1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn đảng bộ bộ đội biên phòng lãnh đạo công tác vận động quần chúng bảo vệ tuyến biên giới đất liền việt nam trung quốc từ năm 1996 đến năm 2006

185 933 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 185
Dung lượng 728,89 KB

Nội dung

Kinh nghiệm đúc rút từ quá trình Đảng bộ Bộ đội Biên phòng lãnh đạo công tác vận động quần chúng bảo vệ tuyếnbiên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc 1996 - 2006 143 DANH MỤC CÔNG TRÌNH

Trang 1

Chương 1 CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG BẢO VỆ TUYẾN

BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - TRUNG QUỐC CỦA ĐẢNG BỘ BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG (1996 - 2001) 271.1 Yêu cầu khách quan vận động quần chúng bảo vệ tuyến biên

giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc (1996 - 2001) 271.2 Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ Bộ đội Biên phòng về

công tác vận động quần chúng bảo vệ tuyến biên giới đất liềnViệt Nam - Trung Quốc (1996 - 2001) 48

Chương 2 ĐẢNG BỘ BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH

CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG BẢO VỆ TUYẾN BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - TRUNG QUỐC (2001 - 2006) 752.1 Nhân tố mới và yêu cầu đẩy mạnh công tác vận động quần chúng bảo

vệ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc (2001 - 2006) 752.2 Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ Bộ đội Biên phòng

đẩy mạnh công tác vận động quần chúng bảo vệ tuyến biêngiới đất liền Việt Nam - Trung Quốc (2001 - 2006) 94

3.1 Một số nhận xét về quá trình Đảng bộ Bộ đội Biên phòng

lãnh đạo công tác vận động quần chúng bảo vệ tuyến biêngiới đất liền Việt Nam - Trung Quốc (1996 - 2006) 1263.2 Kinh nghiệm đúc rút từ quá trình Đảng bộ Bộ đội Biên

phòng lãnh đạo công tác vận động quần chúng bảo vệ tuyếnbiên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc (1996 - 2006) 143

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG

Trang 2

TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Giới thiệu khái quát về luận án

Đề tài “Đảng bộ Bộ đội Biên phòng lãnh đạo công tác vận động quầnchúng bảo vệ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc từ năm 1996đến năm 2006” được thực hiện dưới góc độ khoa học lịch sử, chuyên ngànhLịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Đề tài luận án được kết cấu 03 chương, 06tiết Nội dung đề tài luận án trình bày khái quát một số vấn đề cơ bản như:Yêu cầu khách quan VĐQC bảo vệ biên giới; hệ thống hóa hoạt động lãnhđạo của Đảng bộ BĐBP về công tác VĐQC bảo vệ tuyến biên giới đất liềnViệt Nam - Trung Quốc (1996 - 2006); nhận xét và đúc rút một số kinhnghiệm lịch sử có giá trị tham khảo, vận dụng trong thực tiễn công tác VĐQCbảo vệ biên giới của BĐBP Đây là công trình nghiên cứu độc lập, không trùnglặp với bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào đã công bố

2 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bấtkhả xâm phạm Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quantrọng đối với sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Trong lịch sửdựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, bảo vệ biên giới quốc gia đã đượctiến hành bằng nhiều phương thức, biện pháp, nhưng phương thức, biện pháp cơbản nhất là dựa vào sức mạnh của nhân dân Nhận thức sâu sắc vấn đề trên, ngay

từ khi mới ra đời và trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sảnViệt Nam luôn xác định công tác VĐQC là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, quyếtđịnh đến sự thành bại của cách mạng Việt Nam

Trong công tác biên phòng, VĐQC là nhiệm vụ chính trị quan trọng, mộtnội dung cơ bản của công tác đảng - công tác chính trị, là biện pháp nghiệp vụ cơbản, làm nền tảng để tiến hành các biện pháp công tác khác Vì vậy, làm tốt côngtác VĐQC sẽ góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đi vào

Trang 4

cuộc sống; hướng dẫn, tổ chức quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh phòng,chống các hoạt động vi phạm chủ quyền lãnh thổ và các loại tội phạm ở KVBG;xây dựng “nền biên phòng toàn dân” vững mạnh góp phần bảo vệ vững chắc chủquyền, an ninh biên giới quốc gia.

Tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc là biên giới “mở”, “núiliền núi, sông liền sông”, chiếm vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, quốcphòng - an ninh và đối ngoại Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ BĐBP, sựgiúp đỡ và tạo điều kiện về mọi mặt của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, sựphối hợp hiệp đồng của các ngành, các lực lượng, công tác VĐQC bảo vệtuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc đã đạt được những kết quả tíchcực Tuy nhiên, do lịch sử để lại, đường biên giới chứa đựng nhiều yếu tố tranhchấp phức tạp Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ vào ngày10/11/1991, đặc biệt sau khi Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Việt Nam vàTrung Quốc được ký ngày 30/12/1999, tình hình trên biên giới có những thuậnlợi cơ bản, song trên thực tế, xuất hiện nhiều diễn biến mới hết sức phức tạpnhư: Hoạt động lấn chiếm biên giới, xâm canh, xâm cư, xâm táng, xây kè, đắpđập, nắn dòng chảy sông, suối trên biên giới … xâm phạm đến độc lập chủquyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước

Mặt khác, tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc là địa bànthường xuyên bị các thế lực thù địch lợi dụng thực hiện chiến lược “diễn biếnhòa bình”, kích động bạo loạn lật đổ; bọn phản động lưu vong xâm nhập cấukết với bọn phản động trong nước đẩy mạnh tuyên truyền, kích động chống,phá cách mạng Việt Nam; tình hình di dịch cư tự do gắn với phát triển đạo tráipháp luật; hoạt động của các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức xuyênquốc gia diễn biến hết sức phức tạp Những tồn tại trên ảnh hưởng trực tiếp đếncông tác VĐQC bảo vệ biên giới của BĐBP, đã và đang đặt ra nhiều vấn đềmới, đòi hỏi Đảng bộ BĐBP nâng cao năng lực lãnh đạo công tác VĐQC đápứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ biên giới trong tình hình mới

Trang 5

Vì vậy, nghiên cứu quá trình Đảng bộ BĐBP lãnh đạo công tác VĐQCbảo vệ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc (1996 - 2006) có ýnghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh chọn đề tàinày làm luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản ViệtNam.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích: Làm rõ quá trình Đảng bộ BĐBP lãnh đạo công tác VĐQC

bảo vệ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc từ năm 1996 đến năm2006; đúc rút kinh nghiệm lịch sử có giá trị tham khảo, vận dụng vào công tácVĐQC bảo vệ biên giới của BĐBP hiện nay

Nhận xét và đúc rút kinh nghiệm lịch sử từ quá trình Đảng bộ BĐBPlãnh đạo công tác VĐQC bảo vệ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - TrungQuốc từ năm 1996 đến năm 2006

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ BĐBP về

công tác VĐQC bảo vệ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc

Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ

BĐBP về công tác VĐQC bảo vệ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - TrungQuốc từ năm 1996 đến năm 2006

Trang 6

Về không gian: Đảng bộ BĐBP lãnh đạo công tác VĐQC bảo vệ tuyến

biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc trên phạm vi 07 tỉnh (Quảng Ninh,Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên)

Về thời gian: Từ năm 1996 đến năm 2006, tuy nhiên để đảm bảo tính

hệ thống và đạt được mục đích nghiên cứu, luận án có đề cập đến những nộidung có liên quan trước và sau 10 năm nói trên

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nhiên cứu

Cơ sở lý luận: Đề tài nghiên cứu dựa trên hệ thống những quan điểm cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sảnViệt Nam về công tác VĐQC

Cơ sở thực tiễn: Đề tài luận án được xây dựng trên cơ sở hoạt động

thực tiễn lãnh đạo công tác VĐQC của Đảng bộ BĐBP; các báo cáo sơ kết,tổng kết của BĐBP về công tác VĐQC trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam -Trung Quốc và số liệu khảo sát thực tiễn tại một số tỉnh Đồng thời, tham khảokết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan

đã công bố để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra

Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủnghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứucủa khoa học chuyên ngành và liên ngành, trong đó chú trọng kết hợp cácphương pháp: Lịch sử và lôgic; phương pháp phân tích, thống kê, so sánh,tổng hợp; phương pháp điều tra xã hội học, khảo sát thực tế và phương phápchuyên gia

6 Những đóng góp mới của luận án

Luận án góp phần tổng kết hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ BĐBP vềcông tác VĐQC bảo vệ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc; rút ranhận xét và đúc rút kinh nghiệm lịch sử về công tác VĐQC bảo vệ biên giớicủa BĐBP từ năm 1996 đến năm 2006 để vận dụng vào hiện thực

Trang 7

Luận án góp phần cung cấp những luận cứ khoa học về hoạt động lãnhđạo, chỉ đạo công tác VĐQC nhằm hoàn thiện chủ trương, giải pháp nâng caohiệu quả công tác VĐQC bảo vệ biên giới của BĐBP trong tình hình mới.

7 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thêm cơ sở khoa học cho cáchoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ BĐBP trong thực hiện nhiệm vụ côngtác biên phòng góp phần bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất và toànvẹn lãnh thổ của Tổ quốc

Luận án có thể làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo, vận dụng vào côngtác VĐQC trên các tuyến biên giới và phục vụ trong nghiên cứu, giảng dạy ở

cơ sở đào tạo của BĐBP

8 Kết cấu của luận án

Gồm: Phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, 03 chương, 06 tiết,kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đềtài, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 8

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐẢNG BỘ BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG BẢO VỆ TUYẾN BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM -

TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2006

1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài

Tác giả Chương Tư Nghị viết cuốn sách “Công tác chính trị của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc” [115] Đây là công trình lý luận phục vụ

học tập, nghiên cứu trong các học viện, nhà trường của Quân giải phóng nhândân Trung Quốc Bàn về công tác chính trị của Bộ đội Biên phòng, tác giả chỉ rarằng nhất thiết phải phát động quần chúng để xây dựng, bảo vệ biên cương Vớihoạt động quân dân cùng giữ gìn, cùng xây dựng, củng cố và tăng cường côngtác biên phòng Do đó, BĐBP muốn hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ biên cươngphải “tích cực giúp đỡ nhân dân vùng biên cương và bờ biển phát triển sản xuất,làm phồn vinh nền kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân vùng biên cương và

bờ biển, tăng cường sức mạnh vật chất cho Bộ đội Biên phòng” [115, tr.600]

Tác giả Mao Trấn Phát chủ biên cuốn sách “Bàn về Biên phòng (Biênphòng luận)” [118] Biên phòng luận là công trình lý luận khá toàn diện vềcông tác biên phòng của Trung Quốc, bao gồm những vấn đề quan trọng vềchính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự, văn hóa, dân tộc khu vực biên cương

và hải cương Bàn về công tác xây dựng kinh tế và xã hội ở KVBG, tác giảxác định: Phải tích cực giúp đỡ và chi viện xây dựng kinh tế vùng biên cảnh

và ven biển là một nhiệm vụ quan trọng của Bộ đội Biên phòng Đồng thời,với việc giúp đỡ xây dựng kinh tế địa phương, cần tích cực thúc đẩy và thamgia xây dựng văn minh tinh thần khu vực biên cảnh

Trang 9

Tác giả đã nghiên cứu những vấn đề chung về lãnh thổ và cương giớiquốc gia, lịch sử biên phòng Trung Quốc qua các thời kỳ, tranh chấp biên giớitrên thế giới và biên phòng của các quốc gia; đưa ra những định hướng về nhậnthức và chỉ đạo công tác biên phòng thời kỳ mới, những suy nghĩ vĩ mô về tăngcường xây dựng biên phòng Trung Quốc Tác giả cho rằng, BĐBP và các cơquan biên phòng khác cần phát huy truyền thống vinh quang của quân đội, coiviệc tăng cường đoàn kết dân tộc, gắn chặt mối quan hệ giữa quân đội vớichính quyền và giữa quân đội với nhân dân, thúc đẩy và giữ gìn sự đoàn kết

ổn định ở KVBG là một nhiệm vụ cơ bản của xây dựng quốc phòng

Từ đó, tác giả đã đưa ra yêu cầu cơ bản đối với BĐBP khi thực hiệncông tác VĐQC ở biên cương: “Bộ đội Biên phòng và các cơ quan biênphòng khác cần tổ chức bộ đội học tập chính sách dân tộc của Đảng, khuyếnkhích cán bộ và chiến sĩ học tập ngôn ngữ của các dân tộc ít người, bồi dưỡngmột loạt cán bộ cốt cán biết nói tiếng dân tộc địa phương, hiểu chính sách dântộc, biết làm công tác quần chúng” [118, tr.312]

Đối với đảng ủy, chính quyền và cơ quan biên phòng, tác giả cũng chỉrõ: Đảng ủy, chính quyền và cơ quan biên phòng các cấp ở biên cương cầnthường xuyên đi vào quần chúng dân tộc ít người, ra sức tuyên truyền thế giớiquan dân tộc của chủ nghĩa Mác và chính sách của Đảng về việc bảo vệ đoànkết dân tộc Phải đi sâu vào các khu vực xa xôi, khó khăn để giải quyết khókhăn cho quần chúng nhân dân các dân tộc Theo tác giả, ổn định xã hội biêncương là ổn định lòng dân và làm tốt công tác VĐQC ở biên cương, tăngcường khối đại đoàn kết của các dân tộc là cơ sở, tiền đề để bảo vệ lợi íchquốc gia; đồng thời, phải nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dâncác dân tộc và phát huy vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của họ trong bảo vệbiên giới quốc gia “Các dân tộc biên cương đều là cơ sở xã hội và lực lượngquan trọng để khai thác phát triển biên cương, xây dựng biên cương, bảo vệbiên cương” [118, tr308]

Trang 10

Viện Khoa học xã hội Việt Nam - Viện Nghiên cứu Trung Quốc chủ

biên cuốn sách Chiến lược “Hưng biên phú dân” của Trung Quốc [145] Cuốn

sách đã trình bày bối cảnh ra đời, nội dung, cương yếu quy hoạch Chiến lược

“Hưng biên phú dân”, một số giải pháp cụ thể của Trung Quốc để thực hiệnchương trình “Hưng biên phú dân” và quá trình thực hiện ở hai tỉnh QuảngTây và Vân Nam trong giai đoạn (2000 - 2006) Cuốn sách tập trung bàn vềnội dung nhiệm vụ thực hiện chương trình “Hưng biên phú dân”, thúc đẩy sựphát triển của vùng biên giới, làm cho người dân nhanh chóng tiến lên đờisống khá giả, củng cố vùng biên cương của Trung Quốc vững mạnh

Cuốn sách nêu rõ: “Chiến lược “Hưng biên phú dân” có nghĩa là: Chấnhưng biên giới, phú dự biên dân và mục đích của chiến lược này là: Phú dân,hưng biên, cường quốc, mục lân” [145, tr.182] Với tư tưởng chỉ đạo: “Nângcao toàn diện trình độ phát triển kinh tế - xã hội vùng biên, đẩy mạnh sự phốihợp giữa khu vực biên giới với các vùng khác trong cả nước, đẩy nhanh cácbước xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa ở vùng biên” [145, tr.262],cuốn sách đã đề xuất hệ thống các biện pháp thực hiện mục tiêu, nhiệm vụchương trình “Hưng biên phú dân” Xác định vai trò của BĐBP trong thựchiện chương trình, nội dung, biện pháp động viên thành phần xã hội hỗ trợ đểxây dựng và phát triển vùng biên giới “Phát huy thế mạnh và vai trò của Bộđội Biên phòng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng vùng biên, xóa đói giảmnghèo, giáo dục tuyên truyền, phát động rộng rãi phong trào dân quân cùngtham gia xây dựng vùng biên” [145, tr.272] Từ đó, cuốn sách cũng đã xácđịnh phương hướng, biện pháp để BĐBP tham gia thực hiện chương trình

“Hưng biên phú dân” “Các đồn Biên phòng phải xây dựng các phương án cụthể để thực hiện kế hoạch, làm đến nơi đến chốn các nhiệm vụ” [145, tr.274]

Trên cơ sở nghiên cứu những điểm tương đồng giữa Việt Nam và TrungQuốc về vấn đề dân tộc và cải cách ở Trung Quốc, đổi mới ở Việt Nam tại khuvực sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở hai nước Chính sách dân tộccủa Trung quốc và Việt Nam đều phải tập trung phát triển KT-XH vùng dân tộc

Trang 11

thiểu số, vừa bảo tồn và phát huy được tính đa dạng của văn hóa các dân tộc.Trên thực tiễn, Chiến lược “Hưng biên phú dân” ở Trung Quốc đã, đang đượctiến hành và thực hiện thành công ở hai tỉnh biên giới tiếp giáp với Việt Nam làQuảng Tây và Vân Nam, được đồng bào dân tộc thiểu số hết sức hoan nghênh vàủng hộ, góp phần xây dựng thắng lợi xã hội hài hòa ở Trung Quốc Đồng thời,cuốn sách đã phân tích và rút ra những bài học kinh nghiệm góp phần nêu lênnhững kiến nghị mang tính gợi mở, cung cấp luận cứ khoa học cho các chủtrương, chính sách nhằm phát triển và ổn định đối với vùng dân tộc thiểu số ởKVBG Việt Nam - Trung Quốc.

2 Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài

2.1 Các công trình nghiên cứu về công tác vận động quần chúng

Tác giả Nguyễn Văn Linh viết cuốn sách Về công tác quần chúng [104].

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác VĐQC trong sự nghiệp cách mạngViệt Nam, tác giả đã khẳng định: “Công tác vận động quần chúng trong mỗi giaiđoạn cách mạng đều có ý nghĩa quyết định” [104, tr.30] Tác giả lưu ý, việc thựchiện chính sách xã hội, giáo dục quần chúng hiểu về vai trò làm chủ thực sự củamình, đập tan mọi âm mưu của các thế lực thù địch chia rẽ Đảng và quần chúng,hòng làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sẽ góp phần củng cố mối liên

hệ giữa Đảng và quần chúng nhân dân, làm tăng thêm sức mạnh của cách mạng.Nhiệm vụ của các cấp ủy đảng trong công tác VĐQC rất nặng nề, “lấy dân làmgốc” phải trở thành nền nếp của xã hội, tất cả phải do nhân dân, vì nhân dân mới

có thể thực hiện thắng lợi được nhiệm vụ đó

Trong điều kiện đảng cầm quyền, phải huy động được sức mạnh củađảng, chính quyền, các đoàn thể theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,nhân dân làm chủ, giữ vững nguyên tắc chân thành, cởi mở Cán bộ các ngành,các cấp phải coi trọng công tác VĐQC, xem công tác VĐQC là công việc gốctrong mọi hoạt động cách mạng Chỉ có như thế mới góp phần thúc đẩy phong

Trang 12

trào cách mạng, lấy lại lòng tin cho quần chúng nhân dân, đưa sự nghiệp cách

mạng của nhân dân đến mọi thành công

Tổng Cục Chính trị chủ biên cuốn sách Đổi mới công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình mới [136] Cuốn sách được

nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chíminh về vai trò quần chúng và công tác VĐQC; đồng thời, xác định rõ vị trí,vai trò và nội dung CTDV của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong tình hìnhmới Trên cơ sở đó, đề xuất những kiến nghị, giải pháp tiếp tục đổi mớiCTDV của Quân đội Nhân dân Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụcách mạng và yêu cầu xây dựng quân đội trong giai đoạn (1996 - 2005).CTDV được coi là tiêu chí để xây dựng bản chất và rèn luyện ý chí quyếtchiến, quyết thắng của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Công tác dân vận thực sự là một trong những điều kiện quan trọng đểquân đội ta rèn luyện, xây dựng bản chất cách mạng và truyền thống tốtđẹp “Trung với Đảng, hiếu với dân…” xây dựng nên mối quan hệ máuthịt quân - dân, tạo thành nguồn sức mạnh vô địch và ý chí quyết chiến,quyết thắng mọi kẻ thù, góp phần làm rạng danh Tổ quốc và dân tộc ViệtNam trong thời đại mới [136, tr.16]

Sách Lý luận và kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác dân vận [110] Cuốn sách đã sưu tầm và tập hợp hơn 30 bài viết của các đồng chí

lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành và các nhà khoa học trong cả nước.Nội dung cuốn sách là những phân tích sâu sắc, toàn diện, làm nổi bật cơ sở lýluận, thực tiễn và kinh nghiệm của CTDV trong thời gian qua Các bài viết đã chothấy rõ, dân vận là công tác rộng lớn, nhạy cảm, bao trùm mọi mặt của đời sống,

do đó, phải luôn đúc rút từ hoạt động thực tiễn để kịp thời định ra chủ trương,chính sách hợp lòng dân, thể hiện đúng tư tưởng “lấy dân làm gốc” của Đảng

Cuốn sách tiếp tục khẳng định tính chân lý, khoa học tư tưởng của chủtịch Hồ Chí Minh đối với CTDV: “Việc dân vận rất quan trọng Dân vận kém

Trang 13

thì việc gì cũng kém Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” [112, tr.700].CTDV là nhiệm vụ chiến lược của Đảng, một trong những công tác cơ bản, cótính chiến lược, gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản ViệtNam; là truyền thống, nguồn gốc sức mạnh của Đảng, là mối quan hệ gắn bómáu thịt giữa Đảng với nhân dân Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiếnđấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tạo phong trào rộng lớn xâydựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải thực hiện tốt CTDV trong thời kỳ mới.

Tác giả Bùi Văn Huấn viết bài Nâng cao hiệu quả công tác dân vận của Quân đội nhân dân trong thời kỳ mới [90] Trong bài viết, tác giả đã khẳng

định: “Công tác dân vận là một nội dung cơ bản trong hoạt động công tác đảng,công tác chính trị của quân đội ta Thực hiện có hiệu quả công tác dân vận vừa

là trách nhiệm của “Bộ đội Cụ Hồ” đối với nhân dân; đồng thời là điều kiện đểcán bộ, chiến sỹ quân đội hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ” [90, tr.21]

Nhận thức rõ vị trí, vai trò của CTDV, trong suốt quá trình xây dựng,chiến đấu và trưởng thành, trải qua các giai đoạn cách mạng khác nhau, lúcthuận lợi cũng như khó khăn, trong chiến tranh hay trong hòa bình, Quân độiNhân dân Việt Nam luôn dựa vào nhân dân, giúp đỡ nhân dân, bảo vệ nhân dân

và được nhân dân tin cậy, đùm bọc Dù ở đồng bằng hay miền núi, biên giới hayhải đảo, CTDV của quân đội đã góp phần quan trọng đưa chủ trương, đường lốicủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào, đưa nghị quyếtcủa Đảng đi vào cuộc sống Trên cơ sở quán triệt sâu sắc Nghị quyết, chỉ thị củaĐảng và Nhà nước về CTDV trong tình hình mới, tác giả đã đánh giá nhữngthành tựu, hạn chế và đề xuất những nội dung cần tập trung thực hiện trong thờigian tới Trong đó, nội dung biện pháp hàng đầu là: “Cần đẩy mạnh việc tuyêntruyền, vận động nhân dân quán triệt và thực hiện thắng lợi đường lối, chủtrương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng cácđịa phương ngày càng giàu mạnh” [90, tr.23]

Trang 14

Tác giả Dương Xuân Ngọc viết bài Quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo tiến hành công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh [116] Mở đầu bài

viết, tác giả đã khẳng định: CTDV là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối vớitoàn bộ sự nghiệp cách mạng Việt Nam, cả trong thời kỳ chưa có chính quyềncũng như thời kỳ Đảng cầm quyền; là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sựlãnh đạo của Đảng đối với chính quyền và toàn xã hội, thắt chặt mối liên hệmáu thịt giữa Đảng với dân

Tác giả đã đưa ra bốn quan điểm chỉ đạo CTDV dưới ánh sáng tư tưởng

Hồ Chí Minh: CTDV phải xuất phát từ lợi ích của quần chúng nhân dân, thực

hiện và bảo vệ lợi ích của nhân dân; thực hành dân chủ là phương thức cơ bản của

CTDV; dân vận phải hướng tới mục tiêu đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, xây

dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; dânvận và CTDV là sự nghiệp của cả HTCT, của toàn dân dưới sự lãnh đạo củaĐảng, sự quản lý của Nhà nước thông qua Mặt trận dân tộc thống nhất Trên cơ sởphân tích, đánh giá thực trạng CTDV, tác giả chỉ rõ: muốn bảo vệ vững chắc chủquyền an ninh biên giới quốc gia, Đảng và Nhà nước cần có những chính sáchphát triển KT-XH thích hợp, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinhthần của nhân dân các dân tộc ở KVBG và làm tốt công tác VĐQC

Tác giả Hà Thị Khiết viết bài Một số bài học kinh nghiệm trong công tác dân vận của Đảng sau gần 25 năm đổi mới [95] Tác giả đã khẳng định: Những

chủ trương, chính sách về CTDV, về đại đoàn kết dân tộc, về xây dựng giaicấp công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, thanh niên, phụ nữ, về tôngiáo, dân tộc, người Việt Nam ở nước ngoài lần lượt được xác định và ngàycàng được hoàn thiện Trên cơ sở phân tích những kết quả đạt được và chỉ ranhững tồn tại, khó khăn trong CTDV của Đảng gần 25 năm đổi mới, tác giảchỉ rõ: thường xuyên củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàndân tộc, để CTDV ngày càng được triển khai sâu rộng trong các cấp, cácngành, các lĩnh vực và trong quần chúng nhân dân; đồng thời, huy động được

Trang 15

sức mạnh tổng hợp của cả HTCT và nhân dân thực hiện thành công các nhiệm

vụ chính trị, mục tiêu phát triển KT-XH mà Đảng và Nhà nước đề ra

Tác giả Hà Thị Khiết viết bài Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động quần chúng trong tình hình mới [96] Tác giả đã khẳng định:

“công tác vận động quần chúng là nhiệm vụ chiến lược, phải được tiến hànhthường xuyên trong mọi hoàn cảnh, trên mọi địa bàn, đối với mọi tầng lớpnhân dân các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài” [96, tr.3].Trong điều kiện đất nước có sự thay đổi ngày một cơ bản và toàn diện: KT-XHphát triển, quốc phòng - an ninh được giữ vững và tăng cường; đời sống nhândân từng bước được cải thiện, HTCT và khối đại đoàn kết toàn dân tộc đượccủng cố và tăng cường tác giả tiếp tục nhấn mạnh: “Trong bất cứ hoàn cảnh

và điều kiện nào cũng phải tin ở lực lượng và sức mạnh của nhân dân, gắn bómáu thịt với nhân dân, một lòng một dạ phục vụ nhân dân Linh hoạt, sáng tạotrong việc tổ chức, tập hợp nhân dân bằng các hình thức hoạt động thích hợptrong từng giai đoạn cách mạng” [96, tr.4]

Trên cơ sở đánh giá những thành tựu và hạn chế của CTDV, để tăng cường

sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác VĐQC trong tình hình mới, tác giả đã đưa

ra sáu giải pháp cơ bản, trong đó giải pháp hàng đầu được xác định: “Tiếp tụcquán triệt, làm chuyển biến nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầnglớp nhân dân về vị trí, vai trò của công tác vận động quần chúng” [96, tr.6]

2.2 Các công trình nghiên cứu về công tác vận động quần chúng bảo vệ biên giới

Công tác VĐQC thực chất là công tác vận động cách mạng Nâng caochất lượng công tác VĐQC là yêu cầu khách quan, vừa có tính cấp bách, trướcmắt, vừa cơ bản lâu dài Nhận thức rõ về vai trò của quần chúng nhân dân trong

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những năm qua, đã có nhiều công trìnhnghiên cứu khoa học về công tác VĐQC xây dựng, bảo vệ biên giới nói chung

Trang 16

và xây dựng, bảo vệ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc nói riêng,tiêu biểu như:

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên

phòng chủ biên cuốn sách Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác biên phòng [93] Cuốn sách là tổng hợp các bài

viết của nhiều tác giả, cuốn sách đã phản ánh khá toàn diện các quan điểm cơbản của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tácbiên phòng Tiêu biểu là các bài viết:

Tác giả Phạm Hồng Chương viết bài Quán triệt tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công tác Biên phòng Trong bài viết tác giả đã

nhấn mạnh: Quán triệt tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh vào CTDV củaBĐBP là phải hết sức chú ý tới đặc điểm của mỗi dân tộc, mỗi địa phương đểtiến hành một cách thích hợp việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục để dânbiết, tìm ra các hình thức phù hợp để dân bàn, tổ chức các hình thức phù hợp

để dân làm và kiểm tra

Bàn về xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng làmCTDV theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả chỉ rõ: “Cán bộ, chiến sỹ lực lượngbiên phòng phải luôn gắn bó với nhân dân, với thực tiễn, phải mắt trông, tainghe, chân đi” [93, tr.319] Theo tác giả, người làm CTDV không nhìn thấy,không nghe thấy, không đi đến từng bản, từng người dân không thể nói tới tổchức nhân dân tham gia bảo vệ an ninh biên giới, không thể đổi mới phươngthức hoạt động trước sự thay đổi của tình hình, sẽ dẫn tới làm việc theo ýkiến, tư tưởng chủ quan của mình rồi đem đặt vào quần chúng Như vậy, hiệuquả công tác VĐQC xây dựng và bảo vệ biên giới sẽ không cao, khôngphát huy được sức mạnh và lực lượng của quần chúng nhân dân vào sựnghiệp bảo vệ biên giới quốc gia

Tác giả Đặng Vũ Liêm viết bài Biên phòng đổi mới công tác vận động quần chúng tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới theo quan

Trang 17

điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam Từ thực tiễn công

tác VĐQC của BĐBP, tác giả chỉ rõ: “Trong quá trình đổi mới công tác vậnđộng quần chúng phải nắm vững định hướng và quán triệt các quan điểm củaChủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác dân vận” [93,tr.372] Để đổi mới công tác VĐQC tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền, anninh biên giới quốc gia theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ĐảngCộng sản Việt Nam, BĐBP cần quán triệt tốt những nội dung: Nắm vững vàthực hiện tốt quan điểm “nước lấy dân làm gốc” trong thực hiện nhiệm vụquản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới; phải có niềm tin mãnh liệt vàoquần chúng, liên hệ chặt chẽ với quần chúng, sâu sát cơ sở, kiên trì nhẫn nạiVĐQC; muốn có phong trào quần chúng phải chăm lo xây dựng động lực củaphong trào; nắm vững quan điểm công tác VĐQC là trách nhiệm của mọi cấp,của mọi cán bộ, đảng viên

Tác giả Cao Thượng Lương viết bài Quán triệt quan điểm của Chủ tịch

Hồ Chí Minh, Bộ đội Biên phòng vận động nhân dân các dân tộc bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia Trên cơ sở làm rõ đặc điểm tình hình trên

tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, sau khi quan hệ hai bên biêngiới trở lại bình thường, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp ước biên giớitrên đất liền và Hiệp định về thềm lục địa trong Vịnh Bắc bộ, song hoạt độngxâm canh, xâm cư, lấn chiếm biên giới, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ chưachấm dứt Từ khi Việt Nam tiến hành sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công tác bảo vệ chủ quyền an ninh biêngiới quốc gia có những đặc điểm, yêu cầu và tư duy mới Việt Nam tuy đã cóhòa bình, nhưng phải thường xuyên đấu tranh, phòng chống âm mưu, thủđoạn “diễn biến hòa bình”, kích động bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch

Vì vậy, theo tác giả “mở cửa phải đi đôi với gác cửa”, nhiệm vụ bảo vệ biêngiới là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó BĐBP là lựclượng nòng cốt, chuyên trách

Trang 18

Để đấu tranh có hiệu quả với các hành động vi phạm chủ quyền, lãnh thổcủa nước láng giềng, tác giả đã nhấn mạnh đến vai trò của quần chúng nhândân và chỉ rõ: BĐBP muốn bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia phải biết dựavào dân, phát huy sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân, nhất là nhân dâncác dân tộc trên biên giới “BĐBP luôn luôn dựa vào nhân dân các dân tộc,làm tham mưu cho cấp ủy đảng và chính quyền địa phương, phát huy sức mạnhbiên phòng tại chỗ, chống lấn chiếm biên giới” [93, tr.229].

Tác giả Đặng Vũ Liêm chủ nhiệm Đề tài khoa học cấp Tổng cục

Chính trị Nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng của Bộ đội Biên phòng trong đấu tranh phòng chống truyền đạo trái phép ở địa bàn biên giới Tây Bắc hiện nay [138] Đề tài nghiên cứu những cơ sở khoa học của

công tác VĐQC trong phòng chống truyền đạo trái phép ở địa bàn biên giớiTây Bắc, trong đó khẳng định vai trò quan trọng của công tác VĐQC trongphòng chống truyền đạo trái phép, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới Tổquốc Tác giả nhấn mạnh: “Chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh chính trịvùng biên giới chỉ có thể được giữ gìn và bảo vệ vững chắc trong mọi tìnhhuống khi và chỉ khi tạo lập được một thế trận biên phòng toàn dân vữngchắc” [138, tr.54] Vì vậy, nội dung quan trọng xuyên suốt nhất của công tácbiên phòng là phải xây dựng cho được “thế trận lòng dân” nơi biên giới, vớibiện pháp cơ bản, nền tảng là công tác VĐQC

Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác VĐQC của BĐBP và dự báo tìnhhình liên quan đến vấn đề truyền đạo trái phép trên địa bàn biên giới Tây Bắctrong tình hình mới; trước âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch,tác giả khẳng định: “Công tác vận động quần chúng có vai trò, vị trí hết sức quantrọng, nhằm giữ vững lòng dân, củng cố mối quan hệ giữa Đảng với chính quyền,tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc” [138, tr.114]

Trang 19

Tác giả Hoàng Xuân Lương chủ nhiệm Đề tài cấp ngành Công tác vận động quần chúng của Bộ đội Biên phòng tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới [107] Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý

luận và thực tiễn công tác VĐQC tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninhbiên giới quốc gia, tác giả đã đề cập đến những đặc điểm chi phối công tácVĐQC chúng của BĐBP và đưa ra dự báo tình hình có liên quan đến công tácVĐQC; về vị trí, mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ công tác VĐQC; về nội dung,phương pháp VĐQC của BĐBP trong tình hình mới

Để phát huy được vai trò của nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ chủquyền, an ninh biên giới quốc gia, tác giả chỉ rõ: “Công tác vận động quầnchúng của Bộ đội Biên phòng cần phải quán triệt và nhận thức sâu sắc về vaitrò, sức mạnh to lớn, quyết định của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ biêngiới Phấn đấu làm cho sự nghiệp bảo vệ biên giới là sự nghiệp của quần chúng”[107, tr.40] Đồng thời, công tác VĐQC của BĐBP phải xây dựng được khốiđoàn kết toàn dân, củng cố cơ sở chính trị và các tổ chức, đoàn thể quần chúng,xây dựng phong trào bảo vệ an ninh, xây dựng biên giới lòng dân, nền biênphòng toàn dân, kết hợp với nền quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhândân vững chắc thực hiện được tư tưởng “lấy dân là gốc” của Chủ tịch Hồ ChíMinh

Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp, kiến nghị nâng cao chấtlượng hiệu quả công tác VĐQC tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biêngiới quốc gia trong tình hình mới Trong đó, giải pháp hàng đầu được tác giả xácđịnh: “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác vận độngquần chúng, tham gia quản lý, bảo vệ biên giới, vùng biển - đảo” [107, tr.72]

Tác giả Đặng Vũ Liêm - Luận án phó tiến sĩ Triết học Nhân dân các dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới phía Bắc [101].

Luận án đã tập trung nghiên cứu vai trò của nhân dân các dân tộc ở KVBGphía Bắc, chỉ rõ nội dung và tính tất yếu phải bảo vệ chủ quyền, an ninh

Trang 20

biên giới trong tiến trình bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; phântích tình hình, đặc điểm biên giới và an ninh biên giới phía Bắc; đánh giánhững mặt tích cực của nhân dân các dân tộc trong tham gia bảo vệ chủquyền, an ninh biên giới, tác giả đã khẳng định: “Đồng bào các dân tộc đã

có những đóng góp to lớn trong tham gia xây dựng lực lượng vũ trang vàphối hợp với bộ đội chiến đấu bảo vệ biên giới” [101, tr.70]

Trước yêu cầu, nhiệm vụ của công tác biên phòng trong tình hình mới,công tác bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia phải thực hiện đồng bộcác biện pháp công tác, trong đó tác giả đã nhấn mạnh đến vai trò của củacông tác VĐQC tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia

“Công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự biên giới không phải là công tácchuyên môn đơn thuần, mà phải làm tốt công tác vận động quần chúng, tổchức quần chúng, tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc thực sự phát huyquyền làm chủ của mình trong sự nghiệp giữ gìn chủ quyền, an ninh biêngiới quốc gia [101, tr.61]

Tác giả Nguyễn Văn Thúy - Luận án tiến sĩ quân sự Bộ đội Biên phòng tỉnh vận động quần chúng tham gia bảo vệ biên giới Tây Bắc trong tình hình mới [132] Tác giả đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn

về BĐBP tỉnh VĐQC tham gia bảo vệ biên giới Tây Bắc, đánh giá thựctrạng, đưa ra những dự báo và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quảBĐBP tỉnh VĐQC tham gia bảo vệ biên giới Tây Bắc trong tình hình mới.Trong đó, tác giả chỉ rõ: “Cùng tham gia bảo vệ biên giới quốc gia với Bộđội Biên phòng còn có một lực lượng quan trọng, đó là quần chúng nhân dânsống trực tiếp trên biên giới” [132, tr.76] Quần chúng nhân dân có sức mạnh

to lớn, BĐBP các tỉnh biên giới Tây Bắc muốn hoàn thành nhiệm vụ củamình phải biết dựa vào dân, tuyên truyền, vận động và tổ chức, hướng dẫnquần chúng nhân dân tham gia bảo vệ biên gới

Trang 21

Để phát huy sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân, mà trước hết

là đồng bào các dân tộc ở KVBG Tây Bắc tham gia bảo vệ biên giới trongtình hình mới, đòi hỏi công tác VĐQC của BĐBP phải tuyên truyền, giáo dụcnâng cao trình độ giác ngộ cho quần chúng là nội dung cơ bản, quan trọng.Theo tác giả, chỉ trên cơ sở đồng bào các dân tộc được tuyên truyền, giáo dụcnâng cao trình độ giác ngộ, ý thức rõ trách nhiệm thì đồng bào mới tham giabảo vệ biên giới một cách tự giác, hành động mới tích cực, sáng tạo, hiệu quảmới cao, phong trào quần chúng mới bền vững

Tác giả Vũ Đình Liêm - Luận án tiến sĩ quân sự Bộ đội Biên phòng tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới phía Bắc [103].

Luận án đã khái quát về BĐBP tham gia xây dựng, củng cố HTCT cơ sở ở KVBG;nghiên cứu những vấn đề lý luận về BĐBP tham gia xây dựng, củng cố HTCT cơ

sở KVBG phía Bắc; đáng giá thực trạng, dự báo tình hình và đề xuất những giảipháp nâng cao hiệu quả BĐBP tham gia xây dựng, củng cố HTCT cơ sở KVBGphía Bắc Luận án chỉ rõ, một trong những nội dung biện pháp nhằm nâng cao hiệuquả BĐBP tham gia xây dựng, củng cố HTCT cơ sở là tập trung lãnh đạo, chỉ đạoxây dựng lực lượng chuyên trách làm công tác VĐQC Theo tác giả, “trong thamgia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở ở KVBG là trách nhiệm của các cấp

ủy, chỉ huy và mọi cán bộ, chiến sỹ BĐBP mà trực tiếp là đội ngũ cán bộ, chiến sỹtrực tiếp làm công tác VĐQC” [103, tr.89]

Tác giả Đinh Vũ Thủy - Luận án tiến sĩ quân sự Bộ đội Biên phòng vận động người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới ở khu vực biên giới Tây Bắc [133] Luận án phân tích,

làm rõ: Cơ sở lý luận để Bộ đội Biên phòng các tỉnh Tây Bắc vận động người có

uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninhbiên giới; đánh giá thực trạng BĐBP vận động người có uy tín trong đồngbào dân tộc thiểu số; dự báo tình hình có liên quan đến công tác vận độngngười có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng khái niệm, đặt ra

Trang 22

yêu cầu, nội dung, phương pháp BĐBP vận động người có uy tín trong đồngbào dân tộc thiểu số; đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả BĐBP vậnđộng người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo vệ chủquyền, an ninh biên giới ở KVBG Tây Bắc Theo tác giả, vận động người có

uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số là một nội dung, hình thức, biệnpháp quan trọng trong công tác VĐQC của BĐBP “Vận động người có uytín trong đồng bào dân tộc thiểu số là một nội dung của công tác vận độngquần chúng, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng và điều hành của người chỉhuy các cấp” [133, tr.102]

Tác giả Đặng Vũ Liêm viết bài Công tác vận động quần chúng của Bộ đội Biên phòng góp phần xây dựng và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới Tổ quốc [102] Trong bài viết, tác giả khẳng định: Nội dung công tác VĐQC

không chỉ đơn thuần tuyên truyền vận động, mà phải tiến hành toàn diện;tham gia xây dựng, củng cố cơ sở chính trị, thực hiện các chương trình pháttriển KT-XH, chương trình xóa đói giảm nghèo, tuyên truyền vận động nhândân xây dựng và bảo vệ biên giới

Trên cơ sở phân tích những chủ trương, biện pháp đổi mới công tácVĐQC của BĐBP, tác giả đã đánh giá kết quả thực hiện công tác VĐQC vàrút ra 6 kinh nghiệm chủ yếu, trong đó kinh nghiệm thứ ba được tác giả chỉrõ: “Bộ đội Biên phòng đã kết hợp chặt chẽ công tác biên phòng với tham giaphát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở khu vực biên giới; giữa tuyên truyền, giácngộ đồng bào với chăm lo nhu cầu bức thiết trong đời sống của quần chúng,cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, trên cơ sở đó tạo động lực phong tràoquần chúng bảo vệ biên giới” [102, tr.14]

Tác giả Phạm Huy Tập viết bài Bộ đội Biên phòng đẩy mạnh công tácvận động quần chúng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tình hình mới [126] Tác giả

đã chỉ rõ: Để từng bước phát triển KT-XH, không ngừng nâng cao đời sốngvật chất và tinh thần của nhân dân ở KVBG hiện nay, cần tiếp tục nâng cao

Trang 23

chất lượng và hiện quả công tác VĐQC trong tình hình mới Trên cơ sở phântích những đặc điểm cơ bản về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở KVBG, tácgiả đã khẳng định: “Công tác vận động quần chúng của Bộ đội Biên phòngkhông ngừng được phát huy, góp phần quan trọng để tổ chức tuyên truyền vậnđộng, huy động sức mạnh của toàn dân tham gia quản lý bảo vệ chủ quyền, anninh biên giới và xây dựng biên giới ngày càng vững mạnh” [126, tr.91].Đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại, bất cập của công tácVĐQC, tác giả đã phân tích những yếu tố mới tác động và đề xuất sáu nhómgiải pháp quan trọng đẩy mạnh công tác VĐQC đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụtrong tình hình mới

3 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết

3.1 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố

Các công trình khoa học nêu trên đều khẳng định vai trò của quầnchúng nhân dân và công tác VĐQC có vai trò quan trọng, là chủ trương chiếnlược, quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam

Một số công trình khoa học đã luận giải sâu sắc, cụ thể đặc điểm tìnhhình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của đồng bào các dân tộc ở KVBG vànhững nhân tố tác động đến công tác VĐQC; về vai trò của đồng bào các dântộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ biên giới quốc gia

Các công trình khoa học đã khảo sát, đưa ra những tư liệu quan trọng, trên

cơ sở tình hình thực tiễn, bước đầu đã có những đánh giá về thực trạng công tácVĐQC trên một số mặt cụ thể, dự báo tình hình có tác động đến công tác VĐQCcủa BĐBP, đề xuất chủ trương và những giải pháp nâng cao hiệu quả công tácVĐQC nói chung và VĐQC bảo vệ biên giới nói riêng

Trang 24

Một số công trình nghiên cứu của nước ngoài có đề cập đến vai trò củanhân dân, hoạt động của BĐBP và yêu cầu, nhiệm vụ của BĐBP trong côngtác bảo vệ biên giới Song với quan điểm, lập trường và lợi ích của các quốcgia khác nhau mà họ đặt ra những yêu cầu giải quyết vấn đề trên biên giớicũng khác nhau, tuy nhiên các công trình đó vẫn có giá trị tham khảo.

Tuy các công trình khoa học chưa đề cập một cách có hệ thống sự lãnhđạo của Đảng bộ BĐBP về công tác VĐQC bảo vệ biên giới, song đã chỉ ranhững vấn đề có liên quan trực tiếp đến công tác VĐQC tham gia bảo vệ biêngiới Các công trình khoa học nêu trên là tư liệu quan trọng, là cơ sở thực tiễncung cấp những luận cứ khoa học để tác giả tiếp tục nghiên cứu, phát triển, xâydựng thành công luận án đúng mã số chuyên ngành khoa học Lịch sử Đảng

3.2 Những vấn đề luận án tập trung giải quyết

Làm rõ yêu cầu khách quan, phân tích đặc điểm tình hình tác động đếncông tác VĐQC bảo vệ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc từ năm

Đề tài luận án sẽ thu thập ý kiến của các nhà khoa học trong và ngoàilực lượng BĐBP; thông qua phiếu trưng cầu ý kiến và trực tiếp khảo sát thực

tế trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc

Trang 25

Chương 1 CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG BẢO VỆ

TUYẾN BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - TRUNG QUỐC CỦA ĐẢNG BỘ BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG (1996 - 2001)

1.1 Yêu cầu khách quan vận động quần chúng bảo vệ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc (1996 - 2006)

1.1.1 Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác vận động quần chúng

Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trước yêu cầu, nhiệm

vụ mới, đòi hỏi phải đổi mới công tác quần chúng và tăng cường mối quan hệgiữa Đảng và nhân dân Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng(khóa VI), đã ban hành Nghị quyết Trung ương 8B/NQ-TW về đổi mới công tácquần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, đã nêu lênbốn quan điểm chỉ đạo công tác VĐQC, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng vànhân dân, đó là: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhândân; động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực củanhân dân và kết hợp hài hòa các lợi ích, thống nhất quyền lợi với nghĩa vụ côngdân; các hình thức tập hợp nhân dân phải đa dạng; công tác quần chúng là tráchnhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể

Ở mỗi giai đoạn lịch sử, có những mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phươngpháp và đối tượng của cách mạng khác nhau Vì vậy, công tác VĐQC cũng đượcthay đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn và nhiệm vụ của từng giai đoạn cáchmạng Trong thời kỳ, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiếp tụcphát huy những bài học kinh nghiệm của công tác VĐQC, chủ trương về công tácVĐQC được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, xác định:

Vận động, tập hợp nhân dân xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân Đây là mục tiêu quan trọng của công tác

VĐQC nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng mối quan

Trang 26

hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân; phát huy sức mạnh của nhân dân trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thành công sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Xây dựng chính sách cụ thể đối với các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc trong nước nhằm tạo ra động lực mới để thúc đẩy phong trào cách mạng của nhân dân Động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích

thiết thực của nhân dân Để tạo ra động lực mới thúc đẩy phong trào cáchmạng của nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những chính sách cụ thểđối với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, thanh niên,phụ nữ, các nhà doanh nghiệp, các dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam ởnước ngoài “Bằng các chính sách cụ thể đối với các giai cấp, các tầng lớp,các dân tộc trong nước, tạo ra những động lực mới thúc đẩy phong trào cáchmạng của nhân dân” [57, tr.122-123] Đặc biệt, vấn đề dân tộc được Đảng xácđịnh là: “vị trí chiến lược lớn” [57, tr.125] Vì vậy, công tác VĐQC của Đảngđối với đồng bào các dân tộc phải nhằm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí vàxây dựng HTCT cơ sở vững chắc, nhất là ở vùng sâu, vùng xa biên giới; củng cốlòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, tăng cường khối đại đoàn kếttoàn dân tộc và xây dựng mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân

Từ nay đến năm 2000, bằng nhiều biện pháp tích cực và vững chắc, thựchiện cho được 3 mục tiêu chủ yếu: xóa được đói, giảm được nghèo, ổn định

và cải thiện được đời sống, sức khỏe của đồng bào các dân tộc, đồng bàovùng cao, vùng biên giới; xóa được mù chữ, nâng cao dân trí, tôn trọng vàphát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; xây dựng được cơ sởchính trị, đội ngũ cán bộ đảng viên của các dân tộc ở các vùng, các cấptrong sạch, vững mạnh [57, tr.125-126]

Xây dựng cơ chế làm chủ của nhân dân Đây là một nhiệm vụ quan trọng

nhằm nâng cao hiệu quả công tác VĐQC của Đảng “Xây dựng cơ chế cụ thể đểthực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với các chủ

Trang 27

trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước” [57, tr.127] Cơ chế làm chủ củanhân dân được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước quản lý, thông qua đạidiện là các cơ quan dân cử và các đoàn thể chính trị - xã hội Vì vậy, các cấp ủyĐảng từ Trung ương đến cơ sở phải xây dựng cơ chế làm chủ của nhân dân rõràng, theo phương châm: dựa vào dân để xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền

và các tổ chức chính trị xã hội

Tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc

và các đoàn thể chính trị - xã hội Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã

hội là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi phối hợp thống nhất và hànhđộng của các giai cấp, tầng lớp nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối củaĐảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; tham gia với Đảng, Nhà nước thựchiện và giám sát việc thực hiện dân chủ và chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng củanhân dân; bảo vệ Đảng và chính quyền, thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế, vănhóa, xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại, góp phần tăng cường mối quan hệmật thiết giữa Đảng với nhân dân Trong quá trình đổi mới, Mặt trận Tổ quốc vàcác đoàn thể chính trị - xã hội đi sâu tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và đáp ứng lợiích của đoàn viên, hội viên và đối tượng vận động, từ đó thu hút, tập hợp đượcquần chúng vào tổ chức “Tổng Liên đoàn Lao động, Đoàn Thanh niên Cộng sản

Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh cần tậphợp rộng rãi các hội viên, đoàn viên dưới nhiều hình thức tổ chức đa dạng; thựchiện tốt chức năng giáo dục, vận động quần chúng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ

cụ thể; chăm lo thiết thực lợi ích của hội viên, đoàn viên” [57, tr.128]

Công tác vận động quần chúng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể Các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên phải làm tốt công tác VĐQC, vì đây

là công tác cơ bản của Đảng, được tiến hành bằng sức mạnh tổng hợp của cả HTCTtheo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ “Mọi cán bộ,đảng viên đều phải làm công tác dân vận theo chức trách của mình Mọi cấp bộđảng chăm lo công tác dân vận, đổi mới phương thức lãnh đạo đối với Mặt trận Tổquốc, các đoàn thể nhân dân, các hội quần chúng” [57, tr.128 -129]

Trang 28

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng và vị trí, vai trò của công tác vận động quần chúng bảo vệ biên giới

* Chức năng, nhiệm vụ của Bộ đội biên phòng

Xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốcgia là vấn đề có tính quy luật của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới Tùy theo chế

độ chính trị, hệ thống luật pháp, đặc điểm của biên giới thời chiến hay thời bình

mà hình thức tổ chức và tên gọi ở mỗi quốc gia có sự khác nhau, như: Trung Quốcgồm bộ đội và công an biên phòng; Liên bang Nga và các nước Đông Âu làBĐBP; Pháp, Phần Lan gọi là Cảnh sát biên phòng… Ở Việt Nam, xuất phát từyêu cầu khách quan của sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia,ngày 19/11/1958, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyếtsố: 58/NQ-TW về việc xây dựng lực lượng bảo vệ nội địa và biên cương Ngày3/3/1959, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số: 100/TTg về việc thống nhất cácđơn vị bộ đội làm nhiệm vụ bảo vệ nội địa, bảo vệ biên giới, giới tuyến và các đơn

vị Công an biên phòng, cảnh sát vũ trang tổ chức thành lực lượng thống nhất,chuyên trách đảm nhận công tác biên phòng và bảo vệ các mục tiêu trọng yếu ởnội địa, với tên gọi là Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP)

Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc trong tình hình mới, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng raNghị quyết số: 11/NQ-TW (1995), về “Xây dựng Bộ đội Biên phòng trongtình hình mới”, xác định chức năng của BĐBP là:

Bộ đội Biên phòng là một lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng, Nhànước, là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, làm nòng cốt,chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền và an ninh biên giới quốc gia, theonhiệm vụ và quyền hạn được giao; đồng thời là một lực lượng thành viêncủa các khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới [68, tr.354]

Căn cứ vào chức năng của Bộ Quốc phòng trong công tác biên phòng,BĐBP có các nhiệm vụ chủ yếu:

Trang 29

1 Tổ chức quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc ởkhu vực biên giới trên bộ và trên biển, bảo vệ an ninh biên giới quốc gia,bảo vệ lợi ích và tài nguyên quốc gia trên khu vực này, ngăn chặn mọihành động xâm phạm và làm thay đổi đường biên giới quốc gia.

2 Tổ chức kiểm tra thực hiện pháp luật về biên giới quốc gia trên bộ và

trên biển thuộc chủ quyền của Nhà nước Việt Nam, kiểm soát việc xuấtnhập cảnh qua các cửa khẩu biên giới và qua các đường qua lại biên giới,ngăn chặn và xử lý các hành động vi phạm pháp luật về biên giới Trênvùng biển Bộ đội Biên phòng làm nhiệm vụ biên phòng trong phạm viranh giới được Nhà nước phân công

3 Tổ chức thực hiện quan hệ phối hợp với lực lượng biên phòng nước

láng giềng để thi hành các điều ước quốc tế, các hiệp ước, hiệp định với

từng nước láng giềng trong quan hệ biên giới; xây dựng biên giới hoàbình, hữu nghị, hợp tác, góp phần xây dựng quan hệ các nước lánggiềng thân thiện và giữa nhân dân hai bên biên giới; đấu tranh ngănchặn mọi hành động làm phương hại đến quan hệ biên giới giữa hainước và xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta

4 Đấu tranh chống âm mưu và hành động của các thế lực thù địch, các

bọn phản cách mạng phá hoại biên giới quốc gia, giữ gìn vững chắc an

ninh ở khu vực biên giới của Tổ quốc Chiến đấu chống các bọn tộiphạm có vũ trang, bọn thổ phỉ, hải phỉ, biệt kích phá rối an ninh, gâybạo loạn ở vùng biên giới

5 Trực tiếp và phối hợp với các lực lượng, các ngành có chức năng của Nhànước đấu tranh chống bọn buôn lậu qua biên giới và các bọn tội phạm khác,bảo vệ lợi ích quốc gia và lợi ích của nhân dân, bảo vệ tài nguyên, môi trườngsinh thái, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới

6 Liên hệ chặt chẽ với quần chúng, dựa vào quần chúng để thực hiệnnhiệm vụ, đồng thời tuyên truyền vận động nhân dân vùng biên giới,

Trang 30

tăng cường đoàn kết dân tộc, thực hiện các chủ trương và chương trìnhkinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước, tích cực xây dựng cơ sở chínhtrị, xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dânvững mạnh, gắn với thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninhnhân dân trên vùng biên giới.

7 Phối hợp với các đơn vị vũ trang khác và nhân dân chiến đấu chống quân

xâm lược gây xung đột vũ trang và tiến hành chiến tranh [68, tr 354-356]

Cụ thể hóa Nghị quyết 11/NQ-TW (1995), của Bộ Chính trị Ban Chấphành Trung ương (khóa VII), Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng của Ủy ban Thường

vụ Quốc hội Khóa IX (1997), chỉ rõ BĐBP có các chức năng, nhiệm vụ sau:

1 Bộ đội Biên phòng có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia,

hệ thống dấu hiệu mốc quốc giới; đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâmphạm lãnh thổ biên giới, vượt biên, vượt biển, nhập cư, cư trú trái pháp luật,khai thác trộm tài nguyên và những hành vi khác xâm phạm chủ quyền, lợiích quốc gia, an ninh trật tự gây hại đến môi trường ở khu vực biên giới; chủtrì phối hợp với các ngành, địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biêngiới quốc gia và duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giớitrên đất liền, các hải đảo, vùng biển và các cửa khẩu

2 Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, Bộ đội Biênphòng có nhiệm vụ tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về biên giớiquốc gia của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các điều ướcquốc tế có liên quan đến chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trên khu vựcbiên giới đất liền, các hải đảo, vùng biển mà Nhà nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, kiểm soát việc xuất nhậpcảnh qua các cửa khẩu biên giới và qua các đường qua lại biên giới

3 Bộ đội Biên phòng có nhiệm vụ đấu tranh chống mọi âm mưu và hànhđộng của các thế lực thù địch, bọn phản cách mạng, gián điệp, thổ phỉ,hải phỉ, biệt kích, các tội phạm khác xâm phạm an ninh, trật tự, an toàn

xã hội ở khu vực biên giới trên đất liền, các hải đảo, vùng biển

Trang 31

4 Bộ đội Biên phòng phối hợp với các đơn vị khác của các lực lượng vũtrang nhân dân và dựa vào nhân dân xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh,huyện biên giới vững mạnh; sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu chống gâyxung đột vũ trang và chiến tranh xâm lược.

5 Bộ đội Biên phòng có nhiệm vụ trực tiếp và phối hợp với các đơn vị kháccủa lực lượng vũ trang nhân dân, các ngành chức năng của Nhà nước đấutranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép vũ khí, chất cháy, chất nổ, chấtđộc hại, ma túy, văn hóa phẩm độc hại, hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩuqua biên giới trên đất liền, các đảo, vùng biển theo quy định của pháp luật

6 Bộ đội Biên phòng có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dânthực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhànước, tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế, xã hội, vănhóa, giáo dục, xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòngtoàn dân vững mạnh trong thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận anninh nhân dân ở khu vực biên giới [143, tr.265-266]

* Vị trí, vai trò của công tác vận động quần chúng bảo vệ biên giới

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, bảo vệ biên giới quốcgia là nhiệm vụ hết sức quan trọng của Nhà nước và của toàn dân, trước hết, làcủa đồng bào các dân tộc ở KVBG Các triều đại phong kiến Việt Nam đã xâydựng những “kế sách”, “phương lược” nhằm phát huy vai trò của đồng bào cácdân tộc ở KVBG để bảo vệ biên cương Vì thế, nhiều chính sách “an dân” để thuphục lòng dân, nhiều phương sách thích hợp để tổ chức và lãnh đạo toàn dân đãđược ban hành, nhằm huy động sức mạnh của cả nước vào công cuộc xây dựng

và bảo vệ đất nước Tiêu biểu trong các triều đại phong kiến Việt Nam, nhà Trần

đã tổng kết bài học có tính nguyên tắc lớn nhất trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc là:

“Vua tôi một lòng, anh em hòa mục, nước nhà góp sức” [86, tr.88], “khoan thưsức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách để giữ nước” [86, tr.89]

Trang 32

Dưới các triều đại phong kiến của Việt Nam, vai trò của đồng bào các dântộc ở KVBG được thể hiện là chỗ dựa vững chắc, là lực lượng tại chỗ quan trọngtrực tiếp đứng lên đấu tranh đánh đuổi đế quốc, phong kiến giành độc lập, tự docho dân tộc Trong công tác biên phòng, nếu không coi trọng công tác tuyêntruyền, vận động và tổ chức các phong trào cách mạng của quần chúng thì khôngnhững không bảo vệ vững chắc được biên giới quốc gia mà còn để các thế lựcthù địch lợi dụng, lôi kéo đồng bào các dân tộc ở KVBG vào những hành độngphá hoại chủ quyền an ninh biên giới, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ Vìvậy, công tác VĐQC bảo vệ biên giới có vị trí, vai trò rất quan trọng, thể hiện:

Tuyên truyền, giáo dục và phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước góp phần nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân tộc ở KVBG Tuyên truyền cho đồng bào các dân tộc về truyền

thống bảo vệ biên giới của dân tộc, về chủ quyền biên giới quốc gia là thiêngliêng bất khả xâm phạm, về trách nhiệm công dân để mỗi người dân, trước hết

là đồng bào các dân tộc ở KVBG trở thành “những chiến sỹ biên phòng”; về

âm mưu, thủ đoạn chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch lợidụng vấn đề “dân tộc”, “tôn giáo” để xuyên tạc đường lối của Đảng, kích động,lôi kéo, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ nhân dân với Đảng Qua

đó, tạo ra sự đồng thuận, nhất trí cao, tăng cường niềm tin của quần chúng nhândân với Đảng, Nhà nước, với cấp ủy và chính quyền địa phương; tự giác chấphành và thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và luậtpháp của Nhà nước; giúp đồng bào các dân tộc ở KVBG nâng cao cảnh giáccách mạng, chủ động đấu tranh với âm mưu của các thế lực thù địch, tự giáckhông nghe, không tin, không theo các phần tử xấu

Xây dựng, củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HTCT cơ sở HTCT cơ sở trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung

Quốc hoạt động trong điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, bất cập; độingũ cán bộ còn thiếu về số lượng, trình độ, năng lực còn hạn chế; chức năng,

Trang 33

nhiệm vụ và mối quan hệ của các thành tố trong HTCT cơ sở còn nhiều bất cập.Chính vì vậy, thông qua công tác VĐQC nhằm xây dựng, củng cố, kiện toàn,góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của HTCT các xã, phường(thị trấn) ở KVBG Kịp thời phát hiện những thiếu sót, sơ hở trong thực hiện chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước, không để kẻđịch lợi dụng chống phá, kích động, tập hợp quần chúng gây rối, làm mất anninh trật tự ở KVBG.

Tuyên truyền, hướng dẫn và vận động quần chúng nhân dân đẩy mạnh sản xuất, phát triển KT-XH Nhận thức rõ vị trí chiến lược trên tuyến biên giới

đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương,chính sách đầu tư xây dựng biên giới vững mạnh Vì vậy, công tác VĐQC có vaitrò tuyên truyền, hướng dẫn, tổ chức cho đồng bào các dân tộc ở KVBG đẩymạnh sản xuất, phát triển KT-XH, thực hiện có hiệu quả các chương trình xóa đói,giảm nghèo, các chương trình đền ơn đáp nghĩa, từng bước nâng cao đời sống dânsinh, dân trí Trên cơ sở mang lại những lợi ích thiết thực cho đồng bào các dân tộc

ở KVBG để củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, với chế độ,tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quân dân

Đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và giữ gìn an ninh trật tự thôn, bản ở KVBG Tuyên truyền, giáo dục cho

đồng bào các dân tộc ở KVBG nắm chắc các hiệp định, quy chế biên giới, quychế KVBG gắn với thực hiện các mặt công tác khác của địa phương Hướngdẫn quần chúng nhân dân nắm chắc đường biên giới quốc gia, hệ thống mốcquốc giới trong phạm vi xã, bản Tổ chức tuyên truyền cho quần chúng nhândân nhận thức rõ âm mưu, phương thức, thủ đoạn của các loại đối tượng viphạm quy chế biên giới và phương án đấu tranh, đối phó với các vụ vi phạm

Tổ chức phát động phong trào quần chúng bảo vệ đường biên, cột mốc

Vận động quần chúng phát huy truyền thống yêu nước, ý thức tự tôn dântộc, tuyên truyền cho mọi gia đình, mọi người dân nắm vững và nêu cao vai

Trang 34

trò, trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, quy định của địaphương về giữ gìn an ninh trật tự ở KVBG Khơi dậy niềm tự hào về bản sắcvăn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, phát động phong trào quần chúngphòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm và các tệ nạn xã hội Từ đó, vậnđộng đồng bào các dân tộc xóa bỏ tệ nạn xã hội, bài trừ mê tín dị đoan, vậnđộng toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa mới.

Vận động quần chúng đẩy mạnh phong giữ gìn an ninh trật tự ở KVBG.Tích cực tham gia phối hợp giữa BĐBP với Công an và các lực lượng đứngchân trên biên giới phát hiện, đấu tranh với các loại tội phạm, giữ vững an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội ở KVBG Thường xuyên làm tốt công tácVĐQC để phát huy phong trào cách mạng quần chúng tạo thành sức mạnh tổnghợp tấn công, trấn áp các thế lực phản động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáochống phá cách mạng Việt Nam

1.1.3 Đặc điểm tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc

* Đặc điểm tự nhiên: Tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc nằm

ở phía Bắc của Việt Nam và phía Nam của Trung Quốc, dài 1.449,556 km thuộc

07 tỉnh của Việt Nam là: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai,Lai Châu, Điện Biên và 02 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc Địahình hiểm trở, dọc theo đường biên giới chủ yếu là núi cao, vách đứng Hệ thốnggiao thông chủ yếu là những đường mòn, đường độc đạo, một số đường liênhuyện, liên xã, liên thôn mặt đường nhỏ hẹp, độ dốc lớn, mùa mưa phương tiện cơgiới đi lại rất khó khăn, nhiều thôn, bản bị cô lập, chia cắt

Khí hậu, thời tiết rất khắc nghiệt, mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 9)thường có mưa lớn kéo dài gây lũ quét, lũ ống làm sạt lở cầu, đường, tắc ngẽngiao thông, đi lại khó khăn, dịch bệnh bùng phát, ảnh hưởng không nhỏ đếnđời sống của nhân dân Mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau), thường

có sương mù dày đặc vào sáng sớm và chiều tối, khí hậu hanh khô kéo dài dễxảy ra cháy rừng, thiếu nước sinh hoạt, có những đợt rét đậm kéo dài, nhiềunơi nhiệt độ xuống đến 00C Những đặc điểm trên ảnh hưởng trực tiếp đến sức

Trang 35

khỏe, đời sống của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân; gây khó khăn cho hoạt độngphối hợp giữa BĐBP với các lực lượng thực hiện nhiệm vụ VĐQC ở địa bàn.

* Tình hình dân cư: Tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc có 07

tỉnh với 33 huyện, thị, 168 xã, phường, thị trấn biên giới, 1.957 thôn, bản Dân số113.787 hộ với 522.704 nhân khẩu, với 22 dân tộc anh em chung sống, trong đó

có 21 dân tộc thiểu số với 460.234 nhân khẩu, chiếm 89,8% dân số ở KVBG [Phụlục số 1] Đồng bào các dân tộc thiểu số ở KVBG sống rải rác, đan xen nhau trongcác thôn, bản; trong một xã thường có từ 3 đến 8 dân tộc cùng chung sống, cá biệt

có xã lên đến 15 dân tộc (Đồng Văn - Hà Giang) Mật độ dân cư phân bố khôngđồng đều (huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu; huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên đều

có mật độ dân số dưới 30 người/1km2) Với mật độ dân cư thưa thớt, các xóm, bản

xa cách nhau, phong tục, tập quán còn lạc hậu là điều kiện thuận lợi để kẻ địch lợidụng, xâm nhập, ẩn nấp, hoạt động

* Hệ thống chính trị cơ sở: Tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung

Quốc có 168 chi, đảng bộ cơ sở, 2.078 chi, đảng bộ trực thuộc với 18.909 đảngviên, trong đó đảng viên là đồng bào các dân tộc là 15.006 chiếm 77,1% [Phụ lục02] Các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội không ngừng đượccủng cố, kiện toàn cả về số lượng và chất lượng Năm 1999, thực hiện chủ trươnghướng về cơ sở, nhiều cán bộ của BĐBP được tăng cường xuống các xã biên giới,trực tiếp tham gia bộ máy lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện cácnhiệm vụ của địa phương, góp phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả tổchức và hoạt động của cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội Tuynhiên, tính đến năm 2006, trên toàn tuyến biên giới đất liền Việt Nam - TrungQuốc vẫn còn 47 thôn, bản chưa có đảng viên, 355 thôn, bản chưa đủ đảng viên

để thành lập chi bộ [Phụ lục 02], có nơi đảng viên phải tham gia sinh hoạt ghép.Không ít cán bộ thôn, bản là người dân tộc thiểu số chưa được đào tạo, bồi dưỡng

cơ bản đã bọc lộ rõ những hạn chế về nhận thức và năng lực tổ chức thực tiễn

Trang 36

* Tình hinh kinh tế, văn hóa - xã hội: Nhận thức rõ vị trí chiến lược của

tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Đảng và Nhà nước đã có nhiềuchủ trương chính sách đầu tư xây dựng biên giới vững mạnh, như: chính sách hỗtrợ cho người nghèo, chính sách đầu tư phát triển KT-XH, đầu tư xây dựng cơ sở

hạ tầng (điện lưới quốc gia, đường giao thông, trường học, trạm y tế, hệ thốngnước sạch, kênh mương thủy lợi…), xây dựng đường tuần tra biên giới, pháttriển khu kinh tế quốc phòng Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự giúp

đỡ của các cấp, các ngành và nhân dân trong cả nước, trực tiếp là sự nỗ lực phấnđấu của các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội và đồngbào các dân tộc thiểu số ở KVBG, tình hình KT-XH trên tuyến biên giới đất liềnViệt Nam - Trung Quốc đã có những chuyển biến tích cực Để phục vụ sựnghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các tỉnh trên tuyếnbiên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc đã hoàn thành cơ bản “Quy hoạch tổng

thể phát triển KT-XH (cấp Tỉnh) thời kỳ 1996 - 2010” Hầu hết các tỉnh đã và

đang được “xây dựng quy hoạch vùng cửa khẩu” như: Móng Cái - Quảng Ninh;Cao Lộc - Lạng Sơn; Hòa An - Cao Bằng; Vị Xuyên - Hà Giang; Bát Xát,Mường Khương - Lào Cai; Phong Thổ - Lai Châu

Tuy nhiên, do đồng bào các dân tộc chủ yếu làm nông nghiệp, trình độ,phương thức sản xuất còn thấp, có nơi rất lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thiênnhiên nên năng suất thấp; tỷ lệ hộ đói nghèo cao, còn nhiều nhà ở tạm bợ.Theo thống kê tình hình KT-XH ở KVBG năm 2006, số hộ gia đình nghèo,đói chiếm 37,8%, đặc biệt các tỉnh như: Lai Châu là 7.473 hộ chiếm 56,3%;Lào Cai 9.374 hộ chiếm 39,1%; Hà Giang 11.403 hộ chiếm 59,3%; tỷ lệ hộgia đình có nhà tạm chiếm trên 26% [Phụ lục 05] Lợi dụng điều kiện tự nhiênkhắc nghiệt, cơ sở hạ tầng chậm phát triển, đời sống nhân dân khó khăn, cácthế lực thù địch tuyên truyền xuyên tạc, cài cắm móc nối, lôi kéo, kích động

Trang 37

các hoạt động xưng vua, nhen nhóm tổ chức phản động, gây mất ổn định về

an ninh trật tự

Đồng bào các dân tộc ở KVBG, bên cạnh việc theo những tôn giáo, tínngưỡng truyền thống là thờ cúng Tổ tiên còn tồn tại các tôn giáo khác như đạoPhật, đạo Ki Tô, đạo Tin Lành… Nhờ có chính sách tôn giáo đúng đắn của Đảng vàNhà nước Việt Nam, đồng bào các dân tộc thuộc các tôn giáo khác nhau, hoặckhông theo tôn giáo nào, tất cả đều mong muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh BĐBP phối hợp với các lực lượng đã đẩy mạnh công tácVĐQC tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đầu tư giúp đỡ đồng bào tôn giáophát triển KT-XH, xóa đói, giảm nghèo nhằm cải thiện đời sống, bảo đảm an ninhtrật tự, đem lại sự bình yên ở KVBG

Giáo dục - Đào tạo ở KVBG đã có chuyển biến tích cực, trình độ dântrí của đồng bào được nâng lên rõ rệt Chương trình xóa mù chữ - phổ cậpgiáo dục tiểu học được triển khai tích cực, cơ bản ở các xã đều có trường học,các xóm, bản xa trung tâm đều có các điểm trường Tuy nhiên, do đời sốngkhó khăn, giao thông cách trở, cơ sở vật chất phục vụ giáo dục còn nghèonàn, nhiều điểm trường, lớp học vẫn là nhà tre vách đất, bàn ghế tạm bợ;nhiều gia đình không thiết tha với việc cho con em mình đến lớp, hiện tượng

số người mù chữ và tái mù chữ còn khá cao như: Lai Châu 12.511 người, CaoBằng 7.312 người [Phụ lục 05]

* Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội: Hoạt động của

các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, kíchđộng bạo loạn lật đổ, không ngừng tăng cường các thủ đoạn tuyên truyền,kích động lôi kéo các phần tử bất mãn, những quần chúng nhẹ dạ, cả tin, trình

độ văn hóa thấp, nhận thức chính trị hạn chế, để tổ chức tuyên truyền, pháttriển đạo trái pháp luật, kích động di, dịch cư tự do, gây chia rẽ khối đoàn kếtgiữa các dân tộc, làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân với Đảng, Nhànước, gây mất ổn định an ninh trật tự ở KVBG; hoạt động vi phạm chủ quyền,

Trang 38

lãnh thổ của nước láng giềng thường xuyên diễn ra, như: Xâm canh, xâm cư,xâm táng, lấn chiếm biên giới làm cho tình hình trên biên giới nhiều lúc,nhiều nơi trở lên căng thẳng, phức tạp; hoạt động của các loại tội phạm có chiềuhướng gia tăng, đặc biệt là buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới ngày càngdiễn biến phức tạp và gia tăng mạnh cả về số vụ, tính chất, mức độ của các vụviệc

Những đặc điểm của tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốcmang tính chất bao trùm toàn bộ tuyến biên giới đất liền nói chung So với cáctuyến biên giới đất liền khác, tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốcchứa đựng nhiều yếu tố nhạy cảm, phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến độc lập,chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc

1.1.4 Thực trạng công tác vận động quần chúng bảo vệ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc trước năm 1996

* Về tổ chức, biên chế đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác vận động quần chúng

Từ năm (1959 - 1987) trên toàn tuyến biên giới nói chung và trên tuyếnbiên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc nói riêng, mặc dù chưa có quyếtđịnh biên chế tổ chức Ban VĐQC, trợ lý VĐQC các tỉnh, nhưng ở các tỉnhđều phân công 1 đồng chí trợ lý theo dõi công tác VĐQC thuộc Phòng Chínhtrị Năm 1988 thực hiện Quyết định số: 08/QĐ-BTL của Bộ Tư lệnh BĐBP vềviệc “Ban hành biểu tổ chức, biên chế cơ quan chính trị các cấp trong lựclượng BĐBP” BĐBP ở các tỉnh được biên chế ổn định Ban VĐQC quân số từ

2 - 3 đồng chí, Ban VĐQC trực thuộc Phòng Chính trị chịu sự quản lý, chỉđạo trực tiếp của Chủ nhiệm Chính trị BĐBP tỉnh Ở các Đồn biên phòng cóđội VĐQC chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Chính trị viên, do 1

sĩ quan chính trị làm đội trưởng và một số quân nhân chuyên nghiệp là nhânviên Đội VĐQC đồn Biên phòng được biên chế từ 07 - 09 đồng chí, gồm 01

Trang 39

đội trưởng, 01 đội phó, 07 đội viên Từ năm 1992, đội VĐQC ở các đồn đượcbiên chế 06 đồng chí, gồm 01 sĩ quan và 05 quân nhân chuyên nghiệp.

Năm 1996, sau khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-TW ngày8/8/1995 của Bộ Chính trị về “xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng trongtình hình mới” Lực lượng BĐBP chuyển từ Bộ Công an sang Bộ Quốcphòng, tổ chức biên chế của Phòng VĐQC được biên chế 13 đồng chí, BanVĐQC ở các tỉnh được biên chế từ 02 - 03 đồng chí, Đội VĐQC ở các Đồnbiên phòng được biên chế từ 06 - 07 đồng chí

Như vậy, cùng với sự hình thành, phát triển của lực lượng, công tácVĐQC luôn được cấp ủy, chỉ huy các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo Độingũ cán bộ chuyên trách làm công tác VĐQC được tổ chức theo hệ thốngngành dọc ở 3 cấp, cấp Trung ương có Phòng VĐQC, cấp tỉnh (thành) có BanVĐQC, cấp cơ sở có Đội VĐQC Mặc dù, chức năng, nhiệm vụ VĐQC khôngthay đổi, nhưng do yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ biên giới và sau mỗi lần chuyểngiao lực lượng biên chế, tổ chức thường xuyên có sự thay đổi, việc bố trí sắpsếp đội ngũ chuyên trách làm công tác VĐQC có nhiều tác động chi phối

* Hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo công tác vận động quần chúng bảo vệ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc

Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ươnglần thứ tám (khóa VI) về “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cườngmối quan hệ giữa Đảng với nhân dân”; Chỉ thị 137/CT-ĐUQSTW của Đảng ủyQuân sự Trung ương về “tăng cường công tác dân vận trong tình hình mới”.Đảng bộ BĐBP, đã có Nghị quyết số: 73/NQ-ĐU về “tăng cường đổi mới côngtác vận động quần chúng, xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnhtrong tình hình mới” Đây là lần đầu tiên Đảng bộ BĐBP ra nghị quyếtchuyên đề, toàn diện về công tác VĐQC với những mục tiêu, yêu cầu, nộidung, phương pháp cụ thể, nhằm xác định trách nhiệm của cấp uỷ, chỉ huy

Trang 40

các cấp trong BĐBP và nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọngcủa công tác VĐQC

Đảng bộ BĐBP và các cơ quan chức năng của Bộ Tư lệnh BĐBP đã tăngcường công tác chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở bám sát Nghị quyết, Chỉ thị và kếhoạch của tỉnh ủy, ủy ban nhân dân các tỉnh, đề ra nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạocác đơn vị triển khai công tác VĐQC bảo vệ biên giới theo kế hoạch của tỉnh.Căn cứ vào tình hình cụ thể ở địa bàn, kịp thời tham mưu đề xuất với Tỉnh ủy,

Ủy ban nhân dân tỉnh có nghị quyết, kế hoạch và chủ trương cụ thể lãnh đạocông tác VĐQC bảo vệ biên giới Đó là những cơ sở quan trọng để BĐBP chủđộng phối hợp với các ngành, các địa phương tiến hành VĐQC đạt hiệu quả.Mặt khác, BĐBP các tỉnh tăng cường công tác nắm tình hình mọi mặt, có kếhoạch, biện pháp VĐQC phù hợp với địa bàn, đối tượng, tình hình địa phương

để tiến hành đồng bộ các mặt công tác như: công tác tuyên truyền về đường lối,chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tổ chức, hướng dẫnquần chúng tham gia phát KT-XH, xóa đói giảm nghèo; xây dựng HTCT cơ sởvững mạnh, xây dựng nếp sống văn hóa mới; tuyên truyền, giáo dục quầnchúng nắm chắc âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lựcthù địch và các loại đối tượng ở KVBG nhằm nâng cao cảnh giác, kịp thờiphát hiện, đấu tranh có hiệu quả với hoạt động của các loại đối tượng

Chấp hành chỉ thị, hướng dẫn của Đảng bộ - Bộ Tư lệnh, Cục Chính trịBĐBP và Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, BĐBP các tỉnh đã ra nghị quyếtchuyên đề về công tác VĐQC, cùng các cơ quan chức năng của các tỉnh tăngcường chỉ đạo, hướng dẫn các đồn biên phòng, phối hợp với chính quyền địaphương, các cơ quan, ban, ngành, tổ chức thực hiện công tác VĐQC bảo vệbiên giới Đồng thời, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và đánh giá đúng thực trạngcủa từng địa bàn, đối tượng, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, kịpthời uốn nắn những sai sót, lệch lạc nhất là những địa bàn phức tạp, nhằm đảmbảo công tác VĐQC đạt hiệu quả cao

Ngày đăng: 15/12/2016, 15:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Thông báo kết luận của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về “đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”, (Số: 176-TB/TW ngày 13.4), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sởxã, phường, thị trấn
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2005
21. Bộ Ngoại giao (1998), Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa, Niên giám các điều ước quốc tế của nước CHXHCN Việt Nam năm 1990 - 1991, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trênvùng biên giới hai nước giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam vàCHND Trung Hoa, Niên giám các điều ước quốc tế của nước CHXHCNViệt Nam năm 1990 - 1991
Tác giả: Bộ Ngoại giao
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
22. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2000). Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc giao nhiệm vụ chỉ đạo xóa bỏ, thay thế cây thuốc phiện, ( Số: 114/ CĐ-BNN-TCCB ngày 09/11), Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định của Bộtrưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc giao nhiệm vụchỉ đạo xóa bỏ, thay thế cây thuốc phiện
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Năm: 2000
23. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (1992), Quyết định ban hành biểu biên chế cho các đồn biên phòng, (Số: 176/QĐ-BTL), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định ban hành biểu biên chếcho các đồn biên phòng
Tác giả: Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
Năm: 1992
25. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (2000), Chỉ thị về tăng cường tham gia chương trình kinh tế, văn hoá, xã hội ở các xã, phường biên giới, hải đảo, (Số: 31/CT-BTL ngày 28/05), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị về tăng cường tham giachương trình kinh tế, văn hoá, xã hội ở các xã, phường biên giới, hảiđảo
Tác giả: Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
Năm: 2000
28. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (2002), Công tác vận động quần chúng tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác vận động quần chúng thamgia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới
Tác giả: Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 2002
29. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (2003), Chỉ thị về việc tổ chức phong trào“quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và an ninh, trật tự xóm, bản khu vực biên giới”, (Số: 34/CT-BTL ngày 24/6), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị về việc tổ chức phong trào"“quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và an ninh, trật tựxóm, bản khu vực biên giới”
Tác giả: Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
Năm: 2003
30. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (2003), Công tác vận động đồng bào tôn giáo trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác vận động đồng bào tôngiáo trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới
Tác giả: Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
Nhà XB: Nxb Quân độinhân dân
Năm: 2003
31. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (2003), Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, vùng nước nội thuỷ, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế và tài nguyên thiên nhiên trên các khu vực đó của Liên bang Nga giai đoạn 2001 - 2005, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược bảo vệ biên giới quốcgia, vùng nước nội thuỷ, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinhtế và tài nguyên thiên nhiên trên các khu vực đó của Liên bang Ngagiai đoạn 2001 - 2005
Tác giả: Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
Năm: 2003
35. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (2004), Báo cáo tổng kết phong trào quần chúng 15 năm thực hiện "Ngày Biên phòng toàn dân" (1989 - 2004), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngày Biên phòng toàn dân
Tác giả: Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
Năm: 2004
45. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1998), Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh ở các xã, phường biên giới, hải đảo, (Số: 15/QĐ-TTg ngày 28/3), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị củaThủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo xây dựng và phát triểnkinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh ở các xã, phường biêngiới, hải đảo
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 1998
46. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1998), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa, (Số Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết địnhcủa Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Ch"ư"ơng trình phát triển kinh tế -xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 1998
47. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tập thể quân đội tham gia xây dựng các xã đặc biệt khó khăn vùng sâu, vùng xa gắn với xây dựng các khu quốc phòng, an ninh tại địa bàn chiến lược, (Số Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết địnhcủa Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tập thể quân độitham gia xây dựng các xã đặc biệt khó khăn vùng sâu, vùng xa gắn vớixây dựng các khu quốc phòng, an ninh tại địa bàn chiến lược
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2000
48. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tuyến biên giới Việt - Trung đến năm 2010, (Số 120/ QĐ-TTg ngày 11/6), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết địnhcủa Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển kinh tế - xãhội tuyến biên giới Việt - Trung đến năm 2010
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2003
51. Cục Chính trị - Bộ đội Biên phòng (2008), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 152/NQ-ĐUQSTW về "Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác dân vận của lực lượng vũ trang trong thời kỳ mới" (2003- 2008). Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp tục đổi mới và tăng cườngcông tác dân vận của lực lượng vũ trang trong thời kỳ mới
Tác giả: Cục Chính trị - Bộ đội Biên phòng
Năm: 2008
52. Cục Dân vận và tuyên truyền đặc biệt (2000), Công tác tôn giáo, Tài liệu tập huấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác tôn giáo
Tác giả: Cục Dân vận và tuyên truyền đặc biệt
Năm: 2000
53. Cục Dân vận và tuyên truyền đặc biệt (2004), Một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với dân tộc thiểu số và miền núi, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chủ trương, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước đối với dân tộc thiểu số và miền núi
Tác giả: Cục Dân vận và tuyên truyền đặc biệt
Nhà XB: Nxb Quân độinhân dân
Năm: 2004
55. Phạm Văn Cư (2003), Bộ đội Biên phòng Tây Nguyên với công tác tuyên truyền vận động nhân dân đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên địa bàn, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (Số:2), tr.34-37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: diễn biến hòa bình
Tác giả: Phạm Văn Cư
Năm: 2003
72. Đảng bộ Quân đội - Đảng uỷ Bộ đội Biên phòng (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ đội Biên phòng lần thứ XI, Hà Nội, tr.8-44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đạibiểu Đảng bộ Bộ đội Biên phòng lần thứ XI
Tác giả: Đảng bộ Quân đội - Đảng uỷ Bộ đội Biên phòng
Năm: 2001
73. Đảng bộ Quân đội - Đảng ủy Bộ đội Biên phòng (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ đội Biên phòng lần thứ XII, Hà Nội, tr.10-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hộiđại biểu Đảng bộ Bộ đội Biên phòng lần thứ XII
Tác giả: Đảng bộ Quân đội - Đảng ủy Bộ đội Biên phòng
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w