1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài QHBVMT nước mặt làng nghề dệt lụa vạn phúc, hà đông đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

39 1,6K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Nhận thấy tầm quan trọng của lợi ích kinh tế của làng nghề cùng với thực trạng môi trường ô nhiễm nước báo động ở đây để phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường hướng tới phát tr

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG



BÁO CÁO

Quy hoạch bảo vệ môi trường nước mặt làng nghề dệt lụa Vạn Phúc Hà

Đông đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.

Giảng viên : ThS Nguyễn Thị Linh Giang

Nhóm : Nguyễn Thị Phương Anh

Võ Thị Thanh Thư Phan Thị Hoài Thương

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2016

Trang 2

MỤC LỤC

BẢNG CHÚ GIẢI

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Những năm vừa qua, ở khắp nơi trên cả nước các làng nghề đã phát triển khá mạnh và đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương Việc phát triển làng nghề là một phần quan trọng của công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong những năm đầu của thế kỷ 21 Phát triển mạnh những ngành nghề, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm truyền thống có giá trị kinh tế cao, sử dụng được nhiều lao động là lợi thế của làng nghề địa phương Đời sống nhân dân ở nhiều vùng nông thôn trong cả nước đã từng bước được nâng lên

Hiện nay, việc khôi phục và phát triển làng nghề nông thôn đang có nhiều thuận lợi, được Nhà nước hỗ trợ kinh phí và tìm đầu ra cho sản phẩm nhưng bên cạnh đó sự phát triển tự phát, ồ ạt và thiếu quy hoạch nên đã dẫn tới hậu quả là môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng hơn tại các làng nghề truyền thống Trong đó làng nghề Vạn Phúc Hà Đông là một trong những điểm nóng về ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước

Làng nghề Vạn Phúc Hà Đông là một làng nghề nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội, dọc theo quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình, và cách trung tâm thành phố Hà Nội 10Km Với vị trí như vậy, Vạn Phúc có những thuận lợi về giao thông đi lại và giao lưu kinh tế, văn hóa với các khu vực xung quanh Vạn Phúc phát triển nhiều ngành nghề buôn bán khác nhau trong đó chủ yếu phát triển nghề dệt nhuộm Đây cũng là

Trang 3

nghề truyền thống lâu đời gắn liền với cuộc sống mưu sinh của bao nhiêu thế hệ sống trong làng này Dệt nhuộm cũng là ngành truyền thống, chiếm một vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, sản phẩm ngành dệt nhuộm không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn là mặt hàng có chỗ đứng trên thế giới Tuy nhiên, với thiết

bị lạc hậu, công nghệ không đồng bộ, chắp vá, phần lớn nhập từ Trung Quốc, Đài Loan hoặc tự chế tạo gia công trong nước, hoạt động sản xuất với qui mô nhỏ nên người dân chỉ quan tâm đến lợi ích trước mặt không chú ý đến việc xử lí vì vậy mà nước thải có chứa hóa chất như sút, jave… trong các công đoạn dệt, nhuộm, in hoa không được xử lý, xả thải trực tiếp ra hệ thống cống, sông, ngòi, sau nhiều năm tích tụ

và không được xử lý triệt để khiến nước đổi màu, bốc mùi

Nhận thấy tầm quan trọng của lợi ích kinh tế của làng nghề cùng với thực trạng môi trường ô nhiễm nước báo động ở đây để phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững nên chúng tôi chọn đề tài: “Quy hoạch bảo vệ môi trường nước mặt làng nghề dệt lụa Vạn Phúc Hà Đông đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”

II CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

1.1Tổng quan về tình hình quy hoạch trên thế giới và Việt Nam.

Trên thế giới, cuối thập niên 50 của thế kỷ XX, QHMT đã là mối quan tâm của quốc tế QHMT đã phát triển rất sớm tại các nước có nền khoa học phát triển như Pháp, Mỹ, Nga và sau đó là các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc Lĩnh vực quy hoạch môi trường cũng đước các tổ chức tài chính lớn như ngân hàng thế giới (WB) và ngân hàng phát triển châu á (ADB) quan tâm Vấn đề quy hoạch môi trường được các nước quan tâm rất sớm và chú trọng trong quá trình xây dựng và phát triển để hạn chế các tác động đến môi trường, khắc phục và bảo vệ môi trường Hiện nay vấn đề về môi trường đang rất là nóng vì nước đang ngày càng cạn kiệt, đã có rất nhiều quy hoạch môi trường liên quan đến nước mặt như Philipin quy hoạch tổng thể quản lý chất lượng nước hồ Laguana, quy hoạch cải thiện chất lượng nước vùng Palawan (Philippin), quy hoạch tổng thể môi trường lưu vực sông Hàn (Hàn Quốc)…

Ở Việt Nam vấn đề quy hoạch môi trường chỉ mới được quan tầm gần đây Chiến lược phát triển kinh tế tại Việt Nam chỉ ra rằng sự phát triển bền vững phải quan tâm tới các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, nó có nghĩa là phát triển kinh tế xã hội

Trang 4

cần phải chú ý tới môi trường, vì vậy quy hoạch môi trường đã được coi trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và được đề cập ở trong luật môi trường Ở Việt Nam, quy hoạch môi trường đã được thực hiện tại cấp khu vực, tỉnh và huyện QHBVMT đã được đề xuất và nó đã được áp dụng trong QHBVMT của một số vùng lãnh thổ như tỉnh Lào Cai, khu vực sinh thái điển hình Quảng Bình - Quảng Trị, Hạ Long - Cẩm Phả - Yên Hưng, thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh… ở nước ta vấn đề về nước cũng đang là vấn đề lo ngại, hiện tượng thiếu nước ngày càng tăng, hạn hán diễn ra ở nhiều nơi không những thế tình trạng ô nhiễm nước mặt ngày càng tăng vì thế đã có rất nhiều quy hoạch bảo vệ môi trường nước măt để hạn chế ô nhiễm, bảo vệ nguồn nước, phòng ngừa ô nhiễm như quy hoạch quản lý sử dụng tài nguyên nước và bảo vệ môi trường nước lưu vực sông Nhuệ- Đáy đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 trong quy hoạch này gồm có phân bộ việc sử dụng nước và đánh giá hiên trạng nước lưu vực sông từ đó đứa ra các biện pháp để phân bổ và hạn chế ô nhiễm Ở Vạn Phúc

Hà Đông có rất nhiều đề tài về nước mặt như đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, thực trạng ô nhiễm và phân tích nguyên nhân ô nhiễm… Vấn đề nước mặt ở làng nghề vạn phúc đang được quan tâm rất nhiều vì mức độ ô nhiễm của nước mặt càng ngày càng gia tăng

1.2Các khái niệm liên quan.

Theo Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, định nghĩa về quy hoạch bảo vệ môi trường như sau:

Quy hoạch bảo vệ môi trường: là việc phân vùng môi trường để bảo tồn, phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn với hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững

Theo thông tư 46/2011/TT-BTNMT Thông tưquy định về bảo vệ môi trường làng nghề, định nghĩa về làng nghề như sau:

Làng nghề: là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau

Làng nghề truyền thống: là làng nghề có lịch sử phát triển lâu đời đã có trên 100 năm với những sản phẩm danh tiếng được giữ gìn và truyền lại qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay

Trang 5

Quy hoạch làng nghề: là khái niệm hay được sử dụng dùng để chỉ các hoạt động kiểm soát hay tổ chức môi trường làng nghề Các hoạt động này có thể bao gồm: ban hành luật, quy định kiểm soát phát triển; đề ra các tiêu chí, lập và phê duyệt quy hoạch; thực hiện các chương trình đầu tư phát triển làng nghề, bảo tồn làng nghề

1.3 Văn bản pháp lý liên quan

1.3.1 Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13

Điều 8 Nguyên tắc, cấp độ, kỳ quy hoạch bảo vệ môi trường

1 Quy hoạch bảo vệ môi trường phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

a) Phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia bảo đảm phát triển bền vững;

b) Bảo đảm thống nhất với quy hoạch sử dụng đất; thống nhất giữa các nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ môi trường;

c) Bảo đảm nguyên tắc bảo vệ môi trường quy định tại Điều 4 của Luật này

2 Quy hoạch bảo vệ môi trường gồm 02 cấp độ là quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh

3 Kỳ quy hoạch bảo vệ môi trường là 10 năm, tầm nhìn đến 20 năm

Điều 9 Nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ môi trường

1 Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia gồm các nội dung cơ bản sau:a) Đánh giá hiện trạng môi trường, quản lý môi trường, dự báo xu thế diễn biến môi trường và biến đổi khí hậu;

b) Phân vùng môi trường;

c) Bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường rừng;

d) Quản lý môi trường biển, hải đảo và lưu vực sông;

đ) Quản lý chất thải;

e) Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; hệ thống quan trắc môi trường;

g) Các bản đồ quy hoạch thể hiện nội dung quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản này;

h) Nguồn lực thực hiện quy hoạch;

i) Tổ chức thực hiện quy hoạch

Trang 6

2 Nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh được thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương bằng một quy hoạch riêng hoặc lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

Điều 10 Trách nhiệm lập quy hoạch bảo vệ môi trường

1 Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia

2 Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức xây dựng nội dung hoặc lập quy hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn

Điều 11 Tham vấn, thẩm định, phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường

1 Tham vấn trong quá trình lập quy hoạch bảo vệ môi trường được quy định như sau:a) Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bằng văn bản và tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình lập quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) bằng văn bản và tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh

2 Thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường được quy định như sau:a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội đồng thẩm định liên ngành và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo quy hoạch bảo

vệ môi trường cấp tỉnh sau khi lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản

3 Chính phủ quy định chi tiết Điều này

Điều 70 Bảo vệ môi trường làng nghề

1 Làng nghề phải đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường sau:

a) Có phương án bảo vệ môi trường làng nghề;

b) Có kết cấu hạ tầng bảo đảm thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

c) Có tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường

2 Cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề

do Chính phủ quy định phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Trang 7

a) Xây dựng và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

b) Thực hiện các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bụi, nhiệt, khí thải, nước thải và xử lý ô nhiễm tại chỗ; thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý chất thải rắn theo quy định của pháp luật

3 Cơ sở sản xuất không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 68 của Luật này;

b) Tuân thủ kế hoạch di dời, chuyển đổi ngành nghề sản xuất theo quy định của

cơ quan nhà nước có thẩm quyền

4 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã có làng nghề được quy định như sau:a) Lập, triển khai thực hiện phương án bảo vệ môi trường cho làng nghề trên địa bàn;b) Hướng dẫn hoạt động của tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề;c) Hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác bảo vệ môi trường làng nghề

5 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện có làng nghề được quy định như sau:a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn;

b) Hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác bảo vệ môi trường làng nghề

6 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có làng nghề được quy định như sau:a) Quy hoạch, xây dựng, cải tạo và phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường;

b) Bố trí ngân sách cho các hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề;

c) Chỉ đạo, tổ chức đánh giá mức độ ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn;

d) Chỉ đạo xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải; khu tập kết, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại cho làng nghề;

đ) Quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề; có kế hoạch di dời

cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư

7 Chính phủ quy định chi tiết điều này

Trang 8

1.3.2 Nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược,đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường

Điều 3: Lập QHBVMT

1 Quy hoạch bảo vệ môi trường được lập phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế

- xã hội với kỳ đầu cho giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2040 theo hai (02) cấp độ là quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh

2 Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia gồm những nội dung chính sau đây:a) Diễn biến, mục tiêu quản lý môi trường rừng, bảo tồn đa dạng sinh học;

b) Thực trạng môi trường biển, hải đảo, lưu vực sông; mục tiêu và các giải pháp bảo tồn, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, lưu vực sông;

c) Thực trạng phát thải khí và chất lượng môi trường không khí; mục tiêu và giải pháp quy hoạch đối với các hoạt động phát triển có nguồn phát thải khí lớn;

d) Thực trạng suy thoái, ô nhiễm môi trường đất; mục tiêu và các giải pháp phòng ngừa suy thoái, ô nhiễm môi trường đất, phục hồi các vùng đất đã bị ô nhiễm, suy thoái;

đ) Thực trạng ô nhiễm môi trường nước; mục tiêu và các giải pháp quản lý nước thải và bảo vệ môi trường nước;

e) Thực trạng thu gom, xử lý và các mục tiêu, giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại;

g) Thực trạng mạng lưới quan trắc và giám sát môi trường; mục tiêu, định hướng quy hoạch hệ thống quan trắc và giám sát môi trường;

h) Phân vùng môi trường theo các mục tiêu phát triển, bảo vệ, bảo tồn và ứng phó với biến đổi khí hậu;

i) Các chương trình, dự án bảo vệ môi trường ưu tiên và chỉ tiêu môi trường;

k) Các bản đồ, sơ đồ liên quan đến vùng quy hoạch;

l) Nguồn lực thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường; trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường

3 Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh được lập dưới hình thức báo cáo riêng hoặc lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội với nội dung sau đây:

Trang 9

a) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng phải thể hiện được các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này với yêu cầu chi tiết hơn gắn với vị trí địa lý, điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương lập quy hoạch;

b) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường dưới hình thức lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh phải thể hiện được các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này với yêu cầu chi tiết hơn gắn với vị trí địa lý, điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương lập quy hoạch, trong

đó các nội dung về nguồn lực thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường, trách nhiệm

tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các nội dung tương ứng của quy hoạch tổng thể phát triển kinh

cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 11 Luật Bảo vệ môi trường để thẩm định

Điều 4: Thẩm định QHBVMT

a) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định do thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan tổ chức thẩm định quy hoạch bảo

vệ môi trường quy định tại Khoản 2 Điều 11 Luật Bảo vệ môi trường thành lập

Cơ cấu hội đồng thẩm định gồm Chủ tịch hội đồng, một (01) Phó Chủ tịch hội đồng trong trường hợp cần thiết, hai (02) Ủy viên phản biện, một (01) Ủy viên thư

ký và một số Ủy viên, trong đó có đại diện của các cơ quan cùng cấp với cấp độ quy hoạch từ các ngành: Tài nguyên và Môi trường; Công Thương; Xây dựng; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giao thông vận tải; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Kế hoạch và Đầu tư và các ngành khác có liên quan;

b) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường dưới hình thức lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc

Trang 10

Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức thẩm định đồng thời với việc thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh.

2 Hồ sơ đề nghị thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng quy định như sau:

a) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia gồm văn bản đề nghị thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường của cơ quan chủ trì lập quy hoạch và dự thảo quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia;

b) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng gồm văn bản đề nghị thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường của cơ quan chủ trì lập quy hoạch và dự thảo quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng

3 Hội đồng thẩm định có trách nhiệm xem xét nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường và đưa ra ý kiến thẩm định; các hoạt động của hội đồng thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường thực hiện, theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường

4 Cơ quan thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường được tiến hành các hoạt động sau đây để hỗ trợ hội đồng thẩm định:

a) Lấy ý kiến phản biện độc lập của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường;

b) Tổ chức các cuộc họp, hội thảo chuyên đề liên quan đến nội dung quy hoạch bảo

vệ môi trường

5 Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết biểu mẫu các văn bản, tài liệu,

hồ sơ đề nghị thẩm định; tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường; xây dựng và ban hành hướng dẫn kỹ thuật lập quy hoạch bảo vệ môi trường

Điều 5, 6: Phê duyệt QHBVMT cấp quốc gia, cấp tỉnh

1 Cơ quan chủ trì lập quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia có trách nhiệm hoàn chỉnh nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường kèm văn bản giải trình về việc tiếp thu ý kiến thẩm định, góp ý

2 Bộ Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ đề nghị phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường quốcgia, gồm:

Trang 11

a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo quá trình lập, thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia;

b) Dự thảo quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia đã được chỉnh sửa, hoàn thiện trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định, góp ý;

c) Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, trong đó phải thể hiện được mục tiêu, định hướng của quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, các chương trình, dự án bảo vệ môi trường ưu tiên, các chỉ tiêu môi trường, nguồn lực, trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường quốcgia

Điều 7: Công khai thông tin về QHBVMT

1 Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi quyết định phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia đến các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời gian không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành;

2 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh đến các Sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện

và Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời gian không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành

3 Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố quyết định phê duyệt và các nội dung chính của quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia trên trang thông tin điện

tử của mình và các hình thức khác trong thời gian không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành

4 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức công bố quyết định phê duyệt và các nội dung chính của quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh trên trang thông tin điện tử của mình và các hình thức khác trong thời gian không quá ba mươi (30) ngày làm việc

Trang 12

3 Triển khai xây dựng, thực hiện quy hoạch, di đời, chuyển đổi ngành nghề sản xuất

a) Quy hoạch lại sản xuất

Tùy đặc điểm hình thành và phát triển của các làng nghề, các địa phương xem xét

và lựa chọn phương thức quy hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương mình, có thể áp dụng một trong ba phương thức sau:

- Quy hoạch tập trung theo khu, cụm công nghiệp làng nghề: Quy hoạch cơ sở

hạ tầng đồng bộ bao gồm hệ thống đường giao thông, hệ thống cấp điện, nước, thông tin liên lạc, hệ thống thu gom và xử lý chất thải Quy hoạch khu sản xuất phù hợp với đặc thù loại hình làng nghề.Hình thức quy hoạch này thường được áp dụng đối với các làng nghề có cơ sở thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, không được phép thành lập mới trong khu dân cư

- Quy hoạch phân tán (quy hoạch sản xuất ngay tại hộ gia đình): Với loại hình quy hoạch này cần phải tổ chức bố trí không gian nhằm cải thiện điều kiện sản xuất

và vệ sinh môi trường mà không cần phải di dời, hạn chế tối đa việc cơi nới, xây nhà cao tầng lưu giữ nét cổ truyền, văn hóa của làng nghề để kết hợp với phát triển du lịch Quy hoạch này thường được áp dụng đối với các làng nghề có cơ sở thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thấp, được phép hoạt động trong khu dân cư

- Quy hoạch phân tán kết hợp tập trung: Di dời các công đoạn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như công đoạn tẩy, nhuộm (làng nghề dệt nhuộm), công đoạn

mạ (làng nghề cơ khí), vào khu, cụm công nghiệp làng nghề Quy hoạch này thường được áp đụng đối với các làng nghề có cơ sở thuộc loại hình sản xuất có một hoặc một số công đoạn sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, không được phép thành lập mới trong khu dân cư

1.3.5 Quyết định số 1216/QĐ-TTg Phê duyệt chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ngày 05/09/2012

Điều 1 Phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung:

c) Nhóm nội dung, biện pháp hướng tới mục tiêu giải quyết cơ bản các vấn đề môi trường tại các khu công nghiệp, lưu vực sông, làng nghề và vệ sinh môi trường nông thôn

Trang 13

- Lập quy hoạch và thực hiện lộ trình chuyển đổi các làng nghề sang mô hình khu, cụm công nghiệp làng nghề hợp lý có hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường Đưa công nghệ mới, tiên tiến vào các làng nghề, đặc biệt là công nghệ thân thiện với môi trường; hình thành các tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý môi trường trong các làng nghề.

- Thành lập các tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường trong các làng nghề và ban hành các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ môi trường, đóng góp thuế, phí, tài chính cho việc xử lý, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường

1.4 Tổng quan về làng nghề Vạn Phúc.

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km Là một trong hơn 1.000 làng nghề truyền thống đã và đang tồn tại ở Việt Nam, song ít có làng nào có truyền thống văn hoá lịch sử đẹp như làng lụa Vạn Phúc

Trang 14

Phía Tây giáp xã Văn Khê

Phía Đông giáp với Sông Nhuệ và xã Văn Yên

Phía Nam giáp với hai phường Quang Trung và Yết Kiêu

Phía Bắc giáp với làng Ngọc Trụ và Đại mỗ huyện Từ Liêm- Hà Nội

Xã Vạn Phúc nằm trên trục đường 430 nối thị xã Hà Đông với tuyến đường Láng Hòa Lạc (đoạn đầu quốc lộ Bắc Nam 1B) và đường 32

Với những thuận lợi về địa lý và giao thông đó, Vạn Phúc sẽ có điều kiện phát triển kinh tế thực sự mạnh mẽ trong thời gian tới

• Diện tích, dân số:

Phường có diện tích 1,43 km2, dân số năm 2013 là 8.951 người, mật độ dân số đạt 6.259 người/km2 cao hơn trung bình của toàn quận Hà Đông là 5.885 người/km2

Trang 15

• Mối liên hệ

Xã Vạn Phúc có mối liên hệ với sông Nhuệ cho nên có thuận lợi về giao thông đường thủy

Đặc biệt nơi đây gần đường 430 là con đường lớn thông với đường Nguyễn Trãi

đi qua trung tâm thành phố Hà Nội cho nên rất thuận tiện cho giao thông buôn bán và các hoạt động dịch vụ khác

• Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu Hà Nội, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ trung bình trong năm vào khoảng 23,60C Độ ẩm trung bình cao 82%-88%, lượng mưa trung bình năm là 1707mm

Những nơi cạnh sông Nhuệ do ảnh hưởng của hơi nước nên có độ ẩm cao hơn các nơi khác vì vậy mà việc bảo quản vải không cẩn thận sẽ rất dễ bị ẩm mốc làm cho chất lượng vải kém đi

• Cảnh quan

Làng Vạn Phúc được thiên nhiên ưu đãi có con sông Nhuệ hiền hòa thơ mộng và đặc biệt còn giữ được những công trình cổ kính có văn hóa và lịch sử cao như đình, chùa, cổng làng, Điều này giúp cho Vạn Phúc không những có điều kiện phát triển văn hóa một cách rực rỡ còn có một số giá trị về thương mại dịch vụ lớn nhất là trong việc thu hút khách du lịch

1.4.2 Hiện trạng sử dụng đất.

Đường 430 đi qua trung tâm phường Vạn Phúc và chia phường làm 2 phần:

Phần phía Đông Nam chủ yếu là làng Vạn Phúc cũ và một phần là ruộng canh tác

ở phía Bắc làng

Trang 16

Phần phía Tây Bắc là khu vực ruộng canh tác của phường, khu vực này có một số công ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn, và ba khu nghĩa trang: Nghĩa trang Vạn Phúc, nghĩa trang quận Hà Đông và nghĩa trang liệt sĩ phường Vạn Phúc.

Vạn Phúc xưa bao gồm năm xóm nhỏ: xóm Ngoài, xóm Trong, xóm Giuwxa, xóm Lê, xóm Quán Ngày nay đổi thành Đoàn Kết, Quyết Tiến, Bạch Đằng, Hồng Phong, Hạnh Phúc, Chiến Thắng và Độc Lập

Toàn phường có diện tích tự nhiên là: 143,9744 ha, trong đó:

Đất nông nghiệp: 62,1259 ha ( chiếm 43,1%)

Đất chuyên dụng: 46,3029 ha ( chiếm 32,2%)

Đất ở: 30,8835 ha ( chiếm 21,5%)

Đất chưa sử dụng: 4,6620 ha ( chiếm 3,2%)

Nhận xét:

Với cơ cấu sử dụng đất trên ta thấy:

+ Diện tích đất nông nghiệp quá lớn

+ Diện tích đất ở chiếm 21,5% đây là một tỷ lệ rất nhỏ nếu đem ra so sánh với tiêu chuẩn (vào khỏang 35-45%)

+ Mật độ dân số vào khoảng 6200-6300 người/km2 là một tỷ lệ hợp lý nếu đem ra

so sánh với các đô thị ở Việt Nam

Doanh thu trung bình (triệu/hộ.Năm)

Kết hợp dệt và nông nghiệp 300 72,35 8,83 24.11667Dịch vụ và các nghề khác 1395 49650 60,60 35.5914

.Hiện nay sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ (4,33%) cho kinh tế phường vạn phúc và đang có xu thế giảm dần vì thu hẹp đất canh tác

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp rất cao (74,1%), nghề dệt lụa thủ công và dịch vụ hiện nay đang rất phát triển, tạo ra nguồn thu nhập chính cho cư dân trong phường

Trang 17

Hoạt động thương mai tự do kể từ khi chuyển sang dệt bằng máy, số lao động chân tay giảm, thay vào đó họ chuyển sang hoạt dộng dịch vụ vì mỗi năm ở đây thu hút khoảng 7000 đến 8000 lượt khách nước ngoài và khoảng 20000 khách trong nước tới đây thăm quan và mua hàng.

Làng vạn phúc nằm trong tour du lịch của công ty du lịch hà nội

Thu nhập bình quân trong phường Vạn Phúc vào khoảng: 700.000 đồng/người/tháng, có thể nói đây là mức thu nhập tương đối cao so với cả nước

• Thực trạng ngành lụa Vạn Phúc

Hiện nay ngành lụa có rất nhiều đổi mới trong công tác sản xuất cũng như trong khâu tổ chức buôn bán, thương mại và dịch vụ cụ thể:

- Đã xây dựng được hiệp hội làng nghề nhằm mục đích bảo vệ và phát triển sản xuất

- Từ sản xuất đã chuyển đổi các công đoạn thủ công sang dùng máy để giảm vất vả cho người lao động Tuy nhiên, vẫn còn những công đoạn còn phải làm tay vất vả như: cuộn len ống, mắc ra trục dọc… và hầu như khá tốn kém (một máy dệt vào khoảng 20.000.000 đồng)

- Song song với các công đoạn dệt thì công đoạn nhuộm là không thể thiếu nhưng hiện nay công đoạn này vẫn là công đoạn thủ công rất vất vả và gây ô nhiễm

1.4.4 Tình hình hoạt động sản xuất của làng nghề dệt lụa Vạn Phúc.

• Sản phẩm làng nghề

Trải qua hàng nhiều thế kỷ, thương hiệu lụa Hà Đông ngày càng được phát tiển không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước ngày nay trước sự phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trường, nghề dệt lụa của Vạn Phúc ngày càng có điều kiện phát triển Hiện nay, sản lượng lụa năm 2016 là 2,5 triệu mét lụa các loại Với những mặt hàng tơ tằm như: vân, sa, quế, lụa sa tanh, hoa các loại đủ màu sắc, mẫu mã phong phú được tiêu thụ rộng rãi trong cả nước Xét chung về làng nghề có hai loại sản phẩm chính là lụa và sa tanh Giá thành sản phẩm lụa dao động từ 50.000 đồng – 80.000 đồng/ mét; giá sản phẩm sa tanh từ 70.000-100.000 đồng/ mét tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm

• Tình hình công nghệ sản xuất và môi trường lao động

Trước đây, Vạn Phúc chỉ dệt bằng khung dệt thủ công với chưa đầy 100 khung dệt, nay đã tăng lên trên 1000 khung dệt và đã được cơ giới hóa 100% Những xưởng dệt nhuộm xen kẽ trong khu dân cư có quy mô vừa và nhỏ (trung bình khoảng 5-6 máy

Trang 18

dệt/ hộ gia đình), hoạt động mang tính chất kinh tế hộ gia đình nên không chú trọng đến vấn đề môi trường, ảnh hưởng của tiếng ồn trực tiếp đối với người lao động và các thành viên trong gia đình cũng như các nhà xung quanh Không gian sản xuất của các

hộ gia đình trong làng nghề là nhỏ so với yêu cầu sản xuất và sinh hoạt Hầu hết các

hộ gia đình đều tận dụng đất thổ cư của mình để xây dựng nhà xưởng Nhà xưởng được xây dựng tạm bợ, không có khu xử lý nước thải sản xuất riêng Toàn bộ nước thải sản xuất được đổ trực tiếp ra cùng nước thải sinh hoạt

Đầu tư vốn cố định cho nhà xưởng, máy móc và thiết bị trung bình khoảng

80-100 triệu đồng/ hộ gia đình Giá thành máy dệt cũng có sự giao động khá lớn từ 7 triệu – 20 triệu đồng, sản lượng các máy dệt cũng khác nhau Máy dệt Việt Nam cho sản lượng khoảng 30m lụa/ tháng Máy Hàn quốc cho sản lượng 40m lụa/ tháng Khi đầu

tư vào các máy dệt người dân chỉ căn cứ vào độ bền và sản lượng, chất lượng vải chứ không chú ý đến lượng thải mà các máy dệt thải ra Hiện nay, khâu nhuộm vãi vẫn còn thủ công hoàn toàn khi phải dùng bếp lò than công suất rất nhỏ

Đối với các nhà máy thì công nghệ sử dụng hiện đại hơn và trong quá trình đầu

tư xây dựng cũng đã chú ý đến công tác vệ sinh môi trường như bước đầu đã có một số biện pháp làm giảm mức độ ô nhiễm của nước thải đầu nguồn trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của thành phố, kết hợp lựa chọn sử dụng các loại hóa chất thuốc nhuộm không nguy hại đến môi trường, nâng cao chất lượng dầu đốt Tuy nhiên, các biện pháp này vẫn còn sơ sài, mức độ ô nhiễm của nước thải vẫn còn cao

• Tình hình nguyên, vật liệu đầu vào

Nguyên liệu chủ yếu là tơ sợi theo từng chủng loại vải định dệt cụ thể, để dệt vải thô người ta sử dụng sợi tổng hợp Polyeste và sợi pha PE/Co, dệt khăn mặt dùng sợi bông cotton, dệt gạc sử dụng sợi pha PE/Co có thành phần cotton cao hơn

Năm 2016 sản lượng sản xuất của địa phương đạt 2,5 triệu mét lụa các loại Trong đó 1,5 triệu mét phải qua công nghệ tẩy nhuộm Để có được 1m lụa cần qua hai giai đoạn là nấu tẩy và tẩy nhuộm Trung bình 1m lụa phải dùng từ 8-10 lít nước Số lít nước dùng cho việc tẩy nhuộm có thể sẽ lớn hơn vì còn tùy thuộc vào việc nhuộm đậm hay nhạt

Quá trình dệt, nhuộm, in hoa có sử dụng hóa chất, thuốc nhuộm như sút, javen, H2O, CH3COOH, H2S, thuốc nhuộm axit, thuốc nhuộm lưu huỳnh (đá, Na2S), thuốc nhuộm trực tiếp…và rất nhiều trong các công đoạn sản xuất Một tác nhân nữa góp

Trang 19

phần gây ô nhiễm môi trường là thành phần trong tơ tằm, bởi qua khâu tẩy, thải ra 25% tạp chất

1.5 Các phương pháp nghiên cứu.

1.5.1 Đánh giá nhanh môi trường:

- Đánh giá nhanh môi trường là phương pháp thu thập thông tin về hiện trạng môi trường dựa trên cơ sở quan sát, phỏng vấn, tính toán định tính trung bình trong trường hợp cần thiết

- Đánh giá nhanh môi trường giúp cho việc khám phá và chuẩn đoán các vấn đề môi trường trong khu vực nghiên cứu, bổ trợ cho việc thiết kế giám định và thực hiện đánh giá dự án

- Đánh giá nhanh hỗ trợ quá trình chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ cho việc soạn thảo các quy định và chính sách, giúp cho việc đối phó với các thảm họa, thiên tai, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do các nguồn phát thải

Để thực hiện phương pháp này chúng tôi đã thực hiện một số kỹ thuật đánh giá nhanh sau đây:

+ Tổng kết số liệu thứ cấp: là phương pháp tổng kết từ các số liệu thu được nhờ tham khảo tài liệu đã được nghiên cứu của các tác giả khác Đó là các tài liệu dự án, tập chí khoa học, báo cáo của ban lãnh đạo địa phương Một số tài liệu quan trọng đã thu thập là của: ủy ban nhân dân phường vạn phúc hà đông, thư viện khoa môi trường- trường đại học tài nguyên và môi trường hà nội

+ Quan sát thực địa: là phương pháp kiểm tra, quan sát trên địa bàn nghiên cứu đây là phương pháp phổ biến đơn giản, nhằm đánh giá sơ bộ hiện trạng môi trường và kiểm chứng lại số liệu đã thu thập được

1.5.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu.

Là phương pháp tổng hợp tất cả các số liệu thu thập được và tổng hợp các mối quan hệ của chúng từ đó đưa ra các nhận xét kết luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu

Ngày đăng: 07/12/2016, 09:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.GS. TSKH- Đặng Như Toàn (2001), “ Cơ sở lý luận của quản lý môi trường ”, Giáo trình quản lý môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận của quản lý môi trường
Tác giả: GS. TSKH- Đặng Như Toàn
Năm: 2001
2. Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Đông (2007), Quy hoạch môi trừơng đến 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 Khác
3. Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Đông (2014), Báo cáo công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Đông Khác
4. Phòng Tài Nguyên và Môi trường thành phố Hà Đông (2015), Báo cáo ĐTM cụm công nghiệp Vạn Phúc Khác
5. Báo cáo hiện trạng môi trường Hà Đông 2014 Khác
5. Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Đông (2013), Quy chế bảo vệ môi trường thị xã Hà Đông Khác
6. Trang Web Lá xanh.com, Việt Nam môi trường và cuộc sống Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w