1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN NHỮNG vấn đề về CHUYÊN CHÍNH vô sản và dân CHỦ TRONG tác PHẨM NHÀ nước và CÁCH MẠNG của v i lê NIN

20 1,2K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 168,5 KB

Nội dung

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, V.I.Lênin là người đã có những cống hiến đặc biết xuất sắc trong việc bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác trên nhiều phương diện. Là người sáng lập ra nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, trước những thực tiễn mới của thời đại, V.I.Lênin đã làm phong phú thêm lý luận chủ nghĩa xã hôi khoa học. Những tư tưởng về chủ nghĩa xã hội của V.I.Lênin thực sự là di sản quý báu của nhân loại trên con đường xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp và ưu việt

Trang 1

Những vấn đề lý luận về chuyên chính vô sản và dân chủ trong tác

phẩm “Nhà nước và cách mạng” của V.I.Lênin

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, V.I.Lênin là người đã

có những cống hiến đặc biết xuất sắc trong việc bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác trên nhiều phương diện Là người sáng lập ra nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, trước những thực tiễn mới của thời đại, V.I.Lênin đã làm phong phú thêm lý luận chủ nghĩa xã hôi khoa học Những tư tưởng về chủ nghĩa xã hội của V.I.Lênin thực sự là di sản quý báu của nhân loại trên con đường xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp và ưu việt

Trong khi cách mạng Tháng Mười chưa nổ ra thì V.I.Lênin đã luận bàn một cách sâu sắc các vấn đề cơ bản của cách mạng trước và sau khi giành được chính quyền Trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”, Lênin không những đã phân tích, luận giải một cách sâu sắc những quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen về Nhà nước, mà ông còn bổ sung, phát triển một cách cơ bản, sâu sắc, toàn diện học thuyết của chủ nghĩa Mác về Nhà nước và về chuyên chính vô sản và dân chủ Cho đến nay, những tư tưởng của Người về chuyên chính vô sản và dân chủ vẫn còn nguyên giá trị.Đây còn là cơ sở để Đảng ta vận dụng trong xây dựng, đổi mới hệ thống chính trị và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp đổi mới đất nước

1 Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, chủ nghĩa tư bản đã phát triển đến giai đoạn tột cùng của nó - chủ nghĩa đế quốc, chấm dứt thời kỳ phát triển tương đối hoà bình của thế giới những năm 70, 80 của thế kỷ 19 Đặc điểm kinh tế nổi bật nhất của chủ nghĩa đế quốc là tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền làm cho mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản diễn ra ngày càng gay gắt Thế giới tư bản bước vào ngưỡng cửa của tổng khủng hoảng; gắn liền với khủng hoảng là đói rét, bệnh tật, thất nghiệp, “tự

do kinh tế” và tự do chính trị” của chủ nghĩa tư bản bị thủ tiêu

Trang 2

Trong thời kỳ này, về đối nội, chủ nghĩa đế quốc đã tăng cường phát xít

hoá bộ máy Nhà nước, hạn chế mọi quyền tự do dân chủ của nhân dân lao

động Về đối ngoại, chủ nghĩa đế quốc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, tranh

giành thị trường thế giới, vơ vét tài nguyên và sức người ở các nước thuộc địa Với sự xác lập của chủ nghĩa đế quốc, đã làm cho mâu thuẫn vốn có trong lòng chủ nghĩa tư bản trở nên gay gắt hơn, đặc biệt là mâu thuẫn giữa giai cấp

vô sản với giai cấp tư sản Ngoài ra lúc này, còn xuất hiện các mâu thuẫn mới,

đó là mâu thuẫn giữa nhân dân lao động của các nước thuộc địa với chủ nghĩa

đế quốc, mâu thuẫn giữa các nước tư bản, các nước đế quốc chủ nghĩa đối với nhau Tình hình đó cho thấy, cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và nhân dân lao động với giai cấp tư sản ngày càng trở nên quyết liệt hơn, gay gắt hơn

Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 1 (1914 - 1918) nổ ra với mục đích

hòng phân chia thế giới và dập tắt phong trào cách mạng của công nhân các nước, nhưng kết quả của nó thì ngược lại Cuộc chiến tranh này đã tập trung tất cả những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, đã làm tăng nhanh và sâu sắc thêm quá trình biến chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thành chủ nghĩa tư bản lũng đoạn Nhà nước (chủ nghĩa đế quốc) Đồng thời, đẩy nhanh thêm những tai hoạ chưa từng có và làm tăng thêm tinh thần cách mạng của nhân dân lao động ở nhiều nước trên thế giới Kết quả là, đẩy cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản thêm nhanh và thuận lợi Thời cơ giai cấp vô sản giành lấy chính quyền từ tay giai cấp tư sản đã chín muồi, vấn đề giai cấp vô sản và quan hệ đối với Nhà nước được đặt ra Lênin đã khẳng định: chủ nghĩa đế quốc là đêm trước của cách mạng vô sản, là phòng chờ của chủ nghĩa xã hội

Vì vậy, vấn đề Nhà nước, nhất là Nhà nước của giai cấp vô sản được đặt ra một cách cấp thiết

Trong lúc giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới nói chung, ở Nga nói riêng đã, đang mong muốn cần phải có một lý luận cách mạng, khoa học về Nhà nước soi đường để thực hiện nhiệm vụ giành chính quyền về tay

Trang 3

giai cấp vô sản thì một số phần tử cơ hội, xét lại trong Ban lãnh đạo của quốc

tế 2 tiêu biểu như: E.Bécxtanh, C.Cauxky lại tìm mọi cách chống lại các nguyên lý về Nhà nước và cách mạng của chủ nghĩa Mác Bọn chúng đã dùng những giáo điều cũ rích và lỗi thời để hoài nghi, xét lại và phủ nhận chủ nghĩa Mác Cũng vào thời điểm này, bọn theo chủ nghĩa vô chính phủ mà tiêu biểu như: N.I.Bukharin, Bacunin lại theo lý luận chống lại bất kỳ một Nhà nước nào, kể cả hình thức Nhà nước chuyên chính vô sản của giai cấp công nhân Trên thực tế lúc đó, sự chống đối này của chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa vô chính phủ đối với chủ nghĩa Mác nói chung, lý luận của chủ nghĩa Mác về Nhà nước và cách mạng nói riêng đã gây nhiều khó khăn và cản trở việc giành chính quyền của giai cấp vô sản Chính vì thế, Lênin đã khẳng định:

"Không đấu tranh chống những thiên kiến cơ hội chủ nghĩa về vấn đề "Nhà nước" thì không thể đấu tranh giải phóng quần chúng cần lao khỏi ảnh hưởng của giai cấp tư sản nói chung và của giai cấp tư sản đế quốc chủ nghĩa nói riêng được" Với những ý tưởng đó đã thúc giục Lênin bắt tay viết tác phẩm

"Nhà nước và cách mạng"

Đối với cách mạng Nga vào thời điểm này cũng rất phức tạp Cuộc

cách mạng tháng hai năm 1917 đã giành thắng lợi, chính quyền Nga Hoàng

đã bị lật đổ, nhưng chính quyền ở Trung ương của nước Nga thì lại thuộc về tay giai cấp tư sản, còn chính quyền ở địa phương của nước Nga thuộc về tay công nông (Chính quyền ở địa phương hình thành hai phái: phái Mensêvích ủng hộ và đi theo giai cấp tư sản; phái Bônsêvích đại diện chân chính cho giai cấp công nhân và nông dân cách mạng) Từ tháng 2 đến tháng 6 năm 1917 là thời kỳ rất căng thẳng Cả những người Mensêvích và những người Bônsêvích còn đang chờ đợi, thăm dò nhau Nhưng đến tháng 6 năm 1917, tình thế nước Nga đã xoay chuyển theo hướng có lợi cho giai cấp tư sản Nga

Đó là, tại đại hội Xô Viết toàn Nga lần thứ nhất, phái Mensêvích đã ra lời tuyên bố giành nốt chính quyền ở các địa phương và ra mặt đàn áp công nông

Từ tháng 7 đến tháng 10 năm 1917 Chính phủ Trung ương của nước Nga

Trang 4

(Phái Mensêvích) tuyên bố loại những người Bônsêvích ra khỏi pháp luật Trước tình hình đó, Lênin - vị lãnh tụ của phái Bônsêvích, những người đại diện cho giai cấp công nông phải lưu vong ra nước ngoài để hoạt động Vì vậy, vấn đề đặt ra lúc này cho Lênin và giai cấp vô sản Nga là phải trang bị lý luận về Nhà nước cho công nông cách mạng để trên cơ sở đó chuẩn bị tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền từ tay giai cấp tư sản về tay giai cấp vô sản Chính vào thời điểm này từ tháng 8 đến tháng 9 năm 1917 Lênin

đã viết tác phẩm này và xuất bản thành sách riêng vào tháng 5 năm 1918

2 Kết cấu và tư tưởng cơ bản của tác phẩm

Về kết cấu của tác phẩm: Tác phẩm "Nhà nước và cách mạng" của

Lênin gồm có 6 chương Riêng chương thứ 7 Lênin mới viết bản thảo với tựa

đề "Kinh nghiệm các cuộc cách mạng Nga năm 1905 và 1917"; Và trong lời bạt cho lần xuất bản lần thứ nhất, Lênin đã nói rõ lý do không hoàn thành dự định này là do phải tập trung vào việc lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng giành chính quyền hồi đêm trước của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917

Và sau này chính Lênin cũng đã bình luận rằng, "như vậy chỉ có thể là đáng mừng thôi" Vì làm ra "kinh nghiệm của cách mạng" vẫn thích thú hơn và bổ ích hơn là viết về kinh nghiệm đó"

Chương I: Xã hội có giai cấp và Nhà nước (gồm 4 tiết)

Chương II: Nhà nước và cách mạng Kinh nghiệm những năm 1848

-1851 (gồm 3 tiết)

Chương III: Nhà nước và cách mạng Kinh nghiệm công xã Pari năm

1871, sự phân tích của Mác (gồm 5 tiết)

Chương IV: Tiếp theo Những lời giải thích bổ sung của Ph.Ăngghen (gồm 6 tiết)

Chương V: Những cơ sở kinh tế để Nhà nước tiêu vong (gồm 4 tiết) Chương VI: Bọn cơ hội chủ nghĩa tầm thường hoá chủ nghĩa Mác (gồm 3 tiết)

Tư tưởng cơ bản của tác phẩm

Trang 5

Trong tác phẩm "Nhà nước và cách mạng" của Lênin, nổi bật lên những tư tưởng cơ bản, chủ yếu sau đây:

Một là, trình bày và phát triển có hệ thống, toàn diện các quan điểm của chủ nghĩa Mác về vấn đề Nhà nước và cách mạng

Hai là, bổ sung và phát triển sâu sắc lý luận của chủ nghĩa Mác về chuyên chính vô sản, và về hai giai đoạn trong hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

3 Tư tưởng về chuyên chính vô sản và dân chủ vô sản trong tác phẩm

Tư tưởng về chuyên chính vô sản:

V.I.Lênin là người đầu tiên vạch ra lý luận về chuyên chính dân chủ cách mạng của giai cấp vô sản và nông dân Đây là vấn đề có ý nghĩa phổ biến chỉ đạo các cuộc cách mạng dân chủ trong thời đại chủ nghĩa đế quốc.

Từ giữa năm 1905, trong tác phẩm “Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội”, Lênin đã phát triên lý luận về chuyên chính vô sản của C.Mác, Ph.Ăngghen trong điều kiện mới của nước Nga Đó là lý luận về chuyên chính công – nông V.I.Lênin đã chỉ ra chuyên chính dân chủ cách mạng của giai cấp vô sản và nông dân là chính quyền cách mạng được thiết lập sau thắng lợi của cách mạng dân chủ

- tư sản do giai cấp công nhân lãnh đạo, khi liên minh công nông là một động lực Tính chất của nó là chuyên chính dân chủ, nhiệm vụ của nó là tiến hành đến cùng cuộc cách mạng dân chủ V.I.Lênin chỉ ra rằng, chuyên chính dân chủ cách mạng của giai cấp vô sản và nông dân là một yêu cầu khách quan, là điều kiện đảm bảo cho chuyển biến từ cách mạng dân chủ tư sản lên cách mạng xã hội chủ nghĩa Theo Người, chuyên chính công – nông chỉ là tạm thời, chốc lát, nhưng nếu quên

đi là có hại cho cách mạng, không tạo được tiền đề cho chuyển biến cách mạng Lênin viết: “chuyên chính dân chủ cách mạng của giai cấp vô sản và nông nông dân hoàn toàn chỉ là một nhiệm vụ tạm thời, chốc lát của những người xã hội chủ nghĩa, nhưng trong thời kỳ cách mạng dân chủ, làm ngơ trước nhiệm vụ ấy thì thật phản động”1

1 V.I.Lênin toàn tập, tập 11, Nxb Tiến bộ, M.1979, tr.94

Trang 6

Trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”, V.I.Lênin đã nêu bật tính tất yếu của chuyên chính vô sản.

Khi phân tích vấn đề nhà nước để đưa đến kết luận về tính quy luật của cách mạng bạo lực, của việc giai cấp vô sản phải đập tan nhà nước quan liêu thay vào đó nhà nước của chính mình thì Lênin đã dẫn chúng ta vào vấn đề chuyên chính vô sản Chuyên chính vô sản là một trong những tư tưởng đặc sắc và trọng yếu nhất của chủ nghĩa Mác về vấn đề nhà nước2; là đỉnh cao vai trò cách mạng của giai cấp vô sản trong lịch sử3 Với tư tưởng này, một mặt, Lênin đã làm nổi bật một trong những vấn đề cốt lõi của chủ nghĩa xã hội khoa học là vấn đề chuyên chính vô sản; mặt khác, cũng nói lên sự bổ sung và phát triển một cách

có hệ thống, toàn diện và sâu sắc lý luận của chủ nghĩa Mác của Lênin về vấn đề Nhà nước, nhất là Nhà nước của giai cấp vô sản

Bên cạnh nêu lên tính tất yếu của chuyên chính vô sản, Lênin đã chỉ ra các thuộc tính cơ bản của chuyên chính vô sản, tích hợp lại những thuộc tính đó giúp chúng ta nhìn nhận một cách đầy đủ hơn về chuyên chính vô sản Lênin đã trích dẫn một đoạn trong bức thư C.Mác gửi Vai-đờ-mai-e để nhấn mạnh tính tất yếu của chuyên chính vô sản4; để khẳng định sự khác nhau về chất của học thuyết Mác về nhà nước với các lý luận gia tư sản Theo đó, Mác khẳng định rằng: mác không có công phát hiện ra giai cấp và đấu tranh giai cấp, điều cống hiến mới của Mác là chứng minh rằng: Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn với những giai đoạn lịch sử nhất định trong sự phát triển của sản xuất; đấu tranh giai cấp tất nhiên đưa đến chuyên chính vô sản; chuyên chính này cũng chỉ là một bước quá

độ tiến lên chủ nghĩa xã hội

Thống nhất với quan điểm của chủ nghĩa Mác về chuyên chính vô sản như vậy, đồng thời để bảo vệ chủ nghĩa Mác trong điều kiện xuất hiện những sự xuyên tạc của giai cấp tư sản, của chủ nghĩa cơ hội, Lênin đã nhấn mạnh rằng:

Chuyên chính vô sản đã trở thành “hòn đá thử vàng” để nhận ra những người

2 V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.30

3 V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.33

4 V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.41

Trang 7

mácxít và giả danh mácxít: “Chỉ những người đã hiểu rằng chuyên chính của một giai cấp là tất yếu không những cho mọi xã hội có giai cấp nói chung, không những giai cấp vô sản sau khi đã lật đổ giai cấp tư sản, mà còn cho suốt thời kỳ lịch sử từ chế độ tư bản chủ nghĩa đến “xã hội không có giai cấp”, đến chế độ cộng sản chủ nghĩa, chỉ những người đó mới thấm nhuần được thực chất của học thuyết của Mác về nhà nước”5; và khẳng định rằng: “Chỉ người nào mở rộng việc thừa nhận đấu tranh giai cấp đến mức thừa nhận chuyên chính vô sản thì mới là người Mác xít Đó là điều khác nhau sâu sắc nhất giữa người Mác xít và người tiêu tư sản (và cả tư sản lớn) tầm thường Chính phải dùng viên đá thử vàng ấy

mà thử thách sự hiểu biết thực sự và sự thừa nhận thực sự chủ nghĩa Mác”6

Khi trích dẫn một đoạn nữa nói về tính tất yếu của chuyên chính vô sản trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gô ta” của Mác7, Lênin lưu ý rằng: kết luận

đó của Mác là dựa vào phân tích “vai trò của giai cấp vô sản trong xã hội tư bản chủ nghĩa” – đại biểu cho lực lượng sản xuất mới, cho xu thế phát triển của lịch sử

và “ những căn cứ phát triển của xã hội ấy” – mâu thuẫn nội tại và sự tất yếu phải thay thế nó và vào “tính chất không thể điều hòa được giữa những quyền lợi đối lập của giai cấp vô sản và giai cấp tư sản (đấu tranh giai cấp và phục hồi giai cấp vẫn còn trong thời kỳ quá độ)

Về những thuộc tính của chuyên chính vô sản, trước hết Lênin cho rằng chuyên chính vô sản là “nhà nước nửa nhà nước”, nhà nước không hoàn toàn theo nghĩa đen – nhà nước kiểu mới – nhà nước đang “tự tiêu vong”, nhà nước đấy không phải dùng để trấn áp đa số nhân dân lao động mà là để trấn áp thiểu số bọn bóc lột, mở rộng dân chủ cho nhân dân lao động trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội Nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản là nền dân chủ cao nhất trong lịch sử Trong nền chuyên chính đó, sức sáng tạo, tính nhân đạo, tính quần chúng được khẳng định

5 V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.44

6 V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.42

7 V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.106

Trang 8

Tuy nhiên, nhà nước chuyên chính vô sản là nhà nước đang “tự tiêu vong”

và sẽ tiêu vong nhưng không phải vì thế mà phủ nhận bạo lực cách mạng Nhà nước tư sản bị thay thế bởi nhà nước vô sản không phải bằng con đường “tiêu vong” được mà nó vẫn phải tuân theo quy luật chung, bằng một cuộc cách mạng bạo lực Trong tác phẩm, Lênin đã dùng thuật ngữ “nhà nước tiêu vong” vừa nói lên tính chất tuần tự lẫn tính chất tự phát của quá trình8, và đạt được mục đích nhà nước tiêu vong là một quá trình lâu dài, không phải một sớm một chiều như nhận định của những người vô chính phủ Ở đây cần thấy thêm tính chất phong phú của

sự phát triển: để đi đến không còn quyền uy chính trị, không còn nhà nước, việc đầu tiên của cách mạng không những giai cấp vô sản không xóa bỏ quyền uy, xóa

bỏ nhà nước nói chung mà chính lại thiết lập quyền uy, thiết lập nhà nước chuyên chính của mình, và suốt thời kỳ quá độ, quyền đó, chuyên chính đó phải được tăng cường: “Từ nay cho đến khi giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản xuất hiện, những người xã hội chủ nghĩa yêu cầu xã hội và nhà nước kiểm soát thật nghiêm ngặt mức độ lao động và mức độ tiêu dùng, nhưng việc kiểm soát ấy phải bắt đầu bằng việc tước đoạt bọn tư bản, bằng việc công nhận kiểm soát bọn tư bản, và kiểm soát này không phải do nhà nước của bọn quan lại thi hành, mà do nhà nước công nhân vũ trang thi hành”9

Lênin cho rằng: chuyên chính vô sản là một chế độ chính trị - đó là chế độ chính trị dân chủ nhất.

Khi trình bày về hình thức nhà nước chuyên chính vô sản, Lênin còn nêu lên nguyên tắc tổ chức nhà nước vô sản Đó là chế độ tập trung dân chủ, tập trung dân chủ vừa là nguyên tắc tổ chức của một chính đảng vừa là nguyên tắc tô chức của một hình thức nhà nước do giai cấp vô sản lãnh đạo Hai loại hình thức nhà nước Xô viết và dân chủ nhân dân đều tuân thủ nguyên tắc này Lênin viết: “Nhà nước trong thời kỳ đó tất nhiên phải là một nhà nước dân chủ

8 V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.110

9 V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.119

Trang 9

kiểu mới (dân chủ đối với những người vô sản và nói chung những người không có của) và chuyên chính kiểu mới (chống giai cấp tư sản)”10

Chuyên chính vô sản là sự lãnh đạo hay sự thống trị về chính trị của giai cấp vô sản – đây là thuộc tính cơ bản nhất của chuyên chính vô sản.

V.I.Lênin cho rằng định nghĩa về nhà nước chuyên chính vô sản của C.Mác, Ph.Ăngghen trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” là “tuyệt hay”: “Nhà nước, tức là giai cấp vô sản được tổ chức thành giai cấp thống trị”, đây là sự khẳng định tính chất giai cấp của nhà nước mới Sự thống trị của giai cấp vô sản không chia sẽ với ai và trực tiếp dựa vào lực lượng vũ trang của quần chúng11 Trong thực tế, giai cấp vô sản lãnh đạo thông qua đội tiền phong, thông qua đường lối chính trị, chiến lược, sách lược đấu tranh cách mạng, và bằng chính cả tính gương mẫu mọi mặt của từng đảng viên Cho nên, Lênin mới mệnh danh cho Đảng vô sản là: người thầy, người dẫn đường, người lãnh đạo của nhân dân lao động12 Và chính việc lôi kéo được đông đảo quần chúng nhân dân lao động, giai cấp vô sản mới trở thành lãnh tụ cách mạng, mới đem lại cho cách mạng tính chất nhân dân, tính chất triệt để thực sự Nghiên cứu vấn đề này, Lênin cũngkhông quên liên hệ với quy luật của cách mạng bạo lực Việc đập tan nhà nước quan liêu

cũ là “điều kiện tiên quyết của bất cứ cuộc cách mạng nhân dân nào”13 Cách mạng nhân dân phải lôi cuốn được tối đa nhân dân tham gia một cách tích cực

“họ đã để lại trên trên tất cả tiến trình của cách mạng, dấu vết những yêu sách của

họ, dấu vết những cố gắng của họ nhằm xây dựng theo cách thức của họ một xã hội mới đang thay thế cho xã hội cũ đang bị phá hủy”14

Khi giai cấp tư sản lỗi thời, phản động, không thể có khả năng phát động một phong trào nào có tính chất nhân dân Lênin cho rằng vào năm 1871 trên lục địa châu Âu, ở bất cứ nước nào giai cấp vô sản cũng phải là đã số trong nhân dân Cách mạng chỉ có bao gồm được cả giai cấp công nhân và nông dân thì mới có

10 V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.43

11 V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.32

12 V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.33

13 V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.48

14 V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.48

Trang 10

thể là cách mạng “nhân dân”, mới thật sự lôi kéo được đa số nhân dân Khối liên minh công – nông có vai trò quan trọng trong thời kỳ chuyên chính vô sản Nhà nước chuyên chính vô sản, nhưng “công – nông là lực lượng “nắm chính quyền nhà nước”15: “Nếu không có sự liên minh ấy thì không thể có dân chủ vững bền, không thể có cải tạo xã hội chủ nghĩa được”16

Đến đây, khái niệm “thống trị” của giai cấp vô sản trong thời kỳ chuyên chính vô sản có thể hiểu bao hàm hai nội dung hay hai chức năng cơ bản của chuyên chính vô sản trong quá trình tiêu diệt hoàn toàn giai cấp tư sản Lênin viết:

“Giai cấp tư sản chỉ có thể bị lật đổ, khi nào giai cấp vô sản trở thành giai cấp thống trị đủ sức trấn áp sự phản kháng không thể tránh khỏi, tuyệt vọng của giai cấp tư sản, và đủ sức tổ chức hết thảy quần chúng nhân dân lao động và bị bóc lột

để xây dựng một chế độ kinh tế mới”17

V.I.Lênin không đề cập sâu đến mối liên hệ của hai chức năng trên của chuyên chính vô sản Nhưng qua sự phân tích cơ sở kinh tế để nhà nước tiêu vong

đã toát lên tính chất quyết định và cơ bản hơn cả của công cuộc xây dựng sáng tạo chế độ mới để đưa xã hội tiến tới không còn giai cấp Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và còn nhà nước nên còn bạo lực, nghĩa là cuộc đấu tranh giai cấp vẫn còn tiếp tục trong thời kỳ chuyên chính vô sản Lênin đã vạch trần sự xuyên tạc của chủ nghĩa cơ hội khi họ khẳng định rằng: cái chủ yếu trong học thuyết của Mác là đấu tranh giai cấp, nhưng chủ nghĩa cơ hội lại đóng khung việc thừa nhận đấu tranh giai cấp trong phạm vi quan hệ tư sản Vì thế, Lênin vạch rõ: chủ nghĩa cơ hội chính là không nâng việc thừa nhận đấu tranh giai cấp lên điều chủ yếu nhất; tức là thừa nhận đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chuyên chính vô sản, thời kỳ lật đổ và thủ tiêu hoàn toàn giai cấp tư sản Lênin kết luận: “Kẻ nào chỉ thừa nhận có đấu tranh giai cấp không thôi thì kẻ đó vẫn chưa phải là một người Mác xít, kẻ ấy có thể vẫn chưa thoát khỏi khuôn khổ tư tưởng tư sản và chính trị tư sản Đóng khung chủ nghĩa

15 V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.66

16 V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.49

17 V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.32

Ngày đăng: 02/12/2016, 20:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w