Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
256,7 KB
Nội dung
Ứng dụng Máy vi tính trong dạy học vật lý Dạy học là một hoạt động phức hợp, trong đó có những yếu tố mang tính nghệ thuật của người giáo viên (GV), đồng thời cũng có những yếu tố mang tính kĩ thuật, mà theo đó có thể xây dựng thành công nghệ dạy học. Một trong những nét nổi bật của tiến trình đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học vật lí nói riêng, là việc áp dụng những thành tựu của khoa học, kĩ thuật công nghệ vào quá trình dạy học, nhờ đó chất lượng dạy học đã từng bước được nâng lên một cách rõ rệt. Dựa trên cáccơ sở về tâm lí học, lí luận dạy học, cơ sở thực tiễn và những chức năng của máyvi tính (MVT), các nhà nghiên cứugiáo dục đã khẳng địnhrằng, hoàn toàn có thể sử dụng MVTtrongquá trìnhdạy học với tư cách như một phươngtiện dạy học (PTDH) hiện đại. Từ thập niên 60 củathế kỷ XX, MVTđã xâm nhập vào nhà trường ở nhiều quốcgia trên thế giới (Mỹ, Pháp, Đức …vào cuối những năm 70;Liên Xô (cũ), CHDC Đức (cũ) vào đầu nhữngnăm 80).Tại một số nước ở Châu Á, MVTcũng được ứng dụngvào giảng dạy trong cácnhà trường phổ thông tư rấtsớm như Hàn Quốc,Thái Lan, Malaixia,… Việcứng dụngMVT trongcác nhà trường cũngđược thực hiện theo nhiềuhướng khác nhau,chẳng hạn ở Nhật bản việc ứng dụng MVT được thực hiện theo bahướng chính: Sử dụngMVT như thiết bị nghe nhìn minh hoạ cho các tài liệu học tập; Dạyhọc với sự trợ giúp của MVT(CAI - Computer AssistedInstruction); Sử dụng MVTđể quản lí hệ thống dạyhọc (CMI- Computer Managed Instruction)… Tại Việt Nam,từ năm 1986 các nhà khoa học đã có nhữngnghiên cứu bước đầu để ứng dụng MVT vào dạy học. Các viện nghiên cứu, trường Đại học vànhiều Công ti đã hình thành các nhóm nghiên cứu về việc sử dụng MVTtrong dạy họcvà đã thu được những kếtquả bướcđầu rất đáng khích lệ, chẳnghạn “Phòng thí nghiệmvật lí ảo”của nhóm nghiên cứu ở Đại học Bách khoaHà Nội; phần mềm STD dùngchoviệc ôn tập, kiểmtra kiến thức của Viện Công nghệ thông tin; … Vật lí là môn khoahọc thực nghiệm, hầu hết kiến thứcvật lí đều gắnvới thực tế, nên việc ứngdụng côngnghệ thông tinnói chungvà MVT nói riêng vàodạy học vật lí làmột hướng đi thích hợp và mangtínhcấp thiết. Nhờ các chương trìnhmô phỏng,minh hoạ, MVTlàm tăngtính trực quan, kích thích hứng thú họctập và tạo sự chú ý ở mức độ cao đối với học sinh(HS), giúp cho GV giảm thời gian thuyết trình,không mất nhiều thờigian vào việc biểu diễn, thể hiện thông tintronggiờ học. Với các thí nghiệm có tính nguyhiểm đốivới con người, hoặc các thí nghiệm có thời giandiễnra rất nhanh(hoặc rất chậm) thì việc thaythế chúngbằng những thí nghiệm ảotrên MVTlà một cách làmtối ưu …Có thể thấy ngay rằng, việc sử dụngMVT với tư cách là mộtPTDH hiện đại trongdạy họcvật lí có rất nhiều ưu điểmnổi trội,nó cóthể đượcứngdụngtrongnhiều giaiđoạn của quátrình dạyhọc, từ việc xâydựng tìnhhuốnghọc tập,nghiên cứu giải quyết vấnđề, xây dựng kiến thức mớiđếnviệc củng cố, vận dụng kiến thức …Tuy nhiên, cũngcần nhận thức rằng,MVT không phải là một PTDHvạn năng, có thể thay thế toàn bộ các PTDH truyền thống khác; MVT dù hiện đại đếnđâu,cũng không thể thaythế toàn bộ cho người GV, mà GVluôn làngười có vaitrò tổ chức, thiết kế quá trìnhdạy học, là người quyết định lựa chọn phương tiện, lựachọn thời điểm sử dụng, hình thứcsử dụngvà phạm vi sử dụngMVTnhằm đạthiệuquả cao nhất của hoạt động dạy học. Trongnội dung chuyênđề này,chúng tôi đề cập đến những ưu, nhược điểm của việcsử dụng MVTtrong dạy học, phân tíchmột số chức năngcơ bản của MVT có thể ứng dụng trong dạy học,vai tròhỗ trợ của MVTtrong cáckhâu của quá trìnhdạy học và một số hình thứcsử dụng MVT trongdạy họcvật lí. NỘI DUNG I. NHỮNG ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC SỬ DỤNG MÁY VI TÍNH TRONG DẠY HỌC 1.1 Những ưu điểm MVT với tư cách là một PTDHhiện đại, sử dụng nó một cách hợp lý trong dạy họccó nhiều ưu điểm. – Nhờ các chương trìnhmô phỏngvà minhhọa được cài đặt sẵn, MVT có thể xây dựng nên các mô hình tĩnhhoặc độngvới chất lượng cao, thể hiệnở độ trung thực của màu sắc, cácvận động tuântheo cácquy luật khách quancủa hiện tượng mà người lập trình đã đưa vào làm tăng tínhtrực quantrong dạy học, tăng hứng thú họctập và tạo sự chú ý học tập của HS ở mức độ cao. MVT cókhả năng lặp lại nhiều lần, thậm chí là vô hạn lần ở cùng một vấn đề, giúp GV và HScó thể nghelại, xem lại nhữngtình huống, những hiện tượnghoặc những thôngtin mà họ chưa kịp nhậnbiết ở lần quan sát đầu tiên. Điều này rất khó thực hiện ở người GV. – Giao tiếp giữa người với máy tính trongquá trìnhdạy học là hoàntoàn chủ động, theosự điều khiểncủa GV vàHS. Việcsử dụng MVT trong dạy học tạo cơ hội để chương trìnhhoá khôngchỉ nội dungtri thức mà cả những con đường nắm vững kiến thức, hoạtđộng trí tuệ của HS, vì thế có thể điều khiểnđược quá trình dạy học. GVcó thể xây dựng bài giảngbằng cách lắp ráp các môđuncó sẵn. Để thực hiện tốt bài giảng theo kiểu này thì đòi hỏi GVphải chuẩn bị bài giảng một cách công phu,theođó, có thể khẳng định rằng MVTkhôngthể thay thế người GV,mà chínhlà vai trò của người GVđược đề cao và đóng vaitrò ngườitổ chức quá trình học tập.Nhờ có MVT màhoạt động dạy họccủa GVcó thể được tự động hoá ở mức độ cao. – Một trong những ưu điểm không thể phủ nhận là việcsử dụngMVT trong dạy họccó tác dụng giảmthiểu thời gian cho việc biểu diễn, thể hiện thông tin của GV trong giờ lên lớp. MVT còncho phépcủng cố ngaytứcthời vàthường xuyên hơnso với dạy học truyền thống,đồngthời việc kế thừa,rútkinh nghiệm, chỉnh sửa, bổ sung bài giảng …từ kết quả của các hoạt độngdạyhọc trướcđó làrất thuận lợi vàkhông mất quánhiều thời gian. – Việcsử dụng MVTtrong dạy học còncó tác dụngrất tốt đối với HS, trong đó cá thể học tậpcủa họcsinh ở mức độ cao. HS có thể học tậptheo nhịp độ riêng của mình phù hợpvới khả năng,đặcđiểm tâmlý và điều kiện họctậpcủa từng cá nhân, tạo cơ hội để HS có thể tự học một cách tốt hơn. Với nhữngchương trìnhđã được cài đặt sẵn(trắc nghiệm,đố vui …)MVTcó thể đưa ralời khen ngợi mỗi khi HS thựchiện tốt một nội dunghọc tập,và cũngcó thể phê phán mộtcách nhẹ nhàng mỗi khicác em làm không tốt nhiệm vụ của mình. Vì thế HS thấy mình được tôn trọng, được cư xử côngbằng và khách quan, giúp các emtự tin hơn vào chính bản thân mình.Thôngqua đó cũngrènluyện cho HS tínhđộc lập, tự chủ và sáng tạo. Họctập thông quaMVT đòi hỏiHS phải kiên trì, nhẫn nại,cần cù vàchăm chỉ, đó cũng là những nét nhân cách cầnthiết phảihình thànhở HS. – Một ưu điểm kháccủa việcsử dụngMVTtrong dạy họclà khả năng đánh giá kếtquả học tập mộtcách côngbằng, khách quan,điều đó giúp HSđánh giá đúngkhả nănghọc tập củamình. Nhờ có MVT mà kếtquả học tập củaHS được lưu lại trong các tệpsố liệu, giúp GV có thể so sánh, đánh giá,nhận xét quá trình học tập củaHS mộtcách nhanh chóng,chính xác. – Trongquá trìnhdạy họcnói chungvà dạy học vật lý nói riêng, các thí nghiệmtự động hoá có sự trợ giúp của MVTđược thực hiện một cáchnhanhchóng với độ chính xáccao; cácsố liệu thực nghiệm đượcxử lý, đánhgiá và trình bày dướidạng bảng biểu, đồ thị haycác tệp số liệu, có thể lưu trữ trên các thiết bị nhớ ngoài của MVT, điều đó giúp GVvà HS dễ dàngtrong việc khảo sát vàxử lý thông tin. – Việcsử dụng MVTtrong dạy học cũng làm thayđổi nội dungvà phương pháp giảng dạy,các hìnhthức dạy họccũngtừ đó màđược cải tiến, hoàn thiện theo hướng linhhoạt vàphong phú hơn.Các phươngpháp dạy họctích cựccũng có thể được hoàn thiện, bổ sung và sử dụng rộng rãi hơn khicó MVT, nhấtlà phươngphápdạy học chương trình hoá; mô hìnhhoá. – MVT có mộtưu điểmnổi trội khác là khikết nốivào mạng máy tính, nó tạo điều kiện để tiến hành dạy học từ xa một cáchthuận tiện và hiệu quả.GV có thể điều khiển quá trình họctập cùnglúc cho nhiều học sinhở nhiều địa điểm khác nhau, có thể rất xa nhau về mặt vị trí địa lý. Cũng nhờ hệ thống mạng máytính mà GV, HS và các nhà quản lý giáo dụccó thể cùngtham gia các cuộc thảo luận, có thể chia sẻ thông tin một cách nhanhchóng và thuậnlợi nhất. Ngoàira, thôngqua mạng internet,GV có thể cập nhật đượcnhững thông tin mới nhất liênquan đến nội dung dạy học để bổ sung,hoàn thiện bài giảng một cách cóchất lượng. 1.2 Những hạn chế cần lưu ý khắc phục Như đã phân tích trên,việc sử dụng MVTtrongdạy học cónhiều ưu điểm, tuy vậy nó cũng có nhữngnhược điểmđáng lưu ý – Thứ nhất, về mặt kíchthước, màn hìnhMVT là khá nhỏ có thể gây khó khăncho việc quansát của HS, nhất là đối với các lớpđông HS. Để khắc phục nhượcđiểm này, GV cóthể thực hiện việc học tập với mạng máy tính,họctheo từng nhóm nhỏ để các emdễ quan sát.Một trongnhững biện pháp khắc phục thường được áp dụng ở nhiều trườnghọc hiện nay làsử dụng thiết bị khuếch đại nốivới MVT (Projector), chiếu dữ liệu trên màn hình của MVT lên màn ảnh rộng,nhờ đó những hạn chế về kích thước nhỏ củamàn hình sẽ được khắc phục. – Thứ hai, việc họctập với MVTtrong thời giandài có thể làm hạn chế năng lực giao tiếpxã hội củaHS, vì HSchỉ im lặng trướcMVT màkhôngcó nhiềuđiều kiệnđể traođổi thông tin bằng lời. Để khắc phục nhượcđiểm này, biệnpháp tốt nhất là nêntổ chức choHS học tập theonhóm,thông qua nhóm học tậpđể HS cóthể trao đổi, thảo luận. GV cũng thường xuyên theo sát các nhóm HS để hướng dẫn,trao đổi vối HS. – Thứ ba, để sử dụngMVT trong dạy học có hiệu quả, đòi hỏi người GV phải có kiến thức nhất địnhvề tin học. Đây là một trongnhững khó khăn thuộc về lĩnh vực con người nên khôngthể giải quyếtnhanhmột sớm một chiều mà cần phải có thời gian vàcó những quyết sáchtừ phía các nhà quản lý giáo dụcvà sự năng động, tâmhuyết củangười GV. Để giải quyết vấn đề này, nên tổ chức cáclớp bồidưỡng kiến thức tin học định kỳ cho GV phổ thông. Trongcác trường sư phạm, cần phải đưa vào nội dung chương trình đào tạonhững chươngtrình về tin học ứng dụng, nhất là các chương trìnhứng dụng tin học vào phương pháp giảngdạy bộ môn. II. MỘT SỐ CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA MÁY VI TÍNH CÓ THỂ ỨNG DỤNG TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 2.1 Sử dụng máy vi tính làm phương tiện nghe nhìn và lưu giữ thông tin Tính năngnổi bật của MVTlà khả năng lưu trữ thôngtin rất lớn. Các vănbản, hình ảnhtĩnhhoặc động, các bảngbiểu, sơ đồ, đồ thị …được lưu trên các thiết bị nhớ của MVT với một số lượngđáng kể. Cùng vớinhữngphần mềm đượccài sẵn, khodữ liệu của MVT còn có thể cho phép biểudiễn các môhình, các hiện tượng, các quá trìnhvật lí … GVvà HS có thể truy cập rấtnhanhtới kho dữ liệu này để lấy ra những dữ liệu cần thiết, phục vụ cho việc dạy và học một cách nhanhchóng và chínhxác. Khôngnhững thế, GV và HS còn có thể đồng thời quansát cùng một lúc một số lượng lớn các tranhảnh minhhoạ cho mộtnội dung kiến thức vật lý cần nghiêncứu. Nhờ tính năng đồ họa phong phú và khả năng xử lí các kiểu dữ liệu khác nhau củaMVT,có thể xây dựng cácđoạn phimvideoclip dạyhọc, nhằm biểudiễn trực quan các hiện tượng, cácquá trìnhvật lí. Vớicác chươngtrình môphỏng, minh hoạ trên MVT,học sinh có thể quan sát được cácsự kiện, từ đó hiểu rõ bản chất vật lýcủa các hiệntượng, hiểu sâu hơn bảnchất của các quá trình… Như đã phân tích trong phần ưu điểm củaMVT, sovới các phương tiện trực quan truyền thống khác thì MVTcó khả năngphối hợp đồngthời nhiều phương tiện nghenhìn (văn bản, hình ảnh, âm thanh …) cũng như các khả năng khác như khả năng lặp lại một cách tùyý, khả năng phóngto, thu nhỏ, chậmdần, nhanh dần các hiện tượng vật lý cần nghiên cứu. Đặc biệt,khi kết nối MVTvào hệ thốngmạnginternet thì khả năng tìm kiếm, lưu trữ thông tincàng phát huy mạnh mẽ, khả năng truyền dẫnthông tin củaMVT cũng được ứngdụng mộtcách có hiệu quả, khả năng tương tác haichiều MVT được vận dụng một cáchlinh hoạt. Đâychính làthế mạnh của MVTmà cácPTDH truyền thống không cóđược khisử dụng chúng trongquá trìnhdạy học. 2.2. Sử dụng máy vi tính để thiết kế và biểu diễn các mô hình, thí nghiệm Trongnhững trườnghợp khôngthể thực hiện được các thí nghiệm thực(các thí nghiệm mang tính nguyhiểm, diễnbiến của các hiện tượng xảy rarất nhanh hoặc rất chậm …) ngay trong giờ học thì với MVT,GV có thể sử dụng cácphần mềm thiết kế để thiết kế các sơ đồ thí nghiệm, thựchiện cácthí nghiệm ảotrên MVTđể cho HSquan sát. Hiện nay,có rất nhiều phần mềm hỗ trợ công việcthiết kế mô hình,thí nghiệmtrên MVT, đó là các chương trìnhCAD (ComputerAssistedDesign). Chươngtrình Or CAD hoặc Ar CADhỗ trợ thiếtkế các mạch điện tử; phần mềm Electronics Workbenchcho phép lắpđặt các linh kiện, các đồng hồ đo vào mạch điện, khicho mạch điện hoạt động trì trên màn hình hiển thị đường cong kếtquả trên Ossiloscope;chươngtrình Auto CADhỗ trợ thiết kế mô hìnhcác chi tiết máy; hoặc CrocodilePhysics cho phép thiết kế các thínghiệm,mô hìnhtrong vật lý … 2.3. Sử dụng máy vi tính để tự động hoá các thí nghiệm vật lí Trongdạy họcnói chungvà dạy học vậtlí nói riêng,việc nghiên cứu, cải tiến các thí nghiệm là mộttrong những nhiệm vụ quan trọngvà phải được thực hiện một cách thườngxuyên. Với tínhnăng có thể xử lícác tín hiệu điện sau khiđã được số hoá của MVT,ta có thể thiết kế các thí nghiệm vật lí nhờ sự trợ giúp củaMVT. Trongcác thí nghiệm vật lí có sự hỗ trợ của MVT,thì MVTcó thể đóng vaitrò như một máy đovạn năng, có thể dùng MVT để đo các đại lượngvật lí, tính toán cácđại lượng vật líliên quan khác thôngqua các côngthức toán học biểu diễncác định luật vật lí. MVTcũng có thể được sử dụng như một dao động kíđiện tử, để ghi lại các hìnhảnh dao động. Một chứcnăng nổi trội kháccủa MVT là khả năng đo đạcmột cáchchính xác các đại lượng,đồng thời lưutrữ các số liệu đo trên đĩa từ của MVTvà có thể biểu diễn các kết quả đodướidạng bảng biểu, đồ thị. Đặc biệt, MVTcó thể đượcsử dụngđể viết cácchương trìnhlàmtrơn số liệu, xử lí các sai số của phép đo saocho kết quả thí nghiệmphù hợptốt nhấtvới quyluật vật lí.Thông qua các thí nghiệm tự độnghoá trên MVT,HS có thể từng bướclàm quen với các hệ thốngđiều khiển tự độngđangđược ứng dụng ngày càngrộng rãi trong đời sốngvà trongcác ngành kĩ thuật. 2.4. Sử dụng máy vi tính để tích hợp với các phương tiện dạy học hiện đại Một tínhnăng rất quantrọng mà MVT có đượclà việc trao đổi thông tinqua MVT không chỉ được thựchiện thôngquacác thiếtbị đầu vào chuẩn như bàn phím, con chuột … mà còn cóthể kết nối thông quacáccổng giao tiếpkhác củaMVT. Việc sử dụng các cổng nối tiếp, cổngsong song,các khecắm chuẩn trên bo mạch chủ của MVT thôngqua cácmạchgiao tiếp (InterfaceCard) có thể kết nối MVTvới các thiết bị ngoại vi.Việc kết nối MVT với các thiếtbị hiệnđại khácsẽ nângcao được khả năng khaithác những thế mạnh riêng của mỗi phương tiện, phối hợpcác thế mạnhcủa mỗi phươngtiện riêng rẽ thànhmột hệ thống hoàn chỉnh, khắc phục tốt những hạn chế của mỗi thiếtbị. Chẳng hạn, tổ hợp MVT với Camera thông qua bộ giao tiếp VideoKit cho phép khaithác khả năngquay phim của Camera,kết hợpvới khả năng lưutrữ, xử lí hình ảnh,âm thanhcủa MVT để xâydựng các phim học tập hoặc traođổi các tệp đồ hoạ trên MVT. Đặc biệt,trong hệ thốngkết nối MVTvới các phươngtiện hiện đại khác, ta có thể khai thác tối đa khả năng điều khiển, truycập, chọn lọc, tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng. Các hệ thống ghép nối thường đi kèm với một phần mềm điều khiểntương ứng,các phần mềm nàycó thể chạy trên môi trường hệ điều hành MS – DOShoặc hệ điều hành Windows,chúng có thể được xây dựng kèm theothiết bị ghép nối hoặc có thể do các nhà lập trình tạo nên theoyêu cầu sư phạm của GV. 2.5 Sử dụng máy vi tính kết hợp với Multimedia Multimedia được hiểu là đa phươngtiện, đa môi trường, đatruyền thông, một phương pháp giới thiệu thông tinbằng máy tính, sử dụng nhiềudạng truyền thông tin như văn bản, đồ hoạ và âm thanh cùng với sự gây ấntượng bằngtương tác. Công nghệ đa phương tiện, nhờ khả năngnghe - nhìn (Audio-Video) đangđược ứng dụngngàycàng rộng rãi trong huấn luyện,giáo dục,trò chơi và tiếp thị trong thương mại.Thông tinmultimedialà thông tin đượctruyền đạtbằng các hệ thống truyền đa phương tiện, gọi tắt là thông tin multimediavà nóđược thể hiện ở các dạng sau:dạng văn bản (Text); dạng hình họa (Graphics); dạnghoạt ảnh (Animation); dạngảnh chụp (Image); dạng Video và Audio. Việc nghiên cứusử dụng MVTvới Multimedia đã cho phép lưu trữ, xử lý, tìm kiếmvà trao đổi một lượng lớnthôngtin trong một điều kiện thuận lợi. Nó còn cho phép mô phỏng, tái tạo, biểu diễn sự vật, hiệntượng, diễn tiến của các quá trình như là sự tích hợp các chức năng củacác phươngtiện dạy học cổ truyền khác vàlà một đặc thù riêng có của MVT. Nó không những chophép đảmbảo tính chân thực của cácđối tượng nghiên cứutrước mắt ngườihọc, làmtăng niềmtin vàotri thức, kíchthích hứng thú, tạo độngcơ học tập trongquá trìnhdạy học, mà còn cótác dụnggiáo dục toàn diện:phát triển tínhtự lực sáng tạo,cá biệt hoá cao độ người học, phát triển tư duylogic, tư duyhình tượng, tốiưu hoá quá trình nhậnthức và điều khiển quá trình nhận thức, gópphần giáo dục nhữngphẩm chất, thái độ hành vi đạo đức, nhữngphản ứng tích cực trong việc tái tạovà cải tạo thế giới theo hướngcó lợi chocon người. Sự ra đời của Multimediađã làm thay đổidiện mạo, vai tròcủa MVT với tư cách là công cụ trong dạy họcnói chung và trong dạy học vậtlý nói riêng. III. VAI TRÒ HỖ TRỢ CỦA MÁY VI TÍNH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC VẬT LÍ 3.1 Vai trò hỗ trợ của máy vi tínhđối với các nhiệm vụ dạy học 3.1.1Truyền thụ tri thức, phát triển tư duy Trongquá trìnhdạy họcnói chungvà dạyhọc vật lýnói riêng, có thể thấy ngay rằng, việc sử dụngMVThợp lý sẽ giúp choquá trìnhtruyền thụ tri thức được thuận lợi vàhiệu quả hơn, sự phát triển tư duy của HS cũngtốthơn. Điềunày đạt được là nhờ vào khả năng khai thác và truyền thụ tri thức về các hiện tượng tự nhiênvà xã hội của MVTdưới sự điều khiển của GV. MVTcó thể mô phỏng và minh hoạ bằng hình vẽ các hiệntượng và các quá trìnhtự nhiên và xãhội… Trongdạy họcvật lý, MVT có thể giúp ta tiến hànhcác thí nghiệm từ đơn giản đến phứctạp và có thể được tiếnhành một cách sinhđộng, đáp ứng mọi yêu cầu của quá trình dạyhọc. MVTcòn có mặt mạnh khác là có thể biểu diễn các hiện tượng và quá trình tự nhiên trong sự phối hợp với màu sắc, âmnhạc hoặc lời giải thích của giáo viên, dođó MVTcósức cuốn hút HS,có khả năng kích thích hứng thú họctập, đặtHS vào vị trí chủ thể của quá trìnhhọc tập. Chínhvì lý donày mà hiệu quả củabài giảngvà chất lượng lĩnh hộitri thứccủa HS đượcnâng lênmột cách đáng kể. Việc sử dụngMVT trongdạy họcđã tạo racho GV cónhiều điều kiện và cơ hội phát triểntư duycho HS. Với các hình ảnh,mô hình, hình vẽ hoặc các video clip về các hiệntượng vàquá trìnhtự nhiên,xã hội, GV có thể hình thànhvà rèn luyện cho HScách quansát, khả năng mô tả, diễnđạt vàóc liên tưởng với nhữngthí nghiệmđược tiến hànhnhờ sự hỗ trợ củaMVT, ngoài khả năng pháttriển các thao tác tư duy, GVcòn cóđiều kiện để rèn luyệncho HS năng lực phân tích, sosánh, tổng hợp, khái quát hoá và trừu tượnghoá. 3.1.2Rèn luyện kỹ năng thực hành Trongdạy họcở trường phổ thông, MVTkhôngnhững đượcdùng làm phươngtiện biểu diễn mà nó còn có thể được dùnglàm côngcụ thực hành cho HS. Sử dụng MVTđể xử lý thông tin,HS đượcrèn luyện cáckỹ năngcơ bản, tư duy thuật toán, kĩ năng lập trình, Nhờ đó HScó khả năngthích ứngnhanhchóng với mọilĩnhvực hoạt độngcủa xã hội cótrang bị MVT. Xétvề mặt xãhội, việcsử dụng MVT làmPTDH trong nhà trườnglà mộttrong những biện pháptích cực,đáp ứng yêu cầu chuẩn bị nguồn nhân lựccó trìnhđộ cho xã hội. 3.1.3.Giáo dục nhân cách người lao động mới [...]... học tập của HS Sử dụng MVT trong các giai đoạn của quá trình dạy học như đã phân tích trên chứng tỏ MVT với tư cách là một PTDH hiện đại có thể góp phần vào vi c thực hiện một cách có hiệu quả các nhiệm vụ của quá trình dạy học Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, do đó có nhiều thế mạnh đối với vi c giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho HS Vi c sử dụng MVT làm PTDH hiện đại trong dạy học vật. .. người sử dụng Muốn giao cho máy những câu lệnh đúng thì người sử dụng chỉ có cách là phải kiên trì học tập, nghiêm túc với những quy định đã được thoả thuận trong hệ lệnh, tự tin vào bản thân và trung thực cao độ 3.2 Vai trò hỗ trợ của máy vi tính trong các giai đoạn của quá trình dạy học Theo lí luận dạy học hiện đại thì một quá trình dạy học nói chung hay một quá trình dạy học cơ sở (một tiết dạy trên... động, ý nghĩa tốt đẹp của lao động sáng tạo IV MỘT SỐ HÌNH THỨC SỬ DỤNG MÁY VI TÍNH LÀM PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 4.1 Giáo vi n sử dụng MVT làm phương tiện dạy học, truyền thụ tri thức Hình thức sử dụng MVT kết nối với Projeter phóng đại màn hình với kích thước lớn trong lớp học được sử dụng khá phổ biến trong các trường học hiện nay GV sử dụng MVT để biểu diễn thông tin theo một chương trình đã được lập... cơ bản về tin học, về lý luận của vi c ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và MVT nói riêng trong dạy học và rèn luyện một số kỹ năng cơ bản cần thiết trong vi c sử dụng MVT MVT là một phương tiện dạy học hiện đại, tỏ ra có nhiều thế mạnh, có thể được sử dụng ở mọi giai đoạn và thực hiện được các chức năng của quá trình dạy học Tuy nhiên, MVT không phải là một phương tiện dạy học vạn năng có thể thay... phương tiện dạy học hiện đại tạo ra cho HS hứng thú học tập ở mức độ cao, kích thích và luôn duy trì mức độ tập trung cao nhất của HS trong quá trình học tập Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ máy tính, đặc biệt là sự ra đời của Multimedia và các thiết bị ngoại vi khác đã tạo ra những điều kiện rất tốt cho vi c ứng dụng MVT vào quá trình dạy học MVT với Multimedia là một phương tiện dạy học có hiệu... rằng, đây là vi c làm tất yếu để nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là trong giai đoạn chúng ta đang từng bước đổi mới phương pháp dạy học hiện nay MVT và các PTDH hiện đại có sự trợ giúp của MVT góp phần kích thích động cơ học tập tích cực cho HS Các phần mềm dạy học, các hình ảnh mô phỏng, minh hoạ … giúp tăng cường tính trực quan trong học tập làm cơ sở cho vi c phát triển tư duy của HS Vi c học tập... quả xử lý bằng MVT, khả năng cho phép thực hiện vi c kiểm tra đánh giá trên nhiều nội dung kiến thức bằng các loại câu trắc nghiệm đa dạng khác nhau là một đặc tính riêng của MVT Biết tận dụng những khả năng này của MVT trong vi c kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, thì GV có thể chủ động củng cố kiến thức cho HS ở bất cứ thời điểm nào trong quá trình dạy học Điều này có tác dụng tốt trong vi c... rằng, chỉ nên áp dụng hình thức sử dụng MVT theo phương pháp dạy học chương trình hoá cho những người lớn tuổi; đối với HS phổ thông cần cân nhắc kỹ và nên phối hợp với các hình thức sử dụng khác KẾT LUẬN Vi c sử dụng MVT vào quá trình dạy học là hoàn toàn có cơ sở khoa học và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại hiện nay Nhiều quốc gia trên thế giới đã thành công trong lĩnh vực ứng dụng này Mặc... PTDH hiện đại trong dạy học vật lý tạo điều kiện thuận lợi để giúp HS làm quen, tìm hiểu nguyên lý của các ứng dụng trong các hệ thống thiết bị điều khiển tự động có trong thực tế sản xuất Vi c sử dụng MVT và các ứng dụng khác của công nghệ thông tin cũng giúp cho HS định hướng lựa chọn nghề nghiệp tương lai của mình Học tập với MVT sẽ giáo dục cho các em lòng say mê khoa học, hiểu được khả năng sáng... là giáo vi n phải lôi cuốn được người học ngay từ đầu, tạo ra sự hưng phấn, tính tò mò cho HS ngay ở giây phút đầu tiên của tiết học Với vi c sử dụng MVT, cách mở đầu bài học đã có những thuận lợi nhất định Trong giai đoạn này, GV có thể sử dụng MVT hỗ trợ trong vi c tóm tắt kiến thức đã học từ các bài trước, đưa ra các hình ảnh, các đoạn phim về các hiện tượng vật lí một cách trực quan và yêu cầu HS . công cụ trong dạy họcnói chung và trong dạy học vậtlý nói riêng. III. VAI TRÒ HỖ TRỢ CỦA MÁY VI TÍNH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC VẬT LÍ 3.1 Vai trò hỗ trợ của máy vi tính ối với các nhiệm vụ dạy học 3.1.1Truyền. trongdạy họcvật lí. NỘI DUNG I. NHỮNG ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA VI C SỬ DỤNG MÁY VI TÍNH TRONG DẠY HỌC 1.1 Những ưu điểm MVT với tư cách là một PTDHhiện đại, sử dụng nó một cách hợp lý trong dạy họccó. phương pháp giảngdạy bộ môn. II. MỘT SỐ CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA MÁY VI TÍNH CÓ THỂ ỨNG DỤNG TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 2.1 Sử dụng máy vi tính làm phương tiện nghe nhìn và lưu giữ thông tin Tính năngnổi bật