622].Đội ngũ cán bộ chính trị các cấp trong quân đội có vị trí, vai trò hết sứcquan trọng, là lực lượng nòng cốt tiến hành các hoạt động CTĐ, CTCT, gópphần xây dựng quân đội vững mạnh về
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ
QUÂN ĐỘI VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
3.1 Nhận xét sự lãnh đạo của Đảng bộ Quân đội về xây dựng
đội ngũ cán bộ chính trị từ năm 2001 đến năm 2010 1253.2 Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây
dựng đội ngũ cán bộ chính trị (2001 - 2010) 141
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
Trang 2STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
08 Giáo dục lý luâ ân chính trị quân sự GDLLCTQS
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Giới thiệu khái quát về luận án
Đề tài “Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị
từ năm 2001 đến năm 2010”, được tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ khoa
học Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Đây là vấn đề
đã được tác giả quan tâm từ rất sớm, sau khi xin ý kiến một số chuyên gia,một số cán bộ cao cấp trong quân đội và các thầy hướng dẫn, tác giả đãquyết định chọn đề tài trên làm luận án tiến sĩ Lịch sử Đảng Đề tài luận ántrình bày khái quát một số vấn đề cơ bản như: Những nhân tố tác động vàyêu cầu khách quan phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ Quân đội đốivới công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị Hệ thống hóa chủ trương và
sự chỉ đạo; đồng thời, đưa ra những nhận xét ban đầu, trên cơ sở đó rút rakinh nghiệm chủ yếu từ thực tiễn quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán
bộ chính trị của Đảng bộ Quân đội từ năm 2001 đến năm 2010
Những vấn đề được luận giải trong đề tài luận án là sự vận dụng quanđiểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sảnViệt Nam về xây dựng đội ngũ cán bộ và kế thừa có chọn lọc những nội dung
cơ bản trong các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được công
bố Đề tài là một công trình khoa học độc lập, mới mẻ, không có sự trùng lặpvới các công trình khoa học đã được công bố
2 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Cán bộ là cái gốc của mọicông việc” và “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”[122, tr 309] Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Chủ tịch HồChí Minh luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”, đápứng yêu cầu nhiệm vụ Theo Người, xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận phải được coi
là công việc gốc của Đảng, là điều kiện bảo đảm cho cách mạng phát triển không
Trang 4ngừng Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cáchmạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” [124, tr 622].
Đội ngũ cán bộ chính trị các cấp trong quân đội có vị trí, vai trò hết sứcquan trọng, là lực lượng nòng cốt tiến hành các hoạt động CTĐ, CTCT, gópphần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, làm cho quân đội luôn trungthành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; là công cụ bạolực sắc bén của quốc gia, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập dân tộc, vìCNXH, luôn nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao Vì vậy, ngay trongNghị quyết về Đội Tự vệ được thông qua tại Đại hội I (3/1935), Đảng đã khẳngđịnh: “Trung đội có một người chánh, một người phó trung đội trưởng và mộtngười đại biểu của Đảng Cộng sản chỉ huy” [48, tr 203] Quan điểm nhất quántrên đây của Đảng đã đặt nền móng cho công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quânđội nói chung và đội ngũ cán bộ chính trị nói riêng
Quán triệt quan điểm đó, trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu vàtrưởng thành của quân đội, Đảng bộ Quân đội thường xuyên quan tâm lãnhđạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị các cấp một cách toàn diện Đặc biệt,
từ khi quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 51/NQ-TW của Bộ Chính trị
(khóa IX) Về việc tiếp tục hoàn thiê ên cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiê ên chế đô ê chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Nghị quyết số 513/NQ-ĐUQSTW của
ĐUQSTW về lãnh đạo triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết 51/NQ-TWcủa Bộ Chính trị, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác xây dựng độingũ cán bộ chính trị trên tất cả các lĩnh vực; tạo cơ sở để nâng cao vị trí, vaitrò và chất lượng công tác của đội ngũ CU, CTV nói riêng, đô âi ngũ cán bộchính trị trong toàn quân nói chung; góp phần nâng cao chất lượng xây dựngquân đội về chính trị trong giai đoạn mới Tuy nhiên, công tác xây dựng độingũ cán bộ chính trị vẫn còn một số hạn chế như: Công tác quy hoạch, kế
Trang 5hoạch và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị chất lượng chưa cao; sốlượng cán bộ còn thiếu so với nhu cầu về tổ chức, biên chế; năng lực tiếnhành CTĐ, CTCT của một số đồng chí chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.Nhìn chung “cán bộ chính trị còn mỏng và yếu về kiến thức khoa học xã hội,nhân văn” [56, tr 2], nhất là đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội.
Hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước và mục tiêuxây dựng QĐNDVN cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lấyxây dựng quân đội về chính trị làm cơ sở Bên cạnh đó, các thế lực thù địchtăng cường chống phá cách mạng Việt Nam thông qua chiến lược “diễn biếnhòa bình”, bạo loạn lật đổ với nhiều thủ đoạn nham hiểm Trong đó,QĐNDVN được xác định là một trọng điểm chống phá với những chiêu bàinhư: Xuyên tạc bản chất, truyền thống và nhiệm vụ chính trị; phủ nhận thànhquả cách mạng của quân đội, đòi thực hiện “phi chính trị hóa” quân đội;chúng đang tìm mọi cách để móc nối, lôi kéo và làm tha hóa đội ngũ cán bộcác cấp trong quân đội Thực tiễn đó đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa chấtlượng, hiệu quả hoạt động CTĐ, CTCT, góp phần nâng cao chất lượng xâydựng quân đội về chính trị; trước hết phải tập trung nâng cao chất lượng xâydựng đội ngũ cán bộ các cấp, trong đó xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị vữngmạnh toàn diện là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
Vì vậy, nghiên cứu và tổng kết quá trình Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xâydựng đội ngũ cán bộ chính trị từ năm 2001 đến năm 2010, trên cơ sở đó rút ranhững kinh nghiệm chủ yếu giúp gợi mở cho viê âc hoạch định các chủ trương
và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị trong thời gian tiếp theo là vấn
đề cấp thiết, có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn
Đây là những lý do cơ bản để nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị từ năm 2001 đến năm 2010” làm
đề tài luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Trang 63 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộchính trị từ năm 2001 đến năm 2010; rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu góp phầnnâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị trong giai đoạn hiện nay
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu, luận giải làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn xây dựng đội ngũ cán
bộ chính trị quân đội từ năm 2001 đến năm 2010
Trình bày có hệ thống chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ Quân đội vềxây dựng đội ngũ cán bộ chính trị từ năm 2001 đến năm 2010
Nhận xét và rút ra một số kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũcán bộ chính trị từ năm 2001 đến năm 2010 của Đảng bộ Quân đội
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ Quân đội về xây dựng độingũ cán bộ chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam
* Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu những chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ Quân đội
về xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị, tập trung chủ yếu vào đội ngũ cán bộchính trị giữ cương vị chủ trì CTĐ, CTCT
Về thời gian: Luận án nghiên cứu trong khoảng thời gian 10 năm (2001
– 2010) Tuy nhiên, để vấn đề nghiên cứu có tính hệ thống, luận án có đề cậpmột số nội dung liên quan trong thời gian trước và sau 10 năm nói trên
Về không gian: Luận án nghiên cứu về đô âi ngũ cán bộ chính trị do các tổ
chức đảng trong Đảng bô â Quân đô âi quản lý ở phạm vi toàn quân
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Trang 7Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cánbộ.
* Cơ sở thực tiễn
Luận án thực hiện trên cơ sở thực tiễn quá trình Đảng bộ Quân đội lãnh đạoxây dựng đội ngũ cán bộ chính trị, nhất là trong những năm 2001 - 2010
* Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành
và liên ngành, trong đó chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháplôgíc; ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp phântích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh,phương pháp phân kỳ và phương pháp chuyên gia để thực hiện luận án
6 Những đóng góp mới của luận án
Luận án trình bày có hê â thống chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ Quânđội về xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị từ năm 2001 đến năm 2010
Đưa ra một số nhận xét về quá trình Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xâydựng đội ngũ cán bộ chính trị trong những năm 2001 - 2010
Rút ra mô ât số kinh nghiê âm có thể vâ ân dụng vào công tác lãnh đạo xâydựng đô âi ngũ cán bộ chính trị trong thời gian tới
7 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Luận án góp phần tổng kết về lý luận, thực tiễn xây dựng đội ngũ cán
bộ chính trị của Đảng bộ Quân đội trong giai đoạn 2001 - 2010
Luận án là tài liệu để các tổ chức đảng tham khảo trong quá trình lãnh
đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị; đồng thời, là tài liệu phục vụ công tácnghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng trong các học viện, nhà trường quân đội
8 Kết cấu của luận án
Trang 8Kết cấu luận án gồm: Phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, 3chương (8 tiết), kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố cóliên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về vị trí, vai trò và yêu cầu xây dựng đô ôi ngũ cán bộ chính trị
Viện Lịch sử Quân sự - Bộ Quốc phòng Liên Xô trong sách “Công tác đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang Liên Xô 1918 - 1973” [196];
A A Ê - pi - sep trong “Một số vấn đề về công tác đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang Liên Xô” [88] và M N Ti - mô - phê - ê - trep trong sách “Chế độ một thủ trưởng trong các lực lượng vũ trang Xô viết” [161].
Các tác giả đã đánh giá khái quát toàn bộ quá trình hình thành và phát triển củahoạt động CTĐ, CTCT trong lực lượng vũ trang Liên Xô (trước đây); nêu bậtnhững thành tựu đã đạt được của đô âi ngũ cán bộ chính trị các cấp, đặc biệt lànhững đóng góp to lớn của các chính uỷ trong lực lượng vũ trang Xô viết quacác thời kỳ cách mạng Thông qua đó, các tác giả khẳng định: Chỉ có tiến hànhthường xuyên và có hiệu quả hoạt động CTĐ, CTCT mới bảo đảm cho quân độiluôn đi đúng con đường cách mạng
Việc phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ chính trị các cấp là vấn đề thenchốt trong xây dựng quân đội về chính trị Các tác giả đã chỉ rõ vai trò to lớn củađội ngũ chính ủy, quan điểm nhất quán về xây dựng đội ngũ chính ủy của V.I.Lênin và Đảng Cộng sản Liên Xô Khẳng định hệ thống chính uỷ bước đầu đượcxây dựng sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917: “Chính uỷ phải có quyền tốihậu quyết định mới bảo đảm cho Hồng quân chiến đấu thắng lợi” [196, tr 55].Đội ngũ chính ủy được lựa chọn, rèn luyện và phân công vào công tác trongquân đội đã biến một đội quân to lớn trở thành Hồng quân Chính vì thế, Đảng
Trang 9Cộng sản Liên Xô (trước đây) luôn quan tâm xây dựng đô âi ngũ cán bộ chính trịmột cách toàn diện, đây là cơ sở và điều kiện để đội ngũ cán bộ chính trị có đủkhả năng hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của mình.
Tác giả Nguyễn Quang Phát trong “Báo cáo thu hoạch lớp bồi dưỡng công tác đảng, công tác chính trị tại Học viện Chính trị Tây An - Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc” [137], đã trình bày những vấn đề cơ bản nhất về hoạt động CTĐ,
CTCT của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc Khi đề cập về công tác xâydựng đội ngũ cán bộ chính trị, tác giả đã chỉ rõ: Trong suốt quá trình lãnh đạo cáchmạng, Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ chínhtrị, làm lực lượng nòng cốt tiến hành CTĐ, CTCT, góp phần xây dựng quân độivững mạnh về chính trị, bảo đảm cho quân đội luôn “Nghe theo lời Đảng, phục vụnhân dân, anh dũng thiện chiến” Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ và truyềnthống của mình, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc vẫn duy trì và thực hiện cóhiệu quả chế độ CU, CTV ở tất cả các cấp Đội ngũ cán bộ chính trị được bố trí từcấp đại đội đến Chủ nhiệm Tổng bộ Chính trị Những cán bộ chính trị được bổnhiệm giữ vị trí chủ trì về chính trị ở các đơn vị từ cấp trung đoàn đến đạiquân khu gọi là chính ủy; cấp tiểu đoàn gọi là giáo đạo viên và ở cấp đại đội
là chính trị viên Số cán bộ chính trị còn lại công tác ở các cơ quan chính trị,các trung tâm nghiên cứu về khoa học xã hội nhân văn quân sự và các nhàtrường… Song, đa số là công tác ở cơ quan chính trị các cấp từ Tổng bộChính trị (được thiết lập ở cấp toàn quân) đến phòng chính trị (ở cấp trungđoàn và tương đương), đây là lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ trên lĩnhvực CTĐ, CTCT trong Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc
Đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng KXB96 - 09 do tiến sĩ Trần Danh
Bích làm chủ nhiệm về “Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới” [9], trên cơ sở nghiên cứu về cơ cấu,
tổ chức biên chế, tiêu chuẩn cán bộ và thực trạng đội ngũ cán bộ chính trị trướcnăm 1999, để đưa ra đánh giá: Đội ngũ cán bộ chính trị bảo đảm tương đối phù
Trang 10hợp so với yêu cầu nhiệm vụ cả về số lượng, chất lượng và cương vị đảmnhiệm Số cán bộ chính trị cấp sư đoàn và tương đương trở lên luôn đủ về sốlượng, được rèn luyện thử thách qua thực tiễn chiến đấu và công tác; kết hợpđược lý luận và thực tiễn, vững vàng về chính trị tư tưởng Trong khi đó, độingũ cán bộ chính trị cấp trung đoàn và tương đương trở xuống tuổi còn trẻ,được đào tạo cơ bản và phát triển khá nhanh Tuy nhiên, vì nhiều lý do khácnhau nên đội ngũ cán bộ chính trị vẫn chưa có sự phát triển ổn định, chưa cóđiều kiện để tích lũy kinh nghiệm Khả năng tư duy lý luận, nhận diện và đấutranh với những tư tưởng sai trái, thù địch còn nhiều hạn chế Việc tạo nguồnđội ngũ cán bộ chính trị cho các đơn vị trên địa bàn phía Nam và vùng sâu,vùng xa kết quả chưa cao Một số không nhỏ cán bộ chính trị còn có biểu hiệnthiếu tự tin vào bản thân, ngại phấn đấu vươn lên trong công tác Đáng lưu tâm
là hiện tượng người chỉ huy phó về chính trị được bầu làm bí thư cấp ủy nhưnglại hạn chế về kinh nghiệm, tuổi tác và vị thế so với người chỉ huy cùng cấp,nhất là ở cấp phân đội Việc định danh là phó chỉ huy trưởng mặc nhiên đượchiểu như các phó chỉ huy khác, chỉ có vai trò giúp cho người chỉ huy về lĩnhvực hoạt động CTĐ, CTCT Những yếu tố trên đã làm cho cán bộ chính trị cáccấp khó phát huy được vị trí, vai trò của mình trong công tác Từ thực tiễn đó,đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị hợp lý về cơ cấu, đủ về số lượng,nâng cao về chất lượng và từng bước đổi mới, hoàn thiện về cơ chế lãnh đạo
Tác giả Nguyễn Tiến Quốc trong “Xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” [144]; Nguyễn Văn Bạo trong “Xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị cơ sở đáp ứng yêu cầu của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc” [4] và Ngô Hữu Minh trong
“Xây dựng đội ngũ cán bộ chiến dịch, chiến lược đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quân đội thời kì mới” [128] Các tác giả cho rằng: Trong quân đội, dù cơ chế
lãnh đạo và tên gọi ở các thời kì có khác nhau; tuy nhiên, đội ngũ cán bộ chínhtrị vẫn là lực lượng nòng cốt tiến hành các hoạt động CTĐ, CTCT Đặc biệt,
Trang 11những cuộc chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao diễn ra trên thế giới thờigian qua đã cho thấy các đơn vị cơ sở luôn đóng vai trò quan trọng trong tácchiến và giữ vững thế trận Vì vậy, cần tập trung nâng cao chất lượng xây dựngđội ngũ cán bộ chính trị các cấp một cách toàn diện, đồng bộ; trong đó, quan tâmxây dựng đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội, vì đây là lực lượng chủ yếu thựchiện các hoạt động CTĐ, CTCT, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàndiện, đáp ứng yêu cầu của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trong tìnhhình mới và là nguồn cán bộ cơ bản để bồi dưỡng, rèn luyện, phát triển thànhnhững cán bộ đảm nhiệm các cương vị cao hơn trong quân đội
Tác giả Đặng Văn Thi trong bài viết “Vai trò của chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [159]; Tô Xuân Sinh trong “Phát huy vai trò của đội ngũ chính ủy, chính trị viên nhằm nâng cao chất lượng công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội hiện nay” [150]; Vũ Phú Dũng với
“Phát huy vai trò đội ngũ chính ủy, chính trị viên nhằm tăng cường hiệu lực cơ chế lãnh đạo của Đảng ở đơn vị cơ sở” [42] và Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự trong sách “Chính ủy, chính trị viên trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị” [192] Các tác giả đều đánh giá cao vai trò, vị trí của đô âi
ngũ CU, CTV trong xây dựng quân đô âi về chính trị qua các thời kỳ cách mạng;
đă âc biê ât là những đóng góp to lớn của các CU, CTV trong nâng cao hiê âu quảhoạt động CTĐ, CTCT Theo các tác giả, từ tháng 7 năm 2005 đến nay, sau khithực hiện Nghị quyết 51/NQ-TW của Bộ Chính trị (khóa IX) và Nghị quyết513/NQ-ĐUQSTW của ĐUQSTW, thì đội ngũ cán bộ chính trị nói chung và
CU, CTV nói riêng đã tăng lên cả về số và chất lượng, ngày càng được củng cố,kiện toàn về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao
Tuy nhiên, trước yêu cầu về nâng cao chất lượng hoạt động CTĐ, CTCT
và góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội trong giai đoạnmới, cần phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ CU, CTV Thực tiễn đó đòi hỏiphải tập trung nâng cao trình đô â mọi mặt cho đội ngũ CU, CTV, xứng đáng là
Trang 12người chủ trì về chính trị Toàn bộ hoạt động của CU, CTV phải nhằm củng cốvững chắc trận địa chính trị, tư tưởng, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng tổchức và con người trong quân đội Trong đó, tăng cường sự lãnh đạo của cấp
ủy các cấp và phát huy vai trò của đội ngũ CU, CTV trong tiến hành CTĐ,CTCT ở từng cơ quan, đơn vị là những giải pháp quan trọng hàng đầu
Học viện Chính trị trong cuốn sách “Quan điểm V.I Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chính ủy, chính trị viên” [106]; Nguyễn Mạnh Thắng trong “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam” [156]; Phạm Đình Nhịn trong “Tư tưởng Hồ Chí Minh về người chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam” [134] và Trần Hậu Tân trong bài viết “Xây dựng đội ngũ chính trị viên quân đội ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” [152] Các tác giả đã nghiên cứu và làm rõ những quan điểm của
V.I Lênin về vị trí, vai trò; về phẩm chất, năng lực và phương pháp, tácphong công tác của đội ngũ CU, CTV Theo V.I Lênin thì đội ngũ CU, CTV làngười chủ trì về chính trị và trực tiếp chỉ đạo các hoạt động CTĐ, CTCT, nhằmxây dựng tổ chức và xây dựng con người trong quân đội Đó là hệ thống lý luận
cơ bản để các Đảng Cộng sản tham khảo, vận dụng lãnh đạo xây dựng độingũ cán bộ chính trị nói chung và các CU, CTV nói riêng
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những phát triển về nhận thức lý luận và chỉđạo thực tiễn hết sức quan trọng đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộchính trị Theo Người, đội ngũ cán bộ chính trị và các CU, CTV phải đượcquan tâm xây dựng một cách toàn diện, chú trọng xây dựng lập trường chínhtrị và phẩm chất đạo đức cách mạng Đây là cơ sở để Đảng bộ Quân đội vậndụng vào xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị trong mọi giai đoạn cách mạng
Tác giả Nguyễn Quyết trong bài “Mấy yêu cầu về phẩm chất, năng lực và tác phong công tác của chính ủy, chính trị viên” [148]; Nguyễn Nam Khánh trong “Phẩm chất, đạo đức, lối sống và phong cách làm việc của người chính
Trang 13uỷ, chính trị viên Quân đội nhân dân Việt Nam” [110] và Nguyễn Văn Tháp trong bài về “Một số yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người chính ủy, chính trị viên” [155] Các tác giả đã nêu bật vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của đội
ngũ CU, CTV và khẳng định: Để làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao đòihỏi CU, CTV phải có phẩm chất, năng lực toàn diện Vì vậy, việc xác định rõ
hệ thống những tiêu chí về phẩm chất, năng lực, chức trách và nhiệm vụ cụthể, giúp mỗi CU, CTV có phương hướng, quyết tâm phấn đấu Theo các tácgiả, cần tập trung bồi dưỡng về phẩm chất, năng lực cho đội ngũ CU, CTV mộtcách toàn diện, vững chắc; chú trọng xây dựng các yếu tố như bản lĩnh, kinhnghiê âm công tác, sức khỏe… để đô âi ngũ CU, CTV thực sự là người chủ trì vềchính trị và là hạt nhân đoàn kết trong đơn vị, góp phần thực hiện thắng lợiNghị quyết 51/NQ-TW của Bộ Chính trị (khóa IX) trong giai đoạn hiện nay
ĐUQSTW trong tài liệu “Tổng kết công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam (1975 - 2005)” [73], đã tổng kết, đánh giá
những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và rút ra những bài học kinhnghiệm Khi đánh giá kết quả hoạt động CTĐ, CTCT trong những năm 1986
- 2005, đã chỉ rõ: “Cơ quan chính trị và cán bộ chính trị các cấp đã coi trọngviệc xây dựng đơn vị cơ sở Trong một số mặt công tác (cán bộ, chính sách) đãngày càng thể hiện rõ phong cách dân chủ, thiết thực đi vào giải quyết nhữngvấn đề cụ thể của từng người, từng nhà, kiên quyết bổ sung, sửa đổi nhữngđiểm trong quy định của từng mặt công tác không còn phù hợp với tình hình”[73, tr 189] Tuy nhiên, do những vướng mắc của cơ chế nên “chất lượng độingũ cán bộ chính trị còn thấp, cán bộ chính trị ở cơ sở còn yếu và thiếu Trảiqua 20 năm (1986 - 2005) đổi mới có sự chuyển biến về phẩm chất và nănglực, nhưng chưa đồng đều ở các cấp, các ngành” [73, tr 208]
Trên cơ sở tổng kết quá trình hoạt động CTĐ, CTCT giai đoạn 1975
-2005, đã rút ra một số bài học kinh nghiệm, trong đó: Xây dựng hệ thống cơ
Trang 14quan chính trị và cán bộ chính trị các cấp có chất lượng cao, thực sự làm nòngcốt trong tiến hành CTĐ, CTCT, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị làbài học hết sức quan trọng Để thực hiện tốt bài học này “phải thường xuyênchăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị, chính ủy, chính trị viên,bảo đảm cho họ có bản lĩnh chính trị vững vàng và phẩm chất đạo đức cáchmạng, có năng lực trí tuệ và năng lực tổ chức thực tiễn các hoạt động công tácđảng, công tác chính trị” [73, tr 416]
Đảng bộ QĐNDVN trong sách về “Lịch sử Đảng bộ Quân đội nhân dân Việt Nam, Tập 3 (1975 - 2010)” [45], nội dung Chương 13 đã làm rõ lịch sử phát triển
của Đảng bộ Quân đội trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước, xây dựng QĐNDVNcách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại (1996 - 2005) Đảng bộ Quânđội đã bám sát yêu cầu thực tiễn và nhiệm vụ xây dựng quân đội, lãnh đạo thựchiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự quốc phòng; trong đó, xây dựng đội ngũ cán bộchính trị được xác định là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chấtlượng xây dựng quân đội về chính trị trong giai đoạn mới
Đảng bộ Quân đội đã tích cực, chủ động tham mưu, đề xuất với BộChính trị (khoá IX) ban hành Nghị quyết 51/NQ-TW ngày 20/7/2005 Nghịquyết 51 không chỉ hoàn thiện một bước căn bản cơ chế lãnh đạo của Đảng đốivới quân đội mà còn là cơ sở để củng cố, nâng cao vị trí, vai trò của CU, CTV
và đội ngũ cán bộ chính trị Nghị quyết là cơ sở tạo ra sự chuyển biến vữngchắc, toàn diện trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị nói chung vàcác CU, CTV nói riêng; nâng cao chất lượng các hoạt động CTĐ, CTCT; gópphần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, làm cơ sở nâng cao chấtlượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang và làmthất bại âm mưu “phi chính trị hoá” quân đội của các thế lực thù địch
TCCT trong sách “Lịch sử Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Tập II (1975 - 2004)” [138], đã khái quát quá trình xây dựng, phát triển và
Trang 15chỉ đạo các hoạt động CTĐ, CTCT trong toàn quân của Cơ quan TCCT giaiđoạn (1975 - 2004) Ngoài những nội dung đánh giá về sự trưởng thành vượt bậccủa cơ quan TCCT về mọi mặt, các tác giả đã đề cập và làm rõ sự quan tâm lãnhđạo, chỉ đạo của Đảng ủy, chỉ huy TCCT đối với công tác xây dựng đội ngũ cán
bộ chính trị các cấp TCCT là cơ quan tham mưu chiến lược cho Bộ Chính trị,Ban Chấp hành Trung ương và ĐUQSTW về đổi mới và hoàn thiện cơ chế lãnhđạo của Đảng đối với quân đội, về xây dựng cơ quan chính trị các cấp và xâydựng đội ngũ cán bộ chính trị; đồng thời, là cơ quan chủ trì triển khai thực hiệncác vấn đề liên quan đến công tác cán bộ theo đúng chức năng, nhiệm vụ Vìvậy, các tác giả khẳng định: “Tổng cục Chính trị đã góp phần quan trọng trongxây dựng được đội ngũ cán bộ chính trị và hệ thống cơ quan chính trị trong toànquân có phẩm chất chính trị và năng lực vận động, tập hợp, lãnh đạo, động viênquần chúng thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao”[138, tr 718]
1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về nội dung công tác xây dựng
đô ôi ngũ cán bô ô chính trị
Tác giả Nguyễn Xuân Miện trong bài viết “Quy hoạch cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược trong Quân đội nhân dân” [121], đã tập trung làm rõ những
yêu cầu mới đòi hỏi phải coi trọng công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch cán
bộ cấp chiến dịch, chiến lược Đây là đội ngũ cán bộ giữ cương vị lãnh đạo,chỉ huy, quản lý ở các cơ quan, đơn vị chiến lược của Bộ; là lực lượng nòngcốt trong hoạch định, tổ chức thực hiện đường lối quân sự, quốc phòng củađất nước và là nhân tố có ý nghĩa quyết định trong tổ chức thực hiện thắng lợinhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng, huấn luyện, sản xuất củaquân đội ta Theo tác giả, công tác quy hoạch nhằm “tạo sự chủ động, có tầmnhìn xa, khắc phục tình trạng hẫng hụt, bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sựchuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, giữ vững sự đoàn kết
và ổn định chính trị; là bước chuẩn bị từ xa và tạo được nguồn cán bộ để xây
Trang 16dựng đội ngũ đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội cả trước mắt và lâu dài”[121, tr 11] là vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay.
Học viện Chính trị quân sự trong đề tài về “Nghiên cứu những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn đào tạo chính trị viên trong quân đội giai đoạn hiện nay” [97]; tác giả Lê Trọng Bình trong “Tiếp tục đổi mới công tác tạo nguồn, tuyển chọn học viên đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan quân đội” [7]; Nguyễn Tiến Hải trong “Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức và cá nhân tham gia tạo nguồn chính trị viên” [90]; Nguyễn Văn Bạch trong “Tạo nguồn cán bộ tại chỗ Quân khu 7 - Thực trạng và giải pháp” [2] và Đậu Văn Nậm trong “Công tác tạo nguồn sĩ quan cấp phân đội của lực lượng vũ trang miền Đông Nam bộ trong giai đoạn hiện nay” [133] Các tác giả đã luận giải
những vấn đề liên quan đến nguồn đào tạo; đồng thời, đề ra những yêu cầu, tiêuchuẩn về chất lượng nguồn và công tác tạo nguồn đào tạo cán bộ quân đội Cónhiều yếu tố tác động đến chất lượng nguồn đào tạo, trong đó nhận thức, tráchnhiệm của các tổ chức, cá nhân ở các đơn vị cơ sở có ảnh hưởng trực tiếp vàquan trọng hàng đầu
Riêng đối với công tác tạo nguồn cán bộ chính trị vẫn còn một số tồn tại:
“Cơ cấu nguồn đào tạo chính trị viên còn nhiều hạn chế, bất cập Trước hết là cơcấu vùng miền còn mất cân đối lớn, đã diễn ra nhiều năm nhưng chưa khắc phụcđược Khó khăn và thiếu nhất vẫn là nguồn thuộc các dân tộc ít người, nguồnđào tạo cán bộ tại chỗ” [97, tr 57] Việc lựa chọn nguồn ở một số đơn vị cơ sởcòn có hiện tượng thụ động, chưa chọn được những người hội đủ các tố chất
Số lượng nguồn từ địa bàn phía Nam còn ít, “từ năm 2000 đến năm 2005, số thísinh các tỉnh trên địa bàn Quân khu 7 đã đăng kí dự thi là 677, trong đó chỉ có 80thí sinh trúng tuyển vào đào tạo sĩ quan chính trị” [97, tr 151] Những hạn chếnêu đã phản ánh những thiếu sót trong tạo nguồn, không chỉ trong từng đơn
vị, từng địa bàn mà ở cả phạm vi toàn quân
Trang 17Đổi mới công tác tạo nguồn đào tạo góp phần nâng cao chất lượng xâydựng đội ngũ cán bộ chính trị hiện nay đòi hior cần có sự vào cuộc của các lựclượng trong việc nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm đối với công tácđịnh hướng nghề nghiệp quân sự cho thanh niên; làm rõ đặc điểm, conđường hình thành và xu hướng vận động phát triển của nguồn đào tạo cán bộchính trị dưới sự tác động của yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Tổng cục Chính trị trong sách “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới” [167]; Trường Sĩ quan Chính trị trong “Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội trong tình hình mới” [190] và Học viện Chính trị trong sách “Chuẩn hoá, hiện đại hoá đào tạo cán bộ chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [105], đã tập trung làm rõ một số vấn đề có tính quy luật
chi phối đến quá trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị Đây lànhững cơ sở, điều kiện để bổ sung và hoàn thiện những mục tiêu, yêu cầumới, góp phần nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũcán bộ chính trị quân đội trong thời kì mới
Chuẩn hóa, hiện đại hóa đào tạo đội ngũ cán bộ chính trị chính là việc xáclập và thực hiện những tiêu chí cơ bản, làm cho công tác đào tạo phát triểnđúng hướng, phù hợp với yêu cầu chung của hệ thống giáo dục quốc dân vànhững tiêu chuẩn đặc thù của quân đội; đồng thời, đáp ứng yêu cầu nâng caophẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ chính trị và thực tiễn xây dựng, chiếnđấu của quân đội Trong đó, tập trung “quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng,
của Quân ủy Trung ương về giáo dục và đào tạo, tiếp tục đổi mới mục tiêu,
chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội.Trên cơ sở những tư duy mới về giáo dục của Đảng, yêu cầu của sự nghiệp
đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới” [190, tr 6] Chuẩn
hóa nội dung, chương trình đi đôi với tăng cường cập nhật những kiến thức
Trang 18mới cả về lý luận và thực tiễn; giải quyết tốt mối quan hệ giữa đào tạo vànghiên cứu khoa học trong quá trình đào tạo Ưu tiên xây dựng đội ngũ cán
bộ, giảng viên đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, chất lượng ngày càng cao vàtừng bước hiện đại hóa các trang, thiết bị dạy học
Tác giả Nguyễn Đình Minh trong bài viết về “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ chính trị trong quân đội” [125]; Nguyễn Văn Tài trong “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ chính trị quân đội trong tình hình mới” [151]; Nguyễn Hoàng trong“Một số vấn đề về đổi mới công tác đào tạo cán bộ quân đội trong giai đoạn hiện nay” [95]; Nguyễn Văn Tượng trong “Mấy giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo học viên người dân tộc thiểu số ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay” [191] và Nguyễn Bá Dương trong bài “Giải pháp phân cấp, khắc phục trùng lặp nội dung trong đào tạo chính ủy, chính trị viên” [43] Các tác giả đều khẳng định: Để xây dựng đội
ngũ cán bộ chính trị có đầy đủ những đặc trưng nhân cách tiêu biểu của ngườicán bộ của Đảng và những phẩm chất, năng lực đặc thù của người cán bộ chínhtrị, nhất thiết phải trải qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng rất công phu ở cả nhàtrường và đơn vị Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị những nămqua đã có sự chuyển biến và đạt được kết quả tích cực, góp phần phát triển độingũ cán bộ chính trị một cách vững chắc, toàn diện Tuy nhiên, vẫn còn một sốhạn chế như: Mục tiêu, yêu cầu và quy mô đào tạo chưa ngang tầm với yêu cầunhiệm vụ xây dựng quân đội; chưa quan tâm đúng mức đến công tác bồi dưỡngchuyên môn cho cán bộ chính trị công tác ở các ngành cụ thể như: Cán bộ, tuyênhuấn
Vì vậy, đổi mới công tác đào tạo ở các nhà trường là vấn đề hết sức cấpthiết; trước hết, phải bắt đầu từ đổi mới tư duy và triển khai quyết liệt nhiều giảipháp, với những bước đi thích hợp, vững chắc Trong đó, tập trung đổi mới nộidung, chương trình đào tạo theo hướng cập nhật những vấn đề cần thiết cả lý
Trang 19luận và thực tiễn, khắc phục triệt để sự trùng lặp về nội dung giữa các cấp học vàmôn học Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý; đổi mớimạnh mẽ phương pháp dạy học và thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo.Thực hiện tốt hơn nữa việc kết hợp thi tuyển với cử tuyển con em các dân tộcthiểu số ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; có chính sách ưu tiên tuyểnchọn nguồn đào tạo cán bộ chính trị theo cơ cấu vùng miền.
Học viện Chính trị trong sách “Nâng cao chất lượng đào tạo chính ủy, chính trị viên trong thời kỳ mới” [99] và tác giả Lê Minh Vụ trong “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [197]; Nguyễn Tiến Quốc trong “Coi trọng phát triển bản lĩnh chính trị và năng lực sáng tạo trong đào tạo chính ủy, chính trị viên quân đội hiện nay” [145] ; Nguyễn Đình Minh trong bài “Nâng cao chất lượng đào tạo chính ủy, chính trị viên theo Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị”
[127] Các tác giả đều khẳng định: Đô âi ngũ CU, CTV trong QĐNDVN làngười chủ trì về chính trị tại các cơ quan, đơn vị trong toàn quân Với tư cách
là người chủ trì về chính trị, đội ngũ CU, CTV cần phải được chuẩn bị đầy đủ
về phẩm chất và năng lực để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.Quá trình chuẩn bị này cơ bản được tiến hành khi đội ngũ cán bộ chính trịđang học tập, rèn luyện tại các nhà trường Thực tiễn đó đòi hỏi các nhàtrường cũng phải thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình; nâng caomục tiêu, yêu cầu đào tạo, nhằm xây dựng đội ngũ CU, CTV một cách toàndiện Tính từ năm 2005 đến năm 2010, “Học viện Chính trị đã đào tạo được3.500 chính uỷ trung, sư đoàn và hơn 3.300 chính trị viên đại đội” [127, tr 20];tuy nhiên, năng lực chủ trì về chính trị của một số CU, CTV so với những yêucầu mới đặt ra có mặt còn hạn chế
Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, cùng với quá trình chuẩn hóa,hiện đại hóa chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo đối với từng cấp
Trang 20học và loại hình đào tạo cần dựa vào đặc thù nhiệm vụ của từng quân, binhchủng và cơ quan quân sự địa phương để có nội dung, chương trình đào tạo phùhợp Nâng cao chất lượng nguồn đào tạo CU, CTV đi đôi với “coi trọng công tácphát triển bản lĩnh chính trị và năng lực sáng tạo của người cán bộ chính trị nóichung và các chính ủy, chính trị viên nói riêng” [145, tr 6]; quan tâm bồi dưỡngnăng lực tư duy sáng tạo và nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học; gắn côngtác đào tạo tại trường với bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ thông qua các hoạt độngthực tiễn ở từng cơ quan, đơn vị cho đội ngũ CU, CTV.
Tác giả Hoàng Văn Thanh trong bài viết “Phối hợp giữa nhà trường và đơn vị trong bồi dưỡng nhân cách chính ủy, chính trị viên hiện nay” [154]; Phạm Đình Bộ trong “Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội binh chủng hợp thành trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [16] và Nguyễn Văn Chỉnh trong “Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ cơ sở người dân tộc thiểu số trong quân đội - Mấy vấn đề cần quan tâm”
[17] Theo các tác giả, để đội ngũ cán bộ chính trị luôn thực hiện tốt nhiệm vụ,chức trách được giao, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 51 của BộChính trị phải gắn chặt giữa đào tạo ở nhà trường với bồi dưỡng đội ngũ cán bộchính trị thông qua hoạt động thực tiễn ở từng cơ quan, đơn vị
Trong thực tế, đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đô âi chiếm số lượng khálớn và là lực lượng nòng cốt tiến hành CTĐ, CTCT ở cơ sở, nhưng do “được đàotạo từ nhiều nguồn khác nhau; trình độ, năng lực không đồng đều; đa số tuổi đờicòn trẻ, chưa trải qua chiến đấu, kinh nghiệm và vốn sống còn ít; điều kiện côngtác còn gặp nhiều khó khăn” [16, tr 51], nên vẫn tồn tại nhiều hạn chế về nănglực và kinh nghiệm công tác Đáng chú ý, cán bộ chính trị cấp phân đội là ngườidân tộc thiểu số còn ít về số lượng và hạn chế về trình độ học vấn…
Theo các tác giả, việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị là trách nhiệm củatất cả các lực lượng trong quân đội, trong đó nhà trường và đơn vị là hai chủ thể
Trang 21chính Sự phối hợp chặt chẽ giữa hai chủ thể này bảo đảm cho việc xác định đúng
về quy trình, mục tiêu và là cơ sở để tiến hành đào tạo, bồi dưỡng một cách thốngnhất, đồng bộ và có hiệu quả cao Quá trình kết hợp này là sự cụ thể hoá nhữngyêu cầu từ thực tiễn đơn vị vào mô hình, mục tiêu đào tạo của nhà trường Tuynhiên, nhà trường chỉ trang bị những kiến thức cơ bản, làm cơ sở phát triển tưduy độc lập, sáng tạo và khả năng tự học, tự rèn cho cán bộ Việc phát huy vaitrò của tất cả các lực lượng tham gia rèn luyện, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị
có ý nghĩa hết sức to lớn; đồng thời, tạo điều kiện để cán bộ phát huy khả năngcủa mình trong công tác, những hoạt động thực tiễn ở đơn vị là sự khảo nghiệmđúng đắn nhất đối với khả năng của mỗi người cán bộ
Tác giả Khăm súc Phôn sa vẳn trong bài về “Góp phần nâng cao năng lực hoạt động công tác đảng, công tác chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở các đơn vị Quân đội nhân dân Lào” [111], đã chỉ rõ, trong Quân đội nhân dân
Lào, đội ngũ cán bộ chính trị đóng vai trò là lực lượng nòng cốt tiến hành cáchoạt động CTĐ, CTCT Hiện nay, Quân đội nhân dân Lào đang nhất quán thựchiện chế độ hai thủ trưởng, thủ trưởng quân sự và thủ trưởng chính trị Tuynhiên, do nhu cầu về tổ chức, biên chế nên cán bộ chính trị được bổ nhiệm làmthủ trưởng chính trị ở đơn vị từ cấp đại đội đến cấp sư đoàn và tương đương Góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị có đủ năng lực, phẩm chất
và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đồng thời, quán triệt và thực hiện tốt
Nghị quyết số 113 của Bộ Chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Lào Về tăng cường công tác tổ chức, xây dựng Đảng và cán bộ trong điều kiện mới, tác giả
đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa năng lực hoạtđộng CTĐ, CTCT cho đội ngũ cán bộ chính trị ở các đơn vị Theo tác giả,trước hết phải tạo ra sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức của cấp uỷ đảng vàngười chỉ huy ở tất cả các cấp đối với vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ chínhtrị; quan tâm hơn nữa đến công tác bồi dưỡng kiến thức một cách toàn diện,
Trang 22chú trọng vào kiến thức tay nghề CTĐ, CTCT Cùng với đó là việc phát huyvai trò tích cực của cá nhân mỗi cán bộ chính trị, quyết tâm vượt mọi khókhăn để tự học, tự rèn, không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt, đáp ứng yêucầu nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Lào trong giai đoạn cách mạng mới.
Tác giả Vũ Văn Luận trong bài viết “Đào tạo, bồi dưỡng gắn với sử dụng cán bộ trong quân đội ” [117]; Lê Viết Hảo trong “Những vấn đề cần hoàn thiện về xếp hai cán bộ chính trị đại đội, tiểu đoàn” [92] và Vũ Văn Luận trong
“Chuẩn bị tốt đội ngũ cán bộ để bổ nhiệm chính ủy, chính trị viên - Khâu then
chốt có ý nghĩa quyết định hiệu lực cơ chế mới” [118] Các tác giả đều khẳng
định: Để nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ phải gắn chặt giữa quátrình đào tạo với sử dụng; đặc biệt, phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa khảnăng đào tạo với nhu cầu sử dụng cán bộ cả trước mắt và lâu dài Trong đó, vớitừng nhóm cán bộ cần có công tác quy hoạch, đào tạo và sử dụng một cách khoahọc, tạo sự phát triển vững chắc, đồng bộ giữa các nhóm và các thế hệ cán bộ
Ngay từ năm 1999, chủ trương của ĐUQSTW về xếp hai cán bộ chính trị
ở các tiểu đoàn, đại đội đủ quân đã từng bước khắc phục tình trạng cán bộ chínhtrị vừa “mỏng” và “yếu”; đồng thời, “tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộchính trị trao dồi, cọ sát, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình côngtác” [92, tr 64] Vì vậy, đến đầu năm 2006, “nhìn chung cán bộ chính trị cấp tiểuđoàn, đại đội được bồi dưỡng, rèn luyện, trưởng thành, nâng cao được phẩmchất, năng lực, thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ, mối quan hệ công tác; đã gópphần thiết thực nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị,tăng cường quản lý, giáo dục bộ đội ở đơn vị cơ sở” [118, tr 47] Những kết quảnày là kinh nghiệm bước đầu góp phần nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũcán bộ chính trị, trọng tâm là đội ngũ CU, CTV Qua phân tích chất lượng cán bộchính trị các cấp để chuẩn bị xếp CU, CTV cho thấy: “97% phó sư đoàn trưởng
về chính trị; 94% phó chỉ huy trưởng về chính trị bộ chỉ huy quân sự tỉnh (thànhphố); 91% phó chỉ huy trưởng về chính trị cấp trung đoàn, lữ đoàn, huyện; 76%
Trang 23phó tiểu đoàn trưởng về chính trị; 76% phó đại đội trưởng về chính trị dự kiếnxếp được chính uỷ, chính trị viên các cấp” [118, tr 48] Đây là yếu tố quyết địnhnhất đến thắng lợi trong quá trình thực hiện Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị.
Tác giả Nguyễn Việt Quân trong bài về “Xây dựng đội ngũ cán bộ Quân khu 9 đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và kinh tế - xã hội trong tình hình mới” [142]; Phùng Văn Mười trong “Chất lượng đội ngũ chính trị viên ở các trung đoàn bộ binh đủ quân thuộc Quân khu 9” [131] và Phạm Văn
Bé Tư trong “Xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị cơ quan quân sự huyện ở Quân khu 9 trong giai đoạn hiện nay” [187] Các tác giả đã làm rõ: Địa bàn
Quân khu 9 có vị trí chiến lược cả về kinh tế - quốc phòng của đất nước.Những năm gần đây, Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 đã quan tâm lãnh đạo,chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp vững mạnh, góp phần bảo đảm chocác đơn vị hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao
Đối với đội ngũ cán bộ chính trị nói riêng, nhất là các cán bộ công tác ởđơn vị đủ quân trên địa bàn Quân khu 9 đã có những chuyển biến tích cực.Qua khảo sát thực tiễn cho thấy: Đội ngũ cán bộ chính trị luôn có bản lĩnhchính trị vững vàng, đạo đức lối sống mẫu mực, phát huy tốt tinh thần tráchnhiệm, luôn nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao Các đồng chí CU,CTV đều được tín nhiệm bầu giữ cương vị bí thư cấp ủy, thực sự là người chủtrì về chính trị ở đơn vị cơ sở
Bên cạnh đó, trình độ, năng lực của một số chính trị viên còn hạn chế; việcgiải quyết mối quan hệ giữa chính trị viên với người chỉ huy còn nhiều bất cập;
có chính trị viên còn có biểu hiện ỷ lại, dựa dẫm vào mệnh lệnh hành chính.Trong công tác xây dựng đô âi ngũ cán bộ vẫn còn một số hạn chế như: Sự thiếuhụt về nguồn cán bộ kế câ ân, nhất là đối với các cơ quan chỉ huy quân sự huyện ởvùng sâu, vùng xa; số cán bô â được đào tạo cơ bản còn thiếu; có hiê ân tượng vừathừa, vừa thiếu cùng mô ât đối tượng cán bộ ở mô ât số cơ quan Đây không chỉ lànhững hạn chế, khó khăn của riêng Quân khu 9 mà cũng là những hạn chế ở các
Trang 24cơ quan, đơn vị khác trong toàn quân Tuy nhiên, do đặc điểm của từng đơn vịkhác nhau nên mức độ, tính chất của những hạn chế cũng khác nhau.
Tác giả Bùi Văn Huấn trong bài viết “Quân đội phấn đấu thực hiện tốt một
số trọng tâm công tác chính sách trong tình hình mới” [107] và Trần Văn Minh trong “Nghiên cứu, hoàn thiện chính sách tiền lương đối với quân đội” [130].
Các tác giả đều nhất trí đánh giá: Công tác chính sách là một trong những nộidung quan trọng của CTĐ, CTCT Trong những năm qua, công tác chính sáchquân đội, chính sách hậu phương quân đội đã được triển khai thực hiện toàndiện, đồng bộ và đạt hiệu quả thiết thực, góp phần động viên các tầng lớpnhân dân tham gia vào sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng - anninh và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời, trực tiếp nâng cao đời sống vật chất, tinhthần của cán bộ, chiến sĩ và các đối tượng chính sách
Tuy nhiên, công tác chính sách vẫn bộc lộ những hạn chế nhất địnhnhư: “Một số nội dung nghiên cứu, tham mưu, đề xuất chưa bảo đảm tiến độ;chính sách thu hút nhân tài chưa được quan tâm đúng mức Trách nhiệm củamột số cấp ủy, chỉ huy đơn vị trong chỉ đạo thực hiện có mặt còn hạn chế”[107, tr 10] Để thực hiện tốt công tác chính sách, cấp uỷ, chỉ huy các cấptrong quân đội phải tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, tư tưởng chỉ đạocủa Đảng, định hướng cải cách chính sách của Nhà nước, trên cơ sở đó đề rachủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác chính sách mộtcách phù hợp Trước hết, cần thực hiện tốt các chính sách đối với quân nhântại ngũ; phấn đấu tạo sự công bằng giữa các đối tượng cán bộ Nghiên cứu,hoàn thiện chính sách tiền lương và bổ sung các chế độ đãi ngộ khác đối vớiđội ngũ cán bộ các cấp trong quân đội
Tác giả Vũ Hữu Luận trong bài “Phát huy truyền thống, ngành Chính sách quân đội phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ trong tình hình mới” [119]; Trần Văn Minh trong “Động viên và kết hợp các nguồn lực, từng bước cải
Trang 25thiện, bảo đảm nhà ở cho cán bộ quân đội” [129]; Hồ Thủy trong “Bảo hiểm
xã hội Bộ Quốc phòng góp phần thực hiện tốt chính sách quân đội trong thời
kỳ mới” [160] và Phan Tiến Hạc trong“Thực hiện công tác chính sách ở Binh đoàn Cửu Long” [89] Các tác giả đều cho rằng: Thực hiện công tác chính sách
là trách nhiệm của tất cả các lực lượng; tuy nhiên, phát huy vai trò của các cơquan chuyên môn, có chức năng quản lý nhà nước về công tác chính sách làyếu tố quyết định hàng đầu Sự vào cuộc thống nhất và tích cực của lãnh đạo,chỉ huy các cơ quan, đơn vị và các ngành chuyên môn trong toàn quân sẽ tạochuyển biến tích cực đối với công tác chính sách cán bộ Đổi mới và nângcao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác chính sách đối với cán bộ quânđội nói chung và đội ngũ cán bộ chính trị nói riêng sẽ góp phần bảo đảm chođội ngũ cán bộ các cấp thực sự an tâm công tác; đồng thời, tạo sức thu hútđối với thanh niên và học sinh khi chọn nghề sĩ quan
1.3 Nhóm các công trình nghiên cứu về giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị
Tác giả Lê Văn Dũng trong bài viết “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ trong quân đội hiện nay” [40]; Ngô Xuân Lịch trong
“Tiếp tục đổi mới toàn diện công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu mới” [114]; Phạm Văn Long trong “Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ quân đội trong tình hình mới”[116] và Nguyễn Văn Động trong bài “Công tác cán bộ quân đội trong thời kì mới” [87] Các tác giả đã khẳng định: Sự lãnh đạo của các tổ chức đảng
có vai trò quyết định nhất đến kết quả xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp Hướngtới mục tiêu “xây dựng đội ngũ cán bộ có số lượng, cơ cấu hợp lý; có bản lĩnhchính trị vững vàng, trình độ, kiến thức chuyên môn ngày càng cao, năng lực tổ
chức thực tiễn tốt, thực sự là lực lượng nòng cốt xây dựng quân đội cách mạng,
chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” [87, tr 22] Cần tiếp tục thực hiện tốtphương hướng “xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung
Trang 26thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; có số lượng và
cơ cấu hợp lý; có trình độ kiến thức chuyên môn hóa ngày càng cao, năng lựcchỉ huy và tổ chức hoạt động thực tiễn tốt, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốtchức trách, nhiệm vụ được giao” [114, tr 2]
Tác giả Nguyễn Văn Dụ trong bài viết “Một số vấn đề về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội của quân đội ta hiện nay” [39]; Nguyễn Phương Đông trong “Xây dựng kĩ năng công tác đảng, công tác chính trị của đội ngũ cán bô ê chính trị cấp phân đô êi ở các đơn vị binh chủng hợp thành làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [86] và Nguyễn Dân Quốc trong bài “Thường xuyên coi trọng bồi dưỡng đội ngũ chính ủy, chính trị viên ở đơn vị cơ sở” [147] Ngoài
việc nghiên cứu và làm rõ về vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ chính trị, các tácgiả đã đưa ra những đánh giá toàn diện về thực trạng, yêu cầu và một số nhân
tố tác động trực tiếp đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính trị Trong
đó, đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội là người chủ trì về chính trị ở đơn vị
cơ sở và là nguồn cơ bản phát triển, thay thế cho đội ngũ cán bộ chính trị cấpchiến dịch, chiến lược sau này Vì vậy, để hoàn thành nhiệm vụ của mình, độingũ cán bộ chính trị cấp phân đội phải có năng lực toàn diện, trong đó kĩ năng
về CTĐ, CTCT có vai trò quyết định Mă ât khác, do yêu cầu nhiệm vụ tronggiai đoạn mới đòi hỏi phải nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng kĩ năngCTĐ, CTCT cho đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đô âi
Muốn vậy, phải coi trọng bồi dưỡng năng lực toàn diện cho đội ngũ cán
bộ chính trị ở các đơn vị cơ sở; thường xuyên nâng cao chất lượng công tác đàotạo tại trường và bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác ở đơn vị; tăngcường công tác quy hoạch, tạo nguồn đào tạo và rèn luyện thông qua thực tiễn
Trang 27công tác; chú trọng xây dựng về bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng cho cán
bộ chính trị và các CU, CTV là những biện pháp quan trọng hàng đầu
Tác giả Phạm Gia Cư trong bài “Mấy vấn đề có tính nguyên tắc từ thực tiễn xây dựng chính ủy, chính trị viên cơ quan quân sự địa phương hiện nay” [38] và Đặng Nam Điền trong “Tổng kết thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh” [84], đã cho rằng: Tổng kết
công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị là vấn đề hết sức quan trọng; tuynhiên, việc tổng kết phải được tiến hành thường xuyên, khách quan, khoa học;đánh giá tổng thể cả đội ngũ, trong những giai đoạn nhất định cần đi sâu đánhgiá các đối tượng cán bộ cụ thể
Tổng kết công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị theo tư tưởng HồChí Minh nhằm đánh giá khách quan những thành tựu và yếu kém, rút ranhững bài học kinh nghiệm, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao chấtlượng xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị trong thời gian tiếp theo là vấn đềquan trọng hiện nay Trong đó, chú trọng công tác nghiên cứu hoàn thiện cơchế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội; xác định đúng vị trí, vai trò của độingũ cán bộ chính trị Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ tập trung khẳng định cầnphải tiến hành tổng kết công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị theo tưtưởng Hồ Chí Minh, nhưng chưa mạnh dạn nghiên cứu và đề xuất cần tập trungtổng kết trên những vấn đề gì, nội dung tiến hành ra sao để khắc phục nhữnghạn chế đang tồn tại trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị hiện nay
TCCT trong sách về “Nâng cao đạo đức cách mạng đội ngũ cán bộ chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình mới” [178] đã chỉ rõ:
Đạo đức cách mạng của người cán bộ chính trị là hệ thống những phẩm chấttạo nên nhân cách của người cán bộ đảm nhiệm CTĐ, CTCT, là yếu tố hàngđầu tạo nên uy tín trước tập thể và là tấm gương tác động trực tiếp đến nhậnthức, thái độ, hành vi của mọi quân nhân Trong bất cứ hoàn cảnh nào, người
Trang 28cán bộ chính trị cần tự mình phát huy cao độ bản lĩnh chính trị và phẩm chấtđạo đức cách mạng trong sáng, thật sự xứng đáng là những “đại biểu củaĐảng” trong quân đội Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị phải toàndiện, cần chú trọng xây dựng về phẩm chất đạo đức Trên cơ sở nghiên cứuthực trạng và chỉ rõ những yếu tố tác động đến quá trình rèn luyện đạo đứccách mạng để đề ra hệ thống các giải pháp Trong đó, nâng cao chất lượng,hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ chính trịđược xác định là giải pháp quan trọng hàng đầu.
Tác giả Mai Văn Hóa trong bài về “Vấn đề tự học tập nâng cao năng lực công tác của đội ngũ cán bộ chính trị” [94] và Phạm Hồng Tấn trong “Tự học,
tự rèn - Biện pháp quan trọng nâng cao chất lượng đội ngũ chính trị viên ở đơn vị cơ sở trong quân đội hiện nay” [153], đã chỉ rõ: Cùng với sự quan tâm
của lãnh đạo, chỉ huy các cấp thì đội ngũ cán bộ chính trị cũng phải chủ động,tích cực trong học tập, rèn luyện không ngừng hoàn thiện bản thân Vì tự họctập, rèn luyện có vai trò hết sức quan trọng; đây là hoạt động mang tính chủđộng, xuất phát từ sự ham hiểu biết và mong muốn phấn đấu vươn lên của mỗingười để biến tri thức nhân loại thành tri thức, kinh nghiệm của riêng mình Các tác giả đều cho rằng: Lĩnh vực hoạt động CTĐ, CTCT luôn có sựphát triển với nhiều nội dung mới nảy sinh từ thực tiễn cần phải đáp ứng kịpthời Vì vậy, chỉ có tích cực học tập, rèn luyện thông qua hoạt động thực tiễn
mô ât cách tự giác, sáng tạo mới thực sự là phương thức chủ yếu giúp mỗi cán
bộ chính trị bổ sung những thiếu hụt về phẩm chất, năng lực, kinh nghiệmcông tác Quá trình tự học tập, rèn luyện thường xuyên còn giúp cho đội ngũcán bộ chính trị giữ vững được phẩm chất đạo đức trong sáng và bản lĩnhchính trị vững vàng, phương pháp tác phong công tác phù hợp, thực sự lànhững tấm gương sáng về ý chí vươn lên trong cuộc sống và công tác
Trang 292 Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
2.1 Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố
Qua nghiên cứu các công trình khoa học của các tác giả, nhóm tácgiả trong và ngoài nước đã được công bố ở phần tổng quan, nghiên cứusinh đưa ra một số nhận xét sau:
Một là, các công trình trong phần tổng quan đều thống nhất khẳng
định vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng; đồng thời, đánh giá cao những đónggóp hết sức to lớn của đội ngũ cán bộ chính trị các cấp trong suốt quá trìnhxây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội Để quân đội kiểu mớicủa giai cấp công nhân thực sự cách mạng, tuyệt đối trung thành với Tổquốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, phải thường xuyên quan tâm xâydựng đội ngũ cán bộ chính trị các cấp vững mạnh, góp phần nâng cao chấtlượng, hiệu quả các hoạt động CTĐ, CTCT, giữ vững và tăng cường sự lãnhđạo của Đảng đối với quân đội trong mọi thời kì cách mạng
Hai là, các công trình nghiên cứu đã khẳng định chủ trương nhất quán
của Đảng bộ Quân đội là phải quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ chính trịvững mạnh toàn diện, luôn đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng và phù hợp
về cơ cấu Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, với mục tiêu xây dựng quân độitheo hướng: Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lấy xâydựng về chính trị làm cơ sở, thì yêu cầu nâng cao chất lượng công tác xây dựngđội ngũ cán bộ chính trị càng trở nên cấp bách và quan trọng hơn bao giờ hết
Ba là, một số công trình đã đi sâu nghiên cứu, đánh giá về thực trạng
đội ngũ cán bộ chính trị các cấp trên tất cả các lĩnh vực, trong đó làm rõnhững hạn chế cần khắc phục; đồng thời, chỉ ra nguyên nhân, phươnghướng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng xây dựng
Trang 30đội ngũ cán bộ chính trị, góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng, hiệu quảhoạt động CTĐ, CTCT, đáp ứng kịp thời yêu cầu xây dựng quân đội vềchính trị trong thời gian tiếp theo.
Bốn là, kết quả nghiên cứu của các công trình đã tổng quan là khá toàn
diện và sâu sắc; tuy nhiên, các công trình đó mới chỉ tiếp cận và giải quyết vấn
đề ở góc độ khác nhau của khoa học chính trị Song, chưa có công trình nàonghiên cứu, luận giải một cách cơ bản, có hệ thống về chủ trương và sự chỉ đạocủa Đảng bộ Quân đội đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị từnăm 2001 đến năm 2010 dưới góc độ Khoa học Lịch sử Đảng Do đó, đây vẫn
là một trong những “khoảng trống” khoa học để tác giả luận án quyết định lựachọn nghiên cứu và làm rõ vấn đề nêu trên
Năm là, các công trình được tổng quan trên là tài liệu quan trọng để
tác giả tham khảo và sử dụng trong quá trình thực hiện luận án của mình
2.2 Những vấn đề luận án tập trung giải quyết
Trên cơ sở hệ thống lý luận khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vềxây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kì mới; đồng thời, dựa vào kết quả nghiêncứu của các công trình khoa học có liên quan đã công bố, hướng nghiên cứu
-của đề tài luận án “Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị từ năm 2001 đến năm 2010” sẽ tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ những yếu tố tác động trực tiếp đến xây dựng
đội ngũ cán bộ chính trị các cấp trong quân đội từ năm 2001 đến năm 2010
Thứ hai, luận giải, làm sáng tỏ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ
Quân đội về xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị từ năm 2001 đến năm 2010
Thứ ba, nhận xét và rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình
Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị từ năm
2001 đến năm 2010
Trang 32Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ QUÂN ĐỘI
VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHÍNH TRỊ
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 1.1 Yêu cầu khách quan xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị quân đội
1.1.1 Đô ôi ngũ cán bô ô chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam
1.1.1.1 Khái niệm đội ngũ cán bộ chính trị
“Cán bộ” là một danh xưng đã xuất hiện trong đời sống xã hội ở ViệtNam từ khá sớm, dùng để chỉ những chiến sĩ cách mạng, sẵn sàng chịu đựnggian khổ, hi sinh phục vụ cho lý tưởng cao cả là giành độc lập, tự do cho dântộc và để lại dấu ấn tốt đẹp trong lịch sử cách mạng từ khi có Đảng lãnh đạo.Ban đầu, từ cán bộ được dùng nhiều trong quân đội nhằm phân biệt giữa chiến
sĩ với cán bộ, sau đó được dùng để chỉ tất cả những người hoạt động khángchiến thoát ly và để phân biệt với nhân dân, với quần chúng cách mạng
Cán bộ cách mạng là cầu nối giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân; cán
bộ vừa là người lãnh đạo, vừa là người “đầy tớ” thật trung thành của nhân dân.Đội ngũ cán bộ được đào tạo và công tác trong hệ thống chính trị với nhữngcương vị và lĩnh vực hoạt động khác nhau, song đều có chung một mục đích
là phụng sự Tổ quốc, phụng sự Đảng, phụng sự cách mạng và phục vụ nhândân, trong đó có đội ngũ cán bộ trong QĐNDVN
Trong Điều 1 của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sửa đổi,
bổ sung một số điều năm 2008) đã chỉ rõ: “Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt
Nam (sau đây gọi là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhànước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự,được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng” [143, tr 32].Hiện nay, trong QĐNDVN có các nhóm ngành sĩ quan cơ bản đó là: Sĩ quanchỉ huy, tham mưu; sĩ quan chính trị; sĩ quan hậu cần; sĩ quan kỹ thuật và sĩ
Trang 33quan chuyên môn khác Như vậy, sĩ quan chính trị là một trong năm nhómngành sĩ quan cơ bản của quân đội Dựa vào chức trách, nhiệm vụ được giao,mỗi nhóm ngành sĩ quan đảm nhiệm trên những lĩnh vực công tác cụ thể, trongđó: “Sĩ quan chính trị là sĩ quan đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị”
[143, tr 4] Đội ngũ sĩ quan chính trị được ghi trong Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam chính là đội ngũ cán bộ chính trị các cấp trong QĐNDVN,
vì “đội ngũ cán bộ quân đội chỉ có một đối tượng là sĩ quan” [139, tr 6]
Trong lịch sử, đội ngũ cán bộ chính trị quân đội đã được gọi với nhiềudanh xưng khác nhau như: Người “đại biểu của Đảng”, ủy viên chính trị, haycán bộ CTĐ, CTCT mặc dù cách gọi có khác nhau, nhưng vị trí, vai trò,chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ chính trị vẫn không thay đổi Đội ngũcán bộ chính trị trong QĐNDVN là “cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam vàNhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực quân
sự, đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt
Nam” [76, tr 66] Mặt khác, theo tài liệu về Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới,
xuất bản năm 2001 do Giáo sư Trần Xuân Trường làm Chủ biên thì: Cán bộ chínhtrị là những người làm CTĐ, CTCT, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với quânđội; có nhiệm vụ giáo dục, giác ngộ quần chúng, vận động và tổ chức quần chúnglàm cách mạng với cách thức chủ yếu bằng thuyết phục chứ không phải bằngquyền uy, mệnh lệnh Đội ngũ cán bộ chính trị có trọng trách giải quyết những vấn
đề thuộc về quan hệ con người với cách thức mang tính nhân văn sâu sắc
Như vậy, đội ngũ cán bộ chính trị là lực lượng nòng cốt tiến hành các hoạt động CTĐ, CTCT trong QĐNDVN, góp phần giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội; có nhiệm vụ giáo dục, giác ngộ, vận động và tổ chức quần chúng làm cách mạng với
Trang 34cách thức chủ yếu bằng thuyết phục chứ không phải bằng quyền uy, mệnh lệnh
ở tất cả các cơ quan, đơn vị trong toàn quân.
Từ khái niệm trên cho thấy, đội ngũ cán bộ chính trị là những cán bộ củaĐảng và Nhà nước công tác trong quân đội; được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản,chuyên sâu về nghiệp vụ và là lực lượng nòng cốt tiến hành các hoạt độngCTĐ, CTCT ở tất cả các cơ quan, đơn vị trong toàn quân Đội ngũ cán bộchính trị trong QĐNDVN bao gồm: “Cán bộ lãnh đạo và quản lý; cán bộcông tác trong các ngành công tác đảng, công tác chính trị của cơ quanchính trị các cấp; cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về lý luận chính trị, khoahọc xã hội nhân văn quân sự; cán bộ hoạt động trên các lĩnh vực báo chí,xuất bản…” [76, tr 67] Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụđược phân công, đội ngũ cán bộ chính trị có đủ các điều kiện và tiêu chí cầnthiết để có thể bổ nhiệm giữ các cương vị chỉ huy, quản lý về lĩnh vựcquân sự hoặc các ngành khác khi tổ chức có yêu cầu
Xuất phát từ yêu cầu xây dựng quân đội và chức năng, nhiệm vụ, tínhchất hoạt động của mình, đội ngũ cán bộ chính trị được tổ chức, biên chế ở tất
cả các loại hình đơn vị trong toàn quân Trong quá trình hoàn thiện cơ cấu và tổchức của quân đội, để bảo đảm yêu cầu thường xuyên nâng cao chất lượng cáchoạt động CTĐ, CTCT, góp phần giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với quânđội, thì cơ cấu đội ngũ cán bộ chính trị cũng dần được bổ sung, hoàn thiện và đivào ổn định Như vậy, cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội tác động lớnđến cơ cấu đội ngũ cán bộ chính trị
Từ sau khi thực hiện Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị (khóa IX), một sốđồng chí cán bộ chính trị có đủ tiêu chuẩn được bổ nhiệm chức danh CU,CTV, giữ cương vị chủ trì về chính trị của các cơ quan, đơn vị, thường được
tổ chức đảng tín nhiệm bầu vào cấp ủy và giữ cương vị bí thư Hiện nay cácchức danh chủ yếu mà đội ngũ cán bộ chính trị đảm nhiệm như sau:
Trang 35Cấp quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng, quân đoàn, binh chủng, sưđoàn, trung đoàn, lữ đoàn và tương đương có chính ủy, phó chính ủy; cấptiểu đoàn, đại đội và tương đương có chính trị viên, chính trị viên phó;chủ nhiệm, phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; cục chính trị quân khu,quân chủng, bộ đội biên phòng, quân đoàn, binh chủng; phòng chính trị
sư đoàn, lữ đoàn và tương đương; ban chính trị trung đoàn và tươngđương; trợ lý chính trị ở tiểu đoàn; cán bộ công tác ở cơ quan Tổng cụcChính trị; giảng viên, nghiên cứu viên về khoa học xã hội và nhân vănquân sự ở các học viện, nhà trường, viện nghiên cứu [188, tr 38]
Ngoài ra, do yêu cầu nhiệm vụ và chức năng hoạt động, ở một số loạihình cơ quan, đơn vị như: Cơ quan Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Hậu cần,Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Tổng cục II và một
số đơn vị khác đều bố trí chức danh CU, CTV chủ trì về chính trị và tổ chức
cơ quan chính trị đảm nhiệm các hoạt động CTĐ, CTCT
1.1.1.2 Vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ chính trị quân đội
Thứ nhất, đội ngũ cán bộ chính trị là “đại biểu của Đảng” trong quân đội, bảo đảm cho quân đội “đi đúng con đường chính trị vô sản” Đây là
quan điểm nhất quán của Đảng về vai trò của đội ngũ cán bộ chính trị trongquân đội và là sự vận dụng sáng tạo quan điểm của V.I Lênin về vai trò củacác chính ủy trong Hồng quân vào điều kiện thực tiễn Việt Nam Ngay từ khiĐảng mới thành lập, trong Nghị quyết về Đội Tự vệ được thông qua tại Đạihội Đại biểu lần thứ nhất (3/1935), đã khẳng định “Trung đội có một ngườichánh, một người phó trung đội trưởng và một người đại biểu của ĐảngCộng sản chỉ huy” [48, tr 94] Văn kiện này đã xác định những vấn đề cơbản cho việc xác lập và thực hiện chế độ người đại biểu của Đảng trong các
tổ chức vũ trang, bảo đảm cho các đội vũ trang đi đúng con đường chính trịcủa Đảng; đồng thời, chỉ rõ nguyên tắc trong xây dựng quân đội kiểu mới
Trang 36của giai cấp vô sản nhất thiết phải bố trí người đại biểu của Đảng bên cạnhngười chỉ huy để lo về phương diện chính trị Đây chính là đội ngũ cán bộchính trị, mà nòng cốt là những CU, CTV trong QĐNDVN sau này.
Phát huy vai trò của mình, đội ngũ cán bộ chính trị luôn giữ vững ý chí củaĐảng trong quân đội, bảo đảm cho quân đội luôn tuyệt đối trung thành với Tổquốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân Mặt khác, đội ngũ cán bộ chính trị là lựclượng nòng cốt tiến hành các hoạt động CTĐ, CTCT; đưa đường lối, quan điểmcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống; góp phần xây dựngquân đội vững mạnh về chính trị và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớiquân đội Vì vậy, đội ngũ cán bộ chính trị phải thực sự là những đảng viên trungkiên, là tấm gương sáng về phẩm chất và năng lực
Thứ hai, đội ngũ cán bộ chính trị là lực lượng nòng cốt trong xây dựng các tổ chức, đặc biệt là tổ chức đảng các cấp Xây dựng tổ chức và xây
dựng con người là mục tiêu hàng đầu của CTĐ, CTCT, là yếu tố cơ bản gópphần xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện Thông qua tổ chức và đội ngũcán bộ các cấp, vai trò lãnh đạo của Đảng luôn được khẳng định và giữ vững Ởmỗi đơn vị quân đội đều hình thành hệ thống các tổ chức; trong đó, tổ chứcđảng là hạt nhân lãnh đạo, là nhân tố quyết định mọi sự thành công trong quátrình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị Với vai trò là lực lượng nòng cốt tiếnhành CTĐ, CTCT, hoạt động của đội ngũ cán bộ chính trị tác động quyếtđịnh nhất đến chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng các tổ chức trong quânđội, đặc biệt là tổ chức đảng các cấp
Mối quan hệ giữa người chủ trì về chính trị và người chỉ huy ở mỗi đơn vịđược coi là mối quan hệ trung tâm, chi phối trực tiếp đến việc giải quyết các
mối quan hệ khác trong đơn vị Vì vậy, ngay trong Nghị quyết về Đội Tự vệ,
Đảng đã chỉ rõ: “Các đội trưởng và đảng đại biểu phải hợp tác mà chỉ huy” [48,
tr 95] Đối với những đồng chí giữ cương vị CU, CTV, chịu trách nhiệmcao nhất trong giữ vững định hướng chính trị trên tất cả các nhiệm vụ và là
Trang 37trung tâm đoàn kết trong tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy Vì vậy, người cán bộchính trị cần phải chủ động, sáng tạo và giữ đúng nguyên tắc trong tiếp cận,giải quyết các mối quan hệ, tạo cơ sở phát huy hiệu quả hoạt động CTĐ,CTCT và hiệu lực của người chỉ huy trong đơn vị
Thứ ba, đội ngũ cán bộ chính trị là lực lượng nòng cốt giữ vững trận địa chính trị, tư tưởng trong quân đội Hoạt động quân sự là một loại hình
lao động đặc biệt, rất gian khổ và ác liệt, có thể hy sinh cả tính mạng, tácđộng trực tiếp và mạnh mẽ tới ý chí, tình cảm của mỗi cán bộ, chiến sĩ Vìvậy, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục giữ vững sự ổn định về chính trị,
tư tưởng cho mỗi quân nhân là vấn đề hết sức quan trọng Với vai trò làngười chỉ huy chiến đấu trên mặt trận chính trị tư tưởng, thông qua các hoạtđộng thực tiễn của đội ngũ cán bộ chính trị nhằm làm cho chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thầncủa mỗi quân nhân; làm cho đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật củaNhà nước, các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên được quán triệt và thực hiệntriệt để, thống nhất trong toàn đơn vị Trong mọi điều kiện, hoàn cảnh ngườicán bộ chính trị đã phát huy vai trò của mình, thể hiện những phẩm chất quýbáu, thực sự “thân thiết như một người chị, công bình như một người anh,hiểu biết như một người bạn” [122, tr 484]
Thứ tư, hoạt động của đội ngũ cán bộ chính trị quyết định chất lượng, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội Tiến hành CTĐ,
CTCT là vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng lực lượng vũ trang cáchmạng Tiến hành CTĐ, CTCT ở các đơn vị là trách nhiệm của mọi tổ chức, cánhân; tuy nhiên, đội ngũ cán bộ chính trị là lực lượng nòng cốt Trong đó, cácđồng chí CU, CTV là người chủ trì mặt công tác quan trọng này; vì vậy, Nghịquyết 51/NQ-TW ngày 20/7/2005 của Bộ Chính trị (khóa IX) chỉ rõ: “Ở mỗicấp có chính ủy (hoặc chính trị viên) là người chủ trì về chính trị và cơ quanchính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị của đơn vị” [175, tr 11]
Trang 38Trên thực tế, bất cứ ở đâu có hoạt động của bộ đội thì ở đó có hoạtđộng CTĐ, CTCT do đội ngũ cán bộ chính trị tiến hành Trong công tác vàchiến đấu, người cán bộ chính trị không chỉ hoạt động trên lĩnh vực CTĐ,CTCT đơn thuần, chính trị trong quân đội phải luôn gắn liền với hoạt độngquân sự và định hướng cho hoạt động quân sự Vì vậy, mỗi cán bộ chính trịphải có kiến thức toàn diện, vì nếu “cán bộ quân sự chỉ biết quân sự, cán bộchính quyền chỉ biết chính quyền, cán bộ đảng chỉ biết Đảng, như thế chẳngkhác gì người đứng một chân, vừa không vững lại nhanh mỏi” [123, tr 447].Cùng với đó, đội ngũ cán bộ chính trị các cấp còn là người trực tiếp tiếnhành các mặt công tác như: Tuyên huấn, tổ chức, cán bộ, dân vận và thamgia nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn quân sự Thực tiễn đó đòi hỏi độingũ cán bộ chính trị phải đề cao tính tiền phong, gương mẫu; chủ động, sángtạo trong công việc, luôn nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Thứ năm, đội ngũ cán bộ chính trị là hạt nhân đoàn kết trong đơn vị, là tấm gương sáng về phẩm chất và đạo đức lối sống cho bộ đội noi theo Xây
dựng và phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, duy trì nghiêm kỉ luật là cộinguồn sức mạnh của quân đội Sự đoàn kết, thống nhất phải được xây dựngtrên cơ sở nhận thức chính trị cao và kỷ luật tự giác, nghiêm minh của mọiquân nhân Trong đó, đội ngũ cán bộ chính trị giữ vai trò là nòng cốt, duy trì sựđoàn kết trong đơn vị, trước hết là đoàn kết trong tổ chức đảng và tổ chức chỉhuy Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Tư cách của chính trị viên có ảnh hưởngrất quan trọng đến bộ đội Người chính trị viên tốt thì bộ đội ấy tốt Ngườichính trị viên không làm tròn nhiệm vụ thì bộ đội ấy không tốt” [122, tr 484].Mỗi cán bộ chính trị phải thực sự tiêu biểu về phẩm chất và năng lực; có ý thức
tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần trách nhiệm; luôn khiêm tốn, giản dị, tôn trọng
và biết lắng nghe ý kiến quần chúng
Trang 391.1.2 Thực trạng đô ôi ngũ cán bô ô chính trị và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị giai đoạn trước năm 2001
sở trong nhiều năm (trung đội trưởng, phó đại đội trưởng về chính trị, trợ lýhuyện cấp trước năm 1996 thiếu 10 - 19%, có năm thiếu 20%)” [9, tr 43].Riêng đối với đội ngũ cán bộ chính trị đã có sự phát triển vững chắc, bảo đảmtương đối phù hợp so với yêu cầu nhiệm vụ cả về số lượng, chất lượng và cương
vị đảm nhiệm Đa số cán bộ được đào tạo cơ bản và có hệ thống, “đến cuối năm
2000 có 52,95% cán bộ thường trực tốt nghiệp cao đẳng trở lên, trong đó tốtnghiệp đại học là 29,60%, sau đại học là 3,84% Tỉ lệ đã qua chiến đấu còn23,65%” [60, tr 4] Trong đó, “đội ngũ cán bộ chính trị chiếm 21% tổng số cán
bộ quân đội, thừa 6,1% và thiếu 4,5%; được đào tạo, bồi dưỡng qua trường 100%,trong đó 75,5% qua trường đúng cương vị Cán bộ chủ trì về công tác đảng, côngtác chính trị của các đơn vị (cấp đại đội đến quân khu) có 75% làm bí thư cấp ủy”[9, tr 47] Sau một thời gian ngắn (khoảng hơn một năm) triển khai thực hiện xếphai cán bộ chính trị đã “bố trí đủ 2 cán bộ chính trị trên 30% đại đội, tiểu đoàn đủquân” [60, tr 5] Kết quả bước đầu này đã góp phần khắc phục một bước tìnhtrạng đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở “mỏng” và “yếu”; là điều kiện thuậnlợi để đội ngũ cán bộ chính trị trao dồi, tích lũy kinh nghiệm công tác
Trang 40Hai là, đội ngũ cán bộ chính trị các cấp luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, không dao động trước
những khó khăn của cuộc sống Luôn an tâm công tác, xác định rõ nhiệm vụ,
có động cơ phấn đấu thường xuyên liên tục; gắn bó và cống hiến hết mình trêntừng cương vị công tác được giao; luôn đóng vai trò là lực lượng nòng cốttrong công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho bộ đội và đấutranh có hiệu quả với những quan điểm sai trái, góp phần giữ vững trận địachính trị, tư tưởng của Đảng trong quân đội
Do đặc điểm lịch sử, nên đội ngũ cán bộ chính trị cũng như đội ngũcán bộ quân đội nói chung đang có sự chuyển giao thế hệ Tính đến năm
2000, “đội ngũ cán bộ quân đội còn 26,7% đã qua chiến đấu, trong đó phần lớn
là cán bộ sư đoàn và tương đương trở lên” [9, tr 44]; trong khi đó, số cán bộcấp phân đội tuổi còn trẻ, cơ bản chưa trải qua chiến đấu hoặc phục vụ chiếnđấu Tuy nhiên, đại bộ phận đội ngũ cán bộ chính trị luôn thể hiện sự tâmhuyết với nghề nghiệp, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao;
số các đồng chí “cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược vững vàng kiên định trướctình hình khó khăn phức tạp, dày dạn trong chiến tranh Cán bộ cơ sở thích ứngnhanh, hăng hái thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao” [56, tr 2] Đánh giáchung, “đội ngũ cán bộ quân đội thực sự vững vàng về chính trị, kiên định lýtưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Hầu hết cán bộ chủ trì cao cấp đượcthử thách, rèn luyện trong chiến tranh, có nhiều kinh nghiệm” [60, tr 4] Đây làđiều kiện tiên quyết, căn bản giúp cho đội ngũ cán bộ các cấp, trong đó có cán
bộ chính trị luôn nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao
Ba là, trình độ, kiến thức và kinh nghiê êm thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong tiến hành các hoạt
động CTĐ, CTCT, đội ngũ cán bộ chính trị luôn cố gắng rèn luyện, học hỏi,bám sát thực tiễn để tìm tòi, sáng tạo và tích lũy kinh nghiệm, nâng cao chất