1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG và NGUYÊN NHÂN TRẺ vị THÀNH NIÊN PHẠM tội ở nước TA

16 5,6K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 255,46 KB

Nội dung

Những vụ án động trời từ những trẻ vị thành niên gây ra đã báo động cho tất cả chúng ta nhìn nhận về vấn đề này, Nhà nước và xã hội cần có những biện pháp khắc phục tối đa những thế hệ t

Trang 1

ĐH THỦ DẦU MỘT

KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

- -THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN TRẺ VỊ THÀNH NIÊN PHẠM TỘI Ở

NƯỚC TA

Nhóm sinh viên thực hiện:

Trương Thị Thanh Lam

Võ Tiến Phúc

Lê Nguyễn Trường An Phạm Thị Trà My Phan Văn Linh Phan Thị Mỹ Phụng Châu Thanh Hoài

Bình Dương, tháng 10 năm 2015

Trang 2

MỤC LỤC

TÓM TẮT 3

I GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 3

II TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 4

III CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

1 Một số khái niệm công cụ 5

2 Một số lý thuyết tiếp cận 7

3 Phương pháp nghiên cứu 10

IV NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 10

1 Thực trạng vị thành niên vi phạm pháp luật ở nước ta 10

2 Nguyên nhân dẫn đến trẻ vị thành niên phạm tội 12

3 Kết quả nghiên cứu 13

V KẾT LUẬN 15

VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

TÓM TẮT

Tình hình xã hội ngày càng có nhiều chuyển biến, tội phạm gia tăng nhiều hơn so với các năm trước, điều đáng ngại ở đây là tội phạm vị thành niên ngày càng gia tăng, những mầm non của đất nước rơi vào con đường phạm tội Từ những tội nhỏ cho đến lớn, mức độ phạm tội ngày càng tăng dần và độ tuổi phạm tội ngày càng nhỏ đi Thậm chí các em còn gây ra những vụ án giết người ghê rợn mà xã hội phải giật mình cảnh tỉnh Nguyên nhân từ bản thân, gia đình và xã hội Những vụ án động trời từ những trẻ

vị thành niên gây ra đã báo động cho tất cả chúng ta nhìn nhận về vấn đề này, Nhà nước và xã hội cần có những biện pháp khắc phục tối đa những thế hệ tương lai đi vào con đường lao lý

I.GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Cùng với sự hội nhập và phát triển thì hiện nay đang đặt ra cho nước ta rất nhiều cơ hội và thách thức đặc biệt là trên lĩnh vực an ninh quốc phòng tình hình tội phạm ngày càng gia tăng và có những chuyển biến phức tạp thủ đoạn ngày càng tinh vi và mức

độ ngày càng nghiêm trọng Hiện nay bên cạnh những đối tượng phạm tội là người lớn thì vị thành niên (VTN) ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động phạm tội với mức độ và tính chất ngày càng nguy hiểm cho xã hội Các vụ án do VTN thực hiện không chỉ xảy ra ở thành thị mà còn ở cả các vùng nông thôn, miền núi vùng sâu vùng

xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Nếu như trước đây các loại tội phạm mà trẻ VTN mắc phải thường là trộm cắp vặt, gây rối, đánh nhau không gây nguy hiểm lớn, thì gần đây mức độ phạm tội lại nguy hiểm hơn và vượt quá giới hạn của tuổi vị thành niên như đánh nhau có vũ khí, hình thành băng cướp, trộm cắp tài sản lớn Thậm chí

Theo[ CITATION BộC \l 1033 ] :Năm 2006 có 7.000 vụ đối tượng phạm tội ở độ tuổi dưới

14 tuổi, chiếm 70% tội phạm vị thành niên Năm 2007, số vụ phạm pháp hình sự do người chưa thành niên vi phạm có giảm 1% so với năm 2006, nhưng mức độ phạm tội

tuổi có 7.000 vụ vi phạm, chiếm đến 70% tội phạm VTN dưới 18 tuổi Công an các địa phương đã khởi tố điều tra 8.531 vụ với 11.732 đối tượng ở tất cả các tội danh này Xử lý hành chính lên tới 35.463 vụ với 48.187 đối tượng; trong đó giao cho gia đình giáo dục 21.484 đối tượng, xã phường quản lý, giáo dục 8.892 đối tượng, lập hồ

sơ đưa đi trường giáo dục 5.616 đối tượng, áp dụng các biện pháp khác 11.677 đối tượng Riêng 6 tháng đầu năm 2008 đã xảy ra 5.746 vụ, với 9.000 em (tăng 2% số

Trang 4

vụ) Số vụ án do người chưa thành niên gây ra chiếm khoảng 20% tổng số vụ vi phạm hình sự, là một con số rất lớn Tội danh trộm cắp tài sản chiếm 38%; cố ý gây thương tích chiếm 11% và đặc biệt là giết người chiếm 1,4% Trong đó, lứa tuổi phạm tội cao nhất từ 16 đến dưới 18 tuổi, chiếm khoảng 60%; từ 14 đến dưới 16 tuổi là 32% và dưới 14 tuổi là 8%

Như vậy để thấy được rằng VTN phạm tội là một vấn đề lớn của xã hội vì VTN là lực lượng xã hội to lớn, là nguồn lực lớn cho đất nước, là sức sống hiện tại và tương lai của mỗi quốc gia Bài nghiên cứu này đưa ra bức tranh thực trạng và nguyên nhân để thấy rõ được vấn đề tội phạm VTN ngày càng trở thành vấn đề cấp bách đáng lưu tâm

và chú ý

II TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Tội phạm vị thành niên nhìn chung ở nước ta đang có chiều hướng ngày càng gia tăng

về số lượng, thấp dần độ tuổi phạm tội, thủ đoạn ngày càng tinh vi với mức độ nguy hiểm khó lường.Trung bình 10.000 vụ tôi phạm hình sự do trên 15.000 trẻ em gây nên trên toàn quốc mỗi năm[ CITATION Phó \l 1033 ] Điều này làm dấy lên mối quan ngại sâu sắc trong toàn xã hội, đây cũng là một thách thức nan giải của cơ quan chức năng

và chính quyền địa phương, của Đảng và Nhà nước

Theo[ CITATION LêN05 \l 1033 ] cho thấy trẻ em phạm tội hàng năm chiếm 8-10% tổng số tội phạm của địa phương, mà trước năm 1986 chỉ có 4,1% Thực trạng số trẻ em vị thành niên trong tỉnh Hưng Yên vi phạm pháp luật và phạm pháp là tương đối cao, là một trở ngại khó khăn trong việc chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ, đòi hỏi mọi người quan tâm đầy đủ, có trách nhiệm cao trong việc giáo dục cải tạo các cháu tiến bộ trở lại hòa nhập với cộng đồng, góp phần tích cực ngăn chặn tội phạm và tai tệ nạn xã hội trong thiếu niên Hằng năm số trẻ phạm pháp được đưa vào trại khá nhiều, đây là các

em phạm tội hết sức nghiêm trọng, có trường hợp tái phạm hai, ba lần Do các cháu có hoàn cảnh gia đình đáng thương, hoặc bị lôi kéo dụ dổ từ các thành phần không tốt

Ở một nghiên cứu[ CITATION Đại09 \l 1033 ] cho rằng, trẻ em phạm tội có nguồn gốc từ các yếu tố cá nhân, gia đình, nhà trường, xã hội Mối quan hệ giữa gia đình – nhà trường – xã hội trong việc giáo dục vị thành niên đang còn bất cập và thiếu sót Công tác phòng chống và xử lý loại tội phạm này còn gặp nhiều khó khăn từ phía gia đình, nhà trường, xã hội Vai trò của các tổ chức xã hội nói chung và công tác xã hội nói riêng trên địa bàn Hồng Lĩnh còn thiếu hoặc chưa thể hiện được hết vai trò của mình Việc khắc phục, xóa bỏ và hạn chế tội phạm ở lứa tuổi này là rất khó khăn Cần đẩy

Trang 5

mạnh hơn nữa vai trò của các tổ chức xã hội đặc biệt là hình thành các tổ chức công tác xã hội chuyên nghiệp trong việc giáo dục và quản lý trẻ vị thành niên

Với nghiên cứu[ CITATION Ngô \l 1033 ] cũng đồng quan điểm với đề tài nghiên cứu của

Lê Ngọc Thắng, cho ta biết được thực trạng về tội phạm vị thành niên trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số địa bàn trên cả nước, phân tích các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm bảo vệ quền và lợi ích của trẻ

em chưa thành niên phạm tội Bài viết cũng phân tích các số liệu hình thành tội phạm

vị thành niên kể từ đó đưa ra nguyên nhân hình thành tội phạm vị thành niên và đề ra những hình thức phù hợp để xử lý tội phạm vị thành niên

Từ việc phân tích các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đã được thực hiện trong phạm vi cả nước, nhóm nghiên cứu nhận thấy những khía cạnh quan trọng có thể gợi

ý và cần được đưa vào nghiên cứu của mình là thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tội phạm vị thành niên Mặt khác, chúng tôi sẽ kế thừa và phát huy hiệu quả của phương pháp nghiên cứu tư liệu có sẵn, phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng khi thực hiện đề tài nghiên cứu này

III CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tội phạm vốn là một hiện tượng xã hội rất phức tạp, do vậy để nghiên cứu hiện tượng tội phạm ở tuổi VTN hiện nay, điều cần thiết là phải dựa trên các khái niệm khoa học, lựa chọn các lý thuyết tiếp cận phù hợp với thực tiễn Trên cở sở đó thì tội phạm ở lứa tuổi VTN mới được phân tích, đánh giá một cách khoa học, đầy đủ và chính xác

[ CITATION Đại09 \l 1033 ]

1.Một số khái niệm

Chuẩn mực xã hội: Là tổng hợp các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với

mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định ít nhiều sự chính xác về tính chất, mức độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không được phép hoặc cái bắt buộc phải thực hiện trong hành vi xã hội của mỗi người nhằm đảm bảo sự ổn định, trật tự kỷ cương của xã hội [ CITATION Đại09 \l 1033 ]

Hành vi lệch chuẩn: Là hành vi của một cá nhân hay một nhóm xã hội vi phạm các nguyên tắc, những quy định của chuẩn mực xã hội [ CITATION Đại09 \l 1033 ]

Khái niệm vị thành niên

Trang 6

Theo Từ điển từ và ngữ Việt Nam, “vị’’ có nghĩa là “chưa’’, “thành’’ là “trưởng thành’’, “niên’’ là “tuổi’’ Khái niệm “vị thành niên’’ dùng để chỉ người chưa đến tuổi trưởng thành [19, tr.2022]

Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng, vị thành niên có nghĩa là “người chưa đến tuổi trưởng thành, chưa được pháp luật công nhận là công dân Tuổi vị thành niên’’[16, tr.1261]

Khái niệm tội phạm:

Ở nước ta, khái niệm “tội phạm” được Bộ luật hình sự năm 1999 quy định như sau:

“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa” [23, tr.19]

Khái niệm “tội phạm ở lứa tuổi vị thành niên”

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, không phải hành vi phạm tội nào của VTN cũng đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mà Bộ luật hình sự đã quy định

cụ thể tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng’’ [23, tr.21] Như vậy, “người chưa đủ 14 tuổi, dù có

Trang 7

hành vi nguy hiểm cho xã hội đến mức độ nào cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự; còn người từ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi, có hành vi có dấu hiệu của tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, hoặc tội phạm rất nghiêm trọng nhưng do vô

ý thì cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự’’ [5, tr.103] Ví dụ, một trẻ em 13 tuổi dùng dao đâm chết người (đặc biệt nghiêm trọng) nhưng vẫn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không bị coi là tội phạm vì chưa đủ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự

Nếu khái niệm “Tội phạm’’ được hiểu: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý’’ [12, tr.105], thì khái niệm “Tội phạm vị thành niên’’ có thể hiểu như sau: Tội phạm VTN là hành vi nguy hiểm cho

xã hội, trái pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và là người từ

đủ 14 đến dưới 18 tuổi thực hiện Trong đó người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm và người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa

đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

2 Một số lý thuyết tiếp cận khi nghiên cứu về tội phạm

Tội phạm là một hiện tượng xã hội phức tạp, có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong, đã có rất nhiều nhà khoa học trên thế giới với những ngành khoa học khác nhau

đã nghiên cứu về tội phạm và hiện nay có rất nhiều lý thuyết tiếp cận khi nghiên cứu

về tội phạm sau đây là một số nhóm lý thuyết thường gặp [ CITATION Đại09 \l 1033 ]

2.1 Nhóm lý thuyết giải thích về nguồn gốc xã hội của hành vi sai lệch

Trang 8

2.1.1 Lý thuyết hành động xã hội

Các lý thuyết xã hội học về hành động có nguồn gốc từ V.Pareto, M.Weber, F.Znaniecki, G.Mead, T.Parson, đều coi “hành động xã hội là cốt lõi của mối quan

hệ giữa con người và xã hội, đồng thời là cơ sở của đời sống xã hội của con người’’ [24,tr.129] M.Weber cho rằng: “ Hành động xã hội là một hành vi mà chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan nhất định’’ [24, tr.130] Ông nhấn mạnh đến “động cơ’’ bên trong chủ thể như là nguyên nhân của hành động Ông cho rằng, chúng ta có thể nghiên cứu được các yếu tố chủ quan thúc đẩy hành động, rằng nếu một thuyết tập trung vào cá nhân thì cũng phải quan tâm đến tình cảm, suy nghĩ, tư tưởng của cá nhân.Theo đó, trong xã hội bao giờ cũng phải có sự tham gia của yếu tố ý thức (ý nghĩa chủ quan và sự định hướng mục đích) dù với mức độ khác nhau (là hành động

có tính đến hành vi của người khác)

Trong nghiên cứu tội phạm ở tuổi VTN, lý thuyết hành động xã hội của M.Weber được vận dụng làm rõ những nhận thức, nhu cầu, động cơ, mục đích của tội phạm ở tuổi VTN Việc vận dụng lý thuyết này trong nghiên cứu tội phạm sẽ giúp làm rõ những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm như: Họ nhận thức như thế nào trước khi thực hiện tội phạm? Vì sao họ có nhu cầu phạm tội? Động cơ phạm tội của họ là gì? Nhằm mục đích gì? [ CITATION Đại09 \l 1033 ]

2.1.3 Lý thuyết chức năng

Trong tác phẩm Tự tử E.Durkheim, “Tội phạm là một hiện tượng thường xảy ra trong

xã hội Chính tình trạng vô quy tắc thể hiện sự suy thoái của đạo đức xã hội là nguyên nhân của các hiện tượng tội phạm Khi ở một trạng thái rối ren Người ta không hội nhập được vào xã hội do nhu cầu không khớp với các khả năng mà xã hội cung cấp để thỏa mãn các nhu cầu đó thì khi đó xuất hiện những hành vi sai lệch (tự

tử, tội phạm )’’ [25,tr.11] E.Durkheim còn chứng minh rằng, khi nền kinh tế có sự

tăng lên hoặc giảm xuống đột ngột thì những hành vi lệch lạc sẽ tăng cao hơn những lúc bình thường vì lúc đó chuẩn xã hội bị vỡ, người ta mất phương hướng

Trang 9

Merton cũng dựa trên khái niệm phi chuẩn mực của Durkheim để giải thích tại sao một vài người dễ có những hành vi lệch lạc và lý giải tại sao một số người nghèo có

xu hướng phạm tội (lệch lạc) trong khi những người khác lại không Theo ông, do họ gần gũi những phân lớp văn hóa có xu hướng lệch lạc, các phân lớp văn hóa này hợp thức hóa các hành vi lệch lạc

Theo lý thuyết này, “những hành vi sai lệch, tội phạm của con người xuất hiện là do trạng thái thiếu chuẩn mực và khi có sự không khớp nhau giữa các mục tiêu văn hóa với các biện pháp được chấp nhận để đạt được các mục tiêu đó’’[25,tr.11].

Vận dụng lý thuyết này trong nghiên cứu tội phạm ở tuổi VTN, có thể giải thích nguyên nhân của tội phạm ở lứa tuổi này là do những trạng thái thiếu chuẩn mực, do

sự rối loạn của các chức năng của hệ thống và tiểu hệ thống trong cơ cấu xã hội

[ CITATION Đại09 \l 1033 ]

2.1.4 Lý thuyết rối loạn xã hội

Trên cơ sở những nghiên cứu của E.Durkheim và Merton, hai nhà xã hội học C.Shaw

và H.D.Mc.Kay đã xây dựng lý thuyết “rối loạn xã hội’’ để giải thích về các hành vi sai lệch và tội phạm Theo đó, “các hành vi sai lệch là do giá trị văn hóa, chuẩn và quan hệ xã hội thiếu vắng hoặc xung đột nhau’’ [25,tr.13] Từ những kết quả nghiên cứu của mình, C.Shaw và H.D.Mc.Kay cho rằng:

“Tỷ lệ tội phạm VTN khá cao ở những vùng đô thị, nơi sinh sống những loại người khác nhau về thân phận và có sự thay đổi về dân số rất lớn Ở những nơi này các giá trị văn hóa bị đỗ vỡ, mọi người không có sự trông chờ như nhau về mọi ứng xử, cho nên khó có được cái gọi là chuẩn mực, mà chính quyền nơi đó cũng không xây dựng chuẩn mực trên tình trạng như vậy Và khi có sự xung đột trong các chuẩn để phán xét các ứng xử mà việc thi hành luật lại yếu kém, thì càng có nhiều khả năng xuất hiện tội phạm ở tuổi VTN’’[10,tr.97-98]

Trong tác phẩm Các nguyên nhân của tội phạm, nhà xã hôi học Travis Hirschi đã giải

thích rằng, sở dĩ người ta ít có hành vi sai lệch là do người ta tin vào các giá trị của xã

Trang 10

hội hiện hành và chịu sự “ràng buộc xã hội’’ Chính vì quá tin vào các giá trị của xã hội hiện hành là đúng đắn, là tốt đẹp, nên con người cố gắng bám theo các mục tiêu

và lao vào các hoạt động được chấp nhận cho nên càng làm cho họ phải gắn bó với môi trường xung quanh (như: cha mẹ, bạn bè, nhà trường ) và chính môi trường xung quanh đó đã “ràng buộc’’ họ tránh được những hành vi sai lệch

Với lý thuyết này, có thể vận dụng để giải thích về tính gắn kết xã hội, liên kết xã hội

và kiểm soát xã hội có liên quan đến hành vi phạm tội của tội phạm ở tuổi VTN Nếu tính cộng đồng càng cao thì liên hệ giữa các chủ thể trong cộng đồng càng chặt chẽ Sức ép của dư luận xã hội càng lớn, và do vậy hành vi của cá nhân càng bị kiểm soát chặt chẽ hơn bởi cộng đồng Khi đó hành vi lệch chuẩn và tội phạm càng ít có điều kiện nảy sinh, phát triển Ngược lại, khi tính gắn kết của cộng đồng càng lõng lẽo, sự kiểm soát của cộng đồng thiếu chặt chẽ, con người dễ biến thành người khác, thành viên của cộng đồng không sợ mất uy tín, không sợ bị sức ép của dư luận xã hội

[ CITATION Đại09 \l 1033 ]

2.1.5 Lý thuyết gắn nhãn

Một số nhà xã hội học cho rằng, trong xã hội xuất hiện các hành vi sai lệch chuẩn và tội phạm là do sự “gắn nhãn’’ của xã hội, nghĩa là hành vi lệch chuẩn và tội phạm không chỉ phụ thuộc vào bản thân hành vi của cá nhân mà còn phụ thuộc vào cả ý muốn chủ quan của người khác Lý thuyết “gắn nhãn’’ không giải thích được nguyên nhân làm phát sinh tội phạm nhưng cũng lý giải một phần về sự “tái phạm’’ do bị gắn nhãn từ những hành vi lệch chuẩn trước đó Do vậy, lý thuyết này cũng được xem xét vận dụng để giải thích về những trường hợp tội phạm ở tuổi VTN do bị gắn nhãn, không tái hội nhập với xã hội được sau khi thực hiện hành vi tội phạm.[ CITATION Đại09 \l 1033 ]

3 Phương pháp nghiên cứu

Phân tích kết quả các văn bản tài liệu, bài báo có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm mục đích giải thích cho các khái niệm và xây dựng cơ sở lý thuyết

IV NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1 Thực trạng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở nước ta

Ngày đăng: 20/01/2016, 17:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w