1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế hoạch marketing thành lập trường cao đẳng nghề tương lai

13 377 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 249,5 KB

Nội dung

Việc thành lập một trường Cao đẳng hàn lâm sẽ rất khó khăn trong vấn đề tuyển sinh và đào tạo do thị phần của một trường mới mở khó có thể cạnh tranh được với các trường có thế mạnh truy

Trang 1

BÀI TẬP NHÓM 1 MÔN HỌC: QUẢN TRỊ MARKETING

-KẾ HOẠCH MARKETING THÀNH LẬP TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TƯƠNG LAI

-1 Giới thiệu sơ lược về trường:

Tên trường: Trường Cao đẳng nghề Tương Lai

Loại hình: Trường Cao đẳng tư thục

Cơ quan quản lý: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Mô hình hoạt động: Theo Luật doanh nghiệp và Luật giáo dục

Hình thức góp vốn theo công ty cổ phần

Lĩnh vực hoạt động: Dạy nghề

Địa điểm: Từ Liêm- Hà Nội

Các nghề đào tạo chính: Hàn công nghệ cao, Công nghệ ôtô, Chế tạo máy, các nghề phục vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng; các nghề về điện

2 Căn cứ thành lập:

- Căn cứ Luật giáo dục

- Căn cứ Luật Dạy nghề

- Căn cứ Luật doanh nghiệp

- Căn cứ Luật đầu tư (khoản 1- Điều 29 Luật đầu tư)

- Căn cứ các văn bản của Nhà nước về lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề

Trang 2

-Ý tưởng thành lập Trường Cao đẳng nghề Tương Lai được chúng tôi đưa ra dựa trên các điều kiện chúng tôi đánh giá là không ít khó khăn nhưng các mặt thuận lợi vẫn chiếm ưu thế Để thực hiện ý tưởng, chúng tôi đưa ra kế hoạch marketing thực thi kế hoạch này

Nội dung:

1 Phân tích cơ hội

2 Mục tiêu của sản phẩm và thị trường

3 Chương trình Marketing cụ thể

4 Chi phí dự án

5 Kế hoạch thực hiện

6 Kiểm soát và đánh giá

PHẦN 1 PHÂN TÍCH CƠ HỘI:

1 Rào cản gia nhập: Khu vực Hà Nội hiện nay (bao gồm cả Hà Tây) trước

đây hiện có 74 trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ GD&ĐT quản lý cùng gần

10 trường Cao đẳng nghề thuộc Bộ LĐTB&XH quản lý Chưa kể các trường

ở các tỉnh lân cận Dân số của Hà Nội hiện nay gần 9 triệu người Như vậy, mật độ các trường Cao đẳng hàn lâm khá dày đặc Việc thành lập một trường Cao đẳng hàn lâm sẽ rất khó khăn trong vấn đề tuyển sinh và đào tạo do thị phần của một trường mới mở khó có thể cạnh tranh được với các trường có thế mạnh truyền thống và là trường công lập được ngân sách nhà nước tài trợ

Tuy nhiên, với hệ đào tạo nghề và thị trường lao động chưa qua đào tạo nghề, nhất là các nghề đào tạo theo các modul hiện nay thì thị phần này còn rất lớn Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, số học sinh đăng ký thi đại học, cao đẳng năm 2009 giảm so với năm 2008 tới 30% Như vậy, có sự phân luồng

và đánh giá học lực để lựa chọn trường, loại hình học đối với học sinh

Trang 3

Nhu cầu xã hội ngày càng đòi hỏi số lượng lao động qua đào tạo nghề, nhất

là nghề bậc cao để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội và xuất khẩu lao động Chất lượng đào tạo nghề còn thấp

Các chính sách của Nhà nước đang khuyến khích công tác đào tạo nghề, xã hội hoá giáo dục bằng việc ưu đãi về đất đai, thuế, các thủ tục thành lập trường…

Kết luận: Rào cản gia nhập thấp

2 Đối thủ cạnh tranh.

Nhìn trên tổng thể sự cạnh tranh trong đào tạo nghề không có sự gay gắt như đối với các trường đào tạo hàn lâm do các trường đào tạo nghề chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội Các trường đào tạo nghề với số học sinh theo học mới chiếm một tỷ lệ vô cùng khiêm tốn Đào tạo không đủ đáp ứng với nhu cầu

xã hội (ngược với các trường đào tạo hàn lâm)

“Sân chơi” chung còn rất rộng rãi và thị phần còn rất lớn cho việc ra đời của Trường

Các đối thủ cạnh tranh chính:

- Các trường công lập của Nhà nước: Đại học Công nghiệp Hà Nội, Cao đẳng Điện tử Điện lạnh, Cao đẳng Cơ điện…

- Các trường của các Tổng công ty có nguồn lực về tài chính, kỹ thuật.Ví dụ Trường cao đẳng nghề Simco Sông Đà

- Các trường tư thục ra đời trước: Cao đẳng nghề Hùng Vương, Cao đẳng nghề Văn Lang, Cao đẳng nghề Phú Xuân…

Sự cạnh tranh của đối thủ dựa trên các mặt: về nguồn tài chính, về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất hiện có, thương hiệu, học phí…

3 Sản phẩm thay thế:

Học sinh qua đào tạo nghề còn chiếm tỉ lệ ít Sản phẩm thay thế ít Sản phẩm

thay thế có thể là:

Trang 4

- Các trung tâm dạy nghề.

- Các cơ sở dạy nghề, truyền nghề

4 Sức mạnh của nhà cung cấp:

Nhà cung cấp có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (các thành viên sáng lập trường là những nhà giáo quản lý giáo dục của một số trường đại học, cao đẳng trước đây

Vấn đề được đặt lên hàng đầu của nhà cung cấp là cung cấp dịch vụ đào tạo chất lượng cao, đào tạo theo địa chỉ, theo modul, gắn chặt với công nghệ, tối đa đầu ra cho học viên Gắn đào tạo nghề với quản lý về ý thức lao động, tăng thời lượng đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành Đảm bảo khi ra trường học sinh đáp ứng yêu cầu của nhà sử dụng lao động Tìm kiếm việc làm cho đội ngũ lao động sau đào tạo Tạo dần sự thay đổi trong cách nhìn nhận về học nghề tốt thành công trong cuộc sống không kém học hàn lâm

Dành đầu tư thích đáng về tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ cao ….cho một dịch vụ đào tạo hoàn hảo

Các thủ tục nhập học đơn giản

5 Sức mạnh của người mua:

Người mua dịch vụ là các bậc phụ huynh, các đối tượng có nhu cầu đào tạo nghề để có một nghề kiếm sống

Sự phân luồng trong đào tạo ngày cho thấy nhu cầu của thị trường đào tạo nghề ngày một lớn, cung chưa đáp ứng được cầu

Việc so sánh và tìm hiểu, chia sẻ thông tin để tìm trường đào tạo phù hợp với các đối tượng có nhu cầu học nghề ngày càng dễ dàng Người mua chú trọng và chất lượng đào tạo, chi phí đào tạo và đầu ra sau đào tạo

6 Phân tích SWOT:

6.1 Điểm mạnh:

- Chất lượng đào tạo cao, đào tạo có địa chỉ Tập trung đào tạo theo phương pháp hiện đại, lấy thực hành là chính

- Địa điểm thuận lợi về giao thông (có xe buýt chạy qua)

- Kinh nghiệm quản lý của đội ngũ cán bộ: các thành viên sáng lập nguyên là Hiệu trưởng Đại học, Cao đẳng, doanh nhân thành đạt

Trang 5

- Tiềm lực kinh tế mạnh: Các thành viên sáng lập cam kết số vốn góp ban đầu

40 tỷ đồng Trường tiếp tục tìm kiếm các nguồn vốn ưu đãi cho giáo dục và các nguồn vốn khác để phát triển theo quy mô đào tạo

- Đội ngũ giáo viên: Được tuyển chọn đạt chất lượng tay nghề cao Liên kết với các trường đào tạo hàng đầu của nước ngoài để phối hợp đào tạo theo từng nghề

- Xác định đầu ra sau đào tạo ngay cho học viên (kết hợp với các tổng công ty, công ty xuất khẩu lao động…)

6.2 Điểm yếu:

- Trường thành lập sau, thương hiệu chưa có

- Chi phí đầu tư trang thiết bị lớn

- Tâm lý học nghề khi không còn con đường nào khác còn mang tính phổ biến trong xã hội Tâm lý sính bằng cấp còn ăn sâu

- Việc mời, tuyển đội ngũ giáo viên có trình độ cao đòi hỏi chi phí cũng cao

6.3 Cơ hội

- Các chính sách về xã hội hoá giáo dục đào tạo, chính sách ưu đãi trong đào tạo nghề được Nhà nước ưu tiên và khuyến khích cao Các nguồn kinh phí dành cho đào tạo nghề được nhà nước rót thẳng cho các trường đào tạo Nhà nước ưu đãi đầu tư trong giáo dục đào tạo bằng miễn thuế 10 năm,tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, chính sách vay vốn…

- Sự phân luồng trong giáo dục ngay từ phổ thông tạo điều kiện cho công tác đào tạo nghề ngày một thuận lợi Mức độ quan tâm và nhu cầu của xã hội đối với công tác dạy nghề ngày một lớn

- Trang thiết bị máy móc phục vụ công tác đào tạo nghề ngày một hiện đại

- Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần một đội ngũ lao động có kỹ thuật với số lượng ngày càng nhiều Thu hồi đất của Nhà nước để phát triển kinh tế khiến một bộ phận lao động làm nông nghiệp mất đất phải chuyển đổi học nghề

để kiếm sống

6.4.Thách thức.

- Việc quản lý trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo còn nhiều bất cập và chưa có sự thống nhất Có ngành, nghề Bộ GD&ĐT quản lý, có ngành, nghề do Bộ LĐTB&XH quản lý Các ngành đào tạo chưa có sự thống nhất

Trang 6

- Số lượng trường đào tạo cả thuộc Bộ GD&ĐT và Bộ LĐTB&XH quản lý tăng nhanh, các trường vốn nước ngoài vào nhiều gây ra nhiều áp lực cạnh tranh về thị phần, chất lượng, chi phí

- Công nghệ thay đổi nhanh đòi hỏi Trường cũng phải liên tục thay đổi phương pháp đào tạo, thiết bị thực hành

PHẦN 2 MỤC TIÊU SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƯỜNG

1 Mục tiêu chung: Hướng tới tất cả các đối tượng có nhu cầu đào tạo nghề

thuộc các tỉnh phía Bắc

2 Thị trường mục tiêu: Các công ty, các khu vực có tốc độ đô thị hoá nhanh

thuộc địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận

3 Phân đoạn thị trường:

Việc phân đoạn thị trường với dịch vụ này dựa trên các cơ sở:

- Về địa lý: khu vực: Hướng tới khu vực nông thôn là chính

- Về nhân khẩu học: Tuổi từ 15 trở lên, có nhu cầu học nghề

Giới tính: Cả nam và nữ

Thu nhập: Trung lưu trở xuống

Trình độ giáo dục: Trung bình

- Hành vi: Lợi ích sau khi học có một nghề để kiếm sống

4 Sự khác biệt về sản phẩm:

- Máy móc thực hành hiện đại, phương pháp giảng dạy tiên tiến

- Giảng viên đều có trình độ cao và kinh nghiệm

- Gắn đào tạo với thực hành tại các cơ sở sản xuất

- Tìm đầu ra cho học viên sau tốt nghiệp: Xuất khẩu lao động, làm việc tại các doanh nghiệp có thu nhập cao theo đúng trình độ đào tạo

- Phương thức đào tạo linh hoạt: Theo địa chỉ, theo yêu cầu của doanh nghiệp, người học Thời gian đào tạo từ ngắn hạn tới dài hạn

- Tính liên thông giữa các cấp độ đào tạo: Liên thông giữa sơ cấp học lên Trung cấp nghề, giữa Trung cấp nghề lên Cao đẳng nghề

- Các chế độ về học bổng, ưu đãi được áp dụng ở mức cao hơn trường công lập

5 Tuyên bố đ ịnh vị sản phẩm:

Trang 7

“Tay nghề của học viên quyết định thương hiệu của chúng tôi ”

6 Bản đồ định vị

- Về trình độ giáo viên: Ngang bằng và cao hơn các trường xung quanh

- Về chất lượng dịch vụ: sát với nhu cầu xã hội

- Về học phí: Thấp hơn các trường khác từ 50.000 đồng – 100.000 đồng/tháng (áp dụng trong thời gian đầu)

- Trang thiết bị thực hành: Hiện đại

- Cơ sở thực hành: Thực hành tại các doanh nghiệp, cơ sở thực tế

PHẦN 3 CHƯƠNG TRÌNH MARKETING CỤ THỂ

Để thực thi kế hoạch, chúng tôi đưa ra chương trình hành động dựa trên

7 yếu tố (7P) áp dụng cho loại hình dịch vụ Áp dụng chiến lược của Marketing hỗn hợp Đó là:

- Sản phẩm:

- Kênh phân phối

- Khuyếch trương

- Giá (học phí)

- Con người

- Quá trình dịch vụ

- Các yếu tố vật chất của dịch vụ

Place

Trang 8

1 Chiến lược sản phẩm:

5 cấp độ của sản phẩm:

People

Process

Phisycal Evidence

Promotion

Quality

Chất lượng đào tạo, kỹ năng tay

nghề

Trang 9

Các khoa, nghề, các hệ đào tạo:

Các khoa ban đầu:

- Khoa Cơ khí: Đào tạo nghề Hàn công nghệ cao từ 1G đến 6G, Công nghệ cơ khí

ô tô, Chế tạo máy

Hệ đào tạo từ Cao đẳng trở xuống, chú trọng đào tạo ngắn hạn theo modul

- Khoa Du lịch: Đào tạo các nghề: Quản trị du lịch(Buồng, bàn, bếp, bar), hướng

dẫn viên du lịch

Hệ đào tạo: từ ngắn hạn đến Cao đẳng Chú trọng đào tạo ngắn hạn, đào tạo lại cho

số lao động đã qua đào tạo trước đây

- Khoa Điện- Điện tử: Đào tạo các nghề Điện tử, Điện lạnh, Điện cơ, Điện dân

dụng, điện tự động

Phát triển tay nghề, ngoại ngữ

Giáo viên, giáo trình, CSVC

Thực hành thực tập Phát triển thể lực, tính kỷ luật

Trang 10

Yêu cầu chung:

+ Ngoài học nghề được đào tạo sâu về ngoại ngữ theo từng nghề và định hướng đầu ra sau tốt nghiệp

+ Mỗi lớp học tối đa 25 học viên

+ Thời gian học: Các ngày trong tuần

+ Thời lượng kiến thức: Lý thuyết 10-15%, thực hành 85-90%

2 Chiến lược giá (Price) cho năm đầu

- Miễn phí nhập học và phí xây dựng trường

- Học phí với các hệ:

+ Cao đẳng: 350.000đ- 400.000đ/tháng (thời gian đào tạo từ 2,5 năm tới 3 năm) Các trường tư thục khác thu từ 450.000đ-500.000đ/tháng (Cao đẳng nghề Hùng Vương, Cao đẳng nghề Văn Lang)

Trường công thu từ 200.000đ-300.000đ/tháng (Đại học công nghiệp, Cao đẳng Điện tử điện lạnh), tuy nhiên các trường này thu thêm các loại phí và xây dựng trường dẫn tới mức trung bình hàng tháng số tiền cũng tương đương

+ Hệ trung cấp: 300.000đ-350.000đ/tháng

+ Hệ ngắn hạn: Tuỳ theo nghề, thu trọn gói

Nghề Hàn công nghệ cao 1G-6G: 1-3G thời gian đào tạo 1-1,5 tháng, học phí 3.000.000 đồng; 3G-6G thời gian đào tạo từ 4-4,5 tháng, học phí 6.500.000đ-7.000.000 đồng

Học phí học ngoại ngữ: Với thời lượng tăng thêm theo khung chương trình không thu thêm tiền học phí (so với khung chương trình tăng thêm 30%)

Mức học phí được điều chỉnh hàng năm nhưng tăng không quá 20%

Hệ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề được phép tuyển sinh liên tục quanh năm

3 Chiến lược khuyếch trương (Promotion).

- Xây dựng Website để giới thiệu về trường.Cho đăng ký học qua Website

- Quảng bá rộng rãi trên các báo điện tử, tờ rơi phát tới học sinh

- Xây dựng mối quan hệ với các đoàn thể, các quỹ hỗ trợ đào tạo nghề

Trang 11

- Tuyên truyền, giới thiệu tới từng trường cấp II, III tại khu vực ngoại thành Hà Nội

và các tỉnh lân cận, các tỉnh thuộc khu vực miền trung

- Tận dụng các mối quan hệ với các tổng công ty, công ty, doanh nghiệp để tìm hiểu và tìm kiếm các hợp đồng đào tạo

- Đặt các văn phòng đại diện tại các tỉnh

- Tổ chức các hội thảo về định hướng nghề cho học sinh phổ thông và người lao động

- Tham gia các hoạt động xã hội, nhất là các hoạt động vì cộng đồng

4 Chiến lược phân phối (Place)

- Dịch vụ được phân phối và cung cấp tập trung chính và khu vực ngoại thành Hà Nội, khu vực các tỉnh miền Trung, các tỉnh miền núi phía Bắc

- Khu vực đang chuyển đổi nghề từ nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh dịch vụ, nhất là các khu vực đang có tốc độ đô thị hoá cao

5 Các yếu tố vật chất của dịch vụ:

- Phòng học khang trang, có máy chiếu phục vụ giảng dạy.

- Có ký túc xá giá rẻ cho sinh viên, nối mạng internet

- Có thư viện điện tử, phòng Lab học tiếng

- Các trang thiết bị thực hành hiện đại

- Trang phục thầy, cô giáo đồng nhất in biểu tượng của trường

- Đưa ra các thông số chất lượng của dịch vụ do trường cung cấp và trường chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ của mình

6 Quá trình dịch vụ:

- Tiến hành nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu và mong đợi của khách hàng.

- Xây dựng các quy chế, quy định quản lý chặt chẽ chất lượng đào tạo và đầu ra sau đào tạo

- Cung cấp dịch vụ đào tạo chất lượng cao

Trang 12

- Giám sát, kiểm tra thực hiện chất lượng và phát hiện các vấn đề phát sinh để xử lý kịp thời

- Đảm báo cam kết với đối tượng học viên (khách hàng) về chất lượng đào tạo, giá

cả và đầu ra cho người học Thông tin chính xác, kịp thời

PHẦN 4 CHI PHÍ DỰ ÁN:

Dự án chấp nhận trong 2 năm đầu chưa có lãi do đầu tư ban đầu về vốn để xây dựng cơ sở vật chất, thu hút đội ngũ giáo viên giỏi, khuếch trương dịch vụ (thực tế này đã được chứng khi chúng tôi thực hiện lập một trường cao đẳng tư thục thuộc

hệ hàn lâm) Trong các chi phí được đánh giá các chi phí sau đây là cao thời gian đầu:

- Chi phí xây dựng cơ sở vật chất

- Chi phí mua sắm trang thiết bị

- Chi phí trả cho bộ máy hành chính và giáo viên có trình độ cao

- Chi phí khuếch trương, quảng cáo

- Chi phí kiểm định chất lượng đào tạo

PHẦN 5 KẾ HOẠCH VÀ THỜI GIANTHỰC HIỆN.

2 Xây dựng đề án và xin cấp phép thành lập Từ tháng 5-9/2009

3 Chuẩn bị đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất Từ tháng 6-9/2009

4 Xây dựng Website, quảng bá 8/2009

5 Tuyển sinh đợt 1 9/2009

6 Lập thời khoá biểu, phân lớp đợt 1 10/2009

7 Khai giảng đợt 1 11/2009

8 Rút kinh nghiệm, đánh giá 12/2009

Trang 13

PHẦN 6 KIỂM SOÁT VÀ ĐÁNH GIÁ:

Quá trình triển khai dự án luôn có sự kiểm soát và đánh giá Trên cơ sở mục tiêu dự

án, các chi phí, doanh thu, số lượng học sinh theo học, các ý kiến phản hồi của học sinh và xã hội, chất lượng đào tạo thể hiện qua số học sinh có việc làm sau tốt nghiệp…để đánh giá hiệu quả của dự án

Những vấn đề bất cập của dự án và khó khăn nảy sinh sẽ được phân tích, tìm hướng giải quyết kịp thời Vấn đề mấu chốt là phải tạo dấu ấn về Trường với ấn tượng là địa chỉ đào tạo chất lượng cao và tin cậy Trường phải có học sinh và dịch vụ phải được xã hội chấp nhận

- -Tài liệu tham khảo:

1 Giáo trình và bài giảng Marketing, Chương trình đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh quốc tế

2 Số liệu khảo sát một số trường đại học cao đẳng

3 Đề án thành lập Trường Cao đẳng Bách nghệ Tây Hà

4 Một số bài báo trên Internet và tạp chí

Ngày đăng: 16/12/2016, 16:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w