TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC Chương trình môn học Môn học: KINH DOANH QUỐC TẾ Số buổi: 7 buổi Địa điểm A705 Giáo viên: TS.. Phạm Thị Hồng Yến – Trưởng Bộ môn KDQT Trư
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC
Chương trình môn học
Môn học: KINH DOANH QUỐC TẾ
Số buổi: 7 buổi
Địa điểm A705
Giáo viên: TS Phạm Thị Hồng Yến – Trưởng Bộ môn KDQT Trưởng Phòng TCHC
Phone: 32595158 (288) - 0904236999 Email: yenpham2003@yahoo.com
Mục tiêu của môn
học:
Trong quá trình các doanh nghiệp tham gia hội nhập kinh tế quốc
tế, kiến thức về kinh doanh quốc tế đã trở nên rất quan trọng, không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp
Môn học này được thiết kế nhằm cung cấp cho học viên các kiến thức liên quan đến kinh doanh quốc tế, bao gồm kiến thức về môi trường kinh doanh quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, những khác biệt giữa các quốc gia về chính trị, pháp lý, về kinh tế
-xã hội và văn hóa, các vấn đề liên quan tới phân tích, đánh giá, lựa chọn các cơ hội kinh doanh quốc tế, các vấn đề liên quan tới chiến lược kinh doanh quốc tế cũng như cơ cấu tổ chức trong kinh doanh quốc tế, các phương thức thâm nhập thị trường quốc tế của doanh nghiệp, của các công ty đa quốc gia
Sau khi hoàn thành môn học, học viên sẽ có một kiến thức nền tảng
và cách thức tiếp cận kinh doanh quốc tế Ngoài ra, sau khi hoàn thành khoá học, sinh viên được rèn luyện các kỹ năng sau: kỹ năng phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng viết, kỹ năng giao tiếp
Phương pháp giảng
dạy và học tập:
Thuyết trình, thảo luận, làm bài tập
Đánh giá: - Điểm chuyên cần và thảo luận, tham gia trên lớp:10% - Thuyết trình nhóm: 40%
- Thi cuối kỳ: 50%
Tài liệu đọc: - Charles W.L.Hill, “International Business: Competing in the
Global Marketplace”, 7th Edition, Irwin/McGraw-Hill Publishing House, 2009
- Daniels, Radebaugh, Sullivan, International Business Environments and Operations, 12th Edition, Pearson International Edition, Prentice Hall, 2009
- Dự thảo Giáo trình Kinh doanh quốc tế - TS Phạm Thị Hồng
1
Trang 2Kế hoạch làm việc:
Phần 1
Buổi 1
- Giới thiệu môn học và kế hoạch làm việc
- Tổng quan về Kinh doanh quốc tế
- Môi trường kinh doanh quốc tế: Xu
hướng toàn cầu hóa
- Chương 1 – Charles W.L.Hill
Buổi 2 - Môi trường thương mại và đầu tư quốc tế - Chương 5, 7 – Charles Hill
Buổi 3 - Sự khác biệt giữa các quốc gia: về hệ
thống chính trị - pháp lý; về kinh tế xã hội và văn hóa
- Chương 2, 3 – Charles W.L.Hill
Phần 2
Buổi 4
- Chiến lược kinh doanh quốc tế: Khái
niệm, đặc điểm
- Cơ cấu tổ chức của các công ty kinh
doanh quốc tế
- Chương 12, 13 – Charles W.L.Hill
Buổi 5
- Các phương thức thâm nhập thị trường
quốc tế
- Chương 14 – Charles W.L.Hill
Buổi 6 - Thuyết trình báo cáo nhóm Buổi 1 - Nộp báo cáo nhóm
Buổi 7 - Thuyết trình báo cáo nhóm Buổi 2 - Nộp báo cáo nhóm
2
Trang 3Các nhóm thuyết trình Buổi 1: Nghiên cứu công ty quốc tế của các ngành sản xuất và dịch
vụ truyền thống trên thị trường quốc tế (ăn uống, may mặc, giầy dép, phụ kiện trang phục, sản phẩm hóa mỹ phẩm, trang bị nội thất, ô tô, phân phối bán lẻ, bán buôn)
1: Nghiên cứu công ty PepsiCo và bài học kinh nghiệm
2: Nghiên cứu công ty Nestlés và bài học kinh nghiệm
3: Nghiên cứu công ty NIKE và bài học kinh nghiệm
4: Nghiên cứu công ty Unilever và bài học kinh nghiệm
5: Nghiên cứu công ty Louis Vuitton và bài học kinh nghiệm
6: Nghiên cứu công ty IKEA và bài học kinh nghiệm
7: Nghiên cứu công ty Huyndai và bài học kinh nghiệm
8: Nghiên cứu công ty Walmarts và bài học kinh nghiệm
Các nhóm thuyết trình Buổi 2: Nghiên cứu công ty của các ngành hàng không, viễn thông, công nghệ thông tin, và dịch vụ ngân hàng, dịch vụ kế toán, kiểm toán, dịch vụ pháp lý, vận chuyển, giải trí…
9: Nghiên cứu công ty Boeing và bài học kinh nghiệm
10: Nghiên cứu công ty Apple và bài học kinh nghiệm
11: Nghiên cứu công ty Google và bài học kinh nghiệm
12: Nghiên cứu công ty HSBCvà bài học kinh nghiệm
13: Nghiên cứu công ty KPMG và bài học kinh nghiệm
14: Nghiên cứu công ty Morgan Stanley và bài học kinh nghiệm
15: Nghiên cứu công ty Fedex và bài học kinh nghiệm
16: Nghiên cứu công ty MTV Networks và bài học kinh nghiệm
3