1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng công tác phân công và hiệp tác lao động tại công ty cổ phần MediaMart chi nhánh Hai Bà Trưng

34 1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 445,5 KB

Nội dung

Thực trạng công tác phân công và hiệp tác lao động tại công ty cổ phần MediaMart chi nhánh Hai Bà Trưng.Để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh thì vấn đề phân công và hợp tác lao động là một trong những công việc cực kỳ quan trọng trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay thì đây là mục tiêu và là yếu tố quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp. Việc phân công và hợp tác lao động phù hợp góp phần không nhỏ trong việc tăng năng xuất lao động và đem đến hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Vì vậy, trong những năm gần đây, công tác phân công và hợp tác lao động ngày càng được quan tâm nhiều hơn, không chỉ trong doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn trong mọi tổ chức thương mại và phi thương mại. Xuất phát từ thực tế trên, nhóm 9 quyết định tìm hiểu về đề tài: “ Phân tích cơ sở khoa học của quá trình phân công và hiệp tác lao động. Các nhà quản trị đã vận dụng những nội dung này để tổ chức quá trình lao động ở doanh nghiệp như thế nào? Chứng minh hiệu quả của nó ở một doanh nghiệp thương mại cụ thể?”. Sau khi nghiên cứu đề tài và các doanh nghiệp trên thị trường, nhóm 9 quyết định sẽ lựa chọn Công ty Cổ phần MediaMart Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng là doanh nghiệp để nhóm nghiên cứu kỹ về công tác phân công và hiệp tác lao động.Kết cấu bài nghiên cứu gồm 3 chương:Chương 1: Cơ sở khoa học của phân công và hiệp tác trong doanh nghiệp thương mạiChương 2: Thực trạng công tác phân công và hiệp tác lao động tại công ty cổ phần MediaMart chi nhánh Hai Bà Trưng.Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác phân công và hiệp tác lao động tại công ty cổ phần MediaMart chi nhánh Hai Bà Trưng.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh thì vấn đề phân công và hợp tác lao động là một trong những công việc cực kỳ quan trọng trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh Trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay thì đây là mục tiêu và là yếu tố quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp Việc phân công

và hợp tác lao động phù hợp góp phần không nhỏ trong việc tăng năng xuất lao động

và đem đến hiệu quả cao cho doanh nghiệp

Vì vậy, trong những năm gần đây, công tác phân công và hợp tác lao động ngày càng được quan tâm nhiều hơn, không chỉ trong doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn trong mọi tổ chức thương mại và phi thương mại

Xuất phát từ thực tế trên, nhóm 9 quyết định tìm hiểu về đề tài: “ Phân tích cơ sở khoa học của quá trình phân công và hiệp tác lao động Các nhà quản trị đã vận dụng những nội dung này để tổ chức quá trình lao động ở doanh nghiệp như thế nào? Chứng minh hiệu quả của nó ở một doanh nghiệp thương mại cụ thể?” Sau khi nghiên cứu đề tài và các doanh nghiệp trên thị trường, nhóm 9 quyết định sẽ lựa chọn Công ty Cổ phần MediaMart Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng là doanh nghiệp để nhóm nghiên cứu kỹ về công tác phân công và hiệp tác lao động

Kết cấu bài nghiên cứu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học của phân công và hiệp tác trong doanh nghiệp thương mạiChương 2: Thực trạng công tác phân công và hiệp tác lao động tại công ty cổ phần MediaMart chi nhánh Hai Bà Trưng

Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác phân công và hiệp tác lao động tại công ty cổ phần MediaMart chi nhánh Hai Bà Trưng

Qua đề tài này, chúng em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Th.S Nguyễn Văn Luyền – đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp chúng em hoàn thành đề tài thảo luận này Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamĐộc lập- Tự do- Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 9

(lần 1)Địa điểm: Sân thư viện

Thời gian: 15h00 ngày 25/10/2016

Nội dung buổi họp: Gặp mặt thành viên, thống nhất dàn bài và phân chia công việc cụ thể cho các thành viên

1 Đoàn Thị Thu Phương Chương 3

2 Hoàng Thị Phương 2.3 Đánh giá công tác phân công và hiệp tác

3 Trần Thị Phượng 2.2.2 Thực trạng hiệp tác tại công ty

4 Trần Thị Quyên 2.1 Giới thiệu về công ty MediaMart

5 Trần Thị Quỳnh(NT) Lời mở đầu+ Kết luận+Tổng hợp

6 Keopaserd

Saivangchang

Vắng

7 Nguyễn Đức Sinh(TK) Slide

8 Bùi Phương Thảo Thuyết trình

9 Trình Thị Thoa 2.2.1 Thực trạng phân công lao động tại công ty

10 Nguyễn Thị Hà Thu Chương 1

Cuộc họp kết thúc lúc 15h40 cùng ngày

Nhóm trưởng Thư kí

Trang 3

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 9

(lần 2)Địa điểm họp: Sân thư viện

Thời gian: 15h00 ngày 01/11/2016

Thành viên tham gia: 09/10 Vắng: Keopaserd Saivangchang

Nội dung họp: Nhóm trưởng tổng hợp word, các thành viên đưa ra ý kiến chỉnh sửa và

bổ sung lại bài

Trang 4

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN THAM GIA THẢO LUẬN

STT Thành viên Mã sinh viên Nhóm

đánh giá

Tự đánh giá Ký tên

1 Đoàn Thị Thu Phương 13D210172

Trần Thị Quỳnh Nguyễn Đức Sinh

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHÂN CÔNG VÀ HIỆP TÁC LAO ĐỘNG TRONG DNTM

1.1 Khái niệm Lao động thương mại và Doanh nghiệp thương mại

Lao động thương mại là lao động thực hiện công việc nhằm tổ chức lưu thông các dịch vụ, thương mại thông qua mua bán và cung ứng hàng hóa

Trang 5

Doanh nghiệp thương mại là 1 đơn vị kinh doanh được thành lập hợp pháp, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại Như vậy, một tổ chức kinh tế được coi là một doanh nghiệp thương mại phải có đủ các điều kiện sau:

- Phải được thành lập theo đúng luật lao động

- Phải trực tiếp thực hiện chức năng thương mại với mục đích kiếm lời

1.2 Khái niệm phân công lao động trong doanh nghiệp thương mại

1.2.1 Khái niệm phân công lao động

Theo Giáo trình Tổ chức lao động, phân công lao động là việc phân chia quá

trình lao động hoàn chỉnh thành nhiều phần việc nhỏ và giao mỗi phần việc cho một hoặc một nhóm người lao động chịu trách nhiệm thực hiện Kết quả lao động của mỗi người lao động chỉ là một bộ phận trong thành quả lao động chung, hoàn chỉnh của cả tập thể lao động

Phân công lao động là một quá trình tách riêng biệt các loại lao động khác nhau theo một tiêu thức nhất định trong điều kiện xác định của doanh nghiệp.Thực chất là chia quá trình sản xuất kinh doanh thành các bộ phận tổ thành và giao cho mỗi cá nhân phù hợp với năng lực sở trường và đào tạo của họ

1.2.2 Nội dung và phân loại phân công lao động

Nội dung

Phân công lao động là sự chia nhỏ các công việc để giao cho từng người hay khoán cho người lao động thực hiện phù hợp với chức năng của họ (kiến thức, kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp) theo đó khi phân công lao động phải đáp ứng nhu cầu như sau :

- Đảm bảo sự phụ hợp giữa nội dung và hình thức phân công lao động tương ứng với trình độ phát triển của tổ chức, doanh nghiệp (cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, nguồn nhân lực và tổ chức, quản lý doanh nghiệp)

- Phải lấy yêu cầu về công việc chọn người lao động có khả năng trình độ, phẩm chất phù hợp

- Phải tính đến khả năng phát triển nghề nghiệp của người lao động

Trang 6

Phân loại phân công lao động :

- Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc: là hình thức phân công lao động theo các loại công việc theo tính chất phức tạp của công việc (lao động quản lý, thực hành, công nghệ cao, công nghệ đơn giản ,… )

- Phân công lao động theo chức năng: là hình thức phân công lao động theo nhóm các công việc, nhiệm vụ nhằm hoàn thành một chức năng nhất định (ví dụ như sản xuất, thương mại, tài chính, nhân lực,…)

- Phân công lao động theo công nghệ: là phân công lao động theo các loại công việc có tính chất và quy trình công nghệ thực hiện chúng (ví dụ : công nghệ cao, thấp, công nghệ sản xuất, kinh doanh, marketing, bán hàng,…)

Hệ số phân công lao động:

Kpc là hệ số phân công lao động thể hiện mức độ chuyên môn hóa lao động:

Trong đó :

Tca : Thời gian làm việc 1 ca

N: Số người lao động của nhóm được phân tích

Tk: Thời gian lao động của người lao động không đúng nhiệm vụ được phân công

Như vậy nếu tỉ lệ ( luôn < 1) càng nhỏ tức thời gian người lao động làm đúng công việc / nhiệm vụ được giao thì tính chuyên môn hóa lao động sẽ cao , tức hệ

số phân công lao động sẽ cao, mức cao nhất Kpc = 1 là tất cả mọi người lao động đều làm đúng công việc/nhiệm vụ được phân công

1.2.3 Phân công lao động trong doanh nghiệp thương mại

Tùy theo quy mô cửa hàng, số lượng và giá trị hàng hóa bán ra, tích chất và kết cấu mặt hàng kinh doanh, để lựa chọn hình thức phân công lao động thích hợp Phân

Trang 7

công lao động ở doanh nghiệp thương mại thực hiện dưới 2 hình thức chủ yếu là phân công lao động theo chức năng, phân công lao động theo nhóm mặt hàng.

a) Phân công lao động theo chức năng: Toàn bộ số lao động trong cơ sở được phân chia thành 3 loại.

- Lao động trực tiếp kinh doanh: là những người trực tiếp thực hiện sự biến đổi hình thái của giá trị, trực tiếp phục vụ người tiêu dùng (bán hàng, viết hóa đơn, thu tiền…)

- Lao động phục vụ kinh doanh: là những người có liên quan chặt chẽ với việc thực hiện quá trình kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên bán hàng nâng cao hiệu quả ( vận tải, nhân viên giao nhận hàng, chọn lọc, đóng gói, bảo quản…)

- Lao động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính: là những người đảm nhận công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện chính sách, chế độ của Nhà nước, của ngành về nghiệp vụ, kĩ thuật, quản lý kinh doanh…

b) Phân công lao động theo nhóm mặt hàng

Ở các cơ sở bán hàng có khối lượng hàng hóa kinh doanh lớn, kết cấu và chủng loại mặt hàng phức tạp, số lượng nơi bán hàng nhiều, người mua đông, ở cơ sở này thực hiện phân công theo nhóm mặt hàng

Hình thức phân công này tạo điều kiện mở rộng kết cấu mặt hàng kinh doanh, nghiên cứu sát được nhu cầu người mua Người bán hàng có điều kiện để đi sâu vào mặt hàng mình phụ trách nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và hiệu quả công tác.Kinh doanh thương mại trong kinh tế thị trường, phân công lao động phải rất linh hoạt, có thể phân công chuyên môn hóa theo nhóm mặt hàng và cũng có thể phân công tổng hợp nhiều mặt hàng Có thể bán ở cơ sở chính, bán lưu động, cũng có liên kết với các hộ gia đình có điều kiện làm đại lý bán hàng cho doanh nghiệp, cửa hàng…

1.3 Khái niệm hiệp tác lao động trong doanh nghiệp thương mại

1.3.1 Khái niệm hiệp tác lao động

Hiệp tác lao động là một quá trình mà ở đó nhiều người cùng làm việc trong một quá trình sản xuất, hay ở nhiều quá trình sản xuất khác nhau nhưng có liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau để nhằm một mục đích chung

1.3.2 Nội dung và hình thức hiệp tác lao động

Trang 8

Thực tế sản xuất người ta thường nhìn nhận các hình thức hiệp tác về không gian

và thời gian

 Về mặt không gian, trong doanh nghiệp có các hình thức hiệp tác cơ bản sau:

- Hiệp tác giữa các phòng ban và các phân xưởng

- Hiệp tác giữa các bộ phận trong một phòng hay trong một phân xưởng

- Hiệp tác giữa các người lao động trong tổ (đội) sản xuất

 Hiệp tác về mặt thời gian

Được xem là sự phối hợp một cách nhịp nhàng các phân xưởng, các phòng ban, các bộ phận phục vụ sản xuất cũng như các cá nhân trong từng đơn vị nhỏ để bảo đảm đúng tiến độ sản xuất, đúng kế hoạch dự kiến của doanh nghiệp Ngoài ra, cũng cần tổ chức hợp lý các ca làm việc trong một ngày đêm, bởi vì chế độ đảo ca hợp lý vừa đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất vừa đảm bảo sức khoẻ cho người lao động

1.3.3 Hiệp tác lao động trong doanh nghiệp thương mại

Hiệp tác lao động trong doanh nghiệp thương mại thường phụ thuộc vào lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh Thông thường trong doanh nghiệp thương mại cũng có các hình thứ hiệp tác là:

- Hiệp tác về mặt không gian: Bao gồm hiệp tác giữa các phòng ban, hiệp tác giữa các bộ phận trong một phòng

- Hiệp tác về mặt thời gian: Phân chia các ca làm việc gồm ca ngày, ca đêm.Ngoài ra, ở các doanh nghiệp có quy trình sản xuất liên tục, có chế độ làm việc nhiều ca và liên tục, thì cũng cần tổ chức hợp lý các ca làm việc trong một ngày đêm Chế độ đảo ca hợp lý vừa đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất vừa đảm bảo được sức khoẻ cho mọi người lao động

1.4 Ý nghĩa của phân công và hiệp tác lao động

Phân công lao động cho phép mỗi cá nhân và mỗi tập thể có điều kiện thực hiện chuyên môn hoá sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng công tác, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất - kinh doanh Nhờ có chuyên môn hoá mà doanh nghiệp giảm được chi phí đào tạo; người lao động nhanh chóng tích lũy được kinh nghiệm trong sản xuất, doanh nghiệp có điều kiện thiết kế và sử dụng các máy móc thiết bị chuyên dùng,

Trang 9

Hiệp tác lao động trong doanh nghiệp nhằm phối hợp một cách tích cực và hài hoà nhất mọi cố gắng của mỗi cá nhân và tập thể trong một điều kiện tổ chức - kinh tế

- kỹ thuật - xã hội xác định, nhằm sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vật chất hiện có Hiệu quả xã hội của sự hiệp tác là tăng khả năng làm việc của từng cá nhân do có sự tiếp xúc xã hội mà nảy sinh sự thi đua giữa những người cùng sản xuất và xuất hiện những động cơ mới, kích thích mới trong mối quan hệ giữa người với người trong lao động

1.5 Tâm lí học và giới hạn tâm lí với phân công và hiệp tác lao động

1.5.1 Ý nghĩa của tâm lí học với phân công và hiệp tác lao động

Tâm lý học lao động có vai trò to lớn đối với tổ chức lao động khoa học nói chung và với phân công và hiệp tác lao động nói riêng Vai trò đó thể hiện ở các điểm sau đây:

- Tâm lý học lao động đã chỉ ra những phát triển của khoa học kỹ thuật đã tác động xấu đến con người là những gì và đưa ra các giải pháp khắc phục nó

- Tâm lý học lao động đã chỉ ra các giới hạn tâm lý của con người trong lao động

để giúp cho tổ chức quá trình lao động đạt được những tối ưu trong hoạt động

- Tâm lý học lao động đã chỉ ra những vấn đề kích thích lao động tạo nên động lực thúc đẩy hành động con người

- Tâm lý học lao động còn chỉ ra những đỏi hỏi về giá trị lao động, giá trị tinh thần của cuộc sống giúp cho công tác tổ chức lao động và quản lý sản xuất đạt được hiệu quả cao

- Chỉ ra tác động xấu của môi trường lao động, môi trường tập thể đến con người

để giúp cho hoàn thiện chúng, thoả mãn những yêu cầu của người lao động

- Chỉ ra cho tổ chức lao động thất được các yếu tố tâm lý của sự phát triển năng lực, kỹ năng, kỹ xảo lao động và chỉ ra các giải pháp sử dụng họ có hiệu quả hơn

1.5.2 Giới hạn tâm lí với phân công và hiệp tác lao động

Trang 10

• Để người lao động thực sự làm chủ được quá trình lao động , để họ mang hết khả năng ra cống hiến cho tập thể, thì công tác phân công và hiệp tác lao động phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau đây của người lao động:

 Thứ nhất là phải đảm bảo tính độc lập trong hoạt động: tính độc lập trong hoạt động được hiểu là mỗi người phải có phạm vi lao động cụ thể, có kết quả lao động được đo lường bằng giá trị cụ thể và phải có các chỉ tiêu cụ thể về trách nhiệm với lao động Tính độc lập trong hoạt động lao động là cơ sở cho sự tự đo lường thành tích của người lao động, cho tự giám sát lao động Đảm bảo tính độc lập phải xem xét đến hai dạng sau đây:

- Tính độc lập trong hoạt động của cá nhân, tức là mỗi người có công việc cụ thể và hoàn toàn chịu trách nhiệm với công việc đó

- Tính độc lập tương đối trong lao động tổ, nhóm, tức là trong các dạng hoạt động lao động tổ nhóm thì phải có sự phân công lao động đầy đủ và quy kết trách nhiệm của mỗi cá nhân trong phạm vi của phân công đó

 Thứ hai là phải đảm bảo tính chủ động trong lao động Tính chủ động lao động được hiểu là người lao động có quyền trong việc lựa chọn các phương pháp làm việc tốt nhất để hoàn thành công việc Mỗi người đều có cách làm việc của riêng mình để hoàn thành nhiệm vụ Vì vậy phải tôn trọng cách làm việc đó, đánh giá đúng mức và khuếch trương những phương pháp làm việc tiên tiến có hiệu quả cao

 Thứ ba là phải đảm bảo tính sáng tạo trong lao động: Tính sáng tạo được thể hiện ở hai cấp độ sau đây Một mặt là sự tìm tòi cái mới, tạo ra cái có chất lượng cao và hiệu quả lớn, mặt khác sáng tạo còn thể hiện ở tìm ra cách làm việc mới, cải tiến các công cụ để tạo ra năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt Đòi hỏi của tính sáng tạo là khi tiến hành phân công và hiệp tác lao động phải tạo ta các khả năng sáng tạo bằng cách gợi mở những yêu cầu cao với công việc, nâng cao trách nhiệm với công việc, và khuyến khích tạo ra cái mới

 Thứ tư là phải đảm bảo sự hứng thú với lao động Được thể hiện là phải tạo ra sự kích thích hưng phấn liên tục với hoạt động thần kinh Cơ sở tạo ra sự kích thích hưng phấn của hoạt động thần kinh trong lao động thể hiện ở các điểm cơ bản sau đây:

+ Sự luân chuyển hợp lý của các thao tác lao động trong quá trình lao động

Trang 11

+ Giới hạn của thời gian lặp lại các thao tác lao động hợp lý

+ Công việc luôn gợi mở ra sự tìm tòi sáng tạo

+ Công việc luôn gắn trách nhiệm các nhân cao

+ Công việc luôn thể hiện vai trò và vị trí cao trong hoạt động lao động

+ Công việc luôn mang lại ý nghĩa cao đối với cuộc sống cá nhân và xã hội, có nghĩa

là công việc phải thoả mãn động cơ lao động của người lao động

 Thứ năm là phải đảm bảo sự thăng tiến đối với người lao động

• Để đảm bảo được những yêu cầu cơ bản trên của người lao động và để chống lại tính đơn điệu trong lao động hiện nay các nhà tâm lý học đã nghiên cứu và đưa ra các giới hạn hợp lý của các thao tác lao động và các giải pháp cần thiết để chống lại tính đơn điệu trong lao động

 Các giới hạn hợp lý thao tác lao động của công việc:

- Nếu một thao tác lao động nào đó có hao phí thời gian là dưới 30 giây thì sẽ dẫn đến những chuyển biến các chức năng tâm sinh lý của người lao đông vượt hơn mức bình thương ( rối loạn các chức năng tâm sinh lý) Còn những thao tác lao động có hao phí lớn hơn 30 giây thì đảm bảo sự hoạt động của các chức năng tâm sinh lý bình thường

Do đó các nhà tâm lý học lao động đã thống nhất lấy thời gian hao phí cho một thao tác lao động là 30 giây làm giới hạn của sự đơn điệu trong lao động Do vậy để loại bỏ tính đơn điệu trong lao động chúng ta cần phải thiết kế các thao tác lao động sao cho chúng có thời gian hao phí lớn hơn hoặc bằng 30 giây

- Nếu một công việc nào đó có ít hơn 5 thành phần (5 thao tác lao động) thì sẽ dẫn đến mất cảm giác về sự luân chuyển các hoạt động đòi hỏi những hao phí về thể lực và trí lực khách nhau, do đó dẫn đến mất nguồn gây cảm hứng hưng phấn trong lao động

Do vậy để gây được cảm giác hưng phấn trong lao động thì công việc phải có từ 5 thành phần trở lên (5 thao tác lao động)

 Các giải pháp chống lại tính đơn điệu:

-Kết hợp nhiều thao tác có nội dung đơn giản kém xúc tích thành những thao tác có nội dung phong phú hơn, súc tích hơn

Trang 12

- Thay đổi vị trí công nhân trong dây chuyền công nghệ theo chu kỳ hoặc không theo chu kì.

- Thay đổi nhịp độ làm việc trong dây chuyền

- Thực hiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý

- Sử dụng các phương pháp thẩm mỹ tác động vào sản xuất như: âm nhạc, màu sắc

- Sử dụng các khuyến khích vật chất và tinh thần thích đáng bao gồm: tiền lương, tiền thưởng, các phúc lợi khác

Tóm lại khi tiến hành phân công và hiệp tác lao động cần phải đáp ứng các yêu cầu về tâm lý của người lao động, chống lại và loại bỏ tính đơn điệu trong lao động

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN CÔNG VÀ HIỆP TÁC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN MEDIA MART VIỆT NAM CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG

2.1 Giới thiệu về công ty Media Mart chi nhánh Hai Bà Trưng.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.

Sự kiện ngày 16/1/2008, Thế giới điện máy Media Mart khai trương Siêu thị điện máy số 1 tọa lạc tại 29F Hai Bà Trưng - Hoàn Kiếm - Hà Nội chính thức tham gia vào lĩnh vực kinh doanh bán lẻ điện máy, tạo ra một phong cách mua sắm hoàn toàn mới với người dân thủ đô, thông qua cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tới người tiêu dùng Tháng 12/2008, Media Mart tiếp tục khai trương siêu thị thứ 2 thuộc hệ thống thế giới điện máy Media Mart

Năm 2010, Media Mart tiếp tục đẩy kế hoạch phát triển nhân rộng mô hình

hệ thống siêu thị điện máy thông qua sự ra đời thêm 2 siêu thị điện máy Media Mart 3

Trang 13

tại Km10 Thanh Xuân - Hà Nội, Media Mart 4 tại 72 Trường Chinh với quy mô lớn

20.000m2/siêu thị Media Mart bước đầu được cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam

đánh giá hệ thống siêu thị điện máy có tốc độ phát triển mạnh nhất miền Bắc

Vào ngày đầu tiên của năm 2012, Media Mart chính thức đưa vào hoạt động siêu thị Media Mart 5 tại số 3 đường Nguyễn Văn Linh, Hà Nội với tổng diện tích lên đến 10.300 m2 Cũng trong năm 2012, Media Mart tiếp tục khai trương siêu thị thứ 6 tại 18 Phạm Hùng, Hà Nội

Đáp lại sự ủng hộ, tin tưởng của đông đảo người tiêu dùng, tháng 4/2013, Media Mart mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh nội thất, đánh dấu bằng sự kiện khai trương showroom bán hàng đầu tiên tại địa chỉ quen thuộc Media Mart Long Biên, số 3 Nguyễn Văn Linh, Hà Nội

Là siêu thị thứ 7 nằm trong hệ thống thế giới điện máy Media Mart, sự kiện Media Mart Nguyễn Chí Thanh đi vào hoạt động vào ngày 16/10/2013 tại số 18 Nguyễn Chí Thanh chính thức nâng tổng diện tích trưng bày hàng hóa của toàn hệ thống tại Hà Nội lên tới 50,000m2

Với mong muốn phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng trên toàn quốc, cũng tháng 10/2013, Media Mart mở rộng vào thị trường Hải Phòng với sự kiện khai trương siêu thị thứ 8 tại số 10 Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng

Đầu năm 2014,đại siêu thị điện máy quy mô lớn tại tỉnh Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư và hàng hóa lên đến hàng trăm tỷ đồng sẽ được khai trương tại số 37 Lý Thái

Tổ, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh vào ngày 6/1

Ngày 9/7/2016 Siêu thị Điện máy MediaMart Việt Trì sẽ được khai trương tại số

1498 đại lộ Hùng Vương, TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ với tổng diện tích trên 2500m2 Đến cuối năm 2016, thương hiệu bán lẻ này sẽ đạt số lượng 35 điểm bán tại hầu hết các tỉnh thành phố tại miền Bắc và miền Trung

2.1.2 Tình hình kinh doanh và cơ cấu nhân sự của công ty

a) Tình hình kinh doanh của công ty

Dựa vào dữ liệu thứ cấp do Phòng kế toán cung cấp, ta có số liệu về tình hình kinh doanh của Mediamart(MM) Dựa vào bảng 1 và bảng 2 ta thấy từ 2013 đến 2015 thì doanh thu tăng đều qua các năm So sánh năm 2015 với 2014 thì doanh thu của chi nhánh Hai Bà trưng tăng 2.07%

Trang 14

Bảng 1: Doanh thu bán hàng của MM1 năm 2013-2015

( Nguồn: Báo cáo tài chính MM)

Đồ thị 1: So sánh tổng doanh thu bán hàng của MM1năm 2013-2015

Tháng Năm 2013

(triệu đồng)

Năm 2014 (triệu đồng)

Năm 2015(triệu đồng)

Năm 2015 tăng so với năm 2014(%)

Trang 15

( Nguồn: Báo cáo tài chính MM)

Dựa vào đồ thị 1 và bảng 1, ta thấy rằng các tháng cuối năm và các tháng 6, 7, 8 hằng năm thì có mức doanh thu cao hơn so với các tháng còn lại do nhu cầu tiêu dùng của khách hàng tăng đột ngột Vào các tháng mùa hè nhu cầu tiêu dùng các thiết bị làm mát và thiết bị điện tử phục vụ học tập gia tăng khiến doanh thu tăng cao nhất trong năm Vào các dịp cuối năm, với các chương trình khuyến mãi dịp lễ, tết và nhu cầu sắm sửa đồ dùng mới cho gia đình khiến doanh thu các tháng cuối năm tăng lên

Từ năm 2013 đến 2015,doanh thu của chi nhánh Hai Bà Trưng tăng đều, đặc biệt tăng nhiều nhất vào tháng 1, 2, 7, 9, 11 và tăng ít nhất vào tháng 3, 4, 5 và 12 Theo số liệu của bảng 1 cho thấy, doanh thu của MM1 chiếm tỉ trọng ở mức trung so với các trung tâm khác Điều này là do MM1 nằm ở trung tâm thành phố, có số dân cư đông, tập trung mua các mặt hàng như laptop, điện thoại và tivi song các mặt hàng khác như điện lạnh, kĩ thuật số có doanh thu thấp hơn các trung tâm khác vì thế doanh thu bán hàng của MM1 không cao vượt lên các trung tâm khác

b) Cơ cấu tổ chức nhân sự trong doanh nghiệp.

Dựa vào dữ liệu thứ cấp do Phòng hành chính- nhân sự, Trung tâm Media Mart Hai Bà Trưng bao gồm bộ phận văn phòng trụ sở phụ trách các hoạt động kinh doanh của toàn công ty và bộ phận ngành hàng phụ trách kinh doanh như các trung tâm điện máy chi nhánh

Trang 16

Bảng 2: Cơ cấu lao động bộ phận ngành hàng của trung tâm MM1 năm 2013-2015

( Nguồn: Báo cáo nhân sự MM)

Bảng 3: Cơ cấu nhân viên bộ phận văn phòng trụ sở của công ty Media Mart năm 2013-2015

Trang 17

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ phận ngành hàng của trung tâm MM Hai Bà Trưng

( Nguồn: Báo cáo nhân sự MM)

Ngày đăng: 02/12/2016, 23:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w