Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHCT Đống Đa (Trang 61 - 67)

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHCT ĐỐNG ĐA

3.3.1Kiến nghị với Chính phủ

CVTD ngày càng khẳng định là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, CVTD là cầu nối giúp kích thích sản xuất và tiêu dùng, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội…Chính vì vậy, việc phát triển hoạt động CVTD không chỉ là xu hướng của các ngân hàng thương mại mà Chính phủ và các bộ ngành có liên quan cũng cần phải có những biện pháp cụ thể khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển một cách hiệu quả và an toàn.

- Trước hết cần xây dựng một hành lang pháp lý thống nhất để điều chỉnh hoạt động CVTD. Hiện nay, hoạt động CVTD của các NHTM vẫn thực hiện theo quy chế, quy trình nghiệp vụ riêng của từng ngân hàng đã hạn chế ít nhiều tới sự phát triển của hoạt động này. Vì vậy Chính phủ cần ban hành khung pháp lý đầy đủ và thống nhất đối với hoạt động cho vay và CVTD

cũng như các hoạt động khác liên quan đến lĩnh vực tiêu dùng như luật nhà đất, luật thuế,… Phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh tế Việt Nam tạo nền tảng pháp lý cho hoạt động CVTD được mở rộng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

- Hiện nay vẫn có sự chênh lệch rất lớn về thu nhập giữa thành thị và nông thôn, và khoảng cách này ngày càng gia tăng. Điều này cũng gây hạn chế đến việc mở rộng CVTD bởi đại bộ phận dân cư ở nông thôn là có thu nhập thấp nên họ hầu như không có đủ điều kiện để tiếp cận dịch vụ này. Vì thế Chính phủ cần có chính sách đầu tư hợp lý, khuyến khích ưu đãi những cá nhân tổ chức đầu tư vào khu vưc này nhằm tạo nhiều công ăn việc làm, cải thiên thu nhập cho người dân.

- Chính phủ cần có chính sách ổn định môi trường vĩ mô, tạo lập môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, xác định chiến lược phát triển kinh tế một cách ổn định, lâu dài, đúng định hướng. Môi trường chính trị, văn hóa- xã hội ổn định và lành mạnh sẽ là cơ sở để phát triển nền kinh tế, ổn định giá cả, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý, từ đó nâng cao thu nhập và mức sống của dân cư, kích thích nhu cầu tiêu dùng trong dân cư, người dân sẽ sử dụng các sản phẩm cho vay tiêu dùng nhiều hơn. Việc tạo lập một môi trường kinh tế ổn định cũng sẽ tạo ra tâm lý yên tâm sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng về hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trong dân cư.

- Chính phủ cần đầu tư phát triển các ngành sản xuất hàng tiêu dùng từ đó kích thích nhu cầu tiêu dùng trong dân cư, đó chính là cơ sở cho ngân hàng phát triển mở rộng dịch vụ CVTD.

- Các cơ quan chức năng tại nơi khách hàng cư trú cần kết hợp với ngân hàng trong việc cung cấp xác nhận thông tin cũng như triển khai công tác thu hồi nợ quá hạn, góp phần nâng cao chất lượng các món vay tiêu dùng.

ngộ thích hợp, khuyến khích người tài. Tạo điều kiện cho các ngân hàng đưa cán bộ đi bồi dưỡng, nghiên cứu ở nước ngoài, đồng thời có cơ chế thu hút người tài quay trở lại phục vụ tổ quốc.

- Cần phải có sự phối kết hợp đồng bộ giữa các ngân hàng, tòa án và cơ quan quản lý nhà nước để nhanh chóng giải quyết khi có tranh chấp xảy ra, bảo vệ lợi ích cho các bên tham gia.

3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước(NHNN)

NHNN cần hoàn thiện luật tín dụng và các văn bản pháp quy về hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng, các quy trình nghiệp vụ thống nhất, lãi suất cho vay, cơ chế cho vay phù hợp…Thông qua những biến động cũng như xu hướng của thị trường mà có những thay đổi nhằm bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng và khách hàng, đảm bảo hoạt động CVTD đi theo đúng quỹ đạo. Việc tạo lập một khung pháp lý rõ ràng và chặt chẽ sẽ giúp các ngân hàng thương mại yên tâm hơn khi ra quyết định cho vay, mở rộng số lượng khoản cho vay, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu tiêu dùng của đại bộ phận dân cư tạo đà mở rộng phát triển hoạt động CVTD, NHNN cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể đối với hoạt động CVTD trong đó qui định rõ về các loại sản phẩm, dịch vụ cho vay tiêu dùng, đồng thời cũng ban hành các văn bản hỗ trợ khuyến khích đối với CVTD, tạo hành lang pháp lý thông thoáng và đầy đủ. Qua đó tạo sự chủ động hơn nữa đối với các ngân hàng trong phát triển cho vay tiêu dung.

Hoạch định về chiến lược chung về cho vay tiêu dùng đối với các ngân hàng thương mại nhằm tạo sự thống nhất về quản lý và bình đẳng trong cạnh tranh đối với các ngân hàng.

NHNN cần đẩy mạnh công tác liên kết hợp tác giữa các NHTM trong và ngoài quốc doanh trong việc thành lập và phát triển hệ thống thông tin liên ngân hàng. Hệ thống này sẽ hỗ trợ các ngân hàng dễ dàng truy cập các thông tin kinh tế xã hội liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, các thông tin về khách

hàng một cách nhanh chóng nhất. Bên cạnh đó tạo lập hoạt động đồng bộ giữa các ngân hàng thương mại, tạo điều kiện cùng nhau phát triển.

3.3.3 Kiến nghị đối với khách hàng và với các cơ quan có liên quan.

Khách hàng cần có thái độ hợp tác với ngân hàng trong việc cung cấp các thông tin liên quan đến khách hàng cho các cán bộ tín dụng, và có thiện chí trong việc hoàn trả khoản nợ cho ngân hàng.

Việc cấp tín dụng cho một khoản vay còn có liên quan đến một số cơ quan khác như Sở tài nguyên môi trường , Sở địa chính, các cơ quan đăng kiểm, phòng công chứng…Các cơ quan này cần phối hợp chặt chẽ, giúp đỡ NHCT Đống Đa để ngân hàng có thể thực hiện việc thẩm định tài sản thế chấp, cầm cố tại ngân hàng một cách nhanh nhất và đảm bảo việc cho vay một cách an toàn, hiệu quả, bền vững.

KẾT LUẬN

Mặc dù hoạt động CVTD còn khá mới mẻ đối với các ngân hàng thương mại hiện nay. Tuy nhiên, nó đã mang lại những kết quả hết sức đáng khích lệ, qua đó chúng ta thấy được tiềm năng cũng như triển vọng phát triển dịch vụ CVTD tai Việt Nam. Nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, thu nhập người dân được nâng cao, đới sống vật chất và tinh thần được cải thiện, do đó nhu cầu chi tiêu trong nền kinh tế cũng gia tăng không ngừng, đẩy mạnh CVTD là xu hướng tất yếu khách quan trong điều kiện kinh tế thị trường, đồng thời cũng là chiến lược, mục tiêu và thị trường đầy tiềm năng của các ngân hàng thương mại.

Xuất phát từ việc nghiên cứu những cơ sở lý luận chung nhất về hoạt động CVTD và sự tìm hiểu thực tế tại NHCT Đống Đa, em nhận thấy NHCT Đống Đa có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ này. Hoạt động trên địa bàn rộng lớn, mức sống người dân cao, lại có nguồn vốn khá dồi dào, NHCT chi nhánh Đống Đa có nhiều lợi thế mở rộng CVTD. Tuy nhiên thực trạng hoạt động CVTD của chi nhánh còn dưới khả năng và tiềm năng của chính mình. Vẫn chưa thể là một nguồn thu chính trong hoạt động của chi nhánh. Cơ cấu sản phẩm còn chưa đa dạng, các món vay còn khá nhỏ bé, khả năng đáp ứng nhu cầu CVTD còn khá nhỏ bé so với nhu cầu thị trường rộng lớn. Bên cạnh đó CVTD hiện là thị trường mới mẻ và đầy tiềm năng nên nó đòi hỏi cần nghiên cứu một cách sâu sắc và kỹ càng dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Vì vậy, thông qua bài viết này em muốn mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển mở rộng hoạt động CVTD tại chi nhánh.

Trong quá trình nghiên cứu và thực tập tại Ngân hàng Công thương Đống Đa em được các cô chú cán bộ giảng dạy giúp đỡ rất nhiều để hoàn thành bài luận này. Cùng với sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn của mình em mong rằng bài viết sẽ có tác dụng trong việc thúc đẩy sự phát triển hoạt

động cho vay tiêu dùng hơn nữa của chi nhánh.

Do trình độ và thời gian có hạn nên chuyên đề này sẽ không tránh khỏi những thiết sót, hạn chế. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, cùng các bạn. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn PGS.TS Đàm Văn Huệ và các cán bộ trong đơn vị thực tập đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHCT Đống Đa (Trang 61 - 67)