà triết học cuối cùng coi triết học là một hệ thống hoàn chỉnh của nhận thức trong đó mỗi ngành khoa học chỉ là một bộ phận hợp thành hệ thống. Sự phát triển của các bộ môn khoa học độc lập từng bước làm phá sản tham vọng của triết học muốn đóng vai trò “khoa học của các khoa học”. Cuộc khủng hoảng trong quan niệm về đối tượng của triết học làm nảy sinh một số quan điểm sai trái. Có quan điểm cho rằng triết học đã trở thành “vua Lear”. Có quan điểm phủ nhận vai trò thế giới quan của triết học, quy triết học về chức năng phân tích lôgíc, phân tích ngôn ngữ (CN thực chứng lôgíc, triết học ngôn ngữ) hoặc công cụ của hoạt động thực tiễn (chủ nghĩa thực dụng). Sự ra đời của Triết học Mác-Lênin chấm dứt quan niệm truyền thống coi triết học là khoa học của các khoa học đồng thời cũng chống lại quan niệm hạ thấp vai trò của triết học xuống thành công cụ của tôn giáo, khoa học hay hoạt động thực tiễn. Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, triết học là một hình thái ý thức xã hội, trên cơ sở giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, nó vạch ra những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội tư duy để định hướng cho sự nhận thức hoạt động thực tiễn của con người. [...]... mự quỏng ca tụn giỏo c im ca th gii quan trit hc l s nhn thc, gii thớch th gii bng t duy lý lun, bng lp lun lụgớc Nú cao vai trũ ca lý trớ so vi tỡnh cm v nim tin Vỡ th, trit hc c coi l ht nhõn lý lun ca th gii quan Th gii quan va l kt qu ca s nhn thc th gii ca con ngi, va úng vai trũ lng kớnh qua ú con ngi xem xột, nhỡn nhn th gii, nh hng cho cuc sng, cho hot ng nhn thc v hot ng thc tin ca mỡnh Nu... tri II CHC NNG TH GII QUAN CA TRIT HC 1 Trit hc ht nhõn lý lun ca th gii quan Th gii quan (worldview, world outlook) l ton b nhng quan im, quan nim chung nht ca con ngi v th gii v con ngi, v cuc sng v vai trũ ca con ngi trong th gii Th gii quan l s thng nht gia tri thc v nim tin, lý trớ v tỡnh cm Tri thc l yu t quan trng hng u trong th gii quan Tri thc ch tr thnh th gii quan khi nú gn lin vi tỡnh cm... HèNH V BIN CHNG 1 S i lp gia hai phng phỏp Phng phỏp siờu hỡnh xem xột SVHT trong s cụ lp, tỏch ri nhau (khụng thy mi liờn h gia cỏc mt, cỏc SVHT xem xột s vt, hin tng trong trng thỏi tnh ti tuyt i, hoc ch thy s tng gim v lng, di chuyn v trớ, lp li trong mt vũng trũn khộp kớn, do nguyờn nhõn bờn ngoi Phng phỏp bin chng xem xột SVHT trong mi liờn h, rng buc, ph thuc, tỏc ng, chuyn húa ln nhau Xem

Ngày đăng: 13/03/2014, 23:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Các hình thức của chủ nghĩa duy vật -  khai luoc ve triet hoc va lich su triet hoc
c hình thức của chủ nghĩa duy vật (Trang 22)
Các hình thức của chủ nghĩa duy tâm -  khai luoc ve triet hoc va lich su triet hoc
c hình thức của chủ nghĩa duy tâm (Trang 23)
Các hình thức của chủ nghĩa duy tâm -  khai luoc ve triet hoc va lich su triet hoc
c hình thức của chủ nghĩa duy tâm (Trang 23)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w