1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng quan về việc sự dụng âm thanh trên báo mạng hiện nay

41 709 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Đây là tài liệu về việc sử dụng audio trên báo mạng cùng các hình ảnh, biểu đồ sinh động và khảo sát chất lượng trên báo Tuổi trẻ Online. Enjoyyyyyyyyyyyyyyyyyy Mãi không đủ 200 kí tự blobla là lá la hà há ha

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH

TÁC PHẨM BÁO CHÍ ĐA

PHƯƠNG TIỆN

Khảo sát việc sử dụng âm thanh trên

báo Tuổi Trẻ Online

ỄN HÀ TRANG

BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ K34

GIẢNG VIÊN: PGS TS NGUYỄN THỊ TRƯỜNG GIANG

Trang 2

MỤC LỤC

I Khái niệm “âm thanh” và “âm thanh trên báo mạng điện tử 4

II Lịch sử ra đời và phát triển của âm thanh trên báo mạng điện tử 5

III.Đặc điểm kỹ thuật của âm thanh trên báo mạng điện tử 7

IV.Các hình thức sử dụng âm thanh trên báo mạng điện tử 10

V Ưu điểm và nhược điểm của sử dụng âm thanh trên báo mạng điện tử 13

VI.Yêu cầu đối với âm thanh trên báo mạng điện tử 14

I Đôi nét về báo Tuổi Trẻ Online 18

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Nhịp sống hiện đại luôn hối hả, đòi hỏi còn người phải quý trọng và tiếtkiệm thời gian trong mọi công việc Vì vậy, báo chí – phương tiện truyềnthông phổ biến nhất – cũng luôn làm mới mình, tích hợp các yếu tố đaphương tiện giúp cho việc tiếp nhận thông tin của công chúng được diễn ra

“nhanh, gọn, nhẹ” Sự xuất hiện của internet đã tạo nên cuộc cách mạngtrong đời sống báo chí Báo mạng điện tử ra đời từ cuộc cách mạng ấy, mangtrong mình tất cả những gì ưu việt nhất của các loại hình báo chí trước đâynhư báo in, báo ảnh, phát thanh, truyền hình,…nhờ khả năng tích hợp đaphương tiện, mà một trong số đó là âm thanh

Âm thanh trên báo mạng điện tử ngày nay không tự nảy sinh mà là sự kếthừa và phát triển từ các chương trình phát thanh Nó đòi hỏi sự thay đổitrong phương thức sản xuất để phù hợp với tình hình mới, lượng thông tinnhiều hơn, đòi hỏi cao hơn của công chúng Không chỉ đi lên từ sự thay đổi

ấy, chính nội dung và hình thức của âm thanh trên báo mạng điện tử cũng tựtạo ra những sự thay đổi, những cách thức sản xuất, cách tiếp nhận thông tinmới, công chúng mới,… Giờ đây, âm thanh trên báo mạng điện tử đã trở nênphổ biến và là công cụ đắc lực trong việc chuyển tải thông tin tới côngchúng

Để minh chứng cho điều này, tôi đã thực hiện khảo sát về việc sử dụng âm

thanh trên website báo Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn), trong các chuyên mục:

Chính trị - xã hội, Thế giới, Pháp luật, Kinh tế, Giáo dục và Tiêu điểm (nằmtrong chuyên mục Bạn đọc) Các bài báo được khảo sát nằm trong khoảng

Trang 4

thời gian từ 01/11/2015 đến 30/11/2015 (có kèm danh sách xếp theo thứ tự từngày 30/11 đến ngày 01/11) Số liệu thống kê được sơ đồ hóa, biểu đồ hóa,

thể hiện rõ về số lượng và sự phân bố của âm thanh trên Tuổi Trẻ Online Từ

việc khảo sát này, có thể rút ra được những ưu, nhược điểm và hướng đitrong tương lại cho việc sử dụng âm thanh trên báo mạng điện tử

Trong quá trình khảo sát và biên tập, do số lượng tài liệu tham khảo hạnchế, thời gian còn eo hẹp, nên sản phẩm tiểu luận còn tồn tại thiếu sót, khiếmkhuyết Tôi hi vọng sẽ nhận được sự nhận xét, góp ý và đánh giá đúng củagiảng viên, người đọc để có thể khắc phục trong những lần khảo sát sau này

Hà Nội, tháng 12 năm 2015

NGUYỄN HÀ TRANG

Báo mạng điện tử K34

Trang 5

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, âm thanh được định nghĩa là “hiện tượng cơ học,

thường do các vật chất trong không khí dao động tạo ra mà con người cảm nhậnđược bằng tai, sinh vật khác thu nhận bằng những cơ quan đặc biệt.”1

Theo Từ điển Oxford, “sound” (âm thanh) là “những gì bạn có thể nghe thấy”

và “chuyển động rung trong không khí hoặc nước, truyền đến tai con người hoặcđộng vật.”2

Từ những định nghĩa trên, có thể hiểu một cách đơn giản nhất rằng tất cả những gì con người và động vật có thể cảm nhận bằng thính giác là âm thanh Tuy

nhiên, âm thanh còn bao gồm cả những rung động với tần số mà con người vàđộng vật không cảm nhận được Vì vậy, định nghĩa trên không mang tính khoa học

1 Nguyễn Như Ý (Chủ biên): Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1998, tr.63.

2 Oxford Advanced Learners’ Dictionary:

Trang 6

mà là cách hiểu đơn giản trong đời sống thường ngày, đặc biệt là trong truyềnthông.

2 Âm thanh trên báo mạng điện tử:

Báo mạng điện tử giờ vẫn đang giữ vị trí đầu trong “cuộc đua” tích hợp đaphương tiện của các loại hình báo chí, sử dụng đa dạng các công cụ, phương thức

để truyền tải thông tin đến người đọc như: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, hộpthông tin, đường dẫn,… Chính việc tích hợp nhiều phương tiện này đã giúp báomạng điện tử có khả năng truyền tải thông tin xác thực, đầy đủ và hấp dẫn tớingười đọc

Một trong những phương tiện đó là âm thanh, hay còn gọi là audio Âm thanhxuất hiện rất nhiều trên báo mạng điện tử, dưới nhiều hình thức khác nhau Đó cóthể là âm thanh của mỗi lần nhấp chuột, của video, của nhạc nền, quảng cáo, của

dữ liệu cuộc phỏng vấn, nội dung bài viết… Tất cả những âm thanh đó đều có sựthu hút nhất định đối với độc giả, tạo nên sự đa dạng cho báo mạng điện tử

Như vậy, âm thanh trên báo mạng điện tử là toàn bộ những tiếng động (gồm một hay chuỗi tiếng động, tiếng ồn, âm nhạc, lời nói,…) phát ra trên website của báo mạng điện tử thông qua loa của thiết bị, mà tai người nghe được.

BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

Phát thanh là một loại hình báo chí đã có từ lâu đời, nhưng chỉ đến năm 1993,

khi Internet Talk Radio (ITR), đài phát thanh trực tuyến đầu tiên ra mắt trên thế

Trang 7

giới, khả năng đưa âm thanh đến với công chúng thông qua chính những tờ báomạng điện tử mới chính thức được công nhận Chương trình trên ITR là sản phẩmcủa Carl Malamud, một nhà kinh tế, người viết sách về kĩ thuật – công nghệ, khiông 33 tuổi Vào thời điểm ấy, chương trình này mở ra một kỉ nguyên mới, dựđoán tương lai và những khả năng vượt trội của internet Paul Saffo, một nhàhoạch định nền công nghiệp máy tính đã nói: “Chúng ta chưa thể nghe radio trênmáy tính vội, nhưng điều đó đang được nhen nhóm dần Nó là minh chứng chothời đại của các phương tiện thông tin đại chúng đã sắp chấm dứt.” Chương trình

mang tên Random Access Radio, cho phép thính giả có thể bắt đầu, dừng, tua lại

và một số thao tác khác khi nghe 1

Tuy nhiên, mới đầu, đó chỉ đơn thuần là một chương trình radio trên mạng,mang tính chất của báo phát thanh Những sản phẩm báo chí đa phương tiện cótích hợp âm thanh không đơn thuần giống như phát thanh thông thường Âm thanh

ở đây, chỉ là một trong số những phương tiện để truyền tải thông tin đến cho côngchúng, bên cạnh những phương tiện khác như hình ảnh, văn bản… Các báo mạngđiện tử ở Việt Nam, sau một thời gian hoạt động trên mạng, nhằm làm phóng phúnội dung giải trí cho bạn đọc đều đưa các bài hát lên mạng Dần dần, hạ tầnginternet phát triển, cùng với sự trợ giúp của các công cụ, phương tiện khi tácnghiệp, các nội dung âm thanh trên báo mạng điện tử ngày càng nhiều hơn, chấtlượng hơn như: các bài phỏng vấn, các bản tin, các chương trình chuyên đề,…đápứng nhu cầu người truy cập

Vài năm sau khi chương trình ITR xuất hiện, Báo điện tử VOV đã trở thành

trang báo đầu tiên đưa âm thanh lên mạng và hiện nay, đây vẫn là đơn vị sử dụngnhiều âm thanh nhất của báo chí Việt Nam Báo điện tử của Đài tiếng nói Việt

Nam ra đời ngày 3/2/1999 với tên gọi Báo điện tử VOVNews, đến năm 2011 đổi

11 Turning a desktop PC into a talk radio medium, John Markoff, NYTimes, 4/3/1993,

http://www.nytimes.com/1993/03/04/us/turning-the-desktop-pc-into-a-talk-radio-medium.html?

pagewanted=all

Trang 8

tên thành Báo điện tử VOV Ngày 17/2/1999, vào đêm Giao thừa Tết Kỳ Mão

1999, lời chúc Tết của Chủ tịch nước Trần Đức Lương được gửi tới đồng bào,chiến sĩ cả nước và kiều bào ở nước ngoài, đã được đăng tải trên trang báo này.Sau này, các chương trình phát thanh trên VOVNews ngà càng phổ biến hơn, pháttriển từ “Chương trình phát thanh dành cho đồng bào ở xa Tổ quốc”, “Chươngtrình thời sự” cho tới các chương trình bằng tiếng Anh, các chương trình văn nghệ

- giải trí,… Hiện nay, từ đây, thính giả, độc giả có thể nghe trực tiếp, liên tục (live

streaming) các hệ phát thanh từ trang chủ Báo điện tử VOVNews:

 VOV1: Hệ thời sự chính trị tổng hợp

 VOV2: Hệ Văn hóa – Đời sống – Khoa giáo

 VOV3: Hệ Âm nhạc và Giải trí

 VOV5: Hệ phát thanh đối ngoại

 Kênh giao thông Hà Nội và giao thông TP HCM

Sau Báo điện tử VOVNews, nhiều trang điện tử của các đài phát thanh khác trên

cả nước cũng được thành lập và đăng tải các chương trình phát thanh Dần dần, âmthanh trên báo mạng điện tử ở Việt Nam tách ra khỏi định nghĩa như một chươngtrình phát thanh thuần túy, kết hợp cùng những yếu tố đa phương tiện khác, cungcấp thêm, đầy đủ hơn cho người đọc thông tin trong một tin, bài mà thành phầnchính vẫn là văn bản Dẫn đầu về số lượng cũng như chất lượng sử dụng audiohiện nay ở Việt Nam là những trang báo mạng điện tử lớn, uy tín như Vnexpress,Tuổi Trẻ Online, Vietnamnet,…

III ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT CỦA ÂM THANH TRÊN BÁO MẠNG

ĐIỆN TỬ

Trang 9

Nguồn âm thanh để truyền tải trên internet vô cùng đa dạng cả về nội dung vàhình thức Tuy nhiên, để xuất hiện trên internet, các file âm thanh này đều cầnđược số hóa, trở thành những tín hiệu âm thanh kỹ thuật số dạng nén Âm thanhtrên báo mạng điện tử cũng vậy

Mô phỏng tín hiệu âm thanh kỹ thuật số (digital) và âm thanh analog

Âm thanh nguồn (âm thanh gốc) có thể lưu dưới dạng analog trên băng từ, đĩathan hoặc dưới dạng digital trên ổ cứng, CD Sau đó, chúng được biên tập và mãhóa bằng các phần mềm chuyên dụng để có được chất lượng và dung lượng phùhợp Sản phẩm đầu ra của quá trình này là một file âm thanh dưới dạng kỹ thuật

số Để có thể đăng tải trên các website báo mạng điện tử, các file này cần trải quaquá trình nén để tiếp tục giảm dung lượng tới mức tối đa Quá trình này sẽ loại bỏnhững âm thanh có tần số nằm ngoài mức 16Hz-20Hz (dải tần số tai người có thểnghe thấy), từ đó giảm đáng kể dung lượng file âm thanh, nhưng đồng thời cũngkhiến chất lượng không còn được như file gốc

Mã hóa bằng phần

mềm chuyên dụng

File gốc

Loại bỏ những âm thanh ngoài tần số

File digital File digital đã nén

Trang 10

Hiện nay, với nhu cầu chia sẻ thông tin đa phương tiện ngày một tăng cao, cácđịnh dạng âm thanh cũng ngày càng đa dạng, sử dụng những phương pháp khácnhau để nhằm mục đích giảm thiểu dung lượng của file nhưng vẫn giữ được nhữngnội dung cơ bản của âm thanh gốc Các phần mềm biên tập âm thanh thông dụnggồm: Cool Edit, Fast Edit, Adobe Audition, Audacity, MP3Gain, GoldWaveAdobe, Linux MultiMedia Studio,… Các định dạng âm thanh phổ biến bây giờgồm có: MP3, WMA, AAC, MPC, AMR, Mỗi định dạng âm thanh đó lại sửdụng những thuật toán khác nhau để lấy mẫu, mã hóa và có cách riêng để giữ lạiđặc trưng của file âm thanh gốc.

Hình minh họa phần mềm Adobe Audion

Hiện nay, ở Việt Nam, phần âm thanh được xem là khá ổn với tốc độ nén 128kb/s, tuy nhiên một số tờ vẫn sử dụng độ nén 32 kb/s dẫn tới không đảm bảo chấtlượng cho các chương trình, đặc biệt là các chương trình âm nhạc.1

Sau khi file âm thanh được đăng tải trên website, chúng ta lại cần những phầnmềm chuyên dụng để chạy những file đó Trước đây, để chạy một file audio hay

1 1 http://daotao.vtv.vn/tinh-da-phuong-tien-tren-bao-mang-dien-tu/

Trang 11

video trên trình duyệt web, ta thường phải tải thêm các phần mềm hỗ trợ (plugin),phổ biến nhất là Adobe Flash Player Sau đó, HTML5 xuất hiện trên các trìnhduyệt (Google Chrome 4.0, Internet Explorer 9.0, Safari 4.0,…) và hỗ trợ chạy cácfile audio trực tiếp mà không cần plugins Các định dạng âm thanh HTML5 hỗ trợ

là MP3, Wav, Ogg1 Ngoài ra, JW Player cũng là một chương trình flash mã nguồn

mở dùng để phát nhạc và video khá phổ biến Về âm thanh, JW Player hỗ trợ cácđịnh dạng MP3, ACC JW Player có giao diện thiết kế đơn giản, các nút chức năngthuận tiện, khả năng tùy biến (hình nền) tốt cho người dùng Nhờ đó, việc chạy cácfile audio trên website trở nên đơn giản hơn, dễ tiếp cận

IV CÁC HÌNH THỨC SỬ DỤNG ÂM THANH TRÊN BÁO MẠNG

ĐIỆN TỬ

Theo như định nghĩa của âm thanh trên báo mạng điện tử, có thể chia ra ba loại

âm thanh là âm nhạc, tiếng động và lời nói Những âm thanh xuất hiện trên báomạng điện tử có thể là tiếng động khi nhấp chuột, tiếng nhạc hiệu, nhạc nền,…Tuy nhiên, những dạng âm thanh này không phổ biến trên các báo mạng điện tử

Âm thanh xuất hiện nhiều nhất là các hình thức âm thanh sau:

1 http://www.w3schools.com/html/html5_audio.asp

Trang 12

- Bài hát, bài thơ…mang tính giải trí, thường xuất hiện trong những chuyên

mục riêng

- Nhạc minh họa (nhạc hiệu, nhạc nền) cho clip quảng cáo, slide ảnh, trò chơi

tương tác,… Nhạc minh họa có thể tạo ra tiết tấu, nhịp điệu, khơi gợi cảm

xúc và trí tò mò của công chúng

- Âm thanh hiện trường là những âm thanh được thu trực tiếp trong quá trình

tác nghiệp của phóng viên, nhằm tái hiện bối cảnh, không khí sự kiện Âm

thanh này làm tăng sự sinh động và tính xác thực cho bài báo

- Đoạn lời nói (lời phát biểu, câu trả lời phỏng vấn, lời bình,…) là lời nói của

nhân vật trong tác phẩm Loại âm thanh này thể hiện được không chỉ quan

điểm mà còn cảm xúc, thái độ, giọng điệu của nhân vật trong lời nói Lời

bình của phóng viên cũng cung cấp thêm, khẳng định, nhấn mạnh thông tin

và cũng đồng thời thể hiện thái độ của tác giả

- Các chương trình phát thanh hoàn chỉnh, phát trực tuyến liên tục hoặc theo

yêu cầu

Các loại âm thanh trên được sử dụng tùy vào mục đích người dùng và hoàn

cảnh tác phẩm Thơ ca được dùng trong mục văn hóa - giải trí của các trang báo

Nhạc nền, nhạc hiệu quảng cáo cũng khá phổ biến trong thời đại thương mại điện

Trang 13

tử phát triển Các chương trình phát thanh cũng không kém cạnh, thường mangmục đích điểm tin hoặc thư giãn, giải trí Phổ biến nhất trên báo mạng điện tử bâygiờ là âm thanh dưới dạng lời nói, minh họa cho ảnh, văn bản Loại âm thanh nàycũng chia ra thành các dạng nhỏ như đọc toàn bài, phỏng vấn, phát biểu, bình luận,

Báo chí luôn hướng tới khả năng gần gũi và tiện lợi đối với công chúng, vì thế,những loại hình đa phương tiện được kết hợp linh hoạt với nhau để tạo ra nhữnghình thức tác phẩm báo chí mới, hiện đại hơn Một trong số đó là hình thức kếthợp giữa âm thanh và ảnh, được trình chiếu dưới dạng slideshow lồng tiếng, được

gọi là soundslide Một ví dụ điển hình cho thể loại báo chí mới này là dự án “One

in 8 million” của The New York Times.

Giao diện của soundslide “One in 8 million”

Trang 14

audio tóm tắt Khi click vào “Play Full Story”, bạn đọc sẽ được dẫn tới album ảnhriêng của người đó và bản audio đầy đủ sẽ được chạy dưới nền Audio này có thểđược dừng, nghe lại, tua,… Tất cả âm thanh đều là lời nói của nhân vật chính vàmột số tiếng động tùy thuộc bối cảnh, thể hiện rõ môi trường xung quanh họ, tâm

tư, thái độ và cảm xúc của họ Bộ ảnh + audio này đã tạo nên một tác phẩm chânthực, tái hiện lại cuộc sống đa dạng, muôn màu vạn trạng ở New York, đồng thời,tông màu đen trắng cũng phủ lên những câu chuyện chất nhẹ nhàng, sâu sắc, gây

ấn tượng mạnh cho người xem

Với sự phát triển không ngừng nghỉ của công nghệ và sức sáng tạo vô tận củacon người, chúng ta hoàn toàn có thể mong chờ vào sự xuất hiện của những hìnhthức kết hợp audio độc đáo và hiệu quả như thế trên báo mạng điện tử trong tươnglai

MẠNG ĐIỆN TỬ

1 Ưu điểm:

Là một trong những phương tiện truyền tải thông tin trên báo mạng điện tử, âmthanh thừa hưởng những ưu điểm của loại hình báo chí ưu việt này như:

- Có khả năng lưu trữ lâu dài.

- Dễ dàng trong việc tìm kiếm.

- Kết hợp linh hoạt với các phương tiện khác như ảnh, văn bản, đồ họa,…

- Không bị giới hạn về thời lượng của âm thanh.

Đồng thời âm thanh trên báo mạng điện tử cũng mang trong mình những ưuđiểm riêng, góp phần truyền tải thông tin tới công chúng Những ưu điểm có thể kểđến như:

- Thu hút sự chú ý của người đọc.

Trang 15

- Minh họa sinh động, tăng tính xác thực cho thông tin bằng chữ (ví dụ: lời trả

lời phỏng vấn, âm thanh hiện trường, bài hát,…)

- Có thể sử dụng làm quảng cáo hiệu quả.

- Truyền tải thông tin toàn bài, tiện lợi cho người truy cập (không cần nhìn

chữ, chỉ cần nghe)

2 Hạn chế:

Mặc dù mang nhiều ưu điểm nhưng âm thanh trên báo mạng điện tử vẫn cònmột số hạn chế về kỹ thuật, nội dung và hình thức:

- Âm thanh khi được đăng tải trên website là âm thanh sau khi nén, chất

lượng không còn tốt như nguyên bản Vì vậy, âm thanh có thể bị rè, bị cắt

- Để tiếp cận được với âm thanh trên báo mạng điện tử, người nghe phải sử

dụng các phần mềm hỗ trợ chạy file audio và những thiết bị cá nhân phục vụviệc nghe các file đó Điều đó đòi hỏi người nghe phải có máy tính có card

âm thanh, điện thoại thông minh, máy tính bảng, loa, tai nghe,…và mạnginternet Không chỉ vậy, sử dụng audio cũng gây phức tạp cho phóng viên,người cung cấp âm thanh, đòi hỏi họ cần có máy ghi âm, bộ mã hóa, chi phíinternet để đăng tải cũng sẽ cao hơn

- Âm thanh dù đã được nén những vẫn chiếm dung lượng gấp nhiều lần so với

thông tin văn bản Do đó, ở những nơi có đường truyền mạng kém, việcnghe âm thanh sẽ bị cản trở

- Công nghệ phát triển khiến khả năng ứng dụng của âm thanh cao hơn, tuy

nhiên, cũng có thể vô tình khiến tính xác thực giảm đi bởi những người có ý

đồ xấu, cắt ghép, làm giả file âm thanh, dẫn đến đưa thông tin sai lệch

- Số lượng âm thanh được sử dụng trên báo mạng điện tử ở Việt Nam có xu

hướng tăng nhanh, tuy nhiên, nội dung vẫn còn chưa đa dạng, chủ yếu là cácchương trình phát thanh, giải trí hay đọc toàn bài báo

Trang 16

Với xu thế phát triển mạnh mẽ của truyền thông và công nghệ, audio ngày càngchứng tỏ được sức mạnh của mình trong việc truyền tải thông tin tới công chúng.

Vì vậy, cần có những biện pháp phù hợp để phát huy những ưu điểm và loại bỏdần những hạn chế của phương tiện này

VI YÊU CẦU ĐỐI VỚI ÂM THANH TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

Để bảo đảm việc sử dụng âm thanh trên báo mạng điện tử dễ dàng, thuận lợicho công chúng và phóng viên, cần có những yêu cầu về nội dung, hình thức và kỹthuật nhất định đối với loại phương tiện này

1 Yêu cầu về nội dung:

Âm thanh trên báo mạng điện tử cần phù hợp với những người sử dụnginternet, có nội dung mới mẻ, hấp dẫn, gần gũi và bổ ích, phù hợp với thị hiếu củangười nghe Các tiêu chí cơ bản để lựa chọn âm thanh là:

Nội dungAudioChất lượng

Kết hợp các chức năng Tương tác với thính giả

Chọn lọc, đặc sắc

Trang 17

- Thông tin cần có chất lượng: Thông tin cho audio hay bất cứ loại hình đa

phương tiện nào cũng cần chính xác, khách quan, trung thực Đặc điểm nổibật của audio là tính xác thực, vì vậy, thông tin phải lấy đặc tính ấy làm cốtlõi Các thông tin phải đạt được sự khách quan trong cách tiếp cận, trungthực trong từng chi tiết

- Kết hợp chức năng thông tin, giáo dục và chức năng giải trí: Âm thanh tác

động vào thính giác, vì vậy, nó gây ấn tượng mạnh mẽ hơn so với chữ hayảnh thông thường Cần ứng dụng ưu điểm này nhằm thiết kế những fileaudio hợp lý, ví dụ có nhạc nền, có đoạn nghỉ, để khán giả có khoảng thờigian thư giãn, nắm bắt và hiểu thông tin vừa nghe thấy

- Tăng cường sự tương tác với thính giả: Đây cũng là yêu cầu dựa trên ưu

điểm của báo mạng điện tử Các chương trình phát thanh có thể nhận cuộcgọi trực tiếp từ khan giả Ngoài ra, các phản hồi dưới dạng âm thanh cũng

có thể được gửi qua mail, đó có thể là chia sẻ của thính giả, hoặc file ghi âmliên quan đến thông tin, sự kiện nào đó Với cách làm này, công chúng đếngần hơn với báo chí, trở thành chủ thể sáng tạo báo chí Đồng thời, cơ quanbáo chí cũng có được nguồn tin được nhanh hơn, rộng hơn

- Nội dung thông tin cần có chọn lọc, có chi tiết đặc sắc: Nội dung của âm

thanh không nên chỉ gói gọn trong đọc toàn bài báo Nội dung audio nên chỉ

là tóm tắt ngắn gọn những ý chính của bài báo, chọn chi tiết nổi bật đểchuyển tải tới người đọc Đối với những vấn đề, sự kiện quan trọng, nên có

ý kiến của chuyên gia, phỏng vấn nhiều đối tượng, thêm các tiếng động phụtrợ phù hợp để tăng tính hấp dẫn

2 Yêu cầu về hình thức:

Trang 18

- Âm thanh cần có chất lượng cao: Âm thanh có chất lượng cao mang lại hiệu

quả biểu cảm cao và với điều kiện kỹ thuật hiện nay, đa số người sử dụngkhông gặp khó khan khi nghe

- Trình bày hợp lý:Thứ nhất, trong cùng một trang báo, file audio cần được

để nổi bật, có vị trí nhất định, thống nhất giữa các bài báo của một website,hài hòa với ảnh, văn bản Việc trình bày này giúp công chúng dễ dàng tracứu tài liệu khi cần thiết Thứ hai, trong trang chủ, trang điểm tin, trangchuyên mục, bên cạnh tên bài cần có kí hiệu audio (thường là hình cái loa).Thứ ba, nếu có thể, các trang báo mạng điện tử nên có chuyên mục riêngtổng hợp các tin bài có kèm audio

- Thiết kế kỹ thuật tương ứng:Để phục vụ cho việc tương tác với công chúng,các nút, đường link thao tác tương tác cần được sắp xếp gần với file audio

3 Yêu cầu về nhân lực và thiết bị:

- Về nhân lực, những người làm báo cần có trình độ, khả năng ứng biến cao,

làm chủ các phương tiện, trang thiết bị hiện đại Nhân lực ở đây bao gồm từquản lý cho tới biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên Người quản lý cầnbiết sắp xếp, chỉ đạo những hướng đi tốt, những chương trình hay, lên kếhoạch để tích hợp được các yếu tố đa phương tiện Đội ngũ phóng viên, biêntập viên cần biết chọn lọc thông tin để sử dụng âm thanh cho phù hợp, phảibiết sử dụng các thiết bị thu và nghe, các phần mềm mã hóa thông dụng Kỹ

Hình thức audio Chất lượng

Kĩ thuật phù hợp Trình bày hợp lý

Trang 19

thuật viên lại càng quan trọng, phải chỉnh sửa, gọt rũa và đăng tải âm thanhmột cách nhanh chóng, chính xác Tất cả cùng phối hợp với nhau để tạo ratin, bài, chương trình hay, hấp dẫn, gần gũi và chân thực.

- Về kỹ thuật, cơ quan báo chí cần trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ cho quá

trình lấy tin cũng như truyền tin bằng âm thanh Cần đầu tư máy ghi âm,máy tính để lưu trữ và thao tác với các file âm thanh Cần có phần mềm mãhóa, phần mềm biên tập, xử lý âm thanh có bản quyền để hoạt động chuyểnđổi diễn ra trơn tru Ngoài ra, cần có đường truyền internet ổn định, tốc độcao để có thể truyền tải thông tin nhanh chóng tới công chúng

KẾT LUẬN

Nắm được những đặc điểm, yêu cầu của âm thanh trên báo mạng điện tử, mỗingười làm công tác báo chí cần rút kinh nghiệm cho bản thân, chăm chỉ rèn rũa,thực hành việc sử dụng audio để làm cho báo chí truyền thông ngày một phát triển

đa dạng, phong phú, đáp ứng được nhu cầu của công chúng, giữ vững vị trí và ưuthế của đa phương tiện trên báo mạng điện tử

Trang 20

CHƯƠNG II

KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG ÂM THANH

TRÊN BÁO TUỔI TRẺ ONLINE

Báo Tuổi Trẻ Online (http://tuoitre.vn/) được hình thành từ cơ sở báo in Tuổi Trẻ, tờ báo của Đoàn Thanh niên Cộng sản TP.HCM, ra đời ngày 1/12/2003 Với đặc điểm đại diện cho thế hệ thanh niên, Tuổi Trẻ nói chúng và Tuổi Trẻ Online

nói riêng luôn năng động, nhanh nhạy, sáng tạo trong quá trình sản xuất sản phẩm

báo chí Từ một tờ báo địa phương, Tuổi Trẻ đã nhanh chóng vươn lên thành tờ

báo có ảnh hưởng lớn trên toàn quốc, mạnh mẽ, uy tín, nhân văn và giàu sức chiến

đấu Khi Tuổi Trẻ Online ra mắt, nhờ vào thành công và sự phổ biến của “cơ quan

mẹ”, trang báo này cũng được đầu tư kỹ lưỡng, thu hút được đông đảo độc giả và

dần tách ra khỏi sự phụ thuộc vào báo in Tuổi Trẻ, trở thành một trong những tờ

báo mạng lớn nhất tại Việt Nam

Ngày đăng: 03/12/2016, 11:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w