1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sử dụng may vi tính trong dạy học vật lí

21 913 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Mỗi phần mềm có một ưu thế riêng trong quá trình dạyhọc, chính vì vậy khai thác và sử dụng các phần mềm trong tổ chức dạyhọc là điều nên làm.Xuất phát từ những lí do trên, trong khuôn kh

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Trang 2

MỞ ĐẦUDạy học là một hoạt động phức hợp, trong đó có những yếu tốmang tính nghệ thuật của người giáo viên, đồng thời cũng có những yếu

tố mang tính kĩ thuật, mà theo đó có thể xây dựng thành công nghệ dạyhọc Một trong những nét nổi bật của tiến trình đổi mới phương phápdạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học vật lí nói riêng, làviệc áp dụng những thành tựu của khoa học, kĩ thuật công nghệ vào quátrình dạy học, nhờ đó chất lượng dạy học đã từng bước được nâng lênmột cách rõ rệt Dựa trên các cơ sở về tâm lí học, lí luận dạy học, cơ sởthực tiễn và những chức năng của máy vi tính, các nhà nghiên cứu giáodục đã khẳng định rằng, hoàn toàn có thể sử dụng máy vi tính trong quátrình dạy học với tư cách như một phương tiện dạy học

Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, hầu hết kiến thức vật lí đềugắn với thực tế, nên việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung vàmáy vi tính nói riêng vào dạy học vật lí là một hướng đi thích hợp vàmang tính cấp thiết Nhờ các chương trình mô phỏng, minh hoạ, máy vitính làm tăng tính trực quan, kích thích hứng thú học tập và tạo sự chú ý

ở mức độ cao đối với học sinh, giúp cho giáo viên giảm thời gian thuyếttrình, không mất nhiều thời gian vào việc biểu diễn, thể hiện thông tintrong giờ học Với các thí nghiệm có thời gian diễn ra rất nhanh (hoặcrất chậm), các thí nghiệm nguy hiểm thì việc thay thế chúng bằng nhữngthí nghiệm ảo trên máy vi tính là một cách làm tối ưu… Có thể thấyngay rằng, việc sử dụng máy vi tính với tư cách là một phương tiện dạyhọc hiện đại trong dạy học vật lí có rất nhiều ưu điểm nổi trội, nó có thểđược ứng dụng trong nhiều giai đoạn của quá trình dạy học, từ việc xâydựng tình huống học tập, nghiên cứu giải quyết vấn đề, xây dựng kiếnthức mới đến việc củng cố, vận dụng kiến thức …

Tuy nhiên, cũng cần nhận thức rằng, máy vi tính không phải là mộtphương tiện dạy học vạn năng, có thể thay thế toàn bộ các phương tiệndạy học truyền thống khác Với sự trợ giúp của máy vi tính và phần

Trang 3

mềm dạy học, giáo viên có thể tố chức quá trình học tập của học sinhtheo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo Việc ra đời củacác phần mềm dạy học và sử dụng phần mềm là một nhu cầu lớn trongngành giáo dục Mỗi phần mềm có một ưu thế riêng trong quá trình dạyhọc, chính vì vậy khai thác và sử dụng các phần mềm trong tổ chức dạyhọc là điều nên làm.

Xuất phát từ những lí do trên, trong khuôn khổ học phần, nhóm đưa

ra đề tài: ”sử dụng phần mềm adobe presenter thiết kế bài giảng

E-Learning trong dạy học vật lý”

NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM ADOBE

PRESENTER TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ

1.Giới thiệu về phần mềm adobe presenter :

1.1 E-learning là gì?

E-Learning (còn gọi là Đào tạo điện tử, Giáo dục điện tử) là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông

1.2 Đặc điểm của E-learning:

Adobe Presenter là phần mềm được cung cấp bởi hãng Adobe

Adobe Presenter được tích hợp vào Microsoft PowerPoint để hỗ trợ choviệc soạn bài giảng điện tử, nó giúp giáo viên có thể dễ dàng tạo ra cácbài giảng điện tử e-learning với đầy đủ các nội dung, tuân thủ các tiêu

Trang 4

chuẩn về e-learning và có thể sử dụng bài giảng để dạy, học trực tuyếnthông qua mạng internet

Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông Cụ thể hơn là công nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán… Tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ranội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người

1.3 Adobe Presenter dùng để làm gì?

Giúp chuyển đổi các bài trình chiếu powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh, tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chươngtrình, và tạo mô phỏng một cách chuyên nghiệp Adobe Presenter tạo ra bài giảng điện tử tương thích với chuẩn quốc tế

1.4 Adobe Presenter khác PowerPoint ở điểm nào?

Powerpoint thuần túy là để trình chiếu, cần phải có người dẫn chương trình và thuyết minh (giáo viên, báo cáo viên) Powerpoint mềm dẻo trong việc soạn thảo Adobe Presenter đã biến Powerpoint thành công cụsoạn bài giảng e-learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh bạn giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng lên giảng trực tuyến …

1.5 Adobe Presenter giúp giáo viên làm gì trong PowerPoint?

Giúp dễ dàng tạo ra các bài trình chiếu từ các slide trên Powerpoint thành bài giảng điện tử tương tác tuân thủ theo chuẩn e-learning và có thể dạy và học qua mạng Cho phép chèn flash lên bài giảng, ghi âm thanh, hình ảnh, video và đưa lên bài giảng Cho phép chèn các câu hỏi tương tác (bao gồm cả câu hỏi trắc nghiệm) lên bài giảng Cho phép xuấtbài giảng (tuân thủ các chuẩn e-learning như SCORM, AICC) ra nhiều

Trang 5

loại định dạng khác nhau như là: website, đĩa CD và đưa lên hệ thống Adobe Connect Pro để có thể dạy và học trực tuyến)

2 Kỹ thuật khai thác và sử dụng phần mềm adobe presenter :

2.1 : Hướng dẫn cài đặt phần mềm adobe presenter

Sau khi tải phần mềm về sẽ có một file

Thực hiện thao tác nháy đúp chuột trái, tuần tự theo các bước sẽ chokết quả thành công Khi này, thanh Menu của MS PowerPoint sẽ xuấthiện thêm một menu mới Adobe Presenter

http://dichvuwindows.com/software/adobe-presenter/

2.2 : Hướng dẫn sử dụng phần mềm adobe presenter

Bước 1: Tạo bài trình chiếu bằng PowerPoint.

- Xác định mục tiêu bài học

- Lựa chọn kiến thức cơ bản

- Xây dựng thư viện tư liệu

Bước 2: Biên tập

Giao diện của menu Adobe Presenter trong MS

PowerPoint 2003

Trang 6

Đưa multimedia vào bài giảng: cụ thể là đưa video và âm thanh vào,

ví dụ: âm thanh thuyết minh bài giảng, đưa các tệp flash, đưa câu hỏitương tác (quizze), câu hỏi khảo sát và có thể ghép tệp âm thanh đã ghisẵn sao cho phù hợp với đúng hoạt cảnh

(Tất cả đều sử dụng các công cụ của Adobe Presenter)

Bước 3: Xem lại bài giảng

- Chạy thử chương trình, sửa chữa và cho ra sản phẩm

2.3 Các bước tạo hài giảng e-learning từ powerpoint nhờ adobe presenter và một số chú ý.

Dùng phần mềm PowerPoint thiết kế bài giảng bình thường nhưng có một số chú ý sau đây:

- Chỉ thiết kế với các kênh chữ và kênh hình (dạng tranh và ảnh), còn clip và audio thì dùng phần mềm Presenter để đưa vào sau

- khi thiết kế bạn nên đặt tên cho các slide để khi người học dễ quan sát.bạn nên đặt tên các slide trùng với mục mà bạn đang thiết kế để giảng

- Mầu sắc không lòe loẹt, Không có âm thanh ồn ào,tạp âm

- Chữ đủ to, rõ, không bé quá, Không ghi nhiều chữ chi chít, Mỗi

slidenên có chủ đề Có slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn

- Tránh không thao thao bất tuyệt từ đầu đến cuối Hãy đặt câu hỏi trao đổi, khuyến khích người học phát biểu - Trước khi đi thuyết trình, giảngbài, cần tìm hiểu đối tượng nghe giảng là ai ? tâm lý và mong muốn có họ? Cố gắng hãy nói cái họ cần hơn là nói cái mình có

- Các câu hỏi được xây dựng nhằm kích thích tính động não của người học, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính

Trang 7

chủ động Có những nội dung không nên giảng luôn, mà chuyển sang thảo luận, trả lời câu hỏi gợi ý.

2.3.1 Khai báo và thiết đặt ban đầu

Khai báo về người giảng

Trước khi sử dụng các tính năng của Adobe Presenter, phải ghi(Save) file Powerpoint với một tên gọi Tên file không được sử dụngtiếng Việt có dấu

Một tính năng khác biệt của Adobe Presenter so với các phần mềmsoạn thảo khác đó là tính năng hiển thị tên, hình ảnh, nghề nghiệp củangười giảng hay logo của trường…Tính năng này giúp người học có thể

dễ dàng nhận dạng người đang giảng bài, đặc biệt trong một số trườnghợp khi có nhiều người cùng giảng

Để khai báo về người giảng, từ thực đơn Adobe Presenter chọnPrefernces, hộp thoại mới xuất hiện Trên thẻ Presenters, chọn Add…lúc này hộp thoại mới xuất hiện với các thông tin như

Name : tên giáo viên

Job Title: chức vụ, nơi công tác

Photo: ảnh của người giảng

Logo: là logo của trường hay của phòng giáo dục

Email: là địa chỉ email của giáo viên

Biography : một số thông tin khác về giáo viên

Muốn thêm tên một vài người giảng, ta chọn tiếp vào ô Add… đểđiền thông tin về các người giảng khác

Trang 8

Để thể hiện người giảng trên bài giảng khi chạy, sau khi đã khai báothông tin giáo viên như trên ta tiến hành gọi các khai báo đó lên bàigiảng bằng cách chọn vào thực đơn Adobe Presenter chọn SlideManager, hộp thoại Slide Manager xuất hiện Trong hộp thoại SlideManager, ta lần lượt chọn vào mục Presented By để chọn người giảng.

Thiết lập ban đầu cho bài trình chiếu

Việc thiết lập ban đầu bao gồn thiết đặt tiêu đề cho bài giảng, thiếtđặt nền background, đặt các thông số về thời gian trong khi chạy slide…Trên thực đơn Adobe Presenter, chọn Presenter Settings, chọn vàothẻ Appearance Trong thẻ này, ta gõ tiêu đề bài giảng trong ngăn Title,thay đổi giao diện trong ngăn Theme

2.3.2 Biên tập âm thanh

Ghi âm lời giảng trực tiếp vào bài giảng

Một trong những điểm mạnh của Adobe Presenter là cho phép giáoviên ghi âm thanh lời giảng bài để lồng vào bài giảng điện tử, cũng nhưcho phép đồng bộ file âm thanh xuyên suốt với các slide khi trình bày Việc ghi âm thanh lời giảng đưa vào bài giảng giúp minh họa nộidung nào đó của bài giảng, cũng như khi kết hợp với ghi hình ảnh giáoviên có thể xây dựng được một bài giảng có khả năng giúp người học tựhọc mà không cần đến giáo viên giảng bài Đặc biệt, khi bài giảng đượcđưa lên mạng Internet, nó có thể giúp nhiều người học cùng truy cập và

tự học tại cùng một thời điểm

Trang 9

Giáo viên có thể sử dụng rất nhiều thiết bị để ghi âm lời giảng sau

đó thực hiện chèn lời bài giảng vào trong bài Tuy nhiên, hiện nay hầunhư các máy tính xách tay đều có micro, vì vậy giáo viên cũng có thểghi âm trực tiếp qua máy tính xách tay cá nhân của mình

Thực hiện ghi lời giảng như sau:

Từ trình đơn Adobe Presenter ta chọn Record Audio, hộp thoại ghi

âm xuất hiện Để ghi âm, ta chọn vào nút tròn màu đỏ, sau khi bấm 2đến 3 giây thì bắt đầu nói Nếu slide có hiệu ứng nói đến hiệu ứng nàothì ta chạy hiệu ứng đó bằng việc click vào nút Next Animation Ghixong bấm stop để dừng lại

2.3.3 Chèn file audio có sẵn vào bài giảng

Từ trình đơn Adobe Presenter chọn Import audio Hộp thoại mớixuất hiện Chọn slide muốn chèn âm thanh vào và nhấn nút Browse đểtìm file âm thanh, nhấn OK để kết thúc

2.3.4 Chỉnh sửa âm thanh lời giảng

Khi chèn lời giảng vào bài giảng ta thường gặp một số lỗi như lờigiảng bị thừa hay thiếu, nhịp lời giảng chưa đúng…ta hoàn toàn có thểdùng chức năng chỉnh sửa âm thanh có sẵn trong Adobe Presenter này

để cắt các đoạn lời giảng thừa hay chèn thêm lời giảng vào chỗ bất kì.Chức năng này đã làm Adobe Presenter như một công cụ chỉnh sửa âmthanh chuyên nghiệp hơn so với các phần mềm soạn thảo bài giảng khác

Trang 10

Để làm đượcviệc này, trên thực đơn Adobe Presenter chọn Editaudio để bật hộp thoại lên, khi hộp thoại đã được bật lên ta chọn vàoslide cần chỉnh sửa Nhấn nút play để nghe và quan sát hình gợn sóng đểnhận dạng vị trí lời giảng lỗi hay vị trí lời giảng cần chèn Sau khi đã tìmđược vị trí có lỗi ta thực hiện rê chuột để bôi đen phần gợn sóng bị lỗirồi click chuột vào biểu tượng cái kéo trên màn hình để cắt.

Ngoài ra ta cũng có thể thao tác cắt dán đoạn này sang đoạn khác,hay dán sang slide khác như thao tác cắt dán đối với văn bản Nếu lờigiảng bị thiếu cần bổ sung thêm ta cũng có thể tìm vị trí cần bổ sung vànhấn nút Record Audio để ghi âm bổ sung

Đặc biệt nếu âm thanh không đồng bộ với hiệu ứng ta có thể clickchuột vào nút click của hiệu ứng đến đúng vị trí của lời giảng Sau khi

thực hiện xong, nhấn vào nút Save trên hộp thoại để lưu lại.

2.3.5 Đồng bộ âm thanh với các slide trình chiếu

Để các âm thanh đã được đưa vào như đã giới thiệu ở mục a và bnêu trên, ta cần phải thực hiện động tác đồng bộ âm thanh (đã đưa vàobài giảng) với từng slide của bài giảng Trước đây Powerpoint chỉ chophép file âm thanh thể hiện trên từng slide Nhưng Adobe Presenter chophép file âm thanh (lời giảng) có thể phát xuyên suốt giữa các slide, cáchlàm như sau:

Gọi lệnh từ menu Adobe Presenter \ Edit Audio, hộp thoại sau xuấthiện:

Trang 11

Ta dùng chuột để kéo các thanh trượt của từng slide sao cho đoạn

âm thanh (lời giảng) nằm khớp trong khi slide đó thể hiện

Để kiểm tra nội dung âm thanh đã khớp chính xác tới từng slide haychưa, có thể nhấn nút Play để nghe và kiểm tra Nếu chưa khớp, sử dụngthanh trượt của từng slide để tiếp tục điều chỉnh cho chính xác

Sau khi điều chỉnh âm thanh cho các slide hoàn tất, nhấn nút ghi dữliệu rồi đóng hộp thoại Edit Audio

Chú ý: sau bước này vẫn chưa thể nghe thấy âm thanh đồng bộ theo

các slide khi trình diễn slide trên Powerpoint như thông thường Âmthanh trên chỉ có hiệu lực trong bài giảng sau khi đã được xuất bản, xinxem ở bước (3.7) của tài liệu này

Trang 12

2.4 Biên tập video

* Quay hình và ghi âm trực tiếp

Chức năng này cho phép giáo viên có thể ghi hình trực tiếp thôngqua webcam hoặc điện thoại di động có camera Nhờ cách ghi hình nàychúng ta có thể làm cho bài giảng trở nên hấp dẫn, khỏi nhàm chán vìhọc sinh có thể nhìn thấy hình của giáo viên khi giảng bài hoặc ghi hìnhcác thí nghiệm cho bài học

Để thực hiện ghi hình, trên thực đơn Adobe Presenter chọn CaptureVideo, hộp thoại ghi hình xuất hiện Nhấn vào nút Record để tiến hànhghi hình

* Chèn video vào bài giảng

Ngoài ra ta cũng có thể chèn video vào bài giảng bằng cách chọnvào thực đơn Import Video và chọn tới file cần chèn

* Chỉnh sửa video

Công cụ này cho phép chúng ta chỉnh sửa đoạn video đã chèn Trênthực đơn Adobe Presenter chọn Edit Video Để cắt video ta kéo cần gạtbên thanh trượt để bỏ đi phần thức ở hai đầu

Trang 13

2.5 Chèn câu hỏi tương tác

Chèn câu hỏi tương tác là một điểm mạnh của Adobe Presenter và cũng làtính năng rất quan trọng trong bài giảng e-Learning Bài giảng có thực

sự mang lại hiệu quả cao hay không phụ thuộc vào khả năng tương tácgiữa người học và giáo viên thông qua các câu hỏi trắc nghiệm tương tácthông minh Giáo viên cần khai thác tính năng này để thể hiện trình độ

sư phạm cao khi xây dựng bài giảng điện tử

Trang 14

Các câu hỏi trắc nghiệm khi học sinh đi thi tốt nghiệp THPT hay thiđại học có nhiệm vụ đánh giá năng lực thí sinh một cách máy móc: đúngthì được điểm, sai thì thôi Vì vậy mẫu câu hỏi là “khô cứng”, đơn điệu.Trái lại, các câu hỏi trắc nghiệm trong Adobe Presenter được thiết kếnhằm mục đích giúp người học học được kiến thứ, có hỗ trợ xử lý tìnhhuống, gợi ý.

Adobe Presenter giúp giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi tương tácthông minh, xử lý theo tình huống, có nhiều loại, nhiều dạng câu hỏikhác nhau

Khi làm bài tập thì chương trình thường thể hiện các thông báo bằngtiếng Anh, vì vậy đầu tiên giáo viên nên việt hoá chúng bằng cách vàothực đơn Adobe Presenter và chọn Quiz Manage Chọn nhãn DefaultLabels và việt hoá chúng

Nếu muốn hiển thị điểm của học sinh ta có thể bật tính năng hiệnđiểm để chương trình tự động tính điểm cho học sinh

Có nhiều loại trắc nghiệm cho giáo viên lựa chọn để soạn bài giảngnhư câu hỏi lựa chọn, câu hỏi đúng-sai, điền vào chỗ khuyết, trả lời với

ý kiến ngắn, ghép đôi, đánh giá mức độ

Trang 15

Tuy nhiên, nếu chỉ là việc lựa chọn như một bài kiểm tra bìnhthường thì sẽ dẫn đến tính khô cứng của câu hỏi Không phát huy đượctính gợi mở cho người học Không có tác dụng phản hồi lại thông tingiúp người học tiến bộ được.

Chính vì thế, Adobe Presenter cung cấp chức năng tương tác ngượclại với người học thông qua thẻ Option Một chức năng vô cùng độc đáotạo ra sức mạnh đặc trưng cho bài giảng điện tử

Để thể hiện tốt tính tương tác thì ngay mỗi lựa chọn trả lời, cần bổsung những thông tin phản hồi tương ứng bằng cách giáo viên ghi âm lờigiải thích câu trả lời cho mỗi câu hỏi

Ngày đăng: 04/12/2016, 15:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w