1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiêu luận thực hành CTXH cá nhân (trẻ em Xóm Viện Nhi)

29 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 155,5 KB

Nội dung

PHẦN 1: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TÀI LIỆUI. Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệtII. Những vấn đề có liên quan tới trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt1. Những văn bản có liên quan đến trẻ em trên Thế giới2. Những văn bản có liên quan tới trẻ em tại Việt Nam3. Một số mô hình chăm sóc, nuôi dưỡng bảo vệ trẻ em đang có tại Việt NamIII. Đặc điêm tâm sinh lý và nhu cầu cử trẻ em có hoàn cảnh khó khănIV. Dấu hiệu nhận biết trẻ em có hoàn cảnh đặc biệtPHẦN II: BÁO CÁO THỰC HÀNHI. Mô tả caII. Các công cụ sử dụng trong ca 1. Sơ đồ phả hệ2.Biểu đồ sinh thái3. Cây vấn đề4. Bảng phân tích điểm mạnh, điểm yếuIII. Bảng kế hoạch hỗ trợ IV. Phúc trình1. Lần 1V. Nhật ký1. Buổi 12. Buổi 23. Buổi 34. Buổi 45. Buổi 56. Buổi 67. Buổi 78. Buổi 89. Buổi 910. Buổi 10

Trang 1

PHẦN 1: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU

I Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 thì trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hiểu là “trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện

để thực hiện quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng”

Từ định nghĩa này, Điều 40 đã quy định: "Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật"

II Những vấn đề có liên quan tới trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

1 Những văn bản có liên quan đến trẻ em trên Thế giới

Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em

“Các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về mọi vấn đề tác động đến trẻ em, và những quan điểm của trẻ em phải được coi trọng 1 cách thích đáng, tương ứng với độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em”

2 Những văn bản có liên quan tới trẻ em tại Việt Nam

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được Quốc hội thông qua, Chủ tịch nước ký quyết định ban hành lần đầu tiên vào năm 1991 và được bổ sung sửa đổi vào năm 2004

Trang 2

3 Một số mô hình chăm sóc, nuôi dưỡng bảo vệ trẻ em đang có tại Việt Nam

- Mô hình chăm sóc thay thế đa dạng với nhiều hình thức khác nhau như chocon nuôi quốc tế, trong nước, nhận nuôi dưỡng, đỡ đầu

- Mô hình giáo dục hội nhập xã hội nghề nghiệp cho trẻ em đường phố

- Dự án Cùng nhau làm việc để bảo vệ và thúc đẩy các quyền của trẻ em và thanh thiếu niên

- Mô hình phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em

- Mô hình hỗ trợ trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

- Mô hình phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật dựa vào cộng đồng

- Mô hình nhà xã hội chăm sóc cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

- Mô hình nhà tạm lánh để tiếp nhận chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiêntai, thảm họa

III Đặc điêm tâm sinh lý và nhu cầu cử trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

* Đặc điểm sinh lý

- Trẻ em trải qua rối loạn lo lắng có thể cho thấy các triệu chứng nôn nóng, bất an, phiền muộn, mất ngủ, kém tập trung, đi tiểu thường, trạng thái kích động, trí tuệ yếu, choáng váng, căng cơ bắp hoặc dễ bị mệt

Trang 3

- Hoài nghi, thiếu tin tưởng : Trẻ sống trong hoàn cảnh khó khăn thường có

đủ lý do để ngờ vực Những người lớn mà các em thường gặp thường có vẻ

xa cách với trẻ và không hiểu được những khó khăn này

- Khó diễn tả cảm xúc bằng lời : Có thể do bị choáng ngộp bởi chính tâm trạng của mình và muốn đè nén những tâm trạng đó hoặc trẻ chưa bao giờ được khuyến khích để tự nói về mình và không có đủ lời để diễn tả tâm trạng

- Không nói thật : Vì trẻ ước mơ một hoàn cảnh khác, tránh né những đề tài đau thương, sợ bị hậu quả xấu, trẻ cố gắng muốn lấy lòng người lớn ( cố gắng nói ra những điều hay hoặc những điều mà người lớn muốn nghe), cố ýnói dối để tránh câu chuyện, không muốn tiếp xúc với người khác hoặc để gây sự chú ý của người nghe

- Mất đi sự ham thích và sinh lực : Trẻ đau khổ, lo lắng hoặc sợ sệt có thể ngồi yên một chổ suốt ngày, không ham thích một hoạt động nào, mất hết cảsinh lực

- Ít tập trung và nhiều bức rứt : Trẻ buồn, lo lắng thường khó tập trung tư tưởng Đôi khi căng thẳng quá, trẻ trở nên hết sức năng động, bức rứt : chạy nhảy khắp nơi, không thể ngồi yên và có thái độ gàn dỡ, dễ bị kích động

- Hung hăng và phá phách : Trẻ dễ đâm ra hung hăng, phá phách khi có cảm xúc mạnh Vì không thể diễn tả tâm trạng bằng lời nói, trẻ có thể đánh đập người khác khi chúng cảm thấy căng thẳng, tức giận hoặc sợ hải Trẻ bắt chước những hành vi hung hăng vì trẻ đã từng là nạn nhân của những hành

vi bạo lực

* Nhu cầu

- Có được sự chăm sóc, quan tâm của gia đình

- Được giáo dục, dạy nghề đầy đủ

- Được giúp đỡ phục hồi chức năng đối với trẻ em khuyết tật

Trang 4

- Được tái hòa nhập cộng đồng

- Được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các trung tâm bảo trợ đối với trẻ em lang thang

- Được sống trong môi trường an toàn, không rơi vào các tệ nạn xã hội

- Được tham gia các hoạt động lành mạnh, có ích

IV Dấu hiệu nhận biết trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

* Trẻ em lang thang

- Không sống cùng gia đình

- Tự kiếm sống, nuôi sống bản thân

- Nơi cư trú và nơi kiếm sống không ổn định

* Trẻ em bị lạm dụng tình dục

- Bệnh về tình dục: những vấn đề ở cổ, ở miệng, đi tiêu khó, những sự xuấttinh, ra chất nhờn nhiều và có những vết bầm ở bộ phận sinh dục hoặc có sự

có thai mà không cắt nghĩa được mà đương sự không muốn trao đổi

- Những hành vi biểu hiện bị lạm dụng: có một sự thay đổi nào đó ở đứa trẻ,trẻ đó có thể tự kép kín, rất hung hãn hay bị trầm cảm, thay đổi ứng xử vớianh em, đứa trẻ có những hành vi về tình dục không thuộc lứa tuổi của nó,hay đột ngột thấy đứa trẻ sợ người đàn ông khác rờ vào nó Trẻ không tỏ ra

sợ hãi phải ở một mình với một người nào đó hay không muốn thấy mặt mộtngười đàn ông và có thể gợi cho chúng ta cảm thấy nó có một bí mật mà nókhông muốn nói cho mình nghe, hay khi nhắc đến tên ai đó đột nhiên nó bỏđi

Trang 5

PHẦN II: BÁO CÁO THỰC HÀNH

I Mô tả ca

Thân chủ 5 tuổi Quê ở Hưng Yên Thân chủ mắc bệnh máu trắng Nhập viện từ tháng 7/2015 và điều trị ngoại trú Gia đình có 5 người gồm ông bà nội, bố mẹ và thân chủ Hoàn cảnh gia đình khó khăn và hiện tại đang nhận hỗ trợ của Nhà nước theo chính sách dành cho hộ nghèo Bố thân chủ trước kia làm cho công ty sản xuất và phân phối giống, giờ đã nghỉ việc

và làm phụ hồ Mẹ thân chủ trước kia làm cho công ty may mặc, từ khi thân chủ phải nhập viện cũng đã nghỉ làm để chăm sóc thân chủ Ngoài ra gia đình cũng có trồng lúa tuy nhiên thu hoạch chỉ đủ để ăn chứ không buôn bánđược

Trước kia khi chưa mắc bệnh, thân chủ có đi học mẫu giáo, do bố mẹ

đi học từ sáng tới khuya nên chủ yếu là ông bà chăm sóc Do vậy, thân chủ cũng khá thân thiết với ông bà Tuy nhiên, từ khi mắc bệnh, thân hầu như chỉ ở nhà và đi lên Hà Nội khám bệnh với bố mẹ, không được đi ra ngoài chơi nhiều và cũng ít giao tiếp với mọi người Do đó, thân chủ trở nên tự ti,

e dè mỗi khi gặp người lạ Bên cạnh đó, do không được đi học nên thân chủ hiện đã sắp đến tuổi đi học lớp 1 nhưng vẫn chưa biết chữ

Trang 6

II Các công cụ sử dụng trong ca

1 Sơ đồ phả hệ

ÔNG NỘI(55 T)

BÀ NỘI(61 T)

BỐ(30 T)

MẸ(26 T)

Thân chủ(5 T)

Trang 7

Nhìn vào sơ đồ phả hệ ta có thể thấy gia đình thân chủ có 5 người bao gồm ông bà nội, bố mẹ và thân chủ Các mối quan hệ trong gia đình hoàn toàn bình thường và không có gì căng thẳng Đặc biệt thân chủ rất thân thiết với

mẹ, do quãng thời gian kể từ khi mắc bệnh, hầu như mẹ là người luôn bên cạnh và theo sát chăm sóc cho thân chủ

2.Biểu đồ sinh thái

Họ hàng bên ngoại

Trang 8

Biểu đồ sinh thái thể hiện mối quan hệ của thân chủ với những người xung quanh Thân chủ có mối quan hệ hai chiều thân thiết với các thành viên trong gia đình Thân chủ cũng khá thân thiết với gia đình bên ngoại do nhà của ông bà ngoại ở rất gần với nhà thân chủ Bên cạnh đó, thân chủ trọ ở Xóm Viện Nhi nên cũng chơi cùng một số bạn trong xóm, tuy nhiên do tính cách nhút nhát và do tình trạng bênh của thân chủ cần tránh vận động nhiều nên thỉnh thoảng thân chủ mới ra khỏi phòng chơi cùng các bạn

CHÚ THÍCH

Quan hệ 2 chiều Quan hệ 1 chiều

Trang 9

3 Cây vấn đề

Qua cây vấn đề của Thân chủ, sinh viên xác định được vấn đề của Thân chủ

là tự ti, không giao tiếp khi gặp người khác Nguyên nhân trực tiếp thứ nhất

là Thân chủ chưa biết chữ, mặc dù đã sắp vào lớp một nhưng do mắc bệnh

máu trắng và phải đi điều trị thường xuyên ở HN nên Thân chủ không đi học

được nhiều Nguyên nhân trực tiếp thứ hai là kinh tế gia đình khó khăn, gia

đình chỉ làm ruộng, cấy thóc chỉ đủ ăn chứ không có nhiều để bán Mẹ Thân

chủ phải chăm sóc và đưa Thân chủ đi khám thường xuyên nên đã phải nghỉ

việc Bố Thân chủ chỉ làm phụ hồ, thợ xây theo thời vụ Nguyên nhân trực

Chưa biết

chữ

Tự ti, không giao tiếp với người khác

Kinh tế gia đình khó khăn

Nhút nhát khi gặp người lạ

Bố chỉ làm phụ

hồ, thợ xây theo thời vụ

Do mắc bệnh máu trắng, bị rụng hết tóc

Thường xuyên ở với gia đình, ít khi ra ngoài

Gia đình chỉ làm ruộng, cấy thóc chỉ đủ ăn

Trang 10

tiếp thứ ba là Thân chủ rất nhút nhát khi gặp người lạ, do mắc bệnh máu trắng, bị rụng hết tóc nên Thân chủ cảm thấy tự ti và thường tránh ánh mắt người lạ Bên cạnh đó cũng do mắc bệnh nên Thân chủ thường xuyên ở với gia đình, ít khi ra ngoài vận động

4 Bảng phân tích điểm mạnh, điểm yếu

bạn bè ở xóm trọ Viện Nhi

+ Gia đình hòa thuận

+ Mọi người đoàn kết, hòa thuận và giúp đỡ nhau

+ Nhà ở gần nhau

+ Tốt bụng, thân thiện

+ Các em nhỏ cùng nhà trọ chơiđùa với nhau

+ Kinh tế bình thường

+ Mỗi quan hệ không lâu dài

III Bảng kế hoạch hỗ trợ

Trang 11

1 Thân chủ biết

chữ

- Khích lệ và thúc đẩy sự yêu thích của Thân chủ đối với việc học chữ

- Học và nhận diện một số chữ cái cơ bản

- Hướng dẫn thêm cho mẹ Thân chủ một sốcách dạy chữ cho Thân chủ tại nhà

- Sinh viên

- Thân chủ

- Mẹ thân chủ

- Thân chủ có thể đọc và viết một số chữ cái

mẹ Thân chủ một số công việcđơn giản làm tại nhà như thêu tranh, đan khăn… để buôn bán thêm

- Sinh viên

- Gia đình thân chủ

Mẹ Thân chủ tìm được một công việc phù hợp, vừa có thể kiếm thêm thu nhập, vừa có thểchăm sóc cho Thân chủ

Trang 12

- Nếu có thể, sẽ cùng các bạn SV

tổ chức một buổisinh hoạt, giao lưu dành cho các

bé ở Xóm viện nhi

- Sinh viên

- Thân chủ

- Gia đình thân chủ

Thân chủ cởi

mở, tự tin hơn hơn khi tiếp xúcvới người lạ

IV Phúc trình

1 Lần 1

- Thời gian: Ngày 24 tháng 1 năm 2016, từ 17h-19h

- Địa điểm: phòng trọ của Thân chủ tại Xóm trọ Viện Nhi

- Mục đích: tìm hiểu thông tin

Nội dung phúc trình Phân tích kỹ năng vận dụng

- SV: Chào chị Em xin tự giới thiệu

Em tên là My Hôm trước em có đến

nhưng không được gặp chị và Linh

Nên bây giờ em xin phép được giới

thiệu lại ạ Em hiện tại đang là SV

trường Đại học Lao động xã hội,

Trang 13

khoa Công tác xã hội Bọn em hiện đang có môn học là Thực hành Công tác xã hội cá nhân và gia đình, cơ sở thực hành của bọn em chính là Xóm Viện Nhi ạ Hôm nay, em rất vui khi

có mặt tại đây và được gặp chị Chị

có thể giới thiệu một chút về bản thân mình được không ạ?

- Mẹ TC: Chào em Chị tên là Phượng

Mẹ của bé Nhật Linh

- SV: Dạ vâng ạ Em cũng xin nói qua một chút về ngành học và mục đích môn học này của bọn em Công tác

xã hộilà một chuyên ngành để giúp

đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó Môn học lần này cũng chính là cơ hội để bọn

em thực hành nghề Công tác xã hội Bên cạnh đó, những thông tin bọn

em thu thập được cũng sẽ được viết thành một bản báo cáo để gửi cho tổ chức HOLT, đây là một tổ chức quốc

tế hỗ trợ cho trẻ em, sau đó tổ chức HOLT sẽ chọn lựa 5 trong số những

Trang 14

trường hợp bọn em gửi lên để trợ giúp.

- Mẹ TC: Nếu được như thế thì tốt quá Ngành học của em nghe cũng khá hữu ích đó Chị sẽ cố gắng cung cấp thông tin đầy đủ nhất cho em

- SV: Dạ, em cảm ơn chị nhiều ạ Trước tiên, chị có thể chia sẻ cho em

về hoàn cảnh gia đình được không ạ?

- Mẹ TC: Gia đình chị hiện tại có 5 người gồm ông bà nội, chồng chị, chị

và bé Linh Gia đình chị hiện tại cũng chỉ cấy lúa đủ ăn, chị và anh nhà ngày trước cũng đi làm công ty nhưng từ đợt Linh ốm thì cũng nghỉ làm, anh bây giờ chỉ làm phụ hồ, thợ xây theo thời vụ, ai thuê làm thì đi Còn chị thỉ chỉ ở nhà chăm sóc cho Linh Hoàn cảnh kinh tế gia đình nói chung cũng khó khăn

Trang 15

Thân chủ : Chị Thúy – Con trai: Phạm Tiến Đạt

Ngày sinh hoạt : Ngày 10 tháng 1 năm 2016, từ 15h đến 18h

Nơi sinh hoạt : Xóm Viện Nhi, La Thành, HN

Mục tiêu của buổi sinh hoạt :

- Tìm hiểu ban đầu về tình hình ở Xóm Viện Nhi

- Trò chuyện với những người dân trong xóm để tạo ấn tượng tốt

- Tìm được thân chủ và thu thập một số thông tin cơ bản ban đầu

Phân tích buổi sinh hoạt :

Buổi thực hành đầu tiên, qua giới thiệu của cô Phương Anh, côHương, thầy Trài và chị Thảo, nhóm SV khoa CTXH trường ĐH LĐXH đã

có buổi gặp mặt và làm quen với các chủ trọ cũng như là người dân trongXóm Viện Nhi

Nhóm 5 bọn tôi cũng đã có cơ hội được tham gia vào hoạt động phátcháo từ thiện theo chương trình Cháo 137 ở đây

Sau khi trò chuyện và quan sát với một số người dân trong xóm trọ,tôi cũng đã chọn được thân chủ cho mình Trước tiên, tôi đã giới thiệu vềbản thân, ngành học và mục đích của quá trình thực hành này và điều quantrọng nhất là về tổ chức HOLT Bên cạnh đó, tôi cũng đã có một cuộc tròchuyện nho nhỏ để tìm hiểu về những thông tin ban đầu của chị:

Chị Thúy sinh năm 95, có một con trai tên Đạt 6 tháng tuổi, hiện đangđiều trị tại bệnh viện Nhi Trung Ương Bé Đạt hiện tại đang là trường hợpnặng nhất tại phòng cấp cứu, bác sĩ cũng chưa tìm rõ ra tình trạng bệnhchính xác của bé Thể trạng bé khá yếu, thở bằng ống oxy và nếu rút ra sẽtrở nên tím tái, nhiều lúc lên cơn thở gắt rất mạnh Không ăn uống được bìnhthường và phải ăn xông Chưa biết bò, chỉ biết lẫy, không nói chuyện vàkhóc rất nhiều Ngoài chị Thúy thì còn có bà nội của bé Đạt hiện tại cũngđang ở đây chăm sóc bé Hoàn cảnh nhà chị không mấy khá giả, chồng làm

Trang 16

công nhân dưới quê Phú Thọ, con trai của chị dâu hiện cũng đang điều trị tạibệnh viện Nhi Mẹ đẻ chị Thúy ở Vĩnh Phúc, khá xa xôi nên bà cũng chưa

có điều kiện được gặp cháu ngoại mình

Khi chia sẻ về hoàn cảnh của mình, chị Thúy đã rất xúc động và chị

đã khóc Lúc đấy, tâm trạng của tôi cũng rối bời nhưng tôi cố giữ cho mìnhkhông rơi nước mắt Tôi vỗ vai động viên chị, giúp chị bình tĩnh hơn Sau đóchị tiếp tục chia sẻ cho tôi về con trai chị và chị còn cho tôi xem ảnh của bénữa Tôi ngồi nói chuyện với chị Thúy đến khoảng 18h thì xin phép ra về vàhẹn gặp chị vào buổi sau

Những kết quả đạt được trong buổi sinh hoạt:

- Nhóm SV đã tạo được ấn tượng tốt ban đầu đối với các chủ nhà trọ vàngười dân xóm trọ

- Tạo lập được mối quan hệ với thân chủ

- Tiếp xúc với thân chủ nhiều hơn để hiểu rõ hơn về thân chủ

- Ghi hồ sơ chi tiết về thân chủ

2 Buổi 2

Sinh viên thực hiện: Đỗ Giang My

Thân chủ : Chị Thúy – Con trai: Phạm Tiến Đạt

Ngày sinh hoạt : Ngày 16 tháng 1 năm 2016, từ 10h đến 12h

Nơi sinh hoạt : Bệnh Viện Nhi Trung Ương, La Thành, HN

Mục tiêu của buổi sinh hoạt :

Trang 17

- Tiếp tục khai thác thêm thông tin về thân chủ

- Ghi hồ sơ chi tiết về thân chủ

Phân tích buổi sinh hoạt :

Hôm nay là buổi thứ hai tôi đến gặp chị Thúy Bé Đạt phải chữa trị nội trú trong viện và vì không có ai trông nên hôm nay chị Thúy phải ở trongviện trông bé Sau khi liên lạc với chị Thúy tôi đã quyết định vào hẳn viện

để tìm gặp chị Khuôn viên bệnh viện khá là lớn nên tôi cũng khá mất thời gian mới có thể tìm được phòng bệnh của bé Đạt Tôi rất sợ bệnh viện nên cảm giác đầu tiên khi đặt chân lên tầng bệnh là một chút lo sợ Có rất đông người, chủ yếu là người nhà của bệnh nhân, tôi đến đúng giờ họ đang ăn trưa Tôi cố gắng để bình tĩnh lại trong lúc đứng ở hành lang đợi chị Thúy

Chị Thúy hôm nay tâm trạng có vẻ khá hơn hôm trước Tôi cùng chị ngồi xuống ghế và tôi gửi chị một chút đồ ăn nhẹ cho bé Đạt Tôi và chị nói chuyện trở nên cởi mở và thân thiết hơn với nhau rất nhiều Chị chia sẻ cho tôi về gia đình và chồng chị Do hoàn cảnh gia đình mẹ đẻ vốn dĩ khó khăn, nên qua vài lời mai mối chỉ trong 2-3 tháng chị đã yêu và cưới chồng chị Tuy nhiên mối quan hệ giữa chị và chồng rất xa cách, anh ấy không quan tâm nhiều đến chị, đôi lúc chị còn bị anh ý đánh mắng nữa Bé Đạt bị bệnh thì anh ý cũng chỉ lên thăm vài lần còn đâu cũng không quan tâm nhiều Về phía gia đình chồng, ông bà nội lại thiên vị cháu gái là con của người chị chồng hơn, cái gì cũng dành dụm và mua cho cháu gái còn Đạt thì tuy là cháu trai nhưng lại không được quan tâm nhiều Chị Thúy chia sẻ với tôi rằng chị thấy rất tủi thân, ông bà nội đã thế mà đến chồng chị cũng không ra

gì, chị cảm thấy rất buồn và sai lầm vì mình đã cưới chồng quá vội vàng Chị còn khuyên tôi rằng hãy chú tâm vào mà học hành, yêu đương thì cũng tìm ai tử tế để mà yêu chứ đừng như chị Lúc đó, tôi rất xúc động và cứ thế nắm chặt lấy tay chị, tôi tự nghĩ về hoàn cảnh của tôi và chị, tuy chúng tôi

Ngày đăng: 06/12/2016, 11:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w