Vấn đề gia đình trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước với việc xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay

21 625 3
Vấn đề gia đình trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước với việc xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vấn đề gia đình trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tƣ hữu và của nhà nƣớc với việc xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thuỳ Dƣơng Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Khoa Triết học Chuyên ngành: Triết học; Mã số: 60 22 80 Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Lê Thị Thuỷ Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Khảo cứu những vấn đề lý luận về gia đình trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tƣ hữu và của nhà nƣớc”. Nghiên cứu quá trình phát triển những quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về vấn đề gia đình, chỉ ra xu hƣớng biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay. Keywords. Triết học Phƣơng Tây; Tƣ tƣởng triết học; Gia đình; Việt Nam Content. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử phát triển xã hội, gia đình có vị trí đặc biệt, bởi gia đình chính là tế bào của xã hội; từ gia đình, con ngƣời đƣợc sinh ra và trƣởng thành cả về thể chất và nhân cách. Lý luận khoa học về gia đình đƣợc xây dựng trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, và đặc biệt, lần đầu tiên đƣợc trình bày nhƣ một công trình nghiên cứu trong tác phẩm kinh điển “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tƣ hữu và của nhà nƣớc” do Ph. Ăng-ghen biên soạn, xuất bản lần thứ nhất năm 1884. Bằng những cứ liệu khoa học, Ph. Ăng-ghen làm sáng tỏ sự phụ thuộc của sự thay đổi các hình thức gia đình qua các hình thái kinh tế - xã hội, ông chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa tình yêu, hôn nhân và gia đình, trong đó tình yêu và hôn nhân là cơ sở, nền tảng để xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững. Sau hai mƣơi lăm năm thực hiện đƣờng lối đổi mới, đất nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi gia đình. Đồng thời, sự phát triển của gia đình cũng chính là nhân tố quan trọng góp phần giữ gìn sự phát triển lành mạnh, an toàn của xã hội và sự ổn định dân số của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, vấn đề gia đình hiện nay đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong giai đoạn mới. Một trong những nguyên nhân của tình hình nói trên là do nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò và sự phát triển của gia đình. Do đó, việc bảo vệ lý luận về gia đình của chủ nghĩa Mác có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhiệm vụ đó đòi hỏi chúng ta một mặt phải khắc phục những sai lầm trong nhận thức cũng nhƣ trong hoạt động thực tiễn; mặt khác, phải bổ sung và phát triển lý luận về gia đình một cách sáng tạo cho phù hợp với điều kiện mới. Vì những lý do căn bản và quan trọng đó, tác giả chọn: “Vấn đề gia đình trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” với việc xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Trong hệ thống tác phẩm của C. Mác và Ph. Ăng-ghen, “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tƣ hữu và của nhà nƣớc” là một trong những tác phẩm kinh điển tiêu biểu của chủ nghĩa Mác, đƣợc rất nhiều các nhà khoa học và tổ chức thực tiễn tìm hiểu và khảo cứu. Chẳng hạn: Cuốn sách “Tìm hiểu tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tƣ hữu và của nhà nƣớc”, tác giả Lê Trọng Ân đã giới thiệu, định hƣớng cho ngƣời đọc nghiên cứu một cách toàn diện và có kết quả về tác phẩm kinh điển quan trọng này; hay phần giới thiệu tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tƣ hữu và của nhà nƣớc” đƣợc in trong Tập bài giảng Giới thiệu tác phẩm kinh điển triết học Mác - Lê-nin của Khoa Triết học - Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội của tác giả Lƣu Minh Văn giúp cho các sinh viên, học viên nắm đƣợc những nội dung, tƣ tƣởng, quan điểm và học thuyết triết học cơ bản trong tác phẩm. Với bài báo “Quan niệm của Ph. Ăng-ghen về tình yêu, hôn nhân và gia đình trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”” đăng trên Tạp chí Triết học, số 11 (174), ra tháng 11 năm 2005, tác giả Lê Ngọc Anh đã đƣa ra những ý kiến sâu sắc về vấn đề tình yêu, hôn nhân và gia đình. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi trọng vấn đề gia đìnhTrên cơ sở những tƣ tƣởng cơ bản về hôn nhân và gia đình của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đồng thời có sự vận dụng sáng tạo và phù hợp vào thực tiễn đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có những quan điểm chỉ đạo đúng đắn cho việc thực hiện quan hệ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa dân chủ, tiến bộ. Tuy nhiên, hiện nay, gia đình Việt Nam và những vấn đề gia đình ở Việt Nam đang đứng trƣớc những thách thức của thời kỳ đổi mới. Do vậy, chúng ta cần có sự quan tâm thỏa đáng đến vấn đề gia đình để xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng kinh tế - xã hội. 3. Mục đích và nhiệm vụ 3.1. Mục đích Tìm hiểu tƣ tƣởng của Ph. Ăng-ghen về vấn đề gia đình trong tác phẩm, từ đó rút ra ý nghĩa phƣơng pháp luận đối với việc xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ Khảo cứu những vấn đề lý luận về gia đình và quá trình phát triển những quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về vấn đề gia đình, chỉ ra xu hƣớng biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của triết học Mác - Lê-nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và đƣờng lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề gia đình. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp lô-gic - lịch sử, phƣơng pháp hệ thống, xã hội học… 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tƣ tƣởng của Ph. Ăng-ghen về vấn đề gia đình trong tác phẩm; Vận dụng những tƣ tƣởng đó, khảo sát tình hình, những vấn đề đặt ra và xu hƣớng biến đổi của gia đình Việt Nam dƣới các góc độ chính trị, kinh tế, xã hội 5.2. Phạm vi nghiên cứu Tập trung nghiên cứu tƣ tƣởng của Ph. Ăng-ghen về vấn đề gia đình trong tác phẩm; Những quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về vấn đề gia đình và thực tiễn vận động của gia đình Việt Nam trong hai mƣơi lăm năm đổi mới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Luận văn góp phần làm sáng tỏ những luận điểm, tƣ tƣởng của Ph. Ăng-ghen về gia đình và thực tiễn xây dựng gia đình ở Việt Nam; Kết quả nghiên cứu đề tài luận văn này có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu Triết học về vấn đề gia đình. 7. Kết cấu Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 2 chƣơng, 5 tiết. Chương 1 TƯ TƯỞNG CỦA PH. ĂNG-GHEN VỀ GIA ĐÌNH TRONG TÁC PHẨM “NGUỒN GỐC CỦA GIA ĐÌNH, CỦA CHẾ ĐỘ TƯ HỮU VÀ CỦA NHÀ NƯỚC” 1.1. Vị trí vấn đề gia đình trong tác phẩm 1.1.1. Giới thiệu chung về tác phẩm Tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tƣ hữu và của nhà nƣớc” đƣợc Ph. Ăng-ghen viết từ cuối tháng ba đến cuối tháng năm năm 1884; đƣợc xuất bản lần đầu tiên vào tháng mƣời năm 1884 tại Đuy-rich (Thụy Sỹ). Ph. Ăng-ghen viết tác phẩm với tính cách là “thực hiện di chúc” của C. Mác thông qua bản ghi chép về tác phẩm “Xã hội cổ đại” của L.H. Moóc-gan. Tác phẩm gồm hai lời tựa và chín chƣơng. Nghiên cứu tác phẩm giúp chúng ta có những căn cứ khoa học để xây dựng cho giai cấp vô sản những quan điểm đúng đắn, nhằm xây dựng chế độ xã hội mới; Đặc biệt, tác phẩm đã bổ sung, làm phong phú những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học và giúp chúng ta học tập đƣợc một mẫu mực về phƣơng pháp nghiên cứu khoa học. 1.1.2. Những tiền đề xuất phát tư tưởng về gia đình của Ph. Ăng-ghen trong tác phẩm Những vấn đề lý luận về gia đình đƣợc Ph. Ăng-ghen trình bày tập trung trong chƣơng 2 của tác phẩm. Trên cơ sở những tƣ liệu của Bắc-hô-phen, Mắc-Len-nan, và đặc biệt là những quan điểm duy vật của L.H. Moóc-gan về gia đình, đồng thời bổ sung chúng bằng những tƣ liệu mới, sử dụng những nhận xét phê phán và những ý kiến của C. Mác trong bản ghi chép và những tài liệu của riêng mình về lịch sử nhân loại, Ph. Ăng-ghen đã đƣa ra những tƣ tƣởng duy vật biện chứng về gia đình khi xem xét lịch sử hình thành và phát triển, cũng nhƣ vị trí và vai trò của gia đình trong đời sống xã hội. 1.2. Những nội dung cơ bản về vấn đề gia đình trong tác phẩm 1.2.1. Nguồn gốc của gia đình Từ việc nghiên cứu lịch sử nguyên thủy, Ph. Ăng-ghen đã cho thấy: gia đình là yếu tố năng động, thƣờng xuyên biến đổi khi xã hội phát triển từ giai đoạn thấp lên giai đoạn cao, tức từ hình thái kinh tế - xã hội thấp lên hình thái kinh tế xã hội cao chứ không cố định. Những biến đổi đó diễn ra theo chiều hƣớng lúc đầu là quan hệ hôn nhân chung, tức là tình trạng trong đó những ngƣời chồng sống theo chế độ nhiều vợ, và vợ của họ cũng đồng thời sống theo chế độ nhiều chồng, và vì vậy, con cái chung đều coi là chung của cả hai bên. Tình trạng này đã trải qua một loạt những biến đổi làm cho số ngƣời mà quan hệ hôn nhân chung gắn bó với nhau, lúc đầu là rất đông, về sau ngày càng thu hẹp lại, cho đến lúc chuyển hẳn thành chế độ hôn nhân một vợ một chồng nhƣ ngày nay. Đây chính là quá trình vận động và phát triển rất lâu dài của lịch sử phát triển gia đình. Nhƣ vậy, những điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định có tác dụng quyết định đến hình thức tổ chức và kết cấu của gia đình. Ngƣợc lại, gia đình và trình độ phát triển của gia đình cũng có tác động rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội, ảnh hƣởng trực tiếp đến việc tái tạo ra bản thân con ngƣời để bảo vệ nòi giống cũng nhƣ tái tạo ra sức lao động cho sản xuất xã hội. Từ đó, Ph. Ăng- ghen vạch rõ: Nguồn gốc phát triển của các hình thức gia đình trong lịch sử là do sự tác động của quy luật đào thải tự nhiên và do sự phát triển của những điều kiện kinh tế - xã hội, sự phát triển của tâm lý đạo đức, tình cảm của con người. Do đó, gia đình chuyển từ gia đình huyết tộc sang gia đình pu-na-lu-an, gia đình cặp đôi và gia đình một vợ một chồng. 1.2.2. Những hình thức gia đình trong lịch sử Trong tác phẩm, Ph. Ăng-ghen xem xét sự phát triển của các hình thức gia đình trong tƣơng quan với những biến đổi của phƣơng thức sản xuất ra của cải vật chất để từ đó đƣa ra những quan niệm khoa học về sự biến đổi của các hình thức gia đình từ chế độ mẫu quyền nguyên thủy đến gia đình hiện đại ngày nay. Qua khảo cứu lịch sử, Ph. Ăng-ghen nhận thấy, trong thời kỳ đầu tiên của lịch sử nhân loại đã từng tồn tại những hình thức khác nhau của chế độ quần hôn, sau đó xuất hiện hôn nhân đối ngẫu, kết hợp những đôi riêng lẻ trong một thời kỳ nhất định. Cuối cùng, chế độ hôn nhân một vợ một chồng xuất hiện. Gia đình huyết tộc hay còn gọi là gia đình cùng dòng máu, là giai đoạn đầu của gia đình, giai đoạn thấp của chế độ quần hôn, đƣợc hình thành trên cơ sở kết hôn của những ngƣời cùng thế hệ trong một huyết tộc, nghĩa là hôn nhân mang tính quần hôn giữa những ngƣời đàn ông và những ngƣời đàn bà có thể là anh em của nhau. Gia đình huyết tộc ra đời dựa trên chế độ kinh tế cộng sản nguyên thủy. Ở đó, tài sản thuộc về cộng đồng, chƣa có sở hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất nói riêng, tƣ hữu về tài sản nói chung. Trong gia đình huyết tộc, các con không thể biết chính xác đƣợc ai là bố đẻ của mình, trong khi có thể xác định một cách chắc chắn ngƣời mẹ. Do vậy, đây là một trong những nguyên nhân hình thành chế độ mẫu quyền. Gia đình Pu-na-lu-an đƣợc coi là bƣớc tiến thứ hai trong tổ chức gia đình, đƣợc hình thành trên những hình thức kết hôn tiến bộ hơn gia đình huyết tộc, đó là xoá bỏ hình thức kết hôn của những ngƣời cùng thế hệ. Đặc trƣng của hình thức gia đình pu-na-lu-an là “một số nhất định chị em gái cùng mẹ hoặc xa hơn… đều là vợ chung của những ngƣời chồng chung, trừ những anh em trai của họ ra; những ngƣời chồng đó… gọi nhau là “pu-na-lu-an”, nghĩa là bạn thân,… Cũng giống nhƣ thế, một số anh em trai cùng mẹ hoặc xa hơn, đều lấy chung một số vợ không phải là chị em gái của họ, và những ngƣời vợ đó đều gọi nhau là pu- na-lu-an”. Đặc trƣng đó cho thấy, trong gia đình pu-na-lu-an, con cái chỉ xác định đƣợc mẹ và ngƣời phụ nữ có vai trò quyết định đến sự tồn tại của gia đình. Do đó, khi phân tích sự tác động của yếu tố kinh tế đến sự biến đổi của các hình thức gia đình trong lịch sử, Ph. Ăng-ghen chỉ rõ rằng, kinh tế gia đình nguyên thủy chủ yếu dựa trên cơ sở của kinh tế hái lƣợm, ngƣời phụ nữ đóng vai trò chủ yếu thì quan hệ thân tộc chỉ đƣợc xác lập theo hệ mẹ. Và chế độ kinh tế cộng sản nguyên thủy đó chi phối tất cả các loại hình gia đình trong suốt thời đại mông muội và dã man. Gia đình cặp đôi là hình thức gia đình xuất hiện vào cuối thời kỳ mông muội. Cơ sở hình thành của hình thức gia đình này là kết hôn từng cặp. Nhƣng sự liên kết giữa từng đôi vợ - chồng ở hình thức này còn lỏng lẻo, chƣa bền vững, một bên có thể cắt đứt mối quan hệ này một cách dễ dàng, và con cái chỉ thuộc về ngƣời mẹ. Mặc dù có nhiều yếu tố mới nhƣ vậy, nhƣng gia đình cặp đôi chƣa có đủ điều kiện để xây dựng một cơ sở kinh tế riêng, mà vẫn phải dựa trên cơ sở kinh tế cộng sản nguyên thủy do thời trƣớc để lại. Cùng với sự phát triển đó của lực lƣợng sản xuất và sự phân công lao động mới xuất hiện, nên ảnh hƣởng của ngƣời phụ nữ trong đời sống kinh tế và quan hệ xã hội dần giảm sút. Lúc này, vai trò của ngƣời đàn ông ngày càng đƣợc khẳng định và dần giữ địa vị thống trị trong gia đình, khiến cho ngƣời đàn ông có xu hƣớng đảo ngƣợc trật tự thừa kế cổ truyền nhằm có lợi cho con mình. Sự xuất hiện của chế độ tƣ hữu làm cho hình thái gia đình mẫu quyền sụp đổ và chuyển sang chế độ phụ quyền. Sự thay đổi này là một trong những cuộc cách mạng triệt để nhất mà nhân loại đã trải qua. Ph. Ăng-ghen đã chỉ ra nguyên nhân của sự phát triển cho gia đình cặp đôi thành gia đình một vợ một chồng, cũng chính là nguyên nhân của sự thay thế chế độ mẫu quyền thành chế độ phụ quyền. Trong đó, chế độ gia đình gia trƣởng là hình thức trung gian giữa chế độ mẫu hệ và phụ hệ. Quyền chuyên chế của ngƣời đàn ông một khi đƣợc xác lập thì kết quả đầu tiên của nó thể hiện ra trong hình thức trung gian đã xuất hiện lúc đó, tức là gia đình gia trưởng. Nét đặc trƣng chủ yếu của hình thức gia đình gia trƣởng không phải là chế độ nhiều vợ, mà là việc thu nhận những ngƣời nô lệ và quyền lực gia trƣởng. Sự xuất hiện sở hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất chính là nguyên nhân xuất hiện hình thức gia đình tiếp theo, gia đình một vợ một chồng, hay còn gọi là chế độ hôn nhân cá thể. Nếu nhƣ các hình thức gia đình đã nêu ở trên đều xuất hiện từ yếu tố tự nhiên thì hình thức gia đình này đƣợc xuất hiện dựa trên yếu tố kinh tế. Gia đình một vợ một chồng đƣợc hình thành chủ yếu do sự phát triển của lực lƣợng sản xuất làm nảy sinh chế độ tƣ hữu và khi ấy gia đình trở thành những đơn vị kinh tế của xã hội. Hình thức này đƣợc duy trì cho đến ngày nay, và sẽ ngày càng hoàn thiện hơn khi xuất hiện chế độ sở hữu công cộng về tài sản nói chung, về tƣ liệu sản xuất nói riêng. Ph. Ăng-ghen vạch rõ chế độ một vợ một chồng là hình thức gia đình đầu tiên không dựa trên những điều kiện tự nhiên mà dựa trên những điều kiện kinh tế - tức là trên thắng lợi của sở hữu tƣ nhân đối với sở hữu công cộng và tự phát. Ngƣời phân tích triệt để những mâu thuẫn nội tại trong gia đình dƣới chế độ tƣ hữu, và coi đó là hình thức thu nhỏ của những mặt đối lập những mâu thuẫn tồn tại trong xã hội có phân chia giai cấp. Ở đây, chế độ một vợ một chồng có tính chất khá đặc biệt là “một vợ một chồng chỉ riêng đối với ngƣời đàn bà, chứ không phải đối với đàn ông”. Nền văn minh tƣ sản cũng không thể nào giải quyết và khắc phục đƣợc những mâu thuẫn và những sự đối lập trong gia đình đó, bởi lẽ “sự đối lập giai cấp đầu tiên xuất hiện trong lịch sử là trùng với sự phát triển của sự đối kháng giữa chồng và vợ trong hôn nhân cá thể, và sự áp bức giai cấp đầu tiên là trùng với sự nô dịch của đàn ông đối với đàn bà”. Tuy nhiên, trong xã hội tƣ sản, trong các giai cấp bị áp bức, Ph. Ăng-ghen nhận thấy, “đang hình thành những cuộc hôn nhân trong đó, tình cảm yêu thƣơng và kính trọng lẫn nhau giữ vai trò quyết định. Đó là sự liên kết tự nguyện của những con ngƣời bình đẳng với nhau”. Ngƣời khẳng định, chỉ có trong giai cấp vô sản, thì hôn nhân mới hình thành trên cơ sở tình yêu, tự do, tự nguyện của hai bên nam, nữ. Gia đình vô sản không có sự tính toán về lợi ích, “hôn nhân của ngƣời vô sản là hôn nhân của một vợ một chồng theo ngữ nghĩa nguyên, chứ tuyệt nhiên không phải là theo nghĩa lịch sử của danh từ đó”. Sự phân tích toàn diện của Ph. Ăng-ghen về quá trình phát sinh và phát triển của các hình thức gia đình cho chúng ta thấy tính liên tục một cách khoa học nhất, đúng đắn nhất của lịch sử nhân loại, điều mà trƣớc kia chƣa từng diễn ra. Lần đầu tiên trong lịch sử, bằng những cứ liệu khoa học, Ph. Ăng-ghen đã chỉ ra ba hình thức hôn nhân chính tƣơng ứng với ba giai đoạn phát triển của nhân loại: ở thời đại mông muội, có chế độ quần hôn; ở thời đại dã man, có chế độ hôn nhân cặp đôi; và ở thời đại văn minh, có chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Nấc thang phát triển các hình thức gia đình trong lịch sử đó là do sự quy định của trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại. 1.2.3. Sự biến đổi của gia đình trong tương lai Coi hôn nhân cá thể là hình thức tế bào của xã hội văn minh, hình thức mà chúng ta có thể dựa vào đó để nghiên cứu bản chất của hình thái gia đình trong xã hội văn minh, Ph. Ăng-ghen đã đƣa ra những dự báo về sự biến đổi hình thái gia đình ấy, khi mà nền sản xuất tƣ bản chủ nghĩa bị xóa bỏ, nền sản xuất xã hội chủ nghĩa đƣợc thiết lập. Từ quan điểm duy vật về lịch sử, Ph. Ăng-ghen đã chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa tình yêu, hôn nhân và gia đình, trong đó ông coi tình yêu và hôn nhân nhƣ những nhu cầu bức thiết của con ngƣời tự do và là cơ sở, nền tảng để xây dựng gia đình một vợ một chồng hạnh phúc, bền vững. Trƣớc hết, Ph. Ăng-ghen khẳng định tình yêu và hôn nhân là những giá trị cao quý của con ngƣời, là những quyền hết sức cơ bản của con ngƣời - quyền đƣợc tự do yêu đƣơng và tự do kết hôn. Và quyền tự do yêu đƣơng và tự do kết hôn này không chỉ là quyền cơ bản của ngƣời đàn ông, mà còn là của những ngƣời đàn bà trong xã hội. Bởi lẽ, họ đều là chủ thể, là những thành tố nhƣ nhau và không thể thiếu đƣợc của tình yêu và hôn nhân. Họ đều có quyền tự do yêu đƣơng, tự do đi đến hôn nhân và cộng đồng xã hội phải tôn trọng và bảo vệ, phải có nghĩa vụ và trách nhiệm tạo điều kiện cho họ đƣợc hƣởng những quyền cao quý và thiêng liêng đó. Để xây dựng một chế độ hôn nhân gia đình trong xã hội mới, Ph. Ăng-ghen chỉ ra những điều kiện kinh tế xã hội cần thiết tất yếu làm cơ sở cho chế độ một vợ một chồng đƣợc thực hiện trọn vẹn. Ngƣời viết: “Hiện nay, chúng ta đang tiến tới một cuộc cách mạng xã hội, trong đó các cơ sở kinh tế từ trƣớc tới nay của chế độ một vợ một chồng cũng nhƣ cơ sở của điều bổ sung cho nó là nạn mại dâm, đều nhất định sẽ bị tiêu diệt…các tƣ liệu sản xuất mà đƣợc chuyển thành tài sản xã hội thì chế độ lao động làm thuê, giai cấp vô sản cũng sẽ biến mất, và đồng thời cũng sẽ không còn một tình trạng một số phụ nữ… cần thiết phải bán mình vì đồng tiền nữa chế độ một vợ một chồng không những không suy tàn, mà cuối cùng lại còn trở thành một hiện thực - ngay cả đối với đàn ông nữa”. Việc xóa bỏ chế độ tƣ hữu, thực hiện công hữu hóa các tƣ liệu sản xuất và sự phát triển của nền đại công nghiệp sẽ tạo điều kiện giải phóng ngƣời phụ nữ, xây dựng quan hệ gia đình bình đẳng, hòa thuận. Và trong xã hội tƣơng lai ấy, tình yêu và hôn nhân sẽ là sự tự nguyện của cả ngƣời đàn ông và ngƣời đàn bà. Đó chính là điều kiện cho sự bình đẳng nam nữ trong xã hội. Nhƣ vậy, hôn nhân và gia đình bền vững phải đƣợc hình thành trên cơ sở của tình yêu và sự thỏa thuận tự do thật sự giữa hai vợ chồng. Theo Ph. Ăng-ghen, điều đó cần phải trở thành một nguyên tắc và bất cứ sự vi phạm nào đối với nguyên tắc này đều dẫn đến hôn nhân không tự do và cuộc sống gia đình không bền vững. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tƣ hữu và của nhà nƣớc” đƣợc Ph. Ăng-ghen viết vào năm 1884, với tính cách là “thực hiện di chúc” của C. Mác, để chứng minh sự đúng đắn trong những quan niệm duy vật lịch sử. Thông qua nghiên cứu lịch sử phát triển của gia đình, Ph. Ăng-ghen làm rõ vị trí của gia đình, mối quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội. Ông cho rằng: gia đình là một yếu tố năng động, không bao giờ đứng nguyên một chỗ mà chuyển từ hình thức thấp lên một hình thức cao cùng với sự phát triển của xã hội. Những điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định có tác dụng quyết định đến hình thức và kết cấu của gia đình. Ngƣợc lại, gia đình và trình độ phát triển của gia đình cũng có tác động rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội, ảnh hƣởng trực tiếp đến việc tái tạo ra bản thân con ngƣời, bảo vệ nòi giống cũng nhƣ tái tạo ra sức lao động cho sản xuất xã hội. Ph. Ăng-ghen vạch rõ nguồn gốc phát triển của các hình thức gia đình trong lịch sử là do sự tác động của quy luật đào thải tự nhiên và do sự phát triển của những điều kiện kinh tế - xã hội, sự phát triển của tâm lý đạo đức, tình cảm của con ngƣời. Do đó, gia đình đã chuyển từ gia đình huyết tộc sang gia đình pu-na-lu-an, gia đình cặp đôi và gia đình một vợ một chồng. Tuy nhiên, chỉ trong giai cấp vô sản, chế độ hôn nhân một vợ một chồng mới đƣợc thực hiện theo đúng nghĩa của nó, trên cơ sở là tình yêu chân chính giữa nam và nữ. Từ đó, trên quan điểm duy vật về lịch sử, Ph. Ăng-ghen đã luận giải một cách khoa học mối quan hệ biện chứng giữa tình yêu - hôn nhân - và gia đình. Đó chính là cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận về vấn đề gia đình để chúng ta vận dụng trong việc xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chương 2 Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG CỦA PH. ĂNG-GHEN VỀ GIA ĐÌNH TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề gia đình Theo Ph. Ăng-ghen chỉ có trong giai cấp bị áp bức, giai cấp vô sản, tình yêu nam nữ mới trở thành một quy tắc và thực tế đang là một quy tắc trong hôn nhân và gia đình. Ở đây, tất cả mọi cơ sở của chế độ hôn nhân một vợ một chồng cổ điển đều bị phá bỏ. Hôn nhân của ngƣời vô sản nảy sinh trên cơ sở tình yêu chân chính của nam và nữ và tồn tại vững chắc trên cơ sở đó. Đây chính là hình thức hôn nhân tiến bộ và cần tạo điều kiện để hôn nhân đƣợc thực hiện theo đúng nghĩa của nó. Những tƣ tƣởng về hôn nhân và gia đình đó chính là cơ sở lý luận để định hình nên những nguyên lý chỉ đạo cho việc thực hiện hôn nhân và gia đình ở Việt Nam. Cùng với thực tiễn xã hội của đất nƣớc, những quan điểm đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta đƣợc hình thành và phát triển phù hợp với từng giai đoạn cách mạng. Trong xã hội Việt Nam, gia đình là môi trƣờng bảo tồn văn hóa truyền thống, giáo dục nếp sống, hình thành nhân cách con ngƣời, đồng thời giúp mỗi cá nhân ngày càng hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, tinh thần, chuẩn bị hành trang hoà nhập vào cộng đồng xã hội. Nhận thức rất rõ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của gia đình đối với sự phát triển của cá nhân và của xã hội, nên, ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, cũng nhƣ trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn nhấn mạnh, quan tâm đến vấn đề hôn nhân và gia đình. Những nguyên tắc cơ bản về hôn nhân và gia đình đƣợc xác định trong các văn bản luật, trực tiếp nhất là Luật hôn nhân và gia đình. Đặc biệt, trong các văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Đảng ta đều nêu rõ vị trí, vai trò của gia đình đối với sự phát triển của cá nhân, xã hội; và trách nhiệm của mỗi cá nhân, xã hội đối với việc xây dựng gia đình hiện nay. 2.2. Xu hướng biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới Mặc dù có nhiều sự biến đổi so với kiểu gia đình truyền thống, nhƣng gia đình Việt Nam hiện nay chƣa thể là kiểu gia đình hiện đại. Bởi vì, gia đình hiện đại phải là sản phẩm của xã hội công nghiệp phát triển, dân cƣ có lối sống đô thị và đạt đến một trình độ văn minh khá cao. Trong khi đó, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu. Do vậy, gia đình Việt Nam ngày nay có thể đƣợc coi là kiểu “gia đình quá độ” trong bƣớc chuyển biến từ xã hội công nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại, với nhịp độ biến đổi và phát triển khá nhanh. Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới mang tính toàn diện cả về cơ cấu, các quan hệ, các chức năng cũng nhƣ vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình và đƣa đến những hệ quả đa chiều. 2.2.1. Biến đổi về quy mô, kết cấu gia đình Xu hƣớng hạt nhân hóa gia đình ở Việt Nam đang có chiều hƣớng gia tăng vì nhiều ƣu điểm và lợi thế của nó. Trƣớc hết, gia đình hạt nhân tồn tại nhƣ một đơn vị độc lập, gọn nhẹ, linh hoạt và có khả năng thích ứng nhanh với các biến đổi xã hội. Sự thu hẹp quy mô gia đình tạo điều kiện thúc đẩy sự bình đẳng giới, giảm bớt những mâu thuẫn và xung đột phát sinh từ việc chung sống trong gia đình nhiều thế hệ. Kiểu gia đình này tạo cho mỗi thành viên trong gia đình khoảng không gian tự do tƣơng đối lớn để phát triển tự do cá nhân. Ở đó, cá nhân tính đƣợc đề cao. Tuy nhiên, gia đình hạt nhân cũng có những điểm yếu nhất định. Tự do cá nhân đƣợc đề cao, cùng với sự ra đời của các phƣơng tiện hiện đại càng làm cho xu hƣớng cá nhân hóa mạnh mẽ hơn. Điều này dẫn đến các mối liên hệ trong gia đình trở lên lỏng lẻo hơn. Ngoài ra, sự phát triển của xã hội theo hƣớng “mở” cũng đặt gia đình Việt Nam trƣớc những nguy cơ bị xâm hại bởi các tệ nạn xã hội nhƣ ma túy, mại dâm, trẻ lang thang Do vậy, để củng cố sự bền vững của gia đình, chúng ta cần có nhiều hình thức hoạt động để nâng cao ý thức của công dân về vai trò, tầm quan trọng của gia đình, ý thức về việc xây dựng gia đình văn minh, bền vững. 2.2.2. Biến đổi về chức năng của gia đình Gia đình Việt Nam hiện nay, về cơ bản, vẫn là mô hình gia đình truyền thống đa chức năng. Các chức năng cơ bản của gia đình nhƣ: chức năng tái sản xuất con ngƣời và sức lao động; chức năng kinh tế; chức năng giáo dục; chức năng tâm - sinh lý, tình cảm ngày càng đƣợc đề cao và có điều kiện thực hiện tốt hơn. Sự biến đổi về chức năng tái sản xuất con người Trƣớc thời kỳ đổi mới, mức sinh ở nƣớc ta thƣờng rất cao, nhất là ở các vùng nông thôn. Nhƣng, hiện nay, với quá trình chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp sang công nghiệp, chức năng tái sản xuất ra con ngƣời đã có những biến đổi khác trƣớc. Nếu trƣớc đây việc sinh đẻ tùy theo tâm lý, ý muốn riêng của gia đình, dòng họ , thì ngày nay việc sinh đẻ của mỗi gia đình còn phụ thuộc vào ý thức xã hội, vào chính sách kinh tế - xã hội, chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của đất nƣớc. Nếu trƣớc đây, tâm lý thích đông con, sinh con trai để nối dõi tông đƣờng là tiêu chuẩn đầu tiên của chức năng sinh sản, thì hiện nay, những quan niệm đó không còn đƣợc ƣu tiên bằng việc nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Sự biến đổi về chức năng kinh tế Trong xã hội công nghiệp, chức năng sản xuất của gia đình thu hẹp dần và chức năng tiêu dùng lại có xu hƣớng tăng lên. Ở Việt Nam hiện nay, chức năng kinh tế của gia đình cũng không nằm ngoài xu hƣớng biến đổi này. Bƣớc sang thời kỳ đổi mới, việc coi kinh tế “hộ gia đình” là một thành phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, làm cho kinh tế gia đình đƣợc cải thiện. Kinh tế phát triển nhanh, thu nhập của gia đình tăng lên, nên nhu cầu tiêu dùng của gia đình đã có những biến đổi khá rõ nét. Trong xã hội, đã có sự chuyển giao một phần việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gia đình cho các dịch vụ xã hội. Sự biến đổi về chức năng giáo dục Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc tác động làm cho chức năng giáo dục của gia đình cũng diễn ra sự biến đổi theo nhiều xu hƣớng. Những gia đình có trách nhiệm với con cái, thƣờng có sự kết hợp chặt chẽ giữa các môi trƣờng giáo dục: gia đình - nhà trƣờng - xã hội. Bên cạnh đó, những nhóm gia đình quá tập trung vào lợi ích kinh tế và tự do cá nhân thƣờng phó mặc chức năng giáo dục con cái cho nhà trƣờng và xã hội. Sự biến đổi về chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm - sinh lý Quá trình công nghiệp hóa đất nƣớc ở Việt Nam đã có tác động làm biến đổi chức năng này của gia đình theo các xu hƣớng khác nhau, chủ yếu tập trung ở hai nhóm: nhóm gia đình đáp ứng, thỏa mãn đƣợc những nhu cầu tâm - sinh lý của các thành viên và nhóm gia đình ít quan tâm đến việc thỏa mãn nhu cầu tâm - sinh lý của các thành viên. [...]... (2005), Quan niệm của Ph.Ăng-ghen về tình yêu hôn nhân và gia đình trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tƣ hữu và của nhà nƣớc”, Tạp chí Triết học, số 11, tr 25-29 2 Lê Trọng Ân (2004), Tìm hiểu tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 3 Mai Huy Bích (2003), Xã hội học gia đình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 4 Bộ Giáo dục và đào tạo (2004),... thiết của con ngƣời và là cơ sở, nền tảng để xây dựng gia đình một vợ một chồng hạnh phúc, bền vững Vận dụng tƣ tƣởng của Ph Ăng-ghen về vấn đề gia đình trong xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam, Đảng và Nhà nƣớc ta đã sớm nhận thức rất rõ vị trí, vai trò đặc biệt của gia đình đối với sự phát triển của cá nhân và của xã hội Ngay từ khi ra đời, và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà. .. (2002), Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 41 Nguyễn Thị Thọ (2011), Xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 42 Nguyễn Thị Thuý (2007), Gia đình Việt Nam và vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 4, tr 37-41 43 Trần Hữu Tòng - Trƣơng Thìn (1997), Xây dựng gia đình văn hoá trong sự... nghĩ về xây dựng chiến lƣợc phát triển gia đình hiện nay, Tạp chí Cộng sản, số 30, tr 27 34 Nguyễn Duy Quý (2006), Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 35 Trần Văn Sơn (s.t và tuyển chọn) (2001), Những quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình, Nxb Lao động, Hà Nội 36 Tạ Quang Tâm (biên soạn) (2009), Vấn đề gia đình và xây dựng gia đình văn hóa, Sở Văn... đối với phụ nữ, ngƣời trẻ tuổi, con cái trong gia đình Đồng thời, cần chống lại những ảnh hƣởng tiêu cực của văn hóa gia đình từ bên ngoài tác động đến văn hóa gia đình Việt Nam 2.3.2 Hoàn thiện, bổ sung hệ thống pháp luật, chính sách về xây dựng gia đình Trong giai đoạn đổi mới đất nƣớc, cùng với xu hƣớng biến đổi của gia đình, cần pháp luật hóa và tăng tính thực thi những điều khoản cụ thể về vấn đề. .. và gia đình Việt Nam phù hợp với từng giai đoạn cách mạng Công cuộc đổi mới đất nƣớc mà Đảng ta tiến hành hơn hai mƣơi lăm năm qua đã có những tác động to lớn làm biến đổi gia đình Việt Nam trên nhiều phƣơng diện và xu hƣớng khác nhau cả về quy mô, kết cấu, chức năng của gia đình, cũng nhƣ vị thế, vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình hiện nay Vận dụng tƣ tƣởng của Ph Ăng-ghen về vấn đề gia đình, ... trọng của mình trong gia đình cũng nhƣ trong xã hội Đó là minh chứng cho sự thay đổi lớn về mặt tƣ duy, nhận thức và hành động của Đảng và Nhà nƣớc, cũng nhƣ sự nỗ lực không ngừng của ngƣời phụ nữ Việt Nam, góp phần xây dựng quê hƣơng đất nƣớc ngày càng văn minh, giàu mạnh, đƣa vị thế xã hội của ngƣời phụ nữ lên một tầm cao mới 2.3 Vận dụng tư tưởng của Ph Ăng-ghen trong xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện. .. nhân - gia đình vào sự nghiệp xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc trong điều kiện mới, đòi hỏi chúng ta phải thực hiện những giải pháp và chính sách đồng bộ Trong đó, cần tập trung vào các giải pháp nhƣ: Tạo lập các điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển gia đình, khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vấn đề gia đình, kế... thiện, bổ sung thể chế pháp luật, chính sách về gia đình; Tiếp tục sự nghiệp giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới KẾT LUẬN Tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tƣ hữu và của nhà nƣớc” đƣợc Ph Ăng-ghen viết năm 1884 Với những quan điểm khoa học và tƣ tƣởng cách mạng triệt để, tác phẩm góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu lý luận, hƣớng dẫn thực tiễn đấu tranh lúc bấy giờ; và. .. và gia đình, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh 47 Đặng Ánh Tuyết (2005), Gia đình và vị thế ngƣời phụ nữ qua Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tƣ hữu và của nhà nƣớc”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 11, tr 15-25 48 Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em (2007), Gia đình và cộng đồng, Nxb Giáo dục, Hà Nội 49 Lê Ngọc Văn (1998), Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hoá, Nxb Giáo dục, Hà Nội 50 Lê Ngọc Văn - Nguyễn . “NGUỒN GỐC CỦA GIA ĐÌNH, CỦA CHẾ ĐỘ TƯ HỮU VÀ CỦA NHÀ NƯỚC” 1.1. Vị trí vấn đề gia đình trong tác phẩm 1.1.1. Giới thiệu chung về tác phẩm Tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tƣ hữu và. tác giả chọn: Vấn đề gia đình trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước với việc xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay làm đề tài nghiên cứu của mình. 2 Vấn đề gia đình trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tƣ hữu và của nhà nƣớc với việc xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thuỳ Dƣơng Trƣờng

Ngày đăng: 26/06/2015, 14:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan