ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------ LÊ THỊ HÒA THỰC HIỆN PHÁP LỆNH DÂN CHỦ CƠ SỞ TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
LÊ THỊ HÒA
THỰC HIỆN PHÁP LỆNH DÂN CHỦ CƠ SỞ
TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở HUYỆN THÁI THỤY,
TỈNH THÁI BÌNH HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Chuyên ngành: Chủ nghĩa Xã hội khoa học
Nguời hưóng
S Nguyễn Thuý Vân
Hà Nội - 2016
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
LÊ THỊ HÒA
THỰC HIỆN PHÁP LỆNH DÂN CHỦ CƠ SỞ
TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở HUYỆN THÁI THỤY,
TỈNH THÁI BÌNH HIỆN NAY
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa Xã hội khoa học
Mã số: 60.22.03.08
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Công Nhất
Hà Nội - 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Công Nhất cùng sự tham khảo các công trình khoa học của những tác giả ghi trong danh mục tài liệu tham khảo Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2016
Tác giả luận văn
Lê Thị Hòa
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CCHC : cải cách hành chính XHCN : xã hội chủ nghĩa UBND : ủy ban nhân dân
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 7
6 Đóng góp của luận văn 8
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 8
8 Kết cấu của luận văn 9
NỘI DUNG 9
Chương 1: THỰC HIỆN PHÁP LỆNH DÂN CHỦ CƠ SỞ TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở CẤP HUYỆN VIỆT NAM HIỆN NAY: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN Error! Bookmark not defined 1.1 Cải cách hành chính và cải cách hành chính ở cấp huyện Việt Nam hiện nay Error! Bookmark not defined 1.1.1.Những vấn đề chung về cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay Error! Bookmark not defined 1.1.2 Cấp huyện và yêu cầu cải cách hành chính ở cấp huyện của Việt Nam hiện nay Error! Bookmark not defined 1.2 Pháp lệnh dân chủ cơ sở và sự cần thiết phải thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong cải cách hành chính ở cấp huyện Việt Nam hiện nay 22 1.2.1 Khái niệm dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩaError! Bookmark not defined 1.2.2 Hoàn cảnh ra đời và một số nội dung cơ bản của Pháp lệnh dân chủ cơ sở Error! Bookmark not defined 1.2.3 Sự cần thiết phải thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong cải cách hành chính ở cấp huyện Việt Nam hiện nay 32
Trang 61.2.4 Một số nội dung cơ bản của việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở
trong cải cách hành chính ở cấp huyện Việt Nam hiện nayError! Bookmark
not defined
Tiểu kết chương 1: 42 Chương 2: THỰC HIỆN PHÁP LỆNH DÂN CHỦ CƠ SỞ TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPError! Bookmark not defined
2.1 Khái quát tình hình kinh tế- xã hội và đặc điểm tổ chức hoạt động bộ máy hành chính cấp huyện ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình .Error! Bookmark not defined
2.1.1 Khái quát tình hình kinh tế- xã hội của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
Error! Bookmark not defined
2.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động của bộ máy hành chính cấp huyện ở huyện
Thái Thụy, tỉnh Thái Bình Error! Bookmark not defined
2.2 Thực trạng thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong cải cách hành chính ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình hiện nay 49
2.2.1 Thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong cải cách hành chính ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình hiện nay 49 2.2.2 Những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong cải cách hành chính ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình hiện nay 63
2.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong cải cách hành chính ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình hiện nay 65
2.3.1 Nâng cao nhận thức về việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở nhằm thực hiện cải cách hành chính ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình hiện nay 65
Trang 72.3.2 Xây dựng đồng bộ hệ thống các cơ chế, chính sách và đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở nhằm thực hiện cải cách hành
chính ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình hiện nay 66
2.3.3 Tạo cơ chế, chính sách để quần chúng nhân dân tích cực tham gia giám sát thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở nhằm thực hiện cải cách hành chính ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình hiện nay 68
2.3.4 Tích cực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn nhằm xây dựng mô hình phù hợp trong thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở nhằm thực hiện cải cách hành chính ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình hiện nay 69
Tiểu kết chương 2: 72
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
Trang 8và tầm quan trọng của việc thực hiện dân chủ cơ sở đối với hệ thống chính trị
- xã hội nước ta, đó là Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH 11 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn do Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 11 (2007) ban hành ngày 20/4/2007 Thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở được gắn với phát triển kinh tế - xã hội, cải cách thủ tục hành chính, cuộc vận động
"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", các phong trào, các hoạt động văn hoá, xã hội, giữ vững an ninh, trật tự ở cơ sở được nhân dân đồng tình hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả, dân chủ nói chung, dân chủ trực tiếp của nhân dân nói riêng tiếp tục được coi trọng, tăng cường
Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, văn hóa, CCHC trở thành một trào lưu, một nhu cầu thiết thực tự thân, nỗ lực của hầu hết các quốc gia trên thế giới - cả các nước đang phát triển và các nước phát triển - đều xem
Trang 92
CCHC như một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển dân chủ và các mặt khác của đời sống xã hội, nhằm xây dựng một nền hành chính nhà nước hiện đại, năng động hiệu quả, giảm phiền hà, lấy phục vụ nhân dân làm tôn chỉ, mục đích để từ đó xây dựng và hoàn thiện nền hành chính Ở nước ta, công cuộc CCHC nhà nước đang là kế hoạch trọng tâm của Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng, phát triển hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh Công cuộc CCHC được thực hiện ở tất cả các cấp hành chính- từ trung ương đến cấp xã, phường, thị trấn - từng bước thận trọng và
đã thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ CCHC đang thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong việc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Tuy nhiên, quá trình CCHC ở Việt Nam còn rất nhiều vấn đề đặt ra cần được tiếp tục giải quyết ngay như vẫn còn bộc lộ sự xa dân, quan liêu, bộ máy cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, thủ tục hành chính rất nặng nề, gây phiền hà cho dân; chế độ và trách nhiệm công vụ không rõ ràng, thiếu minh bạch; cán bộ, công chức có nhiều người sách nhiễu dân, lãng phí và tham nhũng Chính vì vậy cần phải đẩy mạnh thực hiện dân chủ cơ sở, đặc biệt là việc áp dụng Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong CCHC nhằm thực hiện tốt chủ trương cải cách nền hành chính nước nhà, đồng thời phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân
Huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình là một huyện ven biển đồng bằng sông Hồng, là lá cờ đầu của sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
và đây là một trong những địa phương đầu tiên thí điểm thực hiện CCHC
Bên cạnh những thành tựu đạt được, CCHC ở huyện Thái Thụy vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được hết quyền làm chủ của nhân dân Chính vì vậy
tôi chọn “Thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong cải cách hành chính ở
huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình hiện nay” làm đề tài luận văn của mình
Trang 103
nhằm phân tích thực trạng thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong CCHC ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình từ đó đề xuất một số phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong CCHC ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
2 Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về dân chủ và CCHC nói chung, dân chủ và CCHC ở Việt Nam nói riêng Trong các công trình ấy, dân chủ, CCHC ở Việt Nam đã được nghiên cứu theo nhiều cách tiếp cận khác nhau có thể khai thác và kế thừa như:
Nhóm các công trình nghiên cứu về CCHC nhà nước
Bàn về CCHC nhà nước có các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học như:
Tô Tử Hạ, Nguyễn Hữu Trị và Nguyễn Hữu Đức 1998 ,“Cải cách hành chính địa phương lý luận và thực tiễn”, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội Trong cuốn sách này, các tác giả đã nêu và phân tích tập trung vào những vấn đề lý luận và thực tiễn về CCHC; chức năng, vị trí, vai trò của CCHC địa phương trong CCHC nhà nước, đánh giá thực trạng chính quyền địa phương và xác định xu hướng cải cách Các tác giả đã đưa ra các giải pháp cụ thể CCHC đối với bộ máy hành chính theo các góc độ, phạm vi như: mô hình tổ chức bộ máy, thiết chế, sự phân chia theo lĩnh vực hành chính lãnh thổ…
Nguyễn Ngọc Hiến 2001 , “Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội Tác giả đã đề cập đến quá trình CCHC diễn ra như thế nào, các rào cản trong CCHC, đặc điểm, nguyên tắc CCHC từ đó đưa ra những kiến nghị các giải pháp thúc đẩy quá trình CCHC
Đoàn Trọng Truyến 2006 , “Cải cách hành chính và công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Nxb Tư pháp, Hà Nội Cuốn sách gồm 2 phần: Phần 1: Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Phần 2: Cải cách hành chính Cuốn sách là tổng hợp
Trang 114
kiến thức cơ bản về nhà nước pháp quyền, về nền hành chính trên cơ sở học thuyết Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đánh giá sắc sảo nền hành chính phong kiến Việt Nam, có cách nhìn độc lập về nền hành chính nước ta, đồng thời đề xuất mô hình một nền hành chính tương lai Tác giả nhấn mạnh rằng trong giai đoạn cách mạng mới, CCHC được coi là trọng tâm của công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Tác giả cũng chỉ ra rằng, cải cách nền hành chính phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và triển khai các nhiệm vụ về cải cách thể chế hành chính, cải cách bộ máy hành chính, tinh giảm biên chế, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong sạch, vững mạnh
Các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp những luận cứ khoa học làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong tiến trình CCHC nhà nước, đề xuất những kiến nghị về nguyên tắc, phương pháp, giải pháp cho công tác CCHC, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước và các tầng lớp nhân dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và dân chủ hóa đời sống xã hội
Nhóm các công trình nghiên cứu về dân chủ và dân chủ cơ sở:
Vấn đề dân chủ và dân chủ ở cơ sở là một vấn đề đã được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu với nhiều công trình có giá trị và ý nghĩa đã được công bố như:
Nguyễn Tiến Phồn: “Dân chủ và tập trung dân chủ - lý luận và thực tiễn”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001; Luận án Tiến sỹ Chính trị học của Nguyễn Thị Tâm: “Dân chủ cơ sở và vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta hiện nay” (2007) Các tác giả đã nêu rõ những thành tựu và hạn chế trong nhận thức và cả những khuyết tật trong xây dựng và thực hiện nền dân chủ XHCN ở nước ta trong thực tiễn
PGS.TS Dương Xuân Ngọc: “Quy chế thực hiện dân chủ cấp xã - Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; PGS.TS Nguyễn Cúc: “Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong tình hình
Trang 125
hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Lương Gia Ban: “Dân chủ và việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; TS Nguyễn Văn Sáu - GS Hồ Văn Thông: “Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 Các công trình này, các tác giả đã tập trung làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, cùng với thực trạng của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong tình hình hiện nay của nước ta
Phạm Văn Bính: “Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008 Cuốn sách này đã góp phần xác định và làm rõ hơn những vấn đề cơ bản trong phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh, đề xuất
áp dụng phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh đối với việc hoàn thiện phương pháp lãnh đạo của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay
Hoàng Chí Bảo 2007 , cuốn sách “ Dân chủ và dân chủ cơ sở ở nông thôn trong tiến trình đổi mới”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007 Tác giả
đã nghiên cứu, luận giải sâu sắc về lý luận và thực tiễn một vấn đề xã hội phức tạp hiện nay là tâm lý làng xã, ảnh hưởng và tác động của nó đối với việc thực hiện và phát huy dân chủ hiện nay
PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh- ThS Tào Thị Quyên: “Dân chủ trực tiếp ở Việt Nam, lý luận và thực tiễn”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010 Trong cuốn sách này tác giả đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về dân chủ và dân chủ trực tiếp trên thế giới và ở Việt Nam; đánh giá thực trạng, đưa
ra giải pháp nhằm phát huy các hình thức dân chủ trực tiếp ở nước ta hiện nay
PGS.TS Lê Minh Quân: “Về quá trình dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011 Ở đây tác giả đã
đề cập đến nhiều vấn đề về dân chủ hóa từ góc độ lý luận và thực tiễn, chỉ ra các yếu tố tác động và quá trình dân chủ hóa trên thế giới, phân tích những
Trang 136
vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình dân chủ hóa XHCN ở nước ta hiện nay
Bên cạnh những công trình sách đã được xuất bản, chúng ta còn có thể
kế thừa những bài báo, tạp chí như:
Dương Xuân Ngọc - Lưu Văn An: “Kết quả thực hiện Quy chế dân chủ
ở cơ sở, vấn đề đặt ra và một số giải pháp”, Tạp chí Thông tin lý luận, số
9-2000 Trong bài viết này, tác giả đã nêu lên những kết quả bước đầu của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, đồng thời nêu lên những vấn đề cần giải quyết cùng những giải pháp cụ thể để tiếp tục thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ
sở
Dương Trung Ý: “Nâng cao sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng thực hiện hiệu quả dân chủ ở cơ sở”, Tạp chí Cộng sản số 14 tháng 5/2013
Ở bài viết này tác giả chủ yếu đề cập đến các giải pháp nhằm nâng cao vai trò
và năng lực của các tổ chức cơ sở Đảng trong việc phát huy dân chủ cơ sở
TS Đoàn Minh Huấn: “Dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp và quá trình
mở rộng dân chủ XHCN ở nước ta”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 8/2014 Tác giả bài viết này làm rõ đặc trưng của hai hình thức dân chủ là dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, đồng thời kh ng định vai trò, ưu thế của mỗi hình thức cũng như sự cần thiết phải phối hợp chặt chẽ hai hình thức này với nhau trong việc mở rộng dân chủ XHCN ở nước ta
Nhìn chung, các công trình khoa học, bài báo, luận án nêu trên với những cách tiếp cận và phạm vi nghiên cứu khác nhau nhưng đều đã nêu lên
và làm rõ tầm quan trọng của dân chủ, dân chủ cơ sở cũng như những tiền đề
lý luận và thực tiễn của vấn đề dân chủ và dân chủ cơ sở Do vậy những tài liệu trên sẽ là những nguồn tư liệu tham khảo bổ ích đối với tác giả Tuy nhiên do Pháp lệnh số 344/2007/PL-UBTVQH 11 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới được ban hành ngày 20/04/2007 nên các công trình nghiên cứu trước thời điểm ban hành Pháp