1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho đội bóng đá nam sinh viên trường đại học đồng nai trong một chu kỳ huấn luyện luận văn thạc sĩ giáo dục

156 1,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 156
Dung lượng 1,85 MB

Nội dung

Với mục đích đạt thành tích cao trong giải bóng đá sinh viên toàn quốc thì chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho đội bóng đá na

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP HCM

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

TS Đặng Hà Việt

Tp Hồ Chí Minh, năm 2012

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất

kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Đạt

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn chân thành nhất, tôi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, quý thầy cô giáo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên, Trường Đại học Thể dục Thể thao TP HCM đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy hướng dẫn: TS Đặng

Hà Việt đã tận tình động viên, giúp đỡ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Bộ môn: Thể dục, Trường Đại học Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thu thập số liệu hoàn thành

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Đặc điểm về huấn luyện thể lực vận động viên bóng đá 4

1.2 Sự cải thiện trình độ tập luyện thể lực 16

1.3 Những đặc điểm sinh học của lứa tuổi từ 18 đến 25 21

1.4 Các công trình nghiên cứu có liên quan 22

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 24

2.1 Phương pháp nghiên cứu 24

2.2 Tổ chức nghiên cứu 30

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32

3.1 Xây dựng hệ thống bài tập và ứng dụng thực nghiệm cho đội bóng đá nam sinh viên Trường Đại học Đồng Nai trong một chu kỳ huấn luyện 32

3.2 Xây dựng chương trình huấn luyện thể lực cho đội bóng đá nam sinh viên Trường Đại học Đồng Nai trong một chu kỳ huấn luyện 59

3.3 Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho đội bóng đá nam sinh viên Trường Đại học Đồng Nai sau một chu kỳ huấn luyện 87

CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 101

4.1 Xây dựng hệ thống bài tập và ứng dụng thực nghiệm cho đội bóng đá nam sinh viên Trường Đại học Đồng Nai trong một chu kỳ huấn luyện 101

4.2 Xây dựng chương trình huấn luyện thể lực cho đội bóng đá nam sinh viên Trường Đại học Đồng Nai trong một chu kỳ huấn luyện 102

Trang 6

4.3 Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho đội bóng đá nam sinh viên Trường Đại học Đồng Nai sau một chu kỳ huấn luyện 103

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 Viện khoa học Thể dục thể Thao VKHTDTT

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

1

Bảng 3.1: Bảng thống kê các bài tập phát triển thể lực chung

được tham khảo tài liệu và trao đổi với huấn luyện viên các câu

lạc bộ trong khu vực

47

2 Bảng 3.2 Kết quả phỏng vấn lựa chọn hệ thống bài tập phát

3 Bảng 3.3: Lượng vận động giai đoạn chuẩn bị 74

4 Bảng 3.4 Mục tiêu huấn luyện của giai đoạn chuẩn bị 76

5 Bảng 3.5: Bảng tổng hợp chương trình tập của cả chu kỳ huấn

6 Bảng 3.6: Kết quả kiểm tra lần 1 các test thể lực chung của

7 Bảng 3.7: Kết quả kiểm tra lần 1 các test thể lực chuyên môn

8 Bảng 3.8: Kết quả kiểm tra lần 2 các test thể lực chung của

9 Bảng 3.9: Kết quả kiểm tra các test thể lực chung của nhóm

thực nghiệm trước và giữa thực nghiệm 93

10 Bảng 3.10: Kết quả kiểm tra các test thể lực chuyên môn của

nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm 93

11 Bảng 3.11 Kết quả kiểm tra lần 3 các test thể lực chung sau

khi ứng dụng hệ thống các bài tập thể lực 100

Trang 9

12

Bảng 4.1: Bảng so sánh thể lực của Đội bóng nam sinh viên

Đại học Đồng Nai sau thực nghiệm so với thể lực của đội

bóng đá U19 Đồng Nai

107

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

1 Biểu đồ 1: Nhịp tăng tưởng thể lực chung của nhóm thực

2 Biểu đồ 2: Nhịp tăng tưởng thể lực chuyên môn của nhóm thực

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, thể thao Việt Nam nói chung và bóng đá Việt Nam nói riêng đang ngày càng phát triển Đặc biệt, bóng đá đang được nhà nước quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, được đông đảo quần chúng nhiệt tình ủng hộ Trong số đó có hàng ngàn thanh thiếu niên nam nữ tham gia tập luyện thể thao trong các trường thể thao, các trường cao đẳng đại học, các câu lạc bộ và các trường phổ thông Vì vậy phải có thời gian lâu dài và hết sức khoa học trong quá trình đào tạo và huấn luyện mới đưa thành tích thể thao đi lên Ngoài ra còn vận dụng những thành tựu của ngành khoa học khác để phân tích những biện pháp và định hướng đúng đắn cho quá trình huấn luyện

Trong những năm gần đây thì phong trào bóng đá phát triển rất mạnh mẽ trên toàn quốc Từ giải vô địch quốc gia, hạng nhất, hạng nhì … hay các giải bóng đá phong trào mà đặc biệt là các giải bóng đá dành cho giới trẻ, tiêu biểu là giải bóng đá dành cho sinh viên trên toàn quốc đã được chú trọng và phát triển hết sức rộng rãi trên tất cả các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc Hàng năm, các giải bóng đá dành cho sinh viên được tổ chức rộng khắp trên ba miền, mà tiêu biểu là giải bóng đá sinh viên toàn quốc được tổ chức hàng năm đều đặn

Ngày nay, các đội bóng sinh viên không những tham gia giải với tinh thần giao lưu, học hỏi đoàn kết, hữu nghị mà còn đòi hỏi họ phải có kỹ thuật, thể lực và chiến thuật thi đấu rõ ràng mới có thể giành được chiến thắng Trong đó thì thể lực chiếm một vị trí hết sức quan trọng, nó quyết

Trang 12

định kết quả thi đấu của một đội bóng Một đội bóng đá sinh viên khi có được nền tảng kỹ thuật tốt, chiến thuật hợp lý nhưng không duy trì được thể lực trong suốt 90 phút thi đấu căng thẳng thì khó giành được phần thắng Phải có thể lực mới vận hành được các chiến thuật mà huấn luyện viên đã đề ra, mới thực hiện được các bài phối hợp nhuần nhuyễn trong tấn công cũng như phòng ngự Có được nến tảng thể lực tốt là cơ sở để đạt được kết quả cao trong giải đấu mà mình tham gia

Trường Đại học Đồng Nai được thành lập theo quyết định số 1572/QĐ-TTG, ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ (tiền thân là Trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai, được thành lập năm 1976 từ việc tách cơ sở 4 – Trường Cao đẳng Sư phạm TP Hồ Chí Minh)

Với mục tiêu phát triển trường trở thành một đơn vị mạnh toàn diện, là nguồn cung cấp nhân lực hiệu quả trong toàn tỉnh nói riêng và trong khu vực nói chung về lĩnh vực giáo dục phổ thông Ngoài các ngành sư phạm thế mạnh như Sư phạm Khoa học Tự nhiên - Sư phạm Khoa học Xã hội, Sư phạm Tiểu học – Mầm non, thì trường cũng chú trọng nâng cao, phát triển thể chất cho sinh viên nói chung và sinh viên chuyên ngành GDTC nói riêng, tạo nguồn nhân lực để cung cấp cho các trường phổ thông trong việc giảng dạy và nâng cao thể chất cho học sinh các cấp

Nhằm mục đích nâng cao thể chất, phát triển trí tuệ cho sinh viên thì ngoài các giờ giảng dạy trên lớp thì trường đã tổ chức, thành lập và duy trì các đội tuyển thể thao tham gia các giải thể thao tổ chức trong tỉnh, giữa các trường Cao đẳng, Đại học trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai và trong khu vực Nổi trội hơn cả là đội tuyển bóng đá nam, thường xuyên tham gia các

Trang 13

giải bóng đá vô địch Tỉnh Đồng Nai, giải bóng đá sinh viên Tỉnh Đồng Nai, giải Futsal Tỉnh Đồng Nai, và quan trọng hơn cả là vòng loại giải bóng đá sinh viên toàn quốc hàng năm

Với mục đích đạt thành tích cao trong giải bóng đá sinh viên toàn

quốc thì chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ

thống bài tập phát triển thể lực cho đội bóng đá nam sinh viên Trường Đại học Đồng Nai trong một chu kỳ huấn luyện”

• Mục đích nghiên cứu:

Xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho đội bĩng đá nam sinh viên Trường Đại học Đồng Nai trong một chu kỳ huấn luyện

• Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để thực hiện mục đích nghiên cứu đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:

1 Xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho đội bĩng đá nam sinh viên Trường Đại học Đồng Nai

2 Xây dựng chương trình huấn luyện thể lực cho đội bĩng đá nam sinh viên Trường Đại học Đồng Nai

3 Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập thể lực cho đội bĩng

đá nam sinh viên Trường Đại học Đồng Nai

Trang 14

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Đặc điểm về huấn luyện thể lực vận động viên bóng đá: 1.1.1 Tính hệ thống:

Thực tiễn đào tạo tài năng thể thao đã chỉ ra rằng muốn trở thành vận động viên giỏi thì phải trải qua quá trình đào tạo nhiều năm có hệ thống Ngày nay, căn cứ vào quy luật phát dục và trưởng thành của con người và quy luật “Thời kỳ nhạy cảm” của các tố chất thể lực, người ta chia hệ thống huấn luyện thể lực từ lứa tuổi nhi đồng đến người trưởng thành bao gồm 3 giai đọan:

- Giai đọan 7- 11 tuổi: là giai đọan phát triển chủ yếu các năng lực có liên quan đến hệ thống thần kinh (tốc độ phản ứng vận động), sức bền chung, khả năng phối hợp vận động

- Giai đọan từ 12 – 17 tuổi: thời kỳ phát triển tòan diện các tố chất thể lực, tập trung phát triển sức mạnh tốc độ và sức bền chung Trên cơ sở đó, từng bước kết hợp huấn luyện tố chất thể lực mang đặc tính chuyên môn của bóng đá

- Giai đọan từ 18 tuổi trở lên: là thời kỳ huấn luyện chuyên sâu Trên cơ sở phát triển các tố chất sức mạnh, sức nhanh, sức bền, trọng tâm huấn luyện thể lực chuyển dần sang thể lực chuyên môn Ở vận động viên cấp cao, huấn luyện thể lực chuyên môn là chính

Trong quá trình huấn luyện nhiều năm, phải đảm bảo tính tuần tự của sự chuyển tiếp các giai đọan huấn luyện, tuyệt đối tránh nôn nóng đặt

Trang 15

sự huấn luyện chuyên môn quá sớm Hậu quả của nó sẽ giới hạn thành tích và tập huấn hẹp thời gian duy trì thành tích thi đấu của vận động viên

1.1.2 Tính khoa học:

Trong quá trình huấn luyện thể lực cho vận động viên, việc áp dụng các thành tựu mới về khoa học kỹ thuật sẽ làm tăng hiệu quả huấn luyện Ngày nay, những kiến thức khoa học về sinh lý học, sinh cơ học, sinh hóa học trong lĩnh vực TDTT tương đối phong phú và hoàn chỉnh Những tiến bộ mới trong lĩnh vực điện tử cho phép nâng cao hiệu quả đo lường thành tích và thu nhận thông tin “Thông tin ngược” giúp cho kiểm tra và điều khiển quá trình huấn luyện

Việc huấn luyện luôn đi theo xu hướng tăng lượng vận động tới giới hạn, tăng cường khả năng chịu đựng lượng vận động của vận động viên trong điều kiện thi đấu căng thẳng Vì vậy việc vận dụng các biện pháp y học và hồi phục về mặt tâm lý trở thành một khâu qua trọng trong quá trình hấn luyện bóng đa nói chung và huấn luyện thể lực nói riêng Theo PGS TS Nguyễn Thiệt Tình [27] : hiệu quả của việc vận dụng các biện pháp y học vào tâm lý cho phép tăng khả năng chịu đựng lượng vận động của vận động viên từ 5 – 10%

1.1.3 Tính chất tổng hợp:

Xu thế huấn luyện hiện nay của bóng đá đỉnh cao là huấn luyện đồng bộ các yếu tố kỹ chiến thuật, thể lực, tâm lý, trí tuệ Vì vậy, trong công tác huấn luyện thể lực cần sử dụng nhiều bài tập mang tính đối kháng cao, diễn ra với tốc độ nhanh, có kết hợp với bóng Các lọai bài tập huấn

Trang 16

luyện nhiều bóng, huấn luyện dồn ép vào huấn luyện trong điều kiện gần giống như thi đấu, được sử dụng khá nhiều và phổ biến

1.1.4 Tính chất hiệu quả:

Quá trình huấn luyện thể lực cho vận động viên bóng đá đòi hỏi phải khai thác những nhân tố thúc đẩy năng lực tiềm tàng của vận động viên Thông thường những nhân tố đó là khối lượng của lượng vận động và cường độ của lượng vận động Huấn luyện với khối lượng lớn và cường độ cao một cách hợp lý sẽ tăng nhanh thành tích của vận động viên

Tính hiệu quả của huấn luyện thể lực còn được tăng cường nhờ áp dụng, những phương tiện, phương pháp huấn luyện hiện đại Phương pháp huấn luyện theo mô hình hoặc sử dụng các thiết bị huấn luyện chuyên sâu như: sử dụng điện não đồ trong huấn luyện sức mạnh Điện não đồ có thể tiến hành đo sức mạnh của 70 lọai khác nhau Khi huấn luyện, có thể căn cứ vào đặc điểm dùng lực của môn bóng đá và tình hình cụ thể của vận động viên thông qua điện não đồ Mỗi lần của kết quả huấn luyện đều có thể lưu trữ vào điện não đồ, giúp cho huấn luyện viên kiểm sóat được diễn biến của quá trình huấn luyện

Nội dung và phương pháp chuẩn bị thể lực chuyên môn được xây dựng trên đặc điểm họat động thể lực của cầu thủ bóng đá như: tính chất thay đổi, di chuyển và thực hiện các động tác kỹ thuật; tính liên tục thay đổi của tình huống thi đấu kéo theo sự biến đổi tính chất của lượng vận động trong quá trình thi đấu, thực hiện các động tác khó trong điều kiện mệt mỏi … Ngòai ra, sự chuẩn bị thể lực chuyên môn còn dưa trên sự tính tóan số lượng và cường độ vận động của cầu thủ trong thi đấu Người ta đã

Trang 17

nghiên cứu và đưa ra số liệu điển hình về thể lực của vận động viên bóng đá trong một số trận đấu như sau:

- Chạy chậm từ khỏang 5.000m – 7.000m

- Chạy nhanh từ 800m – 2000m

- Chạy tốc độ cao từ 800m – 1600m

- Số lần bật nhảy đánh đầu từ 8 – 16 lần

- Số lần tranh cướp bóng từ 14 – 42 lần

 Thể lực của cầu thủ bóng đá thể hiện qua các tố chất sau:

Tố chất sức mạnh:

Sức mạnh là năng lực của cơ b ắp khắc phục lực cản bên trong hoặcbên ngòai trong quá trình vận động Đó là một trong những tố chất cơ bản, có quan hện mật thiết với các tố chất thể lực khác, trong đó có các tố chất tốc độ và khả năng phối hợp vận động Tố chất sức mạnh cũng ảnh hưởng trực tiếp tới trình độ nắm vững và nâng cao kỹ thuật cũng như trạng thái tâm lý của vận động viên Tố chất sức mạnh phân thành 4 lọai:

- Sức mạnh tuyệt đối: là năng lực khắc phục lực cản tốt nhất

- Sức mạnh tương đối: là sức mạnh lớn nhất của vận động viên trên 1 kg thể trọng

- Sức mạnh bền: là năng lực khắc phục lực cản nhỏ trong thời gian dài

- Sức mạnh tốc độ: là năng lực nhanh chóng khắc phục lực cản tương đối nhỏ của vận động viên (hay là sự tổng hợp giữa sức mạnh và tốc độ)

Trang 18

Sức mạnh đột phá là một hình thức điển hình nhất của sức mạnh tốc độ, nó chính là khả năng vận động viên trong thời gian ngắn nhất, có thể phát huy hết sức mạnh có thể của bản thân mình (ví dụ như tăng tốc lúc xuất phát, dùng lực mạnh đá bóng, nhảy cao đánh đầu, …) Chính vì vậy đó tố chất sức mạnh và đặc biệt là tố chất sức mạnh tốc độ rất quan trọng đối với vận động viên bóng đá nói chung và trở thành thước đo trình độ huấn luyện thể lực đối với vận động viên bóng bóng đá trẻ

Trong huấn luyện sức mạnh, phải chọn đúng các phương tiện tập luyện thích hợp Việc chọn lựa này phải đáp ứng nhu cầu phát triển các nhóm cơ của cơ thể Muốn vậy phải nắm vững về sinh lý, giải phẫu của cơ thể, các phương tiện huấn luyện sức mạnh, cấu trúc động tác và đặc biệt dùng sức Ngòai ra, cũng phải huấn luyện kết hợp giữa sức mạnh cục bộ và sức mạnh toàn than, sức mạnh nhóm cơ lớn và nhóm cơ nhỏ để tránh phát triển lệch lạc Điều này càng đặc biệt lưu ý đối với vận động viên trẻ đang phát triển nhanh và dễ biến dạng.Trong tuổi nhi đồng – thiếu niên nên than trọng trong huấn luyện sức mạnh tương đối Đến thời kỳ dậy thì (khỏang 16 -18 tuổi) sức lớn chậm lại, cơ đầu to ngang ra thì có thể huấn luyện huấn luyện sức mạnh với cường độ tương đối lớn Do đó huấn luyện sức mạnh ( đặc biệt với tuổi trẻ) phải tuần tự, từng bước một

Trong vận động, mối quan hệ nhịp nhành giữa các nhóm cơ sẽ hạn chế sức mạnh co,cơ đối kháng Mỗi khi hòan tất một động tác, nhất thiết phải có sự tham gia của nhiều nhóm cơ (cơ chủ động, cơ đối kháng, cơ phối hợp, cơ hỗ trợ, …) Chi phối và điều khiển sự vận động của các nhóm cơ là

Trang 19

do khu thần kinh trung ương hưng phấn Có như vậy mới hạn chế tới mức tối đa sức mạnh cơ đối kháng nhằm phát huy cao độ hiệu suất của cơ

Tố chất nhanh:

Là năng lực phản ứng của cơ thể đối với các loại kích thích nhằm hoàn thành một động tác hoặc di động một cự ly nào đó trong kột thời gian ngắn nhất

Tố chất nhanh là một trong các tố chất cơ bản của vận động viên bóng đá, nó chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong tố chất thể lực vận động viên Ngày nay, do diễn biến trong thi đấu bóng đá ngày một nhanh, nên yêu cầu đối với vận động viên bóng đá ngày càng cao Trên một trình độ nào đó, tốc độ rất tố trong thi đấu luôn là nhân tố quan trọng trong việc chiếm ưu thế về không gian và thời gian, nó cũng luôn luôn thể hiện ở tòan đội tính uy hiếp trong tấn công và độ tin cậy trong phòng thủ

Tố chất nhanh rất quan trọng đối với vận động viên bóng đá Nó biểu hiện trên cả 3 nhân tố:

- Khả năng di động (tốc độ di động):

Trong thi đấu, vận động viên luôn luôn căn cứ vào tình hình cụ thể hoặc do yêu cầu của chiến thuật mà tiến hành di động Do tính chất của trận thi đấu bóng đá tranh cứơp mãnh liệt, biến hóa rất phức tạp, hướng di động đa dạng (di động ra phía trước, phía sau, bên phải, bên trái) Cự ly di động cũng không nhất định (nhìn chung là từ 5 – 15m chiếm đến 85 – 90%), hình thức di động cũng không tuân theo một quy luật nhất định nào, có thể theo đường thẳng, đường cong, đường gãy khúc, đường đứt quãng

Trang 20

Đồng thời cũng luôn thay đổi tốc độ khi chậm, nhanh, dừng, chạy, chạy lùi, tạt sang trái, phải, … tức là rất nhiều hình thức phức tạp

- Thời gian phản xạ (tốc độ phản ứng):

Vận động viên luôn trong điều kiện không chuẩn bị trước hoặc chuẩn bị cũng chưa đầy đủ, thông qua cơ quan cảm thụ thị giác đối với các lọai kích thích (như các đường bóng bay đến với tính chất khác nhau, chỗ trống xuất hiện, hành động của vận động viên đối phương, …) Sau đó, căn cứ vào yêu cầu của tòan đội, của cá nhân, trong một thông tin ngắn nhất, thông qua một quá trình phán đóan, tư duy phức tạp rồi đến quyết định hành động nhanh Trong cả quá trình phản ứng này, không chỉ có thới gian rất ngắn mà vận động viên còn ở trong tình huống cực kỳ phức tạp, không có quy luật nào cả

- Tần số động tác (tốc độ động tác):

Vận động viên trong quá trình di chuyển, yêu cầu phảu thực hiện các động tác có bóng hoặc không có bóng, đồng thời chịu đựng trạng thái tâm lý rất lớn, tính nhịp điệu của động tác kém nhưng mang tính ứng biến rất cao, khi thực hiện động tác trọng tâm có thể tương đối thấp, cơ bắp ở tư thế khẩn trương

Trong thi đấu bóng đá, vận động viên phải nhanh chóng và liên tục thích nghi trước những tình huống, từ đó mà kịp thời điều chỉnh sự tăng nhanh hay chậm của động tác Sự điều chỉnh này chủ yếu là do năng lực chuyển đổi từ trạng thái ức chế và hưng phấn của võ đại não trung khu thần kinh Tính linh họat của quá trình thần kinh càng cao, động tác càng nhanh hơn Như vậy tốc độ phản ứng phụ thuộc vào năng lực của hệ thống

Trang 21

thần kinh trung ương quyết định, thông qua cung phản xạ nhanh hay chậm (thời gian phản xạ, tốc độ dẫn trên thần kinh)

Trong cơ bắp của vận động viên bóng đá, sợi cơ trắng chiếm ưu thế nên tốc độ có cơ sở vật chất tốt nhất Ngòai ra cơ bắp còn có một số đặc tính như: tính kết dính, tính co dãn, tính nhịp điệu giữa các nhóm cơ và nội bộ các nhóm cơ Hệ thống ATP và CP trong cơ thể vận động viên, hàm lượng đường trong cơ bắp nhiều, tốc độ phân giải và hợp thành nhanh, cơ thể đảm bảo cung ứng năng lượng cho họat động tốc độ của vận động viên

Tố chất sức bền:

Là khả năng của cơ thể khắc phục sự mệt mỏi trong họat động với thời gian dài, cường độ nhất định và hiệu quả Tố chất sức bền tốt sẽ có điều kiện nâng cao năng lực đề kháng mệt mỏi của cơ thể vận động viên, khiến cho khả năng thay đổi tiết tấu của quá trình hưng phấn và ức chế của võ đại não nâng cao lên Chức năng của hện thần kinh thực vật cũng được phát triển, năng lực dự trữ năng lượng cho cơ thể được nâng cao Tất cả sự biến hóa này về sinh lý và sinh hóa sẽ là cơ sở vật chất cần thiết cho sự phát triển các tố chất sức mạnh, tốc độ, linh họat, đồng thời từ đó xúc tiến cho các tố chất này phát triển

Trong huấn luyện thể thao nếu không tạo ra mệt mỏi thì chức năng của cơ thể không thể nâng cao được Mặt khác, mệt mỏi lại càng làm cho năng lực của vận động viên có thể giảm sút, hạn chế sự phát huy trình độ thể thao Do đó trong huấn luyện sức bền phải dùng nhiều cách để khắc phục mệt mỏi, kể cả phải dùng ý chí

Trang 22

Tố chất sức bền chủ yếu chủ yếu thể hiện qua sức bền của hệ tim mạch Sức bền chia ra 2 lọai: sức bền ưa khí và sức bền yếm khí Ngoài lực khắc phục mệt mỏi, vận động trong điều kiện cơ thể không được cung cấp đủ Oxi sinh ra hiện tượng nợ Oxi gọi là yếm khí Còn trong điều kiện đủ Oxi gọi là ưa khí

Bóng đá là một môn thể thao vận động liên tục không ngừng và không đứt quãng, lượng vận động rất lớn, có yêu cầu rất cao về trình độ sức bền Do vậy vận động viên bóng đá không những có sức bền ưa khí mà còn cần có sức bền yếm khí Sức bền ưa khí là sức bền chung chỉ khả năng chịu đựng của vận động viên trong thời gian dài Khả năng này phụ thuộc vào năng lực trao đổi khí, khả năng tuần hòan – hô hấp và dự trữ năng lượng: hàm lượng glucogen trong gan và trong cơ, hàm lượng ATP – CP trong cơ … Chúng còn phụ thuộc vào năng lực chịu đựng của cơ bắp, các khớp và day chằng đảm bảo cho cơ quan nội tạng họat động trong thời gian dài Sức bền yếm khí trong bóng đá là sức bền chuyên môn chỉ tình huống

cơ thể cung cấp Oxi không đầy đủ, lúc này việc cung cấp năng lượng họat động bằng năng lực dự trữ năng lượng của cơ thể (phân giải ATP, CP và quá trình đường phân yếm khí và đường phân ưa khí)

Trong công tác huấn luyện bóng đá trẻ, các giai đọan đầu kế hoạch huấn luyện thường sử dụng các bài tập phát triển sức bền ưa khí, bởi vì sức bền ưa khí là cơ sở, nền tảng của thể lực vận động viên Giai đọan huấn luyện nâng cao thành tích bóng đá sức bền yếm khí chiếm tỉ trọng cao trong kế hoạch huấn luyện

Trang 23

Tố chất mềm dẻo:

Là biên độ họat động của các khớp, là khả năng kéo day chằng và

cơ bắp Trong thi đấu bóng đá, cơ thể vận động viên và quả bóng luôn ở trong trạng thái họat động không theo một quy luật nào cả, biên độ động tác kỹ thuật của vận động viên tương đối lớn, dùng lực đột ngột, do đó yêu cầu với tố chất dẻo dai của vận động viên rất cao

Tính mềm dẻo chuyên môn của bóng đá là ngoài góc độ họat động của các khớp quan trọng của cơ thể ra còn biểu hiện đặc biệt ở góc độ họat động của các day chằng và khớp hông, khớp gối, khớp cổ chân Tất cả các khớp xương ấy có tầm quan trọng giúp vận động viên bóng đá nâng cao trình độ kỹ thuật

Ảnh hưởng đến tính mềm dẻo do tính co dãn cơ bắp, sợi cơ, các day chằng và năng lực chi phối, điều khiển của hệ thống thần kinh đối với hệ xương cơ

Thời kỳ tập luyện để phát triển tố chất này tốt nhất khoảng từ 5 – 10 tuổi, về sau theo lứa tuổi tố chất mềm dẻo dần “cốt hóa”, các dây chằng thêm chắc nên khó phát triển Trong tập luyện nên kết hợp tố chất mềm dẻo với sức mạnh Tối chất này được nâng cao tương đối nhanh trong tập luyện, nhưng giảm sút cũng chóng, do đó phải đảm bảo tập luyện thường xuyên

Tố chất linh họat, khéo léo:

Tính linh họat khéo léo của vận động viên bóng đá là sự biểu hiện tổng hợp các kỹ năng vận động viên và các tố chất trong quá trình vận động Nó yêu cầu vận động viên trong thời gian rất ngắn phải có khả năng

Trang 24

phán đóan thật tốt và phải hoàn thành động tác chính xác, nhịp nhàng, xử lý các bộ phận của cơ thể, giải quyết mối quan hệ hợp lý giữa các mặt: bản thân với đối thủ, bản thân với quả bóng trên các mặt không gian, thới gian, tiết tấu, nhịp điệu …

Xu hướng phát triển của môn bóng đá hiện đại là ngày càng tranh giành quyết liệt, biến hóa khôn lường, yêu cầu vận động viên phải hòan thành động tác mang tính chất phản ứng nhanh với mọi tình huống, trong những điều kiện cực kỳ khó khăn, thời gian lại rất ngắn Do đó yêu cầu tính linh họat, khéo léo của vận động viên ngày một cao

1.1.5 Đặc điểm hoạt động thể lực của vận động viên bóng đá

Cầu thủ bóng đá muốn đáp ứng được lối chơi tổng lực và biến hóa, yêu cầu phải chịu tải lớn về lượng vận động trong 90 phút và có thể trong suốt các hiệp phụ Mỗi cầu thủ trong một trận đấu phải có thể di chuyển 10-15km, theo Withers và VanGôt, 1985 thì:

- Chạy nước rút khoảng 18% quãng đường, tốc độ 6,92 – 8,15m/s

- Chạy tốc độ chận và trung bình 44% quãng đường, tốc độ từ 2,4 – 6,93m/s

- Đi bộ chiếm 26,3% quãng đường, tốc độ 1,3 – 2,04 m/s

Những số liệu nêu trên của tác giả chỉ tương đối, vì còn thiếu 11,7% quãng đường chưa được tính đến

Do vậy, sự chuẩn bị thể lực là quá trình hoàn thiện thể trạng thể lực cho VĐV, nó được xác định dựa trên các yếu tố về sức khỏe, mức độ phát triển các tố chất vận động và đặc điểm thân thể cầu thủ Vì thế các bài tập

Trang 25

luôn phải hướng đến sự phát triển về hình thái cũng như các chức năng hoạt động của các bộ phận cơ thể cầu thủ

Quá trình này phải lựa chọn các phương pháp cũng như biện pháp hướng đến sự hoàn thiện cho cầu thủ Trong lý thuyết huấn luyện thể thao thì sự chuẩn bị chuyên môn liên quan đến:

+ Các bài tập thi đấu

+ Các bài tập tương tự trong thi đấu theo đặc điểm tĩnh, động học

của chuyển động và cơ chế cung cấp năng lượng cho hoạt động, cấu trúc làm việc

Trong hệ thống thi đấu bóng đá ở nước ta và khu vực hiện nay, để hoàn thiện thể lực phải sử dụng các biện pháp có ảnh hưởng tối đa đến việc nâng cao các tố chất vận động đặc trưng của VĐV bóng đá như sức mạnh tốc độ, sức bền tốc độ, tốc độ đều đó phụ thuộc không nhỏ vào trình độ huấn luyện của HLV

Nội dung và phương pháp huấn luyện thể lực cho VĐV bóng đá được xây dựng dựa trên đặc điểm hoạt động thể lực ở cầu thủ bóng đá như:

• Tính liên tục, thay đổi các tình huống trên sân kéo theo sự biến đổi về lượng vận động trong thi đấu

• Cần phải áp dụng các bài tập có độ khó trong điều kiện mức độ mệt mỏi của cầu thủ tăng dần

• Sự thay đổi di chuyển và thực hiện các động tác kỹ thuật

Ngoài ra, sự chuẩn bị về thể lực còn dựa trên những tính toán số lượng di chuyển và cường độ vận động của cầu thủ trong trận đấu

Trang 26

Trong quá trình diễn ra trận đấu, cầu thủ trẻ phải di chuyển liên tục trong 35-40 phút mỗi hiệp, ngoài ra còn phải tham gia tranh cướp bóng từ

14 đến 36 lần Tiền vệ và tiền đạo phải thực hiện di chuyển tốc độ trong trận đấu từ 70-90 lần (chạy nước rút) có bóng hoặc không có bóng Sự chuẩn bị thể lực cho VĐV bóng đá được đánh giá trên tiêu chuẩn sinh hóa, và được chia làm 3 dạng: công suất (dựa trên tốc độ giải phóng năng lượng khi thực hiện bài tập), tiêu chuẩn năng lượng (bao gồm năng lượng dự trữ và năng lượng chuyển hóa trong hoạt động), tiêu chuẩn hiệu suất (xác định mức độ giải phóng năng lượng sử dụng khi thực hiện công việc chuyên môn)

Có thể nhận thấy rằng mức độ hoạt động của cầu thủ trong thi đấu ở mỗi vị trí khác nhau Khi nhịp độ trận đấu tăng cao, đòi hỏi sự hoạt động tích cực ở tất cả các tuyến Điều đó rất liên quan đến thể lực của vận động viên bóng đá

1.2 Sự cải thiện trình độ tập luyện thể lực của vận động viên: 1.2.1 Khái niệm về trình độ tập luyện:

Trong quá trình đào tạo VĐV nhiều năm, việc kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện của VĐV các cấp theo độ tuổi, giới tính và môn thể thao chuyên sâu rất có ý nghĩa về mặt thực tiễn và lý luận, đặc biệt trong tuyển chọn và huấn luyện VĐV Đối với VĐV cấp cao, việc đánh giá trình độ tập luyện thường gắn liền với trạng thái sung sức trong các chu kỳ huấn luyện và thành tích thi đấu thể thao nhằm định hướng cho HLV trong việc đánh giá hiệu quả huấn luyện Còn đối với VĐV trẻ thì việc đánh giá trình

Trang 27

độ tập luyện thường nhằm mục đích đánh giá khả năng tiềm tàng của trẻ để trên cơ sở đó có thể dự báo về triển vọng của các em

Trình độ tập luyện là trạng thái động luôn luôn phát triển tuân theo các quy luật phát triển của thành tích thể thao Khái niệm “Trình độ tập luyện” đã được nhiều tác giả trong ngoài nước nghiên cứu

Theo Nôvicốp A.D và Mátvêep L.P khái niệm “Trình độ tập luyện” thường được gắn chủ yếu với những biến đổi thích ứng về mặt sinh học (về chức năng và hình thái) xảy ra ở cơ thể VĐV dưới tác dụng của các lượng vận động trong tập luyện và được biểu hiện ở sự nâng cao năng lực họat động “Trình độ tập luyện” càng cao thì VĐV hòan thành một họat động nhất định càng có hiệu quả và hòan thiện hơn Do đó trình độ tập luyện là thước đo mức thích ứng của cơ thể đối với một họat động cụ thểđạt được qua tập luyện

Theo Aulic I.V: “Trình độ tập luyện là năng lực tiềm tàng của VĐV để đạt được những thành tích nhất định trong môn thể thao lựa chọn” Theo ông: “Trình độ tập luyện chính là mức độ thích ứng của cơ thể đối với nhiệm vụ cụ thể, đạt được bằng con đường tập luyện”

Theo Trịnh Trung Hiếu và Nguyễn Sĩ Hà: “Trình độ tập luyện là trạng thái gắn liền với những biến đổi thích nghi của các đặc tính sinh học trong cơ thể VĐV Những biến đổi đó xác định mức độ khả năng của các hệ thống chức năng cơ thể”

Theo Nguyễn Ngọc Cừ: “Trình độ tập luyện là phạm trù đa giá trị, có tính tương đối trừu tượng, tiềm ẩn, không thể nhận biết ngay được bằng trực quan, vì nó là tổng hòa những biến đổi thích nghi của vô số các yếu tố

Trang 28

thuộc các lĩnh vực khoa học Y-Sinh, sư phạm và tâm lý diễn ra bên trong

cơ thể VĐV hợp lý, thông qua quá trình huấn luyện lâu dài, được biểu hiện

ra bên ngoài bằng năng lực vận động và thành tích thể thao, Nhưng không phải lúc nào trình độ tập luyện tốt cũng được biểu hiện một cách vô điều kiện ra bên ngoài bằng thành tích thể thao cao Bởi lẽ chúng ta không thể lường hết và cũng không thể điều tiết được tất cả những yếu tố chi phối tiêu cực đối với các cuộc thi đấu thể thao

Theo từ đển TDTT Trung Quốc xuất bản năm 1991 thì “ Trình độ tập luyện” là mức đo khả năng thích nghi của cơ thể VĐV đối với vận động Do ảnh hưởng của lượng vận động trong tập luyện, tính thích nghi về mặt sinh học của cơ thể cũng thay đổi tức là nâng cao năng lực họat động chức năng của các tổ chức, cơ quan, hệ thống và năng lực tiềm tàng của VĐV,cũng cải thiện năng lực điều tiết của hệ thống thần kinh trung ương đối với chức năng của các cơ quan tổ chức Trong họat động TDTT được biểu hiện ở mức độ phát triển tổng hợp về các tố chất thể lực, kỹ thuật, chiến thuật môn chính, trí tuệ và tố chất tâm lý Trình độ tập luyện càng cao, năng lực thể thao càng mạnh, thành tích thể thao càng tốt

Theo sách giáo khoa bậc Đại học về bóng bàn (NXB TDTT Bắc Kinh 1995): “Trình độ tập luyện là một hợp kim phức hợp nhiều thành tố, nhiều mặt về hình thái, chức năng,tâm lý, thể lực, hiểu biết”

Trình độ tập luyện là thước đo đánh giá hiệu quả huấn luyện Tìm hiểu trình độ tập luyện có tác dụng quan trọng đối với việc khắc phục sự mù quáng, nâng cao tính tích cực tự giác của VĐV, điều khiển quá trình huấn luyện một cách khoa học

Trang 29

Theo Nguyễn Thế Truyền-Nguyễn Kim Minh-Trần Quốc Tuấn:

“Trình độ tập luyện là một phức hợp gồm nhiều thành tố y sinh, tâm lý, kỹ chiến thuật, thể lực ngày càng được nâng cao nhờ ảnh hưởng trực tiếp lâu dài của lượng vận động tập luyện và thi đấu cũng như các liệu pháp hỗ trợ ngoại sinh khác”

Theo các khái niệm trên, trình độ tập luyện trong bóng đá đã được tác giả nhìn nhận qua những luận điểm chính sau đây:

- Trình độ tập luyện là một trạng thái động

- Trình độ tập luyện bao gồm nhiều mặt, nhiều thành phần như: y sinh, tâm lý, trí tuệ, sư phạm, kỹ chiến thuật, thể lực thi đấu Trong đó chức năng sinh học là nền tảng của trình độ tập luyện

- Thành tích thể thao phản ánh trình độ tập luyện

- Trình độ tập luyện được nâng cao thông qua con đường khổ luyện thể thao

1.2.2 Sự cải thiện trình độ tập luyện thể lực vận động viên bĩng đá:

Quá trình biến đổi lâu dài của trình độ tập luyện luôn luôn gắn liền luôn gắn liền với các phạm trù “phát triển” và “thích nghi”

Sự phát triển TĐTL nhờ các tác động lâu dài của lượng vận động tạo nên những biến đổi về chức năng và cấu trúc trong các cơ quan và các hệ thống cơ thể Sự phát triểnTĐTL thực chất là chu kỳ của những phản ứng thích nghi, quá trình thích nghi là một trong những mặt quan trọng của quá trình phát triển TĐTL lâu dài

Nếu xem xét những luận điểm cơ bản về lý thuyết phát triển trên cơ sở lý thuyết thích nghi chúng ta nhận thấy rằng sự phát triển TĐTL thực

Trang 30

chất là chu kỳ của những phản ứng thích nghi Như vậy quá trình thích nghi là một trong những mặt quan trọng của quá trình phát triển TĐTL lâu dài

Trong thực tiễn thi đấu thể thao có những trường hợp VĐV sau đến 2-3 tuần, đôi khi 2 đến 3 tháng nghỉ ngơi đấy đủ do chấn thương hoặc bị ốm, khi tham gia thi đấu đạt thành tích cao bất ngờ Theo quan điểm thích ứng nêu trên, có thể giải thích hiện tượng trên là nguồn dự trữ thích ứng có chiều sâu đến mức sau hàng tháng hoặc hơn vẫn phát huy tác dụng có hiệu quả Quá trình thích ứng không phải là để lại những dấu vết giản đơn khi biến đổi cấu trúc trong hệ thống chức năng nào đó của cơ thể Thực tế chứng tỏ rằng sự biến đổi trong quá trình thích ứng đều có mối quan hệ tương hỗ giữa các hệ thống, có sự phân phối lại nguồn dự trữ của cơ thể diễn ra trong từng giai đọan mới của quá trình thích ứng lâu dài để hình thành trạng thái sung sức thể thao nhờ lượng vận động tậo luyện và thi đấu hợp lý trong mỗi chu kỳ huấn luyện dài hạn

Trong mỗi chu kỳ phát triển TĐTL có một giai đọan thích ứng lâu dài với những biến đổi hình thái, chức năng tương ứng trong các cơ quan và các hệ thống cơ thể Những biến đổi về cấu trúc chịu sự tác động nhiều lần không thể diễn ra tức thời mà đòi hỏi một thời gian nhất định

Để đánh giá trình độ tập luyện, người ta phải tiến hành trình độ tập luyện Theo tài liệu TDTT Trung Quốc 1991 thì kiểm tra trình độ tập luyện là một trong những giai đọan huân luyện nhất định, dùng các phương pháp và công cụ (dụng cụ và phương tiện) kiểm tra thích hợp, cơ thể thu thập những tư liệu cũng có thể phản ánh được trình độ tập luyện của VĐV, bao

Trang 31

gồm hình thái và chức năng của cơ thể, tố chất vận động, kỹ chiến thuật tri thức về TDTT, lý luận môn chuyên sâu tố chất tâm lý

Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chúng tôi chỉ dùng các phương pháp và công cụ đánh giá thể lực cảu vận động viên trong một chu kỳ huấn luyện

1.3 Những đặc điểm sinh học của lứa tuổi từ 18 đến 25

Cơ thể con người từ lúc sinh ra cho đến khoảng 25 tuổi phát triển theo hướng đi lên, sau đó châm dần và suy giảm theo quy luật sinh học Từ đó sự thích nghi của các hệ thống cơ quan trong cơ thể con người đối với những điều kiện sống mới và thay đổi của môi trường cũng trở nên khó khăn Ở độ tuổi từ 18 đến 25 về cơ bản các hệ thống, cơ quan quan trọng của cơ thể con người đã hoàn thiện Chiều cao ngừng phát triển vì bộ xương của người trưởng hành phần sụn nằm ở đầu xương đã được xương hóa Ngược lại, cơ thể lại phát triển mạnh theo bề ngang và tăng trọng lượng cơ thể Nếu được tập luyện TDTT thường xuyên, thì mức độ linh hoạt của các khớp xương có thể thay đổi Song, khả năng giải phẩu sinh lý của khớp phải là yếu tố quyết định khi lựa chọn động tác trong tập luyện TDTT

Ở lứa tuổi này (18 đến 25) cơ bắp đã phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để tập luyện các yếu tố thể lực, cơ thể con người có năng lực hoạt động cao Tập luyện TDTT có hệ thống, khoa học sẽ làm tăng năng lực co cơ chính là nhờ số lượng và thiết diện ngang cũng như tăng sự đàn hồi của cơ

Các khả năng sinh học của cơ thể trưởng thành cho phép tập luyện tất cả các môn thể thao và ở lứa tuổi này có thể đạt được những thành tích

Trang 32

xuất sắc trong các môn thể thao Đội tuyển bóng đá nam sinh viên Trường Đại học Đồng Nai đá số nằm trong lứa tuổi 18 đến 25 Việc nắm vững những đặc điểm giải phẩu-sinh lý lứa tuổi có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở để biên soạn bài tập với lượng vận động hợp lý nhằm điều khiển quá trình tập luyện của sinh viên đạt được thành tích tốt trong thời gian tập luyện

Trong huấn luyện thể thao cần đặc biệt lưu ý đến sự phù hợp giữa lượng vận động tập luyện và thi đấu với mức độ phát triển tâm-sinh lý của VĐV Lượng vận động dưới cực đại không đảm bảo phát triển các phản ứng thích nghi cần thiết cho sự phát triển trình độ thể thao Ngược lại lượng vận động quá sức có thể làm cạn kiệt khả năng dự trữ của cơ thể, dẫn đến những hiện tượng rối loạn bệnh lý

1.4 Các công trình nghiên cứu có liên quan:

Nhiều công trình khoa học nghiên cứu về các tố chất thể lực chung và chuyên môn được đăng tải trên các tạp chí khoa học

- E.I Koiko “Nghiên cứu phản ứng vận động trong bóng đá” năm

1964 [43]

- R.I Nurimop có test “Xác định khả năng khéo léo cho cầu thủ bóng đá” năm 1978 [46]

Ở Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu về bóng đá của các thạc sĩ, tiến

sĩ và cũng được áp dụng tương đối thành công Cụ thể như:

- TS Phạm Quang “Hiện trạng bóng đá Việt Nam qua một số đánh giá chuyên môn” [20]

Trang 33

- Nguyễn Trọng Lợi “Nghiên cứu đánh giá trình độ thể lực và kỹ thuật sau một năm tập luyện của VĐV bóng đá nam lứa tuổi 17-18 Khánh Hòa, Luận văn Thạc sĩ giáo dục học” năm 2004 [15]

- Lưu Ngọc Tuấn “Nghiên cứu đặc điểm hình thái kỹ thuật và các tố chất thể lực của VĐV bóng đá phong trào tỉnh Đồng Nai lứa tuổi 11-18 sau một năm tập luyện, luận văn Thạc sĩ giáo dục học” năm 2006 [32]

- Dương Văn Hiền “Nghiên cứu đánh giá tố chất thể lực và kỹ thuật của VĐV CLB bóng đá TPHCM sau một năm tập luyện, luận văn thạc sĩ giáo dục học” năm 2008 [8]

- Nguyễn Văn Ba “Đánh giá thực trạng sự phát triển thể hình, tố chất thể lực và kỹ thuật của vận động viên bóng đá nam lứa tuổi 17-18 Kiên Giang, luận văn thạc sĩ giáo dục học” năm 2009 [4]

- Trịnh Đình Dương “Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu bóng đá ngành giáo dục thể chất Trường Đại học TDTT TPHCM, luận văn thạc sĩ giáo dục học, năm 2011 [14]

Tóm lại:

Căn cứ vào đặc điểm huấn luyện thể lực bóng đá, đặc điểm hoạt động thể lực trong bóng đá, trình độ tập luyện và sự phát triển thể lực của đối tượng được nghiên cứu là sinh viên thì chúng tôi xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho đối tượng được nghiên cứu một cách khoa học, có tính hệ thống và áp dụng một cách hợp lý và chương trình huấn luyện để có được kết quả tốt nhất

Trang 34

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp nghiên cứu:

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, các phương pháp sau đây được sử dụng:

2.1.1 Phương pháp đọc, tổng hợp và phân tích tài liệu tham khảo:

Phương pháp này được sử dụng trong suốt thời gian nghiên cứu nhằm hệ thống hóa các kiến thức mang tính lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu, làm cơ sở xây dựng giả thiết khoa học và kiểm chứng kết quả trong quá trình thực hiện đề tài

2.1.2 Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu phỏng vấn (anket):

Thông qua sử dụng phỏng vấn bằng phiếu hỏi nhằm xác định hệ thống các bài tập phát triển thể lực cho đội bóng đá nam sinh viên Trường Đại học Đồng Nai trong một chu kỳ huấn luyện

2.1.3 Phương pháp trao đổi mạn đàm:

Thông qua trao đổi, bàn bạc với một số huấn luyện viên, chuyên gia bóng đá có kinh nghiệm để thống nhất chương trình huấn luyện thể lực cho đội bóng đá nam sinh viên trong một chu kỳ huấn luyện

2.1.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm:

Thông qua các test sư phạm để kiểm tra và đánh giá trình độ thể lực của đội bóng đá nam sinh viên Trường Đại học Đồng Nai trong một chu kỳ huấn luyện Các test kiểm tra gồm:

• Bật xa tại chỗ (cm):

Trang 35

- Cho VĐV đứng sau vạch phấn kẻ sẵn, khuỵu gối, hạ thấp trọng tâm Bật thật mạnh về phía trước, thành tích được tính từ khỏang cách vạch phấn đến gót chân sau của VĐV

• Bật cao tại chỗ (cm):

- Cho VĐV đứng vai hướng vào tường chó chia vạch để làm thước

đo, với tay thẳng lên và xác định vị trí cao nhất của tay

- VĐV đứng trên hai chân, khuỵu gối, hạ thấp trọng tâm, bật thật cao và chạm tay (có bụi phấn) vào thứớc đo trên tường xác định khoảng cách giữa chiều dài tay với khoảng cách vừa bật tới

- VĐV thực hiện 3 lần lấy thành tích cao nhất

• Chống đẩy 1 phút (lần):

- Cho VĐV ở tư thế chống đẩy, thực hiện kỹ thuật chống đẩy trong vòng 1 phút, thực hiện 2 lần lấy thành tích cao nhất

• Dẻo gập thân (cm):

- Cho VĐV đứng trên bục cao, dưới bục có kẻ sẵn kích thước tính bằng đơn vị cm

- Cách thực hiện: VĐV ở tư thế gập người mắt hướng vào đầu gối,

2 gối giữ thẳng, gập người thật sâu hướng về phía các ngón chân, thành tích được tính ở vị trí các ngón tay chạm bục (ngón giữa)

• Chạy 30m XPC (s):

- Cho VĐV đứng tại chỗ nơi vạch xuất phát với tư thế xuất phát cao nhanh chóng rời vạch xuất phát khi có hiệu lệnh dùng kỹ thuật chạy ngắn của kỹ thuật điền kinh chạy qua vạch đích Đồng hồ bấm chạy khi có

Trang 36

lệnh xuất phát và bấm dừng khi người chạy chạm mặt phẳng không gian thẳng góc với vạch đích

- VĐV thực hiện 3 lần lấy thành tích cao nhất

• Chạy 100m XPC (s):

- Cho VĐV đứng tại chỗ nơi vạch xuất phát với tư thế xuất phát cao nhanh chóng rời vạch xuất phát khi có hiệu lệnh dùng kỹ thuật chạy ngắn của kỹ thuật điền kinh chạy qua vạch đích Đồng hồ bấm chạy khi có lệnh xuất phát và bấm dừng khi người chạy chạm mặt phẳng không gian thẳng góc với vạch đích

- VĐV thực hiện 1 lần lấy thành tích cao nhất

• Chạy 5L x 30m (s):

Chia VĐV theo từng tổ 5 người Mỗi lần chạy một VĐV xuất phát cao khinhấc chân là bấm đồng hồ tính giờ và về tới vạch đích là bấm dừng, VĐV chạy liên tục 5 lần, và nghĩ giữa mỗi lần chạy là 20s Và thành tích được tính bằng tổng thời gian của 5 lần thực hiện (không tính thời gian nghĩ)

• Test cooper (m):

- Test này do bác sĩ Cooper người Mỹ (1970) đưa ra phương pháp nhằm đánh giá năng lực họat động của VĐV trong 12 phút , đánh giá năng lực hệ thống tuần hòan hô hấp và năng lực cơ thể hoạt động hiếu khí (sức bền) VĐV nào chạy quãng đường càng dài thì năng lực hạot động cơ thể càng tốt

- Dụng cụ: Đồng hồ bấm giờ và các cột mốc đánh dấu cự ly (50m đánh dấu một cột mốc)

Trang 37

- Phương pháp tiến hành: Cho VĐV khởi động trước sau đó vào vị trí xuất phát Khi có hiệu lệnh xuất phát mỗi VĐV chạy suốt 12 phút tính quãng đường VĐV chạy được

• Test ném biên dọc hành lang 2m (m):

VĐV thực hiện 3 lần lấy thành tích lần ném tốt nhất, ném biên có đà, bóng ném ra khỏi hành lang 2m không được tính, yêu cầu khi ném là phải đúng kỹ thuật và đúng luật bóng đá quy định

• Chuyền bóng xa dọc hành lang 7m (m):

VĐV chuyền bóng bằng chân thuận, thành tích được tính từ vạch ban đầu (bóng được đẩy nhẹ về phía trước nhưng không qua vạch giới hạn) đến điểm bóng rơi (trong hành lang 7m), VĐV thực hiện 3 lần, lấy thành tích lần chuyền bóng xa nhất

• Test sút bóng 10 quả vào cầu môn cự ly 16m50 (tính số quả vào):

Các quả bóng được đặt cách cầu môn với khỏang cách 16m50, thực hiện kỹ thuật bằng mu chính diện Khung thành được chia làm đôi, mỗi VĐV sẽ thực hiện 5 quả chân trái, 5 quả chân phải, số quả được tính vào khi bóng đã vào nửa khung thành cầu môn đã chọn trước Bóng phải được đá thật căng, không chạm đất trước khi vào cầu môn

• Test dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn (s):

Bóng được đặt ở khu vực giữa sân, vận động viên bắt đầu xuất phát, dẫn bóng 15m chạy thẳng, chạm bóng tối thiểu 3 lần Dẫn bóng luồn qua 4 cọc, mỗi cọc cách nhau 2m, ti61p tục dẫn bóng 10m vào khu vực 2m trước

Trang 38

khu 16m50 và VĐV sẽ thực hiện sút bóng ở khu vực này Thời gian được tính từ khi xuất phát tới khi bóng bay vào cầu môn

• Test phát bóng cố định chân thuận hành lang 7m (m):

Thủ môn phát bóng chân thuận, thành tích được tình tử điểm đặt phát bóng đến điểm bóng rơi (trong hành lang 7m), thủ môn được thực hiện 3 lần, lấy thành tích lần phát bóng xa nhất

• Test phát bóng bằng tay thuận trong hành lang 5m (m):

Thủ môn phát bóng tay thuận, thành tích được tình tử điểm đặt phát bóng đến điểm bóng rơi (trong hành lang 5m), thủ môn được thực hiện 3 lần, lấy thành tích lần phát bóng xa nhất

• Test phát bóng nửa nảy trong hành lang 7m (m):

Thủ môn giữ bóng trên tay (tầm cầm bóng sao cho khi thả bóng tạo

ra độ nảy vừa tầm đá) sau đó thả bóng vừa chạm mặt sân nảy lên và đá mạnh về phía trước (trong hành lang 7m) Thành tích được tính từ điểm phát bóng đến điểm bóng rơi Thủ môn thực hiện 3 lần lấy thành tích tốt nhất

• Hoff test (m):

VĐV thực hiện trong 10 phút, thành tích tính bằng quãng đường thực hệin được

Trang 39

Sơ đồ test:

2.1.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

Phương pháp này nhằm kiểm chứng hệ thống bài tập, cùng kế hoạch tập luyện để phát triển thể lực cho đội bóng đá nam sinh viên Trường Đại học Đồng Nai trong một chu kỳ huấn luyện Dùng phương pháp so sánh trình tự thể lực của nhóm thực nghiệm trước và sau khi ứng dụng hệ thống các bài tập phát triển thể lực

Nhóm thực nghiệm: 25 VĐV đội tuyển bóng đá nam sinh viên Trường Đại học Đồng Nai tập luyện theo kế họach huấn luyện

2.1.6 Phương pháp toán học thống kê:

Nhằm để xử lý các số liệu thu thập được, khi giải quyết các nhiệm vụ của đề tài

Trang 40

Sử dụng phần mềm SPSS 15.0 để tính giá trị max, min, trung bình, độ lệch chuẩn, độ biến thiên

- Sử dụng Pairs sample t test (mức độ tin cậy p < 0.05) để so sánh sự khác biệt về thành tích thể lực trước và sau 1 chu kỳ tập luyện

- Sử dụng công thức tính độ tăng tiến (W%) để đánh giá mức độ tăng tiến về thể lực (Brondy 1927):

W% = ( ( ).0).5 100

2 1

1

x x

x

x

+

Trong đó: W%: Nhịp độ phát triển

x2: là các thông số kiểm tra lần 2

x1 : là các thông số kiểm tra lần 1

2.2 Tổ chức nghiên cứu:

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu: Thể lực của 25 vận động viên đội bóng

đá nam sinh viên Trường Đại học Đồng Nai

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu:

- Trường Đại học Đồng Nai

- Trường Đại học TDTT Thành Phố Hồ Chí Minh

2.2.3 Thời gian nghiên cứu:

Giai đọan 1: Từ 12/2010 đến 4/2012

- Chọn hướng, xác định đề tài

- Xây dựng đề cương Nghiên cứu khoa học

- Bảo vệ đề cương NCKH trước hội đồng Nghiên cứu khọc

- Lập phiếu phỏng vấn, gửi thư và xử lý hệ thống bài tập phát triển thể lực

Ngày đăng: 03/12/2016, 09:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w