1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LỚP DH3QM1 QUY HOẠCH hệ THỐNG THU GOM CTRSH TT ĐÔNG HƯNG TB

54 868 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 517,53 KB

Nội dung

Nhận thức được mức độ cấp thiết của vấn đề quản lý chất thải rắn đồng thời nhậnthấy những hạn chế, bất cập trong hệ thống quản lý CTR của Thị trấn Đông Hưng, chúng tôi thực hiện đề tài:

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN QUY HOẠCH HỆ THỐNG THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CHO THỊ TRẤN ĐÔNG HƯNG

GIAI ĐOẠN 2016-2026

: Phạm Thị Minh Ngọc : Vũ Thị Phương Thảo

HÀ NỘI, 2016

Trang 3

MỤC LỤ

MỞ ĐẦU 7

1 Đặt vấn đề 8

2 Mục tiêu nghiên cứu 8

3 Nội dung nghiên cứu 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH CHẤT THẢI RẮN 10

1.1 Tổng quan quy hoạch chất thải rắn trên thế giới và tại Việt Nam 10

1.1.1 Quy hoạch chất thải rắn trên thế giới 10

1.1.2 Quy hoạch chất thải rắn tại Việt Nam 11

1.2 Các khái niệm liên quan 13

1.3 Các văn bản pháp lý liên quan 13

1.4 Tổng quan về thị trấn Đông Hưng 14

1.4.1 Điều kiện tự nhiên 14

1.4.2 Điều kiện kinh tế xã hội 17

1.5 Các phương pháp nghiên cứu 19

CHƯƠNG 2 : HIỆN TRẠNG CTR TẠI THỊ TRẤN ĐÔNG HƯNG 20

2.1 Hiện trạng CTR sinh hoạt 20

2.1.1 Nguồn phát sinh 20

2.1.2 Khối lượng phát thải 21

2.1.3 Thành phần CTRSH 21

2.1.4 Chất thải rắn y tế 23

2.2 Hiện trạng thu gom CRT tại thị trấn Đông Hưng 23

2.2.1 Hiện trạng thu gom CTR 23

2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý thu gom CTRSH tại thị trấn Đông Hưng 28

2.3.1 Đánh giá tính hiệu quả của công tác quản lý thu gom 28

2.3.2 Những tồn tại của công tác quản lý thu gom CTRSH 28

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU 30

Trang 4

3.1 Dự báo tổng lượng CTR phát sinh đến năm 2026 30

3.1.1 Khối lượng CTR sinh hoạt 30

3.1.2 Khối lượng CTR y tế 31

3.1.3 Khối lượng CTR nơi công cộng 31

3.1.4 Tổng lượng chất thải rắn 32

3.2 Các căn cứ để lập quy hoạch 32

3.3 Định hướng quy hoạch chất thải rắn 33

3.3.1 Mục tiêu 33

3.3.2 Định hướng: 33

3.4 Đề xuất các phương án thu gom chất thải rắn 35

3.4.1 Phương án 1: Thu gom không phân loại tại nguồn 36

3.4.2 Phương án 2: Thu gom phân loại tại nguồn 37

3.5 Đánh giá hiệu quả của tuyến thu gom đề xuất 38

3.5.1 Xác định chi phí phương án 1 38

3.5.2 Xác định chi phí phương án 2 41

3.5.3 Xác định lợi ích từ việc thu gom CTR 43

3.5.4 Đánh giá hiệu quả các phương án 47

3.6 Giải pháp thực hiện quy hoạch 48

3.6.1 Xây dựng hệ thống phân loại, thu gom, vận chuyển 48

3.6.2 Nâng cấp cải tạo các điểm tập kết 48

3.6.3 Huy động các nguồn đầu tư vào công tác thu gom CTR 49

3.6.4 Áp dụng các công cụ kinh tế 49

3.6.5 Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức cộng đồng 49

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

Trang 5

DANH MỤC BẢN

Bảng 2.1 Lượng CTRSH phát sinh một ngày tại thị trấn Đông Hưng 21

Bảng 2.2 Thành phần CTRSH 22

Bảng 2.3 Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trung bình tại các khoa phòng của bệnh viện năm 2012-2013 23

Bảng 2.4 Cơ sở vật chất phục vụ công tác thu gom vận chuyển rác 24

Bảng 2.5 Khối lượng CTRSH thu gom được trên địa bàn thị trấn Đông Hưng thống kê từ năm 2011 – 2015 26

Bảng 3.1 Khối lượng rác sinh hoạt của thị trấn Đông Hưng theo các năm 30

Bảng 3.2 Khối lượng rác y tế của bênh viện Đa khoa Đông Hưng 31

Bảng 3.3 Khối lượng rác thải nơi công cộng 32

Bảng 3.4 Thống kê khối lượng chất thải rắn thu gom 32

Bảng 3.5 Chi phí công cụ, dụng cụ thu gom PA1 39

Bảng 3.6 Bảng tổng hợp chi phí PA1 40

Bảng 3.7 Chi phí công cụ, dụng cụ thu gom PA2 41

Bảng 3.8 Bảng tổng hợp chi phí PA2 43

Bảng 3.9 Bảng đánh giá tầm ảnh hưởng của ô nhiễm chất thải rắn 44

Bảng 3.10 Bảng tổng hợp lợi ích thu được 46

Bảng 3.11 Bảng tổng hợp chi phí - lợi ích của hệ thống thu gom 47

chất thải rắn từ 2 phương án thu gom 47

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Bản đồ hành chính trị trấn Đông Hưng 15

Hình 2.1 Quy trình thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt 26

Hình 2.2 Qui trình thu gom CTR tại bệnh viện Đa khoa Đông Hưng 28

Hình 3.1 Sơ đồ phương án thu gom CTR không phân loại tại nguồn (PA1) 36

Hình 3.2 Sơ đồ phương án thu gom CTR phân loại tại nguồn (PA2) 37

Trang 8

lý, xử lý Khắc phục và xử lý ô nhiễm môi trường đã trở nên cấp thiết với cuộc sốngcủa người dân.

Thị trấn Đông Hưng là thị trấn của huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình đang đượcđầu tư và phát triển mạnh mẽ, có nhiều tiềm năng về phát triển khoa học công nghệ,giáo dục đào tạo thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và phát triển công nghiệp, du lịchvùng Sự phát triển của thị trấn đòi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng đồng bộ và đáp ứngđược các yêu cầu trong việc bảo vệ môi trường Tuy nhiên việc kiểm soát và quản lýchất thải rắn tại địa phương lại chưa thực sự được quan tâm chặt chẽ và đúng mức.Việc xử lý rác thải sinh hoạt hiện còn nhiều bất cập do ý thức giữ gìn vệ sinh môitrường của nhiều người dân còn yếu, việc tùy tiện đổ rác ra đường không đúng quyđịnh, gây khó khăn cho việc vệ sinh hằng ngày Mặt khác, hệ thống thu gom, vậnchuyển và xử lý chất thải sinh hoạt còn nhiều hạn chế, bất cập, nhiều điểm thu gomkhông còn phù hợp do sự thay đổi vị trí, cơ sở hạ tầng Việc xử lý chất thải rắn sau thugom còn tạm bợ, chưa được đầu tư quan tâm đúng mức, cơ sở thiết bị lạc hậu, khôngđáp ứng được lượng rác thải ngày một tăng trên địa bàn do quy hoạch mở rộng và sựtăng dân số

Nhận thức được mức độ cấp thiết của vấn đề quản lý chất thải rắn đồng thời nhậnthấy những hạn chế, bất cập trong hệ thống quản lý CTR của Thị trấn Đông Hưng,

chúng tôi thực hiện đề tài: “Quy hoạch hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cho Thị trấn Đông Hưng giai đoạn 2016-2026”, nhằm giải quyết các vấn

đề bảo vệ môi trường hiện nay

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Điều tra khảo sát hiện trạng phát sinh, thu gom chất thải rắn trên địa bàn

- Đề xuất các định hướng quy hoạch hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắncho thị trấn Đông Hưng

- Đề xuất phương án quy hoạch hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn chothị trấn Đông Hưng

Trang 9

3 Nội dung nghiên cứu

- Thu thập những số liệu có sẵn về hệ thống quản lý chất thải rắn trên địa bàn thịtrấn Đông Hưng

- Dự báo tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh đến năm 2026

- Đề xuất các định hướng quy hoạch hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắncho thị trấn Đông Hưng

- Đề xuất phương án quy hoạch hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn chothị trấn Đông Hưng

Trang 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH CHẤT THẢI RẮN

1.1 Tổng quan quy hoạch chất thải rắn trên thế giới và tại Việt Nam

1.1.1 Quy hoạch chất thải rắn trên thế giới

Đô thị hóa và phát triển kinh tế thường đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên và tỷ lệphát sinh chất thải rắn tăng lên tính theo đầu người Mức độ đô thị hóa cao thì lượngchất thải tăng lên theo đầu người, ví dụ cụ thể một số nước hiện nay như sau:

Canada là 1,7kg/người/ngày; Australia là 1,6 kg/người/ngày; Thụy Sỹ là 1,3kg/người/ngày; Trung Quốc là 1,3 kg/người/ngày Dân thành thị ở các nước phát triểnphát sinh chất thải nhiều hơn ở các nước đang phát triển gấp 4 lần, cụ thể ở các nướcphát triển là 2,8 kg/người/ngày; Ở các nước đang phát triển là 0,7 kg/người/ngày [9].Với sự gia tăng của rác thì việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải là điều mà mọi quốcgia cần quan tâm Ngày nay, trên Thế giới có nhiều công nghệ xử lý rác thải như: côngnghệ sinh học, công nghệ sử dụng nhiệt, công nghệ Seraphin

Trên Thế giới, các nước phát triển đã có những mô hình phân loại và thu gom rácthải rất hiệu quả:

Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng biệt vàcho vào 3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định: rác hữu cơ, rác vô cơ, giấy, vải,thủy tinh, rác kim loại Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác thải để sản xuấtphân vi sinh Các loại rác còn lại: giấy, vải, thủy tinh, kim loại, đều được đưa đến cơ

sở tái chế hàng hóa Tại đây, rác được đưa đến hầm ủ có nắp đậy và được chảy trongmột dòng nước có thổi khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và phân giải chúng một cáchtriệt để Sau quá trình xử lý đó, rác chỉ còn như một hạt cát mịn và nước thải giảm ônhiễm Các cặn rác không còn mùi sẽ được nén thành các viên gạch lát vỉa hè rất xốp,chúng có tác dụng hút nước khi trời mưa

Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố ở Mỹ lên tới 210 triệu tấn.Tính bình quân mỗi người dân Mỹ thải ra 2kg rác/ngày Hầu như thành phần các loạirác thải trên đất nước Mỹ không có sự chênh lệch quá lớn về tỷ lệ, cao nhất không phải

là thành phần hữu cơ như các nước khác mà là thành phần chất thải vô cơ (giấy cácloại chiếm đến 38%), điều này cũng dễ lý giải đối với nhịp điệu phát triển và tập quáncủa người Mỹ là việc thường xuyên sử dụng các loại đồ hộp, thực phẩm ăn sẵn cùngcác vật liệu có nguồn gốc vô cơ Trong thành phần các loại rác sinh hoạt thì thực phẩmchỉ chiếm 10,4% và tỷ lệ kim loại cũng khá cao là 7,7% Như vậy rác thải sinh hoạtcác loại ở Mỹ có thể phân loại và xử lý chiếm tỉ lệ khá cao (các loại khó hoặc khôngphân giải được như kim loại, thủy tinh, gốm, sứ chiếm khoảng 20%) Điển hình tạiCalifornia, nhà quản lý cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng rác khác nhau Kếtiếp rác sẽ được thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế, rác được thu gom 3 lần/tuầnvới chi phí phải trả là 16,39 USD/tháng Nếu có những phát sinh khác nhau như: Khối

Trang 11

lượng rác tăng hay các xe chở rác phải phục vụ tận sâu trong các tòa nhà lớn, giá phảitrả sẽ tăng thêm 4,92 USD/tháng Phí thu gom rác được tính dựa trên khối lượng rác,kích thước rác, theo cách này có thể hạn chế được đáng kể lượng rác phát sinh Tất cảchất thải rắn được chuyển đến bãi rác với giá 32,38 USD/tấn Để giảm giá thành thugom rác, thành phố cho phép nhiều đơn vị cùng đấu thầu việc thu gom và chuyên chởrác.

Pháp: Ở nước này quy định phải phân loại các vật liệu, nguyên liệu hay nguồnnăng lượng nhất định để tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phục lại các vật liệu thànhphần Theo đó đã có các quyết định cấm các cách xử lý hỗn hợp mà phải xử lý theophương pháp nhất định Chính phủ có thể yêu cầu các nhà chế tạo và nhập khẩu không

sử dụng các vật liệu tận dụng để bảo vệ môi trường hoặc giảm bớt sự thiếu hụt một vậtliệu nào đó Tuy nhiên cần phải tham khảo và thương lượng để có sự nhất trí cao củacác tổ chức, nghiệp đoàn khi áp dụng các yêu cầu này

Singapore: Đây là nước đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế giới Để

có được kết quả như vậy, Singapore đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lýđồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm tiền đề cho quá trình xử

lý rác thải tốt hơn Rác thải ở Singapore được thu gom và phân loại bằng túi nilon Cácchất thải có thể tái chế được, được đưa về các nhà máy tái chế còn các loại chất thảikhác được đưa về nhà máy khác để thiêu hủy Ở Singapore có 2 thành phần chínhtham gia vào thu gom và xử lý các rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư và công ty, hơn

300 công ty tư nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương mại Tất cả cáccông ty này đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát kiểm tra trực tiếpcủa Sở Khoa học công nghệ và môi trường Ngoài ra, các hộ dân và các công ty củaSingapore được khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác thải cho các hộ dân vàocác công ty Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu gom rác thải trực tiếp tại nhà phải trảphí 17 đôla Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân cư chỉ phải trả phí 7đôla Singapore/tháng

1.1.2 Quy hoạch chất thải rắn tại Việt Nam

Hiện nay ở tất cả các thành phố, thị xã, đã thành lập các công ty môi trường đôthị có chức năng thu gom và quản lý rác thải Nhưng hiệu quả của công việc thu gom,quản lý rác thải chỉ đạt từ 40 - 80% do khối lượng rác phát sinh hàng ngày còn rất lớn.Ngoài lượng rác thải đã quản lý, số còn lại người dân thường đổ bừa bãi xuống cácsông, hồ, ngòi, ao, khu đất trống làm ô nhiễm môi trường nước và không khí

Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tốtích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Tuy nhiên, bên cạnh những lợiích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suygiảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững Lượng chất thải rắn phát

Trang 12

sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp.Lượng chất thải rắn đô thị phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: sự phát triển của nền kinh tế

và dân số Theo thống kê mức chất thải rắn ở các nước đang phát triển trung bình là0,65 kg/người/ ngày Tại các đô thị ở nước ta, trung bình mỗi ngày mỗi người thải rakhoảng 0,6 kg - 0,9 kg rác Khối lượng rác tăng theo sự gia tăng của dân số Rác tồnđọng trong khu tập thể, trong phố xá … phụ thuộc vào yếu tố như: địa hình, thời tiết,hoạt động của người thu gom… Rất khó xác định thành phần CTR đô thị, vì trước khitập trung đến bãi rác đã được thu gom sơ bộ Tuy thành phần CTR ở các đô thị là khácnhau nhưng đều có chung 2 đặc điểm:

- Thành phần rác thải hữu cơ khó phân huỷ, thực phẩm hư hỏng, lá cây, cỏ trungbình chiếm khoảng 30 - 60 %, đây là điều kiện tốt để chôn, ủ hay chế biến CTR thànhphân hữu cơ

- Thành phần đất, cát, vật liệu xây dựng và các chất vô cơ khác trung bình chiếmkhoảng 20 - 40%

Bên cạnh đó, thành phần và khối lượng CTR thay đổi theo các yếu tố: điều kiệnkinh tế - xã hội, thời tiết trong năm, thói quen và thái độ của xã hội, quản lý và chếbiến trong sản xuất, chính sách của Nhà nước về chất thải

Đáng lưu ý là hiện trên cả nước chỉ có khoảng 26,8% số bãi chôn lấp chất thảirắn là đảm bảo vệ sinh, trong tổng số gần 460 bãi chôn lấp được giám sát Dự báo,tổng lượng chất thải rắn phát sinh có thể tăng lên đến 35 triệu tấn vào năm 2015, 45triệu tấn vào năm 2020 Trong khi đó, tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở các vùng đô thịtrung bình đạt khoảng 70%, ở các vùng nông thôn nhỏ đạt dưới 20% và phương thức

xử lý rác thải chủ yếu là chôn lấp

Ngành công nghiệp tái chế chưa phát triển do chưa được quan tâm đúng mức.Một số địa phương đã và đang thực hiện những dự án 3R điển hình là Dự án 3R HàNội, song nhìn chung mới chỉ thực hiện nhỏ lẻ, không đồng bộ và thiếu định hướng.Nếu phân loại tại nguồn tốt, chất thải rắn sinh hoạt có thể tái chế khoảng 60 - 65%.Chất thải hữu cơ cao trong rác thải sinh hoạt có tiềm năng lớn trong việc chế biến phâncompost Với lĩnh vực công nghiệp, một số ngành công nghiệp có khả năng tái sửdụng, tái chế tới 80% lượng chất thải Thậm chí, các công nghệ mới như Seraphin,Tâm Sinh Nghĩa, Công ty thủy lực đã được áp dụng ở một số thành phố như Hà Nội(tại Sơn Tây), Vinh, Huế, Ninh Thuận đem lại tỷ lệ tái chế tới hơn 90%, đồng nghĩachất thải mới phải chôn lấp chỉ dưới 10% Như vậy, chất thải có vai trò quan trọngtrong việc tiết kiệm nguồn tài nguyên quốc gia Do đó, chất thải cần phải được coitrọng, được thống kê, đánh giá, phân tích và phân loại để tái chế, tái sử dụng tốt trướckhi đem tiêu hủy

Trang 13

Ngoài ra do hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn còn thiếu

và chưa đồng bộ, chưa tương thích kịp thời với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.Các quy định về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn mặc dù đãđược Chính phủ ban hành song còn mang tính hình thức, số kinh phí thu được mới chỉbằng 1/10 so với tổng kinh phí mà Nhà nước phải chi cho các dịch vụ thu gom và xử

lý chất thải Các chế tài xử phạt vi phạm hành chính còn quá thấp, chưa đủ sức răn đe,phòng ngừa Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng còn lúng túng trong xử lý các hành

vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường Do đó công tác quản lý rác thải còn nhiềulỏng lẻo

1.2 Các khái niệm liên quan

Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt

hoặc hoạt động khác (Theo luật Bảo vệ môi trường Số: 55/2014/QH13)

Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải), được thải ra từ

quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác (Theo Nghịđịnh 38/2015/NĐ-CP)

Chất thải rắn thông thường là chất thải ở thể rắn không nguy hại được thải ra

từ quá trình sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc cáchoạt động khác

Chất thải rắn sinh hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là các chất

thải rắn phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người

Chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ là các chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt, có

nguồn gốc từ thực phẩm rau, quả, củ, lá cây, thức ăn thừa

Chất thải rắn sinh hoạt vô cơ là các chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt, gồm

kim loại, thủy tinh, chai, lọ bằng thủy tinh, nhựa, bao nilon

Quy hoạch quản lý chất thải rắn là một dạng của quy hoạch môi trường nó

bao gồm nhiều hợp phần khác nhau như quy hoạch tuyến thu gom, quy hoạch trạmtrung chuyển, quy hoạch khu xử lý,… Như vậy có thể hiểu một cách khái quát, quyhoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt là hoạt động là việc sắp xếp, phân bổ các hoạtđộng, các nguồn lực quản lý chất thải rắn theo không gian lãnh thổ để quản lý tốt chấtthải rắn, đảm bảo sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường

1.3 Các văn bản pháp lý liên quan

1 Luật bảo vệ môi trường 2014, ban hành ngày 23/06/2014 có hiệu lực ngày01/01/2015

-Chương II: Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược,đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường Mục 1: Quy hoạch bảo

vệ môi trường gồm 5 điều từ điều 8 đến điều 12;

-Chương IX: Quản lý chất thải

Trang 14

Mục 1: Quy định chung về quản lý chất thải: gồm 5 điều từ điều 85 đến điều89;

Mục 3: Quy định về quản lý chất thải rắn thông thường: gồm 4 điều từ điều 95đến điều 98

2 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của chính phủ quy định vềquy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môitrường và kế hoạch bảo vệ môi trường

-Chương II: Quy định về Quy hoạch bảo vệ môi trường, gồm 4 điều, từ điều 3đến điều 7

3 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ vềquản lý chất thải rắn

-Chương II: Quy hoạch quản lý chất thải rắn, đầu tư quản lý chất thải rắn gồm

12 điều, từ điều 7 đến điều 18

4 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của chính phủ về quản lý chấtthải và phế liệu

-Chương III: Quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, gồm 14 điều,từ điều 15đến điều 28

5 Quyết định số 1440/2008/QĐ-TTg ngày 6 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướngchính phủ phê duyệt kế hoạch các cơ sở xử lý chất thải tại ba vùng kinh tế trọng điểmmiền Bắc, Trung, Nam đến năm 2020

1.4 Tổng quan về thị trấn Đông Hưng

1.4.1 Điều kiện tự nhiên

a Vị trí địa lý

Đông Hưng là một thị trấn thuộc huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình Tổng diệntích tự nhiên khoảng 0,69 km2, huyện Đông Hưng tiếp giáp với 5 huyện và thành phốThái Bình Vị trí của huyện được xác định như sau:

-Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Phụ

-Phía Đông giáp huyện Thái Thuỵ

-Phía Nam giáp thành phố Thái Bình và các huyện Vũ Thư, Kiến Xương

-Phía Tây Bắc giáp huyện Hưng Hà

Trang 15

Hình 1.1 Bản đồ hành chính trị trấn Đông Hưng

Trên địa bàn huyện có quốc lộ 10, quốc lộ 39 và tỉnh lộ 455, 217 chạy qua ĐôngHưng có tuyến giao thông huyết mạch nối huyện lỵ với thành phố Thái Bình và cáctỉnh Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định; các huyện trong tỉnh Thái Bình

b Khí hậu và thủy văn

Nhiệt độ trung bình: Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 24oC, nhiệt độtrung bình tháng cao nhất là 30oC, tháng thấp nhất là 16oC

Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 1260 mm, phân bốkhông đều trong năm, được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa (mùa mưa

từ tháng V đến tháng X, mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau)

Số giờ nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm từ 1.400 – 1.600 giờ Tháng có sốgiờ nắng cao nhất đạt khoảng 220 giờ thường vào tháng VII, tháng có số giờ nắng thấpnhất thường vào tháng I, II, III khoảng 30 giờ Số giờ nắng thuộc loại khá cao thíchhợp với sản xuất 2 đến 3 vụ trong năm

Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 86% cao nhất vàocác tháng I, IV, V, VIII từ 90-94%, thấp nhất là 78-81% vào tháng XI, VII, XI Nhìnchung độ ẩm không khí không chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm

Trang 16

Lượng nước bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình hàng năm khoảng 950 mm, thángthấp nhất là 90 mm và cao nhất là 110 mm.

Chế độ gió: Gió thổi theo 2 mùa rõ rệt, gió Đông Bắc mang theo không khí lạnh

về mùa đông và gió Tây Nam mang theo không khí nóng về mùa hè

Tốc độ gió trung bình là 2,5 m/s và cao nhất là 38 m/s khi có bão Bão thườngxuất hiện vào khoảng thời gian tháng VII và tháng VIII với sức gió cấp 8 – cấp 10, đôikhi tới cấp 12 Chế độ gió không ổn định trong năm kéo theo các điều kiện thời tiếtcực đoan khác đã gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân.Nhìn chung hệ thống thuỷ văn, nguồn nước mặt của thị trấn dồi dào, đáp ứng đủnhu cầu về nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong cả mùakhô, ngoài ra còn bồi đắp phù sa cho vùng đất ngoài đê tạo nên đất bãi phì nhiêu màu

mỡ thích hợp cho canh tác rau màu

c Điều kiện về tài nguyên

Đông Hưng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, một năm có đủ

4 mùa, trong đó có 2 mùa phân chia rõ rệt: nắng nóng, mưa nhiều về mùa hè và sương

mù, lạnh, khô, đôi khi có sương muối về mùa đông Tỉnh Thái Bình có biển và thuộcvùng chịu tác động của biến đổi khí hậu (nước biển dâng) nên Đông Hưng cũng chịutác động nhất định từ hiện tượng biến đổi khí hậu Đặc điểm khí hậu thời tiết một vàinăm gần đây trên địa bàn Thị trấn Đông Hưng:

Tài nguyên đất

Địa hình Thị trấn Đông Hưng tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Tây sang Đông

và từ Bắc xuống Nam Đất đai có độ phì nhiêu cao, thích hợp cho việc trồng cây lươngthực, rau quả thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày

Diện tích đất tự nhiên của thị trấn bao gồm: đất nông nghiệp, đất phi nôngnghiệp, đất chưa sử dụng Cơ cấu sử dụng đất theo các mục đích như sau:

- Đất nông nghiệp chiếm 73,02% tổng diện tích tự nhiên

- Đất phi nông nghiệp chiếm 26,72% tổng diện tích tự nhiên

- Đất chưa sử dụng chiếm 0,28% tổng diện tích tự nhiên

Tài nguyên nước mặt

Đông Hưng có nguồn nước mặt khá dồi dào Hầu như quanh năm mức nướcngoài sông đều lớn hơn mặt ruộng, thuận lợi tưới tiêu, bồi đắp phù sa cho vùng đấtngoài đê và giao thông thuỷ thuận tiện Nước tưới lấy từ sông Tiên Hưng Sông TiênHưng là trục sông tiêu của huyện Đông Hưng đã được chặn dòng ngăn mặn bằng cốngTrà Linh nên ít chịu ảnh hưởng bởi nước biển và có khả năng tiêu nước tương đối tốt

Nguồn nước ngầm

Đông Hưng nằm trong vùng trầm tích châu thổ sông Hồng nên về mặt địa chấtthuỷ văn mang rõ nét tính chất của vùng châu thổ Nguồn nước cung cấp cho tầng

Trang 17

chứa nước là nước mặt và có liên quan đến nước của hệ thống sông trục trong vùng, vềmùa mưa mực nước tĩnh thường dâng lên cao theo với mức độ dâng cao của nướcsông Qua điều tra sơ bộ, nhìn chung nguồn nước ngầm đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt

và sản xuất, tuy nhiên phải được xử lý mới sử dụng được

1.4.2 Điều kiện kinh tế xã hội

a Dân số

Tính đến năm 2015 dân số của Thị trấn Đông Hưng là 4.583 người Mật độ dân

số của thị trấn năm 2015 là 6.642 người/km2 Dân số phân bố không đều, mật độ dân

số ở Thị trấn Đông Hưng cao gấp 1,5 lần mật độ trung bình chung của tỉnh

b Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Tổng giá trị sản xuất Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thuỷ sản năm 2015 ước đạt371,9 tỷ đồng, bằng 99,8% so với kế hoạch Trong đó trồng trọt đạt 169,5 tỷ đồng;chăn nuôi 152,8 tỷ đồng; dịch vụ nông nghiệp 18,2 tỷ đồng; thuỷ sản 31,4 tỷ đồng caohơn so với cùng kỳ 9,19%

Về trồng trọt:

Thị trấn đã tăng cường chuyển đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng cácloại cây con giá trị cao, thực hiện quy hoạch vùng lúa chất lượng cao, vùng sản xuấtrau màu, cây vụ đông, cây công nghiệp

Về chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản:

Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2015 ước đạt 302,8 tỷ đồng cao so vớicùng kỳ năm 2014 là 9,19% Tổng diện tích mặt nước là 25 ha ao hồ truyền thống và

ao đào chuyển đổi tỷ lệ diện tích được nuôi là 83,5%, sản lượng thuỷ sản đạt 3.934 tấn,giá trị ước đạt 31,4 tỷ đồng, cao hơn so với cùng kỳ năm 2014 là 1,94%

Hình thức chăn nuôi quy mô lớn, tập trung, mô hình sản xuất tổng hợp vớiphương thức chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp đã và đang phát triển

Công nghiệp, TTCN, xây dựng cơ bản và công tác quy hoạch:

Hoạt động sản xuất kinh doanh tại các khu, CCN tập trung tiếp tục có mức tăngkhá UBND huyện đã đôn đốc thúc đẩy nhanh tiến độ khởi công một số công trìnhđảm bảo đúng kế hoạch đề ra chỉ đạo tốt việc duy tu, sửa chữa các tuyến đường huyện

và đường liên xã, đảm bảo giao thông trên địa bàn; thực hiện việc giải ngân hỗ trợ hộnghèo về nhà ở theo quyết định 167/QĐ/TTg của Thủ tướng chính phủ

Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới được triển khai Công tác quyhoạch chi tiết khu trung tâm thị trấn được tiếp tục triển khai thực hiện

Thương mại, dịch vụ:

Giá trị thương mại dịch vụ năm 2015 ước đạt 14,2 tỷ

Hoạt động thương mại dịch vụ phát triển khá, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất vàtiêu dùng của nhân dân, một số ngành vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá như: dịch

Trang 18

vụ vận tải, hành khách tổng hợp lưu lượng chuyển tăng khoảng trên 10% so với cùng

kỳ Một số mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, điện, điện tử, xăng dầu, vật liệu xâydựng có sức tăng mua

c Giáo dục đào tạo

Chất lượng giáo dục tiếp tục được giữ vững và đạt được kết quả khá toàn diện.Năm 2014-2015 là năm thứ 6 liên tục phong trào giáo dục dẫn đầu toàn huyện Quy

mô trường lớp chuyển biến theo chiều hướng tích cực Năm 2015 tiếp tục xây dựngthêm 1 trường mầm non tập trung

Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia có chuyển biến tích cực Chất lượnghoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng được nhu cầu học tập củanhân dân lao động Công tác xã hội hóa giáo dục, phong trào khuyến học khuyến tài,xây dựng xã hội học tập được đẩy mạnh Các cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốcgia đạt thứ hạng cao Năm học 2014-2015, ngành giáo dục tham gia 9 cuộc thi họcsinh giỏi cấp tỉnh trong đó có 7 cuộc thi xếp thứ nhất, 3 cuộc thi cấp quốc gia đều đạthuy chương vàng; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT đạt 99,6%, hệ bổ túc đạt 100%

d Công tác tài chính

Tổng chi ngân sách ước thực hiện 11 tỷ đồng, tăng 33,8% so với cùng kỳ Trong

đó chi đầu tư phát triển kinh tế 3,6 tỷ đồng; chi tiêu dùng thường xuyên 7,2 tỷ đồng,đạt, chiếm tỷ trọng 65,6%

Kho bạc nhà nước tiếp tục nâng cao chất lượng kiểm soát chi, tạo thuận lợi chocác địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức và cá nhân đến giao dịch; tổng doanh số hoạtđộng tại địa phương, cơ quan đơn vị, tổ chức và cá nhân đến giao dịch; tổng số hoạtđộng tại kho bạc nhà nước trong năm ước thực hiện 18 tỷ đồng bằng 150% so với cùngkỳ

Nhận xét:

Thuận lợi:

- Ưu thế về địa giới hành chính, địa hình bằng phẳng, thông tin liên lạc và kết cấu

hạ tầng nông thôn tương đối phát triển, mạng lưới giao thông đường bộ thuận tiện

- Nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm rất phong phú thuận lợi cho sản xuấtcông nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân

- Nền kinh tế những năm qua phát triển nhanh và toàn diện đóng góp rất lớn vàongân sách nhà nước, bộ mặt đô thị được mở mang, kết cấu hạ tầng ngày một khangtrang

- Nguồn nhân lực dồi dào, lực lượng lao động trẻ khoẻ chiếm tỷ trọng lớn, ngườidân cần cù, chịu khó và khá năng động, một bộ phận dân cư, cán bộ khoa kỹ thuật vàcán bộ quản lý bước đầu tiếp cận được với thị trường, đã biết vận dụng trong công tác

Trang 19

quản lý và áp dụng công nghệ mới vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, côngnghiệp

Khó khăn:

- Tình hình thời tiết và dịch bệnh diễn biến phức tạp, có những thời điểm lượngmưa lớn tập trung trong một số ít ngày thêm vào đó, thời gian này thường xuất hiệncác loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm Một số hộ dân ý thức kém đã tiêu thụ giasúc gia cầm mắc bệnh trên thị trường hoặc tiêu huỷ không đúng cách làm phát tán dịchbệnh trên diện rộng

- Lượng rác thải phát sinh từ KCN, CCN, RTSH, y tế, thương mại dịch vụ vàlàng nghề ngày càng nhiều trong khi năng lực thu gom mới chỉ khoảng 70-80% Sốcòn lại được đổ thải bừa bãi ra vệ đường, ven làng, ao hồ, sông ngòi gây ô nhiễm môitrường và mất cảnh quan Hiện tại chưa xây dựng được bãi rác chung cho TT ĐôngHưng

- Cán bộ làm công tác môi trường còn mỏng (cả huyện hiện có 2 cán bộ), chứcdanh cán bộ môi trường chưa cụ thể còn kiêm nghiệm với cán bộ địa chính – xâydựng, thiếu chuyên môn về môi trường

- Nhận thức và ý thức chấp hành vệ sinh môi trường của một bộ phận dân cưchưa cao

- Kinh phí đầu tư cho BVMT còn hạn chế gây khó khăn cho công tác quản lý và

xử lý ô nhiễm môi trường

1.5 Các phương pháp nghiên cứu

-Phương pháp thu thập tài liệu: Tìm hiểu thu thập số liệu dựa trên các tài liệu cósẵn và từ thực tế

-Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh

tế xã hội của thị trấn Đông Hưng

-Phương pháp thực nghiệm: Thu thập thông tin, dữ liệu từ quan sát, tìm hiểuthực tế

-Phương pháp tính toán: Dựa vào các tài liệu và thông tin thu thập được để tínhtoán tốc độ phát sinh chất thải rắn đến năm 2026

-Phương pháp đồ họa: Sử dụng các phần mềm đồ họa

Trang 20

CHƯƠNG 2 : HIỆN TRẠNG CTR TẠI THỊ TRẤN ĐÔNG HƯNG

II.1 Hiện trạng CTR sinh hoạt

II.1.1 Nguồn phát sinh.

Thị trấn Đông Hưng là trung tâm kinh tế văn hóa của huyện Đông Hưng, là nơitập trung số lượng lớn các cửa hàng kinh doanh - dịch vụ… những khu vực này tạonên một lượng lớn chất thải rắn sinh hoạt Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ngàycàng nhiều cùng với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu sinh sống của con ngườingày một tăng cao CTRSH có thành phần phức tạp và đa dạng được phát sinh từnhiều nguồn khác nhau như: phát sinh từ các hộ gia đình, các cơ quan, trường học, cáccông trình công cộng, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh,… trong đóchiếm tỷ trọng lớn nhất là chất thải rắn phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, chợ vàcác cơ sở sản xuất kinh doanh

Tại các khu phố trung tâm và dọc trục đường giao thông chính, với một số lượnglớn các cửa hàng kinh doanh bao gồm các mặt hàng: quần áo, giầy dép, túi xách,photocopy, vàng bạc, bánh kẹo, cửa hàng ăn uống, sửa chữa xe máy, sách và thiết bịtrường học, vật liệu xây dựng và đồ điện… Do vậy thành phần CTR tại đây rất đadạng: thực phẩm thừa, túi nilon, các loại bao bì, giấy bìa vụn… và các chất vô cơ nhưthuỷ tinh, gạch ngói vỡ từ các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng

CTR từ các khu dân cư cư tập trung trong ngõ, hẻm không nằm trên trục đườngchính, và các khu dân cư có hoạt động kinh tế chưa phát triển thành phần CTR chủ yếu làchất hữu cơ như thức ăn thừa, vỏ hoa quả, lá cây, cuống rau,… và các hợp chất vô cơ nhưthuỷ tinh vỡ, túi nilon, tro xỉ từ việc đun nấu bằng bếp than CTR phát sinh từ các cơ quanhành chính, trường học chủ yếu là giấy, bao bì, túi nilon, gỗ, đồ nhựa, vỏ đồ hộp… Ngoài

ra, còn có thực phẩm thừa do việc phục vụ ăn trưa tại một số cơ quan hành chính Nhưngthành phần không phức tạp không gây nhiều ảnh hưởng tới môi trường xung quanh vàphần nào đã được các cơ quan chú ý như ký hợp đồng thu gom vận chuyển

CTR phát sinh từ chợ: tại khu vực chợ Cầu Nguyễn kinh doanh các loại thựcphẩm phục vụ đời sống hàng ngày của nhân dân như: các loại rau, củ, quả, thịt độngvật, thuỷ sản,… và nhiều mặt hàng tiêu dùng như giầy dép, quần áo, đồ dùng sành sứ,kim loại… lượng rác thải phát sinh từ chợ Cầu Nguyễn hàng ngày là khá lớn Rác thải

từ chợ có thành phần rất phức tạp chủ yếu là chất hữu cơ: rau quả, hàng hoá thực phẩmthừa, hư hỏng… ngoài ra còn bao bì, rác sinh hoạt gây ảnh hưởng đến môi trường rấtlớn Tạo mùi hôi phát sinh những mầm bệnh gây ảnh hưởng tới sức khoẻ

Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt là căn cứ quan trọng trong việc quản lý chấtthải rắn sinh hoạt trong đó có công việc thu gom rác Đối với mỗi nguồn phát sinhkhác nhau sẽ có các biện pháp thu gom khác nhau trước khi vận chuyển đến khu xử lý

Trang 21

tập chung.

II.1.2 Khối lượng phát thải

Căn cứ vào việc tiến hành điều tra, lượng CTRSH phát sinh hàng ngày tại thịtrấn được thống kê trong bảng :

Bảng 2.1 Lượng CTRSH phát sinh một ngày tại thị trấn Đông Hưng

Lượng phát sinh

(m 3 /ngày) (tấn/ngày)

1 Hộ gia đình 5500 người 0,6 kg/người 6,23 3,3

4 Bệnh viện 160 giường bệnh 1,2 kg/giường bệnh 0,36 0,19

Nguồn : Báo cáo hiện trạng môi trường huyện Đông Hưng 2015

Qua bảng số liệu có thể thấy sơ bộ ban đầu trung bình mỗi ngày lượng rác thảirắn sinh hoạt dao động trong khoảng 10 - 11 m3/ngày tương ứng với 5 - 6 tấn/ngày.CTRSH phát sinh trong hoạt động sống hàng ngày của người dân là lớn nhất Tínhtrung bình một người sinh ra khoảng 0,6 kg/ngày chất thải rắn sinh hoạt và tỉ trọng của1m3 rác sinh hoạt là 0,53 tấn/m3 Với dân số của toàn Thị trấn đến thời điểm này là5.500 người thì tổng khối lượng CTRSH phát sinh tại các hộ gia đình khoảng 3,3tấn/ngày, nguồn phát sinh rác thải rắn sinh hoạt từ các khu dân cư như vậy là khá lớn.Sau đó là rác thải rắn phát sinh từ các doanh nghiệp cơ sở sản xuất và từ chợ CầuNguyễn Đây là những địa điểm số lượng người và hàng hoá tập trung đông nên khốilượng chất thải rắn được thải ra là không nhỏ Từ chợ bao gồm nhiều loại rác thải rắnhữu cơ còn tại những cơ sở sản xuất, kinh doanh - dịch vụ, lượng hàng hoá được đem

ra mua bán, trao đổi hàng ngày là rất lớn, trong quá trình này sẽ không tránh khỏi việcthải loại ra hàng hoá kém chất lượng, bao bì, vật liệu ra môi trường

II.1.3 Thành phần CTRSH

Trang 22

Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Đông Hưng bao gồm chất thải rắnthông thường và chất thải rắn nguy hại Trong đó, lượng CTRNH chiếm tỷ lệ rất nhỏ,chủ yếu là chất thải rắn thông thường vô cơ và hữu cơ Tỷ lệ phần trăm các chất cótrong rác thải không ổn định, biến động theo mỗi địa điểm thu gom rác, khu vực sinhsống và phát triển sản xuất.

Trong quá trình điều tra cho thấy thành phần rác thải rắn sinh hoạt gồm các loạisau:

Nguồn : Báo cáo hiện trạng môi trường huyện Đông Hưng 2015

Nhìn chung, chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Đông Hưng có thành phần khá đađạng, thành phần chính là các chất hữu cơ dễ phân huỷ, túi nilon các loại, vỏ các đồhộp, thuỷ tinh, kim loại… song nhựa các loại, kim loại có thể thu hồi tái chế Chất hữu

cơ dễ phân huỷ chiếm tỷ lệ cao nhất là 61,2%; đa phần trong chất hữu cơ thành phầnlớn mà con người thải ra môi trường là thức ăn thừa rau, củ, vỏ quả, lá cây các loại….Đây là một lợi thế rất lớn, những chất hữu cơ này có thể được sử dụng làm nguyên liệutrong việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng các biện pháp sinh học hoặc làm cơ sở

Trang 23

cho các dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân bón tại địa phương.

Bảng 2.3 Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trung bình tại các

khoa phòng của bệnh viện năm 2012-2013

Năm 2012 (kg/ngày)

Năm 2013 (kg/ngày)

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Bệnh viện Đa khoa Đông Hưng, 2013)

Nhìn chung, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hàng ngày tại bệnh viện khálớn, khoảng 182 – 190 kg/ngày Trong số các khoa, phòng thì khoa Sản phát sinhnhiều chất thải sinh hoạt nhất, sau đó đến khoa ngoại và khoa nội Các khoa còn lạinhư Nhi, Cận lâm sàng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh

không nhiều

2.1.4.2 Trạm y tế :

Trạm y tế thị trấn Đông Hưng phục vụ chữa bệnh cho nhân dân trong toàn thịtrấn Lượng CTR thải ra trung bình một ngày trạm xá thải ra 4,5 kg CTRSH

II.2 Hiện trạng thu gom CRT tại thị trấn Đông Hưng

II.2.1 Hiện trạng thu gom CTR

Trang 24

II.2.1.1 Đối với CTR sinh hoạt

Công ty dịch vụ môi trường Đông Hưng là đơn vị có chức năng thu gom, vậnchuyển rác đến nơi chôn lấp và xử lý rác thải của 10 tổ dân cư trên địa bàn thị trấn.Việc thu gom tại đây chủ yếu bằng phương pháp thủ công, sử dụng các xe đẩy tay,chổi (dài từ 0,8 - 1,2m) và xẻng kết hợp với các xe vận chuyển Sau đó rác thải đượcchuyển đến điểm tập kết và cuối cùng rác thải được đưa đến bãi rác, bãi xử lý

Rác thải phát sinh trong cộng đồng được công nhân vệ sinh quét, thu gom lên các

xe đẩy tay đưa về các điểm tập kết rác Tại các điểm tập kết thì rác thải sẽ được côngnhân đưa lên xe ô tô để vận chuyển về bãi rác thị trấn

Hiện trạng thu gom, vận chuyển CTRSH :

Hình thức thu gom rác thải: Hằng ngày chất thải rắn sinh hoạt từ các khu dân cưdân cư, đường phố và các cơ quan, khu vực các doanh nghiệp, công ty và các cơ sởsản xuất kinh doanh trong thị trấn được công nhân vệ sinh thu gom bằng các xe đẩytay và vận chuyển đến các điểm tập kết rác tạm thời của khu vực CTR ở trung tâmchợ Cầu Nguyễn của thị trấn sẽ được ban quản lý chợ thu gom đưa ra điểm tập kếtchung

Đối với CTR bệnh viện sẽ được phân loại tại nguồn, chất thải nguy hại thì đượcbệnh viện tự xử lý (bằng cách đốt), còn chất thải rắn sinh hoạt của bệnh viện sẽ đượctập kết tại khu vực và được thu gom chung với chất thải rắn sinh hoạt của thị trấn

- Thời gian thu gom rác thải: Tại các khu dân cư, nhân viên Công ty dịch vụ môitrường Đông Hưng đẩy xe tới các tuyến phố, các ngõ và tiến hành thu gom rác thải vớitần suất 1lần/ngày: bắt đầu thu gom từ 4h chiều

- Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực thu gom rác thải : Số trang thiết bị của đượcthể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.4 Cơ sở vật chất phục vụ công tác thu gom vận chuyển rác

(Nguồn: Hồ sơ năng lực Công ty dịch vụ môi trường Đông Hưng)

Hiện tại số lượng cơ sở vật chất gồm: 2 xe ô tô tải 2,5 tấn vận chuyển rác, 4 xe

Trang 25

gom rác đẩy tay, cào rác, xảo, xẻng xúc và chổi rễ Nguồn nhân lực phục vụ công tácthu gom trên địa bàn thị trấn là 8 người được cấp khẩu trang và gang tay nhưng chưađược cấp quần áo lao động Nhân viên thu gom rác thải chủ yếu là phụ nữ, số ngườilớn tuổi cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể.

Công tác thu gom rác của công nhân chủ yếu được thực hiện dọc trục đường giaothông chính của thị trấn Việc thu gom được bắt đầu, công nhân sẽ đẩy xe gom và công

cụ lao động đến nơi mình phụ trách, hai công nhân sẽ đi hai bên đường và dùng chổi

để quét vun đống với khoảng cách từ 10 - 15m tuỳ theo số lượng của rác sau đó dùngchổi xẻng xúc lên xe gom Trong quá trình thu gom công nhân lượm tách những vậtliệu có thể tái chế được như: túi nilon, chai, lọ thuỷ tinh để bán lại cho công ty Saukhi các xe gom rác đã được chất đầy rác được đẩy đến các điểm tập kết rác Các hộ giađình ven đường tập trung rác trước cửa nhà Những hộ gia đình ở sâu trong ngõ hẻm sẽphải mang rác ra điểm tập trung rác, sau đó rác mới được thu gom Những hộ gia đìnhsống trong làng chưa tham gia ký hợp đồng vệ sinh môi trường, rác thải thường được

đổ ra ao, hồ hoặc vườn Tỷ lệ rác thải được thu gom tại các khu phố trung tâm đạt85%, còn ở khu vực thôn xóm chỉ đạt 65%

Lượng rác thải không được thu gom tồn tại ở các ngõ xóm, ao hồ, kênh mương sẽgây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và sức khoẻ củangười dân Vì vậy công tác thu gom trên địa bàn thị trấn vẫn còn gặp nhiều khó khăn.Tại các cơ quan hành chính, trường học, xí nghiệp,…công ty môi trường cho xechở rác tới tận nơi để thu gom

CTR ở trung tâm chợ Cầu nguyễn của thị trấn sẽ được ban quản lý chợ thu gomđưa ra điểm tập kết chung gần đó

Chất thải rắn sinh hoạt được công nhân vệ sinh thu gom và vận chuyển đến cácđiểm tập kết tạm thời, sau đó rác thải từ các xe đẩy tay và bãi tập kết được đưa lên xe ô

tô để vận chuyển về bãi rác

- Trong địa bàn thị trấn có 4 điểm tập kết rác, các điểm tập kết thường này được

bố trí dọc con đường chính, có khoảng trống rộng để thuận lợi cho xe ô tô đến vậnchuyển Các điểm tập kết rác tạm thời:

+ Điểm tập kết trên đường 10 gần bến xe Đông Hưng

+ Điểm tập kết gần ngã ba thị trấn Đông Hưng

+ Điểm tập kết ngã tư chân cầu Nguyễn

+ Điểm tập kết gần ngân hàng Agribank

Việc thu gom, vận chuyển CTRSH được mô tả trong bản đồ sau:

Trang 26

Hình 2.1 Quy trình thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt

Khối lượng CTRSH thu gom được trên địa bàn thị trấn Đông Hưng được thể hiện trong bảng sau :

Bảng 2.5 Khối lượng CTRSH thu gom được trên địa bàn thị trấn Đông Hưng

thống kê từ năm 2011 – 2015

Khối lượng

Lượng phát sinh Lượng thu gom Tỷ lệ thu

gom (%)Tấn/ngày Tấn/năm Tấn/ngày Tấn/năm

Trang 27

Nhận xét : Công tác thu gom vận chuyển vẫn chưa đạt hiệu quả cao Nguyên

nhân chủ yếu của việc không thu hết khối lượng rác thải phát sinh là do thiết bị,phương tiện thu gom chất thải sinh hoạt trong thị trấn vẫn chưa đáp ứng đủ cho côngtác thu gom, kỹ thuật còn thô sơ, lạc hậu , kinh phí đầu tư phương tiện, và do ý thứccon người

II.2.1.2 Đối với CTRSH từ bệnh viện.

Hiện tại, công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải y tế tại hầu hết các cơ sở

y tế trong thị trấn đều tuân thủ theo Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theoQuyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế

Tại bệnh viện đa khoa Đông Hưng:

Công tác thu gom chất thải rắn tại bệnh viện:

Thực hiện thu gom và lưu trữ tại nguồn theo qui định của Bộ Y tế

Rác thải rắn được cho vào các thùng có các màu khác nhau như đã nói ở trên, khirác đầy tới vạch quy định 2/3 túi đựng chất thải, nhân viên vệ sinh chịu trách nhiệmthu gom chất thải từ nơi phát sinh tới nơi tập trung chất thải của khoa phòng Khi rácđầy ở mỗi thùng rác, nhân viên vệ sinh cột túi, mang vào một khu vực chứa rác củakhoa Trong quá trình thu gom rác tránh không để chất thải bị vương vãi ra ngoài Cáckhu vực dọc theo công viên, khu hành chính, khu khám bệnh đều có đặt thêm cácthùng rác và được thu gom theo quy định như tại các khoa, phòng

Hàng ngày đội vệ sinh của bệnh viện đến nhận rác, mang rác đi bằng xe kéo tayđậy kín đến nhà chứa rác tập trung của bệnh viện Xe vận chuyển rác từ các khoa,phòng đến nơi thu gom chất thải theo đúng giờ quy định (9 giờ sáng) Chất thải đượcthu gom và vận chuyển bằng xe chuyên dụng, có xe vận chuyển riêng cho từng loại rácthải (gồm 2 loại): xe rác sinh hoạt và xe rác y tế Các túi rác y tế được nạp vào cácthùng rác tại nhà thu gom rác của bệnh viện

Rác thải sinh hoạt khi chưa được công ty môi trường thu gom vận chuyển đượcgiữ lại tại nhà chứa rác của bệnh viện Nhà chứa rác của bệnh viện đảm bảo được một

Tỷ lệ thu gom chất thải rắn y tế đạt gần 100%

Qui trình thu gom chất thải y tế như sau

Ngày đăng: 07/12/2016, 09:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w