TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA MÔI TRƯỜNG Họ và tên tác giả Đồ án Sinh Viên: Phạm Thị Thanh Tú TÊN ĐỀ TÀI: “NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN CHO LÀ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
Họ và tên tác giả Đồ án Sinh Viên: Phạm Thị Thanh Tú
TÊN ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN CHO
LÀNG NGHỀ DỆT NHUỘM VẠN PHÚC- HÀ ĐÔNG- HÀ NỘI”
Hà Nội ,tháng 2 năm 2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
Họ và tên tác giả Đồ án Sinh viên: Phạm Thị Thanh Tú
TÊN ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN “ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ÁP DỤNG SXSH CHO LÀNG NGHỀ DỆT NHUỘM VẠN PHÚC- HÀ ĐÔNG- HÀ NỘI”
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã ngành: 52510406
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Hoài Thương
Hà Nội, tháng 2 năm 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tác giả Các số liệu nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chính xác Những tài liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng
Hà Nội, ngày 5 tháng 02 năm 2014
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Thạc sĩ Nguyễn Thị Hoài Thương với sự quan tâm, tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đồ án này
Nhân dịp này tôi cũng xin cám ơn các thầy, các cô trong khoa môi trường – Trường Đại học tài nguyên và môi trường Hà Nội, đã giúp đỡ và huớng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường
Bên cạnh đó gia đình bố mẹ và bạn bè đã luôn ủng hộ, tạo mọi điều kiện và động viên tôi hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 5 tháng 2 năm 2014
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 7
DANH MỤC BẢNG BIỂU 8
DANH MỤC HÌNH VẼ 9
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 3
I.1.1 TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ 3
I.1.1.1 Khái niệm về làng nghề và một số tiêu chí quy định về làng nghề và làng nghề truyền thống 3
I.1.1.2 Tổng quan về làng nghề dệt nhuộm 5
I.1.1.3 Tổng quan về làng nghề Vạn Phúc 6
I.1.2 Tổng quan về SXSH 13
I.1.2.1 Cơ sở lý luận sản xuất sạch hơn 13
I.1.2.3.Kết quả áp dụng SXSH ở một số nước trên thế giới 18
I.1.2.4.Kết quả doanh nghiệp thực hiện thành công SXSH với sự hỗ trợ của hợp phần SXSH trong công nghiệp ( CPI) 18
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
II.2.1 Địa điểm, thời gian nghiên cứu 20
II.2.1.1 Địa điểm nghiên cứu 20
II.2.1.2 Thời gian nghiên cứu 20
II.2.2 Phương pháp nghiên cứu 20
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23
III.3.1 Hiện trạng môi trường làng nghề Vạn Phúc 23
III.3.1.1 Công nghệ sản xuất và các vấn đề môi trường liên quan của làng nghề dệt Vạn Phúc 23
III.3.1.2 Hiện trạng môi trường tại làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc 24
III.3.2 Thực trạng quản lý môi trường ở làng nghề Vạn Phúc 35
III.3.2.1 Xây dựng làng nghề kết hợp sản xuất du lịch 35
III.3.2.2 Xây dựng cụm công nghiệp Vạn Phúc 36
III.3.2.3 Thành lập tổ thu gom rác tự quản 37
III.3.3 Ảnh hưởng của sản xuất làng nghề dệt nhuộm tới sức khỏe con người 38
Trang 6III.3.4 Khả năng áp dụng SXSH cho làng nghề Vạn Phúc- Hà Đông 40
III.3.4.1 Định mức sử dụng nguyên nhiên liệu tại làng nghề dệt nhuộm 40
III.3.4.2 Các giải pháp kỹ thuật để đạt được SXSH 42
III.3.5 Áp dụng SXSH cho làng nghề 45
III.3.5.1 Áp dụng SXSH theo quy trình sản xuất 45
III.3.5.2 Áp dụng SXSH dựa trên nguồn thải phát sinh 47
III.3.5.3 Các khó khăn trở ngại khi áp dụng sản xuất sạch hơn ở làng nghề và kiến nghị 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
TƯ LIỆU THAM KHẢO 56
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STNMT : SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
BTNMT : BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
BNN&PTNT : BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BOD : NHU CẦU OXY SINH HÓA (Biological OxygDemand) COD : NHU CẦU OXY HÓA HỌC (Chemical Oxyge Demand) QLMT : QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
CNH - HĐH : CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA
SS : CHẤT RẮN LƠ LỬNG (Suspendid Solid)
ĐTM : ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
TCVN : TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
QCVN : QUY CHUẨN VIỆT NAM
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Kết quả áp dụng SXSH ở một số nước trên thế giới [18] 18
Bảng 3 1Chất lượng nước thải trung bình tại các làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc[8] 27
Bảng 3 2: Chất lượng môi trường không khí tại một số làng nghề trên địa bàn Quận Hà Đông 33
Bảng 3 3: Chất lượng môi trường không khí tại các hộ dệt nhuộm 34
Bảng 3 4 Định mức sử dụng nước trong quá trình chuội, nhuộm 1 tấn lụa[5] 40
Bảng 3 5 Định mức sử dụng hoá chất trong quá trình nhuộm 1tấn lụa[5] 40
Bảng 3 6 Định mức sử dụng than trong quá trình chuội, nhuộm 1 tấn lụa[5] 41
Bảng 3 7 Các công đoạn sinh nước thải và đặc tính dòng thải 41
Bảng 3 8.Hệ số phát thải của than[13] 50
Bảng 3 9 Hoá chất, thuốc nhuộm và nước sử dụng trong quá trình 51
Bảng 3 10 So sánh định mức sử dụng thuốc nhuộm & xà phòng khi xử lý 1000kg tơ lụa 51
Trang 9DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Vị trí địa lí làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc – Hà Đông 7 Hình 3.1.Sơ đồ dòng thải quá trình dệt nhuộm tại làng nghề Vạn 23 Hình 3 2.Số lượng máy dệt trong các hộ gia đình được khảo sát 24 Hình 3 3 Vị trí các điểm quan trắc nước mặt làngnghề dệt nhuộm Vạn Phúc
……… 26 Hình 3 4 Chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn thành phố Hà Đông……… 26 Hình 3 5 Môi trường nước mặt ở sông Nhuệ đang trong tình trạng ô nhiễm nặng 28 Hình 3 6 Một khúc sông Đáy chảy qua làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc 29 Hình 3 7.Biến thiên giá trị pH trung bình trong nước ngầm tại khu vực qua các năm … 31 Hình 3 8 Giá trị Coliforms trong nước ngầm tại khu vực làng nghề dệt nhuộm 32 Hình 3 9 Mô hình tổ thu gom rác tự quản tại Vạn Phúc 37 Hình 3 10: Kết quả khảo sát ý kiến người dân về sự ô nhiễm môi trường làng nghề 39 Hình 3 11 Các cơ hội để sản xuất sạch hơn 42 Hình 3 12 Kết quả khảo sát người dân về SXSH 44
Trang 10MỞ ĐẦU
1 ĐẶT VẤN ĐỀ, LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Những năm vừa qua, ở khắp nơi trên cả nước các làng nghề đã phát triển khá mạnh và đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương Việc phát triển làng nghề là một phần quan trọng của công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong những năm đầu của thế kỷ 21 Phát triển mạnh những ngành nghề, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm truyền thống có giá trị kinh tế cao, sử dụng được nhiều lao động là lợi thế của làng nghề địa phương Đời sống nhân dân ở nhiều vùng nông thôn trong cả nước đã từng bước được nâng lên
Hiện nay, việc khôi phục và phát triển làng nghề nông thôn đang có nhiều thuận lợi, được Nhà nước hỗ trợ kinh phí và tìm đầu ra cho sản phẩm nhưng bên cạnh đó sự phát triển tự phát, ồ ạt và thiếu quy hoạch nên đã dẫn tới hậu quả là môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng hơn tại các làng nghề truyền thống Trong đó làng nghề Vạn Phúc là một trong những điểm nóng về ô nhiễm môi trường tại Hà Nội
Làng nghề Vạn Phúc là một làng nghề nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội, dọc theo quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình, và cách trung tâm thành phố Hà Nộ 11Km Với
vị trí như vậy, Vạn Phúc có những thuận lợi về giao thông đi lại và giao lưu kinh tế, văn hóa với các khu vực xung quanh.Vạn Phúc phát triển nhiều ngành nghề buôn bán khác nhau trong đó chủ yếu phát triển nghề dệt nhuộm.Đây cũng là nghề truyền thống lâu đời gắn liền với cuộc sống mưu sinh của bao nhiêu thế hệ sống trong làng này Dệt nhuộm cũng là ngành truyền thống, chiếm một vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, sản phẩm ngành dệt nhuộm không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn là mặt hàng có chỗ đứng trên thế giới Tuy nhiên, với thiết bị lạc hậu, công nghệ không đồng bộ, chắp vá, phần lớn nhập từ Trung Quốc, Đài Loan hoặc tự chế tạo gia công trong nước, không có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh nếu có thì phần lớn khi đưa vào hoạt động không đem lại hiệu quả cao gây ô nhiễm môi trường
Một chương trình giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường là SXSH đã được áp
Trang 11nhuộm Xuất phát từ thực trạng của làng nghề Vạn Phúc, những tài liệu tham khảo liên quan tới làng nghề, liên quan tới SXSH, những hiệu quả thực tế tại các đơn vị đã áp
dụng SXSH tôi tiến hành đề tài: " NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ÁP DỤNG SXSH CHO LÀNG NGHỀ DỆT NHUỘM VẠN PHÚC- HÀ ĐÔNG- HÀ NỘI " đây là
một đề tài có tính thực tiễn cao, sẽ cung cấp thông tin cụ thể về hiện trạng môi trường, các khả năng có thể áp dụng SXSH cho làng nghề Vạn Phúc nói riêng và các làng nghề nói chung nhằm cải thiện chất lượng môi trường
Đồ án chia làm 3 chương Chương I: Trình bày tổng quan về các vấn đề nghiên cứ, Chương II: Mô tả địa điểm, thời gian, công cụ và phương pháp được sử dụng để nghiên cứ, Chương III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá hiện trạng môi trường môi trường làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc –
Hà Đông- Hà Nội
Nghiên cứu các khả năng áp dụng sản xuất sạch hơn cho làng nghề nhằm cải
thiện chất lượng môi trường
3 CÂU HỎI THẢO LUẬN
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu cần phải trả lời được câu hỏi sau
1 Hiện trạng môi trường Nước, không khí, đất của làng nghề Vạn Phúc
có đang báo động không?
2 Thực trạng công tác QLMT ở làng nghề Vạn Phúc là như thế nào?
3 Tại làng nghề đang có những giải pháp kỹ thuật SXSH nào được áp dụng?
4 Có những phương pháp SXSH nào có thể áp dụng tại làng nghề Vạn Phúc?