1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

bài thi tích hợp môn thể dục lớp 6

15 796 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 13,18 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ VŨNG TÀU BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO GIẢNG DẠY MÔN THỂ DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỀ ÁN : “VẬN

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ VŨNG TÀU

BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO GIẢNG DẠY MÔN THỂ DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ

ĐỀ ÁN :

“VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC TRÒ CHƠI QUA TIẾT HỌC THỂ DỤC”

Giáo viên thực hiện : - Nguyễn Thiện Hằng

- Trương Quang Phương

- Triệu Văn Minh

Trường THCS Nguyễn An Ninh – TP Vũng Tàu

Năm học : 2015 - 2016

Trang 2

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN

- Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

- Phòng giáo dục và Đào tạo Thành phố Vũng Tàu

- Trường THCS Nguyễn An Ninh

- Địa chỉ : Số 01 – Đường Nguyễn Văn Cừ - Phường 9 - Thành Phố Vũng Tàu Điện thoại : 064.3833477 Email : thcsnguyenanninh@gmail.com

1- Họ và tên giáo viên : Nguyễn Thiện Hằng

- Ngày sinh : 19/07/1981

- Môn : Thể dục

- Điện thoại : 0949631183

- Email: totheducnhachoanan.cohang@gmail.com

2 - Họ và tên giáo viên : Triệu Văn Minh.

- Ngày sinh : 26/09/1981

- Môn : Thể dục

- Điện thoại : 0927866608

- Email: thayminhnan@gmail.com

3 - Họ và tên giáo viên : Trương Quang Phương.

- Ngày sinh : 15/11/1957

- Môn : Thể dục

- Điện thoại : 01229968625

- Email: totheducnhachoanan thayphuong@gmail.com

Trang 3

“VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY

CÁC TRÒ CHƠI QUA TIẾT HỌC THỂ DỤC”

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI

1 Tên dự án

2 Mục tiêu dạy học

Chương trình giảng dạy môn thể dục có nhiều nội dung, song do nhiều điều kiện như: Sân bãi, dụng cụ, ý thức, địa hình…đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giảng dạy trong khâu tổ chức và giáo dục Có nhiều môn thể thao được quy định trong chương trình học nhưng không tiến hành giảng dạy do thiếu sân bãi, dụng cụ, trình độ thể lực học sinh…chính vì thế sẽ tạo ra sự nhàm chán và ức chế khi học Vì vậy việc áp dụng phương pháp trò chơi lồng ghép vào giờ học thể dục sẽ tạo hứng thú cho học sinh khi học thể dục, lôi cuốn các em tham gia học tập tích cực và hăng hái Có như thế giờ học thể dục mới đạt kết quả cao và công tác giáo dục thể chất sẽ thực hiện được chức năng và nhiệm vụ của mình đó là tăng cường sức khoẻ và phát triển các tố chất thể lực

Trò chơi như một hiện tượng xã hội đại diện vượt ra ngoài phạm vi giáo dục thể chất và giáo dục nói chung

Trò chơi đã và đang thoả mãn các như cầu khác nhau của con người về vui chơi giải trí, nhận thức phát triển thể chất tinh thần, giảm stress sau những giờ học căng thẳng… Ngoài ra nó còn phát triển các yếu tố trong con người như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo và tích cực sáng tạo

Để góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các trò chơi qua giờ dạy Thể dục, Tôi đã đề ra một số giải pháp vận dụng kiến thức các môn học Toán, Sinh học, Giáo dục công dân, Họa, Môi trường vào trong tiết dạy để học sinh yêu thích học môn Thể dục

Trang 4

a- Kiến thức:

- Yêu cầu học sinh phải nhớ, nắm được các kiến thức kĩ thuật, động tác ở mức cơ bản

- Biết cách thực hiện các kỹ thuật tâng cầu và chuyền cầu.

- Biết cách thực hiện các động tác bổ trợ và bài tập phát triển sức mạnh của chân

- Biết cách chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của Giáo viên.

- Biết cách chạy bền trên địa hình tự nhiên.

b Kỹ năng:

- Thực hiện được các kỹ năng: tâng cầu bằng đùi, tâng cầu bằng má trong bàn chân Chuyền cầu theo nhóm hai người

- Thực hiện được ở mức cơ bản đúng các động tác bổ trợ, bài tập phát

triển sức mạnh chân và biết cách chơi trò chơi

- Biết phân phối sức trong quá trình chạy

- Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để phát triển năng lực, trí tuệ

ở mức độ từ đơn giản đến phức tạp

- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, tập luyện theo nhóm, sửa sai cho bạn, liên hệ thực tế

- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề, nắm được các

kĩ thuật giáo viên truyền tải

c- Thái độ:

- Học sinh tự giác tích cực, có thái độ nghiêm túc trong học tập, có tinh thần giúp đỡ bạn khi tập luyện

d- Tích hợp liên môn:

- Liên môn Sinh học: giúp các em biết cách hít thở đều trong khi luyện tập và chạy bền, ăn uống đầy đủ - khoa học để giữ gìn sức khỏe

Trang 5

- Liên môn GDCD: Giáo dục học sinh về tinh thần đoàn kết, tổ chức, kỉ luật trong tập thể, kêu gọi mọi người tham gia tập luyện thể thao để rèn luyện thân thể khỏe mạnh

- Liên môn Toán: biết cách sắp xếp đội hình, phân nhóm, phân bố thời gian hợp lí…

- Liên môn Họa: Sử dụng tranh ảnh minh họa trong tiết dạy để tiết học thêm sinh động, khắc sâu kĩ thuật để các em hình thành tốt các kĩ thuật

- Liên môn Môi trường: nêu được các biện pháp, điều kiện, sân bãi tập luyện TDTT: chạy bộ Biển, chạy bộ công viên, các phòng tập thể thao, phòng tập Gym, Aerobic, sân đánh cầu lông, tennis, bơi lội… Những nơi đảm bảo an toàn, điều kiện thoáng mát, sạch sẽ…

- Kỹ năng sống: Kỹ năng lắng nghe tích cực và kỹ năng thể hiện sự tự tin.

Từ đó giúp học sinh nắm vững kiến thức, có năng lực vận dụng những kiến thức của các môn học trên đề giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học, gắn liền với thực tiễn

+ Liên hệ thực tế: cập nhật những thông tin nóng bỏng hàng ngày

+ Biết vận dụng để tự rèn luyện sức khỏe, phát triển thể lực, xây dựng thói quen luyện tập thường xuyên, rèn luyện tính kiên trì, sức dẻo dai để học tập và làm việc tốt và tìm kiếm tư liệu để lồng ghép tích hợp liên môn

3 Đối tượng dạy học của bài học

- Đối tượng dạy học sinh khối 6

4 Ý nghĩa dự án

- Giúp học sinh nắm vững kiến thức của bài học, hiểu đúng các thông tin

mà giáo viên truyền tải

- Dự án này đóng vai trò quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tự giác, tích cực và sáng tạo của học sinh

+ Nhận thức được tầm quan trọng của môn thể dục đối với thực tiễn

Trang 6

+ Thông qua các trò chơi giúp tiết học thể dục thêm sinh động, phong phú, kích thích tinh thần thích tập luyện, phát huy và bảo tồn các trò chơi dân gian thông qua môn học Từ đó có sự phấn khích trong học tập vì đây là vấn đề thực tế trong cuộc sống hằng ngày

- Học sinh biết sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể, giải quyết được mọi tình huống trong thực tiễn, những vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội, tự tin thực hiện các kĩ thuật động tác trước tập thể

- Tích hợp liên môn với các môn học khác: các môn toán, sinh học, giáo dục công dân, các trò chơi dân gian vào bài dạy sẽ giúp các em có thể rèn luyện các phẩm chất đạo đức, tính tích cực, tự giác, tinh thần đoàn kết trong học tập, ý chí tác phong cho người học Góp phần tích cực vào nâng cao chất lượng từng bước hoàn thiện nhân cách cho học sinh để các em có thể tham gia vào lao động sản xuất, bảo vệ và xây dựng đất nước, giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc,

uy tín quốc tế, tăng cường sự hiểu biết, hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc nâng cao sức khỏe tinh thần, làm phong phú đời sống văn hóa, văn minh chung của toàn nhân loại

Giúp người giáo viên kiểm tra đánh giá được năng lực học tập của học sinh, thái độ học tập của học sinh để từ đó thúc đẩy sự tìm tòi, khám phá, tự học của học sinh

- Giáo dục ý thức học hỏi, tuyên truyền tập luyện TDTT

5 Thiết bị dạy học, học liệu

- Máy chiếu, kỹ năng trình chiếu powerpoint; Kỹ năng sọan giảng bằng chương trình word

- Phương tiện: Còi, cầu đá, gậy tiếp sức, cờ, vạch chơi trò chơi…

- Tranh ảnh minh họa, sách giáo viên, sách giáo khoa, sách tham khảo

* Ứng dụng CNTT: Sử dụng phần mềm soạn giảng để trình chiếu các

Slide minh hoạ nội dung kiến thức từng phần cần truyền đạt cho học sinh

Trang 7

6 Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học

Trình bày cụ thể qua giáo án

7 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập

- Sau khi dạy xong tiết học Thể dục:

+ Học sinh nắm được kiến thức

+ Học sinh thực hiện được kĩ thuật, động tác ở mức tương đối đúng,

+ Thực hiện được các kĩ thuật động tác theo hướng tích hợp trong tiết dạy

như: Kỹ năng sống, Giáo dục công dân, Toán, Sinh, Họa, Môi trường.

8 Các sản phẩm của học sinh.

- Kiểm tra đều ở mức ĐẠT

- Học sinh yêu thích, hứng thú học môn thể dục

- Đặt biệt giúp các em nhớ được tên, bảo tồn, phát huy các trò chơi dân gian và thích được chơi các trò chơi để giải trí, thoải mái sau những tiết học căng thẳng, mệt mỏi

NHÓM GIÁO VIÊN VIẾT

1- Nguyễn Thiện Hằng 2- Trương Quang Phương 3- Triệu Văn Minh

Trang 8

“VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY

CÁC TRÒ CHƠI QUA TIẾT HỌC THỂ DỤC”

HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN

TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC:

Tiết 42:

- Đá cầu: Ôn, bước đầu hoàn thiện các kỹ thuật

- Bật nhảy: + Ôn các động tác bổ trợ: đá lăng trước, đá lăng trước sau, đá lăng

sang ngang

+ Bài tập phát triển sức mạnh chân: Bật nhảy với tay trên cao, bật nhảy “Chụm chân – xòe chân”

+ Trò chơi: “Bật xa tiếp sức”

- Chạy bền: Luyện tập chạy bền (chạy bền trên địa hình tự nhiên)

I- MỤC TIÊU – YÊU CẦU:

1 Kiến thức bài học :

a- Kiến thức:

- Biết cách thực hiện các kỹ thuật tâng cầu và chuyền cầu.

- Biết cách thực hiện các động tác bổ trợ và bài tập phát triển sức mạnh của chân

- Biết cách chạy bền trên địa hình tự nhiên.

b- Kỹ năng:

- Thực hiện được các kỹ năng: tâng cầu bằng đùi, tâng cầu bằng má trong bàn chân Chuyền cầu theo nhóm hai người

- Thực hiện được ở mức cơ bản đúng các động tác bổ trợ, bài tập phát

triển sức mạnh chân và biết cách chơi trò chơi

- Biết phân phối sức trong quá trình chạy

c- Thái độ:

Trang 9

- Học sinh tự giác, tích cực, an toàn và có tinh thần giúp đỡ bạn khi tập luyện

d Kĩ năng sống :

- Biết vận dụng để tự rèn luyện sức khỏe, phát triển thể lực, xây dựng thói quen luyện tập thường xuyên, rèn luyện tính kiên trì, sức dẻo dai để học tập và làm việc tốt, tìm kiếm tư liệu để lồng ghép tích hợp liên môn

- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, tập luyện theo nhóm, sửa sai cho bạn, liên hệ thực tế

- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề, nắm được các

kĩ thuật giáo viên truyền tải

- Thông qua trò chơi để các em hiểu được tầm quan trọng của việc phát huy và bảo tồn các trò chơi

- Giáo dục ý thức học hỏi, tuyên truyền tập luyện TDTT

2 Kiến thức liên môn được vận dụng :

- Môn Thể dục: ĐÁ CẦU – BẬT NHẢY – CHẠY BỀN.

- Liên môn Sinh học: giúp các em biết cách hít thở đều trong khi luyện tập và chạy bền, ăn uống đầy đủ - khoa học để giữ gìn sức khỏe

- Liên môn GDCD: Giáo dục học sinh về tinh thần đoàn kết, tổ chức, kỉ luật trong tập thể, giúp đỡ bạn trong học tập luyện, kêu gọi mọi người tham gia tập luyện thể thao để rèn luyện thân thể khỏe mạnh Bảo tồn, phát huy, yêu thích học môn thể dục thông qua các trò chơi…

- Liên môn Toán: biết cách tính toán sắp xếp đội hình, phân nhóm, phân

bố thời gian hợp lí…

- Liên môn Họa: Sử dụng tranh ảnh minh họa trong tiết dạy để tiết học thêm sinh động, khắc sâu kĩ thuật để các em hình thành tốt các kĩ thuật: tranh đá lăng, tranh bật nhảy với tay chạm vật trên cao, tranh bật nhảy “Chụm – Xòe”, tranh đá cầu…

Trang 10

- Liên môn Môi trường: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống ( Giáo dục Công dân 6)

+ Nêu được các biện pháp, điều kiện, sân bãi tập luyện TDTT, đảm bảo an toàn, điều kiện thoáng mát, sạch sẽ để tập luyện đạt hiệu quả cao… : Chạy bộ Biển, chạy bộ công viên, các phòng tập thể thao, phòng tập Gym, Aerobic, sân đánh cầu lông, tennis, bơi lội…

- Liên hệ thực tế: cập nhật những thông tin nóng bỏng hàng ngày

3- Ý nghĩa bài học:

- Thông qua bài học giúp học sinh biết cách thực hiện đượccác kỹ thuật, động tác tâng cầu và chuyền cầu, bật nhảy ở mức cơ bản đúng

- Giúp học sinh yêu thích môn học thể dục

- Vận dụng các trò chơi để bảo tồn và phát huy các trò chơi dân gian

- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ mọi người, đồng thời biết yêu quý thân thể, bảo vệ thiên nhiên và môi trường

- Qua bài học, khích lệ tinh thần học tập sáng tạo, chủ động , tích cực của học sinh đối với bộ môn Mặt khác giáo dục học sinh các kĩ năng sống cần thiết như kĩ năng giao tiếp, hợp tác, tư duy sáng tạo …Học sinh làm chủ bài học và được phát triển toàn diện

II- ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm: Sân học thể dục trường THCS Vũng Tàu, sân bãi sạch sẽ

- Đối tượng : Học sinh lớp 6

- Phương tiện: Còi, tranh, cầu đá, gậy tiếp sức, cờ, vạch chơi trò chơi…

III-TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:

Trang 11

NỘI DUNG ĐỊNH

LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP - TỔ CHỨC A- PHẦN MỞ ĐẦU:

1 Nhận lớp:

- GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số, sức

khoẻ học sinh

- GV phổ biến mục tiêu, yêu cầu, nội

dung của tiết học

2 Khởi động:

a Khởi động chung:

- Một số động tác bài thể dục: tay

ngực, lườn, vặn mình, bụng

- Xoay các khớp: cổ, vai , khuỷu tay,

hông, gối, cổ tay - cổ chân

- Ép dọc, ép ngang

b Khởi động chuyên môn:

- Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi,

chạy gót chạm mông

- Chạy: đá má trong, đá má ngoài

B PHẦN CƠ BẢN:

1 Đá cầu:

- Ôn: + Tâng cầu bằng đùi

6 - 8 phút

1 – 2 phút

5 – 6 phút

2Lx8 nhịp/

đ.tác 2Lx8 nhịp/

đ.tác 2Lx8 nhịp/

đ.tác

1lần/1động tác

30-32 ph

8 -10 phút

1 lần/đ.tác/

2 HS

- Lớp trưởng báo cáo sĩ số cho GV

- Lớp chúc GV “khỏe”

- GV nói ngắn gọn về mục tiêu, yêu cầu, nội dung của tiết học

- Đội hình tập luyện

- Cán sự điều khiển, GV đi lại giúp đỡ

- GV điều khiển

- Gv gọi 2 HS lên thực hiện các động tác tâng và chuyền cầu Gv nhận xét – đánh giá

Đội hình

Trang 12

+ Tâng cầu bằng má trong bàn chân

+ Chuyền cầu theo nhóm hai người

(Tích hợp môn GDCD: Giáo dục

học sinh về ý thức tổ chức kỉ luật,

tinh thần đoàn kết, tập theo nhóm, tự

giác, biết quan tâm giúp đỡ, sửa sai

cho bạn)

(Tích hợp môn Toán: tính toán, sắp

xếp vị trí, di chuyển đội hình hợp lí -

giãn cách rộng)

* Củng cố: Ôn các động tác tâng và

- GV hệ thống lại kỹ thuật tâng cầu và chuyền cầu cho học sinh nắm vững

- HS tiến hành luyện tập theo đội hình

- Đội hình luyện tập tâng cầu. (Tích hợp môn Toán: sắp xếp Đội hình)

- Đội luyện tập chuyền cầu:

      

      

      

      

GV

- GV quan sát và sửa sai cho từng HS

- GV gọi 2 HS thực hiện Cả lớp quan sát và nhận xét

Trang 13

2 Bật nhảy:

- Ôn: + Đá lăng trước

+ Đá lăng trước sau

+

Đá lăng sang ngang

 Bật nhảy với tay trên cao

 Bật Nhảy (Chụm chân – Xòe

chân)

* Củng cố: Ôn 3 động tác đá lăng và

2 động tác bật nhảy

3- Trò chơi: “Bật xa tiếp sức”.

(Tích hợp môn Toán : chia nhóm,

chia lớp thành 4 đội để chơi trò

chơi)

(Tích hợp môn GDCD: thể hiện

10-12 phút

5 lần/1 đ.tác/HS

5 lần/HS

2 lần x 8 nhịp/HS

1 – 2 HS 3- 5 phút

- GV nhận xét sửa sai

- Đội hình 2 hàng nam đúng, 2 hàng nữ ngồi quan sát

- GV hệ thống lại kỹ thuật các động tác

bổ trợ

- GV giảng giải, làm mẫu, cho xem tranh ảnh các động tác phát triển sức mạnh chân Sau đó cho HS tiến hành tập luyện các động tác đá lăng, bật nhảy (Tích hợp môn Họa)

- Đội hình tập luyện:

- GV quan sát và sửa sai cho từng HS

- Gọi 2 HS thực hiện đá lăng, bật nhảy

- Cả lớp quan sát và cùng GV nhận xét

- GV phổ biến, hướng dẫn cách chơi, luật chơi, hình thức thắng - thua cho

HS hiểu, GV làm mẫu 1 lần

- Tổ chức cho Hs chơi

- Đội hình trò chơi:

Trang 14

tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức

kỉ luật, tinh thần đồng đội – thắng

thua).

* Chú ý: Nếu gậy tiếp sức rơi, được

nhặt lên và tiếp tục bật xa

* Củng cố:

4 Chạy bền: Liên hệ môn Sinh

học: ăn uống đầy đủ để có sức khỏe

tập luyện Hít thở đều khi chạy để

đảm bảo nhịp tim, giúp thải các

chất cặn bã ra ngoài nhanh hơn.

- Chạy bền trên địa hình tự nhiên

vòng quanh sân tập

C PHẦN KẾT THÚC:

- Hồi tỉnh, thả lỏng: hít vào - thở ra,

rũ tay chân

- Nhận xét, đánh giá kết quả tiết học

- Giao bài tập về nhà

- Phổ biến nội dung buổi học kế tiếp

(Tích hợp môn Sinh - Tích hợp

môn GDCD – liên hệ thực tế: Kĩ

năng sống – kết hợp môi trường:

địa điểm tập luyện) giáo dục HS có

tính sáng tạo, chủ động, tự giác và ý

chí luôn rèn luyện thân thể khỏe

mạnh

1-2 phút

3 phút

4 - 5 phút 2Lx8 nhịp

1-2 phút

- GV quan sát HS chơi

- Nhận xét cuộc chơi và phân thắng thua có tuyên dương

- Nam chạy 2 vòng, nữ chạy 1 vòng

- Đội hình 4 hàng ngang cự li 1 sãi tay

- Đội hình 4 hàng ngang cự li hẹp

- GV hô “giải tán” HS hô “khoẻ”

XP 5 - 7 m

Ngày đăng: 03/12/2016, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w