Tuy nhiên nếu nói ra một cách chi tiết thì quá nhiều vì thế, trong khả năng của bài chỉ xét đến các yếu tố quan trong tạo nên sự thành công cho việc lựa chọn trang phục: kiểu dáng, màu s
Trang 11.3 Các yếu tố tạo nên trang phục
Trang phục được cấu thành bởi nhiều yếu tố, từ những yếu tố tổng quát cho tới từng chi tiết như: kiểu dáng, màu sắc, giày dép, trang sức,… Tuy nhiên nếu nói ra một cách chi tiết thì quá nhiều vì thế, trong khả năng của bài chỉ xét đến các yếu tố quan trong tạo nên
sự thành công cho việc lựa chọn trang phục: kiểu dáng, màu sắc, phụ kiện và kiểu tóc 1.3.1 Kiểu dáng của trang phục
Kiều dáng trang phục trong giao tiếp đòi hòi sự phù hợp dành cho người mặc và không tạo sự phản cảm cho người đối diện Khi lựa chọn kiểu dáng cho trang phục cần chú ý tới dáng người của người mặc cũng như hoàn cảnh diễn ra và mục đích của cuộc giao tiếp Trang phục phù hợp trong giao tiếp là trang phục với kiểu dáng vừa vặn người mặc, không nhàu nhĩ, chỉnh tề, sạch sẽ, ưu nhìn và phù hợp với tuổi tác, vai trò của người đó trong việc giao tiếp Trong giao tiếp, người tham gia giao tiếp nên ăn mặc đẹp và hợp thời, qua đó thể hiện sự tôn trọng dành cho những người đối diện trong giao tiếp Và điều này sẽ tạo được cái nhìn thiện cảm và ấn tượng tốt cho người đối diện trong khi giao tiếp Ngoài ra tránh ăn mặc những kiểu quần áo không thích hợp với tính chất của cuộc gặp
gỡ, giao tiếp, chẳng hạn như ăn mặc quần áo kiểu thể thao, du lịch lại đi dự buổi hòa nhạc, xem biểu diễn văn nghệ hay tham dự các buổi liên hoan; còn mặc com-plet lại đến chỗ tắm công cộng như bãi biển, bể bơi…, trái lại, mặc quần áo tắm lại đi ra khỏi những nơi này
1.3.2 Màu sắc trang phục
Màu sắc trang phục là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn trang phục trong giao tiếp Màu sắc phải tùy thuộc vào kiểu dáng trang phục, hình thể người mặc và hoàn cảnh, môi trường và mục đích giao tiếp để lựa chọn màu sắc cho thích hợp với trang phục Ngoài ra, màu sắc trang phục cho người đối diện thấy được tích cách của người mặc trang phục, như: người có xu hướng hướng ngoại, năng động thường chọn màu sắc tươi sáng, cách chọn màu đa dạng, bắt mắt; còn người có tích cách hướng nội thường chọn tông màu trầm và nhẹ nhàng
Trang 2Ví dụ: Trong doanh nghiệp làm về thời trang thì nhân viên có thể mặc trang phục công sở với kiểu dáng và nhiều mắc sắc khác nhau, nhằm tạo sự sáng tạo cũng như sức sống cho thời trang Tuy nhiên trang phục công sở của các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khách thường sử dụng màu sắc nhẹ nhàng, sáng sủa tuy nhiên không quá sặc sỡ, bắt mắt
Việc lựa chọn sai màu sắc, họa tiết cho trang phục để tham gia vào một hoàn cảnh giao tiếp nhất định sẽ dẫn tới việc giao tiếp không tốt Và sự bất cẩn trong việc lựa chọn màu sắc là hoàn toàn có thể tranh khỏi nếu chúng ta biết rõ hoàn cảnh của việc giao tiếp, mục đích giáo tiếp và tính cách của những người tham gia giao tiếp
Trong đám tang, chúng ta có xu hướng sử dụng màu đen hoặc trắng hoặc các tông màu trầm Nếu có sử dụng màu sắc cũng sử dụng những màu sắc nhẹ nhàng, vì thế nếu một người đi viếng đám tang mà lại sử dụng các màu sắc rực rỡ, bắt mắt như: đỏ, cam, vàng,
….sẽ tạo sự khó chịu cho mọi người và là sự không tôn trọng dành cho người khuất 1.3.3 Phụ kiện đi kèm trang phục
Phụ kiện là một phần của vẻ bề ngoài, ảnh hưởng không nhỏ đến việc giao tiếp, phụ kiện bao gồm: giày, túi xách, mắt kính, đồng hồ, trang sức Trong đó, giày và túi xách có tác động đến thị giác nhiều nhất Cũng như trang phục, bạn nên chọn túi và giày có kích thước và kiểu dáng phù hợp vóc dáng của mình Đồng thời, nó cũng phải cùng tông với
bộ trang phục mà bạn đang mặc và phù hợp với kiểu dáng trang phục Mặc dù chỉ là một chi tiết nhỏ trong trang phụ tuy nhiên nếu không biết cách lựa chọn phụ kiện cho phù hợp với trang phục và hoàn cảnh giao tiếp sẽ gây phản cảm cho người đối diện
Vì dụ: Một người tham dự một cuộc họp, với trang phục sơ mi chỉnh chu, sạch sẽ; tuy nhiên lại đi một đôi dép lào, hay dùng túi xách lấp lánh dành cho đi tiệc Lúc này người đối diện sẽ cảm nhận đây là người không cẩn trọng, không chú ý đến chi tiết và không hiểu rõ được mục đích của việc giao tiếp làn này; từ đó cảm thấy khó chịu cũng như có đánh giá không tốt về người đó trước cách ăn mặc này
1.3.4 Kiểu tóc
Kiểu tóc mặc dù không nằm trong trang phục nhưng là một yếu tố quyết định đến sự thành công về việc tạo ra một cái nhìn thiện cảm về trang phục của người đối diện trong
Trang 3giao tiếp Một bộ trang phục dù hoàn thiện và chăm chút từ kiểu dáng, màu sắc đến từng phụ kiện chi tiết nhưng kiểu tóc không phù hợp cũng làm mất đi sự thiện cảm của người đối diện
Kiểu tóc cần phù hợp với khuôn mặt, trang phục, nghề nghiệp, thời tiết và cần phải tự nhiên Kiểu tóc cũng cần phù hợp với hòan cảnh giao tiếp để tránh trường hợp tạo kiểu không phù hợp
Ví dụ như việc một nữ nhân viên tham gia một cuộc họp thì không nhất thiết phải tạo một kiểu tóc cầu kỳ mà hoàn cảnh này đòi hỏi nữ nhân viên nên có một kiểu tóc trang nhã, gọn gàng Hay như với nam giới, những người làm công việc thiên về nghệ thuật sẽ có xu hướng để tóc cá tính, tóc dài, kiểu dáng cầu kỳ lạ mắt; tuy nhiên một người đan ông làm việc kinh doanh thì sẽ lựa chọn các kiểu tóc đơn giản, lịch sự và gọn gàng
Đối với kiểu tóc thì không nhất thiết phải chạy theo mốt, tuy nhiên cần tạo sự gọn gàng, sạch sẽ và phù hợp với bản thân người tham gia giao tiếp