NGÂN HÀN G NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Sie fe 2c ae ake
DE TAI
GIAI PHAP THUC HIEN
DINH HUONG CHIEN LƯỢC HỘI NHẬP VỚI CỘNG ĐỒNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM
MÃ SỐ: KNH: 98 - 08 Chủ nhiệm đề tài:
TIẾN SY DO QUE LUONG
Thu ky dé tai:
CU NHAN KINH TE VU PHUONG LIEN
Thanh vién tham gia:
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Hội nhập quốc tế đã và đang là vấn đẻ được quan tâm hàng đầu ở các
'quốc gia trên thế giới, đặc biệt là với những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Trong xu thế hội nhập, hệ thống ngân hàng không chỉ là huyết mạch trong nội bộ nền kinh tế một quốc gia, mà còn vươn rộng ra phạm vi khu vực và quốc tế Việc mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động luôn là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các - ngân hàng Đối với Việt Nam, cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ của hệ thống ngân hàng chúng ta còn lạc hậu so với thế giới; Hội nhập với quốc tế là cơ hội tận dụng những điều kiện thuận lợi với phương châm "đi tắt, đón đầu", nhưng cũng đặt chúng ta trước nhiều ihó khăn, thách thức, Trong điều kiện hiện nay, việc fìm ra những giải pháp thích hợp cho chiến lược hội nhập, nhằm giúp hệ thống ngân hàng Việt Nam phát huy được những thế mạnh vốn có, đồng thời
giảm thiểu được những bất lợi trong cạnh tranh với các quốc gia phát triển
luôn là vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta dac biét quan tam, coi đây là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách
Vì lý do trên, Đề tài đã hướng vào việc nghiên cứu, phân tích qua trình hình thành và xu hướng phát triển của cộng đồng tài chính quốc tế; Thực trạng của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong quá trình hội nhập; Qua đó đề xuất một số giải pháp để thực hiện chiến lược hội nhập, đồng thời đưa.ra kế hoạch
chi tiết về lộ trình hội nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ nay đến năm
2020
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là quá trình vận động của các hoạt
động tài chính tiền tệ gắn liền với chính sách của các quốc gia và xu thế hợp tác trong cạnh tranh để tồn tại và phát triển Trên cơ sở đó, để xuất những giải
,pháp thích hợp cho quá trình hội nhập của Việt Nam với cộng đồng tài chính quốc tế
Trong quá trình nghiên cứu, Đề tài đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận cơ bản; Bên cạnh đó kết hợp với một số phương pháp khác như: Phân tích hệ thống, khảo cứu, khái :
Trang 3Những đóng góp chính của Đẻ tài,bao gồm:
Thứ nhất: Phân tích và nghiên cứu có hệ thống về sự hình thành, quá trình phát triển của hệ thống tiền tệ quốc tế trong bối cảnh kinh tế thế giới có những biến đổi nhanh chóng và mạnh mẽ
Thứ hai: Phân tích cụ thể thực trạng của hệ thống ngân hàng Việt Nam
trong quá trình hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế; Dự báo vé xu thế phát triển của cộng đồng tài chính quốc tế trong những năm đầu thế kỷ 21; Sau đó đưa ra những quan điểm chủ yếu vẻ chiến lược hội nhập của hệ thống
ngân hàng Việt Nam : ue
Thứ ba: Phân tích về những cơ hội, thách thức và những nguyên tắc chính trong quá trình hội nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam với cộng đồng tài chính quốc tế
Thứ tư: Đề xuất một số giải pháp để thực hiện chiến lược hội nhập và một số kiến nghị cụ thể để thực hiện các giải pháp này
Thứ năm: Nhấn mạnh một số vấn đề cần quan tâm trong hội nhập và đề
xuất về lộ trình hội nhập của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Để tài được chia thành 3 chương và sơ đồ kèm theo: Chương I: Tổng quan về cộng đồng tài chính quốc tế; Chương ]]: Định hướng chiến lược hội nhập quốc tế; Chương III: Giải pháp thực hiện chiến lược hội nhập
Trong quá trình nghiên cứu Đề tài, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu, phân tích các tài liệu quốc tế, thông tin chỉ tiết về quá trình hội nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian qua; Song đây là vấn đề lớn và phức tạp, nên không tránh khỏi những thiếu sót, bất cập Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến, góp ý, phê bình của tất cả các bạn, những người quan
tâm đến sự phát triển nền tài chính, tiền tệ đất nước Xin chân thành cảm ơn !
Chủ nhiệm Đề tài _
Trang 4MỤC LỤC
NÔI DUNG Trang
Chuong I: TONG QUAN VE CỘNG ĐỒNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ; 1
1.1 Sự hình thành và xu phướng phát triển của hệ thống tài chính 1
quốc tế sau chiến tranh Thế giới II đến nay: ,
1.1.1 Bối cảnh ra đời của hệ thống tiên tệ Bretton Woods 1 1.1.2 Cơ chế hoạt động của hệ thống tiên tệ Bretton Woods 6
1.1.3 Sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods 13
1.2 Hệ thống tài chính tiền té quéc té sau Bretton Woods (tir nam| 24 1970 đến nay) 1.2.1 Vai trò của vàng và những ý kiến khác về một đơn vị tiền tệ thế 25 giới mới 1.2.2 Đa cực hóa hệ thống tiền tệ thế giới 30 1.2.3 Chế độ tỷ giá 32
1.2.4 Một số vấn đề về cải tổ lại thể chế tài chính quốc tế 32 1.3 Hoạt động của hệ thống tiền tệ thế giới trong bối cảnh kinh tế, 36
tiền tệ thế giới hiện nay
1.3.1 Những đặc trưng chủ yếu của hệ thống ngân hàng thế giới từ năm 36
1970 đến nay
Chương ÏI: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP QUỐC TẾ ` là
2.1 Xu hướng phát triển cửa cộng đồng tài chính quốc tế trong 51 những năm đầu thế kỷ 21
2.1.1 Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới 31
2.1.2 Xu thế tùy thuộc lẫn nhau về kinh tế 52
2.1.3 Xu thế hợp tác trong cạnh tranh, 53
54 2.1.4 Trong nền kinh tế thế giới hiện đại đang xuất hiện một hiện tượng
Trang 5._ càng làm cho các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu kinh tế phải quan tâm theo dõi và không ngớt lo âu 2.2 Những quan điểm chủ yếu về chiến lược hội nhập 55 2.2.1 Những quan điểm chủ yếu trong chính sách kinh tế đối ngoại 56 2.2.2 Mục tiêu nguyên tắc và quan điểm chủ yếu của hệ thống ngân hàng 58
Việt Nam nhằm đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế i
2.2.3 Thực trạng của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong quá trình hội 66 nhập với cộng đồng tài chính quốc tế trong thời gian qua
Chương IIỊ: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC 70
HỘI NHẬP
3.1 Cơ hội, thách thức và những nguyên tác chính trong quá trình 31 hội nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam
3.1.1 Cơ hội và thách thức 70
3.1.2 Những nguyên tắc và yêu cầu chính trong quá trình hội nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam 72
!3.2 Một số giải pháp 1 ¡
3.2.1 Trong sạch và lành mạnh hóa tài chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam 74 3.2.2 Chấn chỉnh sắp xếp hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam 77 |
nhằm nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng
Việt Nam "
3.2.3 Phát triển các quan hệ hợp tác giữa ngân hàng Việt Nam và cộng đồng tài chính khu vực và thế giới 79
3.2.4 Hoàn chỉnh các cơ chế nghiệp vụ cho phù hợp với điều kiện công 82 nghệ mới Hoàn thiện các qui chế về thông tin, báo cáo, qui chế
giám sát, kiểm soát chế độ kế toán, kiểm toán theo đúng thông lệ quốc tế
3.2.5 Triển khai đúng tiến độ dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán 83
3.2.6 Đánh giá kết quả các chương trình đã triển khai, các hiệp định đã 84 ký với các tổ chức tài chính quốc tế nhằm thúc đẩy tiến độ rút vốn
từ các chương trình ESAF, SAC
Trang 6khủng hoảng tài chính tiền tệ, các nước trong khu vực, kịp thời có các biện pháp khắc phục hậu quả các cuộc khủng hoảng đó, điều chỉnh kịp thời chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá theo hướng có lợi cho xuất khẩu, giảm bớt thâm hụt cán cân vãng lai, kích thích thu hút vốn đầu tư nước ngoài phục vụ cho tăng trưởng kinh tế
3.2:8 Xúc tiến xây dựng đề án, kế hoạch từng bước thâm nhập thị trường 91 quốc tế cho các ngân hàng thương mại quốc doanh, các ngân hàng
thương mại cổ phần
3.3 Một số kiến nghị cụ thể: 94
3.3.1 Về cơ chế chính sách: 94
1 Nhà nước tạo điều kiện pháp lý để bảo đảm tính độc lập tương đối 94 của hệ thống ngân hàng Việt Nam
2 Chính phủ điều chỉnh lại những biện pháp chỉ đạo hệ thống ngân 96 hàng phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập của ngân
hàng với cộng đồng tài chính quốc tế
3 Củng cố và phát triển thị trường hối đoái ở Việt Nam trong thời| 96
gian tới, tiến tới thực hiện đồng Việt Nam chuyển đổi
4 Xây dựng chính sách tỷ giá và lãi suất phù hợp với cơ chế thị 100
trường
5 Xử lý vấn để đô la hóa và thực hiện chính sách quản lý ngoại hối | 101
phù hợp với điều kiện mới trong giai đoạn mới của Việt Nam
3.3.2 Về tổ chức và cán bộ: 102
1 Hình thành ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam để mở rộng quan | 102
hệ kinh tế đối Tigoại, quan hệ thương mại của Việt Nam với nước ngoài
2 Ngân Hàng Nhà Nước cần có chính sách và biện pháp cụ thể đề đào | 103
tạo, qui hoạch và sử dụng đội ngũ cán bộ l
3.4, Tóm tắt một số nội dung cần quan tâm trong hội nhập và lội 103
Trang 7CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
1 SƯ HÌNH THÀNH VÀ XU HƯỚNG PHAT TRIEN CUA HE THONG TAI
CHÍNH QUỐC TẾ TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II ĐẾN
NAY 7
1.1.1 BOLCANH RA DOI CUA HE THONG TIEN TE BRETTON WOODs 1 Chiến tranh thế giới lần thứ 1 và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm suy yếu và cuối cùng làm sụp đổ chế độ bản vị vàng hối đoái Trong thời gian chiến tranh, các Chính phủ quản lý chặt chẽ hối đoát và từ bỏ việc chuyến đổi tiền giấy ra vàng Ngay sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1918, lẽ ra quay trở lại chế độ bản vị vàng, các nước lại thi hành chế độ tỷ giá linh hoạt cho tới năm 1926, Trong thời kỳ này nhiều
nước phải chịu đựng nạn lạm phát cao, các Chính phủ tim mot cách rhi
hành chính sách bảo hộ mậu dịch, phá giá tiền tệ để cạnh tranh xuất khẩu Năm 1926, các nước muốn phục hồi lại chế độ bản vị vàng để kiểm soát `
lạm phát và ổn định kinh tế, phát triển thương mại Thế nhưng đòi hỏi của
chế độ bản vị vàng lại rất nghiêm ngặt: Các nước bội chỉ phải chịu giảm
bớt dự trữ vàng để làm chậm lại SỰ gia tang tiền tệ, các nước bội thu cũng
phải tăng dự trữ vàng nới lỏng chính sách tiền tệ của họ Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, cả hai loại điều chính đó đều trở thành gánh nặng quá lớn nên các nước đều tìm cách lảng tránh Nhiều nước tìm cách điều chỉnh tỷ giá và tăng cường quản lý ngoại hối chặt chẽ để có lợi cho mục đích kinh tế của mình Năm 1926, Pháp phá giá đồng Franc Pháp để kích thích kinh tế, Anh để cho đồng Bảng Anh mất giá nhằm giải quyết những khó khăn kinh tế của mình Năm 1928, Chính phủ Pháp thi hành biện pháp quản lý hối đoái chặt chẽ, chỉ chấp nhận thanh toán bằng vàng, từ chối không chấp
nhận bất cứ loại ngoại tệ nào _
Tiếp đến, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm cho kinh tế các nước công nghiệp giảm sút nghiêm trọng Sản xuất và thương mại thế giới bị đình đốn, giá nguyên liệu tính bằng đô la giảm 50% từ 1929
đến 1932, giá trị xuất khẩu còn giảm mạnh hơn Tổng sản phẩm quốc dân
của Mỹ giảm trên 30% từ 1929-1033 Tình hình đó dẫn tới sự rối loạn trong hệ thống tiền tế thế giới Hàng loạt các nước phải phá giá đồng tiền của mình vào năm 1929-1930 để đối phó với tình trạng thu nhập từ xuất khẩu của họ bị giảm sút Hàng loạt đồng tiền khác liên tục bị mất giá Đến năm 1931, khi Pháp quyết định không thu nhận đồng Bảng Anh và tung số
Trang 8trong khối Cộng đồng Anh đều bị mất giá Đồng Bảng Anh trung tâm của chế độ bản vị vàng không còn khả năng chuyển đổi ra vàng nữa Hàng loạt
các nước khác cũng phải theo Anh, chấm đứt chế độ chuyển đổi tiền giấy ra vàng Cuối cùng đến năm 1934 đồng Đô la Mỹ cũng bị phá giá, chế độ
bản vị vàng hoàn toàn sụp đổ ! ‘
' Khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ thì mọi cố gắng để hợp
tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, tiền tệ thế giới đều trở nên bất lực Đó là bối cảnh kinh tế, những điều mà tất cả các đại biểu đại điện cho các, nước đồng minh đến dự hội nghị Bretton Woods do Mỹ triệu tập vào ngày 22 tháng 7 năm 1944, đều rất quan tâm khi muốn lập lại một trật tự mới cho hệ thống tiền tệ thế giới thay thế cho chế độ bản vị vàng Mặc dù các vị đại biểu này không phải tất cả đều là những nhà kinh tế lớn, nhưng tất cả
họ, vào những năm 30 đều là những quan chức quan trọng và đều giữ lại
những ký ức nóng bỏng trong 5 năm chiến tranh vừa qua, và tất cả đều tự hỏi họ dã phạm những sai lâm gì để dẫn tới tình trạng rối loạn đến như vậy? Trong thâm tâm họ, tuy chưa nói hết ra với nhau tất cả đều có một nhận thức rất rõ về một sai lầm cơ bản và khủng khiếp, đó là, ngay sau khi cuộc chến tránh thế giới thứ nhất chấm dứt, ho đã không đủ khả năng và
cũng không đủ sáng suốt để thiết lập lại một hệ thống hối đoái ồn định Họ
thật sự sâu sắc nhận thức rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng kinh tế hỗn loạn sau chiến tranh và trong cuộc đại khủng hoảng kinh tế đầu những năm 30, và đã tạo điều kiện đưa Hitler lên cầm quyền và tệ hơn nữa là làm tê liệt mọi sự chông đối lại chế độ phát xít, thực sự đã bắt nguồn từ
những vấn đề hối đoái”
2 Chúng ta không thể bỏ qua một mat quan trong khác trong bối
cảnh ra đời của hệ thống tiền tệ Bretton Woods, đó là tương quan lực lượng
về kinh tế giữa Mỹ và Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai
Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm thay đổi hoàn toàn bộ niặt kinh tế
của các nước công nghiệp phát triển
Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế các nước Tây Âu, trong đó có Anh, giữ địa vị thống trị trong nền kinh tế thế giới Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, khoảng cách đó tuy đã rút ngắn, nhưng ngay những năm trước chiến tranh thế giới thứ II, các nước Tây Âu vẫn còn có nền công
nghiệp lớn hơn Mỹ
' Bo Sodersten” International Economics “ NXB Macmillan [989 tr 441-442
> Theo Jean Denizet, nha kinh té nói tiếng của Pháp trong cuốn sách "Le Dollar - Histoire du système monétaie international depuis 1945" thì từ sau 1931 nước Đức lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế làm
sụp đổ nước Cộng hoà Weimah Đức đã phải kêu gọi Anh và Pháp giúp đỡ một khoản vay không lớn lắm, nhưng không kết quả Với 5 triệu người thất nghiệp, mỗi lần bầu cử số phiéu danh cho Hitler lai tang lên
và tới tháng L năm 1933 thì Hitler chính thức trở thành thủ tướng Đức quốc xã
Trang 9Trong chiến tranh và những năm dau sau chién tranh, thé luc kinh té
Mỹ đã phát triển nhanh chóng và vượt“xa các nước Tây Âu Tỷ trọng sản xuất công nghiệp Mỹ trong sản lượng:công nghiệp thế giới năm 1913 mới chiếm 36%, năm 1237 lên 41% và năm 1948 đã tăng lên 56% Trong khi đó các nước Tây Âu trong những năm tương ứng đã giảm đầu tư 45% xuống 42% và năm 1948 chỉ còn 30%
Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, ưu thế của Mỹ cũng tăng lên so với
các nước Tây Âu Quan hệ thương mại của các nước Tây Âu so với Mỹ,
trong và sau chiến tranh xấu đi nhiều Các nước Tây Âu lệ thuộc nặng vào: nguồn cung cấp hàng hoá, thiết bị của Mỹ để có điều kiện khôi phục kinh tế và đời sống sau chiến tranh, trong khi đó khối lượng hàng hoá xuất khẩu
sang Mỹ bị giảm sút nhiều ,
Cùng với tình trạng sa sút trong cán cân thương mại, các khoản
thương mại phi mậu dịch như bảo hiểm, vận tải, lợi nhận đầu tư v.v của các nước Tây Âu đều giảm sút Các khoản nợ nước ngoài và các khoản lãi phải trả tăng vọt lên Tất cả các yếu tố đó làm cho cán cân thanh toán quốc tế của các nước Tây Âu sau chiến tranh bị bội chỉ nghiêm trọng
Cán cân thanh toán của các nước Tây Âu trước và sau chiến tranh! (tỷ USD) Voi My Với các nước khác Tổng cộng 1938 1947 1938 1947 1938 1947 Xuất khẩu +06 | +09 | +31 +55 | +3.7 | +64 Nhập khẩu - 1,3 - 6,1 -4,2 -7,8 -5.3 | - 13,9 Cán cân thương mại | -0,7 ~ 3,2 -1,1 - 2,3 - 1,8 - J5 Thu nhập về đầu tư ?-+0.1 +1, | +0,6 | +l.2 | +06 Thu nhập về vận tái † +0,2 | -0,7 +04 | +03 | +06 | -04 Các khoản khác +02 - 0,5 _=0/3 -04 ) -57 | +04 | -19 | -I8 | -76
Qua số liệu trên, chúng ta thấy trước chiến tranh tình hình thh tốn
quốc tế của Tây Âu tương đối ổn định, nhưng sau chiến tranh đã bội chi
nặng nề Trong quan hệ thanh toán với Mỹ trước chiến tranh, các nước Tây
Âu tuy có bội chỉ chút ít, khoảng 400 tr USD, nhưng sau chiến tranh, số bội chỉ tăng lên tới 5,7 tỷ USD, đưa tổng số bội chỉ của Tây Âu năm 1947 'lên tới 7,6 tỷ USD
Tình hình đó nói lên sự lệ thuộc nặng nề của nền kinh tế Tây Âu vào nền kinh tế Mỹ trong những năm đầu sau chiến tranh Trước những khó
Trang 10- khăn kinh tế - xã hội sau chiến tranh, các nước Tây Âu phải tìm mọi cách để có đô la Mỹ Có đô la mới mua được thiết bị, lương thực, thực phẩm của Mỹ để khôi phục kinh tế, cải thiện đời sống sau chiến tranh Tình trạng đó được gọi là "nạn đói đô la", xuất hiện ở Châu Âu Nhu cầu đồng đô la lên cao, địa vị đồng đô la trở thành độc tôn, được coi ngang với vàng Mặc nhiên đồng đôla Mỹ sau chiến tranh trở thành đồng tiền thanh toán quốc tế
chủ yếu
Trong khi đó các đồng tiền Tây Âu suy yếu hghiêm trọng Tình
trạng bội chỉ cán cân thanh toán quốc tế đã làm cho dự trữ vàng của “Chau Âu chảy dần sang Mỹ Năm 1938, dự trữ vàng của các nước Tây Âu khoảng 10,1 tỷ đôla Mỹ, sau chiến tranh chỉ còn lại 6,7 tỷ, cuối năm 1947 tụt xuống còn 5,2 tỷ đôla, trong khi đó dự trữ vàng của Mỹ tăng từ 14,6 tỷ -
đôla năm 1938 lên 22,9 tỷ đôla cuối năm 19471
Tình trạng bội chi cán cân thanh toán quốc tế tăng lên, dự trữ vàng giảm sút, "nạn đói đôla” trầm trọng, cùng với nạn lạm phát lên cao đã làm cho sức mua đối ngoại cũng như đối nội của các đồng tiền Tây Âu giảm xuống liên tục Chỉ trong hai năm sau chiến tranh thế giới II các đồng tiền Tây Âu đã phải lần lượt thay nhau phá giá tới L7 lần
3 Trong bối cảnh kinh tế, thương mại và tiền tệ như vậy, từ năm ˆ
1942 Mỹ đã giao cho nhà kinh tế Mỹ Harry White soạn thảo một đề án riêng được công bố vào ngày 5 tháng 4 năm 1943 Ngay sau đó Chính phủ Anh cũng cho công bố đề án của mình do nhà kinh tế nổi tiếng John
Maynard Keynes soan thao Hai đề án này đã phản ánh hai quan điểm khác nhau của hai cường quốc kinh tế lúc bấy giờ Mỗi đề án phục vụ cho lợi ích của một thế lực
Nội dung cơ bẩn của đề án White gồm có:
- Thanh lập một tổ chức tiền tệ thế giới lấy tên là Quỹ tiền tệ
quốc tế
- Thiết lập một chế độ tỷ giá cố định lấy đồng Đôla Mý làm cơ
SỞ
- Loại bỏ mọi hình thức hạn chế tỷ giá hối đoái, xoá bỏ mọi khu
vực tiền tệ, mở rộng việc tự do chuyển đổi giữa các đồng tiền để tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hoá, đầu tư
tư bản, thanh toán quốc tế
' Niên giám thống kê 1949-1950 của Liên Hiệp quốc New York, 1950, tr 424 - 425 Báo cáo hàng năm của Ngân hàng thanh toán quốc tế Basle, 1949, tr.L50
Trang 11Rõ ràng là những nội dung của đề án này nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho thế lực tư bản dộc quyền Mỹ dễ rang thâm nhập vào nền kinh tế của
các nước, thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của đồng Bảng Anh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thị trường đầu tư tư bản cho Mỹ, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của đồng Đôla Mỹ
,
Ngược lại, đề án của Keynes có nội dung chủ yếu sau đây:
- Thành lập một “lién minh thanh toán bi tri’ (Clearing house) trong các nước hội viên có thể thanh toán bù trừ cho nhau
Những nước mắc nợ có thể vay số bội thu của các nước hội
viên khác để trang trải nợ nần Liên minh thanh toán bù trừ
đóng vai trò như một Ngân hàng của các Ngân hàng Trung
ương các nước hội viên, phát hành một đơn vị thanh toán và
dự trữ quốc tế lấy tên là "Bancor”, thay vàng làm chức năng tiên tệ thế giới
- _ Thi hành chế độ tỷ giá linh hoạt
- Cho phép duy trì chế độ quản lý ngoại hối, hạn chế thương mại, hạ giá tiền tệ, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế
Quan điểm của để án Keynes rõ ràng nhằm bảo vệ cho lợi ích của Anh, một nước bị Suy 3 yếu nhiều sau chiến tranh, cán cân thương mại nhập siêu
nghiêm trọng, cán cân thanh toán bội chỉ lớn, nợ nước ngoài ngày một tăng
lên, vị trí đồng Bảng Anh không còn là đồng tiền chủ đạo như xưa nữa
Việc thành lập liên minh thanh toán bù trừ và phát hành đồng Bancor thay vàng làm chức năng tiền tệ thế giới thực chất là hạn chế quyền lực của Mỹ và đồng Đôla Mỹ trong hệ thống tiền tệ thế giới
Trong vấn đề xác định cổ phần đóng góp của mỗi nước vào tổ chức
tiền tệ quốc tế, quan điểm của hai đề án cũng khác nhau Đề án của White
dé nghị lấy mức dự trữ vàng và thu nhập quốc đân mỗi nước làm căn cú,
với hai chỉ tiêu này rõ ràng là Mỹ sẽ chiếm ưu thế Ngược lại, quan điểm của Keynes là lấy khối lượng ngoại thương trước chiến tranh làm Căn cứ Với chỉ tiêu này, chắc chắn là Anh sẽ chiếm ưu thế,
Những nét cơ bản khác nhau giữa hai để án có thể tóm tắt như lời nhận xét của nhà kinh tế Pháp Maurice Sbogen: "Đề án của White bảo vệ quyền lợi cho nước chủ nợ (tức là Mỹ), ngược lại đề án của Keynes có lợi cho các nước con nợ!
Trang 12
Hai quan điểm này đã được đưa ra tranh luận và trao đổi ý kiến trong một thời gian từ 1942-1944 Đến ngày 21/4/1944, Chinh phủ Anh và Mỹ đã đi đến một thoả thuận là đưa ra một đề án chung, dung hoà quan điểm của 2 đề án, và tất nhiên là nghiêng về quan điểm của Mỹ
Từ ngày 1 đến 22/7/1944, Mỹ triệu tập một Hội nghị tiển tệ tài chính
quốc tế gồm đại diện các nước đồng minh (có 45 nước trong đó có cả Liên
Xô cũ) để bàn về chế độ tiền tệ thế giới sau chiến tranh Hội nghị được tổ chức tại Bretton Woods, thuộc bang New Hampshire/ nước Mỹ Bản:đề án
chung Anh-Mỹ là văn bản chính được đưa ra thảo luận tại hội nghị này ©
Trước thế lực áp đảo của Mỹ lúc đó, việc thảo luận ở hội nghị mang tính chất hình thức, quan điểm của Mỹ đã được nhiều nước chấp nhận trước khi đến hội nghị, đứng như nhận xét của nhà kinh tế Pháp Maurice Billet: "Đớ là một điều tất nhiên trong một thế giới lúc đó không thể nào khôi phục
được nhanh chóng nếu không có sự giúp đỡ của Mỹ"!
Các nước tham gia hội nghị đã ký kết một hiệp ước được gọi là hiệp ước
Bretton Woods Hiệp ước Bretton Woods đã đưa ra những nguyên tắc cơ
bản để hình thành một chế độ tiền tệ thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai, được gọi là chế độ tiền tệ Bretton Woods
1.12 CO CHE HOATDONG CUA HE THONG TIEN TE BRETTON WOODS
Theo Hiệp ước Bretton Woods, hai tổ chức tín dung quốc tế được thành lập: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế (TBRĐ), thường được gọi là Ngân hàng thế giới (World Bank)
a/ Quỹ tiên tê quốc tế:
Quỹ tiền tệ quốc tế chuyên trách về cho vay ngắn hạn nhằm hỗ trợ cho cán cân thanh toán quốc tế của các nước hội viên và đẻ ra những biện
pháp để ổn định tiền tệ Ngân hàng IBRD chuyên trách cho vay vốn dai
hạn để khôi phục và phát triển kinh tế, khuyến khích tư bản tư nhân đầu tư
vào khôi phục và phát triển kinh tế
Diéu lé IMF duoc đa số các nước tham gia hội nghị Bretton Woods
chấp nhận ngày 27/12/1945 và bất đầu có hiệu lực từ 1/3/1947 Lúc đó có 39 nước hội viên, đến nay có tới 182 nước
"Theo điều lệ, [MF có nhiệm vụ:
- Thúc đẩy sự hợp tác giữa các nước hội viên để giải quyết những vấn đề tiền tệ thế giới
! Maurice Billet "Các quan hệ kinh tế thế giới”, NXB Dolloz Paris, 1965, tr 614
Trang 13- Duy tri sự ổn định sức mua của các đồng tiền, duy trì quan hệ tiền tệ giữa các nước được ồn định, tránh tình trạng phá giá
tiền tệ để cạnh tranh xuất khẩu
- Thiết lập một chế độ thanh toán đa biên, loại trừ đần việc han -_ chế ngoại hối giữa các nước
- Cho các nước hội viên vay vốn ngắn hạn để thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế
Trong những năm đầu từ 1947-1960, mọi hoạt dộng của Quỹ tập trung vào việc xây dựng một nền tảng mới cho hệ thống tiền tệ thế giới, theo tinh thần Hiệp định Bretton Woods, nghĩa là duy trì quan hệ tỷ giá ổn: định giữa các nước và thiết lập một chế độ tín dụng đa biên
Về việc duy trì chế độ tỷ giá ổn định, chúng ta sẽ phân tích ở phần sau "Chế độ tỷ giá cố định dựa trên cơ sở đồng Đôla Mỹ” Nhiệm vụ quan
trọng thứ hai: của Quỹ trong giai đoạn này là thiết lập một chế độ tín dụng đa biên giữa các nước hội viên Để có vốn cho vay, Quỹ quy định chế độ |
đóng góp vào quỹ cho từng nước hội viên Mỗi nước hội viên tuỳ theo khả năng mức dự trữ vàng và thu nhập quốc dân của mình phải đóng vào Quỹ một phần đóng góp (quotas) trong đó 25% bằng vàng phần còn lại là bằng
bản tệ
Phần đó óng góp của mỗi nước quyết định nhiều vấn để quan trọng: Một là, nó quy định quyền rút vốn, tức là quyền của nước đó được vay vốn của Quỹ là bao nhiêu
Hai là nó quy r định quyền quyết định của mỗi nước hội viên vào
chính sách hoạt động của Quý a
Với nguyên tắc đóng góp vốn như vậy, rõ ràng là Mỹ chiếm hẳn ưu thế Ngay từ đầu cổ phần đóng góp của Mỹ là 36% tổng số vốn của Quỹ, về sau có nhiều đợt tăng vốn đóng góp chung của Quỹ, đe Quỹ quyết định
như năm 1965 tăng 50%, năm 1970 tăng 35% Một số nước hội viên cũng được Quỹ cho phép tăng phần đóng góp riêng biệt cho phù hợp VỚI VỊ trÍ
kinh tế của họ trên thế giới và để cho quyền của họ được vay vốn của Quỹ
- được tăng lên
Cho đến năm 1980, Quỹ có 126 nước hội viên, riêng Mỹ chiếm tỷ lệ
Trang 14hoà Liên bang Đức 5,5%, Pháp 5,3%, Nhật 4,1%, Canada 3,8% và Ấn độ
3,2% tổng số vốn của Quỹ' cử
Trong thời gian 1947-1960 hoạt động cho vay của Quỹ chủ yếu tập trung vào các nước công nghiệp phát triển đang lâm vào tình trạng bội chi cán cân thanh toán hết sức nặng nề Hơn 60% số vốn cho vay của Quỹ
dành cho các nước này Cụ thể là từ 1947-1956, trong tổng số vốn cho vay
của Quỹ là 1.909 triệu USD, các nước hội viên châu Á vay được 304 triệu USD, chiếm 16,4%, các nước Mỹ la tỉnh vay được 281 triệu USD, chiếm 14,6%, còn lại là các nước Châu Âu được vay 1.324 triệu USD, chiếm 69,6%
Trong khi các nước đang phát triển ở Châu Á, Phi, Mỹ la tỉnh gặp nhiều khó khăn, cần nhiều vốn ngoại tệ để bù đắp cho cán cân thanh toán bị thiếu hụt nặng nề thì họ chỉ được vay 585 triệu USD, chiếm trên 30,4%
tổng số vốn cho vay của Quỹ
b/ Chế độ tỷ giá cố định đựa trên cơ sở đồng đôla Mỹ:
Nhằm mục đích ổn định sức mua giữa các đồng tiền, tránh tình trạng phá giá tiền tệ để cạnh tranh xuất khẩu, Qũy tiền tệ quốc tế đã có hàng loạt
quy định để duy trì một chế độ tỷ giá cố định
- Trước hết Quỹ quy định, tất cả các nước hội viên phải xác định chế độ đồng giá, hoặc là bằng một trọng lượng vàng hoặc bằng đồng đôla Mỹ với trọng lượng vàng vào ngày 1/7/1947 (tức là 0.888671 gam vàng nguyên chất) Có nghĩa là mỗi nước hội viên phải tuyên bố với Quỹ nội dung vàng đồng tiền của mình, được biểu thị bằng một trong lượng vàng nhất định,
hoặc là bằng đồng đôla Mỹ với trọng lượng vàng vào ngày 1/7/1947
- Quỹ còn quy định các nước hội viên phải cam kết phải duy trì cho tỷ giá trên thị trường không vượt quá biên độ +.- 1% so với đồng giá, có
nghĩa là các nước hội viên phải can thiệp vào thị trường hối đoái bằng cách mua và bán tự đo Vàng theo giá tương đương với đồng giá, cộng»~trừ một khoán chênh lệch 1% do Quỹ quy định” `
Ngân hàng Trung ương nào mua hoặc bán vàng bằng đồng tiền của mình theo chế độ đồng giá vàng đã được công bố của đồng tiền đó thì sé ` được miễn không phải can thiệp vào các thị trường hối đoái
1 Bo Sodersten “International Economics”, XB l4n thit 2, NXB Macmiplean, 1980, tr.443
2 Jean Denitzet "Đồng đôla-lịch sử hệ thống tiền tệ quốc tế sau 1945", NXB Licosaxuba, Hanoi, 1989,
Trang 15Nếu chỉ dừng lại ở đây, theo lý thưyết thì hệ thống tiền tệ Bretton Woods sẽ là một hệ thống tỷ giá hối đoái cố định, không có một đồng tiền bản vị, mà tất cả các Ngân hàng Trung ương kể cả Ngân hang Trung ương Mỹ cùng ở một tư thế bình đẳng, ngang nhau, và vàng không đóng vai trò
nào cả Hệ thống tỷ giá cố định rất có thể được duy trì nhờ vào sự can thiệp
đa phương của các Ngân hàng Trung ương đối với tất cả những cặp đồng tiền quan trọng Ví dụ khi mà tỷ giá đồng franc Pháp so với đồng Mác
chẳng hạn đã.lên tới đỉnh cao nhất, thì Pháp quốc Ngân hàng và Bundesbank có thể đồng thời bán đồng franc mua đồng Mác Hệ thống này - hoàn toàn có thể hoạt động tốt như kinh nghiệm của hệ thống tiền tệ “con
rấn" của Thị trường chung Châu Âu đã cho thấy trong những năm 70, không cần có một đồng tiền nào làm chủ đạo và từ đó không có sự lạm,
dụng vai trò của đồng tiền đó
Nhưng vào cuối năm 1947, Bộ trưởng Ngân khố Mỹ John Snyder gửi cho Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ một bức thư tuyên bố rằng Mỹ sẽ bán và mua vàng bằng đôla với giá 35 đôla một ouce cho tất cả các Ngân hàng Trung ương nào có yêu cầu, và như vậy, theo điều IV, khoản 4, chương b
thì Mỹ được miễn không phải can thiệp vào các thị trường hối đoái
Chính điều này đã tạo ra sự bất bình đẳng giữa Mỹ và các nước hội viên khác của Quỹ'
Vì, chúng ta đều biết, sau chiến tranh thế giới thứ H, chỉ có Mỹ là
nước duy nhất có dự trữ vàng lớn nhất, có thể chuyển đơÌa ra vàng, cịn tất
cả các nước khác, kho vàng đã khánh kiệt, không có khả năng mua bán
vàng bằng đồng tiền của mình để bảo vệ đồng giá vàng đã được công bố
với Quỹ, và như vậy theo điều IV, khoản 4 chương b nói trên, thì tất cả các nước đều phải can thiệp vào thị trường hối đoái để giữ giá trị cho đồng đôla Mỹ, còn riêng Mỹ thì không phải làm điều đó, không cần phải bảo vệ cho đồng đôla nữa Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân đẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tiền tệ Bretton Woods mà phần sau chúng ta sẽ thấy rõ
hơn
Từ đó, hệ thống tiên tệ Bretton Woods đã biến thành một hệ thống mà bản vị là đồng đôla Mỹ, trong khi những quy tắc của Quỹ thì muốn rằng đây là một hệ thống hối đoái cố định không có đồng tiền nào đóng vai
„trò ban vi
c/ Những thành công va hạn chế của hệ thống tiền tệ Bretton Woods:
Trang 16
Hệ thống tiền tệ Bretton Woods kéo dài từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến đầu năm 70 đã đem lại những hệ quả nghiêm trọng cho công cuộc phát triển kinh tế - tài chính tiền tệ thế giới Sau đây chúng ta cố gắng đánh giá một cách khách quan những mặt thành công và những mặt hạn chế chủ yếu của hệ thống đó
Những mãt thành công của hệ thống Bretton Woods:
Những thoả thuận của các nước tham gia Hiệp ước Bretton Woods đã
dựa trên quan điểm cho rằng: muốn phục hồi và phát triển kinh tế Xã hội ' sau chiến tranh thì phải tạo điều kiện để phát triển thương mại, đẩy mạnh
xuất nhập khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nước Muốn phát triển thương mại và các quan hệ kinh tế đối ngoại cuối cùng lại phải ổn
định tỷ giá, ổn định thanh toán quốc tế
'Chính vì xuất phát từ quan điểm đó của Hiệp ước Bretton Woods mà
các nước đã nhất trí thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế để xây dựng một hệ
thống tiên tệ quốc tế với chế độ tỷ giá ổn định, đưa ra những nguyên tắc và quy định nhằm đuy trì sự ổn định trong các quan hệ tiền tệ thanh toán giữa
các nước hội viên, tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ thương mại, cho việc
đầu tư vốn vào công việc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh Về mặt này, rõ ràng là Quỹ tiền tệ quốc tế trong việc duy trì chế độ
tiền tệ Bretton Woods, đặc biệt trong những năm 50 và 60, đã có góp phần tích cực -
Những con số sau đây có thể nói lên điều đó
XUẤT KHẨU CỦA MỸ, TÂY ÂU VÀ NHẬT BẢN TỪ 1948 - 1970 (TRIỆU ĐÔ LA MỸ) 1948 1950 1955 1960 1965 1970 | Sosánh : 1970/1948 My 12.666 | 10.282 | 15.558 | 20.601 | 27.530 | 43.224 | +3,4lấn Tdy Au 9.492 | 12.730 | 23.826 | 37.668 | 60.345 | 109.466 | + 11,5 lần Nhật Ban 258 828 2012 4058 8459 - 19333 -| + 74,8 lần
Như vậy xuất khẩu của Mỹ từ năm 1948 đến 1970 tăng từ 12,6 tỷ đô la lên 43,2 tỷ đô la, tức là tăng 3,4 lần Xuất khẩu của các nước Tay Au da tăng tới 11,5 lần từ 9,4 tỷ đôla lên trên 109 tỷ đôla Đặc biệt xuất khẩu của Nhật bản cĩng trong thời gian đó đã tăng từ 258 triệu đôla lên 19,3 tỷ đôla,
tức là tăng tới 74,8 lần'
! Phụ bản năm 1972, Tạp chí Thống kê tài chính quốc tế IMF
Trang 17Tổng sản \ phẩm kinh tế quốc dân tăng lên nhanh chóng Đặc biệt là các nước châu Âu và Nhật bản từ một nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá tro
trụi, đã nhanh chóng hồi phục và phát triển mạnh và liên tục trong hai thập kỹ 50 và 60 - TỐC ĐỘ PHAT TRIEN TSPQD CỦA MỸ, TÂY ÂU VÀ NHẬT BẢN 1959 1970! Mức tăng bình quân? 1970 1973 từ 1959 - 1969 ‘ 2 My 4,5 0,7 6,0 Nhat 11,2 10,7 11,0 Pháp 57 50 6,25 Tây Đức 5,1 5,4 6,26 Anh 3,1 2,2 6,75
Nhitng han ché cia hé thong tién té Bretton Woods:
Hệ thống tién té Bretton Woods, nhu chting ta đã thấy, về lý thuyết tuy vẫn lấy vàng làm bản vị, nhưng thực tế là lấy đồng đôla Mỹ làm bản vị
Một hệ thống tiền tệ thế giới mà dựa vào một đồng tiền quốc gia làm bản
vị, làm phương tiên thanh toán và dự trữ, tự thân nó đã chứa đựng nhiều ˆ
vấn đề bất hợp lý Trong thời gian đầu khi đồng đôla còn ổn định, còn có khả năng chuyển đổi ra vàng, hệ thống này còn hoạt động bình thường nhưng chừng nào cơ sở ổn định của nó không còn nữa thì những mâu
thuẫn, bất hợp lý của hệ thống ngày càng bộc lộ và trở nên gay gắt, gây nên rối loạn của toàn bộ hệ thống
Những mặt hạn chế của hệ thống tiền tệ Bretton Woods bộc lộ ở hai
mặt chủ yếu sau đây: ,
Nghich lý của đồng tiền dư trữ quốc tế:
Hệ thống tiền tệ Bretton Woods đưa đồng déla Mỹ, một đồng tiền
quốc gia lên địa vị một đồng tiền dự trữ và thanh toán quốc tế, tất yếu sẽ
dẫn tới tình trạng:
Hoặc là, nước Mỹ phải thường xuyên có tình trạng bội chi trong cán
, cân thanh toán quốc tế, có như vậy các Ngân hàng Trung ương các nước khác mới có được những đồng đôla trong tài khoản cuả mình làm phương tiện thanh toán quốc tế Thế nhưng vẻ lâu dài, Mỹ càng bội chi lớn, số đôla Mỹ trong dự trữ của các Ngân hàng Trung ương các nước càng tăng lên,
! Tạp chí triển vọng kinh tế của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế số 12/1973
Trang 18cũng có nghĩa là số nợ của Mỹ bằng đôla phải được chuyển đối ra vàng như đã cam kết ngày càng tăng lên tromg khi dự trữ vàng của Mỹ không
tăng lên được bao nhiêu, thậm chí còn bị giảm sút, thì tín nhiệm của đồng đôla Mỹ trên thị trường sẽ giảm sút, lòng tin vào khả năng đảm bảo chuyển đổi đôla Mỹ ra vàng sẽ bị rạn nứt Đồng đôla Mỹ càng suy yếu thì hệ thống
tiền tệ thế giới càng rối loạn và mất ổn định
Hoặc là, Mỹ phải có biện pháp cải thiện để giữ cho cán cân thanh toán quốc tế bội thu, và như vậy thì các khoản dự trữ bằng đôla của các nước sẽ giảm đi và từ đó phương tiện thanh toán quốc tế sẽ khan hiểm, về '
lâu dài sẽ hạn chế sự phát triển của thương mại quốc tế và kinh tế thế giới
Nghịch lý này đã được nhà kinh tế Robert Triflin vạch ra từ 1960 và được
gọi là “nghịch lý Triflin” :
Su lam dung d6c quyén phat hành do chủ quan nước Mỹ tao ra: Việc sử dụng đồng đôla Mỹ, đồng tiền quốc gia làm phương tiện thanh toán và dự trữ quốc tế đã tạo cho Mỹ một đặc quyền, đặc quyền phát hành
Trong lịch sử phát triển tiền tệ, chúng ta đã biết tiền giấy đã thay thế tiền hiện vật (hàng hoá) và tiền giấy có thể được tạo ra mà không mất một chi phí nào (hay có chỉ phí nhưng thấp hơn nhiều) Đó chính là lợi thế cơ
bản của tiền giấy ˆ
Việc phát hành tiền giấy trong một quốc gia đã đem lại cho Ngân hàng TW một đặc quyền Từ đặc quyển phát hành đó NHTW có đặc lợi trong phát hành tiền Đặc lợi của NHTW chính là chênh lệch giữa nguồn
vốn dùng để tạo ra hiện vật với nguồn vốn dùng để tạo ra (in ra) tiền giấy
Đặc lợi đó được gọi là đặc quyển phát hành NHTW không phải chí một khoản nào vẻ hiện vật, mà chỉ cần in tiền giấy ra là đã mua được hàng hoá rồi và đem hiện vật đó đầu tư vào đâu mà nó thấy có lợi nhất
Trong hệ thống tiền tệ thế giới Bretton Woods, vấn để đặc quyền
phát hành xuất phát từ chỗ quốc gia nào có quyền được phát hành đồng tiên dự trữ đều có một độc quyền và đặc quyền phát hành giống như đặc
quyền của một NHTW vậy :
Các quốc gia khác muốn thu được ngoại tệ, muốn có phương tiện
thanh toán quốc tế bắt buộc phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá dịch vụ,
.nghĩa là phải bán hiện vật, tài sản quốc gia ra nước ngoài Nguợc lại NHTW Mỹ có đặc quyền phát hành đôla Mỹ thay vàng để trang trải các
khoản nợ nan với các nước ngoài, để bù đắp các khoản chi tiêu khổng lồ
cho đầu tư tư bản, viện trợ kinh tế, viện trợ quân sự và các khoản chỉ tiêu khác của Nhà nước Mỹ ở nước ngoài
Trang 19Hai tồn tại chủ yếu nói trên của chế độ tiền tệ Bretton Woods đã dần - dần từng bước tạo ra những mâu thuẫn gay gắt, làm rối loạn và cuối cùng
làm sụp đổ hệ thống tiền tệ Bretton Woods vào đầu những năm 70 1.1.3 SUSUP DO CUA HE THONG BRETTON WOODS:
Từ sau chiến tranh đến đầu những năm 50, đồng đôla Mỹ là đồng
tiền mạnh nhất, giữ được địa vị thống trị tuyệt đối, được coi ngang với vàng
và thậm chí còn hơn cá vàng Vì trong thời gian đó cấcnước phương tây rất cần đôla Mỹ để có tất cả những gì cần thiết cho công cuộc khôi phục kinh tế, ổn định đời sống đã bị chiến tranh tàn phá nặng nề Mặt khác đằng sau
đồng đôla Mỹ là cả một kho vàng dự trữ đồ sộ Từ đầu 1930 đến 1950 Mỹ
đã tích luỹ được 2 tỷ đôla vàng, đưa tổng số dự trữ vàng của Mỹ lên 25 tỷ
đôla chiếm 3/4 của tổng số vàng của thế giới! Đồng đôla Mỹ trong tay các
NHTTW các nước ở mức thấp hơn nhiều, đo đó khả năng chuyển đổi đôla ra
vàng còn rất vững chắc Hệ thống tiền tệ Bretton Woods hoạt động bình
thường
Từ nam 1950 đến 1960 tình hình đã bát đầu xấu di Các nước Tây Au va Nhật bản đã khôi phục kinh tế, đần dần trở thành đối thủ cạnh tranh lợi hại với Mỹ trên thương trường quốc tế
Nếu so sánh tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá của Mỹ những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai (1946- 1949) với những năm có chiến tranh ở Triều Tiên (1950-1953) thì kim ngạch xuất khẩu trong thời gian
chiến tranh Triều Tiên chỉ đạt 50,3 tỉ đôla so với 4 năm sau chiến tranh thế
giới thứ hai là 53,3 tỉ đôla Trong khi đó kim ngạch nhập khẩu của Mỹ lại tăng từ 24,5 tỉ đôla trong những năm 1946-1949 lên tới 26 tỉ đôla trong
những năm 1950-1953, Do đó xuất siêu của Mỹ từ 1950 về sau đã giảm đi
TO rệt Nếu trong 4 năm sau chiến tranh thế giới II, bình quân mỗi năm Mỹ xuất siêu 7 tỉ đôla, thì trong những năm 1950-1953 số xuất siêu chỉ còn 2 tỉ đôla Từ năm 1954- 1959 số xuất siêu bình quân mỗi năm là 3,5 tỉ đôla
Trong khi số xuất siêu của Mỹ giảm sút thì các khoản chỉ tiêu quân sự của nhà nứơc Mỹ ở nước ngồi lại khơng ngừng tăng lêh, các khoản viên trợ cho nước ngoài cả kinh tế và quân sự vẫn tăng lên ở mức khá cao Chi phí quân sự ở nứợc ngoài đã tăng từ 576 triệu đôla năm 1950 đã lên tới 3,1 tỉ đôla năm 1959 Các khoản viện trợ vẫn duy trì ở mức hàng năm từ 4-5 tỉ
đơla
Ngồi ra tư bản độc quyền Mỹ vẫn đầu tư sang các nứơc khác, năm 1950 xuất khẩu tư bản tư nhân là 1,3 tỉ đôla, năm 1959 lên tới 2,4 tỉ đôla
' Bo Sodersten “International Economics”, NXB M.Millan, xudat ban lần thứ hai, 1980 tr.447
Trang 20Tất cả những nhân tố trên dẫn tới tình hình cần cân thanh toán của _
Mỹ từ năm 1950 bất đầu bội chỉ Từ mộÝ nước chủ nợ duy nhất, từ 1950
Mỹ trở thành một nứơc mắc nợ Số nợ đó ngày một chồng chất
Với địa vị đặc biệt của đồng đôla Mỹ trong hệ thống tiền tệ Bretton Woods, Mỹ có thể phát hành đơÌa giấy ra nước ngoài để trang trải nợ nần Vì vậy, cán cân thanh toán của Mỹ càng bội chỉ bao nhiêu thì dự trữ ngoại hối bằng đôla Mỹ của các NHTW các nước khác càng tăng lên bấy nhiêu Mỗi đồng đôla trong tay các NHYW nước ngoài là một giấy nhận nợ của
Mỹ cam kết chuyển đổi ra vàng theo yêu cầu của các NHTW nước ngồi '
Số đơla trong tay nước ngoài đó được gọi là số nợ ngắn hạn của Mỹ với nước ngoài Số nợ ngắn hạn này của Mỹ từ năm 1949 đã tăng lên nhanh
chóng, từ 8.645 triệu đô la năm 1949 đã lên tới 19.388 triệu đôla năm
1959 Trong khi đó dự trữ vàng của Mỹ ngày càng giảm dần: năm 1949 Mỹ còn có một dự trữ vàng trị giá gần 25 tỉ đôla, đến năm 1959 dự trữ của Mỹ chỉ còn 19,4 tỉ đôla Như vậy từ chỗ năm 1949 số vàng của Mỹ còn lớn hơn 3 lần số nợ ngắn hạn của Mỹ (lúc đó mới 8,6 tỉ đôla), nhưng đến cuối năm 1959 số dự trữ vàng của Mỹ chỉ còn ngang với số nợ ngắn hạn của Mỹ
Một sự hoài nghi vào khả năng chuyển đổi đôla Mỹ ra vàng đã bắt đầu từ đó Đúng như Robert Triflin, nhà kinh tế Mỹ đã nhận xét là từ đó: “đã tạo nên sự lo lắng" và "rõ ràng là quá trình đó không thể kéo đài vô hạn mà
không làm tổn thương đến lòng tin của ngưới nước ngồi vào đồng đơla với tư cách là phương tiện dự trữ ngoại hối
` §O SÁNH DỰ TRỮ VÀNG VÀ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA MỸ 1949-1959 (TỶ ĐÔ LA}! 1949 1953 1957 | 1958 | 1959 Du trit vang 246 22,1 22,9 20,6 19,4 Nơ ngắn hạn - 8,2 12,7 16,6 17,6 | 19,3 Tỷ lệ nợ ngắn hạn so với đự trữ vàng (%) 33 57 72 86 100
Tóm lại, trong giai đoạn 1950-1959, địa vị của đồng đôla Mỹ trong hệ thống tiền tệ thế giới đã bát đầu suy yếu, cán cân thanh toán của Mỹ bội
chỉ nghiêm trọng, đự trữ vàng của Mỹ cạn dần, khả năng chuyển đổi đôla
ra vàng đã đến giới hạn Cầu nối giữa hệ thống tiền tệ tế giới với vàng đã lung lay, cơ sở của hệ thống tiền tệ Bretron Woods đã bắt đầu có dấu hiệu
suy sup
Giai đoạn từ 1960 đến đầu những năm 1970 là giai đoạn suy yếu nghiêm trọng, khủng hoảng triển miên của đồng đôla Mỹ và cũng là giai đoạn kết thúc của hệ thống tiền tệ Bretton Woods
' Robert Triflin "Vang va cuéc khủng hoảng của đồng đôla", NXB Đại học Pháp, 1962, tr.68
Trang 21Năm 1960, dự trữ vàng của Mỹ chỉ còn lại 17,8 tỷ đôla Mỹ nhưng số
đôla trong tay các NHTW và tư nhân nước ngoài đã lên tới L7,2 tỷ đôla Nếu kể cả số đôla nằm trong các tổ chức tín dụng quốc tế thì tổng số đôla ở nước ngoài (tức là số nợ ngắn hạn của Mỹ phải đổi ra vàng) đã lên tới 21,2 tỷ đôla Rõ ràng nước Mỹ không còn khả năng chuyển đối đôla ra vàng
nữa Những người có đơÌa trong tay từ các Ngân hàng TW cho tới mỗi rigười dân trong các nước phương tây đều tìm cách đổi đôla ra vàng Tình hình đó rất nguy hiểm cho Mỹ Kho vàng của Mỹ cạn đi một cách nhanh chóng, nạn chảy máu vàng, những "con sốt vàng"xuất hiện Đồng déla My
bi tung 6 at ra cdc thị trường để săn vàng, hoặc để mua các đồng tiền lên:
giá suốt trong những năm 60 đến đầu những năm 70 là biểu hiện rõ rệt nhất của cuộc khủng hoảng đồng đô la Mỹ và cũng là biểu hiện sự rối loạn của toàn hệ thống tiền tệ thế giới trong những năm đó
Tháng 10/1960, Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố đình chỉ việc chuyển vàng cho Ngân hàng Anh để bán vàng ra thị trường vàng Luân đôn (trước
đây Mỹ vẫn làm như vậy để can thiệp giữ cho giá vàng trên thị trường vàng Luân đôn bình ổn ở mức 35 đôla một ouce, theo đúng nội dung vàng của
đôla Mỹ) Biện pháp đó của Bộ Tài chính Mỹ lập tức gây nên một sự rối loạn trên các thị trường tiền tệ, nhất là trên thị trường vàng Các Ngân hàng Trung ương và các lực lượng dau co 6 at tung đôla ra thị trường để săn vàng Chỉ trong 4 ngày cuối tháng 10/1060, giá vàng trên thị trường Luân ' đôn đã tăng từ 35,08 đôla lên 40,60 đôla một ouce Kho vàng của Mỹ trong
tháng 10/1960 đã mất thêm 900 triệu đôla Bộ Tài chính Mỹ buộc phải
tuyên bố sẽ lại tiếp tục cung cấp vàng cho Ngân hàng Anh để bán ra thị
trường
Tuy nhiên nếu cứ tiếp tục cung cấp vàng bán ra thị trường Luân đôn trong điểu kiện như vậy cũng không thể ngăn chặn được nạn săn vàng, không chấm dứt được tình trạng vàng chảy ra khoi nước Mỹ
Tháng 8/1961, Mỹ xúc tiền thành lập "Quỹ vàng” bao gồm các
NHTW các nước Tây Đức, Bỉ, Pháp, Ý, Hà lan Anh và Thụy sĩ Các nước trong Qũy vàng cùng với Mỹ cam kết: Không tung đô la ra mua vàng trên thị trường, dùng NHTW Anh làm trung gian để can thiệp vào thị trường
bằng cách mua vào hoặc bán vàng ra thị trường để giữ cho giá vàng én
định & mic 35 USD mot ouce Sé vang ma NHTW Anh mất đi khi bán ra, hoặc thu được khi mua vào sẽ chia cho các NHTW trong Quỹ vàng theo tỷ lệ: Mỹ chịu 50%, 7 NHTW các nước khác chịu 50% phần còn lại Thực chất là Mỹ kêu gọi các nước khác trong Quỹ vàng san sẻ một nửa gánh
nặng tổn thất vàng cho Mỹ
Trong thời gian từ 1961 đến 1968 hoạt động của Quỹ vàng phần nào đã có tác dụng giúp cho kho vàng của Mỹ bớt được giảm sút nhanh chóng
Trang 22Sự hợp tác miễn cưỡng này giữa các nước hội viên Quỹ vàng với Mỹ ˆ
trên thực tế không thể kéo dài, đặc biệt-riếu cán cân thanh toán của Mỹ cứ tiếp tục bội chi, đồng đôla Mỹ trong tay các NHTW các nước ngày càng
nhiều thêm và ngày càng mất giá
Trên thực tế tình trạng bội chi cần cân thanh toán của Mỹ vẫn tiếp
tục tăng lên vì các khoản viện trợ kinh tế, viên trợ quân sự của Nhà nước
Mỹ cho nước ngoài vẫn tiếp tục tăng lên Số vốn của Nhà nước Mỹ chuyển Ta nước ngoài năm 1962 ở mức 480 triệu USD, năm 1963 tăng lên 1:218 tr USD Số vốn đầu tư của các công ty độc quyền Mỹ chạy ra ngoài tăng lên”
từ 3.427 tr USD năm 1962 lên tới 3.468 tr USD năm 1965 Đặc biệt từ năm
1965 đế quốc Mỹ bat đầu đưa quân viễn chỉnh vào miền Nam Việt Nam và: leo thang chiến tranh ra miền Bắc, chi tiêu quân sự của chính quyền Mỹ
tăng vọt Nhu cầu nhập khẩu của Mỹ cũng tăng theo từ 16.219 tr USD năm
1962 lên 21.516 tr USD năm 1965 Số bội thu thương mại của Mỹ giảm xuống từ 7,6 tỷ đôla năm 1964 xuống còn 5,8 tỷ đôla năm 1965
Tình trạng đó đã đưa đồng đôla Mỹ lâm vào đợt khủng hoảng mới vào năm 1965: đôla Mỹ bị tung ổ ạt ra thị trường để săn vàng, làm cho kho vàng của Mỹ bị cạn mất 1.665 tr USD Thị trường vàng và thị trường tiền tệ trên thế giới lại bị rối loạn
Các nước đồng minh của Mỹ ở Tây Âu, đứng đầu là Pháp, bắt đầu công khai phê phán những điều bất hợp lý của hệ thống Bretton Woods, vào địa vị đặc quyền của đồng đôla Mỹ cả trên mặt trận lý thuyết cũng như
trong hành động cụ thể Ngày 4/2/1965 Tổng thống Pháp Đờ-Gôn họp báo
chỉ trích gay gắt chế độ tiền tệ Bretton Woods, trong đó đôla Mỹ giữ vị trí độc quyền Đờ-Gôn tuyên bố "Chế độ tiền tệ hiện nay không còn phù hợp
với thực tế nữa và đang gây nên những khó khăn nghiêm trọng” Dé Gon
còn cho rằng đồng đôla Mỹ đã suy yếu và không còn đủ tư cách là:đồng
tiên chủ đạo của hệ thông tiền tệ thế giới, sớm hay muộn các nước có đôla
trong tay sẽ đem đổi hết ra vàng Các ¿ nhà kinh tế Pháp đã kịch liệt đả kích chính sách tiền tệ của Mỹ, sự lạm dụng địa vị đặc biệt của đồng đôla để
phát hành đôla ra nước ngoài trả nợ, làm cho hệ thống tiền tệ thế giới trở nên hỗn loạn Jacque Rueff, nhà kinh tế Pháp, lên án chế độ tiền tệ hiện
hành là "phi lý đến mức không một ai có lý trí lại có thể bảo vệ cho chế độ đó được"! Ông đòi Mỹ phải nâng giá vàng lên gấp đôi (tức là từ 35 đôla
lên 70 đôla một ouce), có nghĩa là phải phá giá đồng đô la 100% Có như
vậy các NHTW giữ nhiều đô la sẽ bị thiệt nhưng có nhiều vàng sẽ có lợi
Thực chất đó là Tời khuyên các nước theo gương Pháp đem đôla đổi lấy
vàng của Mỹ tránh tổn thất khi đồng đôla bị phá giá
! Tạp chí "Economist", Anh, số ra ngày 13/2/1965
Trang 23- Cuộc tiến công của Pháp và các nước Tây Âu vào địa vị quốc tế của |
đồng đôla Mỹ không chỉ dừng lại trong pẴạm vi lý thuyết Trên hành động thực tế, Đờ-Gôn đã chỉ thị cho NHTW Pháp tung số dự trữ bằng đôla Mỹ ra để đổi lấy vàng Hành động đó của Pháp đã làm bùng nổ những đợt săn vàng hết sức dữ dội Chỉ trong 2 năm 1965-1966 Pháp đã đổi 1.485 tr USD
ra vàng, Áo đổi 125 tr USD, Bi 123 tr.USD, Ha Lan 95 tr.USD, Thuy sỹ
131 tr.USD, Ý 140 tr.USD và các nước khác 498 tr.USD làm cho kho vàng
của Mỹ giảm n mất 2.236 tr.USD'
Trước tình hình đó Chính Phủ Mỹ buộc phải tìm biện pháp để hạn
chế số đôla chạy ra khỏi Mỹ, giảm bớt số bội chi cán cân thanh tốn Ngày
10/02/1965 Tổng thống Giơnxơn đưa ra biện pháp "hạn chế tự nguyện", thuyết phục các chủ doanh nghiệp và ngân hàng Mỹ tự nguyện hạn chế
chuyển vốn ra nước ngoài Ngân hàng dự trữ Liên bang Mỹ nâng cao lãi
suất chiết khấu lên 4,5%, hy vọng với mức lãi suất cao có thể giữ số vốn đôla ngắn hạn ở li Mỹ, không chạy ra nước ngoài đồng thời cũng hy vọng thu hút vốn nước ngoài chạy vào Mỹ Ngày 4/3/1965, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật huỷ bỏ việc bảo đảm 25% bằng vàng đối với các khoản tiền
gửi của các ngân hàng thương mại ký gửi tại Ngân hàng dự trữ liên bang
Mỹ để giải phóng khoảng 4,8 tỷ đôla vàng đưa vào việc giữ vững giá trị đối ngoại của đồng đôla Mỹ
Tuy nhiên, những biện pháp mang tính đối phó nhất thời đó không thể loại trờ được những yếu tố cơ bản đã làm cho uy tín và địa vị của đồng đôia Mỹ tiếp tục bị cuốn vào những cuộc khủng hoảng mới ngày càng nghiêm trọng hơn
Từ sau 1965, cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tiếp tục làm cho nền kinh tế tài chính Mỹ ngày một xấu hơn Nạn lạm phát ở Mỹ bắt đầu bùng lên, bội thu thương mại xấu đi, cán cân thanh toán tiếp tục bội chi
nghiêm trọng, dự trữ vàng ngày càng khánh kiệt
TÌNH HÌNH KINH TẾ TÀI CHÍNH CỦA MỸ 1965 - 1967 ow
Năm Chỉ phí | Giá hoạt | Bội thu Chi tiéu su Bội chỉ Dự trữ
quản sự sinh TM ở nước ngoài CCTT vàng
Trang 24Những cơn số trên cho thấy cơn giông tố đang tích tụ chờ cơ hội
bùng nổ, đẩy đồng đô la Mỹ vào những €uộc khủng hoảng mới đữ đội hơn
vào những năm cuối thập kỷ 1960 và đầu thập kỷ 1970, :
Cuối năm 1967 cơ hội đó xuất hiện: ngày 18/11/1967 đồng Bảng Anh phá giá Đồng Bảng Anh lúc đó là đồng tiền thanh toán và dự trữ đứng hàng thứ hai sau đồng đôla Mỹ, bị phá giá làm cho toàn bộ hệ thống tiền tệ thế giới bị cuốn vào một cơn bão táp mới mà trung tâm là đồng đôla Mỹ Báo chí phương Tây cho việc phá giá đồng Bảng Anh là "phòng tuyến thứ, nhất bảo vệ đồng đôla Mỹ đã bị chọc thủng" và đồng đôla Mỹ đã bị đặt lên tuyến đầu
Cơn sốt vàng lại nổi lên đữ dôi, liên tục diễn ra dot săn vàng tháng 11/1967, tháng 12/1967 và đợt thứ ba kéo dài từ 29/2 đến 15/3/1968 Các
đợt săn vàng đó diễn ra với quy mô và cường độ chưa từng thấy trong lịch sử các thị trường vàng Bình thường tại thị trường vàng Luân đôn khối lượng vàng mua bán hàng ngày khoảng 5 tấn, nhưng ngày 25/11/1967 đã tăng vọt lên từ 200 tới 300 tấn Trên các thị trường vàng khác ở Châu Âu, cuộc săn đuổi vàng cũng không kém phần cuồng nhiệt
Trong các đợt săn vàng tháng 11/1967, kho vàng của Mỹ giảm mất
74 triệu đôla, trong đợt săn vàng tháng 12/1967 Mỹ mất thêm 925 triệu đôia Đợt săn vàng thứ ba vào 15 ngày đầu tháng 3/1968 MỸ mất thêm trên
1.500 triệu đôla vàng Cả ba đợt kho vàng của Mỹ đã giảm mất 2,5 tỷ đôla vàng Dự trữ vàng của Mỹ cuối tháng 10/1967 còn 12.905 triệu đôla, cuối
tháng 3/1968 chỉ còn lại 10,484 triệu đôla
Đợt khủng hoảng này đã giáng một đòn nguy hiểm vào đồng đôla
Mỹ, nó phơi trần khả năng không thể chuyển đổi đôla ra vàng được nữa
Trong khi đó số đôla nằm trong tay nước ngoài đòi phải đôi ra vàng đã lên
tới 30 tỷ đôla! ¬
Trong tình huống đó, rõ ràng là Mỹ chỉ còn biết trông cậy vào kho vàng của các nước nằm trong Quỹ vàng để đối phó với nạn săn vàng vẫn còn tiếp diễn, thế nhưng bản thân Quỹ vàng này cũng-đang tàn rã Chỉ riêng từ đầu năm đến 15/3/1968 Quỹ vàng đã phải bán ra thị trường khoảng 3000 tấn vàng mà không làm dịu được cơn khát vàng Các nước trong Quỹ vàng cũng đang đứng trước nguy cơ kho vàng dự trữ của mình bị vơi đi nhanh chóng Sự hoang mang của các nước này càng tăng lên khi Pháp công khai tuyên bố rút khỏi Quỹ vàng từ tháng 6/1967 Khi đồng Bảng Anh bị khủng hoảng, Pháp còn công khai tuyên bố không dùng đồng đôla Mỹ làm đơn vị tính toán dự trữ ngoại hối của Pháp, và đòi phải cải cách lại
' Báo Nhân Dân, ngày 5/12/1967
Trang 25chế độ tiền tệ thế giới hiện hành Các nhà kinh t€ Phap Jacque Rueff, Philip Hayman lién tuc chi trich chế độ tiền tệ Bretton Woods là "thiếu ổn định,
bất bình đẳng và có tính chất lạm phát"!
Ngày 14/3/1968, Thượng nghị viện Mỹ phải thông qua quyết định
huỷ bỏ đạo luật bảo đảm 25% bằng vàng cho khối lượng lưu thông tiền
giấy trong nước, muốn tỏ quyết tâm đốc hết kho vàng còn lại trên 10 tỷ đôla để bảo đảm uy tín đối ngoại của đồng đôla Mỹ Nhưng biện pháp trấn an tâm lý đó lại càng kích thích thêm nạn săn vàng Nhà kinh tế Pháp,
Jacque Rueff nhận xét trong tờ báo "Thế giới” ngày 4/6/1969 rằng: Đó là một phản ứng tự nhiên hoàn toàn đễ hiểu, những người có đơÌa trong tay tìm mọi cách để đòi cho được số nợ của mình, nghĩa là đòi đổi ra vàng, hay
ra hiện vật trước khi người ta cấm họ đối số đôla đó ra vàng Tình trạng của người mắc nợ (tức là Mỹ) đã làm cho điều đó trở nên không thể tránh khỏi
Ngày 15/3/1968, My dé nghị Anh đình chỉ mọi giao dich trên thị
trường vàng Luân đôn `
Ngày 16/3/1969, Mỹ khẩn cấp triệu tập các nước trong Quỹ vàng
họp đột xuất ở Washington Sau những phiên họp rất bí mật, ngày 17/3/1968 Mỹ và các nước Quỹ vàng tuyên bố thiết lập "chế đô hai giá
^ u
van
Theo chế độ này, Mỹ chỉ cam kết chuyển đổi đôla ra vàng theo giá
chính thức (35 đôla/một ouce) cho các Ngân hàng Trung ương các nước Còn trên thị trường tự do, Mỹ và Quỹ vàng không tham gia vào việc mua bán vàng để giữ giá vàng ở mức 35 đôla một ouce nữa, để mặc cho giá
vàng biến động theo quan hệ cung cầu
Thực chất "chế độ hai giá vàng” là lời cảnh cáo chung của Quỹ vàng, nói lên sự bất lực của các nước trong Quỹ vàng không thể chống đỡ trước sự tấn công đữ dội của nạn săn vàng
Đó là sự thừa nhận của Mỹ bất lực trong việc bảo vệ đồng đôla Mỹ Thực tế là đồng đôla bị thả nổi, hay bị phá giá một phần so với vàng trên
thị trường tự đo, sức mua của nó so với vàng đã hoàn toàn đo cung cầu của
thị trường quyết định
Biện pháp ngày 17/3/1968 đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong hệ
thống tiền tệ thế giới: Chế độ bản vị vàng hối đoái dựa trên cơ sở đồng đôla Mỹ thực tế đã biến thành chế độ bản vị đơla Tồn bộ hệ thống tiền tệ thế giới muốn đến với vàng phải qua đồng đôla làm cầu nối Từ nay trên thực
! “Cuộc giao chiến giữa các đồng tiền" của Philip Hay man, NXB Spécial, Paris, 1969, tr.160
Trang 26tế đồng đôla không còn chuyền đổi ra vàng được nữa, thì toàn bộ hệ thong
tiên tệ thế giới phải dừng lại ở đồng đôla Mỹ Mỹ buộc hệ thống tiền tệ thế
giới phải chấp nhận đồng đôla làm bản vị, làm cơ sở cho toàn bộ hệ thống dé
Tình hình đó dẫn đến những hệ quả hết sức nghiêm trọng: Nạn đầu cơ vàng không hề giảm sút, trong khi đó nạn đầu cơ tiền tệ càng tăng lên mạnh mẽ hơn Lòng tin vào đồng đôla Mỹ sụp đổ tạo nên tâm lý "trốn chạy
khỏi đồng đôla", nhất là khi đồng đôla ngày càng mất giá trên thị trường, Những người có đô la trong tay, không muốn chịu thiệt, buộc phải đổi
nhanh nó ra vàng, nạn săn vàng trên thị trường càng trở nên náo nhiệt
Nhưng giá vàng trên thị trường đã thả nổi, càng mua nhiều giá càng tăng,
đầu cơ vào vàng đến mức nào đó ít có lợi vì vậy những người có déla trong tay có xu hướng chuyển mạnh sang đầu cơ tiền tệ Từ đó, mỗi khi có một biến động nào do bất cứ yếu tố kinh tế, quân sự, chính trị xã hội nào gây
nên, lập tức nổi lên làn sóng tung đôla ra để mua các đồng tiền có giá hoặc
lên giá Trong khi đó, chế độ tỷ giá cố định Bretton Woods vẫn buộc các
NHTW các nước có đồng tiền mạnh phải mua đôla vào để giữ cho đồng
tiền của họ không lên giá quá biên độ đã quy định Số đôla Mỹ ngày càng tăng lên trong dự trữ ngoại tệ của các nước Số đôla này trên thực tế, do sức
ép của Mỹ, không thể đòi Mỹ đổi ra vàng, các nước buộc phải đưa vào dự : trữ của mình hoặc đem cho vay trên thị trường "đô la châu Âu" để thu về
một ít lãi bù vào sự mất giá của đồng đôla
Kết quả cuối cùng là từ sau ngày 17/3/1968, dự trữ vàng của Mỹ
được ổn định, trong khi đó số đôla trong tay các NHTW và trên thị trường
"đô la châu Âu" ngày càng tăng lên nhanh chóng Nhưng về lâu dài số "đô la châu Âu" này sẽ lại là một trong những nhân tố chủ yếu đẩy đôla Mỹ vào những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hơn vào đầu những năm 1970
Trong năm 1970, kinh tế Mỹ bị sa sút, tổng sản phẩm xã hội giảm,
tỷ lệ tăng trưởng sản xuất công nghiệp giảm 4,1% tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 3,5% năm 1969 lên gần 5% năm 1970, công nghiệp chế tạo chỉ sử dụng được 3/4 năng lực sản xuất toàn ngành Đặc biệt nạn lạm phát tiếp tục tăng
lên từ 2,2% trong những năm 1959-1969, nhưng năm 1970 tăng lên tới
5,5% Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam làm cho chi phí quân sự của Mỹ tăng, ngân sách Mỹ thiếu hụt nghiêm trọng các khoản chỉ tiêu của Chính phủ Mỹ ở nước ngoài tăng lên nhanh chóng, từ 2,9 tỷ đôla năm ' 1965, đến những năm 1969-1970 đã tăng lên tới 4,8 tỷ đôla mỗi năm Trong khi đó cán cân thương mại của Mỹ lại xấu đi, năm 1971 lần đầu tiên Mỹ đã phải nhập siêu tới 2 tỷ đôla Mỹ
Cuộc khủng hoảng mới của đồng đôla Mỹ bùng nổ trong bối cảnh đó
Trang 27Trước tình hình kinh tế tài chính bức bách đó, ngày 15/8/1971, Tổng thống Mỹ Nixon công bố một loạt biện pháp cấp bách, được gọi là "chính sách kinh tế mới", hy vọng giải quyết 3 vấn đề khó khăn nhất: suy thoái | kinh tế, lạm phát và sự suy yếu của đồng đô la Mỹ Ngoài một số biện pháp nhằm giải quyết khó khăn trong nước như: giữ nguyên giá cả và tiền lương trong vòng 90 ngày, đặc biệt có ba biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, bảo vệ kho vàng của Mỹ và cứu vãn đồng đôla Mỹ là:
1 Tạm thời đỉnh chỉ việc đổi đôla ra vàng
2 Đánh thuế phụ thu nhập khẩu 10% ; :
3 Tién hanh thuong lugng vé viéc thay đổi tỷ giá giữa đồng đô la la Mỹ ,
và các đồng tiền khác, nhưng không thay đổi tỷ giá chính thức đồng đôla Mỹ
Trước những biện pháp trắng trợn của Mỹ, các nước c Tây Âu và Nhật bản đã liên kết với nhau để tìm cách đối phó
Ngày 13/9/1971 các Bộ trưởng Tài chính khối thị trường chung Châu
Âu đã thống nhất quan điểm đòi Mỹ phá giá đồng đôla và đòi Mỹ phải huỷ
bỏ ngay thuế phụ thu nhập khẩu 10% Ngay cả những nước xưa nay vẫn lệ
thuộc vào Mỹ nay cũng ủng hộ các nước thị trường chung để lên án Mỹ
Tại hội nghị các Bộ trưởng Tài chính !Ô nước tại Rome ngày 1/12/1971, Pháp kiên quyết đòi Mỹ phải phá giá đồng đôla, Mỹ đòi các
nước châu Âu phải nâng giá bình quân 11% các đồng tiền của mình để đổi lấy việc Mỹ bỏ thuế phụ thu nhập khẩu
Ngày 12 và 14 tháng 12 nam 1971, Tổng thống Mỹ Nixon và Tổng
thống Pháp Pompidou hội đàm với nhau tại quần đảo Asores (thuộc Bồ Đào Nha) và Mỹ đã chấp nhận việc phá giá đồng đôla Mỹ Hội nghị các Bộ trưởng tài chính 10 nước tại Washington ngày 17 đến 18/12/1971 chính thức hoá những điều kiên đã thoả thuận tại hội nghị Asores Mỹ chấp thuận phá giá đồng đôla 7,89%, nâng giá vàng chính thức từ 35 lên 38 đôla một
ouce và đồng ý bãi bỏ thuế phụ thư nhập khẩu 10% để đổi lấy việc nâng giá các đồng tiền Tây Âu và Nhật bản
Trang 28Kết quả việc điều chính tỷ giá các đồng tiền chủ yếu cụ thể như sau: _ DIEU CHINH TY GIA CAC DONG TIEN SAU HOI NGHI WASHINGTON 12/1971
So voi Vàng So voi Déla MF Các đồng tiền Hàm Hàm lượng | % thay | _TỶ giá TỦ giá % thay
lượng vàng mới đổi cil méi I đổi vàng cũ déla dola - bằng: bằng : Đóia Mỹ 0,888671 0,81851265 | - 7,89 - - " Bảng Anh 2,13281 2,13281 - 0,416 0,383 + 8,57 Mác Tây Đức 0,242806 | 0,25399 +4,61 | 3,66 3,225 + 13,58 Yên Nhật 0,0024685 |0,0026576 |+7,66 | 360 308 + 16,88 Franc Phdp 0,16 0,16 - 5,55 5,1157 8,57 France Thuy Si | 0,21759 | 0,21759 - | 4,08 3,84 +64 Franc Bi - | 0,17734 0,182639 + 2,6 50 44,81 + 11,33 Lire ¥ 0,0014218 | 0,00140766 | - 1,00 625 581,5 +7,48-
Hoi nghi Washington tháng 12/1971 kết thúc bằng sự phá giá của đồng đôla Mỹ, sự sụp đổ thảm hại về uy tín và địa vị của đồng đôla Mỹ Đó là sự chấm đứt một giai đoạn đồng đôla làm bá chủ hệ thống tiền tệ thế
gHỚU — -
Hội nghị này cũng đã thoả thuận nới rộng biên độ biến động ty gid
từ (+, -) i% lên ( +, -) 2,25% trên dưới các tỷ giá mới, được gọi là "tỷ giá
trung tâm”
Tuy Mỹ có thư được một số điều kiện có lợi để đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Mỹ trên thị trường, nhưng tình hình kinh tế đối nội và đối ngoại của Mỹ vẫn không được cải thiện
Trong năm 1972 ngân sách quốc gia Mỹ vẫn bị thiếu hụt aghiêm trọng, số bội chỉ ngân sách tài khoá kết thúc vào 30/6/1972 đã lên tới con số 23 tỷ đôla
Tình hình cần cân thương mại của Mỹ sau khi phá giá đồng đôla vẫn "không được cải thiện mà còn xấu hơn năm 1971 Con số nhập siêu năm 1972 lên tới 6,4 tỷ đôla gấp 3 lấn con số nhập siêu năm 1971 Riêng với Nhật con số bội chi thương mại của Mỹ vẫn tiếp tục tăng, năm 1970 là 1,2 tỷ, năm 1971 lên 3,2 tỷ và năm 1972 tăng vọt lên 4,] tỷ đôla Tình hình thương mại của Mỹ với Tây Âu trong năm 1972, lần đầu tiên từ sau chiến
Trang 29_tranh thể giới thứ hai, Mỹ đã phải nhập siêu với Tây Đức trên 1,4 ty déla,
với các nước Tây Âu khác Mỹ nhập siêu 759 triệu đôla ,
Mặt khác, do Mỹ vẫn tiếp tục duy trì mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất ở các nước châu Âu, nên luồng vốn đầu cơ tiếp tục chạy ra khỏi nước Mỹ Những yếu tố đó đã làm cho cán cân thanh toán của Mỹ năm 1972 bội cH¡ tới 13,8 tỷ đôla Mỹ Số đôla Mỹ nằm trong tay nước ngoài lên tới mức kỷ lục là 80 tỷ đôla, nhiều gấp 8 lần số vàng dự trữ của Mỹ
Tình hình kinh tế tài chính của Mỹ như trên đã dẫn đồng đôla Mỹ -
đến một cuộc khủng hoảng mới Từ đầu năm 1973 các nhà kinh doanh tiền
tệ trên thế giới lại bất đầu ô ạt tung đôla Mỹ mất giá ra mua các đồng tiền
vững giá của Tay Âu và Nhật bản Riêng trong vòng 10 ngày từ 2/2 đến, 12/2/1973, đã có tới 9 tỷ đôla tràn vào Tây Đức, 3 tỷ đôla tràn vào Nhật bản để mua đồng tiền các nước này Đồng đôla mất giá liên tục trên các thị
trường Nạn săn vàng cũng như năm 197] nổi lên điên loạn trên các thị trường vàng Luân đôn, Duy rich, Paris.v.v với giá vàng tăng vọt Tháng
1/1973 giá vàng bình quân ở Luân đôn mới ở mức 65,13 đơÌa một ouce, tháng 2/1973 đã lên 74,08 đôla, mức kỷ lục chưa từng thấy ở Luân đôn Hệ
thống tiền tệ thế giới trở nên hoàn toàn rối loạn -
Ngày 12/2/1973 Mỹ tuyên bố phá giá lần thứ hai đồng đôla 10% so với SDR Người ta dự đoán là các nhà đầu cơ tiền tệ đã thu về một khoản lợi nhuận ròng ít nhất là 5 tỷ đôla trong những năm khủng hoảng 1967- 1973 và tất nhiên là các Ngân hàng Trung ương phải chịu khoản thua lỗ đó trong quá trình đấu tranh để giữ cho đồng giá đã cam kết theo Hiệp định
Bretton Woods'
Như vậy kể cả hai lần phá giá, trên danh nghia dong déla bi pha giá
18%, nhưng trên thực tế đã bị phá giá tới 20% so với các đồng tiền chủ yếu
khác Giá vàng chính thức của Mỹ được nâng lên 11,1% từ 38 đôla lên 42,2
đôla một ouce
Sau khi phá giá đồng đôla lần thứ hai, tình hình trên thị trường hối đoái vẫn tiếp tục căng thắng Nạn đầu cơ tiền tệ vào cuối tháng.2/T973 lại tiếp tục tăng lên Ngày đầu tháng 3/1973 Ngân hàng Trung ương Đức Bundesbank buộc phải mua vào thêm 2,5 tỷ đôla và tối hôm đó tất cả các thị trường hối đoái chủ yếu phải đóng cửa, trong khi đó các bộ trưởng tài chính các nước Thị trường chung châu Âu phải họp với nhau tìm biện pháp đối phó, và cuối cùng ngày 11/3/1973, 6 nước Thị trường chung châu Âu (gồm Tây Đức, Pháp, Bỉ, Lucxămbua, Hà Lan và Đan Mạch) thống nhất
tuyên bố thả nổi tập thể đồng tiền của mình Thụy Điển và Na Uy, tuy
! Bo Sodersten, sách đã dẫn, tr 465
Trang 30không là thành viên của thị trường chung Châu Âu nhưng cũng tuyên bố
thả nổi cùng với các nước này c7
Như vậy đến tháng 3/1973 chế độ Bretton Woods cuối cùng đi đến
cáo chung và một chế độ tỷ giá mới, chế độ tỷ giá thả nổi, đã hình thành),
Chúng ta còn nhớ Hội nghị Washington tháng 12/1971 (còn được gọi là Hiệp ước Smithsonian) cho phép mỗi dồng tiền được phép biến động 2,25% xung quanh tỷ giá trung tâm, Nhưng năm 1972 các nước Thị trường chung châu Âu quyết định giới hạn sự biến động các đồng tiền của họ ˆ trong biên độ hẹp hơn Cơ chế đó còn được gọi là "con rắn tiền tệ trong hang” (snake in the tunnel), có nghĩa là các đồng tiền của các nước thị trường chung châu Âu được gắn vào với nhau và chỉ được biến động trong - một giới hạn hẹp hơn so với đồng tiền trong khối, nhưng có thể biến động so với các đồng tiền ngoài khối trong giới hạn biên độ, do Hiệp ước
Smithsonian đề nghị Sau tháng 3/1973, chế độ thả nổi tập thể của các đồng
tiền châu Âu được mệnh danh là "con rắn tiền tệ trong hồ" (snake in the lake), vì thật ra về nguyên tắc không còn có giới hạn nào ràng buộc các đồng tiền châũ Âu phải biến động so với các đồng tiền các nước ngoài
khối
12 HE THONG TAI CHINH TIEN TE QUOC TE SAU BRETTON WOODS (từ 1970 đến nay)
Từ sau cuộc khủng hoảng đồng đôla Mỹ năm 1973 hệ thống tiền tệ Bretton Woods hoàn toàn sụp đổ, chế độ tỷ giá cố định dựa trên cơ sở đồng đôla không một nước nào tuân thủ nữa Chế độ tỷ giá thả nổi với nhiều hình thái khác nhau trở thành phổ biến Hệ thống tài chính tiền tệ thế giới trở nên hết sức rối loạn, mọi mối quan hệ tiền tệ và kinh tế thế giới trở nên ngày càng căng thẳng Các nước đều hết sức lo lắng về tình trạng hỗn loạn
này, các nước đang phát triển cũng như các nước công nghiệp phát triển đều chao đảo trước những biến động lên xuống bất ngờ không thể nào dự
đoán được của các dồng tiền chủ yếu Trước những văn đề quá mới mẻ
nhưng lại rất cơ bản trong việc quản lý tỷ giá hối đoái của các đồng tiền
của họ, quản lý dự trữ ngoại hối và công nợ của nước họ, các nước công nghiệp phát triển cũng bị ảnh hưởng trước tình trạng thiếu ổn định của chế độ tỷ giá mới đang tác động mạnh tới mức độ tăng trưởng và lạm phát trong nước tới việc điều chỉnh tình trạng cán cân thanh toán quốc tế với các
nước ngoài
Hàng loạt vấn để đang đặt ra với nhiều quan điểm khác nhau cho các nhà quản lý và nghiên cứu kinh tế nhưng lại đồi hỏi phải được giải quyết để
! Bo Sodersten, sách đã dẫn, tr 467
Trang 31sớm chấm dứt tình trạng hết sức hỗn loạn này, như vấn đề vai trò của vàng, vấn đề chế độ tỷ giá hối đoái, vấn để đơn vi fién tệ, đơn vị thanh toán và dự
trữ quốc tế, -
Trong phần này, chúng ta tìm hiểu những ý kiến khác nhau về những, van dé co bắn đó cho một hệ thống tiên tệ tài chính quốc tế mới, mà cho đến nay vẫn chưa có được một giải pháp thoả đáng cả về mặt lý thuyết và
cả về mặt thực tiễn
12.1 VAITRÒ CỦA VÀNG VÀ NHŨNG Ý KIẾN KHÁC NHAU VỀ MỘT ĐƠN VỊ TIỀN TÊ THẾ GIỚI MỚI
Chúng ta đã biết, quá trình phát triển lịch sử tiền tệ quốc tế từ sau
chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay là quá trình tiền tệ tách đần khỏi cơ ‘ sở vàng của nó Từ chế độ tiền vàng đến chế độ bản vị vàng hối đoái dựa trên cơ sở đồng bảng Anh, tất cả các đồng tiền không còn đổi được ra vàng
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chế độ Bretton Woods đã đưa đồng đôla Mỹ, một đồng tiền quốc gia, thay vàng làm chức năng tiền tệ thế giới với điêu kiện Mỹ bảo đảm đổi đôla ra vàng theo giá 35 đôla một ouce Ngày
15/8/1971 Tổng thống Mỹ Nixon đình chỉ việc chuyển đổi đôla ra vàng
làm cho mối quan hệ mỏng manh giữa hệ thống tiền tệ thế giới với vàng bị chấm dứt hoàn toàn '
Từ đó vàng hoàn toàn bị giữ chất trong kho dự trữ của các Ngân hàng Trung ương các nước, trong các két sắt của các nhà đầu cơ vàng và
của các nhà tư bản đầu mỏ ở Trung Đông Nó không còn làm chức năng
phương tiện lưu thơng và thanh tốn quốc tế giữa các nước
Tại hội nghị hàng năm của Quỹ tiên tệ quốc tế vào tháng 9/1973 tại Nai-rô-bi và tại cuộc họp của Uy ban thong đốc lâm thời của Quỹ tiền tệ quốc tế tại Kingston, thủ đô Jamaica vào tháng 1/1976 đẻ phê chuẩn kế
hoạch cải cách, những điều sẽ được sửa đổi và bổ sung lần thứ hai trong
quy chế của Quỹ tiền tệ quốc tế, Mỹ và các nước Tây Âu đã nhất trí với nhau vẻ nguyên tắc loại trừ dần vai trò của vàng và của đỏng đôla để đưa đồng SDR (quyền rút vốn đặc biệt) lên làm phương tiện dự trữ, làm thước đo giá trị cho các đồng tiền tư bản chủ nghĩa Như vậy là kết thức hoàn toàn quá trình phi tiên tệ hoá vai trò của vàng
Tuy vậy, vấn để vai trò của vàng trong hệ thống tiền tệ thế giới cho đến nay vẫn là một vấn để tranh cãi Quan điểm của mỗi nước trong van dé
này cũng khác nhau đã thay đổi nhiều qua từng thời kỳ
Trong những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, khi Mỹ còn nắm trong tay một kho vàng dự trữ hùng hậu, trên 70% dự trữ vàng của thế giới tư bản, thì Mỹ là nước bảo vệ tích cực nhất cho vai trò của vàng trong
Trang 32hệ thống tiền tệ thế giới Có dựa vào cơ sở vàng hùng hậu đó Mỹ mới có thể đưa đồng đôla lên địa vị một đồng tiền chủ đạo trong hệ thống tiền tệ
thể giới Trên thực tế đồng đôla Mỹ sở đĩ được thế giới chấp nhận là
phương tiện thanh toán và dự trữ quốc tế cũng chính vì nó là đồng tiền duy
nhất có thể đổi được ra vàng
Nhưng như chúng ta đã thấy, càng ngày kho vàng của Mỹ càng cạn dần, số lượng đồng đôla ngày càng tăng lên trong dự trữ ngoại hối của các Ngân hàng 'Trung ương các nước khác ngày càng mất giá, nhất là từ đầu những năm 60, liên tục bị cuốn vào những cuộc khủng hoảng gay gắt và ' nghiêm trọng, những cuộc săn vàng nổi lên đữ đội, kho vàng của Mỹ đứng
trước nguy cơ khánh kiệt, thì quan điểm của Mỹ đối với vai trò của vàng © cũng bắt đầu thay đổi
Ngày 15/8/1971 khi Mỹ tuyên bố đình chỉ đổi đôla ra vàng cũng là
lúc quan điểm chính thức của Nhà nước Mỹ được thể hiện, bất đầu bằng chủ trương phi tiền tệ hóa vai trò của vàng, kiên quyết phủ định chức năng tiền tệ thế giới của vàng, cho vàng cũng chỉ là một loại hàng hoá như các
loại hàng hoá khác Một thời gian dài sau đó Mỹ vẫn duy trì giá vàng chính
thức thấp hơn nhiều so với giá vàng tự do trên thị trường nhằm chứng minh
quan điểm cho rằng vàng không còn làm chức năng tiến tệ mà chỉ là một
loại hàng hố thơng thường, có thị trường riêng, có giá cả riêng do quy luật
cung cầu xác định, hồn tồn khơng liên quan gì tới sức mua của đồng đôla
Mỹ -
Ở đây bộc lộ rất rõ tính thực dụng trong việc thay đổi quan điểm của
Mỹ về vai trò của vàng
Trước năm 1972, đối lập với quan điểm của MỸ là quan điểm của
một số nước có nhiều dự trữ vàng, đứng đầu là Pháp và Nam Phi, nước sản xuất vàng chủ yếu của thế giới phương Tây a
Từ hồi còn Tổng thống Đờ Gôn cho đến cuối năm 1972, quan điểm
của giới cầm quyền Pháp và một số nhà kinh tế Pháp, đứng đầu là Giác-cơ Ruy-ép, là phải quay lại chế độ bản vị vàng, chế độ tiền tệ thế giới phải lấy vàng làm bản vị, làm cơ sở Nhưng sau khi thế lực và địa vị của đồng đô la Mỹ đã suy yếu trên thị trường thé giới, quan điểm của Pháp đã thay đổi Ngày 4/10/1973 Giscard đ'Estaing, Bộ trưởng tài chính Pháp đã tuyên bố ' "Pháp tấn thành quan điểm phải huỷ bỏ dân vai trò tiền tệ của vàng” Ong ta còn khẳng định: "Pháp không bao giờ nghĩ rằng vàng có thể là điểm nút của việc cải cách tiền tệ, cũng không nghĩ rằng vàng có thể là trung tâm gel của chế độ tiền tệ sắp tới” '
! Báo Thế giới (Pháp), ngày 12/10/1973
Trang 33“Trong cuộc đấu tranh giữa hai quan điểm của Mỹ và Pháp về vai trò của đồng đô la Mỹ và của vàng trong hệ trống tiền tệ thế giới, đến đây rõ ràng là đã có một sự nhân nhượng Sự nhân nhượng này là một điều kiện
thuận lợi để cho "Quyền rút vốn đặc biệt" (SDR) có thể được đưa lên làm
phương tiện thanh toán và dự trữ quốc tế
Nhờ có sự nhân nhượng này nên tại hội nghị hàng năm của Quỹ tiên tệ quốc tế tháng 9/1973 ở Nai-rô-bi, Mỹ và các nước Tây Âu hầu như đã
“nhất trí với nhau về nguyên tắc sẽ loại trừ dan vai trò của vàng và của đồng
đô la để đưa SDR lên làm phương tiện dự trữ, làm thước đo giá trị cò các :
đồng tiền của các nước `
Việc đưa SDR lên thay vàng là kết quả của một sự nhân nhượng có, tính tốn giữa đơi bên:
- Phía Mỹ muốn đưa SDR lên thay vàng là một thủ đoạn muốn duy trì địa vị thống trị của đồng đôla Mỹ Báo chí nhiều nước phương tây đã vạch trần ý đồ đó của Mỹ: "Loại trừ chức năng tiền tệ của vàng ư ?”' Các nhà lãnh đạo Mỹ giữ gìn rất cẩn thận dự trữ vàng và bằng bất cứ giá nào cũng không để cho kho vàng của họ giảm sút Dưới con mắt của họ, rõ ràng là phải loại chức năng tiền tệ của vàng để đưa một dấu hiệu tiền tệ khác lên mà dấu hiệu tiền tệ này họ nắm được quyền điều khiển Loại vàng ' ˆ
- giấy đó (tức là SDR) do một tổ chức quốc tế (Quỹ tiền tệ quốc tế) ghi số sách, mà tổ chức đó hoàn toàn do Mỹ kiểm soát Trụ sở của nó đặt ngay tại Washington, chỉ cách kho bạc Mỹ vài trăm mét”'
- Các nước Tây Âu, trong đó có Pháp, muốn đưa SDR lên thay thế vàng, cũng nhằm mục đích duy nhất là loại trừ đôla Mỹ ra khỏi địa vị đồng tiền chủ đạo của hệ thống tiền tệ thế giới ,
Như vậy trong cuộc tranh chấp giữa déla va vàng, SRD nghiễm nhiên được đưa lên địa vị một phương tiện thanh toán và dự trữ quốc tế chủ
yếu của hệ thống tiền tệ thế giới, làm thước đo giá trị cho tất cả các đồng tiên các nước Một chế độ tiền tệ mới bắt đầu ra đời: chế độ bản vị SDR
Sự nhân nhượng vẻ phi tiền tệ hoá vai trò của vàng và đưa đồng SDR
lên địa vị tiền tệ thế giới được thể chế hoá tại cuộc họp Quỹ tiền tệ quốc tế
vào tháng 1/1976 tại Jamaica Chủ trương phi tiền tệ hố vàng của Qđy tiền tệ quốc tế được thực hiện bằng những quy chế được bổ sung sau đây:
- Từ nay các nước hội viên của Quỹ không bắt buộc phải xác định
nội dung vàng cho đồng tiền của mình
! Báo Thế giới (Pháp), ngày 12/10/1973
Trang 34- Mọi giao dịch bằng vàng giữa các nước hội viên với Quỹ đều chấm :
dứt và thay vào vàng, SDR sẽ trở thành đơn vị dự trữ chủ yếu
- Quỹ còn quyết định giảm dần dự trữ vàng của Quỹ (tức là phần đóng góp bằng vàng của các nước hội viên vào Quỹ) bằng cách: :
e Bán 1/6 dự trữ vàng ra thị trường trong thời gian 4 năm, theo giá tự đo trên thị trường Số lãi bán vàng thu được do chênh lệch giữa giá thị trường so với giá chính thức (42,42 đô la hay
35 SDR một ouce) sẽ được đưa vào một quỹ để trợ giúp cho
các nước hội viên nghèo nhất (những nước có thu nhập bình ,
quân đầu người mỗi năm dưới 300 đô la)
e_ Một phần vàng tương đương với phần vàng sẽ bán ra như trên
sẽ được phân phối lại cho các nứơc hội viên mà trước đây đã đóng góp vàng vào Quỹ
- Nội dung của đồng SDR cũng được thay đổi cơ bản Nó không còn quy định nội dung vàng như trước đây Giá trị một SDR không còn tính ra
vàng mà được tính bằng tổng giá trị của "một rổ đồng tién" (currency
basket), lúc đầu là 16 đồng tiền, hiện nay là 5 đồng tiền Kiến nghỉ hình thành đơn vi tiên tê quéc té (ICU)
Sau khi hệ thống tiền tệ Bretton Woods sụp đổ các mối quan hệ
thanh toán, tiền tệ quốc tế trở nên hết sức hỗn loạn Các nước đang phát triển tỏ ra hết sực bất bình đỗi với tình trạng đó Nhiều nước đang phát triển đã lên tiếng đòi hỏi phải lập lại trật tự mới trong quan hệ kinh tế thế giới nói chung và trong hệ thống tiền tệ thế giới nói riêng Vì vậy, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đầu những năm 80 đã phải triệu tập nhiều cuộc hội nghị Nam-Bắc để thảo luận về trật tự kinh tế thế giới mới trong đó có vấn để "Sự thành lập một đơn vị tiền tệ quốc tế như là phương tiện thanh toán
quốc tế và đơn vị dự trữ chủ yếu" Mục tiêu của kiến nghị này là tìm một giải pháp để thay thế các đồng tiền quốc gia, đặc biệt là đồng đôla Mỹ, bằng một đồng tiền quốc tế, vì họ cho rằng việc sử dụng những đồng tiền
quốc gia đã đem lại quyền lực và lợi ích cho riêng các nước phát triển và đã
gây nên sự mất ổn định cho toàn bộ hệ thống tiền tệ thế giới
Kiến nghị tại hội nghị này chủ yếu là thành lập môi đơn vị tiên tệ trên cơ sở hàng hoá
Nội dung của kiến nghị này gồm có:
- Thiết lập một "đơn vị hàng hoá” bao gồm một nhóm hàng hoá chủ yếu Những hàng hoá đó (có tỷ trọng mỗi loại hàng hoá trong nhóm) được
Trang 35lựa chọn trên cơ sở tầm quan trọng của mỗi loại trên thương mại quốc tế, nhưng chỉ những loại hàng hoá có thể tícH trữ được và có tính đồng nhất
mới được lựa chọn :
- Thanh lập một Ngân hàng Trung ương Thế giới là cơ quan phát
hành đơn vị tiền tệ quốc tế mới này Ngân hàng Trung ương này có thể
mua (trực tiếp hoặc gián tiếp) hàng hoá bang déng ICU hoac ban ICU dé đổi lấy hàng hoá theo giá cả đã được xác định trước
- Lúc đầu đồng ICU có thể là đồng tiền ký gửi trên tài khoản tiền gửi '
của các NHTW các nước hội viên `
- Đồng SDR hiện hành có thể tham gia vào hệ thống tiền tệ mới này,
với điều kiện SDR cũng phải được định giá theo nhóm hàng hố mà khơng
theo nhóm tiền tệ Vàng cũng được xem như một loại hàng hoá trong nhóm hàng hoá này Kiến nghị này không nêu rõ các hình thức dự trữ khác (như
đôla Mỹ) có bao gồm vào hệ thống này không nhưng ý đồ rõ rệt là muốn loại trừ chúng, không muốn coi chúng như một đồng tiền dự trữ quốc tế mà lấy ICU để thay thế chúng
Kiến nghị về một đơn vị tiền tệ dự trữ dựa vào hàng hoá nhằm đạt
được những mục tiêu sau đây:
Ổn định giá cả các loại hàng hoá cơ bản Giảm tình trạng lạm phát quốc tế
On định và nâng cao mức nhủ cầu thế giới * Giảm bớt nạn đầu cơ tiền tệ
Thay đổi và mở rộng sự kiểm soát đối với việc tạo ra phương tiện
dự trữ quốc tế ,
Thay đổi những tác động phân phối của việc tạo ra phương tiện
dự trữ quốc tế, "
Kiến nghị vẻ việc hình thành một đơn vị tiền tệ quốc tế dựa vào cơ sở hàng hoá đã trở thành một cuộc tranh cãi lớn vào những năm đầu của thập niên 80 Ưu điểm của kiến nghị này là thành lập một đơn vị tiền tệ
mới, mang tính quốc tế, độc lập, có sự kiểm soát của một tổ chức tín dụng
quốc tế (Ngân hàng Trung ương thế giới) để thay thế cho những đơn vị tiền tệ quốc gia (như đồng Bảng Anh trước đây và đồng đôla sau chiến tranh thế
giới thứ hai) bị Ngân hàng Trung ương các nước này chi phối
Mặt khác, đơn vị tiền tệ thế giới mới này có một giá trị thực của một
nhóm hàng hoá bảo đảm, khác với đồng SDR hiện hành chỉ được bảo đảm
bang gid tri cha mot cum tiền tệ chủ yếu Từ đó giá trị của đồng ICU tất nhiên sẽ được bảo đảm vững chắc hơn là giá trị của SDR
Trang 36Hơn nữa việc phát hành và phân bổ ñhững đồng ICU này do một tổ
chức tín dụng quốc tế mang tính độc lập cao hơn là việc phát hành và phân bổ đồng SDR do Quỹ tiền tệ quốc tế quyết định vì mọi quyết định của Quỹ
tiền tệ quốc tế đều do Mỹ và một số nước công nghiệp phát triển chỉ phối
Tuy nhiên trên thực tế việc thực hiên ý đồ tốt đẹp của kiến nghị này gặp quá nhiều khó khăn và trở lực cả về mặt kỹ thuật và về mặt chính sách
Về mặt kỹ thuật có vấn để lựa chọn những mặt hàng nào, giá cả các mặt hàng đó xác định trên cơ sở nào, là vấn để liên quan tới lợi ích giữa các nước đang phát triển muốn lựa chọn các mặt hàng nguyên liệu với giá cao,
với các nước công nghiệp phát triển muốn lựa chọn các mặt hàng công
nghiệp chế biến, cũng với giá cao Rõ ràng là phải qua một cuộc bàn cãi và thương lượng kéo dài Mà trong bối cảnh kinh tế hiện nay, như các tác giả cuốn "Sự hợp tác tài chính quốc tế" đã nhận xét: "một nước hay một nhóm
nước không thể quyết định (bắt buộc) một nước khác hay một nhóm nước
khác phải chấp nhận một phương tiện thanh toán nào Ở đây cần có sự thoả
thuận, thế nhưng các nước phía Nam (những nước đang phát triển) chưa có
đủ thế lực để quyết định các nước phía Bắc (các nước công nghiệp phát
triển) phải chấp nhận những phương tiện thanh toán như họ muốn với lý do
đó Dù có một kiến nghị đặc biệt nào, thì lối thoát cuối cùng cũng phải là thương lượng với phía có nhiều quyền lực hơn Ở đây các nước phía Bắc)
đang có tiếng nói quyết định hơn""
12.2 ĐA CỨC HOÁ HỆ THỐNG TIỀN TÊ THẾ GIỚI
Ỳ
Xuất hiện các đồng tiên khu vực:
Sự sụp đổ của Hệ thống tiền tệ thế giới Bretton Woods, sự hỗn loạn
trong các mối quan hệ thanh toán tiền tệ thế giới, đặc biệt là sự biến động
tỷ giá quá dữ đội trong chế độ tỷ giá thả nổi hiện nay và nạn đầu cơ tiền tệ mạnh mẽ dẫn đến những cuộc khủng hoảng hối đoái nghiêm trọng đã ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên thế
giới trong những thập niên qua Đó là những nguyên nhân trực tiếp thúc
đẩy quá trình đa cực hoá hệ thống tiền tệ thế giới
Tuy vậy, sự xuất hiện các đồng tiền khu vực còn bắt nguồn từ những yếu tố sau đây:
- Trước hết là do tác động của xư thế tồn câu hố và khu vức hoá nên kinh tế thể giới
' Erance Stewart và Arjun Segata, "Hợp tác tài chính quéc té", NXB Frances Pinter, Luan Don, 1982,
tr.156
Trang 37Do tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghệ bùng nổ mạnh mẽ của các công ty đa quốc gia, đã tạo nên xu thế tồn cầu hố nền kinh tế thế giới Thế giới ngày nay đã trở thành một cộng đồng mà
những ảnh hưởng của sự phát triển về quân sự, xã hội và kỹ thuật được nhanh chóng và đễ dàng lan truyền từ một nơi này đến một góc xa xôi khác của thế giới
Sự gắn bó chặt chẽ số phận các nền kinh tế quốc gia với nhau còn tạo
nên một quá trình khu vực hoá nền kinh tế thế giới Những năm gân đây,
các khối kinh tế khu vực đã ra đời với quy mô ngày càng lớn: Hiệp hội mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC), Tổ chức
Hợp tác kinh tế châu Á Thái bình dương (APEC), Hiệp hội các nước Đông -
Nam Á (ASEAN) v.v
Quá trình liên kết về kinh tế trong từng khu vực ngày càng phát triển lại càng đòi hỏi phải có sự liên kết phối hợp về chính sách ngày một chặt chẽ hơn về mợi mặt, đặc biệt là sự phối hợp về chính sách tài chính tiền tệ
trong từng khu vực kinh tế Đặc biệt trong điều kiện các mối quan hệ thanh
toán tiền tệ quốc tế hỗn loạn sau khi hệ thống tién té Bretton Woods sup đổ, các khu vực kinh tế càng phải tăng cường liên kết chặt chế hơn về „ chính sách tài chính-tiển tệ, sự hình thành các đồng tiền khu vực có những
điều kiện khách quan thúc đẩy mạnh mẽ hơn
- Mặt khác tương quan lực lượng trong thế giới về kinh tế thương
mại từ 1970 đã có nhiều thay đổi cơ bản VỊ trí độc quyền kinh tế của Mỹ sau chiénstranh thế giới thứ hai không còn nữa Nhiều thế lực kinh tế mới bắt đầu xuất hiện ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt nhất là Nhật bản và "4 con rồng châu Á" là Hồngkông, Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc Ở châu Âu thế lực kinh tế của Liên minh châu Âu ngày càng một tăng lên mạnh mẽ
Rõ ràng là nền kinh tế thế giới đã hình thành 3 trung tâm kinh tế: My, Nhat va Chau Âu Giữa ba trung tâm này đang bùng nổ một cuộc chiến khốc liệt về thương mại, sát phạt nhau bằng mọi thủ đoạn như gây sức ép trên thị trường, tự nguyện hạn chế xuất khẩu hàng hoá của đối phương vào thị trường nội địa, nâng cao hàng rào thuế quan đánh vào hàng nhập và cuối cùng là sử dụng thứ vũ khí lợi hại nhất: hạ giá đồng tiền của mình, làm cho đồng tiền đối phương lên giá
Sự cạnh tranh khốc liệt giữa ba trung tâm kinh tế này đang thúc đẩy nhanh hơn quá trình hình thành các đồng tiền khu vực Sự ra đời đồng tiền chung châu Âu (đồng ECU và đồng Euro) hiện nay đã thành hiện thực Ý đồ thành lập một đồng tiền chung châu Á đang hình thành, đặc biệt sau khi
Trang 38bùng nổ cuộc khủng hoảng tiên tệ châu Á, sự hình thành đồng tiền này càng trở thành một yêu cầu cấp bách hơn Ngày 18/10/1999 tại Hội nghị về khu vực Đông Á của Diễn đàn kinh tế thế giới tổ chức tại Singapore, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohammed đã đưa ra đề nghị tổ chức một diễn
đàn riêng về Đông Á để thảo luận về sự hợp tác tiền tệ và những vấn đề
trong khu vực dựa trên cơ sở hàng ngày Thủ tướng Mahathir Mohammed đã dự đoán về "sự xuất hiện của một cộng đồng các nước Đông Á đang tiến
tới sự hợp tác hữu nghị trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 Ông chọ biết khu vực này sẽ bắt đầu thiết lập Quỹ tiên tệ Đông Á nhằm thường Xuyên © thúc đẩy sự hợp tác tiền tệ trong khu vực Đông Á và giải quyết nghiên cứu
vấn để khu vực dựa trên cơ sở hàng ngày để chống lại các cuộc khủng
hoảng như đã từng xảy ra’
1.2.3 CHẾ ĐÔ TỶ GIÁ
Vấn đề tỷ giá là một vấn đẻ hết sức phức tạp trong quan hệ tiền tệ, thanh toán và thương mại quốc tế hiện nay Suốt một thế kỷ qua, chế độ tỷ giá
như một quả lắc chuyển động giữa hai cực: cố định và linh hoạt Các nhà
quản lý cũng như các nhà nghiên cứu thường xuyên tranh luận và đứng về
hai phía đối lập, đưa ra nhiều luận cứ để bảo vệ cho quan điểm của mình,
một số ủng hộ chế độ tỷ giá cố định, một số ủng hộ chế độ tỷ giá linh hoạt Cho đến nay vẫn chưa tìm ra được một chế độ thích hợp "lý tưởng”
12.4 MÔT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CẢI TỔ LAI THỂ CHẾ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Cuộc khủng hoảng tiền tệ trong những năm 60 và đầu những năm 70 đã làm sụp đổ hệ thống tiền tệ Bretton Woods Những cuộc khủng hoảng nay tuy dién ra trong các nước công nghiép phat triển nhưng đã gây ra
nhiều hậu quả nghiêm trọng đến các nước đang phát triển đo tình trạng hén loạn trong quan hệ thanh toán và tiền tệ quốc tế, do nạn lạm phát bùng nổ
đữ đội với hai con số trong các nước công nghiệp phát triển trong những năm đầu thập kỷ 70
Tình hình đó đã buộc các nước đang phát triển -phải lên tiếng đồi
phải thiết lập lại một trật tự kinh tế thế giới mới Nhiều cuộc hội nghị, hội
thảo quốc tế bàn về các mối quan hệ Nam-Bắc bán cầu, bàn về trật tự kinh _ tế thế giới mới và cải tổ lại thể chế tài chính quốc tế
Tháng 5/1974, Đại hội đồng Liên hiệp quốc phải tổ chức một phiên họp đặc biệt lần thứ sáu để bàn về những vấn để này và đã ra bản tuyên bố về "Trật tự kinh tế thế giới mới" Cũng trong thời gian đó, một "Uỷ ban độc
_
1 “Thời báo Ngân hàng, 26/10/1999
Trang 39lập về những vấn đề phát triển quốc tế" đo ông Willy Brandt, cựu Thủ tướng CHLB Đức, làm chủ tịch đã công bố một bản báo cáo nhan đề "Bắc-
Nam, một chương trình dé tén tai" (North-South, a program for survival)
Văn kiện này cũng đã phân tích, phê phán toàn bộ những vấn để của trật tự kinh tế thế giới cũ, những vấn để liên quan tới tình trạng bất bình đẳng trong các mối quan hệ kinh tế, tài chính, thương mại và phát triển của thế giới hiện nay, đặc biệt phê phán các mối quan hệ tài chính, tiền tệ thế giới
và đưa ra nhiều kiến nghị nhằm cải tổ lại hệ thống và thể chế tài chính quốc tế, đặc biệt là để nghị thành lập quỹ phát triển thế giới
at Kiến nghỉ thành lập Quỹ phát triển thế giới
Sau khi phân tích và phê phán những nhược điểm của các thể chế tài
chính quốc tế cũ như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, bản báo cáo nhấn mạnh tính chất thiếu bình đẳng giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển thành viên của các tổ chức này
Bản báo cáo viết: "Nhiều nước thành viên, đặc biệt là các nước vay nợ thuộc thế giới thứ ba bất bình về sự không cân bằng về quyền lực và ảnh hưởng trong quan hệ làm việc của các tổ chức đó Nước Mỹ đặc biệt có một quyền "Thiểu số ngăn can" (blocking minority) đối với những quyết định quan trọng với số phiếu quyết định trên 20% và họ đã sử dụng vị trí
đặc biệt đó để tác động tới các chính sách hoạt động của các thể chế Bretton Woods "'
Bản báo cáo còn kiến nghị thành lập một "Quỹ phát triển Thế giới”
Tổ chức mới này có tính chất toàn cầu, hội viên gồm đủ các nước cả
phía Bắc và Nam, cả phía Đông và Tây Từ đó tạo cơ hội cho cả các nước phát triển cũng như đang phát triển có thể hợp tác với nhau trên một cơ sở bình đẳng hơn Quỹ phát triển thế giới không phải là một tổ chức nhằm cạnh tranh với Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế mà là để bổ sung
và hoàn thiện cơ cấu hiện hành"? Tổ chức mới này sẽ hợp tác với Ngân ©
hàng và Quỹ và các Ngân hàng khu vực trong việc tranh luận cả về các
nước vay vốn và cả về những vấn đê chính sách Việc cho vay của quỹ phát triển quốc tế chủ yếu là thông qua các tổ chức khu vực, các ngân hàng phát
triển ở các khu vực và sẽ được thực hiện bằng sự hợp tác toàn điện giữa các nước công nghiệp và các nước đang phát triển Nó không cần có bộ máy
' nhân sự công kẻnh, phần lớn các nghiệp vụ của nó được tiến hành bằng sự thoả thuận đồng tài trợ với Ngân hàng Thế giới và các Ngân hàng phát triển
khu vực
——————————
12 Báo cáo của Uỷ ban Brandt "Bắc-Nam, một chương trình để tồn tại", bản tiếng Anh, 1980, tr.250, 253
Trang 40Điểm quan trọng đáng lưu ý nhất trong kiến nghị của Uỷ ban Brandt về Quỹ phát triển quốc tế là đại bộ phận nguồn vốn của Quỹ là từ phần
đóng góp của các Chính phủ chứ không phải từ các tổ chức tư nhân Vì các tổ chức tư nhân này, như các Ngân hàng, thường cho vay để kiếm lãi suất cao Bản báo cáo để nghị các chính phủ nhanh chóng thực hiện chỉ tiêu đóng góp 0,7% GDP và tới năm 2000 nâng chỉ tiêu đóng góp lên 1% GDP
cHo các khoản hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
kiến nghị thành lập Quỹ phát triển quốc tế của'Uý ban Brandi cũng được Trung tâm Nghiên cứu trật tự kinh tế thế giới mới ủng hộ và nhắc lại trong bản báo cáo của mình (nêu trong tài liệu Hợp tác tài chính quốc tế) _ cho đến nay không được thực hiện Nguyên nhân chủ yếu, như các tác giả cuốn Hợp tác tài chính quốc tế đã nhận xét: "Sự thành công của Quỹ phát triển thế giới lệ thuộc vào thiện chí của các nước phía Bắc (các nứợc công nghiệp phát triển) và các nước OPEC có muốn cung cấp các khoản ODA
với quy mô lớn hơn mức hiện nay không Nếu không có thiện chí đó, Quỹ
phát triển quốc tế được coi như bị chết "trong bụng mẹ” Trong trường hợp đó chúng ta buộc lòng phải chấp nhận rằng bất cứ một nguồn tài chính lớn
nào chuyển cho các nước phía Nam (các nước chậm phát triển) đều phụ
thuộc vào việc có thoả mãn được các nhà đầu tư ở phía Bắc rằng tiền của
họ có được đem cho vay với điểu kiện bảo đảm đem lại một tỷ lệ lợi tức chấp nhận được trên thương trường"!
b/ Ý đồ hình thành thể chế kinh tế tiên tê riêng của Thế giới HHI
Trong các Hội nghị nói trên còn có nhiều để nghị khác nhằm thành
lập các thể chế mới, bổ sung cho các tổ chức hiện hành như Ngân hàng Thế
giới hay Quỹ tiền tệ quốc tế Trong thời gian qua đã tô ra có nhiều bất cập so với những yêu cầu mới đang xuất hiện Những đề nghị này, về thực chất, muốn liên kết giữa các nước công nghiệp phát triển, các nước OPEC và các
nước đang phát triển :
Một trong những dé nghị nhiều hứa hẹn nhất là đề nghị của Algerie
và Venezuela thành lập một "Tổ chức phát triển của Thế giới thứ ba" Tổ
chức này chủ yếu dựa vào "Quỹ đặc biệt của OPEC" (nay'được gọi là Quỹ
phát triển quốc tế của OPEC) Được thành lập vào năm 1976, Tổ chức phát
triển của thế giới thứ ba có thể trực tiếp quay vòng vốn những khoản bội thu của OPEC cho thế giới thứ HI, nó cũng có thể huy động vốn trên thị trường vốn quốc tế để cung cấp nhiều vốn hơn cho các nước này Nó còn thực hiện một số đóng góp để trung hoà những hậu quả nặng nề của việc nâng giá dầu đối với các nước chậm phát triển nghèo nhất bằng cách cấp
viện trợ và trợ cấp Nó còn có thể hỗ trợ các chương trình phát triển năng
lượng trong các nước đang phát triển và tạo ra những cơ hội đầu tư cho các
! "Hợp tác tài chính quốc tế”, bản tiếng Anh, NXB Frances Printer, Luân Đôn, 1982, tr.61