Những yêu cầu đối với bài tập dạy tiếng Việt và việc xây dựng hệ thống bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5...28 1.3.. Trên con đường tiến lên Chủ nghĩa xã hội, một nền giáo dục
Trang 1Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kếtquả nghiên cứu nên trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trongbất kì một công trình nào khác
Họ và tên tác giả
Trang 2Lời cảm ơn
Trước hết em xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo TS Trương Thị Thanh Thoài người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em về kiến thức và phương pháp
để em hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này.
Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo,các em học sinh trường tiểu học Hải Đình – Đồng Hới – Quảng Bình,bạn bè
và người thân đã động viên khích lệ và tạo điều kiện cho em trong thời học tập và thực hiện khóa luận.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, tháng 5 năm 2015
1.2 Trần Thảo Nam
Trang 3Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 5 1.1.Cơ sở lí luận 8
1.1.1 Cơ sở ngôn ngữ học 8
1.1.1.1 Đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt với việc phát triển vốn từ cho học sinh tiểu học 8 1.1.1.1.1 Đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt 8
1.1.1.1.2 Kết luận sư phạm 16
1.1.1.2 Các lớp từ tiếng Việt và việc phát triển vốn từ cho học sinh tiểu học 17
1.1.1.2.1 Các lớp từ tiếng Việt 17
1.1.1.2.2 Kết luận sư phạm 22
1.1.1.2.3 Trường nghĩa của từ và vấn đề thiết kế bài tập phát triển vốn từ 23
1.2 Cơ sở tâm lí giáo dục học 24
1.2.1 Mục tiêu dạy học tiếng Việt và việc dạy học từ cho học sinh lớp 5 24
1.2.2 Các yếu tố tâm lí của học sinh lớp 5 có liên quan đến việc phát triển vốn từ 25 1.2.3 Cơ chế của hoạt động tích lũy từ và bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học 27 1.2.4 Những yêu cầu đối với bài tập dạy tiếng Việt và việc xây dựng hệ thống bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5 28
1.3 Cơ sở thực tiễn 33
1.3.1 Tình hình dạy và học từ trong nhà trường tiểu học 33
1.3.2 Các dạng bài tập phát triển vốn từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học.34 1.3.2.1 Mục đích và cách thức khảo sát 34
1.3.2.2 Phân loại và miêu tả các bài tập phát triển vốn từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học 34
Trang 41.3.2.3 Nhận xét, đánh giá về các bài tập phát triển vốn từ trong sách giáo khoa
Tiếng Việt tiểu học 36
Chương 2 : MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 5 2.1 Giới thiệu khái quát hệ thống bài tập 38
2.2 Miêu tả các dạng bài tập 41
2.2.1 Nhóm bài tập phát triển vốn từ theo cấu tạo của từ tiếng Việt (A) 41
2.2.1.1 Dạng bài tập phát triển vốn từ theo cấu tạo của từ đơn (A.1) 41
2.2.1.3 Dạng bài tập phát triển vốn từ theo cấu tạo từ ghép (A.3) 44
2.2.2 Nhóm bài tập phát triển vốn từ theo đặc điểm các lớp từ tiếng Việt (B) 45
2.2.2.1 Dạng bài tập phát triển vốn từ theo đặc điểm từ đồng nghĩa (B.1) 45
2.2.2.3 Dạng bài tập phát triển vốn từ theo đặc điểm từ đồng âm (B.3) 48
2.2.2.4 Dạng bài tập phát triển vốn từ theo đặc điểm từ nhiều nghĩa (B.4) 49
2.2.2.5 Dạng bài tập phát triển vốn từ theo đặc điểm từ địa phương (B.5) 52
2.2.2.6 Dạng bài tập phát triển vốn từ theo đặc điểm từ thuật ngữ (B.6) 53
2.2.2.7 Dạng bài tập phát triển vốn từ theo đăc điểm từ mượn (B.7) 54
2.2.3 Nhóm bài tập phát triển vốn từ theo chủ đề (C) 55
2.3 Phương hướng triển khai hệ thống bài tập phát triển vốn từ vào thực tiễn dạy học ở lớp 5 56
Chương 3: THỰC NGHIỆM DẠY HỌC 3.1 Mục đích thực nghiệm 57
3.2 Đối tượng, thời gian, địa bàn thực nghiệm 57
3.3 Nội dung thực nghiệm 58
3.3.1 Thực nghiệm thăm dò khả năng thực hiện các bài tập về từ của học sinh lớp 5 .58
3.3.2 Thực nghiệm kiểm tra, đánh giá 59
3.4 Phương pháp thực nghiệm 59
3.4.1 Thực nghiệm thăm dò 59
3.3.2 Thực nghiệm dạy học 60
3.5 Kết quả thực nghiệm 60
Trang 53.5.1 Thực nghiệm thăm dò khả năng thực hiện các dạng bài tập về từ 60
3.5.2 Thực nghiệm kiểm tra, đánh giá 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Trang 6Theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “ Phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao, đổi mới cơ bản và toàn diện sự nghiệp giáo dục là một trong ba khâu đột phá của đất nước trong giai đoạn tới”.
Như vậy, giáo dục giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc đào tạo và bồidưỡng năng lực chất lượng cao cho đất nước Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học cónhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh Năng lực hoạtđộng ngôn ngữ được thể hiện trong bốn hoạt động ngôn ngữ tương ứng với bốn kĩnăng nghe, nói, đọc, viết
Từ xưa đến nay, các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ đã khẳng định: Từ là đơn vị
cơ bản, đơn vị trung tâm của hệ thống ngôn ngữ Có thể nói ngôn ngữ của chúng ta
là ngôn ngữ của từ, cho nên nếu không có từ thì không có bất cứ ngôn ngữ nào.Chính vì vậy từ giữ vai trò và vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ.Điều này cũng giải thích tại sao ngay từ bậc tiểu học người ta đã quan tâm đến việcdạy từ ngữ cho học sinh
Theo cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “ Trong ngôn ngữ thì từ quantrọng nhất, rồi đến câu, sau đó đến văn” Cho nên dạy từ là rất cần thiết Ngay từbậc tiểu học, từ ngữ cần được dạy trong tất cả các môn học của bậc tiểu học Đặcbiệt là môn Tiếng Việt, với tính chất là môn học công cụ việc dạy từ càng quantrọng hơn Bởi muốn giao tiếp tốt học sinh phải có vốn từ, tức là phải hiểu từ, cókhả năng huy động và sử dụng từ, vốn từ của các em càng giàu có thì khả năng huyđộng và lựa chọn từ càng nhanh và chính xác, sự trình bày tư tưởng, tình cảm càng
rõ ràng, đặc sắc Vốn từ là những kĩ năng từ ngữ học sinh tiếp thu được ở tiểu học,
là cơ sở để các em tiếp tục học tốt ở các bậc học sau Chính vì vậy, việc phát triểnvốn từ cho học sinh tiểu học có vai trò rất quan trọng
Vốn từ là nền móng để phát triển ngôn ngữ, mà ngôn ngữ đóng vai trò quantrọng trong sự phát triển về trí tuệ của trẻ Vốn từ được sử dụng trong lời nói đượccoi là một phương tiện tác động rất tinh tế trong hệ thống xây dựng môi trường Sư
Trang 7phạm có định hướng, bởi trong ngôn ngữ lời nói không chỉ có thông tin mà còn cóngôn ngữ tình cảm Ngôn ngữ nói có thể tạo nên hiện thực tâm lý có sức mạnh đặcbiệt Trên con đường tiến lên Chủ nghĩa xã hội, một nền giáo dục xã hội chủ nghĩacần tạo ra những con người hoàn thiện về mọi mặt, trong đó phát triển vốn từ phongphú nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
Tuy nhiên, thực tiễn dạy – học từ ngữ ở bậc tiểu học nói chung, lớp 5 nói riênghiện nay còn gặp những khó khăn, hạn chế nhất định Nhìn chung các giáo viên tiểuhọc đều cho rằng từ ngữ là một môn học khó cả đối với người dạy và người học.Nhiều giáo viên còn lung túng khi dạy bài từ ngữ, phần lớn còn lệ thuộc vào sáchgiáo khoa và sách hướng dẫn, chưa tạo được tình huống giao tiếp cụ thể, sinh động
để học sinh luyện tập sử dụng từ, chưa gây được hứng thú học tập của các em, tiếthọc còn gò bó, nặng nề
Về phía học sinh, qua các bài học từ ngữ, các em được trang bị một vốn từngày càng phong phú nhưng hiện tượng học sinh chưa hiểu đầy đủ về từ, dùng từsai, không phù hợp với ngữ cảnh, còn nhiều vốn từ của các em chưa trở thành vốn
từ tích cực trong hoạt động tư duy và giao tiếp Nhìn chung hiệu quả của giờ học từngữ ở tiểu học chưa đạt yêu cầu mong muốn
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu ngôn ngữ nói chung, từ ngữ nóiriêng trong hoạt động giao tiếp đã được nhiều nhà ngôn ngữ học và những ngườinghiên cứu về phương pháp giảng dạy tiếng quan tâm
Ở nước ta, đã có những cuốn sách, những bài viết nói về một số phương tiệncủa từ trong hoạt động giao tiếp, trong ngôn bản
Tuy nhiên, việc vận dụng quan điểm dạy ngôn ngữ, dạy từ theo hướng giaotiếp vào từng phân môn của môn Tiếng Việt ở nhà trường phổ thông là vấn đề cònphải nghiên cứu Việc dạy từ ngữ ở nhà trường tiểu học theo định hướng cho đếnnay nhìn chung chưa được nghiên cứu, vận dụng một cách cụ thể
Xuất phát từ những vấn đè nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “ Một số dạng bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5” Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
của việc dạy học tiếng Việt ở tiểu học
2 Lịch sử vấn đề
Phương pháp dạy học đã có từ rất lâu và nó được coi là vấn đề cốt lõi của líluận dạy học Hiện nay, có rất nhiều nhà nghiên cứu đi sâu, tìm hiểu việc áp dụngphương pháp dạy học tích cực vào dạy học ở nhà trường Phổ thông
Trang 8Từ những năm 1960, vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã đặt
ra trong ngành giáo dục nước ta Năm 1998, hai tác giả Lê Phương Nga và Nguyễn
Trí đã viết cuốn “ Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học” Cuốn sách không
phải là chuyên luận đi sâu vào một vấn đề cụ thể, nóng hổi đang đặt ra với các nhàgiáo dục Tuy nhiên, sự thống nhất trong cả cuốn sách chính là quan điểm giao tiếptrong dạy học Tiếng Việt, một định hướng dạy học nhằm phát triển ở học sinh công
cụ giao tiếp và công cụ tư duy Năm 2003, Trần Bá Hoành cùng tác giả Nguyễn ThịHạnh, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí,… đã viết nhiều cuốn sách đi sâu nghiên cứu
vấn đề đổi mới phương pháp theo hướng tích cực như “ Áp dụng dạy và học tích
cực trong môn Tiếng Việt”, “ Áp dụng dạy và học trong môn văn học”…
Cùng với sự thay đổi chương trình sách giáo khoa bậc tiểu học, việc đổi mớiphương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung dạy học đã đề ra là một trong
những vấn đề đang được mọi người quan tâm Trong cuốn “ Dạy và học môn Tiếng
Việt ở tiểu học theo chương trình mới”, tác giả Nguyễn Trí đã nhấn mạnh việc phối
hợp các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của học sinhtrong dạy học Tiếng Việt
Tác giả Trịnh Mạnh có bài “Dạy từ ngữ cho học sinh cấp một phổ thông” Tài
liệu này có hai đóng góp quan trọng Thứ nhất, là xác định được ba nhiệm vụ cụ thểcủa dạy từ (chính xác vốn từ, phong phú vốn từ, tích cực hóa vốn từ) Thứ hai, là tàiliệu đã xác định nội dung cụ thể của việc dạy từ, nên dạy cái gì và không nên dạy
cái gì? Ngoài ba nhiệm vụ cơ bản mà Trịnh Mạnh đã đề cập, bài viết “Những điểm
mới làm cơ sở cho việc dạy và học môn Tiếng Việt ở trường Trung học cơ sở”
(Giáo dục số phụ, 1986) Tác giả Lê Cận có bổ sung thêm nhiệm vụ thứ tư của việc
dạy từ đó là “ Giúp học sinh chuẩn mực hóa vốn từ” Nhiệm vụ này xuất phát từ
yêu cầu làm đẹp, làm trong sáng vốn từ của học sinh
Tác giả Lê Phương Nga đã tiến hành “ Tìm hiểu vốn từ của học sinh tiểu
học” Đây là chương trình có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì đã giải quyết hai nhiệm
vụ : làm rõ khả năng hiểu nghĩa từ của học sinh tiểu học và xác định được khả năng
sử dụng của các em Tác giả đã đưa ra những con số thống kê về thực trạng nắmnghĩa từ và sử dụng từ của học sinh Từ việc đó tác giả phân tích rõ các đặc điểmgiải nghĩa từ và sử dụng từ của học sinh, đồng thời thấy được cả những lúng túngcủa các em khi thực hiện những hoạt động này
Luận án của tác giả Lê Hữu Tỉnh đã xây dựng “ Hệ thống bài tập rèn luyện
năng lực sử dụng từ ngữ cho học sinh tiểu học” Luận án đưa ra một hệ thống bài
tập dạy từ cho học sinh tiểu học, với một cái nhìn toàn cục, tổng thể về diện mạo
Trang 9của các bài dạy từ ở tiểu học Tác giả đã phân tích về mục đích, ý nghĩa, tác dụngcủa bài tập, các tiều loại bài tập Hệ thống bài tập cho phép người sử dụng lựa chọntừng bài vào điều kiện dạy học cụ thể Có thể nói, vấn đề dạy từ cho học sinh tiểuhọc không phải là vấn đề hoàn toàn mới, đã có rất nhiều tài liệu đều đã đề cập đầy
đủ và sâu sắc mọi khía cạnh của việc dạy từ như: dạy học sinh phát triển mở rộng,
hệ thống hóa vốn từ, nắm nghĩa từ, hay rèn luyện kĩ năng dùng từ…và việc vậndụng các phương pháp dạy học tích cực để dạy tiếng Việt theo chương trình mới.Tuy nhiên các tài liệu trên vẫn chưa đi sâu nghiên cứu về kiểu bài phát triểnvốn từ ở lớp 5 Việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực phù hợp cho từngtiết học, bài học, phù hợp với đối tượng học sinh để phát huy tính tích cực hoạtđộng học tập của học sinh lớp 5 cũng chưa được các nhà giáo dục quan tâm nghiêncứu cụ thể Thế nhưng chính từ các tài liệu này chúng tôi đã tiếp thu được nhiềuđiều bổ ích làm căn cứ cho việc đề xuất cách vận dụng một số phương pháp dạy họctích cực vào dạy học kiểu bài phát triển vốn từ ở lớp 5 của mình
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cấu trúc của hệ thống bài tập, nộidung và hình thức bài tập phát triển vốn từ ( theo chương trình và sách giáo khoahiện hành)
3.2 Các bài tập do đề tài đề xuất được sử dụng trong các giờ thực hành luyệntập về từ trong những tiết dạy của các phân môn như chính tả, tập đọc, kể chuyện,tập làm văn, luyện từ và câu; có sự phối hợp giữa giáo viên và học sinh trong nhàtrường
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên đối tượng học sinh trường tiểu học HảiĐình ( lớp 51 và 52)
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Đề tài đưa ra một số dạng bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5
Hệ thống bài tập này phải mang tính sáng tạo, đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm;đồng thời phải phù hợp với mục tiêu môn Tiếng Việt lớp 5; khắc phục được nhữnghạn chế và thiếu sót trong sách giáo khoa Tiếng Việt hiện hành Mặt khác, đề tàiphải mang tính khả thi, được ứng dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả dạy học
4.2 Để đạt được mục đích trên, đề tài phải giải quyết được những nhiệm vụ
cơ bản sau:
Xây dựng được cơ sở lí luận và thực tiễn của một số dạng bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5 Cụ thể, đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu các lĩnh vực khoa
Trang 10học có liên quan thuộc Ngôn ngữ học, Giáo dục học, Tâm lí học, Tâm lí lứa tuổi,Tâm lí học sư phạm, Lí luận dạy học hiện đại, Phương pháp dạy học tiếng Việt;nghiên cứu thực trạng dạy học từ ở tiểu học, đặc biệt là lớp 5 Trên cơ sở đó, phântích và rút ra những kết luận sư phạm cần thiết nhằm xây dựng cấu trúc, nội dungmột số bài tập phát triển vốn từ và hình thức hướng dẫn học sinh luyện tập.
Xây dựng, giới thiệu cụ thể một số dạng bài tập
Nêu phương hướng triển khai một số dạng bài tập vào thực tiễn dạy học ở tiểuhọc Đề tài phải trình bày được phương hướng triển khai một số dạng bài tập pháttriển vốn từ cho học sinh lớp 5 vào trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệuquả giảng dạy
Tổ chức thử nghiệm sư phạm, phân tích kết quả thử nghiệm nhằm đánh giákhả năng đưa các dạng bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5 vào thực tế dạyhọc tiếng Việt lớp 5
5 Phương pháp nghiên cứu
Nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài, chúng tôi đã kết hợp sử dụngcác phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
5.1 Phương pháp thống kê – phân loại, thống kê – so sánh
Phương pháp thống kê – phân loại được sử dụng trong liệt kê, phân loại hệthống bài tập, phân loại hệ thống từ nhằm đưa ra những con số chính xác về cácdạng bài tập trong sách Tiếng Việt tiểu học Từ đó làm cơ sở cho những nghiên cứutiếp theo
Phương pháp thống kê – so sánh được sử dụng trong đối chứng kết quả thửnghiệm
5.2 Phương pháp quan sát
Phương pháp này được sử dụng trong các tiết dự giờ, quan sát học sinh trongcác hoạt động khác… để đánh giá mức độ và khả năng sử dụng từ của học sinh
5.3 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn được sử dụng trong tìm hiểu thực tiễn dạyhọc từ ở lớp 5 nói riêng, ở tiểu học nói chung Thông qua dự giờ, quan sát, giáo viênlập phiếu điều tra để nắm tình hình sử dụng từ của học sinh Từ đó, nghiên cứu, xử
lí kết quả và rút ra được những kết luận làm cơ sở để xây dựng bài tập phát triểnvốn từ cho học sinh lớp 5
5.4 Phương pháp thu thập thông tin
Sử dụng trong thu thập ý kiến giáo viên, học sinh; thu thập tài liệu
Trang 115.5 Phương pháp thử nghiêm sư phạm
Phương pháp này được sử dụng trong khâu hoàn tất quá trình nghiên cứunhằm xem xét, xác nhận tính khả thi của bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5
mà đề tài nghiên cứu Các thử nghiệm được sử dụng gồm:
- Thử nghiệm thăm dò nhằm thăm dò khả năng tực hiện của các dạng bài tập
mà đề tai đưa ra
- Thử nghiệm dạy học nhằm kiểm chứng, đánh giá khả năng ứng dụng của hệthống bài tập vào các tiết dạy cụ thể trong môn Tiếng Việt lớp 5
6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
6.1 Ý nghĩa lí luận
Đề tài góp phần tìm hiểu thêm về từ tiếng Việt, nghiên cứu đặc điểm cấu tạo,ngữ nghĩa, giá trị sử dụng từ trong ngôn ngữ và giao tiếp Đây là những lớp từ quantrọng được sử dụng trong nhiều loại văn bản và trong lời ăn tiếng nói hằng ngày
Đề tài góp phần làm phong phú thêm lí luận dạy học từ nói riêng và dạy họctiếng Việt nói chung qua việc xây dựng cơ sở khoa học của các dạng bài tập pháttriển vốn từ cho học sinh lớp 5
6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn
Đề tài đã xây dựng được một số bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5mang tính thực tiễn, giúp học sinh phát triển được vốn từ cũng như cách sử dụngcủa một lớp từ mang tính biểu đạt cao
Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho các giáo viên, phụ huynh và học sinh trongdạy và học tiếng Việt ở tiểu học
7 Cấu trúc đề tài
Luận văn gồm những phần sau:
Phần mở đầu bao gồm lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, đối tượng và phạm vinghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng gópcủa đề tài, bố cục của đề tài
Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn của hệ thống bài tập phát triểnvốn từ cho học sinh lớp 5
Chương 2: Một số dạng bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5
Chương 3: Thử nghiệm dạy học
Phần kết luận – kiến nghị: Những kết quả đạt được của đề tài, đồng thời trìnhbày những kiến nghị, đề xuất
Trang 12Tài liệu tham khảo: Thống kê 20 tài liệu mà chúng tôi đã sử dụng trong quátrình nghiên cứu đề tài.
Phần phụ lục: giới thiệu phiếu điều tra về thực trạng dạy học từ ở lớp 5, đề bàikiểm tra ( phiếu bài tập) dùng trong thực nghiệm thăm dò, giáo án thực nghiệm,phiếu nhận xét các tiết dạy thực nghiệm, đề bài kiểm tra dùng trong thực nghiệmkiểm tra đánh giá (thực nghiệm dạy học)
Trang 131.4.1 Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT
TRIỂN VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 5 1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Cơ sở ngôn ngữ học
Ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người, là phươngtiện giao tiếp Nó được dùng để trao đổi những tâm tư tình cảm, dùng để thể hiệnnhững yêu cầu, mong muốn, dùng để trao đổi những kinh nghiệm… Ngoài ra ngônngữ bao gồm những yếu tố và các đơn vị của ngôn ngữ, đó là: âm vị, hình vị, từ vàcâu
Những vấn đề xoay quanh ngôn ngữ luôn được nghiên cứu tranh luận, trong
đó phương thức cấu tạo từ cũng như vậy Từ chứa trong mình những giá trị vô cùngsâu sắc
Trước hết từ mang trong mình những đặc trưng có tính chất loại hình củatiếng Việt cũng như các ngôn ngữ đơn lập khác ở phương đông Đây là một hiệntượng đặc trưng cho loại hình ngôn ngữ đơn lập Chính vì vậy, làm giàu vốn từ chohọc sinh cũng là một trong những biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho người học
1.1.1.1 Đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt với việc phát triển vốn từ cho học sinh tiểu học.
1.1.1.1.1 Đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt
Các từ trong ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Việt nói riêng, có một sốlượng rất lớn Nhưng mỗi một từ không phải hoàn toàn khác biệt với những từ khác,
mà chúng có những điểm giống nhau Những từ này hình thành những loại, nhữnglớp, những nhóm lớn nhỏ khác nhau trong lòng kho từ vựng Dựa vào đó có thểphân các từ thành các loại
Các từ có thể có điểm giống nhau về âm thanh, chẳng hạn ở phần vần, ởphần phụ âm đầu, hoặc ở tất cả thành phần âm thanh Từ đó ta có các từ gần âmhoặc đồng âm…
Các từ có thể giống nhau về kiểu cấu tạo, từ đó chúng hợp thành các kiểu từxét về mặt cấu tạo
Các từ có thể có điểm giống nhau về ngữ nghĩa, từ đó hình thành những hệthống ngữ nghĩa với mức độ lớn nhỏ khác nhau: các trường nghĩa, các lớp từ gầnnghĩa, đồng nghĩa…
Trang 14Các từ có thể có điểm giống nhau về nguồn gốc, về phạm vi sử dụng, về đặcđiểm phong cách Chúng họp thành các lớp từ xét theo nguồn gốc ( các từ gốc Việt,các từ vay mượn), các lớp từ nghề nghiệp, các lớp từ thuộc phong cách chức năngkhác nhau.
Trong ngôn ngữ còn có một loại hệ thống khác của các từ Hệ thống nàyđóng vai trò quan trọng trong cơ cấu tổ chức của ngôn ngữ, cũng như trong hoạtđộng của ngôn ngữ Đó là hệ thống các từ được hình thành trên cơ sở các đặc điểmngữ pháp giống nhau của các từ Dựa và những đặc điểm ngữ pháp giống nhau này,người sử dụng ngôn ngữ có cơ sở để dùng từ khi nói, khi viết, để lĩnh hội khi nghe,khi đọc, còn người nghiên cứu và học tập ngôn ngữ có cơ sở để phân chia các từ,nhận biết được đặc điểm ngữ pháp của từ
Nếu không đòi hỏi thật nghiêm ngặt và chấp nhận một cách nhìn để làm việcthì quan niệm về từ đã trình bày ở phần trên là có thể dùng được cho tiếng Việt Cóthể phát biểu lại như sau:
Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh,
có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu
Ví dụ: - nhà, người, áo, cũng, nếu,sẽ, thì,…
- đường sắt, sân bay, dạ dày, đen sì, dai nhách…
a Đơn vị cấu tạo
Đơn vị cơ sở để cấu tạo từ tiếng Việt là các tiếng, cái mà ngữ âm học vẫn gọi
là các âm tiết Mặc dù nguyên tắc phổ biến là các từ được cấu tạo từ các hình vị,nhưng hình vị trong các ngôn ngữ khác nhau có thể không như nhau
a.1 Tiếng của tiếng Việt có giá trị tương đương như hình vị trong các ngônngữ khác, và người ta cũng gọi chúng là các hình tiết – âm tiết có giá trị hình tháihọc
- Về hình thức: nó trùng với âm đoạn phát âm tự nhiên được gọi là âm tiết
- Về nội dung: nó là đơn vị nhỏ nhất có nội dung được thể hiện Chi ít nó cũng
có giả trị hình thái học (cấu tạo từ) Sự có mặt hay không có mặt của một tiếngtrong một “ chuỗi lời nói ra” nào đó, bao giờ cũng đem đến tác động nhất định vềmặt này hay mặt khác
Ví dụ: - đỏ - đo đỏ - đỏ đắn – đỏ rực – đỏ khé – đỏ sẫm…
- vịt – chân vịt – chân con vịt…
a.2 Xét về ý nghĩa, về giá trị ngữ pháp, về năng lực tham gia cấu tạo từ không phải tiếng (hình tiết) nào cũng như nhau
Trang 15Trước hết có thể thấy ở bình diện nội dung:
+ Có được những tiếng tự nó mang ý nghĩa, được quy chiếu vào một đốitượng, một khái niệm như: cây, trời, cỏ, nước, sơn, hỏa, thủy, ái…
+ Có những tiếng tự thân nó không quy chiếu được vào một đối tượng, mộtkhái niệm, nhưng có sự hiện diện của nó trong cấu trúc từ hay không, sẽ làm chotình hình rất khác nhau Đó là chưa kể không ít trường hợp đã tìm ra nghĩa củachúng trong quá khứ lịch sử Tiếng Việt Nhiều khi là kết quả của hiện tượng haomòn ngữ nghĩa đến mức tối đa như vẫn thường gặp.Ví dụ: (dai)nhách; (xanh)lè;(áo)xống; (tre)pheo; (cỏ)rả; (đường)sá;(e)lệ; (trong)vắt; (nắng)nôi;…
+ Có những tiếng tương tự như trên, nhưng chúng lại xuất hiện trong những từ
mà tất cả các tiếng tham gia tạo từ đều như thế cả (đều không quy chiếu vào mộtkhái niệm, một đối tượng, nếu tách rời nhau).Ví dụ: mồ - hôi – bồ - hòn – mì –chính – a – pa – tít… Các từ ở đây có thể thuộc nguồn gốc Việt như: mồ hôi, bồhòn…
Nhưng cũng có thể thuộc nguồn gốc ngoại lai như: mì chính, a-pa-tít…
a.3 Về năng lực hoạt động ngữ pháp, có thể căn cứ vào tiêu chí: “có hoạtđộng tự do hay không” để chia các tiếng thành hai loại:
– Loại tiếng tự do: Có thể hoạt động tự do trong lời nói với tư cách từ Thật rathì chúng là những tiếng mà tự than một mình đã đủ khả năng tạo thành từ Chẳnghạn: làng, xã, người, đẹp, nói, đi…
– Loại tiếng không tự do: Loại này gồm hai nhóm:
+ Những tiếng không tự do nhưng tự thân chúng có mang nghĩa: thủy, hỏa,hàn, trường, đoản, sơn…
+ Những tiếng không tự do mà tự thân không mang nghĩa: (lạnh)lẽo;(đen)nhánh; mồ, hôi, cà, phê…
Tuy nhiên, ranh giới của các loại tiếng không phải là hoàn toàn tuyệt đối Cầnphải lưu ý đến những trường hợp trung gian giữa loại này với loại kia, phạm vi nàyvới phạm vi kia
b Phương thức cấu tạo
Từ tiếng Việt được cấu tạo hoặc là bằng cách dùng một tiếng, hoặc là tổ hợpcác tiếng lại theo lối nào đó
b.1 Phương thức dùng một tiếng làm một từ sẽ cho ta các từ đơn (còn gọi là từđơn tiết) Vậy từ đơn ở đây được hiểu là những từ cấu tạo bằng một tiếng
Ví dụ: tôi, bác, người, nhà, cây, hoa, trâu, ngựa,…
Trang 16đi, chạy, cười, đùa, vui, buồn, hay, đẹp…
vì, nếu, đã, đang, à, ừ, nhỉ, nhé…
b.2 Phương thức tổ hợp (ghép) các tiếng lại, mà giữa các tiếng (thành tố cấutạo) đó có quan hệ về nghĩa với nhau, sẽ cho ta những từ gọi là từ ghép Dựa vàotính chất của mối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố cấu tạo, có thể phân loại từghép Tiếng Việt như sau:
Từ ghép đẳng lập Đây là những từ mà các thành tố cấu tạo có quan hệ bìnhđẳng với nhau về nghĩa Ở đây, có thể lưu ý tới hai khả năng:
Thứ nhất, các thành tố cấu tạo trong từ đều rõ nghĩa Khi dùng mỗi thành tốnhư vậy để cấu tạo từ đơn thì nghĩa của từ đơn và nghĩa của các thành tố này khôngtrùng nhau
So sánh: ăn khác ăn ở khác ăn nói khác ở khác nói…
Thứ hai, một thành tố rõ nghĩa tổ hợp với thành tố không rõ nghĩa Trong hầuhết các trường hợp, những yếu tố không rõ nghĩa mà vốn rõ nghĩa nhưng bị bàomòn dần đi ở các mức độ khác nhau Bằng con đường tìm tòi từ nguyên và lịch sử,người ta thường xác định được nghĩa của chúng Ví dụ: chợ búa, bếp núc, đường sá,sầu muộn, gà qué, cá mú, xe cộ, áo xống…
Từ ghép đẳng lập biểu thị ý nghĩa khái quát và tổng hợp Đây là một trongnhững điểm làm cho nó khác với từ ghép chính phụ
Từ ghép chính phụ Những từ ghép mà có thành tố cấu tạo này phụ thuộc vàothành tố cấu tạo kia, đều được gọi là từ ghép chính phụ Thành tố phụ có vai tròphân loại, chuyên biệt hoá và sắc thái hoá cho thành tố chính Ví dụ: tàu hỏa, đườngsắt, sân bay, hàng không, nông sản, cà chua, dưa hấu,… xấu bụng, tốt mã, lão hóa…xanh lè, đỏ rực, thẳng tắp, sưng vù…
b.3 Phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hoà phối ngữ âm cho ta các từláy (còn gọi là từ lấp láy, từ láy âm)
Từ láy tiếng Việt có độ dài tối thiểu là hai tiếng, tối đa là bốn tiếng và còn cóloại ba tiếng Tuy nhiên, loại đầu tiên là loại tiêu biểu nhất cho từ láy và phươngthức láy của tiếng Việt
Một từ sẽ được coi là từ láy khi các yếu tố cấu tạo nên chúng có thành phầnngữ âm được lặp lại; nhưng vừa có lặp (còn gọi là điệp) vừa có biến đổi (còn gọi làđối) Ví dụ: đỏ đắn: điệp ở âm đầu, đối ở phần vần Vì thế, nếu chỉ có điệp màkhông có đối (chẳng hạn như: người người, nhà nhà, ngành ngành thì ta có dạng
Trang 17láy của từ chứ không phải là từ láy Kết hợp tiêu chí về số lượng tiếng với cách láy,
có thể phân loại từ láy như sau:
Từ láy gồm hai tiếng (cũng gọi là từ láy đôi) có các dạng cấu tạo sau:
Láy hoàn toàn: Gọi là láy hoàn toàn nhưng thực ra bộ mặt ngữ âm của haithành tố (hai tiếng) không hoàn toàn trùng khít nhau, chỉ có điều là phần đối củachúng rất nhỏ khiến người ta vẫn nhận ra được hình dạng của yếu tố gốc trong yếu
tố được gọi là yếu tố láy Có thể chia các từ láy hoàn toàn thành ba lớp nhỏ hơn:+ Lớp những từ láy hoàn toàn, chỉ đối nhau ở trọng âm (một trong hai yếu tốđược nói nhấn mạnh hoặc kéo dài) Ví dụ: cào cào, ba ba, rề rề, khăng khăng, lù lù,lâng lâng, đùng đùng, hây hây, gườm gườm,đăm đăm…
+ Lớp từ láy hoàn toàn đối nhau ở thanh điệu Nguyên tắc đối thanh điệu ởđây là: thanh bằng đối với thanh trắc trong mỗi nhóm cùng âm vực, và bằng đứngtrước trắc đứng sau
Ngang (1) Hỏi (4) – Sắc (5)Huyền (2) Ngã (3) – Nặng (6)
Ví dụ: đo đỏ, ra rả, hây hẩy, hau háu, hơ hở, ngay ngáy, phơi phới, sừng sững,chồm chỗm, vành vạnh, lừng lững, hơn hớn, càu cạu, thoang thoảng… Tuy nhiên, ởđây vẫn còn một số ngoại lệ như: cỏn con, dửng dưng, mảy may, cuống cuồng…+ Lớp từ láy hoàn toàn, đối ở phần vần nhờ sự chuyển đổi âm cuối theo quyluật dị hóa:
m – p – ng – c
n – t – nh – ch
Ví dụ: ăm ắp, chiêm chiếp, cầm cập, lôm lốp, hềm hẹp…
chan chat, khin khít, sồn sột, thon thót, ngùn ngụt…
khang khác, vằng vặc, rừng rực, phưng phức, phăng phắc…
anh ách, chênh chếch, đành đạch, phành phạch, rinh rich
Láy bộ phận: Những từ láy nào chỉ có điệp ở phần âm đầu, hoặc điệp ở phầnvần thì được gọi là láy bộ phận Căn cứ vào đó, có thể chia từ láy bộ phận thành hailớp
+ Lớp từ láy (điệp) âm đầu, đối ở phần vần Ví dụ như: bập bênh, cò kè, ho he,thơ thẩn, đẹp đẽ, làm lụng, ngơ ngác, say sưa, xoắn xuýt, vồ vập, hấp háy… Tronglớp này, có những từ xét về mặt lịch sử vốn không phải từ láy, nhưng vì quan hệ vềnghĩa giữa các yếu tố của chúng mất dần đi, làm cho quan hệ ngữ âm ngẫu nhiên
Trang 18giữa các yếu tố đó nổi lên hang đầu, và hiện giờ người Việt nhất loạt coi chúng là từláy Ví dụ: chùa chiền, tuổi tác, giữ gìn, sân sướng… Nghĩa của những từ như vậyđược tổ chức theo kiểu của các từ tre pheo, đường sá, xe cộ, áo xống… Trong khixét sự đối vần ở đây, cũng cần lưu ý đến hiện tượng đối ứng ở âm chính Hiệntượng này không phải là quy luật toàn thể, nhưng đều đặn ở một số nhóm từ.
u đối với i: cũ kĩ, hú hí, xù xì, tủm tỉm, mũm mĩm…
ô – ê: ngô nghê, xồ xề, hổn hển…
o – e: ho he, vo ve, khò khè, nhỏ nhẻ…
i – a: rỉ rả, hí hoáy, xí xóa…
u – ă: tung tăng, hung hăng, vùng vằng, thủng thẳng…
u – ơ: ngu ngơ, khù khờ, cũn cỡn…
ô – a: hốc hác, mộc mạc, ngột ngạt…
ê – a: nghê nga, khề khà, rề rà, xuề xòa, hể hả…
+ Lớp từ láy (điệp) phần vần, đối ở âm đầu Ví dụ như: bâng khuâng, bơ vơ,lưng chừng, lù đù, lã chã, càu nhàu, thao láo, hấp tấp, tủn mủn, lụp xụp, lảng vảng,lúng túng, co ro, lan man… Gần nửa số lượng từ láy vần có âm đầu của tiếng thứnhất là âm /l-/ và phần lớn chúng có chứa một tiếng còn rõ nghĩa Tuy vậy, vẫn cókhông ít từ mà cả hai tiếng đều không rõ nghĩa Ví dụ như: bải hoải, hấp tấp, lậpcập, bầy hầy, thình lình, liểng xiểng, xớ rớ, lấc cấc…
Từ láy ba và bốn tiếng được cấu tạo thông qua cơ chế cấu tạo từ láy hai tiếng.Tuy vậy, từ láy ba tiếng dựa trên cơ chế láy hoàn toàn, còn từ láy bốn lại dựa trên
cơ chế láy bộ phận là chủ yếu Ví dụ: khít khìn khịt, sát sàn sạt, dửng dừng dưng,trơ trờ trờ đủng đà đủng đỉnh, lếch tha lếch thếch, linh tinh lang tang, vội vội vàngvàng
Trên thực tế, số lượng từ láy ba tiếng và bốn tiếng không nhiều Mặt khác, cóthể coi chúng chỉ là hệ quả, là bước "tiếp theo" trên cơ chế láy của từ láy hai tiếng
mà thôi Từ láy ba là láy toàn bộ kèm theo sự biến thanh và biến vần (ví dụ: nhũn –nhũn nhùn nhùn; xốp – xốp xồm xộp ) Nhiều khi ta gặp những "cặp bài trùng"giữa từ láy hai tiếng và ba tiếng như: sát sạt – sát sàn sạt;
trụi lủi – trụi thui lủi; nhũn nhùn – nhũn nhùn nhùn; khét lẹt – khét lèn lẹt
Từ láy bốn tiếng thì tình hình cấu tạo có đa tạp hơn Có thể là:
- Nhân đôi từ láy hai tiếng nhưng biến vần của tiếng thứ hai thành e, a, ơ, àcho phù hợp, hài hòa về âm vực giữa các vần, các thanh:
vớ vẩn – vớ va vớ vẩn
Trang 19lề mề - lè mà lề mề
- Nhân đôi từ láy hai tiếng nhưng biến đổi sao cho hai tiếng đầu có thanh điệuthuộc âm vực cao, hai tiếng sau mang thanh điệu âm vực thấp : bồi hồi – bồi hổi bồihồi
- Nhân đôi từng tiếng của từ láy hai tiếng :
hùng hổ - hùng hùng hổ hổvội vàng – vội vội vàng vàng…
-Thực hiện cách thứ ba vừa nêu, nhưng biến âm đầu của tiếng thứ nhất vàtiếng thứ ba thành /l-/ :
nhồm nhoàm – lồm nhồm loàm nhoàmthơ thẩn – lơ thơ lấn thẩn
Ngoài ra, còn có một số từ khác không cấu tạo theo các cách nêu trên; hoặc từmột từ gốc có thể cấu tạo hai từ láy bốn tiếng chứ không phải chỉ có một Chẳnghạn: bù lu bù loa; bông lông ba la hoặc bắng nhắng – bắng nha bắng nhắng; bắngnhắng bặng bặng nhặng
Sự biểu đạt ý nghĩa của từ láy rất phức tạp và rất thú vị, nhất là ở nhiều nhóm
từ cùng có khuôn cấu tạo lại có thể có những điểm giống nhau nào đó về nghĩa.Điều này cần được khảo sát riêng tỉ mỉ hơn
b.4 Từ các kiểu từ đã trình bày trên đây, tiếng Việt còn có một lớp từ màngười bản ngữ hiện nay không thấy giữa các thành tố cấu tạo (các tiếng) của chúng
có quan hệ gì về ngữ âm hoặc ngữ nghĩa Vì vậy, từ góc độ phân loại, cần táchchúng ra và gọi là các từ ngẫu hợp với ngụ ý: các tiếng tổ hợp với nhau ở đây mộtcách ngẫu nhiên Lớp từ này có thể bao gồm:
- Những từ gốc thuần Việt: bồ câu, bồ hòn, bồ nông, mồ hóng, mồ hôi, kìnhông, cà nhắc, mặc cả…
- Những từ vay mượn gốc Hán (hoặc phiên âm qua âm Hán Việt) thông quacon đường sách vở hoặc khẩu ngữ (trong số này có những từ mà từng thành tố củachúng trước đây vốn rõ nghĩa, nhưng nay không được người Việt nhận thức đượcnữa)
Ví dụ: mâu thuẫn, hi sinh, trường hợp, kinh tế, câu lạc bộ, mì chính, tài xế, vằnthắn…
- Những từ vay mượn gốc Ấn – Âu qua con đường sách vở hoặc khẩu ngữ như: a-xít, mít tinh, sơ mi, mùi xoa, xà phòng, cao su, ca cao, sô-cô-la…
Trang 20Bộ phận từ này trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng do các mốiquan hệ quốc tế mở rộng, tạo điều kiện cho sự tiếp xúc, vay mượn và du nhập từngữ, nhất là trong lĩnh vực thông tin, khoa học và kĩ thuật.
c Biến thể của từ
Trong hoạt động của mình, một số từ tiếng Việt có thể có biến động về cấutrúc Tuy nhiên, cần nói rằng đó không phải là những biến dạng theo nguyên tắchình thái học như các dạng thức khác nhau của từ trong ngôn ngữ biến hình Ở đâychúng thường chỉ được coi là dạng lâm thời biến động hoặc dạng "lời nói" của từ
Có nghĩa rằng, những biến động ấy không đều đặn, không thường xuyên ở tất cảmọi từ Chúng chỉ lâm thời xảy ra ở một số từ trong một số trường hợp sử dụng màthôi Đại thể có những dạng biến động như sau:
c.1 Biến một từ có cấu trúc lớn, phức tạp hơn sang cấu trúc nhỏ, đơn giảnhơn Thực chất đây là sự rút gọn một từ dài thành từ ngắn hơn Ví dụ:
ki-lô-gam - ki lô/ kí lô(ông) cử nhân - (ông) cử (ông) tú tài - (ông) tú
Xu hướng biến đổi này không có tính bắt buộc, không đều đặn ở mọi từ, vànhiều khi chỉ vì lí do tiết kiệm trong ngôn ngữ Không phải ngày nay Tiếng Việtmới có hiện tượng rút gọn như vậy, mà những cặp từ song song tồn tại giữa một bên
là từ đa tiết với một bên là từ đơn tiết chứng tỏ rằng hiện tượng này đã có từ lâu.Chẳng hạn:
Trang 21c.2 Lâm thời phá vỡ cấu trúc của từ, phân bố lại yếu tố tạo từ với những yếu
tố khác ngoài từ chen vào Ví dụ:
tìm hiểu - tìm mà không hiểuđánh đổ - đánh mãi mà không đổ
1.6 1.1.1.1.2 Kết luận sư phạm
Từ những đặc điểm cấu tạo về từ, có thể nói từ là một trong những phươngthức thức cấu tạo quan trọng của tiếng Việt Khi nghiên cứu về từ cần tìm hiểu về cảmặt ngữ nghĩa và cấu tạo Dựa vào cấu tạo để nhận diện và phân loại từ, đồng thờicăn cứ vào ngữ nghĩa để sử dụng từ đúng mục đích nhằm làm tăng giả trị gợi tả, gợicảm trong nói và viết
Muốn có sự hiểu biết đầy đủ và toàn diện về từ đòi hỏi người tìm hiểu cần có
sự nghiên cứu sâu và kĩ lưỡng Tuy nhiên, đối với học sinh tiểu học thì việc học từchỉ dừng lại ở mức độ nhận diện, phân loại và sử dụng từ Chính vì vậy, để học sinhnắm được đặc điểm cấu tạo dễ hiểu nhằm giúp các em nắm được kiến thức cơ bản.Đồng thời, muốn dạy tốt từ cho học sinh tiểu học, mà cụ thể là học sinh lớp 5 nhằmgiúp các em phát triển vốn từ ngữ đòi hỏi giáo viên phải đưa ra biện pháp giảng dạyphù hợp với trình độ nhận thức của học sinh
Ngôn ngữ không đứng yên mà nó luôn vận động theo sự phát triển của xã hội.Mặt khác, vốn từ tiếng Việt lại vô cùng phong phú, mỗi từ đều được cấu tạo theomột phương thức nhất định và mang một ý nghĩa nhất định Các kiểu cấu tạo từ giữvai trò quan trọng trong việc tạo nên nội dung ý nghĩa của từ Chính vì vậy, trongchương trình tiếng Việt ở bậc phổ thông, nội dung xác định các kiểu cấu tạo từ rấtđược những nhà giáo dục quan tâm Nhiệm vụ của người giáo viên là giúp học sinh
dễ dàng nhận diện và phân biệt được các loại từ dựa trên đặc điểm cấu tạo
Trang 22xếp từ
vựng thành một hệ thống cụ thể để tạo điều kiện cho việc học tập, nghiên cứu tiếng Việt, đồng thời giúp cho tiếng Việt hoàn thiện và phát triển
Có thể phân chia các lớp từ tiếng Việt như sau:
- Phân lớp từ ngữ theo nguồn gốc
- Phân lớp từ ngữ theo phạm vi sử dụng
- Phân lớp từ ngữ tích cực và tiêu cực
- Phân lớp từ ngữ theo phong cách sử dụng
a Phân lớp từ ngữ theo nguồn gốc
+ Lớp từ bản ngữ
+ Lớp từ ngoại lai: Lớp từ gôc Hán ( từ Hán cổ và từ Hán Việt)
Các từ ngữ gôc Ấn – Âu ( chủ yếu là Pháp)
* Lớp từ bản ngữ:
- Khái niệm: lớp từ bản ngữ hay còn gọi là lớp từ thuần Việt, là cốt lõi của lớp
từ vựng tiếng Việt, làm chỗ dựa và có vai trò điiều khiển, chi phối sự hoạt động củamọi lớp khác
Ví dụ: - tương ứng Việt – Mường: vợ, chồng, ông, ăn…
- tương ứng Việt – Tày Thái: bắt, bóc, gọt, vải…
- tương ứng với các ngôn ngữ nhóm Việt – Mường đồng thời nhóm Bru – Vânkiều: đêm, kéo, bốc, củi…
- tương ứng với nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer ở Tây Nguyên Việt Nam: mưa,sấm, sét, nói…
- tương ứng vứi nhóm Việt – Mường và các ngôn ngữ Khmer khác: sao, gió,đất, lửa…
- tương ứng với nhóm Việt Mường và Tày thái: ba, bể, bát…
- tương ứng Việt – Inđônexia: bố, ba, bu, mẹ, bác…
* Lớp từ ngoại lai:
- Khái niệm: những từ ngữ , mà chúng vay mượn, hoặc có nguồn gốc từ ngôn ngữ khác
Trang 23- Phân loại: + Các từ ngữ gốc Hán
+ Các từ ngữ gốc Ấn – Âu+).Các từ ngữ gốc Hán
- Các giai đoạn của quá trình tiếp xúc Hán – Việt:
+ giai đoạn 1: từ đầu công guyên đến đầu đời Đường (đầu thế kỉ VIII)
+ giai đoạn 2: từ đời Đường ( thế kỉ VIII – X) trở về sau
-Có 2 loại từ gốc Hán:
+ từ Hán cổ: là những từ gốc Hán du nhập vào Tiếng Việt trong giai đoạn 1,
ví dụ: chè, ngà, chén, chém, buồn, mùi, cưa…
+ từ Hán – Việt: là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn
2, mà người Việt đã đọc thành âm chuẩn của chúng theo ngữ âm của mình, ví dụ:trà, mã, trọng, khinh, cận, nam, nữ…
Các từ gốc Hán có vị trí rất đặc biệt trong từ vựng Tiếng Việt, gia nhập vàomọi lĩnh vực giao tiếp của đời sống người Việt
+ người Việt có xu hướng rút ngắn độ dài các từ gốc Ấn – Âu: sou – xu, chef –xếp, valse – van…
+ ứng xử của các đơn vị từ ngữ gốc Âu trong Tiếng Việt khá đa dạng: những
từ đơn tiết thì khả năng nhập vào Tiếng Việt càng mạnh, ví dụ: lốp, dạ, len, ga, ray,gác, bốt…; những từ đa tiết, đặc biệt là 3 âm tiết trở lên, thì dấu ấn ngoại lai còn rấtrõ: xà phòng, may ô, sô cô la, pa nen…
Trang 24- Đặc điểm: tính chính xác: chính xác, chủn tắc về nội dung và khái niệm; tính
hệ thống:mỗi thuật ngữ nằm trong một hệ thống nhất định, hệ thống ấy phải chặtchẽ từ nội dung, đến hình thức; tính quốc tế: trước hết phải quốc tế hóa về mặt nộidung, là biểu hiện của thống nhất khoa học
Ví dụ: trong hóa học có: chất, đơn chất, hợp chất, chất vô cơ, chất hữu cơ, hợpchất vô cơ, hợp chất hữu cơ…
* Từ ngữ địa phương
- Khái niệm: là những từ thuộc một phương ngữ nào đó của ngôn ngữ dân tộc
và chỉ phổ biến trong phạm vi lãnh thổ địa phương đó
- Đặc điểm: chỉ sự khác biệt về vựng từ chứ không phải ngữ âm; có những từkhông có từ tương ứng, lại có những từ có từ tương ứng trong ngôn ngữ chung, có
từ vốn là từ cổ trong của từ tương ứng trong ngôn ngữ chung, có từ là từ đồng âmvới từ trong từ vựng chung
Ví dụ: măng cụt, sầu riêng…; má-mẹ, mắc cỡ - xấu hổ; chí – chấy…
có từ thì đã đi vào vốn từ vựng chung
Ví dụ: nghề thợ mộc có bào cóc, bào xoa…; nghề hát tuồng có đào, kép, lãotrắng, lão đỏ, mụ ác, mụ lành…
Trang 25* Tiếng lóng
- Khái niệm: từ ngữ do những nhóm người, lớp người trong xã hội dùng để gọitên là những sự vật, hiện tượng, hành động…vốn đã có tên gọi trong vốn từ vựngchung, nhằm giữ bí mật nội bộ
- Đặc điểm: mỗi một tiểu xã hội đều có thể có những từ ngữ riêng, được sửdụng riêng nhằm giữ những bí mật hoặc đùa vui riêng; tiếng lóng có tên gọi tươngứng trong lớp từ vựng chung; tiếng lóng có tính mốt và tính thời sự, và khi tính chấtmốt của tiếng lóng bị mất đi thì nó cũng bị xóa bỏ, tiếng lóng rất ít khi đi vào vốn từvựng chung
Ví dụ: dân phi công có tiếng lóng: lính phòng không (giai chưa vợ), lái F (vợtrẻ, chưa con)…
- Khái niệm: là những từ được mọi người sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi
- Đặc điểm: thường xuyên xuất hiện trong giao tiếp, ở dạng này hay dạngkhác, nói hay viết, độc thoại hay đối thoại, có tần số xuất hiện cao, độ phân bố lớn;
Trang 26- Đặc điểm: khi một từ mới xuất hiện, sẽ nằm trong phạm vi giao tiếp hẹp,nghĩa là thuộc về lớp từ ngữ tiêu cực; khi từ mới được chấp nhận và phổ biến rộngthì lại nhanh chóng đi vào lớp từ tích cực; thời gian để một từ mới đi vào lớp từ tíchcực thường ngắn.
Ví dụ: các từ mới của vài chục năm trước: tổ chức ( làm đám cưới), xây dựng (lập gai đình); các từ mới của 10 năm về trước: tin học, đầu vào, đầu ra, phần mềm,phần cứng
Từ cũ
+ Từ cổ
- Khái niệm: là những từ bị đẩy ra ngoài hệ thông từ vựng hiện tại, bởi trongquá trình phát triển, biến đổi, đã xảy ra những xung đột về đồng nghĩa, đồng âmhoặc bị từ khác thay thế
- Đặc điểm: mức độ tiêu biến của các từ cổ không đều, có 2 dạng: những từ đãmất hẳn trong từ vựng hiện tại, và những từ đã bị đẩy khỏi vị trí vốn có của nónhưng vẫn còn để lại dấu vết
Ví dụ: những từ mất hẳn trong từ vựng hiện tại:cốc (biết), hòa (và)…
những từ đã bị đây khỏi vị trí vốn có của nó nhưng vẫn để lại dấu vết:
âu (lo âu), lệ (e lệ), dấu (yêu dấu)…
từ ngữ này khi nói về xã hội trước
Ví dụ: điền chủ, điền trang, dân cày,…
d Phân lớp từ ngữ theo phong cách sử dụng
Trang 27Ví dụ: học với chả hành, chồng với chả con, con gái con đứa…
+ ưa dùng từ ngữ có sắc thái đánh giá cực đại theo chiều nào đó để cường điệu
sự đánh giá của người nói, lôi cuốn sự chú ý của người nghe
Ví dụ: lo thắt ruột, chờ mỏi mắt, sợ dựng tóc gáy…
+ chấp nhận những lối xưng hô thân mật hoặc đậm màu sắc bày tỏ thái độ
Ví dụ: mèng ơi, ăn thua gì, cực kì, phải lòng…
+ rất ưa dùng quán ngữ, thành ngữ, để đưa đẩy, rào đón hoặc diễn đạt cho sinhđộng
Ví dụ: úi giời, mưa thổi đất tổi cát, thế là nghỉ, tao cứ tưởng vỡ cả đê í,…+ sự xuất hiện và hoạt động của các từ thưa gửi
Ví dụ: ôi, ối giời ơi, nhỉ, nhé, nhá…
* Lớp từ thuộc phong cách viết
- Khái niệm: là những từ chỉ chủ yếu dùng trong các sách vở, báo chí…, hiểusâu xa đó là những từ được chọn lọc, trau dồi, gắn bó với chuẩn tắc nghiêm ngặt
- Đặc điểm: gắn liền với nội dung của một số phong cách chức năng cụ thể:phong cách khoa học, hành chính sự vụ, chính luận báo chí, văn hoá nên chủ yếugồm các thuật ngữ, từ ngữ chuyên môn hóa của các lĩnh vực này; không mang tínhthông tục; mang tính khái quát, trừu tượng hoặc gợi cảm, hình tượng; phần nhiều làcác từ gốc Hán, gốc Ấn Âu được du nhập
Ví dụ: đạo hàm, ẩn số, biên bản, công văn, nghị định, thông tư, vô sản, suythoái, vũ trang, đắm đuối, mơ màng, sóng sánh, lộng lẫy… Các từ gốc Hán: lữkhách, giai nhân, tài tử, bôn ba…
* Lớp từ trung hòa về phong cách
- Khái niệm: là những từ không mang dấu hiệu đặc trưng của lớp từ khẩu ngữhoặc lớp từ thuộc phong cách viết
- Đặc điểm: không có dấu hiệu hiệu riêng như các từ ngữ thuộc hai lớp từtrên;
Có thể dùng như nhau trong trong cả các phong cách, chức năng như nhau
Ví dụ: đau buồn, lặng lẽ, giảm giá, đi dạo…
1.1.1.2.2 Kết luận sư phạm
Có thể nói, tiếng Việt có rất nhiều lớp từ đa dạng, mỗi lớp từ có phong cách,đặc điểm riêng Đó còn là những lớp từ quan trọng của tiếng Việt có chức năng tạo
Trang 28nghĩa Từ những vấn đề nêu trên, ta có thể thấy rằng, khi nghiên cứu về các lớp từcần tìm hiểu về mặt khái niệm và đặc điểm Dựa vào đăc điểm để nhận diện phânloại các lớp từ để sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, đúng mục đích tăng giá trị gợi tả,gợi cảm trong nói và viết Muốn có sự hiểu biết đầy đủ và toàn diện về các lớp từđòi hỏi người tìm hiểu có sự nghiên cứu sâu và kĩ lưỡng Để học sinh nắm được đặcđiểm các lớp từ, giáo viên cần trình bày đặc điểm dễ hiểu nhằm giúp các em nămđược kiến thức cơ bản.
1.1.1.2.3 Trường nghĩa của từ và vấn đề thiết kế bài tập phát triển vốn từ a) Trường nghĩa của từ
Do quá lớn và quá phức tạp, những liên hệ ngữ nghĩa trong từ vựng khônghiện ra một cách trực tiếp giữa các từ lựa chọn một cách ngẫu nhiên Những quan
hệ về ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khi đặt được các từ vào những hệ thống conthích hợp Có nghĩa là, tính hệ thống về ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và quan hệngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa những tiểu hệ thống ngữnghĩa chứa chúng Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa Đó lànhững tập hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa Dựa vào các trường nghĩa, ta
có thể phân định một cách tổng quát những quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng thànhnhững quan hệ ngữ nghĩa giữa các trường nghĩa và những quan hệ ngữ nghĩa tronglòng mỗi trường Nói một cách khác, mỗi trường nghĩa là một tiểu hệ thống nằmtrong hệ thống là từ vựng của một ngôn ngữ Có thể chia hệ thống từ vựng thànhcác trường nghĩa, tuỳ theo từng tiêu chí Cụ thể, chia hệ thống từ vựng thành trườngnghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm - Trường biểu vật:
- Trường nghĩa biểu vật là tập hợp những từ cùng biểu thị một phạm vi sự vật,hiện tượng thực tế khách quan [4, tr.172] Cơ sở để xác lập trường nghĩa biểu vật là
sự đồng nhất nào đó trong ý nghĩa biểu vật của các từ
Ví dụ: + trường nghĩa biểu vật về động vật: tên các loài: gà, lợn, chó, trâu
+ trường nghĩa chỉ bộ phận cơ thể: đầu, mỏ, đuôi, mõm
- Trường nghĩa biểu là "một tập hợp các từ có chung một cấu trúc biểu niệm"[4, tr.178] Căn cứ để phân lập các trường biểu niệm là các ý nghĩa biểu niệm của
từ Cấu trúc biểu niệm không chỉ riêng cho từng từ mà chung cho nhiều từ
Ví dụ: nói về trường biểu niệm "vật thể nhân tạo", "thay thế hoặc tăng cường thao tác lao động", "cầm tay" có thể chia thành các trường nhỏ, chẳng hạn:
+ Dụng cụ để chia, cắt: dao, cưa, búa, rìu, liềm
+ Dụng cụ để xoi, đục: đục, dùi, chàng, khoan
Trang 29+ Dụng cụ mài giũa: giũa, bào, đá mài, giấy ráp
Sự phân lập từ vựng thành trường biểu vật và trường biểu niệm dựa trên sựphân biệt hai thành phần ngữ nghĩa trong từ Nó phản ánh hai cách nhìn từ vựng ởhai góc độ khác nhau Tuy nhiên, hai loại trường nghĩa này có liên hệ với nhau: Nếulấy những nét nghĩa biểu vật trong cấu trúc biểu niệm làm tiêu chí lớn để tập hợp thìchúng ta có các trường biểu vật Ngược lại, nếu cần phân biệt một trường biểu vậtthành các trường nhỏ thì lại phải dựa vào các nét nghĩa khác trong cấu trúc biểuniệm: Cả trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm đều thuộc loại trườngnghĩa dọc
- Trường nghĩa tuyến tính (còn gọi là trường nghĩa ngang): Để lập nên cáctrường nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốc rồi tìm tất cả những từ có thểkết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận được trongngôn ngữ
Ví dụ: trường nghĩa tuyến tính của từ đi là nhanh, chậm, tập tễnh, khậpkhiễng, ra, vào, lên, xuống, giày, dép, găng, tất v.v
- Trường liên tưởng là tập hợp bao gồm những từ cùng nằm trong trườngbiểu vật, trường biểu niệm và trường tuyến tính, tức là những từ có quan hệ cấu trúcđồng nhất và đối lập về ngữ nghĩa với từ trung tâm Trong trường liên tưởng còn cónhiều từ khác được liên tưởng tới do xuất hiện đồng thời với từ trung tâm trongnhững ngữ cảnh có chủ điểm tương đối đồng nhất, lặp đi lặp lại
Nói đến các kiểu quan hệ của ngôn ngữ không thể không nói đến hai dạngquan hệ, đó là quan hệ ngang và quan hệ dọc Theo hai dạng quan hệ đó có thể cóhai loại trường nghĩa là trường nghĩa ngang và trường nghĩa dọc Trường nghĩa biểuvật và trường nghĩa biểu niệm thuộc kiểu trường nghĩa dọc, trường nghĩa tuyến tínhthuộc kiểu trường nghĩa ngang Trường nghĩa liên tưởng là kiểu trường nghĩa có tácđộng sâu sắc đối với việc sử dụng từ ngữ và vừa có tính chất của một trường nghĩangang, vừa mang tính chất của một trường nghĩa dọc
Như chúng ta đã biết, mục tiêu môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm
vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh Năng lực hoạt động ngônngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với bốn kĩ năng: nghe, nói,đọc, viết
1.2 Cơ sở tâm lí giáo dục học
1.2.1 Mục tiêu dạy học tiếng Việt và việc dạy học từ cho học sinh lớp 5
Trang 30Lớp 5 là lớp chuyển cấp, các em sắp sửa bước vào cấp học mới mà ở đó đòihỏi phải có sự khéo léo và linh hoạt trong sử dụng ngôn ngữ Vì vậy, ngôn ngữ giữvai trò hết sức quan trọng trong học tập và giao tiếp Do đó, giáo viên cần chú trọnglàm giàu vốn từ ngữ cho học sinh Dạy học từ cho học sinh lớp 5 trong nhà trườngtiểu học cũng cần đáp ứng mục tiêu môn Tiếng Việt.
Thông qua môn Tiếng Việt, giáo viên cần xác định được thế nào là từ, từ cóvai trò như thế nào trong ngôn ngữ và giao tiếp, dạy từ nhằm mục đích gì ? Từ đó,đưa ra định hướng về dạy từ ở tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng
Dạy từ cho học sinh lớp 5 là một trong những biện pháp làm giàu vốn ngônngữ cho các em, góp phần thực hiện mục tiêu môn Tiếng Việt trong nhà trường tiểuhọc Để làm tốt nhiệm vụ này, trước hết giáo viên cần giúp học sinh nắm được đầy
đủ, chính xác, rõ ràng nhất về từ Sau đó cung cấp cách thức nhận diện, phân loại từ
về mặt ngữ nghĩa và cấu tạo Cuối cùng là giúp các em nắm nghĩa của từ, biết đượcnhững giá trị quan trọng của từ trong quá trình tạo nghĩa Từ đó nâng cao ý thứclàm giàu vốn từ cho học sinh Mặt khác giáo viên cũng cần đưa ra những biện phápnhằm kích thích các em sử dụng từ trong diễn ngôn và văn bản
1.2.2 Các yếu tố tâm lí của học sinh lớp 5 có liên quan đến việc phát triển vốn từ
Để phát triển vốn từ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố Trong đó, đặc điểm tâmsinh lí là một trong những yếu tố cơ bản tác động trực tiếp đến năng lực này Đốivới học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng thì điều đó lại có ý nghĩarất quan trọng bởi các em đang ở bậc học của cách học Mọi thứ trong suy nghĩ đềuhết sức bỡ ngỡ và mới lạ Các em hay bắt chước và học theo người lớn; thường cảmnhận sự vật, hiện tượng và thế giới xung quanh, đồng thời thể hiện những suy nghĩcủa mình ra bên ngoài chủ yếu dựa vào cảm tính Chính bởi vậy, dạy học sinh lớp 5phát triển vốn từ nhất thiết phải căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí
Phát triển vốn từ được thể hiện trên hai phương diện: tiếp nhận và tạo lập vốn
từ trong diễn ngôn và văn bản
+ Phát triển vốn từ trong diễn ngôn
Theo Đỗ Hữu Châu: “Chuỗi đơn vị ngôn ngữ vừa là sản phẩm vừa là phươngtiện giao tiếp, là diễn ngôn, cũng tức là thông điệp bằng ngôn ngữ của giao tiếp”.Hay nói cách khác: “Diễn ngôn là phương tiện và là cái hình thành trong giao tiếp,tương đương với thông điệp của các cuộc giao tiếp không dùng ngôn ngữ làmphương tiện”
Trang 31Tiếp nhận trong giao tiếp nói chung và tiếp nhận từ nói riêng là sự vận độngtát cả các giác quan như: thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác Trước hết,tiếp nhận từ trong diễn ngôn được thể hiện ở khả năng nghe Để có thể hiểu đượcnghĩa cử từ đòi hỏi người tiếp nhận phải có khả năng nghe tốt, đầy đủ, rõ ràng vàchính xác mọi yêu cầu được đưa ra Sau đó, vận dụng những giác quan khác đểkiểm tra mức độ hiểu nghĩa của từ.
Để tiếp nhận hệ thống từ một cách chính xác và đầy đủ đòi hỏi học sinh(người tiếp nhận) phải vận dụng khéo léo và linh hoạt tất cả mọi giác quan Đồngthời, quá trình tiếp nhận cũng phải gắn với ghi nhớ, tư duy…
Trong quá trình tạo lập từ, học sinh không chỉ vận dụng những cơ quan cảmgiác mà còn cần có sự phối hợp của quá trình tư duy, liên tưởng, tưởng tượng…Muốn nói một câu nào đó, học sinh phải có kiến thức về từ, phải nói đúng các câuchữ, phát âm đứng từ, tiếng… Đồng thời cần sử dụng tư duy, liên tưởng, tưởngtượng… để nói đúng văn cảnh Mặt khác, quá trình nói còn là sự hoạt động của bộmáy phát âm
Như vây, phát triển vốn từ trong diễn ngôn bao gồm những yếu tố như: tiếpnhận bằng mắt bộ máy phát âm, các cơ quan thính giác và thông hiểu những gìđược nghe và nói bằng tư duy, tưởng tượng
+ Phát triển vốn từ trong văn bản
Phát triển vốn từ trong văn bản viết trước hết đòi hỏi sự tham gia của cơ quanthị giác Muốn tiếp nhận tốt từ trong văn bản học sinh cần quan sát toàn diện, đầy
đủ mặt chữ, con chữ cũng như toàn bộ văn bản Trên cơ sở đó, sử dụng tư duy, liêntưởng… để phân tích, phát hiện và nhận diện được từ trên văn bản Để thực hiệnđược điều này nhất thiết phải có sự tham gia của đôi bàn tay khéo léo Mặt khác,người tạo lập phải có trí tuệ, biết lựa chọn, đúc rút, chắt lọc từ ngữ hay, phù hợp văncảnh… nhằm mang lại giá trị biểu cảm cho văn bản
Nếu như tiếp nhận từ trong văn bản bao gồm tiếp nhận về mặt nội dung vàhình thức thì tạo lập từ cũng phải căn cứ vào nội dung và hình thức
+ Kết luận sư phạm
Phát triển vốn từ thông qua tiếp nhận và tạo lập đòi hỏi sự phối hợp linh hoạt
và khéo léo tất cả mọi cơ quan cảm giác và tri giác
Học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 5 nói riêng vẫn còn nhỏ, ngôn ngữcòn hạn chế và sự tập trung chú ý của các em chưa cao… Chính vì vậy, nhiệm vụcủa người giáo viên là cần hướng và dẫn dắt các em vào các hoạt động học tập có
Trang 32mục đích nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy Tuy nhiên cần căn cứ vàođặc điểm tâm sinh lí của học sinh để đưa ra những biện pháp giảng dạy phù hợp,vừa sức… nhằm kích thích và tạo húng thú học tập cho các em.
Phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5 cũng chính là giúp các em phát triển hệthống ngôn ngữ Tuy nhiên đây không phải là công việc một sớm một chiều, cũngkhông phải chỉ là trách nhiệm của nhà giáo dục mà đây chính là một quá trình lâudài và cần sự chung tay góp sức của gia đình – nhà trường – xã hội
1.2.3 Cơ chế của hoạt động tích lũy từ và bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học.
a) Cơ chế của hoạt động tích lũy từ
Vốn từ là khối lượng từ cụ thể, hoàn chỉnh mà mỗi cá nhân có được trong trithức của mình
Vốn từ ở từng người cụ thể không giống nhau, nó phụ thuộc ở kinh ngiệmsống, trình độ học vấn, nghề nghiệp của mỗi người
Ở lứa tuổi trước khi đến trường, trẻ em đã có một vốn tiếng mẹ đẻ khá phongphú qua tiếp xúc với những người xung quanh Ở độ tuổi 4 đến 5 tuổi, các em đã cóthể diễn tả được những điều muốn nói và khi nghe người khác nói, các em cũnghiểu được tương đối đầy đủ, rõ ràng
Tuy nhiên, vốn từ các em có được vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu giao tiếp
Về mặt chất lượng, ngôn ngữ của tre còn nhiều khiếm khuyết, từ ngữ các em dùngcòn mang tính khẩu ngữ, hồn nhiên nhưng thiếu chuấn xác
Đến tuổi đi học ( bậc tiểu học) các em được học dọc, học viết Đây là một hìnhthức ngôn ngữ mới được xây dựng trên những quy tắc có tính chuẩn mực Vì vậy,các em phải được học nghe, đọc, nói, viết với những nội dung, yêu cầu cụ thể
Về vốn từ, các em cần có bao nhiêu từ ngữ trong vốn từ thì đủ? Điều này chưa
ai có thể xác định rõ ràng, cụ thể Nhưng trong dạy học tiếng Việt nói chung, dạyhọc từ ngữ nói riêng, làm thế nào để học sinh có được một vốn từ càng nhiều về sốlượng thì càng góp phần giúp cho các em thực hành giao tiếp bằng ngôn ngữ mộtcách có hiệu quả
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể mở rộng phát triển vốn từ cho học sinhtiểu học đạt hiệu quả mong muốn
Trước hết chúng ta cần dựa trên quy luật sắp xếp và tích lũy vốn từ của ngườibản ngữ để tổ chức vốn từ cho học sinh tiểu học
Trang 33Chúng ta đều thừa nhận: từ là một tiểu hê thống trong ngôn ngữ, nó khôngphải là một “mớ” hỗn tạp mà được sắp xếp một cách có tổ chức theo những hệthống nhất định Từ được tích lũy trong đầu óc con người cũng không phải là một
mớ hỗn độn mà được tổ chức thành hệ thống
Qua thí nghiệm mà các nhà Tâm lý – ngôn ngữ học thì các từ được tích lũy vàtồn tại trong đầu óc chúng ta theo một sự liên tưởng về mặt ngữ nghĩa Nếu đưa ramột từ kích thích người ta sẽ thu được nhiều từ khác có liên quan về nghĩa Sự liêntưởng này không nhất thiết là các từ phải giống nhau hay gần nhau về nghĩa, có khichỉ là các từ gần gũi nhau trong thực tế khách quan hoặc thường đi liền nhau tronglời nói
Ví dụ, nếu đưa ra từ “biển”, ta sẽ có các từ cùng trường liên tưởng về biểnnhư: nước, sóng, thuyền buồm, tàu thủy, hải âu…
Hiện tượng tâm lý này có vai trò rất quan trọng trong giảng dạy từ ở tiểu học.Chúng ta có thể làm giàu vốn từ cho học sinh dựa trên quan hệ ngữ nghĩa giữa các
từ, có thể mở rộng vốn từ theo hệ thống chủ đề Thực tế hiện nay, nội dung từ đượcdạy ở tiểu học đều được sắp xếp theo chủ đề, tên các bài học cũng chính là nội dungchủ đề từ cần học như: Tổ quốc, quê hương, thầy trò, quân đội nhân dân, nghiêncứu khoa học,…
b) Kết luận sư phạm
Chủ đề từ là các trường nghĩa biểu vật, sự tập hợp các từ cũng biểu thị mộtphạm vi sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan Chủ đề từ ngữ cũng chính lànhững hệ thống từ ngữ nhỏ trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ
Như vậy, chủ trương mở rộng vốn từ cho học sinh theo chủ đề là phù hợp vớiđặc trưng về tính hệ thống của từ vựng trong ngôn ngữ, phù hợp với quy luật tíchlũy vốn từ của người bản ngữ Đây cũng chính là cơ sở cần thiết cho việc xây dựngcác bài tập mở rộng, làm vốn từ cho học sinh lớp 5
1.2.4 Những yêu cầu đối với bài tập dạy tiếng Việt và việc xây dựng hệ thống bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5
a) Bài tập dạy tiếng
Bài tập là ra bài cho học sinh làm để vận dụng những điều đã học Thông qua
hệ thống bài tập, học sinh củng cố và nâng cao dược kiến thức Như vậy, bài tậpphải đáp ứng được hai yêu cầu của người học là củng cố và nâng cao kiến thức.Mục tiêu môn Tiếng Việt trong nhà trường tiểu học có nhiệm vụ hình thànhnăng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh Năng lực hoạt động ngôn ngữ thể hiện
Trang 34tốt hay không là nhờ vốn kiến thức về Tiếng Việt và khả năng chuyển tải vốn kiến thức.
Bài tập củng cố kiến thức là những bài tập được xây dựng nhằm giúp học sinhghi nhớ và khắc sâu kiến thức đã học Do đó, nội dung của hệ thống bài tập phảibám sát mục tiêu và yêu cầu bài học, phù hợp với trình độ của tất cả học sinh Mụcđích tiến hành bài tập nhằm giúp học sinh nắm chắc các khái niệm lí thuyết đồngthời củng cố các đơn vị kiến thức lí thuyết vừa học
Bài tập nâng cao kiến thức (hay còn gọi là bài tập rèn và phát triển kĩ năng) làmột tập hợp yêu cầu hoạt động để đạt tới kết quả nào đó Nếu làm được một loạt bàitập cùng kiểu lặp đi lặp lại tới mức độ cần thiết sẽ hình thành được kĩ năng tươngứng tuy nhiên, mức độ khó của những bài tập này cũng sẽ được tăng lên
Để nâng cao hiệu quả khi áp dụng hệ thống bài tập, giáo viên cần đưa học sinhvào những hoạt động được tính toán và sắp đặt hợp lí Có như vậy mới giúp họcsinh đạt tới kĩ năng nhất định: “ Bởi vì tâm lí học hiện đại đã kết luận: chỉ tronghoạt động thì kĩ năng mới hình thành và phát triển”
Tóm lại, trong các bài học thực hành bài tập là phương tiện, kĩ năng là mụcđích cần đạt tới Bài tập là yếu tố không thể thiếu và có vai trò, vị trí hết sức quantrọng
Hệ thống bài tập phát triển vốn từ của đề tài được sử dụng trong các giờ dạycủa môn Tiếng Việt tiết luyện tập thực hành về từ và câu, chủ yếu thuộc phân mônLuyện từ và câu Ngoài ra những bài tập này còn được sử dụng trong các phân mônkhác như tập đọc, chính tả, đặc biệt là tập làm văn Việc củng cố kiến thức từ cầnđược tiến hành ở mọi nơi, mọi lúc phù hợp và có thể Thời gian tăng buổi cũng làthời gian thích hợp, thiết thực nhất cho việc củng cố kiến thức này Tuy vậy, để cóđược kết quả như mong muốn thì cần phải xác định sử dụng thời gian tăng buổi đónhư thế nào, sử dụng nội dung và phương pháp nào là thích hợp?
Cấu trúc bài tập bao gồm hai phần cơ bản: lệnh bài tập và ngữ liệu
Lệnh bài tập là những yếu cầu về các hoạt động mà học sinh phải thực hiện.Một bài tập có thể hoặc nhiều lệnh
Ngữ liệu là văn bản có sẵn, có thể là những câu, những đoạn có trong sách báohoặc do người biên soạn đưa ra Ngữ liệu có thể có hoặc không tùy theo dạng bàitập
Các yêu cầu về nội dung và hình thức của hệ thống bài tập phát triển vốn từ sẽđược cụ thể hóa ở lệnh và ngữ liệu bài tập, cách sắp xếp các bài tập trong hệ thống
Trang 35Để đạt được mục đích, thực hiện được nhiệm vụ nói trên của các bài tập về từ,một số dạng bài tập này phải được biên soạn, xây dựng theo những nguyên tắc nhấtđịnh Đó là các nguyên tắc cơ bản sau:
*Bài tập phải đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn:
Trước hết là về tính khoa học Yêu cầu này đòi hỏi bài tập phải có sự thốngnhất giữa lệnh bài tập và ngữ liệu Lệnh bài tập chính là yêu cầu của bài tập, cònngữ liệu chính là những dữ kiện Thực hiện các bài tập ngôn ngữ là sự tác động lên
dữ kiện theo yêu cầu của lệnh bài tập để tạo ra sản phẩm mới Nếu dữ kiện khôngphù hợp với lệnh bài tập thì không thể thực hiện thao tác tạo ra sản phẩm mới.Tính khoa học còn được thể hiện qua việc sắp xếp các lệnh trong một bài tập.Thao tác thực hiện trước phải tương ứng với lệnh có trước, thao tác thực hiện sautương ứng với lệnh có sau Hay nói cách khác, thứ tự các lệnh phải thể hiện đượctrật tự các thao tác trong hành động
Tính thực tiễn yêu cầu hệ thống bài tập phải căn cứ vào mục đích, nội dungdạy học trong nhà trường tiểu học Đồng thời cũng cần tuân thủ yêu cầu của bài tậpdạy tiếng Thông qua hệ thống bài tập, học sinh phải vừa củng cố vừa nâng cao kiếnthức và hình thành các kĩ năng ngôn ngữ, các phương pháp, đặc biệt là phát triểnđược năng lực sử dụng từ ngữ, đáp ứng yêu cầu giao tiếp trong nhà trường và xãhội
Muốn thực hiện tốt những yêu cầu này, mặt khác để nâng cao chất lượng của
hệ thống bài tập, khi xây dựng và thiết kề bài tập cần căn cứ vào tình hình dạy họctrong nhà trường, yêu cầu và nhiệm vụ của phân môn, mục tiêu của giờ học… Bêncạnh đó cũng cần đảm bảo chương trình đào tạo, thực hiện đúng quy trình giờ dạy,
sử dụng linh hoạt các phương pháp; căn cứ vào vốn ngôn ngữ và năng lực sử dụngngôn ngữ của học sinh… Hệ thống bài tập mang tính thực tiễn nhất định sẽ có tínhứng dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả cao
*Bài tập phải đảm bảo tính vừa sức:
Trang 36Đảm bảo tính vừa sức có nghĩa là bài tập không quá dễ cũng không quá khó sovới trình độ nhận thức và đặc điểm tâm sinh lí lưa tuổi tiểu học Nếu bài tập quá dễ,học sinh sẽ không cần suy nghĩ, tìm tòi mà vẫn có câu trả lời Do đó, dẫn đến tìnhtrạng lười suy nghĩ, quá tự tin vào kiến thức của bản thân… Tuy nhiên với bài tậpquá khó, phải cố gắng hết sức mà vẫn không tìm ra câu trả lời thì cũng sẽ khiến các
em có tâm trí chán nản, mệt mỏi, mất hứng thú học tập Chính vì vậy cũng khôngđạt được mục đích giáo dục
Đây chính là một trong những yêu cầu quan trọng cho việc đề xuất một sốdạng bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5 Đồng thời, bài tập cũng cần phùhợp khả năng nhận thức, trí tuệ của học sinh Trong quá trình xây dựng bài tập, cầntìm cách tăng giảm mức độ khó sao cho phù hợp từng nhóm trình độ
Để đáp ứng yêu cầu của hệ thống bài tập, đề tài đã căn cứ vào vốn ngôn ngữ
và kinh nghiệm sử dụng ngôn ngữ của học sinh Ngoài ra, đề tài cũng đặc biệt quantâm, chú ý đến đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học có tác động đến thực hiệncác bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5, trong đó có: tri giác, tư duy, tưởngtượng, trí nhớ, chú ý, ngôn ngữ
Tri giác: tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và
mang tính không ổn định Ở đầu tuổi tiều học tri giác thường gắn với hành độngtrực quan, đến cuối tuổi tiểu học tri giác đã mang tính mục đích, có phương hướng
ró ràng – tri giác có chủ định (học sinh biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp côngviệc, biết làm các bài tập từ dễ đến khó…)
Ngôn ngữ: hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo Khi vào lớp
1 bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viêt đã thành thạo và bắtđầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm Thông qua ngôn ngữ có thểđánh giá được sự phat triển trí tuệ của học sinh Tuy nhiên, ngôn ngữ của các emđang trong quá trình phát triển, vốn từ cò hạn chế
Chú ý: ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định còn yếu, khẳ năng kiểm soát, điều
khiển chú ý còn hạn chế Ở giai đoạn này chú ý không chủ định ciếm ưu thế hơnchú ý có chủ định Ở cuối tuổi tiểu học, ở học sinh đàn hình thành kĩ năng tổ chức,điều chỉnh chú ý Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, các em đã có sự
nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập Trong sự chý ý đã bắt đầu xuất hiện giớihạn của yếu tố thời gian, biết định lượng được khoảng thời gian cho phép để làmmột việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong thời gian quy định
Biết được những đặc điểm về tri giác, ngôn ngữ và chú ý của học sinh, cácnhà giáo dục nên giao cho các em những công việc hay bài tập đòi hỏi sự chú ý và
Trang 37nên giới hạn về mặt thời gian Cần áp dụng linh động theo từng độ tuổi đầu hay cuốitiểu học và chú ý đến tính cá thể của học sinh Điều này là vô cùng quan trọng vàảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giáo dục tiểu học Tuy nhiên mức độ bài tập khôngnên quá phức tạp bởi khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức của các em chưa cao,thêm vào đó vốn ngôn ngữ còn hạn chế.
Tư duy: tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực
quan hành động Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ thể cụ thể sang tư duy trừutượng khái quát Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi Lớp 4, 5 bắtđầu biết khái quát hóa lý luận Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thứccòn sơ đẳng ở phần đông học sinh tiểu học
Trí nhớ: Giai đoạn lớp 1, 2, 3 chủ yếu ghi nhớ máy móc Giai đoạn lớp 4, 5
ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường Ghi nhớ có chủ định đã pháttriển Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiềuyếu tố như mức độ tập trung tích cực trí tuệ của học sinh, sức hấp dẫn của nội dungtài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các em…
Tưởng tượng: của học sinh các lớp đầu bậc tiểu học còn đơn giản, chưa bền
vững, “ Về các lớp cuối, hình ảnh tưởng tượng của các em bền vững và gần thực tếhơn Đặc biệt lúc này các em đã có khả năng tưởng tượng dựa trên tri giác từ trước
và ngôn ngữ ”
Nắm được điều này, các nhà giáo dục phải giúp các em biết cách khái quát hóa
và đơn giản mọi vấn đề; biết xác định đâu là nội dung quan trọng cần ghi nhớ; các
từ ngữ dùng để diễn đạt nội dung cần ghi nhớ phải đơn giản dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễthuộc và đặc biệt phải hình thành ở các em tâm lý hứng thú khi ghi nhớ kiến thức.Mặt khác những đặc điểm về tư duy, tưởng tượng của học sinh lớp 5 cho phépchúng ta ngoài việc chủ yếu rèn luyện khả năng nhận diện, phân loại từ láy còn cóthể rèn luyện năng lực sử dụng từ, nắm được giả tri của lớp từ có khả năng biểu đạtcao
*Bài tập phải phong phú, hấp dẫn và có tính hệ thống:
Yêu cầu bài tập phải đa dạng về nội dung và phong phú về hình thức
Về hình thức, bài tập có thể ở dạng trắc nghiệm, tự luận hoặc trả lờingắn.Trong các nhóm bài tập nên thiết kế các dạng bài tập theo những mức độ vàcách thức diễn đạt khác nhau
Về nội dung, bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5 phải giúp học sinhphát triển được năng lực sử dụng từ, tức là sử dụng làm gì, sử dụng như thế nào? nhằm mang lại giá trị biểu đạt trong diễn ngôn và văn bản
Trang 38Tính hấp dẫn của hệ thống bài tập thể hiện ở sự lôi cuốn học sinh vào các hoạtđộng học tập Bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5 vừa khắc sâu kiến thức.Nhưng đồng thời cũng đem đến những cái hay, cái mới nhằm kích thích hứng thúhọc tập cho các em Khi xây dựng hệ thống bài tập, các nhà giáo dục nên căn cứ vàođiều này để tạo tính hấp dẫn, mới lạ cho hệ thống bài tập nhằm tạo sự tò mò, cuốnhút học sinh Đồng thời, tính hấp dẫn còn được thể hiện ở sự đan xen các bài tập,cần kết hợp giữa học và chơi để tào sự thoải mái, hăng say trong học tập.
Để đem lại hiệu quả sử dụng từ cao, khi thiết kế bài tập phát triển vốn từ chohọc sinh lớp 5, giáo viên cần tăng giảm mức độ khó phù hợp với trình độ nhận thức
và nhóm đối tượng học sinh
*Bài tập mang tính ứng dụng rộng rãi có nghĩa là phải được sử dụng rộng rãitrong dạy và học Dạy học sinh lớp 5 phát triển vốn từ trước hết là dạy các em nắmđược vai trò, vị trí, đặc điểm cấu tạo của từ Từ đó, nâng cao ý thức sử dụng từ chohọc sinh Nắm được điều này, đề tài sẽ là một trong những tài liệu được ứng dụngrộng rãi trong dạy học từ nói riêng và từ ngữ nói chung
1.3 Cơ sở thực tiễn
1.3.1 Tình hình dạy và học từ trong nhà trường tiểu học
Như chúng ta đã biết, hiện nay, một giáo viên tiểu học đứng lớp thì đều phảidạy tốt các phân môn như chương trình đã quy định Do đó, vấn đề dạy tiếng Việt ởcác trường tiểu học nói chung và phân môn luyện từ và câu nói riêng là một yếu tốquan trọng giúp phát triển năng lực, trú tuệ và những phẩm chất tốt đẹp cho họcsinh Môn luyện từ và câu giúp học sinh tiểu học có hiểu biết quy tắc về cấu tạo từ,nắm quy tắc dùng từ đặt câu và tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp
Như vậy, dạy từ ngữ cho học sinh tiểu học là việc làm hết sức quan trọng Tuynhiên, qua các tiết dự giờ, trao đổi ý kiến với giáo viên, quan sát khả năng giao tiếpcủa học sinh chúng tôi nhận thấy học sinh còn gặp nhiều khó khăn khi cảm nhận,tiếp nhận, phân loại từ đơn, từ ghép, từ láy Đặc biệt, dạy từ thì cả giáo viên và họcsinh còn rất lúng túng khi xác định, phân loại, sử dụng từ Chính vì vậy, mỗi kiếnthức về từ cần phải được quan tâm một cách kịp thời, có hiệu quả mới hi vọng họcsinh nhận diện, phân biệt cũng như sử dụng tốt từ trong nói và viết
Từ nhiều năm nay, môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học đã được đổi mới cả về nộidung, chương trình lẫn phương pháp dạy Do đó, chất lượng môn học cũng khá dầnlên Ở sách giáo khoa khái niệm về từ nhất loạt xét theo hình thức ngữ âm: “Từ đơn
là từ do một tiếng có nghĩa tạo thành”, “Từ ghép là những từ do 2 – 3 hoặc 4 tiếngghép lạ có nghĩa tạo thành”, “Từ láy gồm 2 - 3 hoặc 4 tiếng mà phối hợp những
Trang 39tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần giống nhau)” Định nghĩa này kháphù hợp với nhận thức của học sinh tiểu học vù đây là lứa tuổi khó nhận diện những
gì không hiển minh, không gắn liền với dấu hiệu hình thức Tuy nhiên, vẫn cókhông ít trường hợp học sinh nhầm lẫn và nhận diện sai từ theo dấu hiệu hình thức.Trong khi đó, ở lớp 4 chương trình cũ, bài tìm hiểu về từ láy chỉ được học trong 4tiết Ở chương trình mới, nội dung được tích hợp nên kiến thức về từ đơn và từ phứcđược học trong 2 tiết Vì thế khi lên lớp 5 nhiều em đã quên kiến thức này Do đó,khi luyện tập thực hành, học sinh đạt kết quả không cao Những hạn chế của nộidung chương trình, tuy không lớn nhưng phần nào đã ảnh hưởng đến việc học tập
và ghi nhớ kiến thức của học sinh Chính vì thế, giáo viên cần tận dụng các tiết họctăng cường Tiếng Việt nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức về từ
Phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5 nói riêng, phát triển năng lực sử dụng từngữ cho học sinh nói chung là cả một quá trình lâu dài và phức tạp, nó đòi hỏi phải
có sự nỗ lực của gia đình – nhà trường và xã hội, mà trước hết trách nhiệm nặng nềthuộc về các nhà giáo dục
1.3.2 Các dạng bài tập phát triển vốn từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học
1.3.2.1 Mục đích và cách thức khảo sát
Việc khảo sát các dạng bài tập của hệ thống bài tập phát triển vốn từ trongsách giáo khoa tiếng Việt tiểu học giúp chúng tôi nắm được những mặt mạnh, mặthạn chế Từ đó, tiếp thu cái hay, tránh cái chưa tốt làm cơ sở cho việc xây dựng một
số dạng bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5 sao cho hợp lí và đạt hiệu quảcao
Nhằm thực hiện tốt mục đích này, chúng tôi đã tiến hành thống kê, phân loạitoàn bộ hệ thống bài tập phát triển vốn từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5
1.3.2.2 Phân loại và miêu tả các bài tập phát triển vốn từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học
Trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học lớp 5 hiện hành, hệthống các bài tập phát triển vốn từ gồm có 19/61 tiết , chiếm tỉ lệ 31,16% Ngoài ra,
ở cuối học kì I lớp 5, còn có thêm 3 tiết “Tổng kết vốn từ”, so với tổng thời lượngdạy học môn Tiếng Việt thì các bài phát triển vốn từ chiếm 8,65% Hệ thống cácchủ điểm được dạy ở lớp 5
Bảng 1: Hệ thống các chủ điểm được dạy ở lớp 5
Trang 403, 4 thì chủ điểm ở lớp 5 khó hơn nhiều, vì các chủ điểm đều là những khái niệm rấttrừu tượng, các từ ngữ được phát triển, hệ thống hóa trong từng chủ điểm không chỉgồm các từ thuần Việt mà có cả từ Hán Việt, thành ngữ và tục ngữ Vì thế sách giáokhoa đã xây dựng những chủ điểm tương đối sinh động, cụ thể xen vào những chủđiểm khó, trừu tượng.
Bảng 2: Hệ thống các bài tập phát triển vốn từ ở lớp 5
5 Mở rộng vốn từ qua tranh vẽ, trò chơi ô chữ 7/55
Thông qua các bài tập phát triển vốn từ Cung cấp thêm các từ ngữ nói theo chủ điểm Ở lớp 5, học sinh được học thêm khoảng 600 - 650 từ Rèn luyện khả