1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN án TIẾN sĩ đạo hòa hảo và ẢNH HƯỞNG của nó ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG

169 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 169
Dung lượng 7,58 MB

Nội dung

Vốn là người sống và làm việc trong vùng Hoà Hảo nên đề tài đã có một sự hấp dẫn lớn đối với tác giả luận án.Sự hấp dẫn bắt đầu từ những gay cấn đã qua trong lịch sử cách mạng giải phóng dân tộc mà mỗi người, mỗi chúng ta ngày hôm nay vẫn còn phải tâm đắc, luận bàn để ôn cố, tri tân. Bởi lẽ ai đã từng sống trên mảnh đất dữ dội này trong hai cuộc kháng chiến đều cũng đã phải chứng kiến những hình ảnh đối lập nhau do giáo phái này đem lại: đó là sự đối lập đạo và đời, tôn giáo và đảng phái, bóng tối và ánh sáng... Thật không sai khi khẳng định: Ai nói Hoà Hảo tốt là chưa hiểu hết Hoà Hảo. Ai nói Hoà Hảo xấu người đó còn đố kỵ với Hoà Hảo, chưa nắm được Hoà Hảo

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Vốn là người sống và làm việc trong vùng Hoà Hảo nên đề tài đã có một

sự hấp dẫn lớn đối với tác giả luận án

Sự hấp dẫn bắt đầu từ những "gay cấn" đã qua trong lịch sử cách mạnggiải phóng dân tộc mà mỗi người, mỗi chúng ta ngày hôm nay vẫn còn phảitâm đắc, luận bàn để "ôn cố, tri tân" Bởi lẽ ai đã từng sống trên mảnh đất "dữdội" này trong hai cuộc kháng chiến đều cũng đã phải chứng kiến những hìnhảnh đối lập nhau do giáo phái này đem lại: đó là sự đối lập đạo và đời, tôngiáo và đảng phái, bóng tối và ánh sáng Thật không sai khi khẳng định: "Ainói Hoà Hảo tốt là chưa hiểu hết Hoà Hảo Ai nói Hoà Hảo xấu người đó còn

đố kỵ với Hoà Hảo, chưa nắm được Hoà Hảo"

Sự hấp dẫn của đề tài còn bắt nguồn từ tính thời sự của vấn đề Bởi lẽ 5năm trước đây vấn đề Hoà Hảo khi được nhắc đến người ta vẫn còn quanniệm đó là thứ "đồ cổ" hay một trào lưu sẽ nhạt phai theo năm tháng Nhưnggiờ đây giáo dân Hoà Hảo đang nô nức đi dự kỳ "Đại hội Phật giáo Hoà Hảolần thứ I" để bầu ra một tổ chức kiểu mới cho tôn giáo này là "Ban đại diệnPhật giáo Hoà Hảo", mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của đạo HoàHảo

Sự hấp dẫn của đề tài không chỉ xuất phát từ thực tiễn cách mạng miềnNam mà còn ở tính mới mẻ của đề tài Có thể nói rằng ở Nam Bộ vấn đề tôngiáo đã để lại bài học lịch sử đắng cay nhất là Hoà Hảo, vấn đề lý luận còn bỏngỏ nhiều nhất cũng là vấn đề Hoà Hảo Vấn đề cần phải triển khai nghiêncứu nhiều nhất cũng là Hoà Hảo

Do vậy, đi vào nghiên cứu "Đạo Hoà Hảo và ảnh hưởng của nó ở Đồng bằng sông Cửu Long" là tác giả hầu mong góp sức nhỏ vào một đề tài

lớn, đề tài mà thực tiễn đang vẫy gọi, lý luận đang mong chờ

Trang 2

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Sự nghiên cứu về đạo Hoà Hảo chưa nhiều Trước 1975, người ta biếtđến giáo phái này thông qua một số tác giả trong giới lý luận của Hoà Hảo

như: Nguyễn Văn Hầu với các tác phẩm: "Nhận thức Phật giáo Hoà Hảo",

"Năm cuộc đối thoại về Phật giáo Hoà Hảo", "Thất Sơn mầu nhiệm", "Muốn về cõi Phật", nhằm giới thiệu cho người đọc hiểu khái lược pháp tu Nhân - học

Phật của Hoà Hảo Vương Kim qua các tác phẩm: "Hội Long Hoa", "Đời

Thượng Ngươn", Đời Hạ Ngươn", "Tu hiền", "Để hiểu Phật giáo Hoà Hảo", với

ý tưởng làm cho người đọc hiểu về lịch sử quan của họ Lê Thành Thảo nói

về "Sinh hoạt Phật giáo Hoà Hảo trong cộng đồng quốc gia" (1974), Huỳnh Văn Kiên có "Thiên nhiên về nguồn sống đạo" Ngoài ra còn một số luận văn

đốc học thuộc Quốc gia hành chính Sài Gòn cũng đã chọn Hoà Hảo làm đề tài

nghiên cứu như: "Phật giáo Hoà Hảo" của Mai Hưng Long (1971); "Sự đóng

góp của Phật giáo Hoà Hảo cho nền an ninh tại An Giang" của Nguyễn Đức

Phúc (1973); "Phật giáo Hoà Hảo trong nền chính trị hiện tại" của Nguyễn

Ngọc Tuấn (1974) v.v

Trước 1975, ở nước ngoài cũng có một số công trình nghiên cứu về tôn

giáo Hoà Hảo như: tác giả Mỹ Robert L Mole có tác phẩm: "A Brief survey

of the Phat giao Hoa Hao" nghiên cứu về nông dân tín đồ Hoà Hảo và khai

thác yếu tố tương đồng giữa Hoà Hảo với chính quyền tay sai Bộ sách

"Minority group in the Republic of Vietnam" của Hoa Kỳ cũng dành chương

"The Hoa Hao" biện giải về giáo phái này như một nhóm xã hội thiểu sốmang ý thức chống cộng

Sau năm 1975, tình hình nghiên cứu Hoà Hảo đã có một số kết quả nhất

định trong các công trình chung như: "Một số tôn giáo ở Việt Nam" của Ban Tôn giáo Chính phủ (1993); "Những trang về An Giang" của Trần Thanh

Trang 3

Phương (1984); "Vài nét cơ bản về các tôn giáo ở An Giang" của Trương Thanh Sơn và Lê Hoàng Lộc (1993); "Cơ sở văn hoá Việt Nam" của Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm (1996) Năm 1996, Phạm Bích Hợp có luận án PTS Dân tộc học về "Đời

sống xã hội và tâm lý nông dân người Việt ở làng Hoà Hảo tại An Giang trước và sau 1975" Năm 1997, tác giả Bùi Thị Thu Hà có luận án Thạc sĩ bàn

về " Đảng bộ An Giang vận động quần chúng tín đồ Hoà Hảo tham gia

kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ 19541975" Viện Nghiên cứu khoa học

-Bộ Công an có đề tài nghiên cứu về Hoà Hảo ở cấp độ nghiệp vụ và kết quảnghiên cứu của công trình này chỉ là bước đầu trong quá trình nhận diện đầy đủ vềđạo Hoà Hảo

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên cho đến nay, vẫn chưa

có đề tài nào nghiên cứu Hoà Hảo đúng mức dưới góc độ triết học Đó là sự

bỏ ngỏ về nhận thức của chúng ta khi mà những nông dân là tín đồ Hoà Hảo ởmiền Nam có gần hai triệu người và trong lịch sử cận đại, vấn đề PGHH còn

là vấn đề bức xúc

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

* Mục đích: Luận án tập trung làm rõ sự ra đời, nét đặc trưng và cu

hướng phát triển của tôn giáo Hoà Hảo ở ĐBSCL Từ cơ sở đó mà phát huymặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của tôn giáo này nhằm đáp ứng nhu cầubức xúc hiện nay của công tác tôn giáo trong vùng Hoà Hảo

* Từ mục đích đó luận án có mấy nhiệm vụ sau đây:

- Góp phần làm rõ nguyên nhân của sự xuất hiện tồn tại của đạo HoàHảo ở ĐBSCL

- Góp phần chỉ ra một số nét đặc trưng thể hiện bản chất của Hoà Hảo

- Góp phần làm rõ vai trò ảnh hưởng, xu hướng phát triển và một số giảipháp đặc thù cho Hoà Hảo hiện nay

Trang 4

4 Cơ sở lý luận và thực tiễn Giới hạn và phương pháp nghiên cứu của Luận án

Luận án được thực hiện dựa trên quan điểm của Mác - Ănghen - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo, đồngthời, kế thừa có chọn lọc tư tưởng của các tác giả khác.Qua tư liệu để lại, quakhảo sát thực tế, luận án nghiên cứu quá trình phát sinh, tồn tại, phát triển củatôn giáo Hoà Hảo trong gần sáu mươi năm qua và những ảnh hưởng của nótrên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội Luận án cũng được tiến hành từ cơ sởthực tiễn của những thành tựu và hạn chế trong công tác "Hoà Hảo vận" trongthời gian qua

Không tiếp cận Hoà Hảo ở góc độ tôn giáo học, xã hội học, dân tộc học,tâm lý học, mà nghiên cứu dưới góc độ triết học, do vậy, luận án xem ý thứctôn giáo Hoà Hảo là sự phản ánh tồn tại xã hội và kế thừa ý thức tôn giáotrước đó Tìm hiểu vai trò và những ảnh hưởng của nó trong đời sống tinhthần xã hội của hàng triệu nông dân có tín ngưỡng ở ĐBSCL, làm cơ sở vạch

ra định hướng, giải pháp phát huy tính tích cực và hạn chế mặt tiêu cực củatôn giáo này

Luận án chọn phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật Lịch sử

để nghiên cứu vấn đề Từ đó mà xem xét, kiến giải về Hoà Hảo như một hìnhthái ý thức xã hội và một thực thể xã hội; xem tồn tại xã hội quyết định ý thức

xã hội (có ý thức tôn giáo); để thấy được tính độc lập nhất định của ý thức xãhội Trong từng phần, luận án cũng kết hợp các phương pháp: Phân tích -tổng hợp; Lịch sử - Lôgic, Trừu tượng - Cụ thể; So sánh; để làm nổi bật ýtưởng của luận án

5 Đóng góp mới của luận án

- Luận án góp phần chỉ ra nội dung đặc thù của tư tưởng giáo lý, nhânsinh quan "Tu Nhân - Học Phật" của tôn giáo Hoà Hảo

Trang 5

- Bước đầu lý giải sự ra đời, quá trình tồn tại và xu hướng phát triển củaHoà Hảo trong sự nghiệp xây dựng đất nước.

- Nêu lên một số giải pháp cấp bách nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn củacông tác tôn giáo trong vùng Hoà Hảo trong giai đoạn cách mạng hiện nay

6 Giá trị và ý nghĩa của luận án

Công trình nghiên cứu này sẽ góp phần tìm hiểu nguồn gốc, bản chất củatôn giáo Hoà Hảo; tìm hiểu về đặc điểm, vai trò và xu hướng phát triển củatôn giáo Hoà Hảo, từ đó làm rõ cơ sở đức tin của gần hai triệu tín đồ Hoà Hảođang là một cộng đồng xã hội đông đảo ở Tây Nam Tổ quốc Vì vậy luận án cóthể sử dụng:

- Làm tài liệu tham khảo xây dựng chủ trương, giải pháp đối với tôn giáo HoàHảo Đặc biệt là dùng để tham khảo trong việc công nhận tư cách pháp nhân đốivới tôn giáo Hoà Hảo

- Làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và học tập lý luận triết học vàcác bộ môn có liên quan

7 Kết cấu luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụlục, luận án được chia làm 3 chương, 7 tiết

Trang 6

Chương 1

VỀ SỰ RA ĐỜI VÀ TỒN TẠI CỦA ĐẠO HOÀ HẢO

Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

1.1 QUAN ĐIỂM MÁC-XÍT VỀ TÔN GIÁO

Một tôn giáo cụ thể nào đó chỉ có thể được nghiên cứu một cách sâu sắc,toàn diện, đầy đủ khi đã có được tiền đề lý luận khoa học chung làm cơ sởcho mình Do vậy, trước khi đi vào nghiên cứu đạo Hoà Hảo ở đồng bằngSông Cửu Long với tư cách một tôn giáo cụ thể thì luận án dành tiết đầu tiêncủa chương này để trình bày có tính chất khái quát các vấn đề lí luận chung vềtôn giáo theo quan điểm của học thuyết Mác-Lênin

Quan điểm Mác xít về tôn giáo bao gồm nhiều vấn đề nhưng luận án chỉ

đề cập đến tư tưởng của các nhà sáng lập học thuyết Mác về các vấn đề như:Định nghĩa tôn giáo; nguồn gốc và các bước phát triển của tôn giáo; chứcnăng và vai trò xã hội của nó Việc nắm vững các vấn đề lí luận chung về tôngiáo như đã nêu trên có một ý nghĩa rất to lớn, giúp cho việc nghiên cứu HoàHảo được hoàn chỉnh hơn, ý nghĩa đó được V.I Lênin khẳng định: "Ngườinào bắt tay vào giải quyết những vấn đề riêng, trước khi giải quyết những vấn

đề chung, thì kẻ đó, trên mỗi bước đi, sẽ không sao tránh khỏi "vấp phải "những vấn đề chung một cách không tự giác Mà mù quáng vấp phải vấn đề

đó trong từng trường hợp riêng, thì có nghĩa là đưa chính sách của mình đếnchỗ có những sự dao động tồi tệ nhất và mất hẳn tính nguyên tắc" [40, 437]

1.1.1 Tôn giáo là một hiện tượng xã hội "đặc biệt"

Tôn giáo (religion) có nguồn gốc từ religare nghĩa là: ràng buộc, nối liềncon người với một siêu linh nào đó Religion cũng có nghĩa là legere, thâulượm thêm hoặc thu nhận thêm phần ngoài khu vực đã được biết đến, khu vựcsiêu hình, phi lý tính Hiện tượng tôn giáo có từ rất sớm Ngay từ buổi sơkhai của loài người thì tôn giáo đã xuất hiện dưới hình thức đầu tiên là "hồn

Trang 7

linh giáo" (animisme), đó chính là niềm tin nguyên thuỷ cho rằng mọi vật tựnhiên đều có linh hồn và sau đó phát triển thành đa thần giáo, rồi độc thần giáo.Nguyên nhân làm xuất hiện hình thức tôn giáo cổ xưa này theo Uyn-hem-uốt là

do tình cảm sợ hãi, còn Ma-li-nốp-ski thì cho rằng tôn giáo xuất hiện do có

"bước ngoặt" trong quá trình sống nguyên thủy kèm theo sự rối loạn về tình cảm,xung đột về tinh thần, tan rã về nhân cách Khi ấy tôn giáo đóng vai trò cho tâm

lý cá nhân được cân bằng và cuộc sống xã hội được củng cố [71, 170]

Thế nhưng, khoa học về tôn giáo thì lại có chậm hơn nhiều và "Conngười đã buộc phải tạo ra một ý niệm về tôn giáo là gì, rất lâu trước khi khoahọc về các tôn giáo có thể thiết lập những so sánh của mình về phương phápluận" [86, 116] Lướt qua những "ý niệm" về tôn giáo buổi tiền khoa học,luận án chỉ kiến giải các định nghĩa tôn giáo khi khoa học về tôn giáo đã địnhhình và phát triển

Trước Mác và Ăng ghen, quan niệm về tôn giáo đáng để chúng ta quantâm là Phoi-ơ-bắc, ông cho rằng một định nghĩa về tôn giáo (bản chất củaThượng đế) rốt cục chỉ là bản chất của con người đã được tách khỏi giới hạn

cá nhân con người, một bản chất đã được khách quan hoá, nghĩa là được xemxét tôn sùng như một bản chất khác, xa lạ và riêng biệt đối với con người [86,105] Từ đây, Phoi-ơ-bắc trình bày định nghĩa về tôn giáo ở mấy khía cạnh là:

Thứ nhất: Tôn giáo là hình thái ý thức của con người, là thuộc đời sống

tinh thần của con người, "là sự vén mở trang trọng nhất những kho tàng ẩndấu trong con người, là sự thừa nhận những ý nghĩa thầm kín nhất, là lời thúnhận công khai những bí mật tình yêu của con người"[86, 103] Như vậy theoông thì tôn giáo đã là sản phẩm tinh thần của con người, là một hình thái ýthức đặc biệt của đời sống tinh thần xã hội

Thứ hai: Trong lịch sử nhân loại và lịch sử mỗi cá nhân con người thì

cũng luôn đúng như vậy, tôn giáo có trước triết học, bởi lẽ trước khi tìm thấy

Trang 8

được bản chất bên trong của mình, con người đã đẩy nó ra ngoài, con người

đã khách thể hoá bản chất của mình thành một bản chất khác: "Tôn giáo làbản chất con trẻ của loài người, nhưng đứa trẻ lại thấy bản chất của mình, tứccon người, ở ngoài mình"[86, 104]

Thứ ba: Qúa trình phát triển của tôn giáo là quá trình con người nhận

thức sâu sắc hơn chính mình, khám phá nhiều hơn chính mình và do vậy, tôngiáo là thái độ của con người đối với chính mình

Từ ba nội dung ấy, Phoi-ơ-bắc kết luận về tôn giáo: "Con người tư duythế nào thì Chúa của họ cũng như thế Ý thức về Chúa là ý thức con người rút

ra về bản thân nó" [81, 18]

Mác và Ăng ghen đã đánh giá rất cao những tư tưởng của Phoi-ơ-bắc và

có kế thừa, phê phán nó Các ông cho rằng, quan niệm của Phoi-ơ-bắc về tôngiáo là đỉnh cao nhất lúc bấy giờ, nó đánh dấu một bước tiến dài của conngười trên đường nhận thức và kiến giải hiện tượng xã hội đặc biệt này Haiông đã nhấn mạnh: "Tôn giáo là sự rút hết toàn bộ nội dung của con người vàgiới tự nhiên, là việc chuyển nội dung đó sang cho cái bóng ma Thượng đế Ở

bên kia thế giới, Thượng đế này, sau đó, do lòng nhân từ, lại trả về cho con

người và giới tự nhiên một chút ân huệ của mình" [47, 815] Nhưng hai ôngcũng chỉ ra hạn chế của Phoi-ơ-bắc khi nói tôn giáo là tình cảm bí mật củacon người, nhưng con người ở đây là con người chung chung, trừu tượng,thoát khỏi hoàn cảnh cụ thể, để rồi muốn kiếm tìm một tôn giáo khác thay chotôn giáo hiện tại

Vượt qua những hạn chế ấy, Mác và Ăng ghen đã trình bày những luậnđiểm khoa học về tôn giáo, đặc biệt là định nghĩa về tôn giáo Hai ông chorằng ý thức tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, nó phản ánh xã hộibằng một phương thức đặc biệt, có tính chất hoang đường, hư ảo và thăng hoahiện thực, nó biểu hiện cuộc sống đang "có vấn đề" ; "tất cả mọi tôn giáo

Trang 9

chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo- vào trong đầu óc con người - của nhữnglực lượng ở bên ngoài đang chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sựphản ánh trong đó, những lực lượng ở trần thế đã mang những hình thức siêutrần thế" [48, 437] Với Mác, ông nhiều lần đưa ra những định nghĩa về tôngiáo ở những góc độ khác nhau: Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân [47, 569];

là trái tim của một thế giới không có trái tim; là tinh thần của một trật tựkhông có tinh thần [47, 570]; là thế giới quan lộn ngược [47, 569] và khi cuộcsống còn là cái biển khổ thì tôn giáo vẫn là vòng hào quang thần thánh, làhạnh phúc hư ảo của nhân dân, là lí luận phổ biến của thế giới quan lộnngược Vấn đề đặt ra là hiểu thế nào về câu của Mác: "tôn giáo là thuốc phiệncủa nhân dân" Rõ ràng đây là một sự so sánh để nói đến chức năng của tôngiáo Bản thân tôn giáo do con người sáng tạo ra bởi nhu cầu cuả mình để làmdịu bớt nỗi đau "xã hội", nỗi lo lắng hiện thực đang đè nặng lên đời sống tinhthần của mình Do vậy, chức năng thuốc phiện từ thời Mác phát hiện cho đếnnay vẫn không có gì thay đổi, đó chính là chức năng đền bù hư ảo của nó,chức năng của thuộc tính phản ánh hoang tưởng cuộc sống hiện thực [19] Rõràng, trong một tình trạng của cuộc sống còn đầy rẫy bấp bênh, tai hoạ rủi ro

có thể đến bất cứ lúc nào; trong tình trạng xã hội còn áp bức, bất công, cònnhà tù, ngục tối thì tôn giáo vẫn là chất kích thích dắt con người đến trạngthái phiêu bồng lãng quên hiện thực

Vấn đề là ở chỗ "mọi tôn giáo cũng giống như khoa học, nghệ thuật vàcác lĩnh vực thuộc thượng tầng kiến trúc khác, tự bản thân nó không mangtính giai cấp" [19, 73] Chức năng "thuốc phiện" của tôn giáo chỉ có và chỉ đượcbiểu hiện khi tôn giáo ở trong tay giai cấp thống trị, nó làm thui chột ý chí đấutranh, cải tạo hiện thực của con người Còn khi tôn giáo ở trong một xã hội tốt đẹpthì trong điều kiện nhất định một số yếu tố của nó có thể sẽ "toả hương thơm" vàthể hiện những giá trị nhân văn cao cả, hướng thiện

Trang 10

Tôn giáo do con người sáng tạo ra và tồn tại trong một xã hội cụ thể, khi

xã hội ấy có những lực lượng đối kháng thì tôn giáo thường bị lôi kéo, cuốnhút vào đó và đứng trên một lập trường nhất định Nếu giai cấp tiến bộ cáchmạng thực hiện được khối đoàn kết với tôn giáo thì tôn giáo góp phần tạo nên

sự phát triển của xã hội và nếu giai cấp lạc hậu phản động nắm được tôn giáo,biến tôn giáo thành công cụ của chúng thì tôn giáo đóng vai trò ngược lại, nó

sẽ là "bông hoa giả điểm trang cho xiềng xích thật"

Tuy nhiên, luận điểm chính yếu cơ bản của Mác đáng chú ý hơn vẫn là

"tôn giáo là thế giới quan lộn ngược" Ở đây, luận điểm đã thể hiện cách tiếpcận của Mác ở cả hai góc độ nhận thức và bản thể

Ở góc độ thứ nhất, tôn giáo là một hình thái tư duy, ý thức xã hội củacon người, là thế giới quan duy tâm Đó là sự "không tưởng" của con ngườiđang muốn hoà giải các mâu thuẫn hiện thực, sự khao khát bình đẳng bằnggiấc mơ về một thế giới mà trong đó, tất cả mọi bế tắc của trần gian làm chocon người lo sợ đều được giải quyết thật lý tưởng Do vậy, tôn giáo là sự lầmlạc của con người trong sự đánh mất mình, con người ảo tưởng về bướcđường vào thế giới tự do

Ở góc độ thứ hai, tôn giáo là thế giới quan lộn ngược nghĩa là con ngườisáng tạo ra tôn giáo, sự sáng tạo đó không chỉ một lần, mà xã hội hiện tại vẫnđang tiếp tục sáng tạo ra tôn giáo bằng những nguyên nhân và điều kiện trongchính xã hội đó

Kế thừa và phát huy tư tưởng của Mác và Ăngghen, khi định nghĩa vềtôn giáo, Lênin viết: "Tôn giáo là một trong những hình thức áp bức về tinhthần, luôn và bất cứ ở đâu cũng đè nặng lên quần chúng nhân dân khốn khổ vìphải lao động suốt đời cho người khác hưởng, vì phải chịu cảnh khốn cùng và

cô độc" [42, 169] Từ việc phân tích cơ sở xã hội và nhận thức của tôn giáokhiến cho nó tồn tại trong xã hội, ông chỉ rõ sự bất lực của giai cấp bị bóc lột

Trang 11

trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên sẽ đẻ ra lòng tin vào cuộcđời tốt đẹp ở thế giới bên kia Ông chỉ ra rằng, đối với những người bị áp bức,thì tôn giáo là sự răn dạy họ sống cam chịu, nhẫn nhục để được đền đáp xứngđáng ở thiên đường, rằng đối với những người chuyên sống bằng lao động củangười khác thì tôn giáo là sự biện hộ cho cuộc đời bóc lột của họ Lênin cũngcho rằng tôn giáo là thứ rượu tinh thần làm cho những người nô lệ của chế độTBCN mất phẩm cách của con người và quên hết những điều lẽ ra họ phảiđòi hỏi để được sống một cuộc đời đôi chút xứng đáng với con người [14] Ởđây, một lần nữa Lênin lại nhấn mạnh thêm luận điểm "tôn giáo là thuốcphiện của nhân dân" khi ông viết: "Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân -câu nói đó của Mác là hòn đá tảng của toàn bộ quan điểm của chủ nghĩa Máctrong vấn đề tôn giáo" [41, 522] Với tư cách nhà tư tưởng chính trị, ông nhấnmạnh tôn giáo trong mối liên hệ gắn bó với lĩnh vực chính trị xã hội [60], tưtưởng đó có ý nghĩa rất quan trọng trong khi nghiên cứu về bản chất, chứcnăng xã hội, chính trị của tôn giáo, điều mà trước Mác và Ăng ghen, chưa cónhà tư tưởng nào đề cập đến.

Từ những phân tích về giá trị và ý nghĩa khoa học trong luận điểm củaMác, Ăng ghen và Lênin bước đầu có thể rút ra nguyên tắc phương pháp luậnkhi bàn về tôn giáo là:

Thứ nhất: Cái xuyên suốt, cái quan trọng nhất, bản chất nhất tạo nên tôn

giáo vẫn phải là ý thức tôn giáo, một hình thái ý thức xã hội đặc thù, nó là cáiphản ánh tồn tại xã hội bằng một phương thức đặc biệt mang nét đặc trưng làtính chất hư ảo, thăng hoa hiện thực Do vậy "tất cả mọi tôn giáo chẳng quachỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc con người - của những lực lượng

ở bên ngoài đang chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánhtrong đó những lực lượng ở trần thế đã mang những hình thức siêu trần thế" [48,

Trang 12

437] Và như vậy, ý thức tôn giáo là hình thái ý thức xã hội phản ánh sai lầm hiệnthực.

Thứ hai: Tuy là một hình thức phản ánh sai lệch hiện thực khách quan

nhưng khi xét các yếu tố tình cảm tôn giáo, niềm tin tôn giáo, hành vi và tổchức thì tôn giáo còn là một hiện tượng xã hội, lực lượng xã hội đông đảo,rộng rãi [62]

Sau nữa: Phải thấy rằng tôn giáo là sản phẩm của xã hội, do con người xã

hội sản sinh ra nó "Con người sinh ra tôn giáo, chứ tôn giáo không sáng tạo racon người" và "con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội Nhànước ấy, xã hội ấy đã sản sinh ra tôn giáo, tức thế giới quan lộn ngược" [47, 569-570]

Tiếp cận chân lý là quá trình nhận thức không ngừng phát triển, luôn cần

được bổ sung, hoàn thiện, vì vậy, tôn giáo cần được hiểu đầy đủ thì chính là

sự phản ánh hư ảo các quan hệ của con người, các sức mạnh chi phối cuộc sống con người, làm cho họ sợ hãi, ngưỡng mộ, tôn thờ và hướng đến giải thoát bằng biểu tượng thiêng liêng Từ các yếu tố tạo thành, tôn giáo là một hiện tượng xã hội đặc biệt, do xã hội sinh ra.

1.1.2 Sự tồn tại lâu dài của tôn giáo trong xã hội

Các nhà lí luận theo trường phái duy tâm thường cho rằng tôn giáo là cái

tự có, "cái thần thánh" hiện hữu ngoài thế giới vật chất và đến với con ngườiqua một sự khai minh (révélation); hoặc "ý chí thần thánh đã lôi thế giới ra từcõi hư vô hoặc có thể chuyển tuỳ tiện những thực thể này vào thực thểkhác"[86, 123]; hoặc tôn giáo còn "là thuộc tính vốn có trong ý thức của conngười mà không lệ thuộc vào hiện thực khách quan; hay khác hơn tôn giáo làsản phẩm mang tính nội sinh (endogene) của ý thức con người"[71, 6-7] Đó

là những quan niệm sai lầm về nguồn gốc của tôn giáo cần được phê phán

Trang 13

Học thuyết Mác cho rằng , ý thức xã hội (kể cả ý thức tôn giáo) đều là sựphản ánh thế giới vật chất; sự phản ánh tồn tại xã hội con người (các quan hệkinh tế, chính trị, giai cấp v.v ) Tôn giáo là hình thái ý thức phản ánh hiệnthực khách quan bằng phương thức đặc biệt Song, nó không nằm ngoài quyluật phát triển mang tính lịch sử và do vậy, nó là một sự kiện lịch sử, một hiệntượng xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng của hình thái kinh tế - xã hội Vìvậy, để hiểu tôn giáo đầy đủ, nhất thiết phải nghiên cứu nguồn gốc ra đời vàquá trình hình thành của nó

Trước hết, tôn giáo nguyên thủy được nảy sinh trong một xã hội mà trình

độ sản xuất thấp kém (đồ đá cũ) Khi ấy, con người còn lệ thuộc rất nhiều vào

tự nhiên và gần như bất lực trước sức mạnh tự phát của các hiện tượng tựnhiên: mưa gió, sấm chớp, động đất, núi lửa v.v Trong những kinh hoàng và

sợ hãi, họ đã "thăng hoa"các hiện tượng khách quan của giới tự nhiên thànhlực lượng siêu nhiên chi phối cuộc sống của mình Như vậy những hiện tượngtôn giáo nguyên thuỷ chính là những sản phẩm còn tối tăm của con người vềchính mình và tự nhiên xung quanh mình Bên cạnh những hiện tượng tựnhiên, con người cũng luôn gặp phải những lực lượng tự phát trong các quan

hệ xã hội: đấu tranh bảo vệ tồn tại của bộ lạc; chiến tranh xâm chiếm đất đai,lãnh thổ; sự phân công lao động xã hội v.v đã bổ sung vào tâm lí sợ hãi cáichết và dẫn con người đến với tôn giáo

Khi xã hội có đối kháng giai cấp, ngoài sự bất lực của con người trướcnhững hiện tượng tự nhiên thì nạn áp bức lao động, bóc lột về kinh tế, lệthuộc về chính trị, nô dịch về tinh thần còn gây cho người ta đau khổ, sợ hãigấp nhiều lần và nếu ở "cõi trần" hẫng hụt, thiếu vắng hạnh phúc thì người ta

sẽ đi tìm điểm tựa ở cõi siêu nhiên Bàn về điều này, Lênin đã chỉ rõ: Sự ápbức đối với quần chúng lao động về mặt xã hội, tình trạng có vẻ hoàn toàn bấtlực của họ trước những thế lực mù quáng của chủ nghĩa tư bản đang hàng

Trang 14

ngày hàng giờ gây cho người lao động những nỗi thống khổ cực kì to lớn,những đau thương thật là khủng khiếp, nhiều gấp nghìn lần so với những biến

cố phi thường như: chiến tranh, động đất Đó là nguồn gốc sâu xa nhất củatôn giáo Người cũng cho rằng các thế lực mù quáng ấy chính là: "sự phá sảnđột ngột, bất ngờ Những ngẫu nhiên làm cho người ta bị diệt vong, bị biếnthành người ăn xin, thành bần cùng, một gái điếm, và dồn họ vào cảnh chếtđói chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại mà người duy vật phảichú ý trước hết và trên hết" [41, 510-526]

Như vậy, nếu các quan hệ xã hội càng bất ổn định thì người ta càngmuốn thiết lập quan hệ với các thần linh để tìm sự che chở, niềm hi vọng vàdẫu là viển vông, hư ảo nhưng nó vẫn là mơ ước làm dịu lòng người [44] Sựbất lực của giai cấp bị bóc lột tất nhiên sẽ đẻ ra lòng tin vào một cuộc đời tốtđẹp ở thế giới bên kia, cũng giống như sự bất lực của "người dã man" trongcuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ vàonhững phép mầu

Tuy nhiên, khi xem xét nguồn gốc xã hội của tôn giáo, cần tránh nhậnđịnh một chiều rằng: khi khả năng chinh phục tự nhiên của con người tăng lênthì tôn giáo sẽ bị "đẩy lùi" và nhường chỗ cho khoa học, cho tư tưởng duy vật.Thực trạng tôn giáo trong thế giới hiện nay cho thấy, xu thế không theohướng nhận định trên và tôn giáo vẫn tồn tại và phát triển Rõ ràng là sự pháttriển của khoa học kĩ thuật, của sản xuất đã giải phóng con người thoát khỏitình trạng gần như phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, từng bước làm chủ tựnhiên, chinh phục tự nhiên phục vụ cho nhu cầu cuộc sống Về mặt xã hội,các quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia có nhiều biến đổi, con người đã đạtđến quyền tự do, dân chủ nhất định Những biến đổi ấy làm cho các tôn giáo

sơ khai dần dần mất đi và trở thành tàn dư lạc hậu Tuy nhiên con người ngàycàng phát hiện ra sức mạnh tiềm ẩn của chính mình, mặt khác giới tự nhiên là

Trang 15

vô cùng tận, khả năng nhận thức và cải tạo tự nhiên của con người cũng vôtận, nhưng trong hoàn cảnh lịch sử nhất định thì khả năng đó chỉ có hạn vàtương đối Vì vậy, mặc dầu khoa học kĩ thuật có phát triển cao, thì những biến

cố tự nhiên gây tai hoạ lớn cho loài người vẫn chưa thể khắc phục được như:bão, lụt, động đất, núi lửa, enninô v.v Mặt khác những tật bệnh nguy hiểm

đe doạ cuộc sống loài người như: ung thư, AIDS, tim mạch ; nạn cạn kiệt tàinguyên và ô nhiễm môi sinh; những biến động to lớn trong đời sống xã hộinhư chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia, sắc tộc, tôn giáo, đã dẫn đếnquan niệm siêu hình là dường như khoa học đã đạt đến giới hạn của nó và cầnphải nhờ đến sức mạnh của "linh cảm", của "tâm linh" và chỉ có "Đấng sángtạo", "Tối thượng" mới tìm ra được mối liên hệ cuối cùng [53, 23-24]

Tôn giáo đã sinh thành, tồn tại rất sớm trong lịch sử xã hội loài người vàkhi hướng giải quyết "bù đắp hư ảo" của tôn giáo vẫn còn được nhiều ngườichấp nhận thì tôn giáo vẫn tồn tại Tuy nhiên, để giải thích khoa học nguồn gốccủa tôn giáo còn phải làm rõ nguồn gốc nhận thức và tâm lý của nó

Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo trước tiên là khả năng hiểu biết hạnchế của con người về nguyên nhân phát sinh các hiện tượng tự nhiên và xãhội làm cho người ta sợ hãi Sự thiếu hiểu biết về những biến động có liênquan đến đời sống, số phận con người là những tiền đề quan trọng nhất đểhình thành tín ngưỡng, tôn giáo

Tuy nhiên, nguồn gốc nhận thức của tôn giáo còn xuất phát từ đặc điểmcủa quá trình nhận thức Quá trình đó, đầy phức tạp và có mâu thuẫn Nó làquá trình biện chứng giữa nội dung khách quan và hình thức phản ánh chủquan, là mâu thuẫn giữa hình thức chủ quan của quá trình nhận thức với nộidung khách quan của nó Hình thức phản ánh hiện thực càng đa dạng, phongphú bao nhiêu thì con người càng có khả năng nhận thức thế giới xung quanhmình sâu sắc, đầy đủ bấy nhiêu Nhưng khả năng đó, nó cũng tạo những tiền

Trang 16

đề làm cho tư duy của con người "tách rời" hiện thực, đi xa hiện thực và phảnánh sai lầm hiện thực Như vậy :"Ý thức (đã) có cơ sở khách quan để tách rờihiện thực Nếu ý thức vượt trước lên trên cơ sở khách quan, nắm bắt quy luậtvận động của hiện thực thì trở thành ý thức khoa học chỉ đạo và cải tạo cuộcsống Còn ý thức tách rời hiện thực theo lối ảo tưởng, tuyệt đối hoá các mặtriêng biệt của hiện thực thì đó là chiều hướng của chủ nghĩa duy tâm và tôngiáo" [54, 47].

Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo đã nói lên rằng tôn giáo là quá trìnhcon người đẩy cái của mình, cái thuộc về hiện tượng trong tư duy của mìnhthành một khách thể tồn tại ở bên ngoài mình Quá trình đó con người chỉ cóthể thực hiện được khi nhận thức của mình đạt đến một trình độ tư duy trừutượng nhất định Ở khía cạnh khác, nguồn gốc nhận thức của tôn giáo cònđược hiểu là do nhu cầu nhận thức mà có Trong sự tồn tại của mình, conngười luôn khát vọng vươn ra tìm hiểu "cái gì đó" ngoài thế giới trần tục Dovậy mà religion đã mang nghĩa gốc từ legere tức là "thâu lượm thêm", "thunhận thêm" phần ngoài khu vực đã được biết đến Vì vậy, "Tôn giáo là những

gì con người muốn thu nhận thêm, là bộ phận phụ thêm của khu vực đã đượcbiết đến" [81, 16]

Những tình cảm, cảm xúc, tâm trạng của con người trước sức mạnh của

tự nhiên, trước những biến cố to lớn của xã hội, trước những thử thách trongcuộc sống cả cộng đồng, cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc ra đời,tồn tại và phát triển của tôn giáo Trong quá trình tồn tại, con người luôn luônđứng trước một hiện thực nghiêm khắc, khó hiểu; vừa bao dung vừa khắcnghiệt, vừa gần gũi vừa xa lạ làm nẩy sinh những tâm lý, xúc cảm, tâm trạng

lo âu, sợ hãi, đau buồn, tuyệt vọng, cô đơn, bất hạnh Cái trạng thái tâm lí ấytồn tại thường trực trong ý thức và dẫn con người rơi vào tâm thế khuất phục,

Trang 17

nhẫn nhục và tin tưởng có một lực lượng nào đó quyết định số phận conngười.

Tuy nhiên, nguồn gốc tâm lý của tôn giáo không chỉ là xuất phát từ trạngthái tình cảm tiêu cực mà ngay cả trạng thái tình cảm đối lập với nó, trạng tháitình cảm tích cực như: niềm vui, lòng tự hào, ngưỡng mộ, kính trọng, ,những ước vọng, khát khao chế ngự các tình cảm tích cực cũng dẫn con ngườiđến với niềm tin tôn giáo

Tôn giáo tồn tại, hình thành và phát triển có nguồn gốc từ điều kiện cụthể của xã hội, có nguồn gốc từ trong nhận thức và trong tình cảm của conngười khi giải quyết các mối quan hệ với tự nhiên và với xã hội Tôn giáokhông thể xuất hiện nếu không có tiền đề nhận thức và tâm lý Nhưng nguồngốc xã hội vẫn giữ vai trò quyết định

Trong sự hình thành, tồn tại và phát triển của mình, tôn giáo là một hiệntượng xã hội còn tồn tại lâu dài với cộng đồng xã hội của loài người "khi xãhội còn có giai cấp và áp bức giai cấp, còn điều thiện và điều ác, còn lươngtâm, hướng thiện và sự xám hối về tội lỗi, còn cần nơi an ủi tâm linh" [53, 28]thì lúc đó tôn giáo còn cơ sở tồn tại

Tóm lại: Nguồn gốc của tôn giáo không phải nằm ngoài thế giới vật chất,

không phải vốn có trong ý thức con người Tôn giáo là một hiện tượng xã hộiphức tạp, xuất hiện bởi nguyên nhân xã hội, nguyên nhân nhận thức và tâm

lý Đó cũng là những điều kiện cần và đủ cho một tôn giáo xuất hiện

1.1.3 Sự bế tắc xã hội với ước mơ ảo tưởng tôn giáo

Tôn giáo ở trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì có một vai trò xãhội khác nhau Trong quan hệ gắn kết với nền chính trị đồng đại của mình, màtôn giáo đóng vai trò "nhà từ thiện nhân ái", "nhà đạo đức" hay là "đao phủ".Bởi lẽ, người ta không lạ gì hình ảnh các chức sắc; giáo hội có mặt tích cựctrong các hoạt động từ thiện Người ta cũng lại chưa quên những bóng áo

Trang 18

choàng thâm đứng bên cạnh nòng đại bác Vì thế, trong điều kiện lịch sử khácnhau vai trò của tôn giáo thể hiện cũng rất đa dạng, khác nhau.

Ở trong những điều kiện nhất định, "Tôn giáo là thuốc phiện của nhândân", bởi vì tôn giáo đã hướng con người vào thế giới ảo tưởng, làm tăng lòngnhẫn nhục, khuất phục vào xã hội hiện tại [31] Tôn giáo đã đem đến cho conngười một bức tranh không chân thực về thế giới, giam cầm lý trí của conngười trong các quan niệm thần học, làm hạn chế tính tích cực xã hội của conngười, ru ngủ và biến họ thành kẻ phụ thuộc vào hoàn cảnh, hướng về lựclượng siêu nhiên, thần bí

Thế nhưng, đóng khung cách hiểu câu nói của Mác và dừng lại ở đó thìchưa đủ Theo Mác, tôn giáo còn là biểu hiện nghèo nàn, khổ ải hiện thực vàcũng là sự phản kháng chống lại sự nghèo nàn, khổ ải ấy Thế nên, tôn giáochính là "sự phản kháng" chống cảnh áp bức, bất công của xã hội, là sự bùđắp vào những bất lực hiện thực, là khát vọng mà con người mơ ước đạt tớikhi xã hội trần thế chưa thoả mãn họ Vì vậy, hiểu "thuốc phiện" còn hiểu nhưthuốc giảm đau, an thần cần thiết; như một liệu pháp cần thiết và trong điềukiện hoàn cảnh xã hội nhất định, đôi lúc tôn giáo cũng đóng vai trò chất men,

cổ vũ, thúc đẩy con người hành động một cách không vụ lợi vì những mụcđích nhân đạo cao cả

Đạo đức tôn giáo cũng đã đóng vai trò nhất định, đôi khi bao hàm nghĩatích cực Nó chỉ đáng bị phê phán khi nó trở thành bộ áo ngụy trang cho lợiích của giai cấp thống trị; khi bị giai cấp thống trị lợi dụng Với chúng ta, đạođức tôn giáo có "mẫu số chung" là niềm tin vào thắng lợi của cái thiện, cáiđẹp trong cuộc sống Nghị quyết 24 Bộ Chính trị đã khẳng định: Đạo đức tôngiáo có nhiều điểm tích cực phù hợp với đạo đức XHCN, phù hợp với côngcuộc xây dựng xã hội mới [15] Nói về điều này Phi đen Catxtrô đã khẳngđịnh: "Chúng tôi có thể đồng ý với các giới răn của Chúa vì nó rất giống chủ

Trang 19

trương của chúng tôi Nếu giáo hội dạy đừng trộm cắp, chúng tôi cũng ápdụng triệt để nguyên tắc không trộm cắp Một trong những đặc tính cáchmạng của chúng tôi là xoá bỏ trộm cắp, biển thủ và hối lộ Nếu giáo hội dạy

"hãy yêu tha nhân như chính mình" thì chính là điều chúng tôi khuyến khíchthông qua tính liên đới giữa người và người, các điều này nằm trong bản chấtcủa CNCS và CNXH" [57, 225] Như vậy, qua rất nhiều lời khuyên đạo đứccủa các tôn giáo khác nhau và các lời khuyên ấy đã đóng vai trò góp phần ổnđịnh cuộc sống xã hội, ngăn chặn các hành vi xấu xa, vi phạm đạo đức, viphạm truyền thống văn hoá của một dân tộc, quốc gia nhất định Và đôi khi,những lời khuyên đạo đức gắn với luật nhân quả của tôn giáo đã đem lại hiệuquả hơn hẳn chế định luật pháp bởi chính nó là sự lưỡng trùng, đan xen giữa

Tóm lại: Vai trò tác động của tôn giáo theo hai xu hướng đối lập Một

mặt, nó là sự phản ánh hiện thực dưới dạng hư ảo, hoang đường; mặt khác, nó

là sự phản kháng chống lại sự khốn cùng của thực tại Một mặt nó cầm cố,ngăn cản sự phát triển của văn hoá; mặt khác, nó gợi lên tư duy tự do, khátvọng vô biên của con người mà trong đó đầy ắp những suy nghĩ, triết lí vềcuộc sống, về xã hội, về vận mệnh của nhân loại Về mặt đạo đức, tôn giáocũng hướng vào những giá trị nhân đạo tối thượng, nó cố kết lại những conngười trong tình thương đồng loại hoặc có thể gây xung đột thảm khốc, chiacắt xã hội loài người Nghiên cứu vai trò của tôn giáo, thấy được những tácđộng đối lập nhau như vậy có ý nghĩa thực tiễn rất to lớn Nó vừa giúp ta thấyđược những mặt tích cực, phát huy những giá trị tích cực của tôn giáo nói

Trang 20

chung và của từng tôn giáo cụ thể vào công cuộc cải tạo và xây dựng đấtnước.

Trước đây, các nhà triết học mác xít vẫn thường bàn đến các chức năngkhác nhau của tôn giáo như: chức năng hư ảo, chức năng thế giới quan, chứcnăng điều chỉnh và chức năng giao tiếp

Đó là, các tôn giáo có khả năng bù đắp, giải quyết một cách hư ảo nhữngthiếu hụt, những bất lực của con người trong cuộc sống hiện thực Nghĩa là,khi niềm tin vào cuộc sống mất đi thì người ta sẽ thiết lập đức tin vào thế giớibên kia, thế giới siêu thực

Đó là, các tôn giáo còn có khả năng thoả mãn nhu cầu nhận thức về thếgiới, về bản thân sự hiện hữu của con người trong vũ trụ khi nó góp phần trảlời các câu hỏi như: Thế giới này do ai sáng tạo ra? Nó tồn tại như thế nào?Vai trò của con người trong vũ trụ ấy ra sao? v.v

Các tôn giáo cũng có chức năng điều chỉnh khi nó đưa ra một hệ thốngnhững chuẩn mực, khuôn mẫu, những định hướng cho những người có cùngtín ngưỡng tin và tuân theo Tôn giáo cũng có chức năng giao tiếp, tức là thựchiện quá trình giao tiếp với cái thiêng liêng tối thượng được tôn thờ (thôngqua nghi lễ) và giao tiếp giữa những người cùng tín ngưỡng với nhau

Hiện nay, khi bàn về chức năng của tôn giáo, các nhà tôn giáo học mácxít thường nhấn mạnh hai chức năng của tôn giáo hiện đại như: Chức năngtạo môi trường tâm linh, tín ngưỡng và chức năng liên kết xã hội và xem đây

là hai chức năng đáng lưu tâm khi nghiên cứu về tôn giáo hiện đại

Thứ nhất, là các tôn giáo hiện nay có một vai trò rất lớn trong việc tạo ra

môi trường tâm linh, một môi trường đặc biệt trong đời sống tinh thần củamột cộng đồng xã hội bao gồm những người đang có cùng một nhu cầu tin vềmột đấng linh thiêng có quyền năng chi phối cuộc đời họ, hiểu họ, cứu vớt họnên họ tin và làm theo đấng tối cao ấy Những con người đang có niềm tin về

Trang 21

một thế giới vĩnh hằng, toàn mỹ, một thế giới mà mọi bất công, khổ đau; mọi

sự đe doạ của cường quyền, bạo lực sẽ không còn nữa Một thế giới không taihoạ và không hiện hữu sự nghèo khó

Rõ ràng, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường đầy rẫy bấp bênh, rủi

ro và cạnh tranh khốc liệt; đầy rẫy tệ nạn xã hội buộc con người luôn phải đốimặt với tâm lý sợ hãi, phập phồng, lo lắng thì "cửa thiền môn" và "thánhđường" là không thể thiếu để người ta có thể bấu víu, nương tựa vào đó đểsống, để tồn tại, để hy vọng và thậm chí vượt qua được thử thách của cuộcsống

Thực hiện chức năng này, các tôn giáo dù lớn nhỏ, dù sắc thái biểu đạt

có khác nhau, dù ở phương Đông hay phương Tây đều có thể tạo ra một môitrường để người ta có thể chia xẻ niềm tin với nhau, củng cố đức tin của nhau

Sự chia rẽ góp phần lấp đầy những khoảng trống tâm linh trong đời sống tinhthần của một cộng đồng xã hội Có thể nói với chức năng như vậy đã làm chotôn giáo có một vai trò rất lớn và còn tồn tại rất lâu dài trong đời sống xã hội

Thứ hai, là chức năng liên kết xã hội Đó là các tôn giáo có khả năng liên

kết, cố kết những người có cùng đức tin và tín ngưỡng lại với nhau một cáchchặt chẽ thành một lực lượng xã hội to lớn, một cộng đồng mang tính xã hộirất rõ rệt Với chức năng liên kết xã hội thường dẫn đến khuynh hướng gópphần củng cố sự ổn định xã hội Nhưng có nhiều trường hợp ngược lại, nólàm rạn nứt các quan hệ xã hội, phá vỡ sự ổn định của xã hội Với chức năngliên kết xã hội như vậy, các tôn giáo hiện ra như một hiện tượng, một sự kiện

xã hội có sức mạnh to lớn Đặc biệt là khi niềm tin tôn giáo được hoà vào tìnhcảm dân tộc, đức tin thiêng liêng quyện với lòng tự hào dân tộc, lòng ngưỡng

mộ, sự tôn thờ, sùng kính lãnh tụ, danh nhân của mình

Thông qua việc nghiên cứu vai trò, chức năng của tôn giáo, luận án cómấy nhận xét như sau:

Trang 22

* Tôn giáo đã và đang đóng một vai trò rất lớn trên các mặt xã hội khácnhau Đạo đức tôn giáo là hướng thiện nên có những nét tương đồng với côngcuộc cải tạo và xây dựng xã hội mới Thế nhưng, tôn giáo được tồn tại trongnhững điều kiện lịch sử xã hội có giai cấp và thường bị giai cấp thống trị lợidụng cho mục đích của mình Vì vậy, vai trò chung nhất của tôn giáo tronglịch sử vẫn là vai trò "thuốc phiện" của nó Vai trò ấy, có thể tác dụng tiêu cựchoặc ngược lại, nó trở thành động lực thúc đẩy con người hành động một cách

vị tha, thân ái

* Bức tranh hiện thực thông qua sự phản ánh của tôn giáo, đã trở nênviển vông, hư ảo, làm cản trở tư duy khoa học , sáng tạo, hạ thấp tính tích cựccủa nhân tố chủ quan Nhưng, trong điều kiện xã hội có giai cấp và tồn tạitình trạng bóc lột người thì ước mơ tôn giáo dù có viển vông đến mấy thì vẫn

là "mơ ước làm dịu mát lòng người"

* Vai trò xã hội của tôn giáo được thể hiện thông qua các chức năng của

nó, trong đó hiện nay nổi lên hai chức năng là tạo ra môi trường tâm linh củanhững người cùng tín ngưỡng và chức năng liên kết xã hội Hai chức năng ấylàm cho tôn giáo tồn tại lâu dài trong xã hội hiện nay

Tuy nhiên khi trình bày quan điểm mác-xít về tôn giáo, chúng ta khôngthể không nhắc đến một mẫu mực trong việc vận dụng học thuyết Mác -Lênin vào Việt Nam, trong đó bao hàm cả vấn đề tôn giáo, đó là tư tưởng củaChủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo thể hiện ở những nội dung sau đây:

Một là, vấn đề đoàn kết tôn giáo trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc:

Người xem đoàn kết dân tộc (bao hàm cả đoàn kết lương - giáo) là nhân

tố thành công của cách mạng Người đã sớm thấy ưu điểm trong các tôn giáo,phát huy và kết hợp nó lại một cách tài tình: "Học thuyết Khổng Tử có ưuđiểm của nó Đó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân Ki Tô giáo có ưu điểm của

Trang 23

nó Đó là lòng bác ái Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó Chính làsách của nó thích hợp với những điều kiện của nước ta" [86, 6].

Thể hiện tư tưởng trên đây, chỉ một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độclập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố (một trong sáu nhiệm vụ của Nhànước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà) là: "Thực dân phong kiến thi hành chínhsách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương để thống trị Tôi đề nghị chínhphủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và lương - giáo đoàn kết" [83, 4]

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào lương hay giáo đều là người ViệtNam, sống trên quê hương đất nước Việt Nam, đều là người lao động và sựnghiệp cách mạng là việc lớn, là sự nghiệp chung không phải chỉ của một haingười Bác luôn kêu gọi lương - giáo đoàn kết đồng sức đồng lòng thực hiện

sự nghiệp chung của dân tộc: Lương - giáo đoàn kết, toàn dân đoàn kết, cảnước một lòng, nhân dân ta nhất định sẽ thắng lợi trong công cuộc đấu tranh xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàumạnh [1]

Cơ sở hình thành tư tưởng đoàn kết tôn giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minhkhông chỉ xuất phát từ thực tế đất nước, từ truyền thống đoàn kết của dân tộc,

từ tinh hoa văn hoá dân tộc, từ lý luận Mác-Lênin xem cách mạng là sựnghiệp của quần chúng mà còn ở tầm sâu lắng ngay trong tình cảm yêuthương và lòng nhân ái của Người với đồng bào các tôn giáo Tấm lòng ấy làcái bản sắc Hồ Chí Minh luôn biết hoà vào quần chúng, nâng họ lên, hiểu họyêu gì, ghét gì và mong muốn điều gì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biết đặt mìnhvào thế giới tôn giáo và có một cách ứng xử tuyệt vời Khi đến trại mồ côiDục Anh (Thái Bình), tường tận những bà phước trông coi trẻ mồ côi, thaymặt các cháu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chân thành cảm ơn họ mà "hai mắt

Cụ rướm ướt, một vẻ buồn lộ trên khuôn mặt cứng cỏi của một lão đồng chí

đã từng nhiều lần khóc, nhưng chỉ khóc vì đời, vì nhân loại mà thôi" [83, 85]

Trang 24

Khi thực dân Pháp nhảy dù xuống Phát Diệm, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:

"Chúng đã xâm phạm đến đất Thánh của Việt Nam" và lời tiếc thương cuốicùng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đến đồng bào công giáo đó là bức điệnchia buồn với đồng bào khi máy bay Mỹ ném bom vào nhà thờ Đoài (Vinh)vào năm 1967 Với Người, đồng bào ta không chia lương - giáo, ai ai cũngtương ái, tương thân, đoàn kết chặt chẽ thành một khối

Trên đây là những cơ sở hình thành tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

về đoàn kết tôn giáo Nội dung tư tưởng của Người, giúp chúng ta rút ranhững bài học sau đây:

Đoàn kết tôn giáo phải là mục tiêu chung, phục vụ cho mẫu số chung làchiến lược đại đoàn kết dân tộc Người cho rằng: giữa niềm tin tôn giáo vàlòng yêu dân tộc không loại trừ nhau, đức tin tôn giáo và lòng yêu nướckhông có gì mâu thuẫn Một người vừa là công dân tốt vừa là tín đồ chânchính Là công dân thì có Tổ quốc, là tín đồ thì có đức Chúa, đức Phật và cácđấng tối cao khác Một người vừa có thể hoàn thành nghĩa vụ đối với Tổquốc, quê hương; vừa làm tròn bổn phận với đấng linh thiêng mà mình tônthờ Người viết: "Cách đây 2000 năm, trong một đêm đông lạnh lẽo, ĐứcThiên chúa đã giáng sinh để cứu vớt nhân loại Đức Chúa là một tấm gương

hy sinh triệt để vì những người bị áp bức, vì những dân tộc bị đè nén, vì hoàbình công lý ", "Ngày nay, đồng bào cả nước lương - giáo, đều đoàn kết chặtchẽ, đồng tâm, nhất trí như con một nhà, cương quyết giữ vững nền tự do, độclập , tinh thần hy sinh ấy là noi theo tinh thần cao thượng của Đức ChúaGiê-su" [49, 67]

Năm 1946, khi về thăm Ninh Bình, Nam Định, Người đã phát biểu vớiđông đảo đồng bào công giáo: Nước không độc lập thì tôn giáo không được tự

do, nên chúng ta phải làm cho nước độc lập đã

Trang 25

Như vậy, qua tư tưởng đoàn kết với tôn giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh,chúng ta thấy nổi lên quan điểm là bỏ qua những dị biệt nhỏ để giữ lấy cáitương đồng lớn Đó là vượt qua những khác biệt về đức tin, về lối sống đểgiữ lấy tình đoàn kết dân tộc, giữ lấy mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc.Người luôn gắn kết hai nghĩa vụ phụng sự Tổ quốc và phụng sự Chúa: Tôicầu nguyện cho Đức Chúa phù hộ cho đồng bào giữ vững tinh thần ái quốc -

đủ sức chống lại giặc Pháp làm tròn nghĩa vụ thiêng liêng là: Phụng sự Chúa Phụng sự Tổ quốc

Đoàn kết với tôn giáo theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh khôngphải là một thủ đoạn chính trị mà đó phải là chính sách dân tộc, chính sách xãhội vì con người Nó phải bảo đảm cho con người được sống ấm no, tự do,hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân Chính sách tôn giáo phải

là bộ phận của chính sách xã hội, phát huy sức mạnh của nhân tố con người

và vì con người, mà ở đây là những người công dân có tín ngưỡng, tôn giáo.Cuối năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp chỉ đạo việc soạn thảoHiến pháp ghi nhận chương II, mục B khẳng định quyền tự do tín ngưỡng làquyền tự nhiên của người Việt Nam Người nghiêm khắc phê phán nhữngbiểu hiện vi phạm quyền tự do tín ngưỡng trong 12 điều răn, Người dặn dòcán bộ "không nên xúc phạm đến tín ngưỡng, phong tục của dân" [83, 37].Cùng với 12 điều răn, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng soạn ra 8 điều mệnh lệnhnêu rõ: Bảo vệ đền, chùa, nhà thờ chính quyền, quân đội và đoàn thể phảitôn trọng tín ngưỡng, phong tục, tập quán của đồng bào

- Đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân trong khối đoàn kết toàn dântộc, kể cả đoàn kết tôn giáo nhưng không phải đoàn kết với bất kỳ điều kiệnnào mà phân biệt rõ đấu tranh với hoà hợp, phân biệt tín đồ tu hành chânchính với những kẻ giả danh tôn giáo, làm vẩn đục cái "thiêng liêng", phêphán kẻ "buôn thần, bán thánh" hoặc biến tôn giáo thành công cụ thực hiện ý

Trang 26

đồ chính trị không tốt và phải đấu tranh thẳng thắn cương quyết với những âmmưu thủ đoạn ấy: "Chúng ta phải tạo ra lực lượng tiến bộ trong các tôn giáo,đồng thời chống lại các hoạt động phản động lợi dụng tôn giáo Chúng taphải làm cho Giáo hội Việt Nam ngày càng tiến bộ hơn, có tinh thần dân tộc,yêu nước, yêu hoà bình và đoàn kết dân tộc hơn" [56, 134].

Hai là, với mục tiêu đoàn kết tôn giáo, "Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có

một thái độ trân trọng đối với các tôn giáo" [83, 14] Một sự trân trọng khôngchỉ dành cho đức tin của tín đồ mà ngay cả đối với các tín đồ và các chức sắc

Vì vậy, ngay sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập một ngày Người đã "đềnghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và Lương - Giáo đoàn kết" [49,7]

Tôn trọng tự do tín ngưỡng chính là cơ sở hình thành thái độ trân trọngcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các tôn giáo, dù là tôn giáo ngoại nhập hay tôngiáo dân tộc Người luôn dành cho các chức sắc và tín đồ các tôn giáo một thái độkhoan dung, thân tình và không hề có "dấu vết nào, dù rất nhỏ, của sự công kích

đa nghi hoặc chế giễu đối với một tôn giáo bất kỳ nào" [83, 15]

Với các chức sắc và tín đồ bất luận trong hoàn cảnh nào, với thái độ tìnhcảm nào vẫn được Chủ tịch Hồ Chí Minh ân cần thăm hỏi, quan tâm độngviên với tất cả nghệ thuật của sự tế nhị để đi vào tâm tư, tình cảm, niềm tincủa ho Chẳng hạn như lá thư "Nhắn nhủ đồng bào công giáo đã di cư vàoNam" tháng 4-1955 Bác đã có những lời thống thiết thông cảm chia xẻ cùngcùng họ nỗi đau bị lợi dụng phải bỏ quê đi xa và sẵn sàng hoan nghênh đóntiếp những người muốn trở về [83, 252] Hoặc điện Chủ tịch Hồ Chí Minhgửi Hộ pháp Phạm Công Tắc ngày 21-6-1956, khen ngợi nguyện vọng màPhạm Công Tắc mong cho nước nhà độc lập [83, 283] Đặc biệt là lời kêu gọicủa Bác đối với đồng bào Cao Đài, Hoà Hảo, "Nay đồng bào Hoà Hảo Sa Đéc

đã xung phong bỏ quân giặc cướp nước mà về với Tổ quốc thân yêu Chính

Trang 27

phủ và toàn quốc đồng bào đang chờ đợi để hoan nghênh những người hiện đang lầm đường theo giặc, sẽ noi gương ái quốc của anh, em Hoà Hảođó" [83, 171].

Nhờ thái độ khoan dung độ lượng, nhân từ và thiện cảm như vậy nênchúng ta thấy nảy sinh một quan hệ thật tốt đẹp giữa Chủ tịch Hồ Chí Minhvới đồng bào các tôn giáo và ngược lại là tình cảm của hàng triệu tín hữu đốivới Người Tạo nên nét đẹp tuyệt vời của lịch sử cách mạng của dân tộc ViệtNam và chứng tỏ rằng tôn giáo, tín ngưỡng vẫn tồn tại đồng hành, lâu dài vớilịch sử phát triển của dân tộc, là yếu tố nội sinh hình thành nên khối đại đoànkết toàn dân tộc

Người ta có thể thấy vô số những lời phát biểu đầy kính trọng, tin tưởngcủa các chức sắc, các tín đồ, các tôn giáo trong và ngoài nước dành cho Chủtịch Hồ Chí Minh Tháng 10-1946, Phật tử Việt Nam tại Thái Lan đã gửi điệnthề ủng hộ Tổ quốc, ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuối bức điện có câu khẩuhiệu "Toàn dân đoàn kết muôn năm, Hồ Chí Minh muôn năm" (Báo Cứuquốc 21-10-1946) Ông Cao Triều Phát, một chức sắc cao cấp của đạo CaoĐài viết: "Trước tiền đồ xán lạn của Tổ quốc, chúng ta càng thêm tin tưởngtuyệt đối vào sự lãnh đạo anh minh của Hồ Chủ tịch, vị lãnh đạo tối cao củadân tộc" (Báo Nhân dân số 13-2-1955) Còn cụ Hà Văn Thuận, lão giáo dân

122 tuổi thì viết: Kính thưa Hồ Chủ tịch, ơn Chúa, ơn Ngài mà tôi lại sốngthêm một năm Còn Linh mục Vũ Xuân Kỹ, đã kết luận về Hồ Chủ tịch: Mỗichính sách của Hồ Chủ tịch đều kết hợp đạo lý với công bằng bác ái Có HồChủ tịch là có tự do rồi [83, 89-95]

Ở đây sự đề cập tôn giáo tín ngưỡng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuykhông phải là tư cách nhà nghiên cứu lý luận mà là "kiến trúc sư vĩ đại" củakhối đoàn kết toàn dân; là tư cách lãnh tụ cách mạng nó biểu đạt một thái độtrân trọng đời sống tinh thần, tâm linh của hàng chục triệu tín đồ, một thái độ

Trang 28

xuất phát từ bản chất nhân văn cao cả của Người, một bài học lý luận cáchmạng ăm ắp hơi thở của thực tiễn Ở đó, có biết bao sự bổ ích cho hoạt độngcách mạng của Đảng và Nhà nước ta sau này.

Ba là, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một gương sáng mẫu mực trong việc bảo

vệ niềm tin, đức tin của tín đồ, vừa chống lại những biểu hiện lợi dụng tôngiáo cho mục đích ngoài tôn giáo "làm vẩn đục cái thiêng của tôn giáo"

Thật vậy, nghiên cứu tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 1923 đếntrước ngày thành lập Đảng ta, người ta thấy có khá nhiều bài phát biểu tại cácHội nghị quốc tế, công trình nghiên cứu được nhắc đến vấn đề tôn giáo Ởđây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch trần tội ác của những kẻ xâm lược khoác

áo choàng thâm trên đất Đông Dương và "Việt Nam" Theo Người kẻ xâmlược và cha cố là một: "Ở đâu có nổi dậy, có khởi nghĩa thì ở đó cha cố biếnthành mật thám, nhà thờ Chúa biến thành nơi tra khảo" [83, 123] và "ngườinông dân Việt Nam bị hành hình vừa bằng lưỡi lê của nền văn minh tư bảnchủ nghĩa vừa bằng cây thánh giá của Hội thánh đĩ bợm" [83, 104] Sau đóChủ tịch Hồ Chí Minh kết luận: "Nếu có một dân tộc nào phải nhớ ơn Chúa

và các giáo sĩ thì đó chính là dân tộc Việt Nam, vì Chúa và các giáo sĩ màdân tộc này đã sa vào tình cảnh nô lệ như ngày nay [83, 122] Ngoài việctrình bày tội ác của kẻ nhân danh nước Chúa đi xâm lược dân tộc khác, Chủtịch Hồ Chí Minh còn vạch ra thủ đoạn cướp đất, bóc lột người lao động ởViệt Nam của nhà thờ: "Nhà Chung cũng bóc lột "con chiên" một cách tànnhẫn không kém chủ đồn điền" [83, 110], hoặc: "Vì lãi xuất theo lối cắt cổ,nên người Việt Nam không thể trả nợ đúng hạn, thế là cả ruộng đất cầm cố bịrơi vào tay Hội truyền giáo" [83, 109] Theo Hồ Chủ tịch, đấu tranh vạch rõ

bộ mặt bọn lợi dụng tôn giáo nhằm mục đích chính trị xâm lược không phải

là xúc phạm tôn giáo, mà trái lại đó là sự gột bỏ điều làm vẩn đục cõi thiêng

Trang 29

tôn giáo, làm "hoen ố" niềm tin đức tin tôn giáo Do vậy trên thực tế các biểuhiện ấy cũng chính là biểu hiện của sự xúc phạm tôn giáo.

Tóm lại: Để nghiên cứu và hiểu sâu sắc một tôn giáo cụ thể thì trước

tiên, phải đi từ các vấn đề lí luận chung về tôn giáo Đi từ việc kiến giải cácnội dung: định nghĩa về tôn giáo, nguồn gốc và các bước phát triển của nó Đi

từ nghiên cứu chức năng và vai trò của nó rồi mới có thể nghiên cứu một cáchđầy đủ, khoa học về tôn giáo Hoà Hảo Nói khác hơn, khi chưa xác định rõtôn giáo là gì thì chưa có cơ sở lí luận để thẩm định Hoà Hảo có phải là tôngiáo không? Chưa nghiên cứu kĩ nguồn gốc và bản chất, vai trò, chức năngcủa tôn giáo thì sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải trả lời: tại sao với những tínđiều giản đơn, phổ thông, có tính chất bình thường như vậy mà tôn giáo nàylại tồn tại, bám rễ một cách vững chắc vào đời sống tinh thần xã hội ở miềnTây Nam Bộ như vậy?

Tuy nhiên, sự đề cập về mặt lí luận trong tiết này chỉ đi sâu các vấn đềđược chọn làm cơ sở lí luận, làm điểm xuất phát nghiên cứu về đạo Hoà Hảo

Để hiểu rõ hơn về tôn giáo Hoà Hảo thì tiếp theo là cần nghiên cứu quá trìnhxuất hiện, tồn tại của tôn giáo Hoà Hảo như thế nào

1.2 NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN LÀM XUẤT HIỆN ĐẠO HOÀ HẢO

Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

1.2.1 Sự xuất hiện của đạo Hoà Hảo ở An Giang năm 1939

Điểm nổi trội đầu tiên là điều kiện chính trị - xã hội làm xuất hiện đạoHoà Hảo ở ĐBSCL [69] Đó là bối cảnh chính trị - xã hội "khốc liệt" nhất kể

từ khi có mảnh đất tận cùng ở phía Tây Nam của Tổ quốc Chính sách "Đạikhai thác" của Pháp trong một thời gian dài đã đẩy kinh tế Việt Nam vàokhủng hoảng nặng nề , trong đó có cả Nam bộ và miền Tây xa xôi "biên viễn"này [16] Do giá lúa hạ xuống ba bốn lần so với trước và thuế lại tăng nhiềulàm cho xứ độc canh cây lúa lâm vào cùng quẫn trên mức bình thường Làng

Trang 30

Hoà Hảo không nằm ngoài tình trạng chung đó Mặt khác, Pháp - Nhật tranhgiành ảnh hưởng với nhau làm cho "xứ thuộc địa Việt Nam" vốn dĩ đã căngthẳng, nay bầu không khí chính trị - xã hội lại càng thêm căng thẳng Nhànước phong kiến Việt Nam, nhà nước "bảo hộ ở Việt Nam" đang cảm nhậncái chết cận kề khi đứng trước bờ vực thẳm Các trí thức yêu nước vốn là họctrò của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đang bế tắc về đường lối giải phóngdân tộc Lúc này, mọi niềm tin, hy vọng và chỗ dựa vững chắc của cả dân tộc

là Đảng Cộng sản Nhưng, do thực dân Pháp và triều đình Huế điên cuồngđàn áp nên phong trào đang đi vào thoái trào [88]

Trong bối cảnh đó, ở miền Tây Nam bộ xa xôi, khi ông Huỳnh Phú Sổđứng ra "lập đạo" thì những người nông dân thuần phác ở đây đã nhanh chóng

tự nguyện trở thành tín đồ của ông Đạo mà xuất thân vốn là "hậu duệ" củagiáo hệ Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa

Trở lại bối cảnh gần một trăm năm trước, vào đầu năm 1849, miền đất

An Giang và các địa phương phụ cận đã "sôi động trước việc có một vị hoạtPhật (Bouddha - Vivant) giáng thế cứu đời" [25, 36] thoát khỏi cảnh chếtchóc, dịch bệnh, lầm than Người đó chính là ông Đoàn Minh Huyên (1807-1856), người làng Tòng Sơn, tổng An Thanh Thượng, trấn Vĩnh Thanh (thuộc

An Giang cũ), nay là Sa Đéc - Đồng Tháp Danh từ Bửu Sơn Kỳ Hương đượchiểu là: núi báu có hương lạ toả khắp năm châu, bốn biển báo tin" nguồn ânthánh triết xuất hiện tạo lập kỷ nguyên an lạc cho trần thế" [25, 41] Bửu Sơn

Kỳ Hương cũng có tên gọi là Đạo Lành xuất hiện ban đầu ở Cốc Ông Kiến(sau này là Tây An Cổ Tự), với pháp tu và nghi thức khá đặc thù cho một tôngiáo độc lập

Ông Huyên "khai ra mối đạo" của mình trong bối cảnh vùng này đanglâm vào cảnh lầm than bế tắc, dịch bệnh hoành hành dữ dội, một tình trạng

"xã hội tồi tệ" Người ta buộc phải cầu đảo khắp nơi, trông chờ vào sức mạnh

Trang 31

"siêu linh" để cứu vớt cuộc đời "trần thế" đang bế tắc của mình Hàng vạnngười đã lũ lượt trên bộ, dưới thuyền kéo về miền Thất Sơn thọ giáo và trịbệnh Vị "hoạt Phật" này vừa trị bệnh cứu người vừa khuyên họ hãy tu niệmtheo giáo lý mà ông đưa ra Đó là những quan điểm đạo lý giản đơn dựa vàoPhật giáo nhưng khác Phật giáo là đưa vào những nội dung mang nét dân tộcViệt Nam, nội dung khuyên người đời Tu nhân - Học Phật Trong đó:

Tu nhân là rèn rũa tâm tính làm lành lánh dữ, về với đường ngay nẻođạo, phù hợp đạo lý luân thường Muốn vậy phải thực hiện Tứ ân Tứ ân lànội dung căn bản chi phối đời sống tư tưởng của tín đồ

Còn Học Phật là trì niệm danh hiệu phật di đà và noi gương Phật làm,nghe lời Phật dạy

Tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương còn được học mật chú, bí pháp công truyền

để tăng sức khoẻ, trị bệnh Các tín đồ được phát "lòng phái" (tức là giấy phépchứng nhận đức tin và bùa hộ mệnh cho tín đồ) đóng triện có in 4 chữ BửuSơn Kỳ Hương Tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương chỉ một hạng tu tại gia và nghithức hành đạo cũng thực hiện tại gia đình các tín đồ Sau khi ông Đoàn MinhHuyên mất, việc truyền đạo do các đại đệ tử thực hiện như: Đạo Xuyến (miềnĐông), Đạo Ngoạn (Sa Đéc, Vĩnh Long), Bùi Văn Thân, Bùi Văn Tây, TrầnVăn Thành (An Giang) Cho đến 1873 sau vụ thảm sát trại ruộng Láng Linh Bửu Sơn Kỳ Hương thoái trào, hoà vào các tôn giáo mới khác như Tứ ÂnHiếu Nghĩa và sau này là Hoà Hảo

Trong lúc khởi nghĩa Láng Linh (Châu Phú - An Giang) của Phó quản cơTrần Văn Thành (một cao tăng của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương) sắp nổ ra (1867)thì ở miệt Thất Sơn dân chúng lại xôn xao về một vị hoạt Phật khác giáng thếtruyền đạo cứu đời, đó là Đức bổn sư Ngô Lợi (1831-1890) và tôn giáo doông truyền dạy chính là Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa hay Đạo Hiếu - Nghĩa

Trang 32

Bối cảnh xã hội của sự xuất hiện Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa gần như lặp lạihoàn cảnh xuất hiện của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương Đó là dịch bệnh hoànhhành, thực dân Pháp đẩy mạnh bình định các tỉnh phía Nam, đời sống nhândân bế tắc điêu linh; đói khổ và sợ hãi bao trùm xã hội Trong điều kiện đóông Ngô Lợi vừa ra tay trị bệnh cứu người, vừa khuyên họ tu hành theo giáopháp của mình Từ năm 1867-1877, ông vừa đi truyền đạo khắp nơi trongvùng, vừa tổ chức xây dựng bốn làng, trại là An Định, An Hoà, An Thành, AnLập trong tư thế của một căn cứ kháng Pháp dưới chân núi Tượng Đi cùngbốn thôn là một hệ thống đình chùa quy mô theo lối "tiền đình hậu tự" như:đình - chùa Phi Lai, đình - chùa Tam Bửu, Châu Linh, Vạn Linh, v.v

Thực dân Pháp đã hơn mười lần đem quân vây ráp, tiến đánh vào khuvực này nhưng do hiểm trở về địa hình và giáp tuyến biên giới Việt - Miênnên ông Ngô Lợi và các cao tăng đều thoát an toàn

Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 24 quyển kinh khác nhau, hoặc do ông NgôLợi biên soạn, hoặc do các cao tăng của ông sau này ghi lại Tư tưởng chủyếu là:

Thứ nhất, xã hội hiện tại là xã hội điêu linh, cùng cực, tối tăm, đã cận

kề ngày chấm dứt; sự xuất hiện Hội Long Hoa và trong ngày đó Phật Di Lặc

sẽ cứu độ người hiền lương, tu hành và diệt trừ kẻ ác

Thứ hai, tôn chỉ tu hành vẫn là Tu Nhân - Học Phật và đặc biệt là thực

hiện Tứ Ân Người Hiếu Nghĩa quan niệm: con người sống phải đạt nhân,phải là "người Hiếu Nghĩa", phải Học Phật - nên "Nhân đạo bất tu Tiên đạoviễn hỉ" Ở đạo Hiếu Nghĩa "rường cột" của con đường tu chứng phải là thựchành Tứ Ân, mà thực hành Tứ Ân nghĩa là "Tu Nhân" Còn Học Phật là họcnhững điều Phật dạy, làm những điều Phật khuyên Muốn vậy còn phải biếtniệm danh hiệu Phật A-di-đà

Trang 33

Thứ ba, ngoài Tu Nhân - Học Phật, đạo Tứ Ân còn dạy cho môn đồ của

mình ấn khuyết, thần chú (mật tông) và luyện Linh - Khí - Thần theo phươngpháp của Đạo giáo

Thứ tư, người Hiếu Nghĩa có hệ thống chùa chiền khá quy mô và họ

thường tiến hành các nghi lễ tôn giáo tại các đình - chùa đó

Ngày nay đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa được duy trì mang tính hạn chế ở xã

Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang Và có khoảng 40.000 tín đồ với một sốbiến thái của nó ở Vũng Tàu, Trà Vinh và các huyện An Phú, Chợ Mới (AnGiang)

Trở lại với sự xuất hiện của đạo Hoà Hảo vào năm 1939 người ta lại thấythêm một lần nữa xã hội lại rơi vào khủng hoảng bế tắc cao độ, và hơn mộtlần nữa mảnh đất "huyền bí" này lại tiếp tục sản sinh ra một tôn giáo mớitrong dòng khuynh hướng các tôn giáo lạ ở Nam bộ

Sự xuất hiện của đạo Hoà Hảo còn do bởi sự góp mặt không nhỏ của đờisống tín ngưỡng dân gian Nam bộ Đó là tín ngưỡng, tập tục thờ cúng cácthần, các vị Tổ như: thờ ông Tổ nghề nghiệp, thờ Bà Mụ Sanh, Ông ĐộMạng hoặc tập tục thờ các loài vật, thờ Bà Chúa, thờ Quan Ông Đó cũng

là tín ngưỡng, tập tục, cúng lễ trong nông nghiệp như: lễ xuống mùa, lễ gieo

mạ, lễ lúa chửa, lễ cúng cơm mới, lễ mừng vụ thắng lợi Bên cạnh lễ là Hộidân gian như: Hội Đình, Hội Đại Kỳ Yên, Hội Hạ Điền, v.v Các lễ, các hội

ấy cùng với hệ thống đình, chùa, miếu, mạo với nhiều quy mô khác nhau, đôikhi là thờ lộ thiên đã tạo nên "các không gian tôn giáo" thật độc đáo Cáckhông gian đó, về sau người ta thấy nó trở thành "chất liệu" cho tư tưởng vàcho cả nghi lễ tôn giáo của người Hoà Hảo

Cùng với lễ, hội mang đậm màu sắc tín ngưỡng là nền văn hoá dân gian(thần thoại, truyền thuyết) mang tính chất tôn giáo (truyền thuyết con trâu,thần thoại mặt trăng ) cũng là thành tố tạo nên tư tưởng, giáo thuyết Hoà

Trang 34

Hảo Vì vậy, có thể nói rằng: Đạo Hoà Hảo là một "phức hợp" những hìnhthức tín ngưỡng dân gian trong vùng.

Sau cùng trong sự xuất hiện của đạo Hoà Hảo là đặc điểm tâm lý vàphong cách giao tiếp ứng xử của người Nam bộ Đó là những con ngườiphóng khoáng, cởi mở, chí tình trong quan hệ xã hội (đồng thời trong cảniềm tin tôn giáo) Đó cũng là tâm lý ứng xử hiếu thảo với cha mẹ và với tổtiên vốn có của người Việt Nam, nhưng ở đây nó thiết thực, sâu đậm và gắn

bó hơn nhiều nên nó trở thành "tinh thần cốt yếu" của những lưu dân xa quêhương Đó là tâm lý phản kháng rất "dữ dội" trước những bất công xã hội,những ràng buộc phong kiến "Trời xanh cây cứng lá dai, Gió lay mặc gióchiều ai ta chẳng chiều" nhưng lại rất phóng khoáng, điệu nghệ Tất cả đặcđiểm ấy đã tạo nên hình ảnh những con người với đặc tính không kỳ thị tôn giáohoặc thói ăn nết ở của người khác Người dựng 5, 7 bàn thờ không ghét kẻ chẳngphụng thờ ai Tuy không theo đạo, nhưng bên đạo bày lễ mình cũng tham gia

"Cầu zvui với anh em" Còn người "trong đạo" rất chung thủy và cũng bền vớiniềm tin tôn giáo của mình

Tóm lại, sự xuất hiện của đạo Hoà Hảo là do bởi sự tương tác giữa một

hoàn cảnh lịch sử đặc biệt với đời sống tinh thần đậm đặc tín ngưỡng dân giancủa những con người có tâm lý khá đặc thù đang bị rơi vào hoàn cảnh "đóicơm, khát đạo" Đến với Hoà Hảo, người dân ở đây như chạy trốn sự bế tắccủa cuộc sống hiện thực, như đi tìm một giấc mơ "phiêu bồng", "hư ảo" làmđiểm tựa cho mình

1.2.2 Vai trò của ông Huỳnh Phú Sổ trong việc hình thành đạo

Hoà Hảo

Từ hoàn cảnh chính trị xã hội trên đây, với vai trò của mình, ông HuỳnhPhú Sổ đã sáng lập nên một tôn giáo có tính đặc thù ở ĐBSCL này

Trang 35

Ông Huỳnh Phú Sổ, sinh ngày 1511920 tại làng Hoà Hảo Phú Tân

-An Giang, ông là con thứ tư của vợ chồng ông Hương Cả Bộ khá giả và danhgiá nhất trong vùng nên tục gọi là cậu Tư Sển Từ thưở nhỏ cậu Tư Sển đã tỏ

ra thông minh, sắc sảo khác thường Tuy nhiên đây lại là người sức khoẻkhông tốt, thể chất yếu ớt, bệnh hoạn nên đành phải bỏ dở sự học hành để cha

mẹ tìm thầy trị bệnh Ông bà Hương Cả lo lắng, đưa con chạy chữa nhiều nơi

mà không thuyên giảm, bèn gửi lên Thất Sơn cầu may hay thuốc, phúc chủ lộcthầy

Tại đây, ông Huỳnh Phú Sổ được một ông đạo vừa giỏi về đạo pháp, vừa

có tài châm cứu, tục gọi là ông Đạo Xom ra tay trị bệnh và dạy dỗ Ông đạoXom tên thật là Lê Hồng Nhật tu trên núi Trà Sư và Tà Lơn (Campuchia), đãvừa trị bệnh vừa truyền đạo pháp cho vị học trò của mình

Trong thời gian lưu lại ở đây, ông Huỳnh Phú Sổ chẳng những lành bệnh

mà còn học được nghề y học dân tộc, học được nhiều thuyết pháp, kinh kệcủa phái hệ Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương Đặc biệt là được tiếpkiến các bậc sĩ phu thuộc phái "Binh Gia Nghị" về đây ẩn náu dưới sắc áo tuhành [21] Qua họ, người thanh niên này biết đến Nguyễn Trung Trực, TrầnVăn Thành, nên càng "khẩu phục, tâm phục", càng quyết tâm học đạo chờthời Có thể nói rằng vùng Thất Sơn đã trở thành khu "đất thánh" đào tạonhững con người ôm mộng làm cách mạng bằng tu luyện, đạo pháp

Năm 1937, thầy chết, ông Huỳnh Phú Sổ xuống núi trở về quê khi nơiđây thiên tai và dịch bệnh đang hoành hành Nên ông vừa đem tài học thuốctrị bệnh cứu người, vừa tác động tâm lý họ bằng bùa chú, đạo pháp, và nhất

là vừa thuyết pháp đạo lý bằng lời lẽ văn chương cao siêu nên đã gây ngạcnhiên cho dân chúng ở trong vùng Lúc này ông Huỳnh Phú Sổ trong con mắtmọi người hoàn toàn đổi khác, cậu Tư Sển đau yếu thưở nào, nay bỗng dưng

Trang 36

siêu phàm khác lạ, bỗng dưng thành một đấng cứu thế, một "ông Phật" giữađời thường.

Với vị thế ấy, ông Huỳnh Phú Sổ đã tạo ra được sự kính trọng, khâmphục và thậm chí là tôn thờ đối với mọi người Hai năm sau, khi thấy "duyêncơ" đã chín, ông đứng ra thành lập tôn giáo lấy tên là đạo Hoà Hảo vào ngày18-5 năm Kỷ Mão (1939)

Từ đây một tôn giáo mới xuất hiện và bắt đầu một qúa trình tồn tại, pháttriển thăng trầm qua các giai đoạn khác nhau, ở nhiều vị thế khác nhau trongmỗi liên hệ với các nền chính trị và với cách mạng của dân tộc

1.2.3 Quá trình tồn tại và phát triển của đạo Hoà Hảo qua các giai đoạn lịch sử

Đối với đạo Hoà Hảo, do cách nghiên cứu mà người ta có thể chia quátrình tồn tại, phát triển của tôn giáo này thành nhiều giai đoạn khác nhau Ởđây, luận án chia sự tồn tại, phát triển của đạo Hoà Hảo thành 4 giai đoạn:1939-1947; 1947-1963; 1963-1975; 1975 đến nay Cơ sở sự phân chia ấylà: Từ giai đoạn hoàng kim đến sự cố Đốc Vàng, rồi đạo Hoà Hảo chuyểnsang thời kỳ biến dạng, bị quân sự hoá mạnh mẽ Từ xô xát với ta, tôn giáonày chuyển sang chống Diệm; rồi sau 1954 và bị Diệm đàn áp dã man chođến ngày được Thiệu công nhận về mặt pháp nhân Đây là giai đoạn đạoHoà Hảo có bộ máy giáo hội nhưng trong cái vẻ cường thịnh, sôi nổi củamình, là quá trình luôn bị chia rẽ phân tranh thành nhiều phe phái khácnhau trong thủ đoạn của Mỹ - Thiệu Đến sau 1975, sự tồn tại của tôn giáoHoà Hảo trở về nguyên thủy: tu tại gia, thờ cúng tại nhà như lời người sánglập

Giai đoạn thứ nhất (1939-1947)

Là giai đoạn xuất hiện tồn tại và phát triển khá nhanh của đạo HoàHảo Quá trình phát triển của sự đạo ở giai đoạn này gắn liền với tên tuổi

Trang 37

và hoạt động của giáo chủ Huỳnh Phú Sổ Một con người vốn là cậu TưSển ốm yếu thưở nào, nay bỗng hoá thành một hiện thân tái thế của đứcPhật thầy Tây An, một ông lang chuyên chữa bệnh cứu người, một nhân vậtsiêu phàm kể từ sau lễ "Linh thứu sơn trung Thọ mạng" 18-5 (Kỷ Mão)Trong một thời gian ngắn, vào 6 tháng cuối năm 1939, ông đã cho ra bốnquyển kinh (Sấm giảng)

Sang năm 1940, ông Huỳnh bị Pháp "câu lưu" ra khỏi nơi truyền đạo,buộc phải đến an cư tại Châu Đốc, Sa Đéc, Bạc Liêu, dưới sự theo dõi sátsao của mật thám Khi ông ra đi, hàng vạn người thọ ơn ông trị bệnh và cóniềm tin bàng bạc theo lời giáo huấn của ông mới thấy sự thiếu vắng, thậmchí là sự mất mát, họ bắt đầu liên kết lại với nhau đấu tranh đòi Pháp phảithả ông ra và họ đã chiến thắng Sau khi được thả, ông đã đến Cần Thơtruyền đạo và trị bệnh cho mọi người, dân chúng vùng này tin và gia nhậptheo tôn giáo của ông rất đông Cuộc đấu tranh bảo vệ Huỳnh Phú Sổ giữatín đồ với Pháp vẫn đang tiếp tục thì Nhật nhảy vào làm cho sự tranh giành

"ông này" giữa Nhật và Pháp diễn ra trong suốt hai năm 1940-1942, và vaitrò của ông càng được đề cao, sự tôn vinh ông trong lòng tín đồ càng toảsáng, sự liên kết giữa các tín đồ càng bền chặt [90, 34] Năm 1941, ôngHuỳnh Phú Sổ tiếp tục cho ra quyển sấm giảng giáo lý thứ năm Đến năm

1945, ông lại cho ra quyển giáo lý sau cùng về "cách ăn ở tu hiền của bổnđạo", đề cập toàn diện pháp tu tại gia của tín đồ Hoà Hảo, về sau được gọi

là "Tôn chỉ hành đạo" Đây cũng là cuốn duy nhất viết bằng văn xuôi Cũngtrong thời gian trên, ông Huỳnh Phú Sổ đã hai lần trở về miền Tây truyềnđạo, ông vừa thuyết pháp vừa tìm cách củng cố tổ chức tôn giáo của mình.Chỉ tính riêng năm 1945, ông Huỳnh Phú Sổ đã đi khoảng 107 địa điểmkhác nhau ở các tỉnh miền Tây để tiến hành hàng nghìn giờ diễn thuyếttrước hàng chục nghìn lượt người để khuyến nông, để kêu gọi ủng hộ nạn

Trang 38

đói ở miền Bắc, kêu gọi chống ngoại xâm và khuyếch trương tinh thần yêunước "Con người đó (tức Huỳnh Phú Sổ) thật kỳ dị Mỗi ngày đi xe hơimấy trăm cây số, diễn thuyết hai, ba nơi, mỗi nơi nói thao thao bất tuyệttrong hai, ba giờ giữa trời trước một đám đông nông dân hàng nghìn người,

ai nấy im phăng phắc như nuốt từng lời một, có kẻ khóc sướt mướt nữa Cólần đương diễn thuyết thì trời đổ mưa, thầy Tư Huỳnh Phú Sổ vẫn nói màdân chúng vẫn đứng nghe dưới trời mưa Lần nào diễn thuyết xong rồicũng lên xe đi chỗ khác liền, không thấy mệt nhọc, vẫn ung dung làm thơ, mà

ăn rất ít toàn đồ chay Sinh lực sao dồi dào thế" [38, 238] Đây là giai đoạnphát triển mạnh mẽ nhất của đạo Hoà Hảo Giáo lý phát triển tới đỉnh cao,nghi lễ tôn giáo được thịnh hành, số lượng tín đồ phát triển lên đến 2,1 triệungười [91, 50]

Nguyên nhân của sự phát triển mạnh mẽ này chính là điểm gặp nhaugiữa vai trò của ông Huỳnh Phú Sổ với nhu cầu tín ngưỡng của quần chúngtín đồ Do vậy, mà đức tin của họ khá bền vững, từ đức tin ấy hình thành mộtkhối tín đồ liên kết chặt với nhau, các quy định, nghi lễ, luật lệ chỉ trong vòng

2 năm (1945-1947) đã đi vào nền nếp, được tự giác thực hiện, mặc dầu bộmáy hành chính đạo mới tồn tại thông qua các ban trị sự lâm thời rất nhỏ bé [90,35]

Giai đoạn thứ hai: (1947-1963)

Đây là giai đoạn "đen tối" nhất của đạo Hoà Hảo, nó được đánh dấu sau

"sự biến Đốc Vàng"(*) Không còn giáo chủ, bộ máy manh nha tan rã và thayvào đó một thời kỳ biến đổi, thời kỳ lực lượng quân sự giáo phái Hoà Hảotăng nhanh và bị Pháp kích động nên đã nhận vũ khí của Pháp, điên cuồng tấncông tiêu diệt cách mạng để thực hiện cái gọi là "tử vì đạo", "trả thù cho ĐứcThầy" Suốt trên 1000 ngày, trong viễn cảnh "nồi da xáo thịt", lực lượng vũ((*) Sự kiện Đốc V ng: Nghi án v àng: Nghi án v ề sự qua đời của giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, cớ để lực lượng giáo phái n y àng: Nghi án v đánh v o cách m àng: Nghi án v ạng năm 1946-1947.

Trang 39

trang Hoà Hảo đã tiến hành càn quét, giết hại đồng bào, phá hoại các cơ sởcách mạng của ta; tổ chức các trận đánh truy tìm và tiêu diệt lực lượng vũtrang của ta; bắt bớ, tra tấn, giết hại nhiều cán bộ, chiến sĩ của ta gây tổn thấtlớn cho cách mạng Trong thời gian này, Hoà Hảo với tư cách là một giáophái mờ nhạt trước hình ảnh của một đảng phái quân sự, có tính bè đảng vàkhủng bố, gây kinh hoàng cho dân chúng trong vùng Quan hệ giữa đạo HoàHảo và cách mạng xấu đi nghiêm trọng chưa từng thấy.

Sang những năm năm mươi, tình hình dịu bớt đi Các đơn vị của ta chủđộng tránh không để phải nổ súng với lực lượng Hoà Hảo và đi liền với chínhsách tuyên truyền, giải thích để quần chúng tín đồ hiểu thiện chí của cáchmạng nên nhiều đồng bào Hoà Hảo đã ra vùng giải phóng làm ăn Binh línhHoà Hảo đã không bắn giết ta như trước nữa Trong hai năm 1952-1953, tỉnhLong Châu Sa đã cấp cho dân (đa số là tín đồ) 6757,76 ha đất/48.661 nhânkhẩu Sự kiện này có tác động rất lớn đến tâm tư, tình cảm của các tín đồ đốivới chính quyền cách mạng, số binh lính Hoà Hảo cũng đã từng bước thay đổicách suy nghĩ khi chính gia đình họ đang được hưởng chính sách của chínhquyền cách mạng Một số cơ sở cách mạng của ta được gây dựng lại Batháng đầu năm 1954, đã có 1386 binh lính đào ngũ, tự tan rã 5 đại đội quân sự

và 53 đại đội bảo an; có 70 tề trị sự tự giải tán về quê sinh sống, một số chạysang phía cách mạng Long Châu Hà cũng có 500 binh sĩ Hoà Hảo chạy sangphía cách mạng hoặc vào vùng giải phóng [17, 33]

Sau Hiệp định Giơnevơ, từ 1955-1958, Diệm tiến hành các chiến dịchlớn, tiến đánh và tiêu diệt lực lượng vũ trang Hoà Hảo Lực lượng này đa số

bị tan rã, bị tiêu diệt hoặc gia nhập vào quân đội Diệm Các tướng lĩnh HoàHảo bị tiêu diệt, bị dụ hàng và bị giết Trong cuộc thanh sát ấy, quân độiDiệm cũng đã xúc phạm nặng đến tôn giáo và giáo dân Hàng chục nghìn tín

đồ vô tội cũng bị bắt, bị giam cầm và giết hại Các biểu tượng tôn giáo bị chà

Trang 40

đạp, thoá mạ và lăng nhục Diệm muốn tiêu diệt đạo Hoà Hảo Hành vi đó củaDiệm khiến cho quần chúng tín đồ và một số binh sĩ Hoà Hảo ngả hẳn về phíacách mạng Đây cũng là lúc thuận lợi nhất, nhiều chiến sĩ ta cài vào lực lượng HoàHảo đã vận động được rất đông binh sĩ phản chiến trở về với cách mạng Trong số

đó, ta thành lập được một tiểu đoàn tham gia chiến đấu tại Tháp Mười

Năm 1961, Mặt trận Dân tộc giải phóng tỉnh An Giang được thành lập

và bà Huỳnh Thị Từ Tâm (mẹ của Ba Cụt) được cử làm Phó Chủ tịch Đây làgiai đoạn phong trào cách mạng trong khối Hoà Hảo phát triển mạnh mẽ nhất:

"Từ năm 1960-1964, quần chúng tín đồ cho con em đi đầu quân tham giacách mạng trên 100 thanh niên Chỉ một thời gian ngắn phong trào cách mạng

ở vùng đồng bào Hoà Hảo phát triển mạnh Nhiều thanh niên xung phong vào

bộ đội Hầu hết các tín đồ đã tham gia các tổ chức quần chúng như: Hội Nôngdân, hội Thanh niên, hội Phụ nữ, hội Phụ lão và một số đã đứng vào hàngngũ của Đảng, xã nào cũng có đảng viên là tín đồ Hoà Hảo Ở nhiều nơi, đảngviên là tín đồ Hoà Hảo chiếm 2/3 hoặc 100% số đảng viên của chi bộ Nhiềungười đã trở thành cán bộ lãnh đạo cấp xã" [17, 66] Lúc này đồng bào HoàHảo rất phấn khởi, họ tích cực tham gia phong trào đấu tranh diệt ác, phá kìm,phá ấp chiến lược Đã có 276 ấp chiến lược bị phá vỡ

Năm 1965, chính quyền Nguỵ Sài Gòn bất ngờ thay đổi thủ đoạn, Thiệu

đã ký sắc lệnh thừa nhận Hoà Hảo và bổ nhiệm hàng loạt các chức vụ từ tỉnhtrưởng, quận trưởng, xã trưởng là tín đồ Hoà Hảo Năm 1966, Nguyễn Văn

Ngày đăng: 15/12/2016, 09:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Ngô Phương Bá, Hồ Chí Minh và vấn đề tôn giáo - "Hồ Chí Minh và vấn đề tôn giáo", GS Đặng Nghiêm Vạn chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh vàvấn đề tôn giáo
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoahọc xã hội
[2]. Báo cáo công tác Hoà Hảo vận tỉnh An Giang, 1974; Lưu trữ Ban Tuyên giáo An Giang, số 133/TU74 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo công tác Hoà Hảo vận tỉnh An Giang
[3]. Báo cáo tóm tắt sự ra đời và quá trình hoạt động của Phật giáo Hoà Hảo từ 1939 đến 1995 và đề xuất đối sách. Tổ đặc phái viên I, tháng 12/1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tóm tắt sự ra đời và quá trình hoạt động của Phật giáo HoàHảo từ 1939 đến 1995 và đề xuất đối sách
[4]. Báo cáo tổng kết công tác thực hiện NQ 24 của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ tỉnh An Giang, ngày 20/6/1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tác thực hiện NQ 24 của Bộ Chính trị
[5]. Báo cáo những số liệu về tôn giáo. Ban Dân vận Tỉnh ủy An Giang, ngày 2/4/1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo những số liệu về tôn giáo
[6]. Báo cáo chuyên đề về tình hình tôn giáo hiện nay ở Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ, ngày 14/9/1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chuyên đề về tình hình tôn giáo hiện nay ở Việt Nam
[7]. Biên niên sự kiện giáo phái Hoà Hảo. Tài liệu mật của Phòng Phản gián Công an An Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biên niên sự kiện giáo phái Hoà Hảo
[8]. Chỉ thị về việc thực hiện NQ 24 của BCT về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, Thường vụ Tỉnh ủy An Giang, số 15/CT-TU, ngày 12/4/1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị về việc thực hiện NQ 24 của BCT về tăng cường công tác tôngiáo trong tình hình mới
[9]. Huỳnh Hữu Chiến: "Hoạt động lợi dụng PGHH của địch chống lại chính quyền nhân dân trên địa bàn tỉnh An Giang từ 1975 -1990", Luận văn Đại học, Trường Đại học An ninh, năm 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động lợi dụng PGHH của địch chống lạichính quyền nhân dân trên địa bàn tỉnh An Giang từ 1975 -1990
[10]. Chủ nghĩa, Ban Hoằng pháp, Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo, 1963 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa, Ban Hoằng pháp
[11]. Chuyên đề về đạo Hoà Hảo, Ban chỉ huy phản gián, M.S. 89/75/BCPA11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề về đạo Hoà Hảo
[12]. Con đường hạnh phúc, con đường suy vong, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1953 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường hạnh phúc, con đường suy vong
Nhà XB: Nhà xuất bản Sự thật
[13]. Công tác tảo thanh chống lợi dụng Hoà Hảo, Ban chỉ huy Phản gián.MS: 85.PA11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác tảo thanh chống lợi dụng Hoà Hảo
[14]. Phạm Như Cương: "Mác-Ăngghen-Lênin bàn về tôn giáo"; Những vấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mác-Ăngghen-Lênin bàn về tôn giáo
[15]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, số 24/NQ/TW, Hà Nội, 16/10/1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết của Bộ Chính trị về tăng cườngcông tác tôn giáo trong tình hình mới
[16]. Trần Bá Đệ: "Lịch sử Việt Nam 1936-1945", Đại học Sư phạm Hà Nội, xuất bản 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam 1936-1945
[17]. Bùi Thị Thu Hà: "Đảng bộ An Giang vận động tín đồ Hoà Hảo tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước", Luận án Thạc sỹ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng bộ An Giang vận động tín đồ Hoà Hảo thamgia kháng chiến chống Mỹ cứu nước
[18]. Nguyễn Thạc Hân: "Tìm hiểu tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh", Tạp chí CTTTVH, tháng 4/1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ ChíMinh
[19]. Nguyễn Hùng Hậu: "Góp phần tìm hiểu quan điểm của Mác: Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân", Tạp chí Triết học số 3/1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần tìm hiểu quan điểm của Mác: Tôn giáolà thuốc phiện của nhân dân
[20]. Nguyễn Hùng Hậu: "Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Phật giáo Trần Thái Tông", Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Phật giáoTrần Thái Tông
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w