1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rèn kĩ năng cảm nhận biện pháp nhân hóa trong các bài thơ cho học sinh lớp 4,5

40 1,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 762,5 KB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Rèn kĩ năng cảm nhận biện pháp nhân hóa trong các bài thơ cho học sinh lớp 4, 5” được chúng tôi nghiên cứu và hoàn thành trên cơ sở kế thừa và phát huy những công t

Trang 1

CHO HỌC SINH LỚP 4, 5

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phòng Đào tạo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, tới các thầy, cô giáo trong Khoa Giáo dục Tiểu học

đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành khóa luận của mình

Đặc biệt, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo Th.s Lê Bá Miên đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận này

Do hạn chế về thời gian và năng lực của bản thân nên đề tài của chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2016

Nguyễn Thị Thu Trà

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài “Rèn kĩ năng cảm nhận biện pháp nhân hóa trong các bài thơ cho học sinh lớp 4, 5” được chúng tôi nghiên cứu và hoàn thành trên cơ sở kế thừa

và phát huy những công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả khác, cộng với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của thầy giáo Th.s Lê Bá Miên

Chúng tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu này chưa được tác giả nào nghiên cứu

Trang 4

BẢNG KÍ HIỆU CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN THỨ NHẤT 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Trọng tâm của đề tài 4

8 Cấu trúc của khóa luận 4

PHẦN THỨ HAI 5

PHẦN NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 5

1.1 Cơ sở lí luận 5

1.1.1 Những hiểu biết chung về nhân hóa 5

1.1.2 Nhân hóa tu từ có nhiều trong thơ 8

1.1.3 Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 4,5 9

1.2 Cơ sở thực tiễn 12

1.2.1 Chương trình dạy học biện pháp nhân hóa tu từ trong Tiếng Việt 4, 5 12 1.2.2 Thực trạng dạy - học biện pháp tu từ nhân hóa trong sách Tiếng Việt lớp 4, 5 13

CHƯƠNG 2 NHỮNG BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ NHÂN HÓA TU TỪ TRONG CÁC BÀI THƠ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 15

2.1 Rèn cho học sinh nắm chắc khái niệm về nhân hóa 15

2.2 Rèn kĩ năng nhận biết biện pháp nhân hóa 18

2.3 Rèn kĩ năng cảm thụ biện pháp nhân hóa 26

KẾT LUẬN 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Trang 6

PHẦN THỨ NHẤT NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1 Lý do chọn đề tài

Nhân hóa tu từ được coi là một biện pháp đơn giản nhưng nó lại vô cùng gần gũi, quen thuộc Trong đời sống hằng ngày, chúng ta vẫn thường được nghe: lúa thời con gái, biển xôn xao, gió thì thào… Tuy đơn giản, nhưng

nó có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến ta Bởi nó được sử dụng ngay từ khi con người bập bẹ nói những tiếng đầu đời Đó là khi các em bé bi bô nói chuyện với đồ chơi của mình, hay khi em bé khóc vì đồ chơi bị hỏng… Nhân hóa tu

từ tuy đơn giản nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng Nếu thiếu nhân hóa, trong giao tiếp hằng ngày, lời nói của chúng ta sẽ vô cùng khô khan, thiếu sinh động, thiếu sự gợi hình Còn trong văn chương, nếu thiếu nhân hóa thì đâu có những hình ảnh sinh động, những hình tượng đẹp như cánh cò - biểu tượng cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam tần tảo sớm hôm, hay hình ảnh cây tre Vệt Nam - tượng trưng cho đức tính phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam… Nhân hóa tu từ còn được dùng như để bày tỏ tình cảm, cảm xúc một cách khéo léo, tế nhị: “Cảnh buồn người có vui đâu bao giờ” Nhân hóa tu từ

đã giúp các nhà văn nhà thơ xây dựng lên những hình ảnh sống động, những hình tượng nghệ thuật thật độc đáo Nhân hóa tu từ xuất hiện khá phổ biến trong các tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi đem lại những câu thơ hồn nhiên, nhí nhảnh pha chút hóm hỉnh như đúng tuổi thơ của các em Nhân hóa

tu từ cũng xuất hiện trong các bài thơ trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, 5

Ở độ tuổi này, các em đã có nhận thức hơn so với học sinh lớp dưới nên cảm nhận của các em về nhân hóa tu từ cũng như các biện pháp tu từ khác có phần đặc biệt hơn, với vốn từ ngữ của mình các em sẽ có những cảm nhận riêng sâu sắc hơn Những lí do trên đã khiến tôi tìm hiểu về nhân hóa tu từ gần gũi,

thân quen mà chọn: “Rèn kĩ năng cảm nhận biện pháp nhân hóa trong các

bài thơ cho học sinh lớp 4, 5” làm đề tài nghiên cứu

Trang 7

2 Lịch sử vấn đề

Nhân cách hóa là một biện pháp tu từ được nhiều nhà khoa học nghiên cứu Nhiều nhà Phong cách học, trong đó một số nhà Phong cách học tên tuổi đã nghiên cứu nhân hóa trong những giáo trình do họ biên soạn như:

- Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa (1993,1995,…) Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục

- Đinh Trọng Lạc (1994), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục

- Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp

Trong các tác phẩm trên, nhân cách hóa được nghiên cứu ở các nội dung cơ bản như:

+ Khái niệm về nhân cách hóa

+ Cách thức sử dụng ngôn từ để tạo ra nhân hóa

+ Sơ lược chức năng hoặc tác dụng của nhân hóa

Ở các nội dung trên, các nhà khoa học nhìn chung có sự nhất quán về quan niệm

Bên cạnh đó, nhân cách hóa còn được ghiên cứu trong sách giáo khoa Tiếng Việt và sách giáo khoa Ngữ Văn

Trong chương trình, nhân cách hóa được đưa vào SGK Tiếng Việt 3, tập hai thông qua hệ thống các bài tập Nhân cách hóa được giới thiệu trong SGK Ngữ Văn 6, tập hai (2002), không chỉ thông qua những bài tập thực hành mà từ các bài tập các em tổng hợp thành định nghĩa và chỉ ra cách thức

tổ chức của nhân hóa (sđd, tr.56 - 58)

Ngoài ra, nhân hóa còn được nghiên cứu trong các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên

Một số sinh viên khoa Ngữ Văn và khoa Giáo dục Tiểu học đã thực hiện nghiên cứu đề tài có liên quan đến nhân cách hóa, ví dụ như:

Trang 8

- Nghệ thuật nhân hóa trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa, Nguyễn Thị Thu Thủy (2007), khoa Giáo dục tiểu học

- Tác dụng của nhân cách hóa đối với việc giáo dục nhận thức, giáo dục tình cảm, giáo dục thẩm mĩ cho học sinh Tiểu học, Dương Thị Kim Dung (2009), khoa Giáo dục Tiểu học

- Nhân hóa với việc hình thành biểu tượng về một số hiện tượng tự nhiên cho học sinh Tiểu học, Nguyễn Thị Kim Dung (2010), khoa Giáo dục Tiểu học

- Tìm hiểu hiệu quả của biện pháp tu từ trong thơ Nguyễn Bính, Bùi Thị Hiền Lương (2008), khoa Ngữ Văn;…

Có thể thấy, đây không phải là nội dung mới vì nó đã được nhiều tác giả nghiên cứu, tìm hiểu Tuy vậy, dựa vào các nguồn tài liệu đã thống kê cho thấy: chưa có tài liệu nào trùng với đề đài: “Rèn kĩ năng cảm nhận biện pháp nhân hóa trong các bài thơ cho học sinh lớp 4,5”

3 Mục đích nghiên cứu

Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm hướng đến các mục đích sau:

- Giúp cho học sinh lớp 4, 5 rèn kĩ năng cảm nhận biện pháp tu từ nhân hóa trong các bài thơ

- Giúp cho giáo viên hướng dẫn học sinh cảm nhận biện pháp nhân hóa trong các bài thơ

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu một số cơ sở lí thuyết liên quan tới đề tài làm căn cứ để

xây dựng biện pháp

- Tìm hiểu thực trạng dạy và học biện pháp tu từ này ở trường tiểu học

- Đề xuất một số biện pháp nhằm rèn kĩ năng cảm nhận biện pháp

nhân há trong các bài thơ cho học sinh lớp 4, 5

Trang 9

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Rèn kĩ năng cảm nhận biện pháp tu từ nhân hóa trong các bài thơ cho học sinh lớp 4, 5

- Phạm vi nghiên cứu: Biện pháp tu từ nhân hóa trong các bài thơ lớp 4, 5

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp thống kê

Phương pháp này chúng tôi sử dụng để khảo sát, nhận diện những trường hợp có sử dụng nhân hóa trong các tác phẩm thơ trong SGK Tiếng Việt lớp 4, 5

6.2 Phương pháp miêu tả

Phương pháp này được chúng tôi dùng khi cần tái tiện những ví dụ có

sử dụng nhân cách hóa

6.3 Phương pháp phân tích phong cách học

7 Trọng tâm của đề tài

Đề tài này đi sâu vào vấn đề về rèn kĩ năng cảm nhận biện pháp tu từ nhân hóa trong các bài thơ cho học sinh lớp 4, 5

8 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Phụ lục phần Nội dung của khóa luận gồm 2 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài

Chương 2: Các biện pháp rèn kĩ năng cảm nhận biện pháp tu từ nhân hóa trong các bài thơ cho học sinh lớp 4, 5

Trang 10

PHẦN THỨ HAI PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Những hiểu biết chung về nhân hóa

1.1.1.1 Khái niệm về nhân hóa

Khi tìm hiểu về nhân hóa, mỗi nhà khoa học đã đưa ra một định nghĩa theo cách riêng của mình

a, Theo Đinh Trọng Lạc “Nhân hóa (còn gọi là nhân cách hóa) là một biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng không phải con người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn, đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đấo tâm tư, thái độ của mình”

b, Lại Nguyên Ân (1999) trong “Thuật ngữ văn học” định nghĩa về nhân hóa như sau: “Nhân cách hóa còn được gọi tắ là nhân hóa; một loại đặc biệt của ẩn dụ; chuyển những đặc biệt của con người (và rộng ra: của những sinh thể) sang những đối tượng và hiện tượng không phải là người (hoặc không có những đặc tính của những cơ thể sống)”

Tác giả của hai tài liệu trên đã có sự thống nhất khi xếp nhân hóa là một biến thể của ẩn dụ Mặc dù cách diễn đạt có khác nhau nhưng về cơ bản,

họ đều cho rằng nhân hóa là cách chuyển những đặc điểm của người sang sự vật không phải là người

c, “Từ điển tiếng Việt” năm 2009, Nxb Đà Nẵng đã đưa ra cách giải thích ngắn gọn: Việc “gán cho loài vật hoặc vật vô chi hình dáng, tính cách hoặc ngôn ngữ của con người” gọi là nhân hóa

Trang 11

d, Tác giả Trần Mạnh Hưởng qua cuốn: “Luyện tập về cảm thụ văn học

ở Tiểu học” (Nxb Giáo dục, 2002) cho rằng: nhân hóa là biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó những đặc điểm mang tính cách người làm cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn.”

e, SGK Ngữ Văn lớp 6, tập hai, Nxb Giáo dục, 2002 định nghĩa về nhân hóa: “Nhân hóa là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người” (Sđd,trang 56)

Kế thừa các định nghĩa về nhân hóa, chúng tôi đưa ra cách hiểu sau: nhân hóa là cách dùng từ ngữ vốn chỉ người hoặc biểu thị các hành động, tính chất của các sự vật không phải là người, dựa trên sự tương đồng nào đó giữa hai đối tượng nằm giúp người nói (người viết) miêu tả sinh động đối tượng được phản ánh, đồng thời kín đáo bày tỏ thái độ tình cảm của mình đối với đối tượng đó

1.1.1.2 Hai góc nhìn về nhân hóa

Tác giả Đinh Trọng Lạc (1998) trong “99 phương tiện và biện pháp tu

từ tiếng Việt” (Nxb Giáo dục) đã đưa ra lý thuyết về “biện pháp tu từ và phương tiện tu từ” Dựa vào đó, người nghiên cứu, học tập có thể nhìn nhận nhân hóa ở hai góc nhìn:

a, Nhân hóa về một biện pháp tu từ

Ở phương diện này, nhân hóa là một biến thể của ẩn dụ Nó được tổ chức theo cách: dùng từ ngữ vốn chỉ người, hoạt động tính chất của người để chỉ vật hoặc hoạt động, tính chất của sự vật không phải là người, dựa trên nét tương đồng nào đó giữa hai đối tượng

Từ góc nhìn này, người nghiên cứu có thể xác định trong giao tiếp, người nói, người viết (người phát tin) đã tạo ra nhân cách hóa theo những cách thức cụ thể nào

Trang 12

Ví dụ:

“Ông sấm vỗ tay cười Làm bé bừng tỉnh giấc”

(Ông trời bật lửa, Đỗ Xuân Thanh, TV 3, tập hai)

Nhà thơ Đỗ Xuân Thanh đã tạo ra biện pháp nhân hóa bẳng cách dùng

từ “Ông” một từ xưng hô của con người để chỉ một đối tượng tự nhiên “sấm”

Trong ví dụ trên, cụm động từ “ vỗ tay cười” vốn được dùng để chỉ hoạt động của con người, trong ngữ cảnh, nó được tác giả dùng để chỉ hoạt động của trời mưa có tiếng sấm vang rền

b, Nhân hóa là một phương tiện tu từ

Đinh Trọng Lạc (1998) cho rằng sự khác nhau giữa phương tiện tu từ

và biện pháp tu từ chính là ở chỗ: “biện pháp tu từ” là một cách dùng ngôn ngữ có mục đích tu từ, còn “phương tiện tu từ” là những phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa sự vật - logic) ra, chúng còn có ý nghĩa

Trang 13

Chị mây kéo đến Trăng sao chốn cả rồi

(Ông trời bật lửa, Đỗ Xuân Thanh, TV3, Tập hai)

b, Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất, trạng thái của người để chỉ hoạt động, tính chất, trạng thái của sự vật không phải là người

Ví dụ:

Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha

(Dòng sông mặc áo, Nguyễn Trọng Tạo, TV4, tập hai)

c, Dùng từ ngữ mà con người thường sử dụng để tâm tình, trò chuyện với nhau để tâm tình, trò chuyện với sự vật không phải là người

Ví dụ:

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ cánh đồng xa

(Trăng ơi… từ đâu đến?, Trần Đăng Khoa, TV4, tập hai)

1.1.2 Tần số xuất hiện của nhân hóa trong thơ

Có thể khẳng định, thơ là nơi chứa nhiều biện pháp nhân hóa tu từ Bởi, thơ là những văn bản ngắn ngọn nhưng chứa đựng nhiều hình ảnh biểu tượng Các nhà thơ bằng những từ ngữ gợi hình, gợi cảm, bằng cách này hay cách khác và nhiếu nhất là nhân hóa để xây dựng những hình tượng đẹp, mang ý nghĩa tượng trưng, mang ý nghĩa biểu tượng

Trong thơ, có những đối tượng không phải mới mẻ, đã được tìm hiểu bởi nhiều tác giả, nhưng những hình ảnh trong thơ có sử dụng nhân hóa trở nên sáng tạo, mới lạ hơn, tạo cho người đọc những hiểu biết mới, sâu sắc hơn về những sự vật, hiện tượng Vì vậy mà nhân hóa là một trong những lựa chọn trong thơ

Thơ thường là lựa chọn của các tác giả để gửi gắm tâm tình qua những vật vô chi, vô giác Mà chỉ nhân hóa mới giúp những sự vật không phải là người trở nên sinh động, có hồn, mang chứa tình cảm của người viết

Trang 14

Trong các bài thơ trong phân môn Tập đọc lớp 4, 5 có một số những bài thơ do các em thiếu nhi tự sáng tác như Trăng ơi… từ đâu đến?, Về ngôi nhà đang xây… Đối tượng của các em là những con vật, cây cối gần gũi thân thuộc nên nhân hóa cũng thường xuất hiện trong thơ của các em

Như vậy, có thể thấy nhân hóa thường xuất hiện trong thơ hay nói cách khác, những bài thơ là nơi chứa nhiều biện pháp nhân hóa tu từ

1.1.3 Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 4,5

Học sinh lớp 4,5 có độ tuổi 10, 11 tuổi, là những lớp cuối tiểu học, các

em có những đặc điểm tâm lí khác so với học sinh ở các lớp đầu tiểu học

Chúng ta có thể chỉ ra những đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 4,5 ở các phương diện sau:

1.1.3.1 Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 4,5

a, Đặc điểm tư duy của học sinh lớp ,5

Tư duy của con người trải qua hai giai đoạn: tư duy cảm tính (nhận thức hiện thực khách quang băng trực quan sinh động thông qua cảm giác, tri thức) và tư duy lí tính (nhận thức hiện thực khách quan bằng khái niệm, phán đoán và suy luận thông qua phân tích, so sánh, tổng hợp…)

Quá trình phát triển tư duy của học sinh tiểu học thể hiện rõ ở từng độ tuổi gắn với từng lớp học Nếu như ở các lớp đầu tiểu học, các em thiên về tư duy bằng trực quan sinh động, thì đến những lớp cuối tiểu học các em dần có khả năng tư duy trừu tượng bằng khái niệm, phán đoán qua các thao tác phân tích, tổng hợp

Tư duy bằng biểu tượng là khâu trung gian giữa tư duy cảm tính và tư duy trừu tượng Muốn tư duy bằng biểu tượng, con người phải tri giác, dựa vào tri giác để từ đó đầu óc phân tích những kích thích bên ngoài…, rồi tổng hợp để có hình ảnh về đối tượng cần nhận thức

Học sinh đã biết tiến hành so sánh, các em đã biết đi tìm sự giống và khác nhau khi so sánh, nhưng các em thường hoặc chỉ tìm thấy giống nhau ở

Trang 15

những đối tượng đã quen thuộc hoặc là chỉ tìm thấy sự khác nhau ở những đối tượng mới lạ, rất hiếm khi cùng một lúc các em vừa tìm thấy cái giống nhau

và khác nhau

Trong lĩnh hội khái niệm, đặc điểm tư duy của các em cũng được thể hiện khá rõ, các em có thể hiểu khái niệm dựa vào bản chất của chúng

b, Đặc điểm tri giác của học sinh lớp 4,5

Tri giác của học sinh tiểu học vẫn mang tính không chủ định Trong quá trình tri giác các em thường tập trung vào một vài chi tiết nào đấy của đối tượng và thường cho đố là tất cả

Tính cảm xúc cũng là một đặc trưng trong tri giác của học sinh tiểu học Tri giác của các em phụ thuộc vào đặc điểm chính của đối tượng Cái trực quan, cái rực rỡ, cái sinh động được tri giác rõ ràng hơn những hình ảnh tượng trưng và sơ lược

Năng lực tri giác của các em phát triển trong quá trình học tập Sự phát triển này diễn ra theo hướng ngày càng chính xác hơn, đầy đủ hơn, ngày càng phân hóa rõ ràng hơn, có chọn lọc hơn.Vì vậy, học sinh lớp 4,5 đã biết tìm ra các dấu hiệu đặc trưng của đối tượng, biết phân biệt sắc thái của các chi tiết

để đi đến phân tích, tổng hợp và tìm ra mối liên hệ giữa chúng Tri giác ở đây

đã mang tính mục đích và có phương hướng rõ ràng

c, Khả năng tưởng tượng của học sinh lớp 4,5

Cũng như tư duy, tưởng tượng là một quá trình nhận thức có vai trò quan trọng đối với cuộc sống nói chung và với học sinh tiểu học nói riêng

Tưởng tượng của học sinh được hình thành, phát triển trong các hoạt động học tập và các hoạt động khác của các em Khuynh hướng chủ yếu trong

sự phát triển tưởng tượng của các em là tiến dần đến phản ánh một cách đúng đắn và đầy đủ hiện thực khách quan trên cơ sở những tri thức tương ứng

Các hình ảnh tưởng tượng dần trở nên hiện thực hơn, phản ánh đúng đắn hơn nội dung của các môn học, nội dung các câu chuyện các em đã học

Trang 16

được, không còn bị đứt đoạn, tản mạn mà hợp nhất lại thành một hệ thống Hình ảnh tưởng tượng của học sinh lớp 4,5 chính xác, rõ ràng hơn so với của học sinh các lớp dưới, các yếu tố, chi tiết thừa trong hình ảnh giảm và hình ảnh được gọt giũa, tinh tế, mạch lạc và sát thực hơn

d, Đặc điểm phát triển ngôn ngữ ở học sinh lớp 4,5

Ngôn ngữ của học sinh tiểu học phát triển mạnh cả về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng Vốn từ của các em tăng lên một cách đáng kể do được học nhiều môn và phạm vi tiếp xúc được mở rộng Khả năng hiểu nghĩa của các

em cũng phát triển: từ chỗ hiểu một cách cụ thể, cảm tính đến hiểu khái quát

và trừu tượng nghĩa của từ Tuy nhiên, việc hiểu nghĩa bóng của từ còn khó khăn với các em

Ngôn ngữ viết được hình thành và phát triển mạnh Tuy nhiên, ngôn ngữ viết của các em vẫn nghèo hơn ngôn ngữ nói Do hiểu từ ngữ chưa chính xác, nắm ngữ pháp chưa chắc nên khi viết các em còn dùng từ sai, viết câu chưa đúng, chưa biết chấm câu…

Trên cơ sở đó, kĩ năng đọc của các em được hoàn thiện Tuy nhiên, các

em vẫn gặp khó khăn khi đọc hiểu do không có sự hỗ trợ của các biểu hiện bên ngoài của ngôn ngữ (ngữ điệu, nét mặt,…) và do các em chưa hiểu được các thủ thuật: từ nhấn mạnh, dấu biểu cảm, trật tự từ…

1.1.3.2 Tình cảm, cảm xúc của học sinh lớp 4,5

Tình cảm là một mặt quan trọng trong đời sống tâm lí của con người Đối với học sinh tiểu học, tình cảm, cảm xúc còn có vị trí đặc biệt vì nó là khâu quan trọng gắn liền nhận thức và hoạt động của các em Tình cảm tích cực không chỉ kích thích các em nhận thức mà còn thúc đẩy các hoạt động Tình cảm không tự nhiên mà có, nó thường bộc lộ trong những hoàn cảnh “có vấn đề”

Tình cảm, cảm xúc của các em thường gắn bó với những sự vật, hiện tượng cụ thể, sinh động, gần gũi, thân quen Hơn nữa, học sinh tiểu học thường yêu cái đẹp, cái ngộ nghĩnh

Trang 17

Như vậy, tình cảm, cảm xúc là những trạng thái tâm lí, không thể đồng nhất với tư duy nhưng lại có quan hệ mật thiết với tư duy Tìm hiểu đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học ta thấy rất rõ điều đó Với các em, nhờ kết quả của tri giác, biểu tượng cao hơn nhận thức sự vật, hiện tượng bằng khái niệm, các em hiểu hơn về chúng, từ đó có thái độ tình cảm yêu ghét đúng đắn hơn Mặt khác, nhờ tình cảm yêu thích sự vật này hay sự vật kia nên ở mỗi em khả năng liên tưởng, tưởng tượng dần tốt hơn và biểu tượng được thực hiện thuận lợi, dễ dàng Đặc biệt, nhờ tình cảm yêu thích cái đẹp, cái ngộ nghĩnh và cả những cái mới, nếu được hướng dẫn, các em có khả năng thực hiện tưởng tượng sáng tạo để tạo ra biểu tượng mới từ những biểu tượng ban đầu

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Chương trình dạy học biện pháp nhân hóa tu từ trong Tiếng Việt 4, 5

Nội dung dạy học về biện pháp tu từ nhân hóa nằm trong phân môn Luyện từ và câu, đây là một phân môn có vị trí và vai trò quan trọng trong chương trình tiểu học Phân môn Luyện từ và câu đã cung cấp cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về nhân hóa tu từ: khái niệm, cách thức nhân hóa Biện pháp nhân hóa tu từ không được giới thiệu cụ thể trong tiết học nào mà chỉ xuất hiện trong hệ thống bài tập của phân môn Luyện từ và câu:

- Nhận biết phép nhân hóa trong câu: Cái gì được nhân hóa? Nhân hóa bằng cách nào?

- Tập cảm nhận biện pháp nhân hóa tu từ

Ngoài ra, trong chương trình phân môn Tập đọc 4, 5 tập trung nhiều văn bản nghệ thuật có sử dụng biện pháp nhân hóa tu từ Các bài thơ có sử dụng biện pháp nhân hóa tu từ trong chương trình Tập đọc 4, 5 được chúng tôi thống kê như sau:

Trang 18

Khối lớp Tên các bài thơ

đánh cá, Trăng ơi…từ đâu đến?, Dòng sông mặc áo, Chợ Tết Lớp Năm

Bài ca về Trái đất,Tiếng đàn Ba - la - lai - ca trên sông Đà, Trước cổng trời, Về ngôi nhà đang xây, Đất nước, Cao Bằng, Cửa sông

1.2.2 Thực trạng dạy - học biện pháp tu từ nhân hóa trong sách Tiếng Việt lớp 4, 5

a, Mục đích khảo sát: Tìm hiểu thực trạng dạy học biện páp tu từ nhân hóa ở lớp 4, 5 trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp nhằm rèn kĩ năng cảm nhận nhân hóa tu từ trong các bài thơ cho học sinh lớp 4, 5

b, Nội dung khảo sát

Để tìm hiểu thực trạng dạy - học biện pháp tu từ nhân hóa chúng tôi đã tiến hành điều tra, tìm hiểu thông tin qua các thầy, cô giáo ở trường Tiểu học Định Trung, Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc và thu được những kết quả sau:

- Về nhà trường:

+ Ban giám hiệu nhà trường quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, có nhiều biện pháp hỗ trợ giáo viên trong các hoạt động sư phạm Nhà trường tổ chức việc dạy 2 buổi/ ngày

+ Đa số giáo viên dạy khối 4, 5 có nhiều kinh nghiệm giảng dạy

+ Giáo viên tận tụy, luôn tìm tòi những phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh để giảng dạy

+ Cơ sở vật chất nhà trường về cơ bản đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh

- Về học sinh:

môn Luyện từ và câu ở lớp 3, vì vậy, đa số các em đã nắm dược kiến thức cơ bản về nhân hóa (khái niệm, cách thức…)

Trang 19

+ Học sinh đều chăm ngoan, ham tìm hiểu, học hỏi, tích cực, chủ động trong học tập

+ Phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình, nên đồ dùng học tập đầy đủ

- Đối với giáo viên:

động, cuốn hút học sinh Một số giáo viên còn lúng túng, bám máy móc vào sách giáo viên, chưa tạo ra tình huống để lôi cuốn học sinh

thời gian trên lớp cò dàn trải, chưa hợp lí

chưa biết cách gợi ý, dẫn dắt, nếu có thì chưa hợp lý

để tiết học có hiệu quả hơn

lý, không rõ ràng về mục đích sử dụng… nên hiệu quả chưa cao

- Đối với học sinh:

lúng túng khi sử dụng từ, còn dùng từ chưa phù hợp vì chưa hiểu nghĩa của

từ, vốn từ, vốn hiểu biết của các em còn hạn chế

pháp nhân hóa được coi là khó đối với các em, nên học sinh dễ cảm thấy áp lực, căng thẳng, không tích cực tham gia xây dựng bài…

Trang 20

CHƯƠNG 2 NHỮNG BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ NHÂN HÓA TU TỪ TRONG CÁC BÀI THƠ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5

Nhiều học sinh còn lúng túng trong việc nhận biết biện pháp tu từ nhân hóa Mặt khác, do khả năng nhận thức mới ở mức độ đơn giản nên các em cảm nhận biện pháp này chưa tốt Bản thân giáo viên cũng lúng túng khi dạy học nội dung này

Để khắc phục tình trạng trên chúng tôi đưa ra những biện pháp để rèn

kĩ năng cảm nhận biện pháp nhân hóa cho học sinh lớp 4,5 như sau:

2.1 Rèn cho học sinh nắm chắc khái niệm về nhân hóa

Trước hết, giáo viên cần giúp cho học sinh hiểu rõ khái niệm về nhân

hóa, cũng như tác dụng của biện pháp tu từ này

Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người Nhân hóa làm cho các sự vật trở nên sống động gần gũi với con người

Ví dụ như:

“Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau”

(Chợ Tết, Đoàn Văn Cừ, TV4, tập hai)

Con bò vàng được tác giả miêu tả bằng từ “ngộ nghĩnh” từ được dùng

để miêu tả đặc điểm của con người, đó là nhân hóa Với việc sử dụng hình ảnh nhân hóa, chú bò trông thật sinh động, ngộ nghĩnh, đáng yêu Ngoài chú

bò ngộ nghĩnh, hình như những tia nắng cũng trở nên tinh nghịch hơn vào phiên chợ Tết Chúng cứ “nháy” những ánh nắng mãi không thôi trong đồng ruộng lúa Còn những dãy núi, những ngọn đồi có thêm phần mềm mại, uyển chuyển, điệu đà:

Ngày đăng: 15/12/2016, 15:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (1999), Thuật ngữ Văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
2. Bùi Văn Huệ - Phan Thị Hạnh Mai, Nguyễn Xuân Thức, Tâm lí học Tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm Khác
3. Trần Mạnh Hưởng (2002), Luyện tập về cảm thụ văn học ở tiểu học, Nxb Giáo dục Khác
4. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa (1993, 1995,…) Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục Khác
5. Đinh Trọng Lạc (1994), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục Khác
6. Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Khác
7. Sách giáo khoa Tiếng Việt 3, Nxb Giáo dục Khác
8. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, Nxb Giáo dục Khác
9. Sách giáo khoa Tiếng Việt 5, Nxb Giáo dục Khác
10. Sách giáo khoa Ngữ Văn 6, Nxb Giáo dục 11. Từ điển tiếng Việt (2009), Nxb Đà Nẵng Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w