1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài Giảng Kỹ Năng Phỏng Vấn

31 517 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 367,5 KB

Nội dung

Chuẩn bị câu hỏi phóng vấn * Câu hỏi thiết lập mối quan hệ •Loại câu hỏi này nhằm : •- Giúp cho ứng viên thoải mái •- Giúp cho ứng viên có thêm niềm tin •- Biểu sự quan tâm của người phỏ

Trang 1

KỸ NĂNG PHỎNG VẤN

EXIT

>

Trang 3

Xác Định Kỹ Năng Cần Thiết

chính sách và/hoặc các thủ t

cần ?

khách hàng của công ty ?

Trang 4

Xác Định Kỹ Năng Cần Thiết

Xác định những kỹ năng làm việc

* Kỹ năng làm việc là những nhiệm vụ & trách nhiệm được cho công việc

- Quản lý nhân viên khác ?

- Chịu trách nhiệm ra những quyết định ?

- Theo chính sách và thủ tục ?

- Làm việc với bộ phận khác ?

- Giao dịch với công chúng bên ngoài ?

- Nhận nhiệm vụ & báo cáo kết khi hoàn thành ?

Trang 5

Xác Định Kỹ Năng Cần Thiết

Xác định kỹ năng kỹ thuật cho công việc

* Kỹ năng kỹ thuật là những kiến thức hoặc kinh nghiệm kỹ thuật cụ thể nào đó

- Sử dụng một số loại máy cụ thể nào đó ?

- Sử dụng loại phần mền hay phần cứng cụ thể nào đó ?

- Những dụng cụ bằng tay theo một hiệu lệnh hay một thao tác chính xác nào đó ?

Trang 6

Chuẩn bị câu hỏi phóng vấn

03 hướng dẫn soạn câu hỏi

* Tránh hỏi những câu mà được trả bằng“ Yes” hay “ No “

* Hỏi những câu hỏi mở nhằm khai thác quá khứ công việc của ứng viên ?

* Hỏi những câu tập trung vào điều mình cần

tìm hiểu

Trang 7

Chuẩn bị câu hỏi phóng vấn

Có 04 loại câu hỏi

* Câu hỏi thiết lập mối quan hệ

* Câu hỏi mở

* Câu hỏi thăm dò

* Câu hỏi “ không phải câu hỏi “

Trang 8

Chuẩn bị câu hỏi phóng vấn

* Câu hỏi thiết lập mối quan hệ

Loại câu hỏi này nhằm :

- Giúp cho ứng viên thoải mái

- Giúp cho ứng viên có thêm niềm tin

- Biểu sự quan tâm của người phỏng vấn và công

ty rất quan tâm đến ứng viên

- Chứng minh cho ứng viên thấy rằng công ty

của Bạn là nơi làm việc tốt nhất

- Gợi cho ứng viên nói về quá khứ công việc của họ

Trang 9

EXIT MAIN MENU

>

<

Chuẩn bị câu hỏi phóng vấn

* Câu hỏi mở

- Câu hỏi mở nhằm mới gọi ứng trả lời với lượng thông tin rất lớn

- Câu hỏi mở nhằm giúp ứng viên nói nhiều về cách họ giải quyết vấn đề, bàn về một trách

nhiệm cụ thể, hoặc thực hiện một nhiệm vụ

Trang 10

EXIT MAIN MENU

>

Chuẩn bị câu hỏi phóng vấn

* Câu hỏi thăm dò

- Câu hỏi thăm dò được xử dụng khi người phỏng vấn cần biết những thông tin cụ thể hơn, chi tiết hơn

- Gắn câu hỏi với kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng công việc

- Tập hợp thông tin cụ thể

Trang 11

EXIT MAIN MENU

>

Chuẩn bị câu hỏi phóng vấn

* Câu hỏi “ Không phải là câu hỏi “

- Là những câu hỏi không được kết thúc bằng dấu chấm hỏi

- Loại câu hỏi này khuyến khích những ứng viên ngại nói, nói được nhiều và cảm thấy thoải mai, người phỏng có thể khai thác được rất nhiều

thông tin cần thiết

Trang 12

Cách Tổ Chức phỏng vấn

Tạo mô trường cho buổi phỏng vấn hiệu quả

* Chọn nơi phỏng vấn

- Có thể là phòng làm việc của bạn hay một nơi khác (phòng họp)

- Mọi thứ phải được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ

- Tạo ấn tượng tốt cho ứng viên thông qua cách bố trí nơi làm việc của bạn

* Chọn trang phục

- Tuỳ theo vị trí bạn phỏng vấn mà sử dụng

trang phục

- Trang phục phải thích hợp

Trang 13

Cách Tổ Chức phỏng vấn

Bảy bước để tổ chức phỏng vấn

1- Thiết lập quan hệ với ứng viên

- Chú ý cách chào và xưng hô để tạo một cảm giác thoải mái và thân thiện giữ người phỏng vấn và ứng viên

- Nếu người phỏng vấn và ứng viên có cùng

chung kinh nghiệm làm việc trước đây, nên dành thời gian một ít nói về nó để bầu không khí trở nên gần gũi hơn, đó là cách hiệu quả nhất trong việc thiết lập quan hệ trước khi tiến hành phỏng vấn

Trang 14

Cách Tổ Chức phỏng vấn

Bảy bước để tổ chức phỏng vấn

- Thiết lập quan hệ với ứng viên

- Chú ý cách chào và xưng hô để tạo một cảm giác thoải mái và thân thiện giữ người phỏng vấn và ứng viên

- Nếu người phỏng vấn và ứng viên có cùng

chung kinh nghiệm làm việc trước đây, nên dành thời gian một ít nói về nó để bầu không khí trở nên gần gũi hơn, đó là cách hiệu quả nhất trong việc thiết lập quan hệ trước khi tiến hành phỏng vấn

Trang 15

Cách Tổ Chức phỏng vấn

Bảy bước để tổ chức phỏng vấn

2 –Hỏi những câu hỏi về công việc quá khứ

- Câu hỏi của bạn phải tập trung vào điều mà ứng viên đã làm trong quá khứ và cách thực hiện

- Để động viên ứng viên nói nhiều về công việc trong quá khứ, nên dùng những câu hỏi mở.

- Hãy nhớ chuẩn bị câu hỏi trước khi phỏng vấn bằng cách kiểm tra kỹ bảng mô tả công việc và những kỹ năng cần thiết cho công việc

- Hãy kiểm soát buổi phóng vấn, tập trung vào trọng tâm cần biết nếu ứng viên đi lệch hướng

Trang 16

Cách Tổ Chức phỏng vấn

Bảy bước để tổ chức phỏng vấn

3 –Thăm dò để làm rỏ sự hiểu biết của người

phỏng vấn

- Hãy sử dụng những câu hỏi thăm dò để xem

ứng viên đã giải quyết đề như thế nào theo kinh nghiệm quá khứ, thông qua đó suy luận cách giải quyết vấn đề của họ trong tương lai

- Người phỏng vấn nên cho phép ứng viên một khoảng thời gian thích hợp để nhớ lại những kinh nghiệm, kỹ niệm, thành quả làm việc trong quá khứ

Trang 17

Cách Tổ Chức phỏng vấn

Bảy bước để tổ chức phỏng vấn

4 –Tìm bằng chứng tương phản

- Khi người phỏng vấn có một tượng một chiều về ứng viên (Tốt hay xấu), nên tìm bằng chứng tương phản để khẳng định điều mình nghĩ

- Hỏi những câu hỏi tương phản sẽ giúp người phỏng vấn đánh giá đúng ứng viên hơn

- Bằng chứng tương phản hoặc xác nhận hoặc làm thay đổi ý kiến ban đầu của người phỏng vấn, nó sẽ giúp quyết định chọn ứng viên khách quan hơn

Trang 18

Cách Tổ Chức phỏng vấn

Bảy bước để tổ chức phỏng vấn

5 –Cho phép ứng viên đặt câu hỏi

- Động viên ứng nên đặt những câu hỏi liên quan đến vị trí công việc và công ty

- Ứng viên có thể hỏi những câu như sau :

* Những điều gì cần cho công việc ?

* Nhiệm vụ quan trọng nhất của công việc là gì

* Nhân viên được đánh giá như thế nào ?

* Chất lượng dụng cụ mà ứng viên sắp sử dụng

* Điều đầu tiên một nhân viên mới cần làm ?

Trang 19

Cách Tổ Chức phỏng vấn

Bảy bước để tổ chức phỏng vấn

6 –Kết thúc buổi phỏng vấn

- Kết thúc buổi phỏng vấn sao cho nó thân mật như bắt đầu buổi phỏng vấn để ứng viên đánh giá rằng đây là nơi làm việc lý tưởng

- Cảm ơn ứng viên đã quan tâm đến công ty

- Cho ứng viên biết kế hoạch tuyển chọn của

công ty & cho biết ngày thông báo kết quả phỏng vấn

- Người phỏng vấn nên tiển ứng viên ra đến tận cổng hay thang máy

Trang 20

Cách Tổ Chức phỏng vấn

Bảy bước để tổ chức phỏng vấn

7 –Kiểm tra những gì đã ghi và tổng kết những dữ liệu

Thời điểm tốt nhất tổng kết dữ liệu về ứng viên là ngay sau khi phỏng vấn

- Kiểm tra những gì đã ghi

- Đánh giá sự thích hợp của ứng viên, so sánh những kỹ năng phát hiện từ ứng viên với những kỹ năng kỹ thuật & kỹ năng công việc đã được xác định

- Tổng kết dữ liệu chi tiết để sau này xem xét

Trang 21

Cách đánh giá và chọn lựa

Soạn bản tổng kết thành tích ứng viên

1 –Kiểm tra bản mô tả công việcnhững gì đã ghi và tổng kết những dữ liệu

2 – Kiểm tra những kỹ năng kỹ thuật chính yếu, liệt kê chúng trong bản tổng kết thành tích ứng viên

3 – Kiểm tra những kỹ năng công việc mà công

ty đã xác định chính yếu cho một người khi thực thi công việc

Trang 22

Cách đánh giá và chọn lựa

Tìm những dấu hiệu tiêu cực

1 –Ứng viên đã từng nghĩ việc mà không có thông báo trước

2 – Ứng viên đến trể mà không giải thích lý do

3 – Ứng viên bị phát hiện có mùi rượu

4 – Ứng viên yêu cầu công ty phải đáp ứng mức lương & các khoản khác giống như công ty cũ

5 – Công ty không thể thẩm tra sự giới thiệu

Trang 23

Cách đánh giá và chọn lựa

Hoàn thành kiểm tra việc giới thiệu

Chú ý những câu hỏi sau :

1 –Ứng viên làm việc cho công ty cũ bao lâu ?

2 – Vì sao ứng viên xin nghĩ việc ?

3 – Điểm mạnh, yếu của ứng viên ?

4 – Kỹ năng gì mà ứng viên giỏi nhất

5 – Thành tích xuất sắc nhất mà ứng viên đạt được trong suốt thời gian ở công ty cũ ?

6 - Hỏi về mức lương và phúc lợi nếu tiện ?

7 – Mối quan hệ của ứng viên với đồng sự ?

Trang 24

Cách đánh giá và chọn lựa

Kiểm tra những gì đã ghi lại & đánh giá

1 –Những gì mà người phỏng ghi lại cho từng ứng viên trong suốt quá trình phỏng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đánh giá và so sánh giữa ứng viên này va ứng viên khác

2 – Việc ghi chép trong suốt buổi phỏng vấn nên được ghi theo mẫu Tổng Kết Kỹ Năng ứng viên

Trang 25

Cách đánh giá và chọn lựa

Thông báo cho ứng viên

1 –Việc thông báo quyết định tuyển dụng có thể thông qua điện thoại hoặc bằng thư thông báo

2 – Riêng đối với cấp quản lý, việc gởi thư thông báo cùng với chi tiết về vị trí, tiền lương, phúc lợi và điều kiện làm việc là cần thiết

3 – Hãy suy nghĩ thêm các trường hợp sau :

* Những ứng viên đã nộp đơn nhưng không được phỏng vấn

* Những ứng viên mà Bạn ưng ý nhưng không đạt

ở một số điểm

Trang 26

Cách xoay sở những tình huống khó

Trường hợp ứng viên đến trể

Nếu bạn là Người Phỏng Vấn, Bạn sẽ làm gì nếu ứng viên đến trể hơn 15 phút mà không gọi điện thoại báo cho Bạn và không giải thích lý do ?

Trang 27

Cách xoay sở những tình huống khó

Trường hợp ứng viên không chịu nói

Nếu bạn là Người Phỏng Vấn, Bạn sẽ làm gì nếu ứng viên quá run, sợ, mất bình tỉnh đến nổi ngồi thừ ra không thốt được lời nào ?

Trang 28

Cách xoay sở những tình huống khó

Trường hợp ứng viên không chịu dừng nói

Nếu bạn là Người Phỏng Vấn, Bạn sẽ làm gì nếu ứng viên nói rất nhiều và lang mang ?

Trang 29

Cách xoay sở những tình huống khó

Trường hợp ứng viên không cho những ví dụ cụ thể

Nếu bạn là Người Phỏng Vấn, Bạn sẽ làm gì nếu ứng viên không cho bạn những ví dụ cụ thể ?

Trang 30

Cách xoay sở những tình huống khó

Trường hợp ứng viên hiểu nhầm công việc họ đang tìm

Nếu bạn là Người Phỏng Vấn, Bạn sẽ làm gì nếu ứng viên hiểu nhầm công việc mà họ đang tìm ?

Trang 31

Cách xoay sở những tình huống khó

Trường hợp ứng viên hoàn toàn không thích hợp

Nếu bạn là Người Phỏng Vấn, Bạn sẽ làm gì nếu ứng viên hoàn toàn không thích hợp ?

Ngày đăng: 03/12/2016, 11:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w