CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHCT ĐỐNG ĐA
2.2.3 Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHCT Đống Đa.
Là một ngân hàng lớn trên địa bàn thủ đô Hà Nộ, NHCT Đống Đa có quan hệ tín dụng với mọi đối tượng khách hàng thuộc nhiều thành phần kinh tế. Nhưng khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, còn cá nhân người tiêu dùng chỉ chiếm một tỉ lệ khá nhỏ.
Trong những năm gần đây, ngân hàng đã có nhiều bước tiến lớn trong cung cấp các loại hình dịch vụ và nâng cao chất lượng sản phẩm trong đó có CVTD.
2.2.3.1 Doanh số CVTD và dư nợ.
Trong thời gian qua, mặc dù chịu sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực CVTD của các ngân hàng khác. Nhưng với sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo và sự nỗ lực của cán bộ nhân viên trong chi nhánh, hoạt động CVTD đã không ngừng được cải thiện, doanh số cho vay tăng cao qua các năm thể hiện rõ qua bảng sau.
Biểu 6: doanh số và dư nợ hoạt động cho vay (CV) và CVTD giai đoạn 2005-2007
Đơn vị : t ỷ đồng Chỉ tiêu Doanh số Doanh số thu nợ Dư nợ Năm CV CVTD Tỷ trọng CV CVTD Tỷ trọng CV CVTD Tỷ trọng 2005 2243 52 2.32% 2231 43 1.93% 694 14 2.02% 2006 2280 71 3.11% 2275 62 2.73% 716 22 3.07% 2007 1900 98 5.16% 2108 85 4.03% 760 31 4.08%
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng doanh số và dư nợ CVTD giai đoạn 2005-2007
Trong ba năm từ 2005 đến 2007, mặc dù tổng doanh số cho vay trong năm 2007 có chút suy giảm nhưng nhìn tổng thể doanh số doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng như dư nợ cuối kỳ của hoạt động tín dụng tiêu dùng vẫn không ngừng tăng trưởng và giữ mức độ tăng ổn định qua các năm. Tốc độ tăng của bộ phận tín dụng tiêu dùng cao hơn so với tốc độ tăng của tổng cho vay. Năm 2007, doanh số CVTD tăng 38,03% so với 2006 (27 tỷ) và tăng 88,64% so với 2005 (46 tỷ); dư nợ CVTD tăng 40.91% so với 2006 ( 9 tỷ) và tăng 121.43% so với 2005 (17 tỷ). Những con số này là rất ấn tượng, thể hiện tiềm năng của lĩnh vực CVTD.
2.2.3.2 cơ cấu CVTD theo thời gian.
Tronh những năm gần đây, cơ cấu dư nợ CVTD theo thời hạn tín dụng của chi nhánh cũng có những thay đổi đáng kể.
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2005 2006 2007
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Dư nợ 14 100% 22 100% 31 100%
-Ngắn hạn 7 50% 11.4 51.82% 16.3 52.58%
-Trung hạn 6.1 43.57% 9.2 41.82% 12.8 41.29%
-Dài hạn 0.9 6.43% 1.4 6.36% 1.9 6.13%
Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh NHCT Đống Đa
Dư nợ CVTD ngắn, trung và dài hạn đều có sự gia tăng với tốc độ khá đều qua các năm. Do đó cơ cấu dư nợ không có nhiều thay đổi. Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng chỉ nhỉnh hơn một chút so với dư nợ trung hạn. Dư nợ dài hạn chiếm tỷ lệ thấp, chỉ khoảng trên dưới 6%. Sở dĩ như vậy là do chi nhánh tập trung cho vay ngắn và trung hạn, thận trọng trong cho vay dài hạn bởi tính rủi ro của hình thức này là cao nhất. Điều này vừa đảm bảo mang lại nguồn thu lớn và ổn định cho chi nhánh đồng thời giúp xây dựng một cơ cấu vay hợp lý, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn thanh khoản.
2.2.3.3 Cơ cấu CVTD theo mục đích tài trợ.
Các sản phẩm CVTD chủ yếu của chi nhánh được triển khai trong thời gian qua là cho vay sửa chữa mua nhà, đất, mua ôtô và bất động sản khác, và cho vay tài trợ du học. Cơ cấu được thể hiện ở bảng bên dưới.
Biểu 8: Cơ cấu dư nợ CVTD theo mục đích tài trợ giai đoạn 2005-2007
Đơn vị: tỷ đồng Năm 2005 2006 2007 Loại hình CV Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng
-Sửa chữa, mua nhà, đất 8.7 62.14% 13.7 62.27% 18.9 60.96%
-Mua ôtô và động sản khác 4.5 32.14% 7.1 32.27% 10.6 34.19%
-Du học 0.8 5.72% 1,2 5.46% 1.5 4.85%
Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh NHCT Đống Đa
Theo số liệu trên ta có thể thấy cơ cấu CVTD theo mục đích tài trợ cũng được duy trì qua các năm. Dư nợ cho vay phục vụ mục đích mua nhà, đất ở hay xây dựng, sửa chữa nhà ở luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đặc điểm này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước hết, đây là hình thức tín dụng trung, dài hạn mà giá trị món vay lớn nên dư nợ thường chiếm khá cao. Ngoài ra, trong thời gian vừa qua quá trình đô thị hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ và liên tục thì vấn đề nhà ở luôn là nhu cầu cấp thiết đối với mỗi người dân, nhất là tại Hà Nội, mật độ dân số tăng nhanh, đời sống kinh tế ngày một nâng cao thì nhu cầu sống trong một ngôi nhà kiên cố và thẩm mỹ cũng tăng lên. Nhờ đó, dư nợ của loại hình tín dụng này tăng khá nhanh. Riêng năm 2007, thị trường bất động sản đóng băng, tỷ trọng dư nợ có giảm đi đôi chút song vẫn ở mức cao (gần gấp đôi so với dư nợ cho vay mua ô tô và động sản khác). Đến đầu năm 2008 thị trường bất động sản đã trở nên nhộn nhịp trở lại hứa hẹn sự phát triển khả quan đối với loại hình tín dụng này.
Nền kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập của người dân tăng nhanh. đời sông vật chất và tinh thần của đại bộ phận dân cư thành thị được cải thiện rõ rệt, không chỉ có chi tiêu về bất động sản gia tăng mà các chi tiêu cho phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt cũng được nâng lên. Loại hình này tuy còn khá mới mẻ nhưng đầy hấp dẫn, nhất là hoạt động mua ôtô trả góp là một sản phẩm phát triển khá nhanh tại các ngân hàng thương mại. Vì cùng với mức sống tăng cao thì nhu cầu mua sắm ôtô, cũng như các tiện nghi khác phục vụ sinh hoạt cũng như đi lại của người dân ngày càng tăng. Vì vậy,
CVTD tài trợ mua ô tô và các động sản khác cũng luôn tăng trong ba năm, chiếm tỷ trọng khoảng trên 32% trong tổng dư nợ CVTD.
Ngoài ra, một vài năm trở lại đây nền kinh tế mở cửa, hội nhập với thế giới bên ngoài, nhu cầu du học ngày càng tăng. Nhiều gia đình dù chưa đủ điều kiện về tài chính nhưng với sản phẩm cho vay hỗ trợ du học đã đáp ứng được nhu cầu này nên hình thức CVTD phục vụ mục đích du học cũng được mở rộng, tuy nhiên tỷ trọng vẫn còn thấp do chưa phổ biến trong dân cư.
2.2.3.4 Dư nợ quá hạn.
Hoạt động CVTD chứa đựng rất nhiều rủi ro, vì thế phòng khách hàng cá nhân kết hợp với các phòng ban khác luôn cố gắng hoàn thành tốt khâu thẩm định, quản lý món vay và thu hồi nợ khi đến hạn. Đồng thời, các khoản CVTD đều được đảm bảo bằng tài sản của người đi vay hoặc được bảo lãnh bằng bằng tài sản của bên thứ ba. Điều này bảo đảm khả năng thu hồi vốn cho ngân hàng. Kết quả là dư nợ quá hạn của từ hoạt động CVTD trong ba năm qua là rất nhỏ so với tổng dư nợ quá hạn, đặc biệt năm 2007 dư nợ quá hạn là rất thấp ( 0.44% )
Biểu 9 : tình hình dư nợ quá hạn từ hoạt động cho vay (CV) và CVTD giai đoạn 2005- 2007 Đơn vị: tỷ đồng Năm 2005 2006 2007 -Dư nợ quá hạn từ CV 12 16 25 -Dư nợ quá hạn từ CVTD 0,185 0.11 2 0,110 Tỷ trọng 1.54% 0.7% 0.44%
2.2.3.5 Lợi nhuận.
Biểu 10: lợi nhuận từ hoạt động cho vay (CV) và CVTD giai đoạn 2005-2007
Đơn vị: tỷ đồng Năm 2005 2006 2007 Lợi nhuận từ CV 83 100 89 Lợi nhuận từ CVTD 4.45 7.12 9.8 Tỷ trọng 5.36% 7.12% 11.01%
Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh NHCT Đống Đa
Do tăng trưởng về doanh số và dư nợ nên lợi nhuận từ cho vay và CVTD đều tăng. Mặt khác do lãi suất CVTD thường cao hơn lãi suất cho vay khác, bên cạnh đó nhu cầu vay tiêu dùng ngày càng cao. Năm 2007, lợi nhuận từ CVTD tăng đáng kể: 37,64% so với 2006 và 120,22% so với 2005. Từ những kết quả trên ta có thể thấy rằng chí nhánh đã có những bước đi đúng đắn và thu được những thành công hết sức đáng khích lệ, đây vừa là triển vọng vừa là thách thức đối với ngân hàng trong việc duy trì và phát triển dịch vụ tín dụng CVTD.