1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kHOA LUAN nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước

53 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 268 KB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tài Thứ nhất, gia đình là một hình thức cộng đồng người đã có từ rất lâu trong lịch sử. Quá trình hình thành, sự biến đổi và phát triển của các hình thức gia đình vì thế đã trở thành vấn đề khoa học được nghiên cứu xuyên suốt trong lịch sử từ trước đến nay. Nói đến những công trình nghiên cứu về gia đình, không thể không nhắc tới Ph.Ăngghen với tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” được xuất bản vào khoảng tháng 101884 tại Duyrích (Thụy Sĩ). Tác phẩm đã trở thành một công trình khảo cứu hoàn chỉnh về các hình thức gia đình trong lịch sử, sự biến đổi của gia đình và dự báo về những thay đổi của các hình thức gia đình trong tương lai. Công trình nghiên cứu của Ph.Ăngghen đã phân tích những tác động của lịch sử xã hội đối với sự thay đổi của các hình thức gia đình. Chính vì vậy, tác phẩm ấy không chỉ dừng lại ở một công trình nghiên cứu khoa học đơn thuần và đã trở thành cuốn sách thích hợp với mọi thời đại, mọi quốc gia, mọi dân tộc. Do đó, việc tìm hiểu, phân tích và đánh giá những tư tưởng của Ph.Ăngghen về gia đình trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” để thấu hiểu những vấn đề lý luận về gia đình và vận dụng vào quá trình xây dựng gia đình là điều rất cần thiết. Thứ hai, việc xây dựng, bảo vệ và duy trì hạnh phúc, sự tiến bộ gia đình là một trong những vấn đề xã hội đang rất được quan tâm. Ở Việt Nam, dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, dưới ánh sáng nhân văn và hơi thở của thời đại, gia đình ngày càng tiến bộ và phồn thịnh hơn. Nền kinh tế thị trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi thành viên trong gia đình có điều kiện tốt hơn để chăm lo cho “tổ ấm” của mình. Nhưng bên cạnh đó, kinh tế thị trường với những mặt trái của nó đã có những ảnh hưởng tiêu cực đối với gia đình Việt Nam, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến lối sống, đạo đức… khiến những nền nếp truyền thống trong gia đình Việt Nam có nguy cơ bị phá vỡ. Chính vì vậy, việc xây dựng gia đình văn hóa dưới tác động của kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết. Gia đình văn hóa mới là mẫu gia đình vừa duy trì những nét đẹp của gia đình truyền thống vừa thích ứng với những yêu cầu của thời đại. Tuy nhiên, xây dựng gia đình văn hóa mới là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp đồng bộ từ nhiều phía như Nhà nước, chính quyền… và đặc biệt là từ chính những thành viên trong gia đình. Thứ ba, việc xây dựng gia đình văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay đòi hỏi phải vận dụng rất nhiều kinh nghiệm lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, cần phải chọn lọc những quan điểm, những tư tưởng đúng đắn để định hướng cho cả một quá trình. Những quan điểm đó đã được tìm thấy rất nhiều trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” Ph.Ăngghen. Chính vì vậy, việc vận dụng quan điểm về gia đình của Ph.Ăngghen trong tác phẩm là rất cần thiết đối với quá trình xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay. Xuất phát từ việc nhận thức sâu sắc những yêu cầu trên, đề tài Vấn đề gia đình trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” (Ph.Ăngghen) và ý nghĩa đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay đã được triển khai thực hiện. Tuy nhiên, với quy mô của một khóa luận tốt nghiệp, trong điều kiện nguồn tài liệu chuyên sâu chưa thực sự phong phú cũng như khả năng của bản thân còn một số hạn chế, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì vậy, em kính mong nhận được ý kiến đóng góp, phê bình của các thầy (cô) giáo trong Hội đồng phản biện để đề tài được hoàn thiện hơn. 2. Tình hình nghiên cứu Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về vấn đề gia đình và xây dựng gia đình văn hóa mới ở Việt Nam như sau: Tác giả Nguyễn Thị Hồng Nga trong cuốn giáo trình Gia đình học (Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, 2009) đã đưa ra khái niệm và nghiên cứu về gia đình học. Đồng thời, cuốn sách trình bày về mối quan hệ của gia đình học với các khoa học khác, lịch sử hình thành gia đình, mô hình, chức năng và vai trò gia đình, quá trình phát triển của đời sống gia đình cũng như quan hệ của gia

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thứ nhất, gia đình là một hình thức cộng đồng người đã có từ rất lâu

trong lịch sử Quá trình hình thành, sự biến đổi và phát triển của các hình thứcgia đình vì thế đã trở thành vấn đề khoa học được nghiên cứu xuyên suốttrong lịch sử từ trước đến nay Nói đến những công trình nghiên cứu về gia

đình, không thể không nhắc tới Ph.Ăngghen với tác phẩm “Nguồn gốc của

gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” được xuất bản vào khoảng

tháng 10/1884 tại Duyrích (Thụy Sĩ) Tác phẩm đã trở thành một công trìnhkhảo cứu hoàn chỉnh về các hình thức gia đình trong lịch sử, sự biến đổi củagia đình và dự báo về những thay đổi của các hình thức gia đình trong tươnglai Công trình nghiên cứu của Ph.Ăngghen đã phân tích những tác động củalịch sử xã hội đối với sự thay đổi của các hình thức gia đình Chính vì vậy, tácphẩm ấy không chỉ dừng lại ở một công trình nghiên cứu khoa học đơn thuần

và đã trở thành cuốn sách thích hợp với mọi thời đại, mọi quốc gia, mọi dântộc Do đó, việc tìm hiểu, phân tích và đánh giá những tư tưởng của

Ph.Ăngghen về gia đình trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ

tư hữu và của Nhà nước” để thấu hiểu những vấn đề lý luận về gia đình và

vận dụng vào quá trình xây dựng gia đình là điều rất cần thiết

Thứ hai, việc xây dựng, bảo vệ và duy trì hạnh phúc, sự tiến bộ gia

đình là một trong những vấn đề xã hội đang rất được quan tâm Ở Việt Nam,dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, dưới ánh sáng nhân văn và hơithở của thời đại, gia đình ngày càng tiến bộ và phồn thịnh hơn Nền kinh tế thịtrường đã tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi thành viên trong gia đình có điềukiện tốt hơn để chăm lo cho “tổ ấm” của mình Nhưng bên cạnh đó, kinh tế thịtrường với những mặt trái của nó đã có những ảnh hưởng tiêu cực đối với giađình Việt Nam, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến lối sống, đạo đức… khiếnnhững nền nếp truyền thống trong gia đình Việt Nam có nguy cơ bị phá vỡ.Chính vì vậy, việc xây dựng gia đình văn hóa dưới tác động của kinh tế thịtrường ở Việt Nam hiện nay là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng

và cần thiết Gia đình văn hóa mới là mẫu gia đình vừa duy trì những nét đẹp

Trang 2

của gia đình truyền thống vừa thích ứng với những yêu cầu của thời đại Tuynhiên, xây dựng gia đình văn hóa mới là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòihỏi sự kết hợp đồng bộ từ nhiều phía như Nhà nước, chính quyền… và đặcbiệt là từ chính những thành viên trong gia đình.

Thứ ba, việc xây dựng gia đình văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay đòi

hỏi phải vận dụng rất nhiều kinh nghiệm lý luận và thực tiễn Về mặt lý luận,cần phải chọn lọc những quan điểm, những tư tưởng đúng đắn để định hướngcho cả một quá trình Những quan điểm đó đã được tìm thấy rất nhiều trong

tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước”

Ph.Ăngghen Chính vì vậy, việc vận dụng quan điểm về gia đình củaPh.Ăngghen trong tác phẩm là rất cần thiết đối với quá trình xây dựng giađình ở Việt Nam hiện nay

Xuất phát từ việc nhận thức sâu sắc những yêu cầu trên, đề tài Vấn đềgia đình trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và củaNhà nước” (Ph.Ăngghen) và ý nghĩa đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ởViệt Nam hiện nay đã được triển khai thực hiện Tuy nhiên, với quy mô củamột khóa luận tốt nghiệp, trong điều kiện nguồn tài liệu chuyên sâu chưa thực

sự phong phú cũng như khả năng của bản thân còn một số hạn chế, đề tàikhông thể tránh khỏi những thiếu sót Chính vì vậy, em kính mong nhận được

ý kiến đóng góp, phê bình của các thầy (cô) giáo trong Hội đồng phản biện để

đề tài được hoàn thiện hơn

2 Tình hình nghiên cứu

Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về vấn đề gia đình và xâydựng gia đình văn hóa mới ở Việt Nam như sau:

Tác giả Nguyễn Thị Hồng Nga trong cuốn giáo trình Gia đình học (Nhà

xuất bản Lao động – Xã hội, 2009) đã đưa ra khái niệm và nghiên cứu về giađình học Đồng thời, cuốn sách trình bày về mối quan hệ của gia đình học vớicác khoa học khác, lịch sử hình thành gia đình, mô hình, chức năng và vai trògia đình, quá trình phát triển của đời sống gia đình cũng như quan hệ của gia

Trang 3

đình đối với các thiết chế xã hội và xu hướng phát triển gia đình Việt Namtrong xã hội hiện đại.

Cuốn sách Xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới của tác

giả Trần Hữu Tòng (chủ biên), Trương Thìn (Nhà xuất bản Chính trị quốcgia, 1997) đã phản ánh thực tiễn những vấn đề về gia đình đang được xã hộiquan tâm và tập trung làm rõ một số vấn đề cơ bản về văn hoá gia đình và giađình văn hoá, nêu một số bài học kinh nghiệm và định hướng cho công tácxây dựng gia đình văn hoá Việt Nam

Bàn về vấn đề xây dựng gia đình văn hóa tại các tỉnh, thành trong cảnước, các tác giả Ngô Quang Hưng, Phạm Phúc Duyên, Đặng Khắc Lợi trong

cuốn Hỏi - đáp về xây dựng gia đình văn hoá ở làng, bản, buôn (Nhà xuất bản

Văn hóa dân tộc, 1996) đã giải đáp những câu hỏi về công tác xây dựng giađình văn hoá tại các làng, bản, buôn như phong trào xây dựng gia đình văn hoá,công tác triển khai, vận động thực hiện phong trào, tiêu chuẩn khen thưởng

Đi sâu vào việc phân tích những nội dung của quá trình xây dựng giađình văn hóa mới ở Việt Nam, cuốn sách Thực trạng và thách thức đối với giađình Việt Nam.Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005 -

2010 Chính sách của Đảng đối với công tác dân số, gia đình Việt Nam do VõAnh Dũng, Đinh Văn Quảng, Ngô Thị Ngọc Anh biên soạn (ban hành tại Ủyban Dân số, gia đình và trẻ em; 2006) đã trình bày các vấn dề liên quan đênhực trạng và thách thức đối với việc xây dựng gia đình Việt Nam, chiến lượcxây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 và những chính sách củaĐảng đối với công tác dân số, gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010

Đưa ra quan điểm về việc xây dựng gia đình văn hóa trong điều kiệnđất nước đang hòa chung vào bối cảnh toàn cầu hóa, tác giả Bùi Thanh Hà

trong bài viết Xây dựng gia đình văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa (Tạp

chí Giáo dục Lý luận, số 7, tr 25-28, 2005) đã khái quát những đặc trưng củabối cảnh toàn cầu hóa và tác động của nó đối với gia đình Việt Nam hiện nay.Đồng thời, đưa ra những đánh giá về thực trạng gia đình Việt Nam dưới ảnhhưởng của toàn cầu hóa để đưa ra những giải pháp nhằm thực hiện việc xâydựng gia đình văn hóa hiệu quả hơn

Trang 4

Tác giả Nguyễn Văn Kiêu trong cuốn Bàn về xây dựng gia đình xã hội

chủ nghĩa (Nhà xuất bản Sự thật, 1983) nhần mạnh vai trò của gia đình trong

xã hội và sự cần thiết phải xây dựng gia đình kiểu mới trong giai đoạn Cáchmạng hiện nay ở Việt Nam Trên cơ sở đó đưa ra nội dung và những biệnpháp cơ bản để xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩa

Được trình bày dưới dạng hỏi – đáp, cuốn sách Hỏi đáp về chính sách

dân số và xây dựng gia đình Việt Nam do tác giả Thanh Ngọc biên soạn (Nhà

xuất bản Lao động, 2010) đã diễn giải một cách ngắn gọn, tổng quan và dễhiểu một số vấn đề liên quan đến chính sách dân số và xây dựng gia đình ViệtNam như kết hôn, quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con, cấp dưỡng, lihôn, để cung cấp cho người đọc những cơ sở pháp lý và hiểu biết về nhữngvấn đề căn bản liên quan đến việc xây dựng gia đình

Cùng một hướng khai thác, tác giả Trần Hữu Tòng, Trương Thìn trong

cuốn Xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới (Nhà xuất bản

Chính trị quốc gia) đã biên soạn, tập hợp những bài viết của nhiều tác giảđánh giá về thực trạng gia đình Việt Nam, những thành tựu và hạn chế trongquá trình xây dựng gia đình Việt Nam thời gian gần đây Đồng thời, đưa ranhững giải pháp trên tầm vĩ mô cũng như những giải pháp cụ thể, tương ứngvới điều kiện của từng vùng, từng địa phương trên cả nước để công tác xâydựng gia đình văn hóa tại Việt Nam ngày càng tiến bộ hơn

Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về gia đình Tuy nhiên,nghiên cứu để tìm ra giải pháp xây dựng gia đình văn hóa mới dưới tác độngcủa nền kinh tế thị trường trên cơ sở áp dụng những quan điểm của

Ph.Ăngghen trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và

của Nhà nước” còn khá khiêm tốn Đề tài này mong muốn góp một phần nhỏ

vào việc giải quyết vấn đề nêu trên

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nêu lên những quan điểm của Ph.Ăngghen về gia đình trong tác phẩm

“Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước”.

Trang 5

Vận dụng những quan điểm đó đối với việc xây dựng gia đình văn hóa

ở Việt Nam hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trình bày, phân tích những quan điểm của Ph.Ăngghen về gia đình trong

tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước”.

Khảo sát và đánh giá thực trạng gia đình Việt Nam dưới tác động củanền kinh tế thị trường hiện nay

Đưa ra những giải pháp nhằm xây dựng và phát triển gia đình ViệtNam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay

3.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháo luận của CNDVBC, CNDVLS

Một số phương pháp xã hội học: phân tích tài liệu, khảo sát số liệu…

3.4 Đóng góp của đề tài

Đề tài đưa ra đánh giá chân thực về những mặt tích cực và tiêu cực củagia đình Việt Nam hiện này, vận dụng những vấn đề lý luận về gia đình được

Ph.Ăngghen trình bày trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ

tư hữu và của Nhà nước” để xây dựng gia đình văn hóa trong điều kiện kinh

tế thị trường trên cơ sở gắn liền lý luận với thực tiễn

Trang 6

NỘI DUNGCHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG TÁC PHẨM “NGUỒN GỐC CỦA GIA ĐÌNH, CỦA CHẾ ĐỘ TƯ HỮU VÀ CỦA NHÀ NƯỚC”

(PH.ĂNGGHEN) 1.1 Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa tác phẩm

những di cảo của Mác, Ph.Ăngghen đã tìm thấy bút ký của Mác về “Xá hội

cổ đại” – một tác phẩm của nhà nhân chủng học Mỹ L.Morgan.

Khi đọc xong tác phẩm này, Mac nhận thấy quan điểm của Morgantrùng với quan điểm của ông về hình thái xã hội đầu tiên của loài người là xãhội nguyên thủy Ông dự định đưa ra một tác phẩm tổng kết kết quả nghiêncứu của Morgan, đồng thời trình bày quan điểm duy vật về lịch sử của Mac vềgiai đoạn tiền sử của văn minh nhân loại (xã hội nguyên thủy) Tuy nhiên, dựđịnh đó của Mac chưa thực hiện được vì năm 1883 Người mất

Khi đọc bút ký của Mac, Ăngghen nhận thấy “Xã hội cổ đại”

(L.Morgan) đã xác minh quan điểm duy vậy về lịch sử mà cả Mac vàĂngghen đã phát hiện được 40 năm Ăngghen thấy cần phải viết một tácphẩm riêng của Mac và Ăngghen để hoàn thiện quan điểm duy vật về lịch sửcủa mình Việc viết tác phẩm phải đi trên cơ sở những tài liệu ông tìm được

trong “Xã hội cổ đại” (L.Morgan).

Mục đích của Ăngghen khi viết tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình,

của chế độ tư hữu và của Nhà nước” là nhằm vạch trần những quan điểm sai

Trang 7

trái lúc bấy giờ của giai cấp tư sản về gia đình Qua đó, ông đi đến luận giảimột cách khoa học những vấn đề về gia đình như: gia đình ra đời từ đâu? sựvận động, biến đổi và phát triển của gia đình như thế nào? Vì lúc này, giai cấp

tư sản cho rằng gia đình phụ quyền tồn tại từ trước đến nay cũng đồng nhấtvới gia đình tư sản Quan điểm đó cho thấy họ không nhìn thấy được sự pháttriển, sự tiến hóa của gia đình trong lịch sử của mình Đồng thời, giai cấp tưsản còn cho rằng gia đình tư sản là gia đình kiểu mẫu, quá lý tưởng Tuynhiên, thực tế khi đó cho thấy, gia đình tư sản chưa đạt được trình độ pháttriển đó, mà sau gia đình tư sản, gia đình vẫn tiếp tục phát triển cho tới khi xãhội không còn giai cấp thì gia đình mới đạt tới hoàn thiện

Bên cạnh đó, trong tác phẩm, Ăngghen còn bác bỏ quan điểm của một

số nhà tư tưởng thời kỳ này về vấn đề chế độ tư hữu và Nhà nước Trên cơ sởphê phán những quan điểm đó, ông đã đưa ra luận giải một cách khoa học,đúng đắn, xác thực về sự xuất hiện của chế độ tư hữu và xã hội có giai cấp,Nhà nước Ông đã đứng trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứngtrong luận giải, xem xét những vấn đề của lịch sử xã hội Đồng thời, ông còn

dựa trên những tài liệu mà Morgan nghiên cứu trong tác phẩm “Xã hội cổ

đại” cùng với những công trình nghiên cứu của mình để viết nên tác phẩm

“Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước”.

Ăngghen viết tác phẩm này còn với mục đích là tiếp tục phát triểnnhững tư tưởng thiên tài của Mac về giai cấp, đấu tranh giai cấp và về Nhànước, khẳng định và bảo vệ quan điểm duy vật về lịch sử của Mac và bảnthân ông Đồng thời, xác định quan điểm duy vật tự phát của Morgan, phêphán những quan điểm sai lầm của những nhà sử học và kinh tế học ở châu

Âu khi đó

Tác phẩm được xuất bản lần thứ nhất vào khoảng thoáng 10/1884 tạiDuyrích (Thụy Sĩ) bằng tiếng Đức Sở dĩ tác phẩm này không thể ra mắt tạiĐức bởi trong nội dung của nó đã phê phán mạnh mẽ xã hội tư sản hiện đại vàđưa ra kết luận về sự diệt vong không tránh khỏi của nó Trong khi, tại Đứcgiai đoạn này, những điều luật đặc biệt chống những người xã hội chủ nghĩa

Trang 8

đang có hiệu lực Thời gian đầu, nhà cầm quyền Đức gấy trở ngại cho việcphát hành cuốn sách, nhưng về sau những khó khăn đó được khắc phục vàvào những năm 1886-1889, sách đã được xuất bản tại Stut-gat (Đức).

Từ lần xuất bản đầu tiên vào tháng 10/1884 đến 1891, có rất nhiều côngtrình nghiên cứu về sự phát triển gia đình, đáng chú ý là những tác phẩm của

Bắccôphen, của Máclennan và đặc biệt là tác phẩm “Khái luận về gia đình,

về sự phát triển gia đình và của cải” của nhà sử học và xã hội học người Nga

M.M.Côvalépxki Ăngghen thấy cần phải tổng kết những thành tựu khoa học

đó để chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện hơn nữa tác phẩm của ông Trong tácphẩm, vấn đề gia đình được bổ sung, viết hoàn thiện, khoa học nhất và logicnhất, được Ăngghen trình bày trọn vẹn trong chương II

1.1.2 Ý nghĩa tác phẩm

Tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà

nước” (Ph.Ăngghen) là một trong những tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa

Mác, ra đời vào thời kỳ chủ nghĩa tư bản đang phát triển ở trình độ cao và đangchuyển mạnh sang giai đoạn chủ nghĩa Đế quốc, đồng thời cũng là thời kỳ giaicấp vô sản tập trung lực lượng để chuẩn bị cho những cuộc cách mạng mới

Bởi vậy, việc Ăngghen quyết định viết tác phẩm giống như thực hiệnmột di chúc, tiếp tục phát triển tư tưởng thiện tài của C.Mac – quan điểm duyvật về lịch sử Theo đó, ông đã luận giải một cách khoa học về hình thái kinh

tế xã hội đầu tiên trong lịch sử cũng như quá trình hình thành và phát triểncủa xã hội nói chung và những tổ chức chính trị xã hội nói riêng

Đồng thời, Ăngghen đã trình bày một cách có hệ thống, chính xác vàkhoa học về những hình thức gia đình trong lịch sử, nguồn gốc ra đời và sựphát triển của các hình thức gia đình

Bên cạnh đó, ông còn nêu lên nguồn gốc, đặc trưng, bản chất giai cấpcủa Nhà nước cùng với sự thủ tiêu chế độ tư hữu, vạch ra những đường nét

cơ bản của các tiền đề kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa Chính vì vậy

“Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” ra đời được

Trang 9

coi là tác phẩm kiểu mẫu, sách giáo khoa của chủ nghĩa Mác về quan điểmduy vật lịch sử.

Tác phảm còn góp phần to lớn vào việc giáo dục và trang bị cho giaicấp công nhân trên toàn thế giới vũ khí tư tưởng sắc bén trong cuộc đấu tranhchống lại hệ tư tưởng tư sản và các trào lưu phi mácxít khác, hướng giai cấpcông nhân đoàn kết lại trong một khối thống nhất, có tổ chức, đấu tranh vìmột xã hội tương lai – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa

1.2 Gia đình và sự tiến hóa của gia đình trong lịch sử

1.2.1 Quan điểm của Ph.Ăngghen về nguồn gốc gia đình

Ăngghen đã dựa trên những lý luận rất cơ bản của chủ nghĩa Mác đượcông luận giải trên cơ sở những tài liệu của chính ông, của Mác và đặc biệt là

của Morgan trong cuốn “Xã hội cổ đại” để tìm ra nguồn gốc và cơ sở hình

thành gia đình

Morgan sống phần lớn thời gian của đời mình với những người Irôqua

cư trú tại bang Niu-oóc (Mỹ) và ông được một trong những bộ lạc của họnhận làm con nuôi Do đó, ông đã nhận thấy những người Irôqua có một hệthống họ hàng mâu thuẫn với những hình thức gia đình thực tế của họ

Ở người Irôqua, hình thành hình thức gia đình cặp đôi, trong đó, concháu cảu một cặp vợ chồng đều được công nhận và xác định rõ Nhưng trongthực tế, việc dùng những danh từ xưng hô như: cha, mẹ, con trai, con gái, anh,chị, em… trong gia đình cặp đôi lại hoàn toàn trái ngược

Người đàn ông Irôqua không chỉ gọi con của mình mà còn gọi con củacác anh, em trai mình là con trai, con gái và con của anh em trai người đócũng gọi người đó là cha Những người đó lại gọi con của chị mình, em gáimình là cháu trai, cháu gái và những người cháu này gọi người đó là cậu

Ngược lại, người đàn bà Irôqua gọi con mình, con của chị mình, em gáimình là con trai, con gái; đồng thời, con của những chị em gái gọi người đó là

mẹ Nhưng đối với con của anh, em trai mình, người đàn bà Irôqua lại gọi làcháu trai, cháu gái; còn những người cháu này gọi người đó là cô

Trang 10

Con của những người anh em trai với nhau gọi là anh em, chị em; concủa những người chị em gái với nhau cũng gọi như thế Ngược lại, con củamột người đàn bà và con của anh em trai người đàn bà đó gọi nhay là anh em

họ, chị em họ

Những quan niệm đó, được dùng làm cơ sở cho một hệ thống họ hàng

đã được xác định mà theo đó những danh xưng ấy có thể biểu thị hàng trăm

mối quan hệ họ hàng khác nhau Giải thích điều này, Ăngghen đã nói “do vai

trò quyết định của họ hàng trong chế độ xã hội của tất cả các công dân mông muội và dã man, chúng ta không thể đơn giản dùng vài câu để gạt bỏ ý nghĩa của một hệ thống phổ biến như vậy được Một hệ thống thịnh hành khắp châu

Mỹ, tồn tại cả ở châu Á trong những dân tộc thuộc chủng tộc hoàn toàn khác, một hệ thống mà người ta thường gặp, dưới những hình thức có thay đổi ít nhiều trên khắp châu Phi và Ôxtơrâylia – một hệ thống như thế đòi hỏi phải được giải thích về mặt lịch sử chứ không thể dùng mấy câu để gạt nó đi, như Máclennan chẳng hạn, đã toan làm” [1;45].

Giải thích về hệ thống họ hàng mâu thuẫn với những hình thức gia đìnhthực tế của thời tiền sử, Ăngghen đã dẫn lời Morgan để làm rõ quan điểm của

mình: “Gia đình là một yếu tố năng động, nó không bao giờ đứng nguyên

một chỗ, mà chuyển từ một hình thức thấp lên một hình thức cao, khi xã hội phát triển từ một giai đoạn thấp lên một giai đoạn cao Trái lại, những hệ thống thân tộc thì thụ động, chỉ có trải qua những thời kỳ lâu dài, những hệ thống đó mới phản ánh được những tiến bộ do gia đình đã đạt được trong thời kỳ đó, và chỉ khi nào gia đình đã hoàn toàn thay đổi thì những hệ thống

ấy mới hoàn toàn thay đổi” [1;53].

Như vậy, để phù hợp với hệ thống thân tộc ấy phải là một hình thức giađình cổ xưa hơn cái gia đình cặp đôi, hình thức ấy chính là chế độ quần hôn,

đó là hình thức “sớm nhất, cổ nhất”, “hình thức chúng ta có thể chứng minh

được một cách chắc chắn là có tồn tại trong lịch sử ngày nay chúng ta vẫn có thể nghiên cứu được ở một số nơi nào đó” [1;55].

Trang 11

Ăngghen giải thích hình thức quần hôn có nghĩa là không có sự cấmđoán hạn chế Trong thời kỳ sơ khai chẳng những anh em, chị em đều là vợchồng, mà còn có cả những quan hệ tình dục giữa cha mẹ và con cái Trướckhi phát minh ra sự loạn luân (đó là một phát minh hết sức quý báu), quan hệtình dục giữa cha mẹ và con cái có thể cũng không gây một sự ghê tởm gì lớnhơn quan hệ tình dục giữa những người khác thuộc những thế hệ khác nhau.Tất nhiên là không phải hoàn toàn không có từng cặp sống với nhau riêng rẽtrong một thời gian có hạn, trong thực tế, ngay cả trong chế độ quần hôn,trường hợp đó cũng vẫn là đa số.

Phê phán quan điểm của Vextơmac phủ nhận vấn đề tạp hôn của ngườinguyên thủy và cho rằng “tình trạng đó là tệ mại dâm”, Ăngghen chỉ rõ

“chừng nào còn xem xét những điều kiện nguyên thủy qua cặp kính nhà thổthì không thể nào hiểu được điều kiện ấy” [1;56]

Như vậy, những lập luận của Ăngghen thông quan việc trích dẫn nhữngquan điểm của Morgan đã cho thấy, cơ sở để hình thành gia đình chính làquan hệ hôn nhân và trong gia đình tồn tại quan hệ hôn nhân và quan hệ huyếtthống Đồng thời, hình thức cổ xưa nhất, hay nguồn gốc của gia đình chính làchế độ quần hôn

1.2.2 Quan điểm của Ph.Ăngghen về các hình thức gia đình trong lịch sử

1 Gia đình huyết tộc

Gia đình huyết tộc hay còn gọi là gia đình cùng dòng máu là giai đoạnđầu của lịch sử gia đình Ở đây, các tập đoàn hôn nhân đều phân theo thế hệ.Đặc trưng của gia đình này là kết hôn theo thế hệ trong huyết tộc, tất cả cácông bà đều là vợ chồng với nhau, các con của họ, nghĩa là các người cha vàcác bà mẹ, cũng đều là vợ chồng với nhau, rồi đến lượt con cái của nhữngngười này cũng họp thành nhóm vợ chồng chung thứ ba, rồi con cái củanhững người ấy, tức là chắ của những ông bà nói trên, cũng lại họp thành mộtnhóm vợ chồng thứ tư

Trang 12

Trong hình thức gia đình này, chỉ giữa những tổ tiên và con cháu, giữacha mẹ và con cái là không có quyền và không có nghĩa vụ vợ chồng với

nhau.Khi nhận xét về hình thức gia đình như trên, Mác đã nói rằng: “Trong các

thời nguyên thủy, chị em gái là vợ, và lúc nó như thế là hợp với đạo đức” [1;57].

Trên thực tế thì gia đình huyết tộc đã tiêu vong từ rất lâu Tuy lịch sửnhững dân tộc mông muội nhất cũng không cung cấp cho chúng ta những ví

dụ xác đáng về hình thức gia đình đó, nhưng hình thức gia đình đó nhất định

đã tồn tại Hệ thống họ hàng ở Haoai cho đến nay vẫn đang tồn tại ở khắp đảoPôlimêđia là những bằng chứng bắt buộc chúng ta phải công nhận điều đó, vì

hệ thống ấy biểu hiện những mức độ quan hệ huyết tộc chỉ có thể phát sinhdưới hình thức gia đình đó thôi Toàn bộ sự phát triển của gia đình sau nàycũng bắt buộc chúng ta phải thừa nhận điều đó như là giai đoạn tất yếu đầutiên của thời tiền sử

2 Gia đình punaluan

Đây là hình thức gia đình phát triển tiến bộ hơn gia đình huyết tộc ởbước tiến thứ nhất là hủy bỏ quan hệ tình dục giữa cha mẹ và con cái, bướctiến thứ hai là hủy bỏ quan hệ tình dục giữa anh em trai và chị em gái Theo

Morgan thì bước tiến đó là “một sự minh họa rất tốt về tác động của nguyên

tắc đào thải tự nhiên” [1;59].

Sở dĩ Ăngghen đánh giá cao bước tiến thứ hai vì đó chính là cơ sở trựctiếp để hình thành thị tộc Thị tộc đã trở thành cơ sở xã hội của đa số, nếukhông nói là của tất cả người dân dã man trên trái đất; đồng thời đánh dấu sựphát triển của lịch sử từ thời đại dã man sang thời đại văn minh

Khi xã hội không ngừng phát triển để từ công xã gia đình nguyên thủyhình thành công xã gia đình mới Phương thức kiếm sống thay đổi khiếnnhững con người cùng thế hệ trong công xã gia đình nguyên thủy cũ khôngthực hiện được việc kết hôn Từ đó, gia đình punaluan được hình thành

Trong gia đình punaluan, một số nhất định chị em gái cùng mẹ hoặc xahơn đều là vợ chung của những người chồng chung (trừ anh em trai của họra); những người chồng đó không gọi nhau là anh em nữa, mà gọi nhau là

Trang 13

punaluan, nghĩa là bạn thân hay những người cùng hội Cũng giống nhua thế,một số anh em trai cùng mẹ hoặc xa hơn, đều lấy chung một số vợ không phải

là chị em gái của họ, và những người vợ đó đều gọi nhau là punaluan

Đó chính là hình thức cổ điển nhất của một kết cấu gia đình Kết cấugia đình này về sau sẽ có sự biến đổi và có đặc trưng chủ yếu là: chungchồng, chung vợ với nhau trong phạm vi một gia đình nhất định, nhưng phảiloại trừ những anh em trai của các người vợ, và những chị em gái của cácngười chồng Xét về tính chất thì gia đình punaluan vẫn theo chế độ quần hôn,

do đó dòng dõi chỉ có thể xác định về bên mẹ được thôi, và vì vậy chỉ có nữ

hệ được thừa nhận (chế độ mẫu quyền)

Trên cơ sở đó, Ăngghen đã dấn đến kết luận cho rằng hình thức giađình huyết tộc là một hình thức sơ khai và rất thấp của chế độ quần hôn, còngia đình punaluan là hình thức phát triển cao nhất của chế độ đó

Hình thức gia đình huyết tộc là hình thức gia đình phù hợp với trình độphát triển xã hội của những người mông muội, dã man, du mục

Hình thức thứ hai, giả định là những cộng đồng cộng sản nguyên thủy

đã phải có những điểm cư trú tương đối ổn định và nó đã dẫn thẳng đến giaiđoạn phát triển tiếp theo cao hơn Giữa hai hình thức hôn nhân ấy có nhữnggiai đoạn trung gian Đó là một lĩnh vực nghiên cứu chỉ vừa mới được mở ra

và cho đến nay, theo Ăngghen mới chỉ được đề cập đôi chút

3 Gia đình cặp đôi

Theo Ăngghen, “gia đình cặp đôi là hình thức kết hôn từng cặp đã tồntại trong một thời gian ngắn hoặc dài hạn, trong những điều kiện của chế độquần hôn rồi, hoặc còn tồn tại sớm hơn nữa; lúc bấy giờ, trong số vợ rất đôngcủa mình, người đàn ông có một vợ chính, (nhưng chưa thể nói đó là người

vợ yêu nhất) và trong số nhiều người chồng khác, anh ta cũng là chồng chínhcủa người đàn bà ấy” [1;71-72]

Vào thời kỳ những thị tộc ngày càng phát triển, những nhóm anh emtrai và chị em gái không thể lấy nhau được nữa thì những kiểu kết hôn từngcặp đã trở thành tập quán Do đó, trong tình trạng cấm kết hôn ngày càng

Trang 14

phức tạp ấy, hình thức quần hôn ngày càng không thể phát triển được, hìnhthức ấy bị hình thức gia đình cặp đôi thay thế.

Trong gia đình cặp đôi, thường thì người phụ nữ phải tuyệt đối chungtình trong thời gian chung sống với chồng và tội ngoại tình của họ sẽ bị trừngtrị một cách tàn ác Tuy thế, mối liên hệ vợ chồng vẫn có thể bị bên này haybên kia cắt đứt một cách dễ dàng, con cái chỉ thuộc về bên mẹ và gia đình cặpđôi vẫn tồn tại dưới chế độ mẫu hệ

Đề cập đến cơ sở kinh tế của gia đình cặp đôi, Ăngghen cho rằng giađình cặp đôi không hề hủy bỏ được nền kinh tế gia đình cộng sản do thờitrước để lại Nhưng nền kinh tế gia đình cộng sản lại có nghĩa là thiết lập địa

vị thống trị của người đàn bà trong gia đình Do đó, trong kinh tế gia đìnhcộng sản phần đông là phụ nữ, là cơ sở hiện thực của quyền thống trị củangười đàn bà – quyền thống trị phổ biến khắp mọi nơi trong thời nguyên thủy

Gia đình cặp đôi xuất hiện vào cuối thời kỳ mông muội và chuyển sangthời đại dã man trên cơ sở kết đôi từng cặp Đó là kết quả của sự phát triểncủa gia đình trong lịch sử

Có thể nói gia đình cặp đôi là hình thức gia đình đặc trưng của thời đại

dã man, cũng như chế độ quần hôn là hình thức gia đình đặc trưng của thờiđại mông muội và chế độ một vợ một chồng là hình thức gia đình đặc trưngcủa thời đại văn minh

Tiếp theo, Ăngghen phân tích nguyên nhân khiến cho gia đình cặp đôiphát triển thành gia đình một vợ một chồng Ông cho rằng do phương thứckiếm sống phát triển, con người biết chăn nuôi và trồng trọt đã tạo ra nguồncủa cải dồi dào và quan hệ xã hội mới Của cải ấy, một khi đã trở thành sởhữu riêng của các gia đình riêng rẽ và một khi đã tăng lên nhanh chóng, thìđánh một đòn rất mạnh và xã hội dựa trên chế độ hôn nhân cặp đôi và chế độthị tộc mẫu quyền Hôn nhân cặp đôi đã đưa vào gia đình một yếu tố mới.Theo sự phân công lao động tồn tại trong gia đình thời bấy giờ, người chồng

có nhiệm vụ đi kiếm thức ăn và những công cụ lao động cần thiết cho việc

Trang 15

kiếm thức ăn, do đó anh ta là người sở hữu những công cụ ấy, khi li hôn,người chồng mang công cụ đi, còn người vợ giữ lại các công cụ gia đình.

Theo phong tục thịnh hành trong xã hội ấy, người chồng cũng là người

sở hữu một nguồn thức ăn mới, tức là gia súc và sau này lại là người sở hữumột loại công cụ lao động mới tức là nô lệ

Vậy là cảu cải tăng dần thêm thì một mặt, trong gia đình của cải đómang lại cho người chồng địa vị quan trọng hơn người vợ, mặc khác, của cải

đó khiến cho người chồng có xu hướng lợi dụng địa vị vững vàng hơn ấy đểđảo ngược trật tự thừa kế cổ truyền có lợi cho con cái mình Vì vậy, trước hếtphải xóa bỏ chế độ tính dòng dõi theo mẫu quyền, và chế độ đó đã thực sự bị

xóa bỏ “Chế độ mẫu quyền bị lật đổ là sự thất bại lịch sử có tính chất toàn

thế giới của phụ nữ Ngay cả trong nhà, người đàn ông cũng nắm lấy quyền cai quản, còn người đàn bà thì bị mất đi cái vị trí danh dự của họ, bị nô dịch,

bị biến thành nô lệ để giải trí cho đàn ông, thành một công cụ sinh đẻ đơn thuần”[1;89] Như vậy, chế độ phụ quyền đã thay thế chế độ mẫu quyền Đó

là một trong những cuộc cách mạng triệt để nhất mà nhân loại đã đi qua

4 Gia đình một vợ một chồng

Gia đình một vợ một chồng nảy sinh từ gia đình cặp đôi, hình thànhvào giai đoạn giữa và giai đoạn cao của thời đại dã man và bước vào thời đạivăn minh

Hình thức gia đình này hình thành trên cơ sở kết hôn của một ngườiđàn ông và một người đàn bà Sự kết hôn này rất chặt chẽ do người đàn ônggiữ vai trò thống trị tuyệt đối đối với người đàn bà, người phụ nữ hoàn toànphụ thuộc và không được quyền ly hôn Chính vì vậy, theo Ăngghen mâuthuẫn đầu tiên trong lịch sử là mâu thuẫn giữa đàn ông với đàn bà trước khi cógiai cấp ra đời

Trong gia đình một vợ một chồng đã xác định quyền lực tuyệt đối củangười đàn ông, đồng thời biểu hiện sự tồn tại song song của chế độ phụ quyềnvới chế độ thừa kế Quyền thống trị của người đàn ông trong gia đình ấynhằm chủ đích là làm cho con cái sinh ra phải có cha đẻ rõ ràng không ai

Trang 16

tranh cãi được, đó là điều kiện cần thiết để những đứa con đó sau này sẽ đượcthừa hưởng tài sản của cha.

Chính vì vậy, chế độ một vợ một chồng là hình thức gia đình đầu tiênkhông dựa trên những điều kiện tự nhiên, mà dựa trên những điều kiện kinh tế,tức là dựa trên thắng lợi của chế độ tư hữu đối với chế độ công hữu nguyên thủy

Trong lịch sử, gia đình một vợ một chồng trải qua 4 kiểu gia đình, đó là:gia đình gia trưởng, gia đình phong kiến, gia đình tư sản và gia đình vô sản

Gia đình gia trưởng

Ăngghen cho rằng cùng với sự xuất hiện của gia đình gia trưởng, loàingười bước sang giai đoạn lịch sử thành văn Gia đình gia trưởng là hình thứcgia đình đánh dấu sự chuyển từ chế độ hôn nhân cặp đôi sang chế độ một vợmột chồng Để đảm bảo sự trung thành của người vợ, do đó đảm bảo việc concái đích thực là do người cha đẻ ra, người vợ buộc phải phục tùng quyền lựctuyệt đối của người chồng, nếu chồng giết vợ đi chăng nữa thì cũng chỉ làthực hiện quyền lực mà thôi

Chính vì vậy, trong gia đình gia trưởng, nét đặc trưng chủ yếu không nằm

ở chỗ đó là một chế độ nhiều vợ, mà là việc thu nhận những người nô lệ vàquyền lực gia trưởng Điển hình của hình thức gia đình đó là gia đình La Mã

Trong gia đình gia trưởng, người cha và tất cả những người vợ của họsống chung trong cùng một nhà Người cha là người quản lý tối cao, đồngthời là người đại diện đối ngoại cho cộng đồng, người có quyền bán các đồvật có giá trị, chịu trách nhiệm về cộng đồng cũng như việc tiến hành côngviệc làm ăn sao cho tốt

Bên cạnh đó, tất cả các công việc của người phụ nữ đều đặt dưới quyềncủa bà chủ nhà, thường là vợ của người quản lý gia đình Đó là người có tiếngnói quan trọng trong việc quyết định lựa chọn chồng cho các thiếu nữ trongcộng đồng Nhưng quyền tối cao thuộc về hội đồng gia đình, về hội nghị toànthể các thành viên, cả nam lẫn nữ

Cộng đồng gia đình gia trưởng, với việc sở hữu và cày cấy chung ruộngđất, mang ý nghĩa khác trước Theo Côvalépxki thì cộng đồng gia trưởng là

Trang 17

giai đoạn quá độ sang công xã nông thôn, hay công xã Máccơ với chế độ canhtác cá thể theo từng gia đình và việc phân chia đất canh tác, đồng cỏ, đầu tiênchia theo định kỳ, rồi sau chia vĩnh viễn.

Biểu hiện rất rõ của gia đình gia trưởng là ở La Mã cũng như Hy Lạp,người đàn ông trong gia đình có quyền lực tuyệt đối, quyết định mọi việc củagia đình, người vợ chỉ sinh con đẻ cái, quản lý nô tì cho chồng Còn ở Aten,người vợ được coi như người hầu chính và Nhà nước lại bảo hộ cho sự ngoạitình của người chồng

Gia đình phong kiến

Trong gia đình phong kiến cũng xác lập quyền lực tuyệt đối của củangười đàn ông đối với người phụ nữ Đồng thời, chế độ một vợ một chồng chỉ

có ý nghĩa đối với người vợ, vẫn tồn tại chế độ nhiều vợ đối với người chồng

Nói về gia đình một vợ một chồng theo kiểu gia đình phong kiến,

Ăngghen đã chỉ ra mặc dù hôn nhân được coi là thiêng liêng “ đàn ông tự

thỏa mãn với vợ, đàn bà bị sự trinh tiết của mình bó buộc” [1;108] nhưng đối

với bọn quý tộc và trưởng bộ lạc thì chế độ nhiều vợ vẫn thịnh hành

Gia đình tư sản

Trong môi trường tư sản, hôn nhân được tiến hành theo hai lối Trongcác nước theo đạo Thiên Chúa, cha mẹ tìm vợ hay tìm chồng cho con cáimình, điều đó làm mâu thuẫn trong chế độ một vợ một chồng phát triển đầy

đủ nhất, về phía chồng thì tạp hôn bừa bãi, vợ thì ngoại tình lu bù Điều đókhiến hôn nhân một vợ một chồng dưới thời tư sản gắn liền với tệ ngoại tình

khi cho rằng “không có phương thuốc nào trị được ngoại tình cũng như

không có phương thuốc nào trị được cái chết” [1;111-112] Bên cạnh đó, ở

các nước theo đạo Tin lành, người ta để cho đứa con trai tư sản ít nhiều được

tự do chọn vợ trong những người cùng giai cấp, vì vậy, tệ tạp hôn của ngườichồng được thực hiện ít kiên quyết hơn và người vợ cũng vậy

Chính vì vậy mà hôn nhân một vợ một chồng trong môi trường tư sảnchỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý Đằng sau nó, chế độ Hêtaya (quan hệ tình dụcngoài hôn nhân) vẫn tồn tại một cách phổ biến

Trang 18

Hơn nữa, hôn nhân dưới môi trường tư sản đều dựa trên địa vị giai cấpcủa đôi bên, vì vậy, đó là hôn nhân có tính toán.

Gia đình vô sản

Đối với hôn nhân một vợ một chồng của giai cấp vô sản, trong các giaicấp bị áp bức thì tình yêu nam nữ mới có thể trở thành một quy tắc trong cácquan hệ đối với người phụ nữ, cho dù những quan hệ đó có được đăng ký mộtcách chính thức hay không

Do gia đình vô sản không có một tài sản nào cả, đồng nghĩa với không

có một cơ sở để lập ra chế độ thừa kế cũng như phương tiện để thực hiện nónhư pháp luật, bảo hộ quyền thống trị… Đồng thời, đại công nghiệp đã đưangười phụ nữ ra khỏi gia đình vào các công xưởng, cũng làm cho họ trở thànhmột trụ cột trong gia đình, khiến cho những tàn tích cuối cùng của quyềnthống trị của người đàn ông bị mất hết mọi cơ sở Do đó, gia đình vô sảnkhông còn có tính chất một vợ một chồng theo nghĩa chặt chẽ của danh từ màhình thành trên cơ sở nam nữ thực sự yêu thương nhau, bình đẳng và khôngdựa trên cơ sở tính toán, họ đều có một mối tình thắm thiết nhất và trungthành tuyệt đối nhất Chính vì vậy, tệ tạp hôn và nạn ngoại tình trong gia đình

vô sản đóng vai trò không đáng kể Điều quan trọng hơn cả là “người vợ đã

thật sự giành lại được quyền li hôn và một khi cả hai bên không thể sống chung được nữa, thì họ chọn con đường xa lìa nhau Tóm lại, hôn nhân của người vô sản là hôn nhân một vợ một chồng theo nghĩa ngữ nguyên, chứ không phải theo nghĩa lịch sử của danh từ đó” [1;115]

Tuy nhiên, Ăngghen cũng chỉ ra những hạn chế của hôn nhân một vợmột chồng theo kiểu vô sản Hạn chế đó nằm ở chỗ nhờ có đại công nghiệp

mà người phụ nữ được tham gia vào các công việc sản xuất xã hội Nhưngtrong tình hình đó, nếu người đàn bà làm tròn bổn phận với gia đình thì họphải đứng ngoài lề sản xuất xã hội và không thể có được thu nhập Ngược lại,nếu họ muốn tham gia vào công việc xã hội và có thu nhập độc lập thì khôngthể làm tròn được nhiệm vụ gia đình Chính vì vậy, người chồng phải kiếm ratiền, là người nuôi dưỡng gia đình, tình trạng này làm cho người đàn ông có

Trang 19

một địa vị thống trị mà không cần có một đặc quyền nào của pháp luật cả.Trong gia đình, người chồng là tư sản, người vợ đóng vai trò của giai cấp vô

sản “Tính chất đặc biệt của sự thống trị của người chồng đối với người vợ

trong gia đình vô sản nằm ở chỗ về mặt pháp luật thì cả vợ và chồng vẫn có quyền hoàn toàn ngang nhau Đến khi đó, người ta thấy rằng tiền đề đầu tiên

để giải phóng là làm cho toàn bộ nữ giới trở lại tham gia sản xuất xã hội, và điều kiện đó đòi hỏi phải làm cho gia đình cá thể không còn là một đơn vị kinh tế của xã hội nữa”[1;118].

Trên cơ sở đó, Ăngghen đã đưa ra dự báo về gia đình một vợ mộtchồng trong tương lai Ông phân tích chế độ một vợ một chồng sinh ra từ tậptrung rất nhiều của cải vào tay một người – vào tay người đàn ông mà thựcchất đó chính là chế độ tư hữu Như vậy, chế độ một vợ một chồng do nguyênnhân kinh tế sinh ra, nhưng khi những nguyên nhân ấy mất đi chế độ đóchẳng những không mất đi mà chỉ đến bấy giờ nó mới thực hiện toàn vẹn Vìvới việc các tư liệu sản xuất biến thành tài sản xã hội, thì chế độ lao động làmthuê, giai cấp vô sản cũng sẽ mất đi, tình trạng một số phụ nữ phải bán mình

vì đồng tiền cũng không còn nữa Đồng thời, khi các tư liệu sản xuất chuyểnthành tài sản chung thì gia đình cá thể sẽ không là đơn vị kinh tế của xã hộinữa, nền kinh tế gia đình tư nhân sẽ biến thành một ngành lao động xã hội.Điều đó dẫn đền sự thay đổi sâu sắc về địa vị của cả người đàn ông và ngườiđàn bà trong gia đình Bên cạnh đó, việc chăm sóc và giáo dục con cái trởthành một công việc xã hội

Và như để nhấn mạnh thêm cho dự báo về tương lai của gia đình một

vợ một chồng, Ăngghen đã trích lời Morgan cho rằng hình thức gia đình một

vợ một chồng trong tương lai “phải phát triển cùng với sự phát triển của xã

hội, và phải biến đổi cùng sự biến đổi của xã hội Là sản vật của một chế độ

xã hội nhất định, hình thức đó sẽ phản ánh trạng thái phát triển của chế độ

xã hội đó Vì gia đình một vợ một chồng đã được cải tiến ngay từ khi bắt đầu thời kỳ văn minh và được cải tiến rất rõ rệt trong thời kỳ cận đại, nên chí ít người ta cũng có thể giả định rằng hình thức đó còn có thể cải tiến thêm nữa,

Trang 20

cho tới khi đạt đến sự bình đẳng giữa nam và nữ Còn như nếu trong tương lai xa xôi sau này, gia đình một vợ một chồng sẽ không có thể đáp ứng được những nhu cầu của xã hội, thì cũng không thể nào dự đoán trước được là gia đình tiếp sau đó sẽ có tính chất như thê nào”[1;133-134].

Một số kết luận chung về gia đình

Từ những lý luận trên, Ăngghen đã nêu lên một số kết luận chung vềgia đình

Trước hết, trong lịch sử gia đình có 3 hình thức hôn nhân chính, tươngứng về đại thể với ba giai đoạn phát triển của nhân loại: ở thời đại mông muội

có chế độ quần hôn; ở thời đại dã man có chế độ hôn nhân cặp đôi; ở thời đạivăn minh có chế độ một vợ một chồng, được bổ sung bằng tệ ngoại tình vànạn mại dâm Ở giai đoạn cao của thời đại dã man, giữa chế độ hôn nhân cặpđôi và chế độ một vợ một chồng có xen kẽ sự thống trị của người đàn ông đốivới nữ nô lệ và chế độ nhiều vợ

Các hình thức gia đình từ khi hình thành đều tuân theo chiều hướngphát triển từ thấp đến cao, qui mô gia đình ngày càng thu nhỏ Nguyên nhâncủa sự biến đổi các hình thức gia đình đều do sự phát triển của xã hội Đồngthời, ba hình thức gia đình đầu tiên được hình thành chủ yếu bằng con đườngđào thải tự nhiên, còn sự hình thành, phát triển và tiến hóa của chế độ một vợmột chồng là do yếu tố xã hội

1.2.3 Vấn đề tình yêu và hôn nhân

a) Vấn đề tình yêu

Trong tác phẩm, Ăngghen đã đưa ra nhận xét tình yêu chỉ là cơ sở củahôn nhân khi gia đình đã phát triển đến một trình độ hay giai đoạn nhất địnhnào đó

Theo Ăngghen, trước thời kỳ trung cổ thì không thể nói đến tình yêu cánhân giữa trai và gái được, mặc dù những vẻ đẹp về thể chất, tính thân mật, nhữngkhuynh hướng giống nhau vẫn làm nảy nở trong lòng người ta sự ham muốn cóquan hệ tính giao với nhau Nhưng từ đó đến tình yêu nam nữ thì còn rất xa

Trang 21

Trong suốt thời cổ đại, các cuộc hôn nhân đều do cha mẹ quyết địnhthay cho con cái, và con cái đều yên tâm vâng theo Nếu người ta thấy có đôichút tình yêu giữa vợ chồng trong thời cổ thì tình yêu đó không phải là mộtkhuynh hướng chủ quan mà là một nghĩa vụ khách quan, nó không phải là cơ

sở của hôn nhân của là phần bổ sung vào hôn nhân Trong thời cổ, nhữngquan hệ yêu đương theo nghĩa hiện đại chỉ có ở bên ngoài xã hội quanphương Nếu những quan hệ yêu đương thật sự xuất hiện giữa nam nữ côngdân tự do thì đó chỉ là việc ngoại tình

Đến thời kỳ của chế độ phong kiến và tư sản, tình yêu đã có bước pháttriển Tình yêu nam nữ khi đo khác về căn bản với tình dục đơn thuần, với ê-rô-xơ (sự luyến ái) của người cổ đại Một là, nó giả định phải có tình yêu trảlại của người mình yêu; về mặt này, người đàn bà bình đẳng với người đànông; còn đối với sự luyến ái của thời cổ đại thì quyết không phải bao giờngười ta cũng hỏi ý kiến người đàn bà Hai là, sức mạnh và sự bền bỉ của tìnhyêu thường đến mức hai bên thấy việc không lấy được nhau và phải xa nhau

là điều đau khổ lớn Tuy nhiên, vì yếu tố để hình thành nên gia dình vẫn là lợiích nên tình yêu vẫn chưa thể là cơ sở của hôn nhân Ở gia đình phong kiến vẫtồn tại tình yêu hiệp sĩ mà mầm mống của tình yêu gắn với tệ thông dâm; từthứ tình yêu làm phá hoại hôn nhân đó đến thứ tình yêu làm cơ sở cho hônnhân còn cả quãng đường dài Bên cạnh đó, trong gia đình tư sản vẫn tồn tạithứ tình yêu lãng mạn gắn liền với chế độ Hêtaya mà thực chất là tệ ngoại tình

Tiếp theo, Ăngghen còn đưa ra những dấu hiệu và bản chất của tìnhyêu Trước hết, tình yêu phải dựa trên cơ sở nam nữ phải thực sự yêu thươngnhau và tình yêu ấy rất mãnh liệt Bên cạnh đó, tình yêu phải gắn liền vớitính giao tự nguyện Đồng thời, bản chất của tình yêu còn nằm ở chỗ khôngthể chia sẻ được, cho nên hôn nhân dựa trên tình yêu giữa nam nữ, do ngaybản chất của nó là hôn nhân một vợ một chồng Và với những đặc điểmnhư vậy thì chỉ ở gia đình vô sản thì tình yêu giữa nam và nữ mới là tự do

và tự nguyện, là hoàn toàn trong sáng, không vụ lợi, tính toán và là cơ sởcủa hôn nhân

Trang 22

Trong chế độ hôn nhân đối ngẫu, lệ thường là các bà mẹ thỏa thuận vớinhau trong việc hôn nhân của con cái mình và cái quyết định vẫn là những sựtính toán về quan hệ thân tộc mới làm sao cho địa vị của đôi vợ chồng trẻđược củng cố trong thi tộc và bộ lạc.

Khi chế độ tư hữu chiến thắng chế độ công hữu gắn với sự xuất hiệncủa chế độ thừa kế mà chế độ phụ quyền và chế độ một vợ một chồng chiếmđịa vị thống trị thì việc kết hôn chỉ hoàn toàn dựa vào lý do kinh tế Việc kếthôn dưới thời kỳ này không phải được quy định theo phẩm cách cá nhân màqua tài sản của con người có được Sự luyến ái giữa đôi bên phải là lý do caohơn hết thảy mọi lý do khác trong việc kết hôn, đó là điều vẫn chưa từng nghenói đến từ xưa đến nay trong thực tiễn của các giai cấp thống trị Có chăng,thì nhiều lắm cũng chỉ có trong thế giới của chủ nghĩa lãng mạn, hay trongcác giai cấp bị áp bức, là những giai cấp không hề được đếm xỉa tới

Khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, con người đi từ cái trật tự kếthừa đến cái trật tự do tự do khế ước quy định Trật tự đó đã tạo ra những conngười tự do và bình đẳng, là những người có thể tự do làm chủ thân thể mình,làm chủ những hành vi và tài sản của mình, và bình quyền đối với nhau.Những con người đó chính là một trong những công trình chủ yếu nhất củanền sản xuất tư bản chủ nghĩa Và đến lúc đó, theo quan niệm tư sản thì hônnhân là một khế ước, một việc giao dịch có tính chất pháp lý, hơn nữa là mộtviệc giao dịch quan trọng hơn tất cả trong mọi việc giao dịch, vì nó định đoạt

cả thể xác lẫn tinh thần của hai con người trong suốt cả đời họ Theo đó, việchôn nhân không thể giải quyết được nếu không có sự đồng ý của đôi bên.Chính vì vậy, hôn nhân trong giai cấp tư sản tuy vẫn là hôn nhân giai cấp,

Trang 23

nhưng trong phạm vi của giai cấp, người ta để cho những người trong cuộcđược tự do lựa chọn đến một mức độ nào đó Bên cạnh đó, những cuộc hônnhân không dựa trên tình thương yêu lẫn nhau và trên sự thỏa thuận thực sự

tự do giữa vợ chồng thì đều vô đạo đức Tóm lại, kết hôn vì tình yêu đã đượctuyên bố là quyền con người, cũng có nghĩa là quyền của cả người đàn ông vàngười đàn bà

Tuy nhiên, Ăngghen đã chỉ ra những hạn chế trong hôn nhân tư sản để

từ đó đưa ra quan điểm về một hình thức hôn nhân khác tiến bộ hơn Theoông, trong hôn nhân tư sản, giai cấp thống trị vẫn bị chi phối bởi những ảnhhưởng kinh tế nhất định, cho nên những trường hợp hoàn toàn tự do kết hôntrong giai cấp đó chỉ là ngoại lệ, còn trong giai cấp bị áp bức thì những cuộchôn nhân thật sự tự do, không bị chi phối bởi lợi ích kinh tế lại là thông lệ

Như vậy, chỉ khi nào mà việc xóa bỏ nền sản xuất tư bản chủ nghĩa vàcác quan hệ tài sản do nền sản xuất ấy tạo ra, đã gạt bỏ được tất cả những lý

do phụ, những lý do kinh tế, hiện vẫn ảnh hưởng rất lớn đến việc chọn vợ kénchồng, thì lúc đó quyền hoàn toàn tự do kết hôn mới có thể trở thành một tàisản chung Chỉ đến lúc ấy mới không còn động cơ nào khác ngoài tình thươngyêu lẫn nhau Và theo như lời Ăngghen nói trên thì hôn nhân như vật sẽ chỉdiễn ra trong môi trường vô sản, là hôn nhân vô sản mà thôi

Trang 24

CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG TÁC PHẨM

“NGUỒN GỐC CỦA GIA ĐÌNH, CỦA CHẾ ĐỘ TƯ HỮU VÀ CỦA NHÀ NƯỚC” (PH.ĂNGGHEN) ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG

GIA ĐÌNH VĂN HOÁ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Khái niệm gia đình và gia đình văn hóa

2.1.1 Khái niệm gia đình

Gia đình là một hình thức cộng đồng người đã có từ rất lâu trong lịch

sử Đồng thời, là yếu tố cơ bản, là hạt nhân quan trọng để hình thành nên xãhội Chính vì vậy có rất nhiều cách định nghĩa về gia đình

Ngay từ thời nguyên thủy cho tới hiện nay, không phụ thuộc vào cáchkiếm sống, gia đình luôn tồn tại và là nơi để đáp ứng những nhu cầu cơ bảncho các thành viên trong gia đình Song để đưa ra một cách xác định phù hợpvới khái niệm gia đình, một số nhà nghiên cứu xã hội học đã đưa ra sự sosánh giữa gia đình loài người với cuộc sống lứa đôi của động vật, gia đìnhloài người luôn bị ràng buộc bởi các quy định, các chuẩn mực giá trị, sự kiểmtra và sự tác động của xã hội, vì thế theo các nhà xã hội học, thuật ngữ giađình chỉ nên dùng để nói về gia đình loài người

Thực tế, gia đình là một khái niệm phức hợp bao gồm các yếu tố sinhhọc, tâm lý, văn hóa, kinh tế… khiến cho nó không giống với bất kỳ nhóm xãhội nào Với mỗi góc độ nghiên cứu hay mỗi khoa học khi xem xét về giađình đều có thể đưa ra những khái niệm khác nhau

Đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội Vìvậy, có thể xem xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như mộtthiết chế xã hội mà có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa

con người Theo đó, gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội

nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan

hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt trách nhiệm đạo đức nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người”[14;20].

Trang 25

Ở nước ta, căn cứ vào tình hình thực tế của đại đa số gia đình hiện nay,giáo sư Lê Thi nêu lên và phân tích những đặc điểm của gia đình Việt Nam.

Theo ông “gia đình được dùng để chỉ một nhóm xã hội được hình thành trên

cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng nội ngoại) cùng chung sống Đồng thời có thể có một số người được gia đình nuôi dưỡng, tuy không có quan hệ máu mủ Những thành viên gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hóa, tình cảm, tình dục) Giữa họ có những điều ràng buộc

có tính pháp lý, được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ, đồng thời, có những quy định rõ ràng về quyền được phép và những cấm đoán trong quan hệ tình dục giữa các thành viên trong gia đình theo luật Hôn nhân và Gia đình cũng như theo truyền thống dân tộc”[16;87].

Bên cạnh đó, ông còn phân biệt khái niệm gia đình với khái niệm hộ ở

Việt Nam “Hộ được hiểu như nhóm người sống chung dưới một mái nhà, có

thể có quỹ thu chi chung… Hộ có thể gồm những người có quan hệ ruột thịt,

họ hàng hay chỉ quen biết Ở Việt Nam, trong cuộc điều tra dân số năm 1989

đã đưa ra khái niệm hộ gia đình bao gồm những người có quan hệ hôn nhân hay ruột thịt hoặc nuôi dưỡng có quỹ thu chi chung Mỗi hộ gia đình có sổ đăng ký hộ khẩu ghi rõ số nhân khẩu, người chủ hộ và quan hệ những thành viên với chủ hộ Đây là tài liệu có tính pháp lý để chính quyền địa phương có thể quản lý gia đình”[16;88].

Ngoài ra, gia đình Việt Nam còn có đặc điểm là có nhiều thế hệ cùngchung sống trong một mái nhà Mỗi gia đình thường có ba thế hệ sống chungvới nhau: ông bà, cha mẹ, con cái Đối với gia đình Việt Nam, theo truyềnthống, người trụ cột là người chồng (hoặc người cha) Bên cạnh đó, về mặtpháp lý, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam còn có nhiều chính sách, nhiều quyđịnh cụ thể về gia đình và các vấn đề liên quan Đặc biệt, quyết định72/2001/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam được ban hành đã chọnngày 28/06 hàng năm là ngày gia đình Việt Nam

Trang 26

Xét về đặc trưng của gia đình, theo nhà tâm lý học Ngô Công Hoàn, gia

đình có 6 đặc trưng cơ bản, lần lượt là các đặc trưng: “là một nhóm xã hội có

từ 02 người trở lên; trong gia đình phải có giới tính nam, nữ; quan hệ trong gia đình phải là quan hệ ruột thịt huyết thống nghĩa là có quan hệ tái sản xuất con người; các thành viên trong gia đình phải gắn bó với nhau về đặc điểm tâm sinh lý; gia đình phải có ngân sách chung; gia đình phải sốn chung một nhà”[16;54].

Tóm lại, gia đình có quy luật phát triển mang tính chất và đặc thù riêngvới tư cách là một thể thống nhất, một tế bào hoàn chỉnh và là một đơn vị cơ

sở của một xã hội cụ thể Gia đình giữ một vị trí đặc biệt quan trọng góp phầnvào thắng lợi của công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển kinh tế, xã hộicủa mọi quốc gia trong đó có Việt Nam

2.1.2 Khái niệm gia đình văn hóa

Gia đình văn hóa là một chỉ tiêu được Chính phủ Việt Nam đề ra đểthực hiện trong các gia đình tại Việt Nam ở cấp tổ dân phố nhằm tạo ra một

số tiêu chuẩn về văn hóa và khuyến khích các gia đình đạt tiêu chuẩn này

Ngày 02/01/2002, Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin đã ký quyết định

số 01/2002/QĐ-BVHTT về việc ban hành quy chế công nhận danh hiệu giađình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hõa

Theo quy chế, một gia đình Việt Nam được cho là gia đình văn hóaphải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn sau:

Gia đình ấm no, hoà thuận, tiến bộ, khoẻ mạnh và hạnh phúc:

 Gia đình có kinh tế ổn định, hoà thuận có kỷ cương nề nếp,không có người mắc các tệ nạn xã hội;

 Thực hiện Nếp sống văn minh, giữ gìn thuần phong mỹ tục,không sử dụng văn hoá phẩm thuộc loại cấm lưu hành;

 Trẻ em đang độ tuổi đi học đều được đến trường, đạt chuẩn phổcập giáo dục tiểu học trở lên;

Ngày đăng: 14/12/2016, 17:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ph.Ăngghen. Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước. Nhà xuất bản Sự thật, 1972 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhànước
Nhà XB: Nhà xuất bản Sự thật
2. TS. Lê Trọng Ân. Tìm hiểu tác phẩm của Ph.Ăngghen Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tác phẩm của Ph.Ăngghen Nguồn gốc củagia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại họcQuốc gia thành phố Hồ Chí Minh
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Chỉ thị số 49 CT/TW. 21/05/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 49CT/TW
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo trình Triết học Mác-Leenin. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Triết học Mác-Leenin
Nhà XB: Nhà xuấtbản Chính trị quốc gia
5. Bộ Văn hóa Thông tin. Quy chế công nhận gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa. 02/01/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế công nhận gia đình văn hóa, làng vănhóa, khu phố văn hóa
8. TS. Nguyễn Tiến Đức. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Thống kê, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Nhà XB: Nhàxuất bản Thống kê
9. Lê Quí Đức, Lê Thị Huệ. Phát huy vai trò của gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí Cộng sản, 2007, số 18, tr. 20-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy vai trò của gia đình Việt Nam tronggiai đoạn hiện nay
10. Bùi Thanh Hà. Xây dựng gia đình Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. Tạp chí Giáo dục lý luận, 2005, số 7, tr. 25-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng gia đình Việt Nam trong bối cảnh toàn cầuhóa
11. Ngô Quang Hùng, Phạm Phúc Duyên, Đặng Khắc Lợi. Hỏi – đáp về xây dựng gia đình văn hóa ở làng, bản, buôn. Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi – đáp vềxây dựng gia đình văn hóa ở làng, bản, buôn
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóadân tộc
12. Nguyễn Văn Kiên. Bàn về xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩa. Nhà xuất bản Sự thật, 1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩa
Nhà XB: Nhàxuất bản Sự thật
13. Luật hôn nhân và gia đình. Nhà xuất bản Tư pháp, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật hôn nhân và gia đình
Nhà XB: Nhà xuất bản Tư pháp
14. Trần Thị Tuyết Mai. Văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ hội nhập. Tạp chí Cộng sản điện tử, 18/09/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóatrong thời kỳ hội nhập
15. Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh toàn tập. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, tập 9, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh toàn tập
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
16. Trần Hữu Tòng, Trương Thìn. Xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng gia đình văn hóa trong sựnghiệp đổi mới
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
17. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010. Tạp chí Cộng sản điện tử, 16/05/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược xây dựng gia đình ViệtNam giai đoạn 2005-2010
18. Từ điển Triết học. Nhà xuất bản tiến bộ Matxcơva, 1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Triết học
Nhà XB: Nhà xuất bản tiến bộ Matxcơva

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w